Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN VEN SÔNG KHU DÂN CƯ TRƯƠNG ĐỊNH, THỊ XÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

LƯU TRÚC PHƯƠNG

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN VEN SÔNG KHU DÂN CƯ
TRƯƠNG ĐỊNH, THỊ XÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

LƯU TRÚC PHƯƠNG

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN VEN SÔNG KHU DÂN CƯ
TRƯƠNG ĐỊNH, THỊ XÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
(Thiết Kế Cảnh Quan)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. VƯƠNG THỊ THỦY



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013

i


LỜI CẢM ƠN

Luận văn nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ chương
trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Công ty cồ phần đầu tư và xây dựng Tiền Giang TICCO
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt thời gian học tập cũng như thời gian
thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn:
ThS. Vương Thị Thủy
Đã trực tiếp đóng góp ý kiến để thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận
văn này.
Xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan & Kỹ
Thuật Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ về kiến thức chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp đã động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập vả thực hiện luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013

Sinh viên

LƯU TRÚC PHƯƠNG
ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế công viên ven sông khu dân cư Trương Định, Thị xã
Gò Công, Tỉnh Tiền Giang” được tiến hành tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang,
thời gian từ: tháng 01/2013 đến tháng 06/2013.
Kết quả thu được như sau:
1. Đề xuất phân khu chức năng cho công viên.
2. Thiết kế tổng thể công viên.
3. Đề xuất danh mục cây che bóng, cây bụi.
4. Đề xuất danh mục cây phủ nền.
5. Đề xuất danh mục cây trang trí.
6. Hoàn thành phần đồ án gồm các bản vẽ:
 Mặt bằng tổng thể có bố trí cây xanh: 1 bản vẽ
 Mặt đứng: 2 bản vẽ
 Mặt cắt điển hình: 3 bản vẽ
 Phối cảnh: 14 bản vẽ

iii


SUMMARY
Thesis “Designing Truong Dinh residential quarter park” was conducted in Go
Cong town, Tien Giang province from 01/1013 to 06/2013
1. Proposing fuctional subdivision
2. Desgning master plan of park.

3. Proposing the silhousette trees and bush trees list.
4. Proposing the cove crops plants.
5. Proposing the decorating plants list.
6. Completing the design including:
 Tree master planning:1 drawing
 Front of park: 2 drawing
 Section of park: 3 drawing
 Perspective: 14 drawing

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách hình ..........................................................................................................vii
Danh sách các bảng ................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm công viên .......................................................................................... 3
2.1.2 Các loại công viên .............................................................................................. 3
2.2 Tổng quan tài liệu.................................................................................................. 5
2.2.1 Các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan .................................................... 5
2.2.2 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh .................................................. 9
2.2.3. Những công trình có liên quan đã được thiết kế ............................................. 11
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................... 12
2.2.1 Vị trí khu đất .................................................................................................... 12

2.2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế ................................................................. 13
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15
3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 15
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 15
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17
4.1 Hiện trạng khu đất ............................................................................................... 17
4.2 Nhận xét hiện trạng và đưa ra phương án thiết kế chung ................................... 18

v


4.3 Phân khu chức năng ............................................................................................ 19
4.4 Ý tưởng thiết kế................................................................................................... 20
4.3 Đề xuất mạng lưới giao thông ............................................................................. 20
4.4 Thuyết minh thiết kế ........................................................................................... 21
4.3.1 Khu vực trung tâm – khu động. ....................................................................... 22
4.3.2 Khu vực thưởng ngoạn – khu tĩnh ................................................................... 24
4.5 Đề xuất chủng loại cây ........................................................................................ 29
4.5.1 Tiêu chí môi trường.......................................................................................... 29
4.5.2 Tiêu chí sinh học .............................................................................................. 30
4.5.3 Tiêu chí thẩm mỹ ............................................................................................. 30
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 33
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 33
5.2 Kiến Nghị ............................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí khu dân cư Trương Định .................................................................... 2
Hình 2.1 Mặt bằng hiện trạng tổng thề quy hoạch ................................................... 12
Hình 4.1 Hiện trạng khu đất ..................................................................................... 17
Hình 4.2 Hiện trạng khu vực gần bờ sông Salicette. ................................................ 17
Hình 4.3 hiện trạng khu vực xung quanh khu đất .................................................... 18
Hình 4.4 Sơ đồ phân khu chức năng ........................................................................ 19
Hình 4.5 Hệ thống giao thông cho toàn khu............................................................. 21
Hình 4.6 Một số mẫu gạch terrazzo ......................................................................... 22
Hình 4.7 Phối cảnh quảng trường ............................................................................. 22
Hình 4.8 Phối cảnh khu thiếu nhi ............................................................................. 23
Hình 4.9 Phối cảnh khu thiếu nhi nhìn từ quảng trường .......................................... 23
Hình 4.10 Phối cảnh tiểu cảnh tại nút giao thông .................................................... 24
Hình 4.11 Phối cảnh đường dạo ............................................................................... 25
Hình 4.12 Phối cảnh tiểu cảnh 1............................................................................... 25
Hình 4.13 Phối cảnh tiểu cảnh 1............................................................................... 26
Hình 4.14 Phối cảnh tiểu cảnh 2............................................................................... 26
Hình 4.15 Phối cảnh tiểu cảnh 3............................................................................... 27
Hình 4.16 Phối cảnh tiểu cảnh 4............................................................................... 27
Hình 4.17 Phối cảnh chòi nghỉ ................................................................................. 28
Hình 4.18 Phối cảnh đường dạo ............................................................................... 29

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất .................................................................................... 19
Bảng 4.2 Danh mục đề xuất cây che bóng – cây bụi ................................................ 31
Bảng 4.3 Danh mục đề xuất cây trang trí – cây phủ nền .......................................... 32


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
Tỉnh Tiền Giang với lợi thế là cửa ngõ giao thương của các tỉnh vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh và cả nước, Tiền Giang hiện là nơi có
nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở, du lịch xanh, du lịch
sinh thái và công nghiệp chế biến nông, hải sản. Để phát triển nhanh và bền vững,
Tiền Giang đang đẩy mạnh đầu tư để từng bước, từng ngày chuyển mình đi lên
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiền Giang đã tiến hành xây dựng nhiều quy hoạch,
chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cư, khu đô thị mới,
các khu du lịch và nhiều lĩnh vực khác nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư. Dự án xây
dựng khu dân cư ở Gò Công là một trong số những dự án nhằm sắp xếp, bố trí lại
dân cư, nâng cao điều kiện, chất lượng cuộc sống cho người dân.
Khu dân cư Trương Định – thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là khu dân cư
đẹp nhất thị xã Gò Công đến thời điểm hiện tại, được quản lý về mặt quy hoạch, khi
hoàn thành sẽ là một khu dân cư kiểu mẫu của khu vực phía đông tỉnh Tiền
Giang,hứa hẹn sẽ là bộ mặt mới của thị xã Gò Công trong tương lai. Dự án có quy
mô 14,2 ha bao gồm 430 căn nhà phố và 72 căn biệt thự. Bên cạnh yếu tố kiến trúc
công trình thì yếu tố mảng xanh cũng quan trọng không kém để tạo nên một khu
dân cư đạt tiêu chuẩn.

1


Với mong muốn làm tăng tính thẩm mỹ cho khu dân cư, góp phần tạo nên
một môi trường sống trong lành cho người dân, các khu cây xanh tập trung và công
viên cây xanh sẽ là nơi nghỉ ngơi, thư giản, giải trí cho người dân. Vì lý do trên đề
tài: “Thiết kế công viên ven sông khu dân cư Trương Định, thị xã Gò Công,

tỉnh Tiền Giang” được tiến hành.

Hình 1.1 Vị trí khu dân cư Trương Định
(Nguồn: Google Map)

2


Chương 2
TỔNG QUAN
.
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm công viên

Theo Hàn Tất Ngạn (1996) không gian vườn – công viên là khoảng trống lớn
nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền
thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng
lớn. Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục
thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành gương mặt đô thị, nông
thôn. Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình
thành và cải thiện môi sinh.
2.1.2 Các loại công viên
Theo Hàn Tất Ngạn (1996) chức năng của công viên phụ thuộc vào thể loại,
quy mô và tính chất của công viên. Công viên có nhiều loại: công viên trung tâm,
công viên thú, công viên bách thảo, công viên thiếu nhi, công viên tưởng niệm,
công viên rừng, công viên bảo tồn,… Mỗi loại công viên có một vài chức năng chủ
đạo biểu hiện tính chất công viên.
-


Công viên trung tâm
Công viên trung tâm là cảnh quan có quy mô, vị trí và những đặc tính thiên

nhiên bảo đảm điều kiện tốt nhất cho nhân dân nghỉ ngơi và tổ chức các biện pháp
văn hóa – giáo dục chính trị quần chúng, giải trí, thể dục thể thao.
Công viên trung tâm có thể có các dạng: công viên trung tâm có ý nghĩa toàn
quốc hoặc vùng, trung tâm đô thị, liên xã.
-

Công viên thể thao

3


Công viên thể thao, là cảnh quan có các công trình thể thao khác nhau, các
công trình mang chức năng nghỉ ngơi và trau dồi văn hóa - giáo dục. Diện tích cây
xanh chiếm hơn 50% diện tích toàn công viên.
-

Công viên giải trí
Công viên giải trí, là cảnh quan có số lượng lớn các công trình biểu diễn và

vui chơi. Diện tích cây xanh thường dưới 40% diện tích toàn công viên.
-

Công viên triển lãm
Công viên triển lãm, là cảnh quan trong đó có các công trình triễn lãm mang

ý nghĩa quốc tế, toàn quốc, vùng hoặc đô thị. Ngoài ra trong công viên còn có các
công trình biểu diễn và dịch vụ. Diện tích cây xanh không được nhỏ hơn 35 – 40%

diện tích toàn công viên.
-

Vườn bách thảo
Vườn bách thảo, là công trình dùng để nghiên cứu khoa học và tổ chức các

hoạt động văn hóa – giáo dục. Đồng thời vườn bách thảo còn là nơi nghỉ ngơi, giải
trí cho dân đô thị. Đây là nơi nghiên cứu thực vật trong và ngoài nước, cũng như
qua công tác văn hóa – giáo dục để truyền bá trí thức về thực vật học cho nhân dân.
-

Vườn thú
Vườn thú, là công trình để nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động

văn hóa – giáo dục. Trong vườn thú, các nhóm loài động vật được bố trí theo hoàn
cảnh sinh thái chuẩn.
-

Công viên tưởng niệm
Công viên tưởng niệm, là cảnh quan có các công trình có giá trị di tích cách

mạng hoặc di tích văn hóa. Công viên có thể được gắn với một sự kiện lịch sử hay
tên tuổi của các nhà hoạt động cách mạng, văn hóa,…
-

Công viên trẻ em
Công viên trẻ em, là mảng cây xanh lớn, kết hợp giữa công trình kiến trúc

với thiên nhiên, trong đó có vùng sinh vật và thảo mộc được bố trí theo một sơ đồ
khoa học. Công viên hình thành nhằm phục vụ nghỉ ngơi - giải trí và bảo đảm sự

phát triển toàn diện cho các em. Đồng thời công viên là nơi các em tìm hiểu và sưu

4


tầm thế giới tự nhiên. Công viên còn là nơi tổ chức học ngoại khóa và thực hiện các
biện pháp văn hóa – giáo dục khác, tổ chức các trò vui, thể thao.
-

Công viên rừng
Công viên rừng, là mảng rừng rộng lớn (thường có vị trí ở ngoại đô). Công

viên rừng hình thành trên cơ sở cải tạo mảng rừng hiện có theo nguyên tắc bảo tồn
động thực vật hiện có và địa hình tự nhiên; chủ yếu làm phong phú, đa dạng thêm
cảnh quan có sẵn, bố trí các công trình kiến trúc và trang thiết bị hoàn thiện phục vụ
nghỉ ngơi, dạo chơi, du lịch và thể thao (leo núi, trượt tuyết,…). Ngoài ra còn có nơi
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tìm hiểu động, thực vật địa phương.
-

Công viên bảo tồn
Công viên bảo tồn, là khu rừng ngoài điểm dân cư, thế giới sinh vật và địa

hình của khu rừng còn nguyên vẹn dấu tích tự nhiên, do đó khu rừng cần được bảo
tồn và sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thiên nhiên trong các
hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan
Theo Hàn Tất Ngạn (1996) các thành phần của kiến trúc cảnh quan bao gồm
các tổ phần yếu tố thiên nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con người và động
vật, không trung) và các tổ phần yếu tố nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông,

các trang thiết bị hoàn thiên kỹ thuật, các tác phẩm của nghê thuật hoành tráng –
trang trí). Trong đó con người và động vật là những nhân tố quan trọng làm sống
động cảnh quan và góp phần không nhỏ trong giá trị thẩm mỹ của kiến trúc cảnh
quan. Tuy nhiên con người và động vật luôn di động. Do đó không thể xác định cụ
thể trong việc bố cục kiến trúc cảnh quan.
2.2.1.1 Địa hình
Trong kiến trúc cảnh quan, địa hình gồm 2 nhóm: địa hình lớn và địa hình
nhỏ.
-

Địa hình lớn:

5


Địa hình lớn là bề mặt đất có độ lồi lõm lớn, chia cắt không gian mạnh mẽ.
Địa hình lớn được sử dụng trong kiến trúc cảnh quan ở hai giải pháp: giữ nguyên
hình dáng địa hình và biến đổi hình dáng địa hình.
-

Địa hình nhỏ:
+ Địa hình nhỏ không có độ lồi lõm lớn và nhiều, thường là các gò, đống,

mô nổi trên bề mặt đất tương đối bằng phẳng, hay các triền sông hồ. Địa hình nhỏ ít
khi chắn tầm nhìn, thường chỉ sử dụng trong các không gian nhỏ của sân quảng
trường, đường phố và vườn cảnh.
+ Trong một vài trường hợp có thể dùng địa hình nhỏ để tạo ra không gian
riêng, bổ sung các điểm nhấn bố cục hoặc có ý nghĩa định hướng tầm nhìn.
2.2.1.2 Mặt nước
Trong kiến trúc cảnh quan, mặt nước được chia làm 3 loại: lớn (sông, hồ),

nhỏ (suối, thác, ghềnh, kênh) và bể nước trang trí.
-

Mặt nước lớn
+ Nguyên tắc tổ chức phong cảnh cho mặt nước lớn chủ yếu là việc bố cục

khu đất ven bờ.
+ Mặt nước lớn là trung tâm quần tụ, là hạt nhân bố cục vườn – công viên.
+ Mặt nước lớn còn là “sườn tựa” cho các quần thể kiến trúc đô thị. Ở đây,
mặt nước mang tính chất trang trí và cải thiện môi trường là chính.
-

Mặt nước nhỏ
+ Mặt nước nhỏ đóng vai trò lớn trong việc hình thành cảnh quan đô thị.

Đặc biệt là về mặt trang trí. Mặt nước nhỏ thường làm bố cục trung tâm trong các
sân trong của quần thể kiến trúc, trong các vườn nhỏ.
+ Mặt nước có thể ở dạng bố cục tự do hay hình học tùy thuộc vào bố cục
chung của vườn và công trình kiến trúc cũng như tính chất công trình cần trang
nghiêm hay vui nhộn.
-

Bể nước trang trí
Bể nước trang trí nhằm tô điểm thêm cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu

khu vực cũng như có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân. Đôi khi, bể nước

6



trang trí cũng làm nhiệm vụ trung tâm bố cục (đối với các không gian có quy mô
nhỏ). Bể nước trang trí có hai loại: bể nước tĩnh và bể nước động.
+ Bể nước tĩnh: bể nước tĩnh thường có hai dạng: bể nước tĩnh kết hợp với
các yếu tố tạo cảnh khác và bể nước tĩnh thuần túy.
+ Bể nước động: bể nước động có tính trang trí cao nhờ sựu sinh động của
các tia nước hay sự gợn sóng của bể nước cũng như âm thanh đa dạng do tia nước
phát ra. Bể nước động là một trong những thành phần bố cục chính, trung tâm.
2.2.1.3 Cây xanh
Khác với điêu khắc, hội họa và các loại hình kiến trúc khác, nghệ thuật kiến
trúc cảnh quan thường xuyên “thay da đổi thịt”, theo nhịp sống động của môi
trường thiên nhiên: cây đang đâm chồi nảy lộc, nước đang làm xói mòn đá, chim
đang làm tổ,…
Để sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cỏ cây hoa lá
cần nghiên cứu việc chọn loại cây và nguyên tắc phối kết cây xanh.
+ Cây hoa cỏ có rất nhiều loại, ở đây với mục đích sử dụng trong nghệ thuật
bố cục, cây được phân theo hình khối, dáng dấp, độ cao và màu sắc.
+ Phối kết cây hoa cỏ
2.2.1.4 Kiến trúc công trình
Kiến trúc công trình gồm kiến trúc công trình lớn và kiến trúc công trình
nhỏ.
-

Kiến trúc công trình lớn
Các công trình xây dựng có quy mô lớn đang có xu hướng đồ sộ hơn, hoặc

đứng độc lập, hoặc nhiều công trình tổ hợp với nhau tạo thành quần thể kiến trúc
lớn, chia cắt không gian một cách mạnh mẽ.
-

Kiến trúc công trình nhỏ

Kiến trúc công trình nhỏ là yếu tố hình khối có quy mô nhỏ như quán sách,

chòi nghỉ, bảng chỉ đường,… Do đó, kiến trúc công trình nhỏ thường chỉ là điểm
trang trí trong không gian lớn, hoặc làm yếu tố cận cảnh kết thúc phối cảnh hay báo
hiệu chỗ rẽ của một con đường trong không gian của vườn nhỏ, quảng trường,…

7


Kiến trúc công trình nhỏ cũng thường được tổ hợp với các yếu tố tạo cảnh khác để
giới hạn không gian, nhấn ý đồ kiến trúc.
+ Kiến trúc công trình nhỏ tổ hợp với nước như thủy đình, chòi câu cá.
+ Kiến trúc công trình nhỏ dùng để che mưa, nắng: chòi hóng mát, chòi câu
cá, chơi cờ, bình thơ, pergola.
+ Kiến trúc nhỏ để trồng cây: chậu hoa, chậu cảnh.
+ Kiến trúc nhỏ để nuôi chim thú: lồng chim, chuồng thú.
+ Kiến trúc công trình nhỏ dùng để trang trí: tường trang trí, hệ thống chiếu
sáng nghệ thuật.
+ Kiến trúc công trình nhỏ dùng để nghỉ: ghế đá.
+ Kiến trúc công trình nhỏ dùng để điều chỉnh, hướng dẫn giao thông và
hoàn thiện kỹ thuật đô thị: bảng chỉ đường, tường chắn đất.
2.2.1.5 Các tác phẩm của nghệ thuật hoành tráng – trang trí
Nghệ thuật hoành tráng – trang trí chiếm một vị trí quan trọng trong cảnh
quan. Càng ngày người ta càng nhận rõ, nghệ thuật hoành tráng – trang trí có sức
khái quát lớn lao về nội dung và phong phú trong hình thức biểu đạt, góp phần cùng
với các tổ phần yếu tố khác của kiến trúc cảnh quan tạo nên môi trường không gian
có tính giáo dục, trau dồi con người và đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt vật chất,
tinh thần và văn hóa của nhân dân.
Có thể phân loại dựa trên cơ sở mức độ tiếp xúc với con người của các tác
phẩm tạo hình theo ba nhóm sau:

- Nhóm sử dụng định kỳ: bao gồm các đài tưởng niệm, các quần thể tưởng
niệm phản ảnh lịch sử cách mạng, dựng nước và giữ nước, các đài liệt sĩ, tượng đài
những nhà hoạt động văn hóa, hoạt động cách mạng xuất sắc.
- Nhóm sử dụng hàng ngày: bao gồm các tác phẩm nghệ thuật trang trí thâm
nhập vào cuộc sống hàng ngày qua quá trình làm việc, nghỉ ngơi, học tập, chữa
bệnh, giáo dục thiếu nhi (pano, biển quảng cáo, phù điêu, tượng trang trí trên
sân,…).

8


- Nhóm sử dụng đột xuất: bao gồm pano, áp phích bài trí trong những ngày
lễ tết, trên các đường phố, quảng trường, sân ở các công trình công cộng với mục
đích công cộng, thông tin nhanh, ngắn ngày.
2.2.2 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh
2.2.2.1 Một số nguyên tắc phối kết cây xanh
Theo Hàn Tất Ngạn (1996) cây xanh có thể phối kết theo một số nguyên tắc
sau:
-

Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí

độc lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian của vườn công viên, để có
thể cảm thụ hết giá trị trang trí của cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc
màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh.
-

Khóm cây

Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ.

Thành phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây
bụi. Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố
trí và tạo hình khóm cây rất đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây
cùng loại hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc
và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau
để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
-

Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng

mát, gồm có trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày.
-

Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.

Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rung cây tự nhiên.

9


-

Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí tạo khoảng không gian và đem lại sự thoáng

mát. Giàn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi và sự chuyển tiếp

không gian từ khu vực này sang khu vực khác.
-

Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất

trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng đập vào mắt người xem.
-

Cỏ
Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo

nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh.
2.2.2.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh
Theo Chế Đình Lý (1997) cây xanh có thể bố trí theo các nguyên tắc sau:
-

Sự đơn giản
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu

sắc. Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.
-

Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được

sự buồn tẻ và kích thích người xem.
-

Sự nhấn mạnh

Đó là một cánh hoạch định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm

nhấn của công trình.
-

Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng

không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ
mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
-

Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc. Nó

cũng có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại.

10


-

Sự cân đối
Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỉ lệ thực địa. Gồm có

tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối. Được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính
chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm
bảo các nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
Tất cả các yếu tố trên từ các yếu tố tạo cảnh như địa hình, mặt nước, cây
xanh, kiến trúc công trình, các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng – trang trí đến các

nguyên tắc phối kết, bố trí cây xanh sẽ được vận dụng linh hoạt và kết hợp hài hòa
để tạo nên giá trị cảnh quan cho công viên sắp thiết kế.
2.2.3. Những công trình có liên quan đã được thiết kế
Mai Ngọc Hà (2010) đã thiết kế công viên 23/9 Thành phố Hồ Chí Minh.
Lương Văn Huy (2010) đã thiết kế cảnh quan Công viên nghỉ ngơi giải trí
ven sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lê Diệp Tân (2011) đã thiết kế công viên khu tái định cư Phú Mỹ, quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh.
Qua tham khảo thiết kế của các tác giả nêu trên, cho thấy thiết kế cảnh quan
là một công viêc đòi hỏi người thiết kế phải nắm bắt các nguyên lý thiết kế, kết hợp
với vốn kiến thức về cây xanh thật vững chắc bên cạnh việc am hiểu các kiến thức
đời sống xã hội để có thể tạo nên một tác phẩm cảnh quan hoàn hảo.

11


2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí khu đất
Khu đất nghiên cứu mang chức năng là mảng xanh chính của khu dân cư
Trương Định. Khu đất được giới hạn bởi trục đường số 3 và sông Salicette. Diện
tích đất khoảng 12.414 m2 với cầu Trương Định nối liền với trục đường chính dẫn
tới trung tâm thị xã Gò Công. Phía đối diện công viên là khu vực nhà phố liên kế và
khu biệt thự cao cấp, điều này thuận tiện cho việc lui tới của người dân trong khu
dân cư và người dân ở khu vực lân cận, đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi giải trí thư
giản lý tưởng cho người dân ở đây.
Theo như dự án quy hoạch khu vực thiết kế sẽ là mảng xanh chính chạy dọc
theo sông Salicette. Khu vực có trục đường số 3 chạy dọc theo và đều tiếp cận với
đường số 9,10,11,12,13,14,15 và đường Trương Định.

Hình 2.1 Mặt bằng hiện trạng tổng thề quy hoạch


12


2.2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế
 Khí hậu thời tiết
Tiền Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo . Các yếu tố khí hậu
như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, gió… được phân bố
theo mùa trong năm khá rõ nét. Quy luật phân bố này khá ổn định qua các năm và ít
thay đổi trong không gian.
Tiền Giang có chế độ nhiệt cao đều và hai mùa mưa – nắng rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.100mm đến 1.400mm và khá ổn
định qua các năm.
Mùa mưa gắn với gió mùa Tây Nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm 86 đến 90% lượng mưa năm và khá ổn định
qua các năm. Mùa khô gắn liền với mùa gió mùa Đông Bắc ít ẩm, bắt đầu từ tháng
11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ 10 đến 14%
tổng lượng mưa cả năm và có sự biến động khá lớn qua các năm.
Tiền Giang là nơi quanh năm nền nhiệt độ cao, nên lượng bốc thoát hơi
nước lớn. Lượng bốc hơi trung bình năm 3,3mm/ngày. Lượng bốc hơi tối cao trung
bình năm 5,5mm/ngày. Lượng bốc hơi tối thấp trung bình năm 1,8mm/ngày.
Độ bốc hơi nước liên quan đến nhiều yếu tố như: độ ẩm không khí, nắng,
gió…Bởi vậy, mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên độ bốc hơi mạnh.
Trong năm lượng bốc thoát hơi lớn nhất thường xảy ra vào tháng 3 (4,9mm/ngày)
và nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 10 (2,3mm/ngày).
Trong sản xuất nông nghiệp, tương quan giữa lượng mưa và độ bốc hơi có ảnh
hưởng lớn đến cây trồng. Như vậy, các ngành có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp phải có kế hoạch bố trí thời vụ sản xuất phù hợp và tổ chức tốt hệ thống

thủy lợi. Trong mùa khô, lượng mưa quá thấp so với độ bốc hơi, cây trồng thiếu
nước. Ngược lại mùa mưa, lượng mưa lớn hơn độ bốc hơi, cùng với mùa lũ tràn về

13


dẫn đến tình trạng thừa nước. Do đó trong cả hai trường hợp này chỉ có thể khắc
phục bằng biện pháp thủy lợi cùng với hệ thống đê bao chống lũ. Có thể nói khí
hậu Tiền Giang có khá nhiều thuận lợi cho sự sống của sinh vật, đặc biệt cho sự
phát triển của cây trồng. Tiền Giang cũng là nơi có tần suất thiên tai thấp so với các
nơi khác trong cả nước.
(Nguồn: www.tiengiang.gov.vn)
 Đất đai, thổ nhưỡng
Nhóm đất phù sa: đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử
dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành
phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
(Nguồn: www.tiengiang.gov.vn)

14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế công viên ven sông khu dân cư Trương Định trở thành công viên
văn hóa, phục vụ nhu cầu nghĩ ngơi, giải trí thưởng ngoạn cho người dân trong khu
dân cư và người dân ở các khu vực lân cận.
3.2 Nội dung nghiên cứu
 Điều tra khảo sát hiện trạng

 Xác định mặt bằng hiện trạng công viên.
 Khảo sát đo đạc chụp hình hiện trạng khu đất.
 Xây dựng phương án thiết kế
 Phân khu chức năng công viên.
 Đề xuất phương án thiết kế.
 Lập danh sách chủng loại cây trồng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra.
 Khảo sát, đo đạt diện tích khu đất thiết kế.
 Chụp hình hiện trạng khu vực thiết kế và khu vực lân cận.
 Xác định hướng gió, hướng nắng, các công trình hạ tầng xung quanh
ảnh hưởng đến khu vực công viên.
 Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực thiết kế.
 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
 Tham khảo các tài liệu về điều kiện tự nhiên, danh mục thực vật.

15


 Tổng hợp, phân tích, đánh giá những loại cây có thể sinh trưởng tốt
trong khu vực thiết kế và khu vực lân cận.
 Dựa vào các cơ sở khoa học để thiết kế: khía cạnh vật lí kiến trúc,
khía cạnh sinh học, khía cạnh thẩm mỹ.
 Tham khảo tài liệu về thực vật.
 Phương pháp thiết kế
 Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của công viên để đưa ra những
giải pháp thiết kế hợp lý.
 Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng giao
thông chính.
 Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: thiết kế mảng xanh, giao

thông, điểm nhấn.
 Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.
 Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh cho từng
khu trong công viên để thể hiện rõ ý tưởng.
 Sử dụng phần mềm đồ họa hỗ trợ như: Auto Cad, Photoshop,
Sketchup để thể hiện ý tưởng.

16


×