Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ – PETROLIMEX SAIGON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 246 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI
TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ –
PETROLIMEX SAIGON

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BÍCH NGỌC
Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Niên khóa: 2009-2013

Tháng 06/2013


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI
TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ –
PETROLIMEX SAIGON

Tác giả

NGUYỄN BÍCH NGỌC

Khóa luận đƣợc đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng


Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 06 năm 2013


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀ O TẠO

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tƣ̣ do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN BÍCH NGỌC
Mã số SV: 09149125
Khoá học: 2009- 2013
Lớp: DH09QM
1. Tên đề tài : Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn

sức khỏe nghề nghiệp & môi trƣờng tại Tổng Kho Xăng Dầu Nhà Bè –
Petrolimex Saigon.
2. Nô ̣i dung KLTN: SV phải thƣ̣c hiê ̣n các yêu cầ u sau đây:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1:2009 & OHSAS
18001:2007 và hệ thống tích hợp giữa hai tiêu chuẩn.
 Tổng quan về Tổng Kho Xăng Dầu Nhà Bè và tình hình thực hiện công
tác quản lý an toàn, sức khỏe và môi trƣờng tại Tổng Kho.
 Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe - môi
trƣờng theo yêu cẩu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1:2009 &
OHSAS 18001:2007, các quy định pháp lý và yêu cầu khác có liên
quan.
 Đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến.
3. Thời gian thực hiện: Bắ t đầ u : tháng 03/2013 và Kế t thúc: tháng 06/2013
4. Họ tên GVHD 1: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY
5. Họ tên GVHD 2:
Nô ̣i dung và yêu cầ u của KLTN đã đƣợc thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày …..tháng ………năm 2013
Ban Chủ nhiê ̣m Khoa

Ngày 5 tháng 1 năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

i


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe

nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập ở trƣờng, thời gian đi thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp, em đã học đƣợc rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Em xin
chân thành cảm ơn tất cả mọi ngƣời với sự thành tâm và biết ơn nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
quý thầy cô Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên đã dạy cho em những kiến thức làm
hành trang để em vững bƣớc vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hồng Thủy – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn
em hoàn thành khóa luận, trao dồi cho em những bài học trong cuộc sống và kinh
nghiệm trong công việc tƣơng lai. Em cảm ơn cô rất nhiều.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đã giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho em thực tập và học hỏi kinh nghiệm; em xin cảm ơn chú Hƣng, anh
Cƣơng, chị Dịu và toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng kho đã giúp đỡ, tận tình
chỉ bảo và cung cấp tài liệu cần thiết cho bài báo cáo.
Trong quá trình học tập, tập thể DH09QM đã giúp đỡ tôi rất nhiều xin chân
thành cảm ơn các bạn.
Từ tận đáy lòng mình, con xin cảm ơn bố mẹ, ngƣời đã nuôi dƣỡng và chấp cánh
cho ƣớc mơ của con đƣợc bay cao, bay xa. Ngƣời đã quan tâm, lo lắng cho con từng
miếng ăn, giấc ngủ. Ngƣời đã cho con vòng tay yêu thƣơng của gia đình.
Xin cảm ơn tất cả mọi ngƣời. Chúc mọi ngƣời thành công trong cuộc sống!
TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

ii



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

TÓM TẮT
Khóa luận “ Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn
– sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex
Saigon” gồm các nội dung chính sau:
‒ Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phƣơng pháp và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
‒ Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007 và hệ thống
quản lý tích hợp.
 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và
môi trƣờng.
 Lợi ích của việc tích hợp hệ thống quản lý
 Cách thực hiện việc đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
‒ Tổng quan về Tổng kho xăng dầu Nhà Bè





Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Tổng kho
Cơ cấu tổ chức, các quy trình công nghệ hiện tại ở Tổng kho.
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại Tổng kho.
Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại Tổng
kho.


‒ Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp HSE tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
 Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và hiện trạng hệ thống tích
hợp tại Tổng kho.
 Từng yêu cầu của hệ thống sẽ đƣợc xem xét, đánh giá hiện trạng tài liệu và
thực thi của hệ thống
 Dựa trên việc đánh giá sẽ có các lỗi của hệ thống (lỗi tài liệu và lỗi áp dụng) đề
ra các biện pháp cải tiến cho từng lỗi.
– Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và
thực thi của hệ thống quản lý tích hợp tại Tổng kho và đề xuất những kiến nghị để
cải tiến hệ thống.

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

iii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

MỤC LỤC
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………1
1.3.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 2
1.4.GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 2
1.5.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………...2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 VÀ ISO 14001:2004 ....... 4
2.1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ................................................ 4

2.1.2. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2005 ...................................................... 4
2.2. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ...................... 5
2.2.1. Những đặc tính cơ bản của một hệ thống quản lý ........................................... 5
2.2.2. Cấu trúc của một hệ thống quản lý ................................................................. 6
2.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ ......................... 7
2.4. CÁCH THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG HSE ......... 7
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ PETROLIMEX SAIGON
3.1. GIỚI THIỆU VỀ PETROLIMEX SAIGON ........................................................ 9
3.2. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ ……………………….....9
3.2.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 10
3.2.2. Các giai đoạn phát triển ............................................................................... 10
3.2.3. Vị trí địa lý .................................................................................................. 10
3.2.4. Diện tích ...................................................................................................... 11
3.2.5. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 11
3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TKXDNB ............................. 11
3.3.1. Quy trình xuất nhập xăng dầu ...................................................................... 11
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

iv


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
3.3.2. Quy trình pha chế xăng dầu ......................................................................... 12
3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ ........ 13
3.4.1. Môi trƣờng không khí .................................................................................. 13
3.4.2. Nƣớc thải ..................................................................................................... 15
3.4.3. Chất thải rắn ................................................................................................ 16
3.5. HIỆN TRẠNG ATVSLĐ VÀ PHÕNG CHỐNG SỰ CỐ TẠI TKXDNB .......... 16
3.5.1. Tổ chức lao động tại TKXDNB ................................................................... 16

3.5.2. Tổ chức quản lý, thực hiện công tác ATVSLĐ ............................................ 16
3.5.2.1. Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ ....................................................... 17
3.5.2.2. Tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ ................................................ 17
3.5.2.3. Báo cáo định kỳ, khai báo, điều tra tai nạn lao động .............................. 20
3.6. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP TẠI
TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ ………………………………………………...21
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI
TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ
4.1.PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ BAN MÔI TRƢỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC
KHỎE NGHỀ NGHIỆP............................................................................................ 21
4.1.1.

Phạm vi của hệ thống ............................................................................... 21

4.1.2.

Ban chuyên trách môi trƣờng – an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............. 21

4.2.CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH ATSKMT ....................... 21
4.2.1.

Chính sách QHSE và việc phổ biến .......................................................... 21

4.2.2.

Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến ..................................................... 22

4.3.HOẠCH ĐỊNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN – SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƢỜNG ....................................................................... 23

4.3.1.Nhận dạng các khía cạnh môi trƣờng và nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro
để xác định các biện pháp kiểm soát ...................................................................... 23
4.3.1.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 23

4.3.1.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 23

4.3.2.

Yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác .............................................. 24

4.3.2.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 24

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

v


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
4.3.2.2.
4.3.3.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 25


Mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn – sức khỏe nghề nghiệp – môi trƣờng .......... 26

4.3.3.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 26

4.3.3.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 26

4.4.THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ......................................................................... 28
4.4.1.

Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn............................ 28

4.4.1.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 28

4.4.1.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 29

4.4.2.

Đào tạo, nhận thức và năng lực ................................................................ 29

4.4.2.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 29


4.4.2.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 30

4.4.3.

Thông tin liên lạc, sự tham gia và hội ý .................................................... 31

4.4.3.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 31

4.4.3.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 32

4.4.4. Thiết lập tài liệu hệ thống tích hợp quản lý môi trƣờng và an toàn sức khỏe
nghề nghiệp ........................................................................................................... 32
4.4.4.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 33

4.4.4.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 33

4.4.5.

Kiểm soát tài liệu ..................................................................................... 33


4.4.5.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 33

4.4.5.2.

Đánh giá và cải tiến ........................................................................... 34

4.4.6.

Kiểm soát điều hành ................................................................................. 34

4.4.6.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 34

4.4.6.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 38

4.4.7.

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ............................ 41

4.4.7.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 41

4.4.7.2.


Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 42

4.5.KIỂM TRA ......................................................................................................... 44
4.5.1. Đo lƣờng và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý tích hợp môi
trƣờng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............................................................... 44
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

vi


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
4.5.1.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 44

4.5.1.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 45

4.5.2.

Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống ............................................................ 45

4.5.2.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 45

4.5.2.2.


Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 46

4.5.3.

Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ... 46

4.5.3.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 46

4.5.3.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 47

4.5.4.

Hồ sơ và quản lý hồ sơ ............................................................................. 48

4.5.4.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 48

4.5.4.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 49

4.5.5.

Đánh giá nội bộ ........................................................................................ 49


4.5.5.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 49

4.5.5.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 50

4.6.XEM XÉT LÃNH ĐẠO ..................................................................................... 50
4.6.1.1.

Cơ sở đánh giá ................................................................................... 50

4.6.1.2.

Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................. 51

Chƣơng 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1.KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
5.2.KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

vii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe

nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TKXDNB

: Tổng kho xăng dầu Nhà Bè

CTY XDKVII

: Công ty xăng dầu khu vực II

HTQL

: Hệ thống quản lý

P. BV-PCCC

: Phòng bảo vệ - phòng cháy chữa cháy

P. TCHC

: Phòng Tổ chức hành chính

Ban CLTH

: Ban Chất lƣợng Tổng hợp

BLĐTBXH

: Bộ Lao động thƣơng binh xã hội


BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trƣờng

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

ATVSV

: An toàn vệ sinh viên

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CTNH

: Chất thải nguy hại

MSDS (Material safety data sheet)


: Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

CBCNV

:Cán bộ công nhân viên

TNLĐ

: Tai nạn lao động

ANCB

: An ninh cảng biển

KPH

: Không phù hợp

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

viii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sự kết hợp vòng tròn PCDA và cách tiếp cận quá trình ....................................... 5
Hình 3.1: Sơ đồ nhập xuất xăng dầu của TKXDNB ........................................................... 11
Hình 3.2: Qúa trình pha chế xăng dầu tại TKXDNB .......................................................... 12

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

ix


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì

vấn đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó sức
khỏe con ngƣời càng quan trọng hơn. Vì vậy trong quá trình sản xuất, lao động, học
tập thì vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mỗi ngƣời phải đƣợc đƣa lên hàng đầu.
Chính vì vậy, bảo hộ lao động và bảo vệ môi trƣờng là một phần quan trọng, bộ phận
không thể tách rời của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Đó không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các công ty doanh nghiệp.
Ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý môi trƣờng
theo ISO 14001:2004 và/hoặc hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo
OHSAS 18001:2007 hoặc tích hợp hai hệ thống này để dễ dàng triển khai và kiểm
soát. Tổng kho xăng dầu Nhà Bè thuộc Công ty xăng dầu khu vực II –Petrolimex

Saigon là một trong những tổ chức áp dụng hệ thống tích hợp này vào hệ thống quản
lý nhà máy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, thƣờng vẫn tồn tại tình trạng không
đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu, vì thế cần khắc phục, phòng ngừa hoặc cải tiến để đảm
bảo HTQL đƣợc vận hành một cách có hiệu lực.
Nhận thức đƣợc sự cần thiết này, tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với
đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon”.
Kết quả nghiên cứu khóa luận này, tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào công cuộc
quản lý hệ thống nhà máy đạt hiệu quả hơn và là một mô hình tiêu biểu cho các nhà
máy khác ở Việt Nam.
1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá công tác thực hiện hệ thống quản lý tích hợp An toàn – sức khỏe nghề
nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.
Cải tiến hệ thống quản lý tích hợp HSE hiện tại của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

1


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
1.3.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Việc xây dựng vận hành hệ thống quản lý tích hợp HSE theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 và ISO 14001:2004 còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình tích hợp

tài liệu. Việc tích hợp hệ thống không những tích hợp hệ thống tài liệu mà việc thực thi
hệ thống cũng đƣợc thực hiện đồng bộ, nhƣng áp dụng vào trong thực tế còn rất nhiều
tồn tại. Để giải quyết những khó khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ thống HSE hiện
tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè để từ đó giúp hệ thống phù hợp hơn và ngày càng hoàn
thiện hệ thống.
1.4.

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI



Tên nhà máy: Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon



Địa chỉ: Khu phố 6, Thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP. HCM

– Đối tƣợng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ ở Tổng
kho xăng dầu Nhà Bè có khả năng phát sinh các vấn đề về an toàn sức khỏe và
môi trƣờng.
– Nội dung nghiên cứu:
 Tìm hiểu về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007 và hệ
thống quản lý tích hợp HSE.
 Tìm hiểu về TKXDNB; các quy trình sản xuất, kinh doanh; hiện trạng công
tác quản lý môi trƣờng và an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Tổng kho.
 Đánh giá hiện trạng thực hiện hệ thống quản lý tích hợp HSE và đề xuất cải
tiến những điểm không phù hợp với hệ thống tài liệu, tiêu chuẩn, các yêu
cầu pháp luật và yêu cầu khác.
– Giới hạn đề tài : Về khảo sát việc thực thi hệ thống vì lý do trong Tổng kho
xăng dầu nên việc đi lại rất hạn chế, có thể phát hiện chƣa triệt để các lỗi tại các

phòng thí nghiệm, kho hóa chất.
1.5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Nghiên cứu lý thuyết thông qua tài liệu sẵn có của hệ thống quản lý tích hợp
HSE tại Tổng kho
– Thu thập, khảo sát hiện trạng thực tế về vấn đề An toàn lao động và hiện trạng
môi trƣờng tại Tổng kho
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

2


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
– Tham khảo, xem xét các hồ sơ đánh giá của các chuyên gia bên trong và bên
ngoài Tổng kho. Dựa vào đó để phân tích tìm ra lỗi của hệ thống
– Phân tích, tổng hợp tài liệu, tìm ra điểm không phù hợp và cải tiến của hệ thống
quản lý tích hợp HSE.

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

3


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 VÀ ISO 14001:2004
2.1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách
nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hƣớng dẫn về
quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc đẩy
Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể đƣợc đánh giá và cấp
giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007, đây không phải là tiêu
chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này đƣợc hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đƣợc xuất bản vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Phiên bản mới này phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001, với cấu
trúc các điều khoản và hầu hết theo ISO 14001. Điều này sẽ khuyến khích việc tích
hợp các hệ thống quản lý và làm tăng sự thu hút của OHSAS. OHSAS 18001:2007
cũng định hƣớng hơn về kết quả.
2.1.2. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Dân số, tài nguyên và môi trƣờng trong những năm gần đây đã trở thành mối quan
tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp đã
ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng và hiệu quả cuối cùng là
làm suy thoái chất lƣợng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trƣờng đã trở thành
một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính
sách chiến lƣợc của các quốc gia.
Với mục đích xây dựng và đƣa vào áp dụng một phƣơng thức tiếp cận chung về
quản lý môi trƣờng, tăng cƣờng khả năng đo đƣợc các kết quả hoạt động của môi
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

4



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trƣờng có mã
hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi
trƣờng (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và
quốc tế. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu
cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trƣờng. Các yếu tố của hệ thống đƣợc chi tiết
hoá thành văn bản.
2.2. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
2.2.1. Những đặc tính cơ bản của một hệ thống quản lý
Theo định nghĩa của ISO 9000 - HTQL chất lƣợng - Cơ sở và từ vựng, thì một
HTQL là tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tƣơng tác để thiết lập nên chính
sách và mục tiêu và để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Các hoạt động này phải đảm bảo
việc kiểm tra và cải tiến thƣờng xuyên các quá trình tác nghiệp của tổ chức.
Một HTQL có khía cạnh đối nội và đối ngoại. Chính bằng việc cung cấp phƣơng
tiện để một tổ chức đạt đƣợc mục tiêu, hệ thống chứng tỏ với các đối tác bên ngoài là
tổ chức có thể đáp ứng các yêu cầu của họ, kể cả các quy định pháp luật. Khía cạnh
đối nội và đối ngoại liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với cả hai: bản thân tổ chức và
đối tác bên ngoài, một HTQL hữu hiệu phải đảm bảo việc nhận diện, kiểm soát và
giảm thiểu rủi ro kinh doanh và tăng tối đa cơ hội kinh doanh nhƣ:
– Giảm bớt rủi ro làm trở ngại cho tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu của mình và đẩy
mạnh cơ hội đạt đƣợc mục tiêu;
– Giảm bớt rủi ro làm trở ngại việc đáp ứng các yêu cầu bên ngoài và nhu cầu của
các bên liên quan và đẩy mạnh khả năng đáp ứng chung;
– Cơ hội cải tiến các hoạt động của tổ chức sao cho sự thỏa mãn của khách hàng
tăng lên, tác động đến môi trƣờng giảm xuống và do đó, nâng cao vị thế của tổ
chức trên thị trƣờng.


SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

5


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
2.2.2. Cấu trúc của một hệ thống quản lý
Một HTQL tốt khi đóng góp cho hoạt động tốt hơn và hài hoà với hoạt động hàng
ngày của một tổ chức và đƣợc xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: Đó là Chu
trình Deming – SHEwhart và cách tiếp cận quá trình.
Chu trình Deming –SHEwhart miêu tả các bƣớc nối tiếp của Lập kế hoạch - Thực
hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu một
cách hiệu quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (đƣợc ghi thành thủ
tục) sao cho đảm bảo thực hiện các bƣớc trên. Việc nhận diện và kiểm soát một cách
hệ thống các quá trình trong một tổ chức, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên hệ và
sự tác động qua lại giữa các quá trình này đƣợc gọi là “cách tiếp cận quá trình”.
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một tổ
chức. Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá
trình, đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lƣờng hoạt
động và phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện. Một
HTQL nếu đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ trợ thực sự
cho tổ chức trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động.

Hình 2.1 : Sự kết hợp vòng tròn PDCA và cách tiếp cận quá trình.
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

6



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
2.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ
– Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng
– Kiểm soát điều hành dễ dàng
– Tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu luật định
– Đơn giản hoá hệ thống quản lý môi trƣờng, quản lý chất lƣợng và quản lý an
toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đang có làm cho việc áp dụng đƣợc dễ dàng hơn,
hiệu quả hơn.
– Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi
áp dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống đồng thời giãm mẫu thuẫn giữa nhiều
hệ thống.
– Tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý của tổ chức.
– Tối đa hoá lợi ích thu đƣợc từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cái tiến
liên tục cho từng hệ thống quản lý.
– Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh.
– Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn
– Tối thiểu các chi phí và gia tăng các lợi nhuận
– Giảm các rủi ro về môi trƣờng, rủi ro vận hành, các lỗi kỹ thuật, các rủi ro về an
toàn – xã hội – chính trị ….

2.4. CÁCH THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG HSE
Khi hệ thống quản lý tích hợp HSE đƣợc áp dụng, bƣớc đầu tiên tổ chức phải thiết
lập hệ thống tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn một cách đầy đủ. Bƣớc tiếp theo sẽ là thực
thi hệ thống trên cơ sở là hệ thống tài liệu mà do tổ chức đã soạn thảo.
Đánh giá và cải tiến hệ thống chúng ta cần phải dựa vào các bƣớc của quy trình áp
dụng ở trên. Trong quá trình thiết lập, soạn thảo hệ thống tài liệu, chúng ta cần đánh
giá xem hệ thống tài liệu đã đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chƣa? Cần
phải xem xét và nếu chƣa đầy đủ hoặc không phù hợp chúng ta cần tiến hành bƣớc cải

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

7


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
tiến để hệ thống tài liệu luôn đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.Tiếp theo là bƣớc
thực thi hệ thống, chúng ta cần phải đánh giá việc thực hiện hệ thống theo các quy
trình, quy định, hƣớng dẫn mà đã thiết lập trong hệ thống tài liệu. Trong quá trình thực
hiện sẽ có khả năng nảy sinh nhiều vấn đề, có thể làm cho việc thực hiện không tuân
theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật, hoặc hệ thống tài liệu thiết lập không
phù hợp với việc thực hiện thực tiễn, khi đó cần phải điều chỉnh lại hệ thống tài liệu
sao cho phù hợp với thực tiễn lẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật.
Việc đánh giá và cải tiến sẽ đƣợc tiến hành theo chu trình lặp đi lặp lại để đảm bảo
hệ thống hoạt động tốt hơn và luôn tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp
luật.

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

8


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ
– PETROLIMEX SAIGON
3.1. GIỚI THIỆU VỀ PETROLIMEX SAIGON
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè là một chi nhánh của Cty XDKVII – TNHH Một

Thành Viên, tên giao dịch Petrolimex Saigon, đƣợc thành lập ngày 17/09/1975, là đơn
vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Bộ Công Thƣơng.
Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Petrolimex Saigon không ngừng đẩy mạnh
đầu tƣ, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hƣớng “Quy mô, hiện đại, an
toàn và thân thiện với môi trƣờng”. Hiện tại, công ty có hệ thống kho cảng xăng dầu
196 ha trải dài hơn 3km dọc sông Sài Gòn, tổng sức chứa hơn 450.000 m3 , trang thiết
bị công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý và vận hành tự động hóa, năng lực nhập xuất
trên 8 triệu m3 (tấn) / năm. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống 65 cửa hàng bán lẻ xăng
dầu trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc đầu tƣ khang trang, hiện đại.
Petrolimex Saigon là công ty tiên phong đa dạng hóa và luôn nâng cao chất lƣợng
sản phẩm xăng dầu cung ứng ra thị trƣờng. Các mặt hàng xăng dầu kinh doanh chính
của Công ty gồm:
- Nhiên liệu xăng: xăng không chì RON 92 và RON 95
- Xăng máy bay: Zet A1
- Nhiên liệu Diesel: DO 0,05 S và DO 0,25 S
- Nhiên liệu đốt lò: FO 3,5S, FO 3,0S, FO 380
- Nhiên liệu thắp sáng: dầu hỏa.
Petrolimex Saigon là thƣơng hiệu mạnh, uy tín trên thị trƣờng và đã đi sâu vào tiềm
thức của khách hàng. Hình ảnh logo chữ P đã trở thành nơi gửi trọn niềm tin của
ngƣời tiêu dùng.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ
3.2.1. Lịch sử hình thành

SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

9


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon

Cụm kho xăng dầu Nhà Bè là một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở Miền
Nam. Cụm công nghiệp kho cảng Nhà Bè đƣợc thành lập năm 1910 trên một ngã ba
sông thuộc xã Phú Xuân Hội – Nhà Bè, nay là Thị trấn Nhà Bè, TP. HCM.
Cụm kho xăng dầu Nhà Bè do các nhà tƣ bản Anh, Hoa Kỳ xây dựng. Nhiều năm
sau, cụm kho xăng dầu này đƣợc coi là kho xăng dầu lớn nhất Đông Dƣơng, là chi
nhánh của ba công ty hoạt động rộng khắp ở hầu hết các tỉnh và thành phố Miền Nam
từ Huế đến Bạc Liêu. Đó là công ty Shell Việt Nam, công ty Esso và hãng Caltex.
3.2.2. Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1975 – 1985: Hoạt động xây dựng và phát triển của Tổng kho trong 10
năm. Ngày 22/08/1975, Tổng cục Vật tƣ ra quyết định số 10/TC – QĐ thành lập và
công nhận TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ với 3 kho A, B, C trên cơ sở toàn
bộ cơ sở vật chất của 3 hãng Shell, Esso và Caltex trực thuộc Công ty xăng dầu
Miền Nam, nay là Công ty xăng dầu khu vực II.
Giai đoạn 1986 – 1995: TKXDNB trong sự nghiệp 10 năm đổi mới. Công ty
XDKV II giao quyền rộng hơn cho Tổng kho, Ban giám đốc tổ chức phân cấp các
kho. Một mô hình quản lý mới tại Tổng kho giai đoạn này đƣợc tiến hành đó là:
- Mở mang, nâng tầm giáo án của trƣờng công nhân kỹ thuật Tổng kho.
- Thành lập xƣởng cơ khí, đội công trình và đội bảo quản kỹ thuật 3kho.
Giai đoạn 1996 đến nay: Vai trò quan trọng của Tổng kho trong sự nghiệp Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng đƣợc khẳng định rõ ràng hơn.
3.2.3. Vị trí địa lý
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè tọa lạc tại khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, TP. HCM. Nơi
đây là khu tập trung các kho xăng dầu của các đơn vị ( Xí nghiệp tổng kho xăng dầu
Nhà Bè – PV oil, Kho xăng dầu Quân đội VK102…). Đây là địa điểm thuận lợi về
giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy nên rất thích hợp để phát triển việc kinh doanh xăng
dầu. Các hƣớng tiếp giáp của Tổng kho:
- Phía Đông giáp sông Nhà Bè, phía Tây giáp đƣờng Huỳnh Tấn Phát.
- Phía Tây giáp khu dân cƣ thuộc đƣờng Huỳnh Tấn Phát.
- Phía Bắc giáp rach Dơi, phía Nam giáp Xí nghiệp xăng dầu Petechim Nhà Bè.
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc


10


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
3.2.4. Diện tích
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đƣợc phân thành 03 kho nhƣ sau:
- Kho A có diện tích 185.400 m2 bao gồm 04 cầu cảng 1A, 2A, 3A, 4A.
- Kho B có diện tích 216.720 m2 bao gồm 03 cầu cảng 1B, 2B, 3B.
- Kho C có diện tích 109.630 m2 bao gồm 03 cầu cảng 1C, 2C, 3C.
Ngoài ra, trong địa bàn của Tổng kho còn có các công ty khác nhƣ: Kho A có kho
chứa hóa chất Công ty TNHH hóa chất Petrolimex; Kho B có Nhà máy dầu nhờn
Công ty TNHH Hóa Dầu, nhà máy nhựa đƣờng thuộc Công ty TNHH Nhựa Đƣờng.
3.2.5. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức tại TKXDNB (phụ lục 3.2.5A).
3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TKXDNB
3.3.1. Quy trình xuất nhập xăng dầu
Tàu, xà lan vận chuyển xăng dầu. 9 cầu
cảng tiếp nhận (400 000 DWT)

Bể chứa xăng dầu
( tổng dung tích 450.000𝑚3 )

Hệ thống ống dẫn kín
Xe ô tô, xi téc vận chuyển xăng
dầu (tại khu xuất bộ )

Tàu, xà lan vận chuyển xăng dầu
(tại khu xuất thủy)


65 cửa hàng và hơn 100 đại lý
bán lẻ xăng dầu trong khu vực

Các công ty xăng dầu ở khu vực
lân cận

Hình 3.1: Sơ đồ nhập xuất xăng dầu của TKXDNB
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

11


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
Thuyết minh quy trình:
Quy trình xuất nhập xăng dầu tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè diễn ra nhƣ sau:
Nhiên liệu đƣợc nhập về kho cảng bằng các tàu, xà lan chở xăng dầu cập cảng tại cảng
nhập 40.000 DWT của kho cảng (5 cầu nhập). Xăng dầu đƣợc dẫn vào các bể chứa
bằng hệ thống ống và van dẫn kín.
Tại kho cảng có 3 kho chứa xăng dầu với tổng dung tích là 450.000 m3. Từ các bể
chứa này, bằng hệ thống ống và van dẫn kín, xăng dầu đƣơc dẫn lên nhà bơm, xuất
xăng dầu tại khu xuất bộ và khu xuất thủy(4 cầu xuất) để xuất cho các xe ô tô, xi téc
vận chuyển ra các cửa hàng và đại lý bán lẻ trong khu vực cũng nhƣ các tàu, xà lan,
vận chuyển xăng dầu đến các tỉnh lân cận.
Toàn bộ hệ thống xuất nhập xăng dầu đƣợc thiết kế kín bảo đảm thiểu tối đa hơi
xăng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trƣờng.
3.3.2. Quy trình pha chế xăng dầu
3 phƣơng thức
1


4
BT/Bồn pha chế trống

Nguyên liệu 1
2
Nguyên liệu 2

BNL/Bồn pha chế có nhiên liệu
3

Nguyên liệu 3

BTP/Bồn pha chế có thành phẩm

Phụ gia
5
Màu

Bồn thành phẩm
Hình 3.2 : Quy trình pha chế xăng dầu tại TKXDNB
Thuyết minh quy trình:
Trƣớc tiên, bơm nguyên liệu có tỷ trọng cao nhất (xem là nguyên liệu 1). Sau đó,
bơm nguyên liệu có tỷ trọng thấp hơn (xem là nguyên liệu 2) và lần lƣợt với cùng điều
kiện đến nguyên liệu có tỷ trọng thấp nhất. Phụ gia đƣợc bơm vào từ từ với lƣu lƣợng
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

12



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
phù hợp, trong quá trình bơm chuyển các nguyên liệu vào bể pha chế để đảm bảo phụ
gia đƣợc tan đều trong thành phẩm. Bơm tuần hoàn bồn pha chế với thời gian 01 lần
tổng thể tích nguyên liệu (căn cứ theo công suất bơm). Tiếp theo, bơm chuyển hàng
hóa từ bồn pha chế sang bồn khác là bồn trống hay chứa thành phẩm. Có thể bơm qua
lại nhiều lần để bảo đảm đồng nhất. Cuối cùng để bể ổn định 2-3 giờ. Trƣớc và sau
pha chế đều kiểm tra đo bồn để đảm bảo an toàn trong pha chế và chất lƣợng sản phẩm
sau pha chế. Toàn bộ quá trình pha chế tự động và nằm trong đƣờng ống kín đảm bảo
hạn chế đến mức tối đa thất thoát lƣợng dầu tràn ra môi trƣờng.
3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ
3.4.1. Môi trƣờng không khí
Hoạt động sản xuất của TKXDNB chủ yếu là nhập xăng dầu về cảng, lƣu trữ trong
các bồn chứa và bơm vào các xe vận chuyển ra thị trƣờng tiêu thụ. Do đó, các hoạt
động có khả năng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng không khí chủ yếu là:
-

Hơi xăng dầu bay ra trong quá trình xuất, trữ nhập kho, tồn trữ và vận chuyển
xăng dầu;

-

Khí thải từ máy phát điện dự phòng;

-

Nguồn thải từ các phƣơng tiện vận chuyển ra, vào Tổng kho;

-


Nguồn thải từ các hoạt động khác.

Hơi xăng dầu bay ra trong quá trình xuất, trữ nhập kho, tồn trữ và vận
chuyển xăng dầu
Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng hao hụt dầu và ô nhiễm môi trƣờng
không khí. Khu vực có nhiều hơi xăng dầu phát tại các bến nhập và các bồn chứa.
Theo kết quả đo đạc, nồng độ Hydrocacbon tại các bến xuất khá cao so với tiêu chuẩn
xăng dầu cho phép.
Ngoài ra, tại các bồn chứa hay khu vực xuất nhập xăng dầu còn có sự phát tán của
hơi chì. Do chì thƣờng có trong các thành phần phụ gia nhằm tăng chỉ số Octan trong
xăng dầu. Tuy nhiên, nồng độ này còn thấp hơn nồng độ tiêu chuẩn cho phép nên cũng
không đáng lo.
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

13


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn - sức khỏe
nghề nghiệp và môi trƣờng tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Petrolimex Saigon
Khí thải từ máy phát điện dự phòng
TKXDNB hiện đang sử dụng 6 máy phát điện dự phòng (ở cả 3 kho A, B, C) với
tổng công suất 420 kVA x 6 = 2520 kVA sử dụng nhiên liệu DO. Khi chạy máy phát
điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 482 kg dầu DO / giờ. Khí thải phát sinh từ
quá trình chạy máy phát điện chủ yếu là bụi, CO2 , NO2 , CO, THC.
Khí thải từ các phƣơng tiện giao thông ra vào Tổng kho
Theo số liệu thống kê của TKXDNB, số lƣợng xe ô tô ra vào Tổng kho nhƣ sau:
Kho A: 110 lƣợt / ngày, Kho B: 85 lƣợt/ ngày, Kho C 75 lƣợt/ ngày.
Số lƣợng các xà lan lấy hàng trong các cảng nhƣ sau: kho A 5 lƣợt/ ngày, kho B 8
lƣợt/ ngày, kho C 6 lƣợt/ngày.
‒ Đối với xe ô tô xi téc ra vào Tổng kho đều có trọng tải nằm khoảng từ 7 – 32

tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Ƣớc tính quảng đƣờng xe ra vào từ đƣờng
chính vào khu xuất bộ khoảng 1km/ lƣợt xe. Hoạt động này phát sinh ra các khí
chủ yếu là bụi, SO2 , NOX , CO, VOC. Tải lƣợng các chất ô nhiễm chứa trong
không khí thải phụ thuộc nhiều vào số lƣợng xe lƣu thông, loại nhiên liệu sử
dụng, tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện giao thông và chất lƣợng đƣờng giao
thông.
‒ Đối với tàu và xà lan vào cảng để nhập, xuất xăng dầu: Qúa trình nhập, xuất
xăng dầu tại cảng sẽ làm phát sinh khí thải từ các tàu, xà lan nhƣng lƣợng khí
thải này ít, diễn ra gián đoạn và mang tính cục bộ. Mặt khác, khu vực ảnh
hƣởng cảng tƣơng đối rộng, thoáng và nằm xa khu dân cƣ nên ảnh hƣởng của
khí thải từ quá trình này là rất ít.
Mùi
Tại hệ thống xử lý nƣớc thải của kho cảng, sự phân hủy kị khí của nƣớc thải và bùn
thải gây ra mùi hôi, thể hiện qua các chất ô nhiễm chỉ thị nhƣ các hợp chất
Hydrocacbon, CH4, NH3, H2S, … lƣợng khí này thực tế không lớn, nhƣng thƣờng có
mùi đặc trƣng, gây cảm giác khó chịu.
Các hoạt động khác nhƣ: vận hành máy móc cơ điện và hoạt thu gom, tồn trữ, vận
chuyển rác thải, cũng sinh ra các khí nhƣ: CH4, NH3, H2S và mùi hơi xăng dầu rò rỉ
gây nên cảm giác khó chịu.
SVTH: Nguyễn Bích Ngọc

14


×