Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP THÁNG NĂM XÃ NGHĨA SƠN, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ MAI ANH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP THÁNG NĂM
XÃ NGHĨA SƠN, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MAI ANH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP THÁNG NĂM

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : THS. TÔN NỮ GIA ÁI



Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 12/2012

i


CẢM TẠ
Trong những năm tháng vừa qua, để có thể được làm bài khóa luận và
hoàn thành một cách tốt nhất bài khóa luận này không thể thiếu sự giúp đỡ của
những người yêu thương và luôn giúp đỡ em, nhân đây em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến:
Cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên, động viên, chia sẻ cùng em những niềm
vui và khó khăn trong cuộc sống.
Trường Đại học Nông Lâm và quí thầy cô đã cung cấp cho em một môi
trường học tập tốt và những kiến thức cơ bản cũng như chuyên ngành trong suốt
4 năm học tập tại trường.
Đặc biệt, em mong có thể gửi đến cô Tôn Nữ Gia Ái lời cảm ơn sâu sắc
nhất, cám ơn cô thời gian qua đã chỉ bảo tận tình, giúp em định hướng và có thể
hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những người bạn của em,
nhờ có mọi người mà em có những năm tháng đại học vui vẻ và nhiều kiến thức
phong phú, bổ ích trong đời sống.
Chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Sinh viên

NGUYỄN THỊ MAI ANH


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Thiết kế cảnh quan khuôn viên công ty cổ phần Lâm
nghiệp Tháng Năm" được tiến hành tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An, thời gian từ 01/08/2012 đến 28/02/2013
Kết quả thu được:
-

Đưa ra ý tưởng thiết kế.

-

Hoàn thành các bản vẽ thiết kế:
 mặt bằng hiện trạng
 mặt bằng thiết kế tổng thể
 mặt đứng, mặt cắt
 phối cảnh tổng thể
 phối cảnh tiểu cảnh

-

Bảng danh mục các loài cây đề suất được sử dụng trong thiết kế.

-

Báo cáo thuyết minh.


iii


SUMMARY
Thesis research “Designing campus landscape of May Forestry Joint Stock
Company” was conducted in Nghia Son, Nghia Dan district, Nghe An province” the
period from 01/08/2012 to 28/02/2013.
The result:
-

Giving design ideas.

-

Completed the design drawings:
 ground status
 the overall design
 vertical face and cross-section
 overall perspective
 small landscape perspective

-

The list of suggested plants are used in the design.

-

Explanatory report.

iv



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................i
Cảm tạ ......................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................... iii
Summary .....................................................................................................iv
Mục lục ........................................................................................................ v
Danh sách các bảng.................................................................................. viii
Dang sách các hình .....................................................................................ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1. Một số khái niệm .................................................................................. 3
2.1.1. Cảnh quan .......................................................................................... 3
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan ........................................................................... 3
2.1.3. Công viên ........................................................................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4
2.2.1. Các nguyên tắc cần tuân theo khi chọn cây hoa cho vườn hay công
viên ............................................................................................................... 4
2.2.2. Một số phương pháp thiết kế bãi giữ xe ............................................ 6
2.2.2.3. Bãi giữ xe theo góc 60o ................................................................... 6
2.2.2.6. Đối với xe máy................................................................................ 7
2.3. Tổng quan về khu vực thiết kế.............................................................. 9
2.3.1. Vị trí khu đất ...................................................................................... 9
2.3.2. Hiện trạng khu đất.............................................................................. 9
2.3.2.1. Bản vẽ hiện trạng công trình ........................................................... 9
2.3.2.2. Loại hình công trình và cây xanh hiện hữu ..................................13
2.3.3. Khí hậu và thời tiết khu vực ............................................................14
2.4. Nhận định ............................................................................................15

v


Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....16
3.1. Mục tiêu ..............................................................................................16
3.2. Nội dung .............................................................................................16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................17
3.3.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................17
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................17
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu .......................................................17
3.3.4 Phương pháp thiết kế ........................................................................17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................19
4.1. Đánh giá hiện trạng .............................................................................19
4.2. Phương án phân khu chức năng công viên trong công ty ...................20
4.3. Ý tưởng thiết kế ..................................................................................21
4.4. Đề xuất hệ thống chiếu sáng trong công ty.........................................22
4.5 Đề xuất mạng lưới giao thông ............................................................23
4.5. Thuyết minh thiết kế ...........................................................................29
4.5.1. Cổng vào công ty .............................................................................29
4.5.2. Bãi giữ xe trong công ty ..................................................................31
4.5.3. Dải phân cách...................................................................................32
4.5.4. Khu trạm điện – bồn nước – kho chứa hóa chất và phân bón .........32
4.5.5. Khu văn phòng – bếp ăn – phòng nghỉ ............................................33
4.5.6. Công viên .........................................................................................36
4.5.6.1. Lối vào công viên .........................................................................36
4.5.6.2 Tiểu cảnh hồ súng – mặt trăng trong lòng cây...............................36
4.5.6.3. Tiểu cảnh cánh hoa trên mặt hồ ....................................................40
4.5.6.4. Tiểu cảnh nụ hoa ...........................................................................43
4.6. Đề xuất các chủng loại cây trồng cho khu vực thiết kế ......................46
4.6.1 Tiêu chí môi trường ..........................................................................46

4.6.2 Tiêu chí sinh học ...............................................................................46
4.6.3 Tiêu chí thẩm mỹ .............................................................................46

vi


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................49
5.1 Kết Luận...............................................................................................49
5.2 Đề nghị .................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tiêu chí cho bãi giữ xe 60o ..................................................... 6
Bảng 2.2: Tiêu chí cho chỗ đậu 1 chiếc xe máy ...................................... 8
Bảng 4.1:Danh mục đề suất những loài cây trồng .................................... 47
Bảng 4.2: Danh mục đề xuất cây bụi, dây leo, cây phủ nền ..................... 48

viii


DANG SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1 Kích thước và hình dạng bãi đậu xe 60o ........................................ 7
Hình 2.2 Bãi giữ xe máy ............................................................................... 8
Hình 2.3 Vị trí khu đất .................................................................................. 9
Hình 2.4 Bản vẽ mặt bằng công ty ............................................................... 10
Hình 2.5Bản vẽ mặt bằng trạm điện ............................................................. 11
Hình 2.6Bản vẽ mặt bằng khu đất ành cho công viên .................................. 11
Hình 2.7 Bản vẽ mặt bằng khu văn phòng – bếp ăn – phòng nghỉ ............... 11
Hình 2.8Bản vẽ mặt bằng hệ thống nhà kính trong công ty ......................... 12
Hình 2.9 Bản vẽ mặt bằng kho lạnh ............................................................. 12
Hình 2.10 Hiện trạng công trình và khu đất ................................................. 13
Hình 2.11Hiện trạng công trình và khu đất .................................................. 14
Hình 4.1Phân khu chức năng trong công viên.............................................. 20
Hình 4.2 Đèn đề xuất sử dụng trong công ty ................................................ 23
Hình 4.3 Măt bằng thiết kế - cây bụi và kích thước ..................................... 25
Hình 4.4 Mặt bằng thiết kế và cây trồng ...................................................... 26
Hình 4.5Phối cảnh tổng thể công ty góc 1 .................................................... 27
Hình 4.6Phối cảnh tổng thể công ty góc 2 .................................................... 28
Hình 4.7 Cổng vào công ty ........................................................................... 29
Hình 4.8Phối cảnh cổng vào công ty ............................................................ 30
Hình 4.9 Phối cảnh bãi giữ xe trong công ty ................................................ 31
Hình 4.10 Phối cảnh dải phân cách trong công ty ........................................ 32
Hình 4.11 Phối cảnh khu trạm điện .............................................................. 33
Hình 4.12Phối cảnh khu văn phòng – bếp ăn và phòng nghỉ ....................... 34
Hình 4.13 Phối cảnh giữa khu văn phòng và bếp ăn ....................................... 35
Hình 4.14 Lối vào công viên ........................................................................ 36
Hình 4.15 Mặt cắt qua hồ và kích thước....................................................... 37
ix



Hình 4.16Tiểu cảnh cây ôm trăng................................................................. 38
Hình 4.17Tiểu cảnh cây ôm trăng về đêm .................................................... 39
Hình 4.18Tiểu cảnh bông hoa trên mặt hồ ................................................... 41
Hình 4.19Tiểu cảnh bông hoa trên mặt hồ về đêm ....................................... 42
Hình 4.20Phối cảnh góc nhìn khi ra khỏi giàn bông giấy ............................ 43
Hình 4.21Tiểu cảnh nụ hoa ........................................................................... 44
Hình 4.22Tiểu cảnh ba nụ hoa ...................................................................... 45

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đều biết cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người và những sinh
vật khác trên hành tinh này. Trong bầu khí quyển của chúng ta khí Nitơ chiếm 78%,
Oxy chiếm 21% và 1% còn lại là các khí khác, so với lượng oxy mà con người và
các sinh vật khác trên Trái Đất cần sử dụng thì lượng oxy như thế là không đủ, vì
thế cây xanh đóng góp một lượng lớn oxy trong quá trình trao đổi khí của mình vào
lượng oxy sẵn có trong bầu khí quyển, bên cạnh đó, cây xanh còn giúp ngăn và lọc
bụi, giảm tiếng ồn, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm
không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
Ngoài ra, cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Nhiều đô thị
xanh trên Thế Giới như Australia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hà Lan,... luôn là lựa
chọn hàng đầu của du khách để du lịch, họ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho sự kết
hợp nét đẹp kiến trúc đô thị và hệ thống cây xanh trong thành phố. Tóm lại, con
người hay bất kì sinh vật nào trên Trái đất đều không thể sống mà thiếu cây xanh.
Cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người chúng ta
ngày một nhiều hơn, những nhu cầu cần thiết của con người như ăn, mặc, ở ngày
càng được chú ý, chúng ta cần thức ăn ngon hơn, chất lượng hơn, quần áo đẹp hơn,

lạ hơn, chỗ ở tiện nghi hơn, thoải mái hơn và nơi làm việc cũng phải đáp ứng những
nhu cầu về thẩm mĩ và cảnh quan nhất định. Trung bình người Việt Nam làm việc
ngày 8 tiếng, 1 tuần 6 ngày là 48 tiếng, và 1 năm sẽ là 2496 tiếng, khoảng thời gian
chúng ta gắn bó với công ty - nơi chúng ta làm việc không phải là ít. Công nhân
viên không phải chỉ là công cụ để người chủ kiếm tiền, trên hết, họ là con người, họ
cũng có những nhu cầu cần thiết của một con người, và đối với một con người thì
yếu tố tinh thần là không thể thiếu, một môi trường làm việc trong lành cùng với
cảnh quan đẹp sẽ tạo cảm hứng và niềm vui, giúp công nhân viên thêm gắn bó với
công ty và có nhiều đóng góp tích cực hơn cho công ty. Đối với một công ty, cảnh
1


quan không chỉ là yếu tố cần thiết cho nhu cầu thư giãn của công nhân viên mà nó
còn là diện mạo, bộ mặt của công ty. Cảnh quan đẹp giúp công ty để lại ấn tượng tốt
cho khách hàng trong lần giao dịch này cũng như những lần giao dịch sau. Chính vì
những lý do đó tạo nên sự cần thiết của cảnh quan trong công ty – môi trường làm
việc của rất nhiều người.
Công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm là một công ty có quy mô rộng lớn,
diện tích tổng thể là khoảng 17000m2công ty hiện nay còn trống một khoảng đất với
diện tích tầm khoảng 7000m2 (4750m2 công viên và 2500m2 khuông viên quanh
công trình xây dựng), với diện tích trống rộng như thế, thiết thấy sự cần thiết của
kiến trúc cảnh quan đối với bộ mặt công ty cũng như những công nhân làm việc tại
đây, công ty quyết định sử dụng phần đất trống này để tạo ra những cảnh quan đẹp
mắt, phối hợp hài hòa tạo ra môi trường làm việc trong lành, thư thái và trở thành
công ty tiềm năng cho những đối tác muốn đầu tư lâu dài.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết của công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm và
chủ đầu tư tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện tốt đề tài này.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Cảnh quan
Cảnh quan bao gồm các tính năng có thể nhìn thấy một vùng đất, bao gồm cả
các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, yếu tố nước như sông, hồ, ao, biển, các
yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa,yếu tố con người bao
gồm cả các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc, và các yếu
tố tạm thời như ánh sáng và các điều kiện thời tiết.
Kết hợp của cả nguồn gốc vật lý và yếu tố con người, cảnh quan được tạo ra
qua nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản ánh con người và bản sắc địa phương của
mỗi vùng. Cảnh quan, tính cách và chất lượng sống của họ, giúp tự xác định hình
ảnh của một khu vực và phân biệt nó với các vùng khác. Đó là khung cảnhsinh động
của cuộc sống của con người.
Trái Đất có một phạm vi rộng lớn của cảnh quan bao gồm cả những phong
cảnh băng giá của vùng cực, cảnh quan núi, cảnh quan sa mạc khô cằn rộng lớn, hải
đảo, cảnh quan ven biển, cảnh quan rừng bao gồm rừng phương bắc, rừng mưa
nhiệt đới và cảnh quan nông nghiệp của cả vùng ôn đới và nhiệt đới .
Cảnh quan có thể được xem xét qua các khía cạnh cụ thể sau: cảnh quan
mang tính nghệ thuật, cảnh quan văn hoá, sinh thái cảnh quan, quy hoạch cảnh
quan, đánh giá cảnh quan và thiết kế cảnh quan.
2.1.2 Kiến trúc cảnh quan
Thiết kế cảnh quan tập trung vào sự kết hợp với quy hoạch cảnh quan của
một tài sản hay khu vườn được thiết kế cụ thể gồm các yếu tố cảnh quan và thực vật
3


bên trong nó. Các thành phần như tính thực tiễn, thẩm mỹ, vườn, môi trường bền
vững được bao gồm trong thiết kế cảnh quan. Nó thường được chia thành thiết kế

phần khung và thiết kế phần mềm. Thiết kế cảnh quan thường xuyên phối hợp với
các ngành liên quan như kiến trúc và địa lý, đất và công trình dân dụng, khảo sát,
hợp đồng cảnh quan, thực vật học và các vật trang trí dùng trong cảnh quan. Dự án
thiết kế có xu hướng tập trung vào thiết kế cảnh quan –sáng tác nghệ thuật và sử
dụngđồ trang trí, sự khéo léo và chuyên môn làm vườn, và nhấn mạnh chi tiết công
trình, trong kiến trúc cảnh quan - trọng tâm là quy hoạch đô thị, thành phố và công
viên trong khu vực, cảnh quan nhà dân và doanh nghiệp, dự án quy mô lớn liên
ngành, và người quản lý đến các nhà thầu sau khi hoàn thành thiết kế.Có sự pha trộn
giữa tài năng và kỹ năng, tùy thuộc vào việc được giáo dục, cấp phép, và kinh
nghiệm của bản thân nhà thiết kế. Cả nhà thiết kế cảnh quan và kiến trúc sư cảnh
quanđều thiết kế cảnh quan.
2.1.3Công viên
Không gian vườn – công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là
khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ ngơi – giải
trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức các lễ hội truyền thống và hiện đại
mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn. Đồng thời công
viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho con
người và góp phần vào việc xây dựng bộ mặt đô thị và nông thôn. (Hàn Tất Ngạn,
1996).
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1Các nguyên tắc cần tuân theo khi chọn cây hoa cho vườn hay công viên
Nguyên tắc quần lạc: thực vật trên trái cây dược hình thành theo hệ thống các
quần lạc thực vật. Có nghĩa là thực vật sinh trưởng có ảnh hưởng tương hổ lẩn nhau,
bao gồm những thành phần nhất định. Cây cỏ hoa theo nguyên tắc này bị chi phối
theo quy luật nhất định. Nếu vận dụng đúng sẽ tạo cho bố cục công viên
Nguyên tắc sinh thái: (sinh thái là khoa học về khoa học quan hệ của thực vật
với môi trường chung quanh) hình thái của mỗi loại cây phản ánh điều kiện sinh

4



trưởng của loài đó trong môi trường mà nó đang sống. Vì vậy, trong một bố cục cây
cỏ hoa phản ánh được tính thông nhất của các các hình thái ngoài thực vật, điều
kiện sống của chúng thì xem như đạt được sự hài hòa thống nhất về thẩm mỹ cây
trồng
Nguyên tắc cấu tạo ngoài: (hài hòa về hình dáng và màu sắc bên ngoài) cơ sở
của nguyên tắc này là sự giống nhau sự hài hòa, cân đối của hình dáng bên ngoài,
cách sắp xếp và màu sắc các yếu tố của cây. Việc chọn cây cỏ hoa cho bố cục công
viên căn cứ vào nguyên tắc này sẽ biểu hiện được tính chất đặc biệt của cấu trúc
cây, lột tả dược hết vẻ đẹp riêng của từng loại.
Nguyên tắc cùng huyết thống: nguyên tắc này biểu hiện thực vật có nhiều
điểm chung về hình dáng tán, tính chất phân cành, hình dáng thân, cấu tạo vỏ, thân,
cành,… Tận dụng nguyên tắc này có thể phối hợp nhiều loại một cách hài hòa. Ví
dụ: rừng thông gồm nhiều loại thông, rừng bạch đàn gồm nhiều loại bạch đàn như
bạch đàn trắng, bạch đàn chanh, bạch đàn lá liễu…
Nguyên tắc phối kết cây: vận dụng các nguyên tắc nêu trên để chọn loại chủ
yếu. Phối kết thành khóm theo quy mô chiều cao, hình dáng. Đặc biệt lưu ý sinh
thái cây trồng. Phối kết cây xanh lá quanh năm với cây rụng lá để tạo cảnh thay đổi
theo các màu khác nhau
Điểm lưu ý:
- Cần thận trọng khi phối kết cây có cấu trúc độc đáo để bảo đảm hoài hòa bố

cục chung.
- Cây độc lập cần cách xa các cây khác để biểu hiện được trọn vẹn vẻ đẹp của

dáng.
- Cây, cỏ, hoa dựa vào bố cục cần chú ý tỷ lệ phù hợp với các yếu tố chung

quanh.
- Cần nắm chặc thời gian sinh trưởng và phát triển của cây (cây khi còn non,


cây lúc trưởng thành, phát triển đầy đủ nhất)
- Trong một bố cục nhất định, các cây trồng cần phù hợp với nhau về thời

gian sống

5


- Trong một khóm cây không nên dung nhiều loại quá (tối đa 3 loại)
- Để giảm mức độ chăm sóc tốn kém, trường hợp thật cần thiết mới dùng

biện pháp môi trường nhân tạo. Tốt nhất là tạo các cây trồng cùng một điều kiện
sống như nhau…
(Nguyễn Thanh Thủy, 1980)
2.2.2Một số phương pháp thiết kế bãi giữ xe
Khu vực đỗ xe có nhiều cách thiết kế khác nhau.Chỗ đậu xe song song,
vuông góc, hoặc góc cạnh (30, 45, hoặc 60o) trong chỗ đậu xe, hoặc lối đi.Một yếu
tố phổ biến trong số những bố trí bãi đậu xe khác nhau là kích thước của không gian
đậu xe.Bãi đậu xe ô tô không gian tiêu chuẩn tối thiểu phải là dài 6 m và rộng 2,75
m.Chiều rộng lối đi khác nhau dựa trên các góc độ lựa chọn và tính chấtbãi đậu xe
là một hoặc hai chiều. Lối đi hai chiều nên có tối thiểu rộng 7 m.
Khu vực yêu cầu của mỗi cấu hình đậu xe sẽ khác nhau. Như một quy luật
chung, gần gũi hơn với vuông góc, các phương tiện có thể được đậu trên mỗi mét
tuyến tính. Bãi đậu xe vuông góc, hoặc 90o, chứa 82 xe mỗi 100 m tuyến tính, chỉ ít
hơn 40 xe so với bãi giữ xe 30o. Dưới đây là thuận lợi và bất lợi của phương pháp
bãi giữ xe 60o
2.2.2.3 Bãi giữ xe theo góc 60o
Cấu hình khu vực đậu xe này là lý tưởng cho việc quay vòng nhanh chóng
hoặc được sử dụng chủ yếu là ngắn hạn. Cấu hình này thường bù đắp những khó

khăn của các mô hình lưu thông không hiệu quả và lối đi một chiều. Kích thước tiêu
chuẩn cho cấu hình này là:
Bảng 2.1: Tiêu chí cho bãi giữ xe 60o
Tiêu chí

Kích thước (m)

Chiều rộng chỗ đậu xe

2.75

Chiều dài chỗ đậu xe

6

Lối đi 1 chiều

5.5

Tổng chiều rộng 2 làn cộng chiều rộng lối đi

16.5

6


Hình 2.1: Kích thước và hình dạng bãi đậu xe 60o
Ưu điểm:
● Dễ dàng vận động trong và ngoài chỗ đậu xe
● Tầm nhìn tốt

● Tự tạo cho chính nó lối đi một chiều hoặc hai chiều
● Cấu hình bãi đậu xe ngắn hạn phổ biến nhất
Nhược điểm:
● Yêu cầu vỉa hè nhiều hơn cho mỗi chiếc xe với cấu hình vuông góc
● Xử lý xe ít hơn cho mỗi mét tuyến tính
2.2.2.6 Đối với xe máy
Nhiều khu vực đỗ xe được thiết kế và xây dựng với mối quan tâm ít ỏi đến
xe máy và nhu cầu cần thiết của nó.Ký túc xá, nhà hàng ăn uống, các cơ sở giải trí
lớn, và các câu lạc bộ là một trong số các cơ sở mà có thể yêu cầu chỗ đậu xe
máy.Thay vì sử dụng không gian trống còn lại cho những nhu cầu này, các nhà thiết
kế nên tính đến khu vực đỗ xe cho xe máy sớm trong dự án.Tham khảo ý kiến với
các nhà quản lý cơ sở để xác định các nhu cầu chỗ đậu xe máy.Vì xe máy thường sử
dụng chân chống để đứng khi đậu xe nên phải cung cấp một bề mặt cứng như bê
7


tông để đảm bảo sự ổn định và giảm thiểu khả năng thiệt hại vỉa hè trong những
tháng hè hoặc nơi có khí hậu ấm áp. Một số kích thước tiêu chuẩn của xe đối với xe
máy là:
Bảng 2.2: Tiêu chí cho chỗ đậu 1 chiếc xe máy
Tiêu chí

Kích thước (m)

Chiều rộng chỗ đậu xe

1.5

Chiều dài chỗ đậu xe


2.5

Hình 2.2: Bãi giữ xe máy
(nguồn: Internet)

8


2.3 Tổng quan về khu vực thiết kế
2.3.1 Vị trí khu đất
Công ty cổ phần Lâm Nghiệp Tháng Năm trực thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hình 2.3: Vị trí khu đất (nguồn chụp từ google)
2.3.2. Hiện trạng khu đất
2.3.2.1. Bản vẽ hiện trạng công trình

9


10


Hình 2.5:
2 bản vẽẽ mặt bằngg trạm điện

Hình
h 2.6: bản vẽ mặt bằn
ng khu đất ành cho côông viên


Hình 2.7: Bản vẽ mặặt bằng khu
u văn phònng – bếp ănn – phòng nghỉ

11


Hình 2.8:
2 bản vẽ mặt bằng hệ
h thống nhà
n kính troong công ty
y

v mặt bằngg kho lạnh
Hình 2.9: Bản vẽ
ng Năm nằm
m theo hướ
ớng Tây Bắc
B - Đôngg
Côngg ty cổ phầần Lâm Ngghiệp Thán
N
Nam,
công ty
t nằm gầnn tuyến đườ
ờng cao tố
ốc Hồ Chí Minh,
M
từ côông ty có 2 hướng rẽẽ
đii đến Tân Kỳ
K và Thaanh Hóa, trrong khu vực
v công tyy thì có thhể đi đến Block

B
A vàà

12


Block C. Công ty được phân thành năm khu chức năng bao gồm khu vực dành cho
công viên và bãi giữ xe; khu vực chứa trạm điên – bồn nước – thùng dầu và kho
chứa phân bón, chất hóa học; khu nhà điều hành (gồm văn phòng, bếp ăn và phòng
nghỉ); kho lạnh và hệ thống nhà kính. Toàn thể công tycó diện tích khoảng 17000
m2, bao gồm 4750 m2 diện tích công viên, 1800.2 m2 khu vực trạm điện, 2525.5m2
diện tích khuông viên khu nhà điều hành, 3321.2 m2 diện tích kho lạnh và 4099.8
m2 diện tích nhà kính.
2.3.2.2. Loại hình công trình và cây xanh hiện hữu
- Các nhà xưởng, văn phòng đang được xây dựng
- Đất công viên đã được san lấp và đổ nền
- Do công trình đã được đổ nền và san lấp nên hiện chỉ còn 1 ít cỏ dại và vài
bụi cây nhỏ.
- Hệ thống giao thông vẫn đang được hoàn thiện, hiện tại là đường đất.

Hình 2.10: Hiện trạng công trình và khu đất

13


Hình 2.11: hiện trạng công trình và khu đất
2.3.3 Khí hậu và thời tiết khu vực
- Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Khí
hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, chiều Đông - Tây và theo độ cao của địa
hình.

- Hằng năm, Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú với tổng
bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm.
- Tổng nhiệt độ trong năm hơn 8.5000C.
- Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.500-1.700 giờ.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,90C, cao nhất là 430C và thấp nhất
là 200C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000 mm.
- Về chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa
lạnh. Tháng lạnh nhất là tháng 1 do chịu ảnh hưởng của đới khí hậu á đới và gió
mùa Đông Bắc, tháng nóng nhất là tháng 7 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang
hiệu ứng phơn làm nhiệt độ tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

14


×