Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÁNH DẦU ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides, Chaux và Fang 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.69 KB, 66 trang )

[Type text]

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÁNH DẦU ĐẬU NÀNH
TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides, Chaux và Fang 1949)

Tác giả:

ĐẶNG HỮU VỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. VÕ THỊ THANH BÌNH
PGS. TS. LÊ THANH HÙNG

Tháng 8 năm 2013

i


[Type text]

CẢM TẠ
Chúng tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM ;
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi
hoàn thành khóa học này.
Các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã giảng dạy chúng tôi trong suốt thời


gian còn ngồi trên ghế nhà trường.
Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến gia đình đã vượt mọi khó khăn để hỗ trợ và
giúp chúng tôi từ khi đặt chân vào trường đến lúc kết thúc khóa học, động viên, cổ vũ
tinh thần cho chúng tôi vượt qua mọi khó khăn.
Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Võ Thị Thanh Bình và thầy Lê
Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi
hoàn thành báo cáo này.
Chân thành cảm tạ các CBCNV của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy
Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Cảm ơn các bạn trong lớp DH09NT và các bạn bè đã chia sẻ những vui buồn
cùng chúng tôi, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện báo cáo và thời gian hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin đón nhận những đóng góp, phê bình của quý thầy
cô và các bạn để bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.

ii


[Type text]

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành trong thức
ăn cho cá lăng nha (Mystus wyckioides, Chaux và Fang 1949)” được thực hiện tại trại
thực nghiệm Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Bốn công thức thức ăn khác nhau được thiết kế để khảo sát tỷ lệ tối đa bánh dầu
đậu nành có thể sử dụng để thay thế bột cá trong thức ăn cho cá lăng nha: ĐN0, ĐN15,
ĐN30 và ĐN45 tương ứng với tỷ lệ sử dụng 0, 15, 30 và 45% bánh dầu đậu nành trong
mỗi công thức thức ăn. Các công thức thức ăn đều có cùng hàm lượng protein 44,0% ,
chất béo 7,8% và các thành phần dinh dưỡng khác được cân đối.

Trong thí nghiệm 1, cá được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cá có trọng lượng trung bình ban
đầu là 10,0g và được bố trí theo khối ngẫu nhiên vào 16 giai với số lượng 40 con/giai,
kích thước mỗi giai là 1 x 1 x 1m. Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần mỗi ngày, vào lúc
8 giờ và 16 giờ với lượng thức ăn thỏa mãn, tương đương 5-10% trọng lượng thân. Sau
12 tuần nuôi, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của 4
nghiệm thức không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Trong thí nghiệm 2, cá của thí nghiệm 1 được tiếp tiếp tục cho ăn thức ăn của
thí nghiệm 1 và có trộn thêm 1% Cr2O3 để đánh dấu cho việc đo độ tiêu hóa protein và
năng lượng của cá sử dụng 4 khẩu phần thức ăn. Phân sẽ được thu sau khi cho cá ăn 35 giờ. Kết quả độ tiêu hóa thức ăn và độ tiêu hóa protein của 4 nghiệm thức không
khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
Từ hai thí nghiệm trên cho thấy có thể sử dụng bánh dầu đậu nành đến tỷ lệ
45% thức ăn với bổ sung dầu cá thì cho kết quả tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ
sống tương đương công thức sử dụng hoàn toàn bột cá trong thức ăn.

iii


[Type text]

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii 

Chương 1MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2 Mục Tiêu Đề Tài.



Chương 2TỔNG QUAN




2.1 Đặc Điểm Sinh Học



2.1.1 Vị trí phân loại



2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng cá lăng.



2.2 Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cá



2.2.1 Protein



2.2.2 Lipid



2.2.3 Glucid




2.2.4 Vitamin



2.2.5 Các chất khoáng



2.3 Các Nguồn Nguyên Liệu Cung Cấp Protein Trong Thức Ăn Thủy Sản



2.3.1 Protein động vật



2.3.2 Protein thực vật



2.3.3 Khả năng sử dụng protein thực vật trong thức ăn động vật thủy sản



2.3.4 Bánh dầu đậu nành

10 

2.3.5 Khả năng ứng dụng bánh dầu đậu nành trong thức ăn thủy sản.


13 

2.4 Độ tiêu hóa và phương pháp đo độ tiêu hóa

14 

2.4.1 Độ tiêu hóa

14 

2.4.2 Đo độ tiêu hóa bằng phương pháp in vivo

14 

iv


[Type text]

Chương 3NỘI DUNG (VẬT LIỆU) VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

16 

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

16 

3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

16 


3.3 Dụng Cụ Thí Nghiệm

16 

3.4 Nguyên Liệu Thức Ăn

16 

3.5 Bố trí thí nghiệm.

17 

3.5.1 Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành với các tỷ lệ khác nhau
lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cá lăng nha (Mystus wyckioides).

18 

3.5.1.1 Công thức thức ăn.

18 

3.5.1.2 Sơ đồ bố trí:

19 

3.5.1.3 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

20 


a. Các chỉ tiêu môi trường

20 

b. Các chỉ tiêu theo dõi trên cá thí nghiệm

20 

3.5.2 Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành đến độ tiêu hóa cá lăng
nha (Mystus wyckioides)

21 

3.5.2.1 Nội dung:

21 

3.5.2.2 Xác định độ tiêu hóa thức ăn.

21 

3.6 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

22 

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23 

4.1 Thí nghiệm 1:


23 

4.1.1 Nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng phân tích thức ăn của thí nghiệm1:

23 

4.1.2 Một số thông số môi trường nuôi cá tại các bể thí nghiệm.

24 

4.1.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan.

24 

4.1.2.2 Độ pH – nhiệt độ

25 

4.1.2.3 Hàm lượng ammonia tổng số (TAN)

26 

4.1.3 Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống

27 

4.2. Thí nghiệm 2

28 


4.2.1 Nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng phân tích thức ăn của thí nghiệm2:

28 

4.2.2 Một số thông số môi trường nuôi cá tại các bể thí nghiệm.

29 

4.2.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan

29 

4.2.2.2 Độ pH – nhiệt độ

30 
v


[Type text]

4.2.2.3 Hàm lượng ammonia tổng số (TAN)

31 

4.3 Kết quả đo độ tiêu hóa:

32 

Chương 5


34 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

34 

5.1 Kết luận:

34 

5.2 Đề nghị:

34 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35 

PHỤ LỤC

38 

vi


[Type text]

Danh sách các hình
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1


19

Hình 4.1 Biểu đồ tăng trưởng cá thí nghiệm

28

vii


[Type text]

Danh sách các bảng:
 

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong bánh dầu đậu nành.

11 

Bảng 2.2 Hàm lượng 10 acid amin thiết yếu trong bánh dầu đậu nành (% vật chất khô)
11 
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu (% vật chất khô)

17 

Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu trong 4 công thức sản xuất thức ăn thí nghiệm 1. 18 
Bảng 3.3 Giá trị dinh dưỡng theo tính toán của 4 công thức thí nghiệm 1:

19 


Bảng 4.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của thí nghiệm:

23 

Bảng 4.2 Hàm lượng oxy hòa tan trong thời gian thí nghiệm

25 

Bảng 4.3 pH nước trong thời gian thí nghiệm.

25 

Bảng 4.4 Nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm.

26 

Bảng 4.5 Hàm lượng ammonia tổng số trong thời gian thí nghiệm

26 

Bảng 4.6 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

27 

Bảng 4.7. Tăng trọng cá trong quá trình thí nghiệm (g) 1:

28 

Bảng 4.8 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của thí nghiệm2: 29 
Bảng 4.9 Hàm lượng oxy hòa tan trong thời gian thí nghiệm


30 

Bảng 4.10.pH nước trong thời gian thí nghiệm

30 

Bảng 4.11 Nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm

31 

Bảng 4.12 Hàm lượng ammonia tổng số trong thời gian thí nghiệm

31 

Bảng 4.13 Kết quả phân tích Cr2O3 và %protein trong thức ăn thí nghiệm 2:

32 

Bảng 4.14 Kết quả phân tích độ tiêu hóa thức ăn và độ tiêu hóa protein.

32 

Bảng 4.15 Độ tiêu hóa thức ăn và độ tiêu hóa protein

33 

viii



[Type text]

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các ngành kinh tế thì trong những năm
gần đây ngành nuôi trồng thủy sản cũng đã và đang phát triển mạnh theo hướng công
nghiệp.Việc cho sản xuất giống nhân tạo thành công đã góp phần thúc đẩy và giải
quyết chủ động nguồn giống cho việc nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân.
Bên cạnh những loài cá truyền thống như: cá mè, chép, trôi, rô phi… thì các
loài cá bản địa như cá lăng có giá trị kinh tế ngày càng được quan tâm chú trọng hơn.
Cá lăng nha là loài cá được người tiêu dùng ưa chuộng với giá kinh tế rất cao. Lăng
nha là đối tượng mới với thức ăn bằng cá tạp và hiện nay chúng được cho ăn bằng thức
ăn viên có nguồn gốc protein bột cá (Ngô Văn Ngọc& Lê Thị Bình,2005).
Nghiên cứu trên cá lăng nha (Mystus wyckioides) cho rằng có thể sử dụng thức
ăn có chứa 15% bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn ở mức
protein 35% cho cá lăng nha cho tăng trọng (WG), hệ số biến đổi thức ăn (FCR) và
hiệu quả sử dụng protein (PER) tương đương so với nghiệm thức đối chứng là sử dụng
hoàn toàn bột cá. Thức ăn cho cá lăng nha thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành đến
45%, cộng với bổ sung dầu cá thì cho kết quả tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn
và tỉ lệ sống tương đương so với công thức sử dụng hoàn toàn bột cá (Nguyễn Huy
Lâm, 2012). Thí nghiệm trên cá tra giống Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,
1878) 6g đã cho rằng việc thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành có thể lên đến 45%
thì không có sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá trị
dinh dưỡng của cơ thể (Plumee và ctv, 2011).Thí nghiệm trên Heterobranchus

1


[Type text]


longifilis đã cho rằng việc thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành từ 30% - 60% thì có
hiệu quả tốt nhất (Imorou toko và ctv, 2008).
Bột cá là nguồn cung cấp protein quan trọng trong các loại thức ăn công nghiệp,
chế biến thủ công. Tuy nhiên, chúng trở nên ngày càng khan hiếm dẫn đến giá hiện
nay đang tăng một cách nhanh chóng do sản lượng đánh bắt đã suy giảm, chi phí đánh
bắt gia tăng. Mặt khác, do cạnh tranh giữa các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản và chế biến thực phẩm cho người nên đã góp phần đẩy giá bột cá lên cao.Việc tìm
các nguồn protein khác thay thế cho bột cá đang là vấn đề được người chăn nuôi rất
quan tâm. Có nhiều thử nghiệm thay thế dần bột cá bằng các nguồn protein khác (bánh
dầu đậu nành, bánh dầu đậu phộng,…) trong thức ăn cho một số loài cá:
Vì vậy, tiến hành nghiên cứu sử dụng bánh dầu đậu nành để thay thế bột cá sử
dụng cho cá lăng nha là điều cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành trong thức ăn cho cá
Lăng Nha (Mystus wyckioides, Chaux và Fang, 1949)” tại trại thực nghiệm khoa Thủy
sản, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài.
Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành với các tỷ lệ khác
nhau lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cá lăng nha (Mystus wyckioides).
Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành đến độ tiêu hóa cá
lăng nha (Mystus wyckioides).

2


[Type text]

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc Điểm Sinh Học

2.1.1 Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Ostecichthepes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides (Chaux và Fang, 1949)
Tên tiếng Anh: Red tailed catfish
Tên tiếng Việt: Lăng nha, lăng đuôi đỏ
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng cá lăng.
Cá lăng nha được xếp vào nhóm cá ăn động vật điển hình (Sterba, 1962; trích
bởi Mai Thị Kim Dung, 1998).Thức ăn tự nhiên của chúng là cá, tôm, côn trùng,
nhuyễn thể, giáp xác, giun ít tơ, rễ cây…
3


[Type text]

Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004), cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cá ăn động vật điển hình: Miệng rộng,
răng hàm sắc và nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân là
89,35%. Phân tích 25 mẫu thức ăn trong ruột cá cho thấy thành phần thức ăn chính là
động vật.
Trong điều kiện nuôi, các loài cá lăng nói chung và cá lăng nha nói riêng hoàn
toàn chấp nhận thức ăn viên dạng nổi mặc dù tập tính ăn của chúng là ăn chìm (FFRC,
1996; trích bởi Ngô Văn Ngọc, 2002).
Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi để cá phát triển tốt, ngoài thức ăn viên có hàm
lượng đạm cao thì việc bổ sung nguồn đạm tươi sống từ cá tạp, ốc,… là điều cần thiết
(Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2005).

2.2 Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cá
Dinh dưỡng là sự cung cấp những vật chất cần thiết cho việc duy trì đời sống
(trao đổi chất). Dinh dưỡng là nuôi dưỡng, tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi
và sử dụng thức ăn nhằm giúp cá tăng trưởng và hoạt động bình thường.
Dinh dưỡng phải đảm bảo cho cá có đầy đủ năng lượng để duy trì sống, hoạt
động bơi lội, tăng trưởng và sinh sản. Dinh dưỡng thức ăn không hợp lý, không theo
phương pháp khoa học sẽ làm cho cá chậm lớn, bệnh tật, làm ô nhiễm môi trường và
có thể dẫn đến những thất bại kinh tế không lường.
Các chất dinh dưỡng cần cho cá có thể được phân chia thành năm nhóm chính
là protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng.
2.2.1 Protein
Protein là hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử rất lớn, có cấu trúc phân tử
phức tạp do các acid amin cấu tạo nên.
Protein là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu tạo cơ thể, là thành phần chính
của nguyên sinh chất tế bào. Trong thành phần hoá học của protein thường chứa:
carbon (51 – 55%), hydro (6,5 – 7,3%), oxy (21,5 – 23,5%), và đặc biệt Nitrogen có tỉ
lệ ít thay đổi khoảng 16%. Ngoài ra, còn một lượng nhỏ các nguyên tố khác như lưu
huỳnh (0,5-2%) và phosphorus (0,5-1,5%) (Lê Thanh Hùng, 2008).
4


[Type text]

Trong phân tử protein, các acid amin kết hợp với nhau trong những liên kết
khác nhau, chúng tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất.
Giá trị dinh dưỡng của mỗi loại protein khác nhau là ở số lượng và chất lượng các acid
amin tạo thành. Quá trình tiêu hoá đã phân giải protein trong thức ăn thành acid amin.
Các acid amin thấm qua thành ruột chuyển tới các tổ chức cơ thể, tại đây chúng được
sử dụng để tổng hợp nên protein đặc hiệu cho cơ thể.
Trong protein có khoảng 20 loại acid amin phổ biến trong đó có 10 acid amin

thiết yếu mà cá không có khả năng tự tổng hợp, cần phải được cung cấp qua thức ăn
bao gồm: Arginine, methionine, lysine, leucine, isoleucine, valine, histidine, threonine,
tryptophan và phenylalanine. Trong số này thì lysine và methionine thường thiếu và
cần được bổ sung nhiều hơn.
Protein có giá trị cao khi thành phần của nó có đầy đủ các acid amin cần thiết
với tỉ lệ thích hợp. Sự mất cân đối acid amin sẽ dẫn đến lãng phí acid amin. Việc thiếu
hay thừa bất kỳ acid amin nào cũng đều làm giảm hiệu quả sử dụng protein. Thiếu một
trong các acid amin thiết yếu sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng đạm và rối loạn sử dụng tất
cả các acid amin còn lại.
Protein đặc biệt ảnh hưởng đến tốc độ lớn của cá. Cá khi ăn thiếu protein sẽ dễ
nhạy cảm với sự nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp, chậm lớn và dễ bị bệnh.
Thiếu protein kéo dài sẽ kéo theo các triệu chứng thiếu các chất dinh dưỡng khác gây
ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể và sự phát triển của cá.
Nhu cầu protein của cá thường rất cao, dao động trong khoảng 24 – 54% của
thức ăn với mức trung bình 30% (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nhu cầu protein ở cá ăn thực vật và ăn tạp thường thấp hơn ở cá ăn động vật.
Cá nhỏ thường có nhu cầu protein cao hơn so với cá trưởng thành. Nhu cầu protein đối
với cá nuôi ở mật độ cao (nuôi trong bể, lồng) cũng cao hơn so với cá nuôi ở mật độ
thấp (nuôi trong ao, đầm). Ngoài ra, nhu cầu protid còn chịu ảnh hưởng bởi môi
trường nuôi, năng lượng trong thức ăn, lượng thức ăn hàng ngày, chất lượng và loại
thức ăn sử dụng, chất lượng di truyền của cá giống,…
Hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thức ăn của cá.
Protein trong thức ăn sẽ được sử dụng cho sinh trưởng cơ thể khi hàm lượng lipid và

5


[Type text]

carbohydrate được cung cấp đầy đủ. Vì vậy, để sử dụng protein có hiệu quả cao thì

thức ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và muối khoáng.
Đối với Mystus nemurus (25,4±0,98g) thì hàm lượng protein trong thức ăn là
42% thì cho thấy khả năng tăng trọng, FCR và PER tốt nhất ( Khan và ctv, 1992).
2.2.2 Lipid
Lipid là nguồn sinh năng lượng quan trọng, gấp 2,25 lần so với glucid hay
protein, là dung môi hòa tan các vitamin A, D và còn gây hương vị tốt cho thức ăn
tôm, cá.
Thành phần chính của lipid là acid béo do đó phần quyết định tính chất của
lipid thuộc về các acid béo. Các acid béo chứa nhiều nối đôi thường có giá trị thực
phẩm cao. Nhu cầu các acid béo thiết yếu đối với tôm, cá còn nhỏ cao hơn tôm, cá đã
trưởng thành cho nên việc bổ sung thêm dầu cá hay dầu gan mực vào thức ăn tôm, cá
khi còn nhỏ là rất cần thiết.
Lipid gồm các lipid đơn giản và lipid phức tạp trong đó có cholesterol là một
lipid phức tạp rất quan trọng đối với tôm, nó ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm và kích
thích sự tăng trưởng.
Phospholipid rất cần thiết, không thể thiếu trong thức ăn tôm cá. Nó ảnh hưởng
trực tiếp trong cơ chế chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh sự tăng trưởng tôm cá từ khi
còn nhỏ đến khi thành thục (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai, 1996).
Theo Jesu và ctv, 2007 khảo sát trên Mystus montanus(Jerdon) thì lượng lipid
tối ưu được sử dụng trong khẩu phần thức ăn là 7%.
2.2.3 Glucid
Trong dinh dưỡng tôm cá vai trò chính của glucid là sinh năng lượng. Tùy theo
giống loài mà có khi hơn một nửa năng lượng của khẩu phần là do glucid cung cấp.
Ngoài vai trò sinh năng lượng, ở mức độ nhất định, glucid có cả vai trò tạo hình vì có
mặt trong tế bào và tổ chức thịt tôm cá. Chuyển hóa glucid liên quan chặt chẽ với
chuyển hóa protid và lipid. Cung cấp đủ glucid trong thức ăn sẽ làm giảm phân hủy
protid đến mức tối thiểu.

6



[Type text]

Chúng ta có thể sử dụng cacbohydrat tới 9.48% ở mức protein 37,83% 43,46% và lipid 9,02% - 9,96% trên Mystus montanus (Jerdon) thì cá cho tăng trưởng
tốt nhất ( Jesu và ctv, 2008).
2.2.4 Vitamin
Vai trò của vitamin là rất to lớn đối với cơ thể, nó cần thiết cho sự chuyển hóa
chủ yếu của cơ thể, trong đó có quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng
cũng như quá trình lớn, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể.
Vitamin là chất không thể thiếu được trong đời sống của sinh vật. Nếu thiếu
vitamin thì hoạt động của một số nhóm enzym sẽ bị mất khả năng, dẫn đến việc rối
loạn tiêu hóa,… làm cho sinh trưởng chậm, sức đề kháng kém dẫn đến bệnh tật và tử
vong.
Trong số các vitamin thì vitamin C giữ vai trò quan trọng nhất nhờ khả năng
chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch của cá. Sự thiếu hụt vitamin C ở cá thường dẫn
đến những biểu hiện như biến dạng cột sống, xuất huyết dưới da, mô sụn nền của
mang cá bị tổn thương dẫn đến mang cá bị xê lệch vị trí, mất sắc tố dẫn đến cá có màu
nhợt nhạt và cá dễ bị xây xát khi đánh bắt. Thức ăn thiếu vitamin C thường dẫn đến
thiếu khả năng kháng bệnh vi khuẩn (Lê Thanh Hùng, 2000).
2.2.5 Các chất khoáng
Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của cá. Chất khoáng tham gia vào tất cả các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
Hoạt tính sinh học của các chất khoáng thể hiện cao nhất dưới các dạng ion hóa tức
dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ chứ không phải dạng các nguyên tố.
Căn cứ theo nhu cầu, khoáng được chia làm hai nhóm là khoáng đa lượng và
khoáng vi lượng. Khoáng đa lượng bao gồm Ca, P, K, Mg, Na, Cl, S thường được sử
dụng trong điều hòa áp suất thẩm thấu cơ thể, cấu tạo xương,… Nhóm khoáng vi
lượng bao gồm Cu, Fe, Zn,… tuy cần với lượng rất thấp nhưng lại có vai trò quan
trọng trong tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp
protein,…

Vai trò các chất khoáng đối với cá rất đa dạng, chủ yếu là quá trình tạo hình đặc
biệt là vỏ, xương, vây; tham gia vào quá trình tạo protein, các quá trình enzyme, điều
7


[Type text]

hoà chuyển hóa nước, duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể trong điều kiện
thành phần thức ăn luôn khác nhau, làm tăng sức chịu đựng của cá nuôi với các yếu tố
môi trường bên ngoài và tăng sức đề kháng đối với nhiễm trùng.
Lượng chất khoáng chiếm khoảng 2 – 4% trọng lượng cơ thể cá. Tuy cá có khả
năng hấp thụ một số khoáng từ môi trường nước qua mang và da nhưng trong thức ăn
cần thiết phải cung cấp thêm chất khoáng để bổ sung những thiếu hụt so với nhu cầu.
Các chất khoáng có mặt trong nguyên liệu thức ăn với hàm lượng lớn từ hàng chục
đến hàng trăm mg (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai, 1996).
2.3 Các Nguồn Nguyên Liệu Cung Cấp Protein Trong Thức Ăn Thủy Sản
2.3.1 Protein động vật
Đây là nguồn protein có chất lượng cao thường được dùng trong quá trình chế
biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, và động vật thủy sản. Nhóm này bao gồm rất nhiều
loại như: bột cá, bột nhuyễn thể, bột phụ phẩm gia cầm, bột thịt, bột huyết… Trong
các nguồn nguyên liệu trên thì bột cá được coi là ưu việt hơn cả.
Tuy nhiên đây là nguồn nguyên liệu không ổn định về giá cả và chất lượng vì:
- Nguồn nguyên liệu chế biến bột cá chủ yếu từ nguồn cá tạp đánh bắt từ tự nhiên:
nguồn nguyên liệu này rất biến động và phụ thuộc vào thời tiết mỗi năm.
- Hệ số chuyển đổi từ nguyên liệu sang bột cá là 5:1, tức là để có 7,5 triệu tấn bột cá
mỗi năm, phải cần khoảng 37,5 triệu tấn nguyên liệu.
- Nhu cầu bột cá dùng cho nuôi trồng thủy sản trên thế giới ngày một gia tăng.
- Sự cạnh tranh nhu cầu bột cá làm thức ăn cho gia súc và gia cầm càng làm cho giá
bột cá tăng cao.
2.3.2 Protein thực vật

Protein thực vật là sản phẩm phụ của công nghiệp ép dầu từ hạt của những cây
bộ đậu (đậu nành, đậu phộng…) hay hạt của những thực vật giàu chất béo (hạt bông
vải, hạt hoa hướng dương, hạt cải…) hay từ phần thịt nhân của các trái (trái dừa, trái
cọ dầu). Các phụ phẩm của công nghiệp này thường chứa một lượng lớn protein, thay
đổi từ 20-50%vật chất khô. Các phụ phẩm này có tên gọi là bánh dầu hay khô dầu và

8


[Type text]

tên gọi kế tiếp tùy theo nguyên liệu như: bã dầu nành, bánh dầu nành, khô dầu nành
đều chỉ loại sản phẩm sau chế biến từ hạt đậu nành.
Có hai phương pháp trong kỹ thuật ép dầu: ly trích và ép cơ học. Phương pháp
ly trích khô dầu được trích triệt để nên khô dầu chỉ còn một tỉ lệ thấp chất béo (1-2%),
trong khi ép cơ học cho bánh dầu có hàm lượng béo 3-5%. Như vậy bã dầu (oil meal)
thường hiểu theo nghĩa là sản phẩm ép dầu bằng phương pháp ly trích như bã dầu nành
(soybean meal). Trái lại bánh dầu (oil cake) chỉ sản phẩm ép dầu bằng phương pháp ép
cơ học như bánh dầu đậu phộng (groundnut cake).
Ở Việt Nam, những protein thực vật phổ biến như bánh dầu phộng, bánh dầu
nành, bánh dầu dừa. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn các
protein gốc thực vật khác để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thức ăn gia súc và
thủy sản như bã dầu bông dải, bã dầu cọ, bã dầu nành, bã dầu cải, bã dầu hướng dương
(Lê Thanh Hùng , 2008)
Đây là nguồn nguyên liệu ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhằm thay thế
các nguồn protein động vật, nhất là bột cá vốn hạn chế về số lượng và giá cả. Do đó
xuất hiện nhu cầu thay thế bột cá bằng nguồn protein thực vật giàu protein nhưng rẻ
tiền so với bột cá, trong đó có thể kể đến các nguồn protein thực vật như: bánh dầu đậu
nành, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu bông vải, bánh dầu cao su…
Việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn

của cá đều cho kết quả tốt.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn protein thực vật khác
như: bánh dầu đậu phộng, bánh dầu hạt hướng dương, bánh dầu bông vải… trong dinh
dưỡng cho cá thì rất hạn chế.
2.3.3 Khả năng sử dụng protein thực vật trong thức ăn động vật thủy sản
Xu hướng hiện nay là thay thế bột cá bằng protein thực vật. Tuy nhiên, có thể
hạn chế sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung chúng vào trong khẩu
phần thức ăn. Tuy nhiên thức ăn trên cơ sở protein thực vật thường không được cá ưa
thích do mùi vị, độ cứng nên chúng không được sử dụng nhiều, đặc biệt là những loài
cá ăn động vật. Vì thế trong sản xuất thức ăn thủy sản bột cá vẫn là thành phần cơ bản
và protein thực vật chỉ sử dụng để thay thế một phần bột cá (Lê Thanh Hùng, 2005).
9


[Type text]

2.3.4 Bánh dầu đậu nành
Cây đậu nành được trồng chủ yếu để làm thực phẩm cho người. Bên cạnh đó
người ta còn sử dụng các sản phẩm phụ trong quá trình ép dầu như bánh dầu đậu nành,
bã dầu đậu nành làm thức ăn cho gia súc và tôm cá. Trong đó bánh dầu đậu nành là
nguồn nguyên liệu được dùng nhiều do hàm lượng protein có trong bánh dầu đậu nành
khá cao.
Hạt đậu nành chứa 36-38% protein thô và 18-20% chất béo. Khi ép dầu bằng ly
trích với dung môi Hexanol hay kết hợp ép cơ học với ly trích cho ra phần chất rắn còn
lại có hàm lượng protein thay đổi 44-48%, lipid trong khoảng 0.5-5%, xơ trong
khoảng 6.0-6.5% và độ ẩm trung bình 10-11%.
Bánh dầu đậu nành là nguồn protein thực vật chính cung cấp protein trong thức
ăn thủy sản. Tỉ lệ sử dụng bánh dầu nành trong thức ăn gia tăng liên tục trong 20 năm
qua do giá cả hợp lý và nguồn cung cấp nguyên liệu này ổn định và tăng liên tục theo
thời gian. Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn bánh dầu nành để dùng trong

chăn nuôi và thủy sản. Trong năm 2003, Việt Nam nhập 960.000 tấn, tăng 27% so với
số lượng 795.000 tấn nhập khẩu năm 2002. Đến năm 2004 Việt Nam nhập 1.100.000
tấn, tăng 14% so với năm 2003.
Top 10 nước có sản lượng khô đậu nành lớn trên thế giới quý II/2010 (nghìn tấn)
Quốc gia
Thế giới
Trung Quốc
Mỹ
Argentina
Brazil
EU-27
Ấn Độ
Mexico
Nhật Bản
Đài Loan
Nga
Ai Cập
Paraguay
Nguồn: USDA

Sản lượng
2008/09
146,791
32,475
35,475
24,363
24,700
10,131
5,985
2,727

1,917
1,508
1,176
1,230
1,170

Tăng (+),

2009/10

giảm (-)

155,898
37,417
37,399
27,150
24,410
9,848
4,950
2,760
1,942
1,691
1,535
1,300
1,209

9,107
4,942
1,924
2,787

-290
-283
-1,035
33
25
183
359
70
39

10


[Type text]

Argentina va Ấn Độ là hai nguồn cung cấp chính trong khi đó Mỹ là quốc gia
có sản lượng bánh dầu nành cao nhất thế giới (Bùi Thu Hương,2005; trích bởi Lê
Thanh Hùng, 2005)
Thành phần dinh dưỡng trong bánh dầu đậu nành được liệt kê ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong bánh dầu đậu nành.
Thành phần hóa học Bánh dầu đậu nành
Vật chất khô
Độ ẩm
Protein
Lipid
Tro
Chất xơ
NFE*
Lysine**
Methionine**


96,80
3,20
44,40
1,40
6,67
3,40
33,33
2,99
0,58

Hàm lượng các acid amin thiết yếu có trong bánh dầu đậu nành được liệt kê ở
bảng 2.2
Bảng 2.2 Hàm lượng 10 acid amin thiết yếu trong bánh dầu đậu nành (% vật chất khô)
Thành phần acid amin

Hàm lượng (% vật chất khô)

Arginine

6,94

Histidine

2,64

Isoieucine

5,01


Leucine

7,54

Lysine

6,28

Methionine

1,38

Phenylalanine

5,03

Threonine

4,92

Tryptophan

1,18

Valine

4,72

(nguồn: Lê Thanh Hùng, 2005)


11


[Type text]

Các acid amin thiết yếu này có sự mất cân đối vì hàm lượng Methionine và
Cystine (chứa S) thấp so với nhu cầu của cá.
Thành phần chất béo trong bã dầu nành rất thấp nên vai trò của chúng ít quan
trọng trong dinh dưỡng. Trái lại trong bánh dầu nành và hạt đậu nành nguyên có chứa
tỉ lệ chất béo cao.
So với các protein động vật, bánh dầu nành thiếu các muối khoáng cần thiết đặc
biệt như phospho có giá trị tiêu hóa rất thấp vì trong đậu nành phospho ở dưới dạng
phytic acid không được hấp thụ, đặc biệt là cá không có dạ dày (Lê Thanh Hùng,
2005).
Theo Lê Thanh Hùng (2005) trong bánh dầu đậu nành chứa nhiều chất kháng
dinh dưỡng:
- Chất ức chế men tiêu hóa trong dạ dày: Chất này sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, do đó
trong sản xuất thức ăn thủy sản. Bánh dầu đậu nành cần được hấp chín hoặc gia nhiệt.
- Heamagglutinnins có tác dụng ngăn cản sự vận chuyển hồng cầu.
- Phytates ngăn cản sự hấp thụ phospho trong thức ăn.
-Soyin: là acid amin không thiết yếu trong đậu nành, liên kết với men tiêu hóa trypsin
và chymotrypsin trong ruột ngăn cản hoạt động tiêu hóa của enzyme này.
Gia nhiệt trong quá trình ép dầu sẽ làm biến tính các chất kháng dinh dưỡng
nên chúng không còn độc hại.
Trong hạt đậu nành còn chứa các chất như tannin, alkaloid, estrogen, glucosides
và urea. Các chất này tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên cá nhưng sự hiện
diện của chúng làm cho đậu nành kém hấp dẫn khi cá ăn vào.
Đã có rất nhiều công trình chứng minh tác dụng độc hại khi sử dụng đậu nành
sống trên cá rô phi, chép, da trơn mỹ, trê phi…
Do ưu điểm so với các khô dầu khác, bánh dầu đậu nành được sử dụng phổ biến

trong thức ăn thủy sản để thay thế bột cá và cá tạp.
Rất nhiều nghiên cứu sử dụng bã dầu nành thay thế bột cá trên các loài thủy
sản. Trên cá hồi, khi bổ sung dầu cá và các acid amin thiết yếu có thể thay thế 75% bột
cá bằng bã dầu nành. Trên cá chép, thí nghiệm sử dụng 45% bã dầu nành và 10% bột
cá cho tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tương tự 20% bã dầu nành và 25% bột
cá. Trên cá rô phi tỷ lệ sử dụng bã dầu nành có thể thay thế 70-75% bột cá trong thức
12


[Type text]

ăn. Trên cá trơn Mỹ, bã dầu nành có thể thay thế phần lớn bột cá trong thức (trích bởi
Lê Thanh Hùng, 2005).
Khi sử dụng quá nhiều khô dầu đậu nành, sẽ có hiện tượng cá giảm ăn do độ
cứng và mùi vị trong thức ăn. Khi sử dụng bánh dầu đậu nành trên 20 – 25% phải chú
ý bổ sung những khiếm khuyết sau:
- Bổ sung 2 acid amin thiết yếu: Lysine và Methionine.
- Bổ sung thêm muối khoáng, chủ yếu là phospho.
- Bổ sung thêm một ít dầu cá để cân đối nhu cầu acid béo thiết yếu (Lê Thanh Hùng,
2005).
2.3.5 Khả năng ứng dụng bánh dầu đậu nành trong thức ăn thủy sản.
 Nghiên cứu trên cá lăng nha (Mystus wyckioides) cho rằng có thể sử dụng thức
ăn có chứa 15% bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn ở mức
protein 35% cho cá lăng nha cho tăng trọng (WG), hệ số biến đổi thức ăn (FCR) và
hiệu quả sử dụng protein (PER) tương đương so với nghiệm thức đối chứng là sử dụng
hoàn toàn bột cá. Thức ăn cho cá lăng nha thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành đến
45%, cộng với bổ sung dầu cá thì cho kết quả tăng trưởng, hiệu qủa sử dụng thức ăn
và tỉ lệ sống tương đương so với công thức sử dụng hoàn toàn bột cá (Nguyễn Huy
Lâm, 2012)
Thí nghiệm trên cá tra giống Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

6g đã cho rằng việc thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành có thể lên đến 45% thì
không có sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá trị dinh
dưỡng của cơ thể (Plumee và ctv, 2011).
Thí nghiệm trên Heterobranchus longifilis (Valenciennes 1840) đã cho rằng
việc thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành từ 30% - 60% thì có hiệu quả tốt nhất (
Imorou toko và ctv, 2008).
Khảo sát trên cá bốp (Rachycentron canadum) có trọng lượng ban đầu là 32g
nuôi trong 8 tuần với 48% protein thì có thể thay thế bánh dầu đậu nành 40% mà ko
gây ra sự giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng protein (Chou, 2003).

13


[Type text]

2.4 Độ tiêu hóa và phương pháp đo độ tiêu hóa
2.4.1 Độ tiêu hóa
Theo NRC (1993), độ tiêu hóa của một loại thức ăn là phần các chất dinh
dưỡng, năng lượng có trong thức ăn mà động vật ăn vào mà không được bài tiết trong
phân. Khả năng này không chỉ phụ thuộc vào thức ăn mà còn tùy thuộc vào từng giống
loài.
Để đo độ tiêu hóa, trước hết người ta phải đo lượng thức ăn hay lượng dưỡng
chất cá ăn vào và lượng phân (hay dưỡng chất) cá thải ra, rồi so sánh lượng ăn vào và
lượng thải ra (Lê Thanh Hùng, 2008). Độ tiêu hóa có thể xác định bằng độ tiêu hóa các
vật chất khô, protein, lipid, năng lượng hay các thành phần khác có trong thức ăn như
acid amin, phospho… nên khi muốn xác định độ tiêu hóa protein ta cũng có thể đo
giống như phương pháp đo độ tiêu hóa thức ăn. Nhưng để đánh giá độ tiêu hóa của
một loại nguyên liệu, cần sử dụng một công thức thức ăn cơ bản là thức ăn đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản và một loại thức ăn phối hợp 70% thức ăn
cơ bản và 30% nguyên liệu.

Trong nghiên cứu xác định độ tiêu hóa của động vật có thể áp dụng hai phương
pháp:
- Phương pháp in vivo (thực hiện trên động vật nghiên cứu): trong phương pháp
này quá trình tiêu hóa xảy ra tự nhiên trong hệ thống tiêu hóa.
- Phương pháp in vitro (thực hiện trong ống nghiệm): phương pháp này mô
phỏng quá trình tiêu hóa bình thường của sinh vật.
2.4.2 Đo độ tiêu hóa bằng phương pháp in vivo
Độ tiêu hóa thức ăn bằng phương pháp in vivo có thể được đo theo hai phương
pháp: phương pháp thu tổng cộng và phương pháp đánh dấu.
- Phương pháp thu tổng cộng: đo độ tiêu hóa phải đo lượng thức ăn hay lượng
dưỡng chất cá ăn vào và lượng phân (hay dưỡng chất) cá thải ra. Tuy nhiên, phương
pháp này có nhiều hạn chế vì cần thu triệt để lượng phân thải ra, điều này khó thực
hiện trong môi trường nước.
- Phương pháp đánh dấu: là phương pháp đo gián tiếp độ tiêu hóa thông qua sử
dụng chất đánh dấu trộn vào thức ăn. Đặc điểm của chất đánh dấu là: có tốc độ di
14


[Type text]

chuyển giống như dưỡng chất, không tiêu hóa được và không tan trong nước, không
ảnh hưởng đến độ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Chất đánh dấu không tiêu hóa
được và hấp thụ nên tỉ lệ nồng độ chất đánh dấu trong phân và trong thức ăn chính là
độ tiêu hóa thức ăn. Một số chất đánh dấu được sử dụng trong nghiên cứu như: Cr2O3,
HROM, HRA, Cs137, Cr51, FeO, SiO2, polypropylen… Trong đó, Chromic Oxide
(Cr2O3) được dùng phổ biến nhất với tỉ lệ trộn vào thức ăn 0,5% – 1% ở cá cũng như ở
động vật trên cạn (Silva và Anderson, 2006).
Trong hai phương pháp trên, phương pháp sử dụng chất đánh dấu đem lại kết
quả chính xác, đỡ tốn kém và mất ít công sức hơn phương pháp thu tổng cộng. Theo
Guillaume và Choubert (2001), phương pháp này có các cách thu phân như sau:

- Phương pháp thu trực tiếp từ ống tiêu hóa: vuốt nhẹ phần phân từ ruột của cá,
dùng ống hút phân hoặc cắt phần ruột cuối để thu phân. Các phương pháp trên có
những nhược điểm như lẫn phần thức ăn chưa được hấp thu, lẫn dịch tiêu hóa, nước
tiểu, cá chết hoặc bị sốc, lượng phân thu được ít dẫn đến sai số lớn khi tính toán độ
tiêu hóa thức ăn.
- Phương pháp thu trong hệ thống nuôi: xác định chính xác hơn độ tiêu hóa thức
ăn khi so sánh với các phương pháp khác và hạn chế các nhược điểm của phương pháp
thu trực tiếp từ ống tiêu hóa, các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp thu phân bằng
cách nuôi cá trong môi trường nước. Có hai phương pháp thu là phương pháp thu phân
tự lắng và phương pháp thu phân liên tục.
Trong nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng của các thành phần thức ăn cho
cá tra (Pangasius hypophthalmus) thực hiện năm 2010, Trần Thị Thanh Hiền đã so
sánh các cách thu phân được sử dụng trong phương pháp in vivo như phương pháp thu
phân lắng, phương pháp vuốt bụng cá để thu phân và phương pháp mổ để thu phân.
Sau khi tiến hành thí nghiệm, tác giả đã đưa ra kết luận: phương pháp vuốt bụng cá để
thu phân không phải là phương pháp thích hợp để đo độ tiêu hóa của cá tra, phương
pháp mổ để thu phân không hiệu quả bằng phương pháp thu phân lắng.

15


[Type text]

Chương 3
NỘI DUNG (VẬT LIỆU) VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm
Đề tại được thực hiện Tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2012-4/2013
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

Đối tượng nghiên cứu là cá lăng nha, được mua ở trại sản xuất giống Củ ChiThành phố Hồ Chí Minh và được thuần dưỡng đến khi đạt được khoảng 10g, cá mới
được bố trí thí nghiệm. Cá được lựa chọn ra những con khỏe mạnh, không dị hình, dị
tật và đồng đều kích cỡ để bố trí thí nghiệm.
3.3 Dụng Cụ Thí Nghiệm
-16 giai, mỗi giai có kích thước 1m x1m x1m
- Máy ép viên thức ăn và tủ sấy thức ăn.
- Cân điện tử hai số lẻ dùng để kiểm tra cá, cân đồng hồ (0 – 3kg) dùng để cân
nguyên liệu làm thức ăn.
-Nhiệt kế thủy ngân (đo nhiệt độ), máy quang phổ kế
-Bộ test pH, bộ test DO
-Thau nhựa, vợt…
3.4 Nguyên Liệu Thức Ăn
Nguyên liệu làm thức ăn bao gồm: bột cá, bánh dầu đậu nành, cám gạo, tinh bột
khoai mì, CMC (carboxyl methyl cellulose), Premix khoáng, dầu cá…
16


[Type text]

Các nguyên liệu chính để phối trộn thức ăn như: bột cá, bánh dầu đậu nành, cám gạo,
tinh bột khoai mì được phân tích các chỉ tiêu: đạm, béo, xơ, độ ẩm, khoáng. Kết quả
phân tích các nguyên liệu được trình bày theo bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu (% vật chất khô)
Thành phần
hóa học

Bột cá

Bánh dầu


Cám gạo

đậu nành

Tinh bột
khoai mì

Vật chất khô

88,42

96,80

89,70

86,80

Độ ẩm

11,58

3,20

10,30

13,20

Protein

62,20


44,40

13,30

0,19

Lipid

6,80

1,40

9,40

0,66

Tro

23,70

6,67

6,70

0,19

Chất xơ

0,60


3,40

1,20

0,19

NFE*

0,00

33,33

60,30

85,24

Lysine**

5,15

2,99

0,54

0,00

Methionine**

1,91


0,58

0,26

0,00

*NFE (Nitrogen Free Extract): chất trích không đạm.
** Ước tính theo số liệu của Tom Lovell, 1998
3.5 Bố trí thí nghiệm.
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành với các
tỷ lệ khác nhau lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cá lăng nha(Mystus
wyckioides).
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bánh dầu đậu nành đến độ
tiêu hóa cá lăng nha (Mystus wyckioides)

17


×