Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
WWXX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST
GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT
HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH

SVTH:

Phạm Thị Kim Anh

GVHD:

TS. Ngô An

Ngành:

QLMT & DLST

Niên khóa:

2010 – 2014

Tp.HCM, 1/2013


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN
VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ –


XA MÁT HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH

Tác giả

PHẠM THỊ KIM ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ NGÔ AN

Tháng 1 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG

WWWXXX

VÀ TÀI NGUYÊN
WWWXXX

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Khoa:

Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ KIM ANH
MSSV: 10157008
Niên khó a:

2010 – 2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tà i:
“Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng
tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”
2. Nội dung KLTN:
Sinh viên phả i thực hiê ̣n cá c yêu cầ u sau đây :
-

Khảo sát hiện trạng tài nguyên DLST, môi trường, đời sống và giá trị văn hóa của
cộng đồng vùng đệm VQG Lò Gò – Xa Mát.

-

Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển DLSTCĐ.

-


Đề xuất các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư vào hoạt động
DLST.

-

Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST.

3. Thời gian thực hiện: Từ 07/2013 đến 11/2013
4. Họ và tên GVHD: TS. NGÔ AN
Chức vụ: Giảng viên
Nội dung và yêu cầu thực hiện được thông qua bởi Khoa và Bô ̣ Môn .
Ngày …..tháng…..năm 2013
Ngày …..tháng…năm 2013
Ban chủ nhiê ̣m khoa
Giảng viên hướng dẫn

TS. Ngô An
i


LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, những tháng
ngày thực tập tại VQG Lò Gò – Xa Mát đã cung cấp cho Tôi những kinh nghiệm, những
kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM nói
chung, thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP. HCM nói
riêng đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang
vững bước vào đời.
Tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy Ngô An, người đã truyền dạy cho Tôi
những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và hướng dẫn Tôi

hoàn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn đến tập thể lớp DH10DL, những người bạn luôn bên cạnh Tôi trong
khoảng thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý VQG Lò Gò – Xa Mát đặc biệt là anh Phạm Xuân Thành,
anh Trương Văn Thạch đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Và cuối cùng, Tôi xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, dìu dắt và dõi theo bước Tôi để
tôi có được ngày hôm nay.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người luôn thành công!
Tp.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2013

Phạm Thị Kim Anh

ii


TÓM TẮT
Phạm Thị Kim Anh, Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường đại học Nông Lâm
Tp.HCM. Đề tài: “Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với
cộng đồng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” được
tiến hành tại VQG Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh, từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013
Với các nội dung:
-

Khảo sát hiện trạng tài nguyên DLST, môi trường, đời sống và giá trị văn hóa của
cộng đồng vùng đệm VQG Lò Gò – Xa Mát

-

Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển DLSTCĐ


-

Đề xuất các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư vào hoạt động
DLST

-

Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST

Kết quả thu được:
-

Nắm bắt được sinh kế, đặc điểm của cộng đồng dân cư vùng đệm: sống chủ yếu
dựa vào nông nghiệp, trồng trọt và làm thuê theo mùa vụ, có phong tục tập quán
đặc sắc; trình độ dân trí còn thấp.

-

Về tiềm năng của vùng đệm và VQG để phát triển DLSTCĐ: tài nguyên tự nhiên
đa dạng, phong phú; tài nguyên nhân văn độc đáo, hấp dẫn;Cộng đồng vùng đệm
có phong tục tập quán phong phú và đặc sắc, đặc biệt là cộng đồng Khmer hiền
hòa và mến khách. Họ sẵn sàng tham gia vào hoạt động DLST để cải thiện kinh tế
gia đình. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ chưa cao, cần phải được huấn
luyện và đào tạo

-

Hiện trạng môi trường tại VQG chưa bị ô nhiễm thuận lợi để phát triển du lịch


-

Đề ra các giải pháp gắn kết cộng đồng vào hoạt động DLST.

-

Về xây dựng và thiết kế các hình thức tham gia của cộng đồng: dựa trên tiềm năng
của địa phương, đặc điểm đời sống và sản xuất tác giả đưa ra các loại hình như:
dẫn đường, biễu diễn văn nghệ, sản xuất đồ lưu niệm, cung cấp dịch vụ vận
chuyển, phục vụ món ăn truyền thống…
iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................... 4
2.1 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG ..................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm cộng đồng ....................................................................................... 4
2.1.2 Du lịch sinh thái ............................................................................................... 5

2.1.3 Du lịch cộng đồng............................................................................................ 5
2.1.4 Quan điểm về DLSTCĐ .................................................................................. 6
2.1.5 Phân biệt DLST và DLCĐ............................................................................... 7
2.1.6 Đặc điểm và lợi ích của DLSTCĐ ................................................................... 7
2.1.6.1 Đặc điểm ................................................................................................ 7
2.1.6.2 Lợi ích .................................................................................................... 8
2.1.7 Một số mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng trên thế giới
và ở Việt Nam ........................................................................................................... 9
2.1.7.1 Trên thế giới ........................................................................................... 9
2.1.7.2 Ở Việt Nam .......................................................................................... 11
iv


2.2 TỔNG QUAN VỀ VQG LÒ GÒ – XA MÁT ........................................................ 21
2.2.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 21
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22
2.2.2.1 Địa hình, địa mạo ................................................................................. 22
2.2.2.2 Địa chất ................................................................................................ 22
2.2.2.3 Thổ nhưỡng .......................................................................................... 23
2.2.2.4 Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 23
2.2.3 Điều kiện nhân sinh - kinh tế - xã hội ........................................................... 25
2.2.3.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động .................................................... 25
2.2.3.2 Tình hình y tế - giáo dục ...................................................................... 26
2.2.4 Các phân khu chức năng ................................................................................ 28
2.2.5 Cơ cấu tổ chức của VQG ............................................................................... 29
2.2.6 Giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn .................................................... 29
2.2.6.1 Tài nguyên thực vật.............................................................................. 29
2.2.6.2 Tài nguyên động vật ............................................................................. 30
2.2.6.3 Tài nguyên nhân văn ............................................................................ 31
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 33

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 33
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 33
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 33
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 33
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................... 34
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 35
3.2.5 Phương pháp phân tích SWOT ...................................................................... 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 37
4.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG VƯỜN
QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT................................................................................... 37
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 37
v


4.1.2 Tài nguyên nhân văn...................................................................................... 45
4.1.3 Hiện trạng môi trường ................................................................................... 47
4.1.3.1 Chất thải rắn ......................................................................................... 47
4.1.3.2 Không khí và tiếng ồn .......................................................................... 47
4.1.3.3 Chất lượng nước ................................................................................... 49
4.1.3.4 Sức chứa ............................................................................................... 52
4.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA .... 53
4.2.1 Cơ sở pháp lý hoạt động DLST VQG Lò Gò – Xa Mát ................................ 53
4.2.2 Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng........................................... 53
4.2.2.1 Nhiệm vụ và chức năng ....................................................................... 53
4.2.2.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 54
4.2.3 Hiện trạng DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát ................................................. 55
4.2.3.1 Cơ sở vật chất ....................................................................................... 55
4.2.3.2. Hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc ............................ 57
4.2.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ DLST .......................................................... 57
4.2.3.4. Các tuyến DLST VQG Lò Gò – Xa Mát ............................................ 58

4.2.3.5. Lượng khách du lịch đến với VQG..................................................... 60
4.2.3.6. Doanh thu từ hoạt động du lịch ........................................................... 61
4.2.3.7. Công tác quản lý du lịch ..................................................................... 61
4.2.3.8. Giáo dục môi trường ........................................................................... 62
4.3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLSTCĐ Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT
....................................................................................................................................... 63
4.3.1 Hiện trạng các dịch vụ tham gia và các hình thức tổ chức cộng đồng liên quan
đến du lịch của VQG Lò Gò – Xa Mát ................................................................... 63
4.3.2 Hiện trạng đời sống cộng vùng đệm VQG .................................................... 64
4.3.2.1 Hiện trạng nhà ở ................................................................................... 64
4.3.2.2 Lao động, mức sống và thu nhập ......................................................... 64
4.3.3 Giá trị văn hóa ............................................................................................... 64
vi


4.3.3.1 Tôn giáo, tín ngưỡng ............................................................................ 64
4.3.3.2 Lễ hội ................................................................................................... 65
4.3.3.3 Nghề thủ công ...................................................................................... 67
4.3.3.4 Món ăn truyền thống ............................................................................ 68
4.3.4 Tiềm năng về nguồn nhân lực ....................................................................... 68
4.3.5 Đánh giá tiềm năng phát triển DLST gắn với cộng đồng ở VQG Lò Gò – Xa
Mát. ......................................................................................................................... 70
4.3.5.1 Nhận thức của cộng đồng về DLST ..................................................... 70
4.3.5.2 Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng ................ 73
4.3.5.3 Các dịch vụ mà cộng đồng có mong muốn cung cấp cho KDL khi tham
gia hoạt động DLST ......................................................................................... 74
4.3.5.4 Sự ủng hộ của chính quyền địa phương ............................................... 75
4.3.5.5 Những khó khăn và thuận lợi của cộng đồng khi tham gia vào hoạt
động DL của Vườn quốc gia ............................................................................ 75
4.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀO

HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG LÒ GÒ - XA MÁT................................................... 77
4.4.1 Định hướng phát triển DLST gắn với cộng đồng tại VQG Lò Gò – Xa Mát.77
4.4.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong gắn kết cộng đồng
vào phát triển DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát ..................................................... 77
4.4.3 Kết quả phân tích SWOT trong gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt
động DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát ................................................................... 79
4.4.4 Đề xuất các giải pháp cụ thể để gắn kết cộng đồng dân cư vào hoạt động
DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát ............................................................................ 82
4.4.4.1 Tổ chức................................................................................................. 82
4.4.4.2 Xúc tiến du lịch .................................................................................... 84
4.4.4.3 Quản lý, giám sát ................................................................................. 84
4.4.4.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách ................... 85
4.4.4.5 Tăng cường năng lực cho cộng đồng ................................................... 86
vii


4.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT
ĐỘNG DLST ................................................................................................................ 87
4.5.1 Dẫn đường ..................................................................................................... 88
4.5.2 Biễu diễn văn nghệ ........................................................................................ 88
4.5.3 Sản xuất đồ lưu niệm ..................................................................................... 88
4.5.4 Phục vụ món ăn truyền thống ........................................................................ 89
4.5.5 Cung cấp dịch vụ vận chuyển ........................................................................ 89
Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................................. 91
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 91
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 94
PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL:

Ban quản lý

CBVC – LĐ

Cán bộ viên chức lao động

CQĐP:

Chính quyền địa phương

CTR:

Chất thải rắn

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

DLCĐ:

Du lịch cộng đồng

DLST:

Du lịch sinh thái


DLSTCĐ:

Du lịch sinh thái cộng đồng

GDMT:

Giáo dục môi trường

HDV:

Hướng dẫn viên

HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBVSTB:

Khu bảo vệ sinh thái biển

KDL:


Khách du lịch

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SPDL:

Sản phẩm du lịch

SWOT:

The Strength – Weakness – Oppurtunity – Threat Matrix

UBND:

Ủy ban nhân dân

VHTTDL:

Văn hóa thể thao du lịch

VQG:

Vườn quốc gia
ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VQG Lò Gò – Xa Mát .................................................. 29
Hình 4.1: Rừng thay lá trên đất thấp ............................................................................... 42
Hình 4.2: Trảng cỏ ngập nước theo mùa ......................................................................... 42
Hình 4.3: Cây nấp ấm ...................................................................................................... 43
Hình 4.4: Trảng cây nhân trần ......................................................................................... 43
Hình 4.5: Hoa nghệ rừng .............................................................................................. 43
Hình 4.6: Cây vên vên ..................................................................................................... 43
Hình 4.7: Rừng khộp ....................................................................................................... 43
Hình 4.8: Vọc chà vá chân đen ...................................................................................... 44
Hình 4.9: Cu li nhỏ .......................................................................................................... 44
Hình 4.10: Mèo rừng .................................................................................................... 44
Hình 4.11: Gà Lôi hông tía .............................................................................................. 44
Hình 4.12: Già đẫy Giava ............................................................................................. 44
Hình 4.13: Cá hường ....................................................................................................... 44
Hình 4.14: Ban tuyên huấn ............................................................................................ 46
Hình 4.15: Thông tấn xã giải phóng ................................................................................ 46
Hình 4.16: Đài phát thanh Giải phóng............................................................................. 46
Hình 4.17: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng ....... 54
Hình 4.18: Bản đồ quy hoạch DLST VQG Lò Gò – Xa Mát .......................................... 60
Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện hoạt động kinh kế của cộng đồng ...................................... 64
Hình 4.20: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tổ chức các lễ hội ở địa phương mà
cộng đồng sinh sống ........................................................................................................ 65
Hình 4.21: Biểu đồ thể hiện ý kiến về nghề thủ công truyền thống của cộng đồng khi được
khảo sát ............................................................................................................................ 67
Hình 4.22: Cơ cấu dân số 3 xã vùng đệm theo khảo sát (Đơn vị: Người) ...................... 70
Hình 4.23: Biểu đồ thể hiện nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ .............................. 71
x


Hình 4.24: Nhận thức của KDL về DLST cộng đồng ..................................................... 71

Hình 4.25: Biểu đồ thể hiện mức độ sẵn lòng tham gia vào hoạt động DLST của cộng
đồng ................................................................................................................................. 73
Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện mong muốn được tham gia vào một tour DLST do cộng đồng
tổ chức của du khách ....................................................................................................... 73
Hình 4.27: Mong muốn cung cấp dịch vụ khi tham gia vào hoạt động DLST. .............. 74
Hình 4.28: Mô hình quản lí DLSTCĐ ở VQG Lò Gò - Xa Mát ..................................... 83

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thời gian khảo sát ........................................................................................... 34
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp phân tích SWOT ..................................................................... 35
Bảng 4.1: Danh sách các loài quý hiếm có ở VQG Lò Gò - Xa Mát .............................. 39
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí ......................................................... 48
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt .......................................................... 49
Bảng 4.4: Kết quả so sánh với quy chuẩn ....................................................................... 50
Bảng 4.5: Kết quả phân tích – so sánh ............................................................................ 51
Bảng 4.6: Chiến lược dự kiến khai thác nguồn khách trên các tuyến du lịch về Tây Ninh
......................................................................................................................................... 58
Bảng 4.7: Lượng khách đến với VQG............................................................................. 60
Bảng 4.8: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc gắn kết cộng đồng vào
hoạt động DLST tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ..................................................... 78
Bảng 4.9: Đề xuất các giải pháp gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST tại
VQG Lò Gò – Xa Mát ..................................................................................................... 79

xii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ qua tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là loại hình du lịch có khả năng phát triển bền vững với
đặc trưng là dựa vào thiên nhiên, có kèm theo giáo dục và diễn giải môi trường thiên
nhiên, có quản lý để bảo tồn sinh thái bền vững.
Theo tổ chức du lịch thế giới, ngày nay trên 80% du khách đi du lịch nhằm mục
đích hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, các giá trị văn hóa độc đáo và
khác biệt với nền văn hóa dân tộc họ. Họ muốn tự mình khám phá thiên nhiên, xem,
thưởng thức các giá trị văn hóa giàu bản sắc, sống động trong cuộc sống hằng ngày của
cộng đồng.
Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nước có tính đa
dạng sinh học cao, đặc biệt là các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia và các khu bảo
tồn thiên nhiên. Không chỉ có hệ động thực vật đa dạng, cảnh quan đẹp, hoang sơ. Việt
Nam còn có một nền văn hoá hết sức đặc sắc, là kết tinh của 54 dân tộc anh em qua hàng
nghìn năm.
Tuy nhiên, để phát triển loại hình DLST một cách bền vững không thể không gắn
kết với yếu tố cộng đồng, vì thế khái niệm “Du lịch sinh thái cộng đồng” được sử dụng
để đề cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý và phát triển du lịch sinh
thái
Các hình thức du lịch sinh thái cộng đồng thường thấy ở nước ta như : du lịch
homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng cộng đồng bản địa, tham quan
1


các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của cộng đồng bản địa, tham quan nghiên
cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn
La, VQG Cát Bà, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An, v.v. Trong những năm gần đây, số
du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở
Việt Nam ngày càng tăng, nhưng vẫn thường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài

bản và chưa đi vào thực chất. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ
mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận
thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của
cộng đồng bản địa.
Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, có sự đa dạng
sinh học cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Ngoài ra còn có tiềm năng rất lớn về cảnh
quan thiên nhiên các bàu, trảng ngập nước theo mùa. Bên cạnh đó, ở vùng đệm Vườn
quốc gia Lò Gò – Xa Mát có những Phum, Sóc tiêu biểu cho dân tộc Khmer thân thiện
hiền hòa và mến khách. Hơn thế nữa hằng năm còn có các lễ hội truyền thống độc đáo
như: Lễ cúng trăng, Lễ Chol chnam thmay...làm tăng sức hấp dẫn với du khách.
UBND tỉnh Tây Ninh cũng như BQL VQG đã có những nỗ lực trong công tác bảo
tồn. Tuy nhiên, VQG Lò Gò – Xa Mát cũng đang chịu những áp lực rất lớn từ các cộng
đồng sống xung quanh cũng như các hoạt động phát triển trong khu vực. Cuộc sống của
cộng đồng ở vùng đệm còn gặp nhiều khó khăn, họ chưa thực sự tham gia vào những nỗ
lực bảo tồn chung của Vườn.
Trước các điều kiện khách quan này, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở đây là hết sức đúng đắn,
thiết thực. Việc tiến hành Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với
cộng đồng là một hướng đi mới, không chỉ giải quyết hài hòa các vần đề cấp thiết đặt ra
mà còn nâng cao đời sống dân cư, giảm áp lực lên tài nguyên, bảo tồn các giá trị văn hóa,
đa dạng sinh học của VQG Lò Gò - Xa Mát

2


Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại VQG Lò Gò – Xa Mát huyện tân Biên,
tỉnh Tây Ninh” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:

-

Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển DLST gắn với cộng đồng tại Vườn

quốc gia Lò Gò – Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Mục tiêu cụ thể:
-

Khảo sát đời sống và giá trị văn hóa hiện nay của cộng đồng vùng đệm

VQG Lò Gò – Xa Mát
-

Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển DLST gắn với cộng đồng tại

vùng đệm và VQG Lò Gò – Xa Mát.
-

Đề xuất các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư vào hoạt

động DLST
-

Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-

Tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát


-

Cộng đồng sống trong vùng đệm VQG (thuộc 3 xã: Tân Lập, Tân Bình, Hòa

Hiệp của huyện Tân Biên)
-

Ban quản lý vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

-

Chính quyền địa phương

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian:
-

Phạm vi của đề tài này được giới hạn trong địa bàn khu vực VQG Lò Gò –

Xa Mát và 3 xã vùng đệm: Hòa Hiệp, Tân Lập, Tân Bình của VQG.
Phạm vi thời gian:
-

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 7/2013 – 11/2013
3


Chương 2
TỔNG QUAN


2.1 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
2.1.1 Khái niệm cộng đồng
Khái niệm cộng đồng được diễn giải bằng nhiều cách khác nhau tùy theo lĩnh vực
nghiên cứu. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, cộng đồng được hiểu là những nhóm người,
được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp
(phường, hội nghề, câu lạc bộ,…), theo huyết thống ( dòng họ, chi họ,…), theo khu vực
địa lý ( làng, thôn, xóm, ấp,…), theo hệ thống quyền lực ( Đảng, chính quyền,…), theo tổ
chức đoàn thể ( phụ nữ, phụ lão, thanh niên,…), theo sở thích ( câu lạc bộ thơ, cờ tướng,
văn nghệ,…). Cộng đồng cũng được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ
chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho
cuộc sống hằng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lý xác định,
có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.
Cộng đồng là tập hợp một nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử
dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Hay hiểu một cách ngắn gọn theo Harper
(2001) thì “cộng đồng” bao hàm các tính chất sau: phổ biến, công khai, có tính đại diện và
được chia sẽ bởi số đông hoặc tất cả.
x Cộng đồng bản địa
Công ước 169 của ILO định nghĩa về cộng đồng và bộ tộc bản địa là “những người
có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân biệt họ với các bộ phận khác của một
cộng đồng quốc gia, và địa vị của họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục
hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ đặc biệt hay quy định của riêng họ”.
4


(Nguồn: Trích dẫn bởi Lê Trương Ngọc Hân, 2011)
2.1.2 Du lịch sinh thái
Theo IUCN, DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các
điểm tự nhiên ít bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hữu, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những
tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo lợi ích cho những cộng đồng địa

phương tham gia tích cực.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát
triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững.
DLST còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau:
-

Du lịch thiên nhiên

- Du lịch bản xứ

-

Du lịch dựa vào thiên nhiên

- Du lịch có trách nhiệm

-

Du lịch môi trường

- Du lịch nhạy cảm

-

Du lịch đặc thù


- Du lịch nhà tranh

-

Du lịch xanh

- Du lịch bền vững

-

Du lịch thám hiểm
(Nguồn: Trang 22, Ngô An, 2010, Tài liệu môn học du lịch sinh thái, Tp.HCM)

2.1.3 Du lịch cộng đồng
DLCĐ là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi trường và văn
hóa xã hội. DLCĐ do cộng đồng sở hữu và quản lý vì cộng đồng đồng thời cho phép du
khách nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống thường ngày của họ.
DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo
trong môi trường cộng đồng. Sáng kiến DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia
5


của cộng đồng địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một
phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Đồng thời DLCĐ
khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên
nhiên. DLCĐ không nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thay vào đó,
loại hình này quan tâm nhiều hơn đến tác động của du lịch đối với cộng đồng và môi
trường. DLCĐ xuất phát từ chiến lược phát triển cộng đồng, sử dụng du lịch như một
công cụ để củng cố tổ chức cộng đồng thông qua sự tham gia rộng rãi của họ.
(Nguồn: Trang 100, Ngô An, 2010, Tài liệu môn học du lịch sinh thái, Tp.HCM)

2.1.4 Quan điểm về DLSTCĐ
DLSTCĐ là loại hình du lịch tự nhiên giúp thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển bền
vững, kế hoạch này sau đó đã được mở rộng “ không chỉ mang lại lợi ích cho bảo tồn và
CQĐP mà còn hỗ trợ cho các chủ trương dân chủ và quyền của con người”
DLSTCĐ là một hình thức DLST mà cộng đồng có được sự điều hành và tham gia
vào việc quản lý và phát triển nó, phần lớn lợi nhuận thu được sẽ phục vụ cho lợi ích của
cộng đồng địa phương.
Theo WWF (2001), DLSTCĐ là sự kết hợp giữa DLST và DLCĐ. DLSTCĐ do
cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi
trường. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng. Đối với du lịch đại chúng, các hoạt động viếng thăm sẽ
được tiếp thị và tổ chức bởi các công ty du lịch tư nhân. Phần lớn lợi nhuận sẽ không
được dùng để hỗ trợ cộng đồng, chỉ có một vài cá nhân là hưởng được lợi nhuận từ các
công ty này. Ngược lại, DLSTCĐ được quản lý và vận hành bởi chính các thành viên
trong cộng đồng. Tất cả các quyết định quản lý đều được thực hiện bởi hoặc thông qua
trao đổi với cộng đồng, tất cả lợi nhuận đều trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng
địa phương.
Với KDL, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và văn
hóa địa phương. So sánh với du lịch đại trà thường được tổ chức cho nhóm đông người vì
6


mục đích giải trí, nghĩ dưỡng thì DLSTCĐ tổ chức theo nhóm nhỏ, gồm những người yêu
thích thiên nhiên, đi du lịch để tìm hiểu môi trường, trãi nghiệm cuộc sống hoặc tình
nguyện.
DLSTCĐ được xem là công cụ bảo tồn ĐDSH bởi nó không chỉ đem lại các lợi ích
kinh tế cho cộng đồng địa phương mà nó còn cải thiện thái độ và hành vi ứng xử của cộng
đồng đối với tài nguyên thiên nhiên. Kiss (2004) cho rằng dưới quan điểm bảo tồn thì
DLSTCD là một hình thức bảo tồn tài nguyên tự nhiên dựa trên sự tham gia của cộng
đồng, một lựa chọn phổ biến của các hành động trong các chiến lược bảo tồn ĐDSH, và là

một yếu tố trong các dự án kết hợp bảo tồn và phát triển.
(Nguồn: Trích dẫn bởi Lê Trương Ngọc Hân, 2011)
2.1.5 Phân biệt DLST và DLCĐ
DLST và DLCĐ phân biệt nhau bởi các đặc điểm sau đây:
-

Đối với DLCĐ, cộng đồng địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch thu
được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định hoạch định
phát triển.

-

DLST phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống nhưng có điều kiện tự nhiên
hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn.

-

DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực không có đặc điểm về tài nguyên tự nhiên
nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa

-

DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị
(Nguồn: Trang 101, Ngô An, 2010, Tài liệu môn học du lịch sinh thái, Tp.HCM)

2.1.6 Đặc điểm và lợi ích của DLSTCĐ
2.1.6.1 Đặc điểm
Tổ chức Du lịch thế giới, 2008, đã đưa ra các đặc điểm của DLSTCĐ:
(1) Bao gồm cả sự thưởng thức thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa đang
hiện hữu tại khu vực tự nhiên như là trãi nghiệm của du khách.

7


(2) Có các hoạt động giáo dục và diễn giải như một phần của việc cung cấp
dịch vụ.
(3) Tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách bởi đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ của
cộng đồng địa phương.
(4) Giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự
nhiên và văn hóa xã hội.
(5) Hỗ trợ bảo tồn các khu vực tự nhiên bằng cách tạo ra lợi ích kinh tế từ quản
lý các khu vực của địa phương.
(6) Nâng cao nhận thức của cộng đồng và du khách về bảo tồn.
2.1.6.2 Lợi ích
DLSTCĐ giúp bảo vệ thiên nhiên và hỗ trợ cuộc sống của cộng đồng địa phương.
Nó cung cấp các nguồn thu thay thế mà qua đó khuyến khích cộng đồng bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên của họ hơn là phá hủy chúng bằng các hoạt động khai thác không
bền vững. Các lợi ích cụ thể bao gồm:
(1) Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng bằng việc cung cấp các dịch
vụ du lịch: lưu trú tại gia; hướng dẫn, diễn giải môi trường; biểu diễn văn
nghệ;dịch vụ ăn uống; vận chuyển…
(2) Góp phần bảo vệ môi trường và ĐDSH:
-

Hạn chế việc chặt phá rừng, săn bắt thú hoang dã và khai thác thủy sản quá mức.

-

Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường với
phát triển kinh tế địa phương.


-

GDMT cho cộng đồng và du khách thông qua các hoạt động du lịch: diễn giải môi
trường, trồng cây xanh, thu gom rác…

-

Đóng góp kinh phí cho bảo vệ môi trường

(3) Bảo tồn các giá trị văn hóa:
-

Nâng cao lòng tự hào của cộng đồng về các đặc trưng văn hóa của các địa phương.

8


-

Khôi phục và giữ gìn các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn
hóa cộng đồng…qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ cộng đồng, tham quan các
điểm văn hóa, đình chùa,…

-

Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác cho cộng đồng
qua việc giao lưu với khách du lịch.

-


Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn
hóa với phát triển kinh tế địa phương.

(4) Phát triển cộng đồng
-

Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

-

Xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng.

-

Nâng cao kỷ năng và hiểu biết cho cộng đồng thông qua tập huấn, hội họp, tham
gia cung cấp dịch vụ và quản lý các hoạt động DLST.

-

Góp phần thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ
và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương.
(Nguồn: 106,107. Ngô An, 2010, Tài liệu môn học du lịch sinh thái, Tp.HCM)

2.1.7 Một số mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng trên thế giới và
ở Việt Nam
2.1.7.1 Trên thế giới
x Hoa Kỳ:
Làng người da đỏ ở bang Massachusetts (Đông Bắc của Mỹ) là một mô hình về sự
tham gia cộng đồng trong hoạt động du lịch hiệu quả. Cộng đồng dân cư tham gia vào các
hoạt động trình diễn nét văn hóa bản địa, cho khách du lịch lưu trú cùng gia đình mình và

cung cấp các dịch vụ như ăn uống, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách…
Những cộng đồng ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, bên cạnh
ngôi làng được xây dựng theo mô hình truyền thống. Mỗi khi có đoàn khách tham quan,
họ được thông báo trước 24 giờ và những người da đỏ được huấn luyện trước tái hiện lại
một giai đoạn lịch sử khi thực dân Anh tấn công. Khách du lịch được chứng kiến toàn
cảnh cuộc chiến đấu như thật. Doanh thu từ hoạt động du lịch phần lớn để lại cộng đồng
9


địa phương. Với lợi ích này, cộng đồng sẵn sang tham gia và họ nhận thức được vai trò
của hoạt động du lịch đối với đời sống cộng đồng, vai trò của tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên văn hóa bản địa,… đối với hoạt động du lịch và họ có trách nhiệm hơn trong bảo
tồn và phát huy giá trị đó.
x Trung Quốc:
Hồng Nham là thôn của cộng đồng tộc Dao ở Trung Quốc, nằm ven sông khá thơ
mộng. Trước đây cộng đồng sống rải rác, điều kiện sinh sống khó khăn. Họ sống bằng
nghề trồng các loại cây ăn quả, trong đó cây trồng chính là hồng, ngoài ra còn có các loại
cây khác như đào, bưởi, cam, quýt,…Nhà nước đã đầu tư quy hoạch và thiết kế một khu
định cư mới với kiến trúc vừa hiện đại, vừa giữ được nét truyền thống phù hợp với cảnh
quan miền núi. Cộng đồng bỏ tiền xây dựng, mỗi nhà được xây với tiện nghi khá đầy đủ,
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, nghĩ ngơi và tham gia các
hoạt động du lịch sinh thái tham quan.
Du khách đến tham quan Hồng Nham có thể thăm những vườn quả với những kỷ
thuật canh tác hiện đại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, hay có thể học hỏi mô
hình một làng quê, một đời sống mới đi lên từ nông nghiệp, hoặc cũng có thể đi trên
những thuyền, bè mảng bằng tre, trúc xuôi ngược dòng sông để nghĩ ngơi và thư giãn.
(Nguồn: Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Xoan, 2012)
x Indonesia:
Nhiề u dự á n phá t triể n DLST dựa và o cô ̣ng đồ ng đươ ̣c triể n khai thà nh công đã mở
ra hướng đi mới cho viê ̣c phá t triể n DLST bề n vững ở


Indonesia. Điể n hı̀nh như : dự á n

phát triển DLST tại vườn quốc gia Gunung Halimum (Tây Java), với mu ̣c tiêu phá t triể n
là bảo tồn và sự bề n vững tıń h đa dạng sinh ho ̣c trên cơ sở trao quyề n cho cô ̣ng đồ ng điạ
phương.
Ở nhiều vùng khác của Bali (Indonesia) người ta cũ ng thà nh lâ ̣p cá c ban quả n lý có
sự tham gia củ a cô ̣ng đồ ng điạ phương như ở Alas Kedaton

– mô ̣t điể m du lich
̣ ở Bali

đươ ̣c quả n lý bởi DESA ADAT (cô ̣ng đồ ng là ng). Ngoài việc tạo việc làm cho dân cư địa
10


phương, người ta cũ ng gắ n chă ̣t lơ ̣i ı́ch củ a cộng đồ ng với viê ̣c phá t triể n DLST . Các thu
nhập củ a DESA ADAT được phân phối t rong dân và các cơ quan có liên quan như : tiề n
giữ xe đươ ̣c chia sẻ cho chı́nh quyề n điạ phương là

65%, còn cộng đồng địa phương là

35%...Năm 2008, mỗi gia đình ở Alas Kedaton nhâ ̣n được trung bình khoả ng

45.000

Rupiad.Vì vậy, bên ca ̣nh viê c̣ tuyên truyề n , chính lợi ích kinh tế đã gắn chặt trách nhiệm
của người dân trong việc bảo tồn môi trường và văn hóa cho sự phát triển DLST bền
vững. Mă ̣t khá c , nó cũng tạo nên trách nhiệm cho cộng đồng dân cư xung quanh Alas
Kedaton. Những người có cửa hàng bên cạnh để vào vùng này


(khoảng 240 cửa hàng)

tích cực tham gia làm hướng dẫn viên du lịch, và trước khi khách rời khỏi vùng, các
hướng dẫn viên cho khách du lịch thấy các nghề thủ công và đồ lưu niệm trong các cửa
hàng của họ. Viê ̣c nà y đã gó p phầ n nâng cao thu nhâ ̣p cho cô ̣ng đồ ng , ngoài ra thuế từ các
khoản thu nhập của các cửa hàng được dùng để phục hồi các đền thờ , bảo tồn môi trường,
sửa chữa cơ sở ha ̣ tầ ng…
Có thể thấy, DLST tại Indonesia vẫn cò n phải làm nhiều viê ̣c để chống la ̣i sự phá
hoại tài nguyên và văn hóa . Tuy nhiên, thành công của nhiều dự án DLST dựa vào cộng
đồ ng đã chứng minh đươ ̣c tıń h đú ng đắ n : muố n phá t triể n DLST bề n vững và lâu dà i phả i
dựa và o cô ̣ng đồ ng điạ phương , nhưng để là m đươ ̣c điề u nà y cầ n phả i mang la ̣i lơ ̣i ı́ch
thật sự cho ho ̣.
(Nguồn: Nguyễn Quyết Thắng, Indonesia – phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng. Tạp chí DLVN số tháng 6/2010. Du lịch Việt Nam)
2.1.7.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, loại hình DLSTCĐ đã được triển khai tại nhiều vùng đệm của các
VQG và KBTTN. Từ Bắc vào Nam, một số địa phương đã tổ chức thành công và bước
đầu thu được kết quả từ mô hình DLSTCĐ là: Thái Bình ( vùng đệm KBTTN Tiền Hải),
Thanh Hóa (KBTTN Pù Luông), Quảng Nam (KBTB Cù Lao Chàm), Nam Định (VQG
Xuân Thủy), Huế (Đầm phá Tam Giang), Khành Hòa (KBTB Rạn Trào),…

11


×