Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

PHÂN TÍCH RỦI RO DO NUÔI TÔM NƯỚC LỢ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN Ở BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.13 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH RỦI RO DO NUÔI TÔM NƯỚC LỢ ĐỐI VỚI
CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
Ở BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2009-2013

Tháng 7 năm 2013


PHÂN TÍCH RỦI RO DO NUÔI TÔM NƯỚC LỢ ĐỐI VỚI CÁC
DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN Ở BẾN TRE

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Ngân

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Văn Trai

Tháng 7 năm 2013


i


LỜI CÁM ƠN
Sau khoảng thời gian thực tập tại Bến Tre, dù ngắn nhưng đã cho tôi nhiều kỉ
niệm, kĩ năng cũng như kinh nghiệm sống. Cuộc khảo sát thực tế cho tôi biết cách
tiếp cận với người dân, cùng chia sẻ những nỗi lo lắng bức xúc của họ. Dưới sự
giúp đỡ của thầy, sự hướng dẫn tận tình của anh chị, bạn bè xung quanh và đặc biệt
là thái độ thân thiện, nhiệt tình của người dân Bến Tre đã tiếp thêm động lực để tôi
hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý thầy cô tận tình dạy bảo và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Thầy Nguyễn Văn Trai đã hướng dẫn và chỉ dạy tận tình trong quá trình làm
đề tài.
Gia đình anh Nguyễn Công Tráng cùng các bạn trong nhóm điều tra đã nhiệt
tình giúp đỡ và động viên trong lúc làm đề tài.
Đồng thời cảm ơn người dân Bến Tre hiền lành, dễ mến đã nhiệt tình giúp đỡ
trong chuyến khảo sát.
Đặc biệt gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, nơi đã cho tôi thêm nghị lực để tiếp
tục công việc, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi sớm hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
Trong quá trình khảo sát và làm đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để Bài báo cáo
tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích rủi ro do nuôi tôm nước lợ đối với các dịch vụ hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở Bến Tre” được tiến hành từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2013, tại 3
huyện ven biển Tỉnh Bến Tre; với mục tiêu giúp mọi người, chủ yếu là nhà quản lý
có cái nhìn tổng quan hơn về nhận thức của người dân về các dịch vụ hệ sinh thái
rừng ngập mặn và những tác động trong hoạt động sản xuất lên môi trường vùng
rừng xung quanh, để từ đó có những chính sách phát triển phù hợp. Bằng cách
phỏng vấn trực tiếp hai nhóm người nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm – rừng với
bảng câu hỏi được soạn sẵn, nghiên cứu đã thu số liệu cần thiết liên quan đến nhận
thức của người dân về giá trị các dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn và những tác
động lên hệ sinh thái do các hoạt động nuôi tôm gây ra.
Qua thống kê, tính toán, kết quả cho thấy nhận thức của người dân về các
loại dịch vụ mà rừng mang lại tương đối cao (95% hộ biết về các dịch vụ HST
RNM), chỉ có một số rất ít hộ nuôi không quan tâm đến vai trò của rừng.
Trong nhóm nuôi tôm – rừng, tỉ lệ người dân nuôi tôm với mật độ cao khá
lớn, và đến 56,67% hộ không kiểm tra giống trước khi thả nuôi. Nhưng cũng không
thể phủ nhận tiềm năng của mô hình này vì nó đáp ứng nhu cầu kinh tế và bảo tồn
rừng ngập mặn.
Với ngành nuôi tôm công nghiệp, mặc dù nhà nước đã dùng các biện pháp
xử phạt, nhưng tình trạng xả thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra (chiếm 16,67%); số hộ
sử dụng Chlorine liều cao hơn quy định chiếm 31,82% và không lưu trữ đúng thời
gian quy định là khá cao (60%).
Đề tài cũng tiếp nhận một số ý kiến đóng góp của người nuôi tôm về việc
vừa bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn mà vẫn phát triển bền vững ngành nuôi tôm
nước lợ; với 25% hộ yêu cầu quy hoạch vùng nuôi tôm thâm canh hợp lý hơn và
21,43% hộ mong muốn có biện pháp xử lý chất thải, cũng như xử lý nghiêm hành vi
vi phạm.

iii



MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i 
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ix 
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................1 
1.2 Mục tiêu: ...............................................................................................................2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 
2.1 Dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn .....................................................................3 
2.1.1 Rừng ngập mặn và vai trò: .................................................................................3 
2.1.2 Khái niệm và các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ...............................4 
2.2 Mối quan hệ giữa ngành nuôi tôm và rừng ngập mặn ..........................................5 
2.2.1 Trên thế giới .......................................................................................................5 
2.2.2 Ở Việt Nam ........................................................................................................6 
2.2.3 Ở tỉnh Bến Tre ....................................................................................................6 
2.2.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn khảo sát ................................................7 
2.2.3.2 Các hình thức nuôi tôm nước lợ và hiện trạng ...............................................9 
2.2.3.3 Mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và ngành nuôi tôm ..................................10 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................12 
3.1 Thời gian nghiên cứu: .........................................................................................12 
3.2 Địa điểm ..............................................................................................................12 
3.3 Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................13 
3.4 Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................13 


iv


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................14 
4.1 Dịch vụ HST RNM dưới cái nhìn của người nuôi tôm .......................................15 
4.1.1 Các dịch vụ đối với người nuôi tôm công nghiệp ............................................15 
4.1.2 Nhóm người nuôi tôm – rừng ..........................................................................17 
4.1.2.1 Xếp hạng mức độ quan trọng của các nhóm dịch vụ ....................................18 
4.1.2.2 Vai trò của rừng ngập mặn đối với sản xuất của mô hình tôm – rừng .........19 
4.1.2.3 Đóng góp của mô hình nuôi tôm – rừng vào thu nhập cuộc sống ................21 
4.2 Phân tích rủi ro của nuôi tôm đến sinh thái rừng ngập mặn ...............................22 
4.2.1 Nuôi tôm công nghiệp ......................................................................................22 
4.2.1.1 Cấu trúc trại nuôi...........................................................................................22 
4.2.1.2 Đối tượng nuôi ..............................................................................................22 
4.2.1.3 Nguồn gốc đất ...............................................................................................24 
4.2.1.4 Quá trình nuôi và quản lý ao nuôi .................................................................25 
4.2.1.5 Tác động tích cực của ngành nuôi tôm công nghiệp.....................................27 
4.2.2 Nuôi tôm – rừng ...............................................................................................29 
4.2.2.1 Mật độ nuôi ...................................................................................................29 
4.2.2.2 Chất lượng con giống ....................................................................................30 
4.2.2.3 Cải tạo ao.......................................................................................................31 
4.2.2.4 Diệt cá tạp .....................................................................................................33 
4.2.2.5 Quản lý mực nước .........................................................................................33 
4.2.2.6 Quản lý cho ăn ..............................................................................................34 
4.2.2.7 Quản lý dịch bệnh .........................................................................................35 
4.2.2.8 Mật độ cây rừng trong vuông nuôi theo mong muốn của người dân............36 
4.2.2.9 Lợi ích mà mô hình tôm – rừng mang lại cho HST RNM ............................36 
4.3 Quản lý của Nhà Nước ........................................................................................37 
4.3.1 Đánh giá về sự tuyên truyền của Nhà nước về vai trò của rừng ngập mặn .....37 
4.3.2 Sự tuyên truyền của Nhà Nước về tác động tiêu cực của ngành nuôi tôm công

nghiệp ........................................................................................................................38 
4.3.2.1 Với nhóm nuôi tôm công nghiệp ..................................................................38 

v


4.3.2.2 Với nhóm nuôi tôm – rừng............................................................................39 
4.3.3 Những nguyện vọng, đề xuất của người dân ...................................................39 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................40 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................40 
5.2 Đề xuất ................................................................................................................41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................42 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................44 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HST RNM

: Hệ sinh thái rừng ngập mặn

RNM

: Rừng ngập mặn

CN

: Công nghiệp


NN

: Nhà nước

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

NTTC

: Nuôi tôm thâm canh

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

DV

: Dịch vụ

DD

: Dinh dưỡng

TTCT


: Tôm thẻ chân trắng

 
 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỉ lệ người nhận biết các loại dịch vụ sinh thái RNM .............................16 
Bảng 4.2: Mức độ quan trọng của các nhóm dịch vụ sinh thái đối với nhóm người
nuôi tôm công nghiệp (%) .........................................................................................17 
Bảng 4.3. Nhận thức của người nuôi tôm – rừng về các loại dịch vụ HST RNM ...18 
Bảng 4.4: Mức độ quan trọng của các nhóm dịch vụ sinh thái đối với nhóm người
nuôi tôm – rừng (%) ..................................................................................................18 
Bảng 4.5. Tác động của rừng lên tôm nuôi ..............................................................20
Bảng 4.6. Mật độ nuôi trung bình của mô hình nuôi tôm công nghiệp ................... 25
Bảng 4.7. Hóa chất dùng cho việc xử lý ao nuôi ..................................................... 30
Bảng 4.8. Mật độ nuôi trong mô hình tôm – rừng ....................................................33 
Bảng 4.9. Tổng kết số hộ diệt cá tạp ........................................................................35
Bảng 4.10. Cách xử lý khi tôm nhiễm bệnh ............................................................. 36

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tôm công nghiệp .................................................................................15 
Biểu đồ 4.2. Tôm – rừng ...........................................................................................15 
Biểu đồ 4.3. Nhận thức của người về vai trò của rừng đối với mô hình tôm – rừng ...... 19 

Biểu đồ 4.4. Xếp hạng mức độ quan trọng của những vai trò mà rừng mang lại cho
tôm nuôi ....................................................................................................................20 
Biểu đồ 4.5. Đối tượng nuôi .....................................................................................23 
Biểu đồ 4.6. Nguồn gốc đất ......................................................................................24 
Biểu đồ 4.7. Hướng xử lý nước sau vụ nuôi .............................................................26 
Biểu đồ 4.8. Nhận thức của người dân về tác động tích cực của ngành nuôi tôm
công nghiệp ...............................................................................................................28 
Biểu đồ 4.9. Xếp hạng mức độ quan trọng của những tác động tích cực mà ngành
nuôi tôm công nghiệp mang lại .................................................................................28 
Biểu đồ 4.10. Mật độ cây rừng theo mong muốn của người dân .............................36 
Biểu đồ 4.11. Các hình thức tuyên truyền của NN về tác động tiêu cực của nuôi
tôm CN ......................................................................................................................38 

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Các dịch vụ rừng mang lại .........................................................................4 
Hình 3.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu.................................................................12 
Hình 4.2. Vuông nuôi chưa được cải tạo..................................................................32 
Hình 4.3. Cho nước vào vuông theo triều ................................................................34 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Việt Nam là một nước ven biển, có đường bờ biển dài 3.260 km, thuận lợi
phát triển kinh tế và là nơi hiện diện nhiều rừng ngập mặn. Trong đó, Bến Tre là

tỉnh có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, với 3.980,3 ha (Chi cục kiểm lâm Tỉnh
Bến Tre, 2012), với 3 loại là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Nó
được xem là “vành đai xanh”, bảo vệ cư dân sống ven biển khỏi bão lũ, giảm tác
động của biến đổi khí hậu, xói lở bờ biển. Ngoài ra, nó còn đảm bảo sinh kế của
một số nhóm cư dân sống phụ thuộc vào rừng như nhóm người khai thác thủy sản,
khai thác lâm sản, nuôi tôm – rừng, và kể cả nhóm nuôi tôm thâm canh, v.v. Tuy
nhiên không phải người dân nào cũng nhận ra những lợi ích to lớn mà rừng mang
lại, khi mà hàng ngày họ vẫn đang hưởng lợi từ nó. Do vậy, nhiều người vẫn đang
làm tổn thương rừng bằng cách này hay cách khác. Điều cần thiết là phải xác định
tầm quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong nhận thức của
người dân, để từ đó hình thành ý thức bảo tồn rừng, phát triển đúng hướng và hài
hòa với lợi ích chung.
Với thế mạnh về rừng ngập mặn, Bến Tre là tỉnh có tiềm năng phát triển thủy
sản rất lớn. Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 42.865 ha và sản lượng ước
đạt 186.913 tấn. Đặc biệt, lĩnh vực nuôi tôm nước lợ tập trung tại 3 huyện Ba Tri,
Bình Đại và Thạnh Phú đã mang lại lợi nhuận rất lớn, góp phần đáng kể vào thu
nhập của người dân. Tuy nhiên thời gian gần đây, tồn tại một vấn đề gây nhiều khó
khăn cho các nhà quản lý nuôi trồng thủy sản và môi trường, đó là tình trạng nuôi
tôm tự phát, hệ thống ao nuôi không hoàn chỉnh, dịch bệnh diễn ra khó kiểm

1


soát,v.v. một số hộ nuôi cứ vô tư thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc dùng hóa
chất không đúng quy định sẽ làm rừng ngập mặn ngày càng suy thoái.
Nói chung, các phương thức nuôi tôm khác nhau có khả năng tác động tiêu
cực đến hệ sinh thái rừng ngập mặn theo các cách khác nhau, nhưng cũng đều dẫn
đến những thiệt hại cho nhiều nhóm cư dân đang sống phụ thuộc vào rừng. Với
mong muốn giúp các nhà quản lý địa phương có thêm cơ sở để hoạch định chiến
lược quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn tại địa phương hiệu quả hơn, trong mối

quan hệ với lợi ích chung của cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích rủi
ro do nuôi tôm nước lợ đối với các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bến Tre”.
1.2 Mục tiêu:
-Phân tích rủi ro đối với các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn do 2 hình
thức nuôi tôm thâm canh và nuôi kết hợp tôm-rừng tại Bến Tre.
-Đánh giá nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn đối với
sinh kế của họ.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn
2.1.1 Rừng ngập mặn và vai trò:
Theo FAO (1994), RNM là bao gồm các loài cây thân gỗ và cây bụi mọc
dưới mức triều cao của triều cường, bao phủ và phát triển dọc theo bờ biển vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự liên kết giữa nhóm động – thực vật, rừng ngập mặn
cùng với các yếu tố vô sinh trong đó tạo nên HST RNM. Thuật ngữ “rừng ngập
mặn” bắt nguồn từ “mangrove” dùng để chỉ tập hợp các loài thực vật hoặc một khu
rừng có nhiều loài cây sống trong môi trường đầm lầy mặn ven biển (Nguyễn Công
Tráng, 2012).
HST RNM mang lại sự đa dạng về nguồn gen của các loài sinh vật (Odum,
1971). Chúng bao gồm sự đa dạng về môi trường sống như ở khu vực trung tâm, bãi
bùn, gần rạn san hô và HST cỏ biển. RNM có thể tồn tại dưới những giới hạn rộng
về độ mặn, chế độ triều, gió và nhiệt độ, thậm chí cả những vùng đất bùn và kỵ khí
(Hamilton & Snedaker, 1984).
Ở Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn là 209.741 ha (năm 2008). Phân bố
dọc theo các tỉnh ven biển, tập trung chủ yếu ở các khu vực vùng biển phía Bắc, và
vùng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Rừng ngập mặn ở nước ta được chia

thành 4 khu vực: Ven biển Đông Bắc, ven biển đồng bằng Bắc bộ, ven biển miền
Trung và ven biển miền tây Nam bộ (Phan Nguyên Hồng, 1999). Khu vực miền Tây
Nam Bộ có170.203 ha.
Ngoài vai trò to lớn trong việc bảo tồn các loài sinh vật, làm cho môi trường
trong lành hơn; rừng ngập mặn còn là nơi đem lại nhiều lợi ích và thu nhập cho các

3


nhóm cư dân sống ven rừng. Ngoài ra, rừng còn có vai trò bảo vệ bờ biển, hạn chế
xói lở khỏi những bất lợi của thời tiết.
2.1.2 Khái niệm và các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn
Theo Millennium Ecosystem Assessment (MA), 2005, dịch vụ hệ sinh thái là
các lợi ích mà thiên nhiên cung cấp cho con người và được chia thành 4 nhóm:
- Dịch vụ cung cấp: bao gồm các giá trị như cung cấp lương thực; năng
lượng; nước; nhiên liệu; đa dạng về các loài động – thực vật, v.v.
- Dịch vụ điều tiết: bao gồm vai trò điều hòa khí hậu; điều tiết dịch bệnh; lọc
nước, v.v.
- Dịch vụ hỗ trợ: chẳng hạn sự hình thành môi trường sống cho các loài sinh
vật; tái tạo dinh dưỡng; kiến tạo đất; hạn chế gió bão, v.v.
- Dịch vụ văn hóa: là sự phục vụ các hoạt động mang tính tinh thần; giáo
dục; du lịch – giải trí; thẫm mĩ, v.v.

Hình 2.1. Các dịch vụ rừng mang lại

4


Tất cả những dịch vụ đó, dù ít hay nhiều đều có tác động đến các nhóm cư
dân sống trong khu vực. Đóng góp đáng kể vào sinh hoạt cũng như sản xuất của họ.

2.2 Mối quan hệ giữa ngành nuôi tôm và rừng ngập mặn
2.2.1 Trên thế giới
Suốt khoảng thời gian dài, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và
nuôi tôm nước lợ nói riêng rất ít quan tâm đến môi trường tự nhiên. Dẫn tới kết quả
RNM và những vùng sinh thái nhạy cảm bị suy thoái nghiêm trọng (G. Yap, 2002).
Khá lâu sau, người dân mới nhận ra môi trường rừng đóng vai trò quan trọng trong
ngành nuôi tôm nước lợ thâm canh vì:
- Sự tồn tại và phát triển của tôm nuôi phụ thuộc vào sự trong lành của môi
trường.
- Thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu những sản phẩm mang chất lượng
“Sạch”.
- Sức ép lên những quốc gia đang phát triển ngày càng lớn bởi xu hướng cấm
nhập khẩu tôm từ những nước có môi trường tự nhiên bị phá hủy bời hoạt động
nuôi tôm công nghiệp.
- Hài hòa giữa nuôi tôm và bảo vệ môi trường mới có thể mang lại sự phát
triển bền vững.
Với nghiên cứu đánh giá về rừng ngập mặn mới đây của FAO, với tiêu đề là
“Rừng ngập mặn thế giới 1980-2005”, đã cho biết tổng diện tích rừng ngập mặn đã
giảm từ 18,8 triệu ha năm 1980 xuống còn 15,2 triệu ha năm 2005.
Tuy nhiên, có sự chậm lại trong tỷ lệ mất rừng ngập mặn: từ khoảng 187.000
ha bị phá hủy hàng năm trong thập niên 1980 thì giai đoạn 2000-2005 chỉ còn
102.000 ha mỗi năm, điều này phản ánh sự nâng cao nhận thức về giá trị của hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
FAO chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn một diện tích
rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch, cũng

5


như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn đến tàn phá

rừng ngập mặn.

2.2.2 Ở Việt Nam
Cùng chung tình trạng với các nước trên Thế Giới, RNM Việt Nam cũng
ngày càng suy giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho
biết, năm 1943 Việt Nam có trên 400.000 ha diện tích rừng ngập mặn, đến năm
2006 giảm còn 279.000 ha; nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển đổi rừng sang các
trại nuôi tôm.
Trong khi đó, lợi ích mà ngành công nghiệp tôm nuôi mang lại rất lớn,
khoảng 60 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng quá nhanh, ngành tôm nuôi
đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến RNM. Các đầm tôm đã làm tăng sự ô nhiễm
môi trường lên nhiều lần. Chất thải từ đầm tôm làm chết nhiều loại thủy sản trong
vùng, phá hủy các rạn san hô và cỏ biển. Các loại kháng sinh dùng cho tôm cũng
diệt luôn hàng loạt loài vi sinh vật hữu hiệu ở biển và tạo ra hiện tượng kháng thuốc
tràn lan…
Trên thực tế, nuôi tôm và RNM có thể kết hợp với nhau. RNM là yếu tố
trung hòa và tiêu hủy các chất thải của khu nuôi tôm. Sự kết hợp này sẽ mang lại
nhiều lợi ích: có được nhiều sản phẩm là tôm, cây rừng và rất nhiều động vật sống
trong rừng... Sự kết hợp hài hòa giữa việc giữ RNM và tổ chức nuôi tôm là yếu tố
sống còn, nhưng làm được điều này không dễ.
Hiện nay, mô hình tôm – rừng đã được phổ biến rộng hơn, đáp ứng nhu cầu
tăng thu nhập mà vẫn bảo vệ rừng. Tuy nhiên không thể phủ nhận khó khăn gặp
phải, bởi mô hình này không hoàn toàn tốt cho rừng, nếu phương thức quản lý
không đúng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rừng.
2.2.3 Ở tỉnh Bến Tre
Bến Tre có 9 đơn vị trực thuộc, trong đó có 3 huyện ven biển: Ba Tri, Bình
Đại, Thạnh Phú, với diện tích tự nhiên là 120.390,9 ha (năm 2009), và đường bờ

6



biển dài 65km. Tiềm năng NTTS các huyện ven biển khá lớn, tổng diện tích NTTS
là 36.770,5 ha (năm 2009), thích hợp cho nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao
như cá, tôm, cua, nghêu, sò, v.v.
2.2.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn khảo sát
*Huyện Ba Tri
Nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có
chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh
giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp biển (với chiều dài bờ biển gần 10 km),
phía tây giáp huyện Giồng Trôm.
Nhờ hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên diện tích cấy lúa từ 17.000 ha ngày
đầu giải phóng (1975), nay tăng lên 33.589 ha với năng suất bình quân 33 tạ/ha; có
nơi năng suất đạt trên 5 tấn/ha.
Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản. Nếu năm 1976, toàn huyện chỉ có
300 tàu thuyền, phần lớn là loại nhỏ chỉ đánh bắt ven bờ, thì đến năm 2000, có
1.074 chiếc, với công suất 50.825 CV, trong đó có 115 chiếc có công suất từ 90 CV
trở lên, có thể đánh bắt xa bờ.
Về giao thông, tổng chiều dài đường bộ là 174 km (không kể đường xóm
ấp). Ô-tô có thể đến trung tâm 23/23 xã trong huyện. Điện lưới quốc gia phủ khắp
23/23 xã, thị trấn
*Huyện Bình Đại
Có diện tích là 401 km2. Người dân Bình Đại ngoài nghề làm vườn, làm ruộng
còn có nghề trồng giồng và nghề đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển. Đặt
biệt là ngành nuôi tôm nước lợ, dù diện tích nuôi không lớn bằng 3 huyện Ba Tri và
Thạnh Phú, nhưng sản lượng đạt được khá cao. Vì huyện chủ trương hình thành vùng
nuôi và có trưởng ban quản lý vùng nuôi để kiểm tra và hỗ trợ người dân.
Năm 2011, diện tích tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả nuôi ước đạt
1.079 ha, trong đó có 540 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi nghêu 2.060 ha, sò 852
ha. Do điều kiện thời tiết, môi trường nuôi không thuận lợi, dịch bệnh tôm biển xảy


7


ra với thiệt hại 330 ha, chiếm 30,6% diện tích thả nuôi tôm thâm canh và bán thâm
canh.
Điện, cầu đường, trường học, trạm xá y tế được từng bước xây dựng theo
hướng kiên cố hóa.
*Huyện Thạnh Phú
Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân
đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng),
phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông
Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông.
Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh, Thạnh Phú gồm những cánh đồng
bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn. Diện tích
chung toàn huyện là 41.180 ha, phần lớn đất đai do ảnh hưởng thủy triều của biển
Đông nên bị nhiễm mặn, còn các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện
Mỏ Cày thuộc vùng nước lợ. Việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa, gặp nhiều
khó khăn, năng suất thường bấp bênh.
Mạng lưới sông ngòi chằng chịt và biển khơi là nguồn thủy hải sản dồi dào,
hàng năm cung cấp cho Thạnh Phú hàng ngàn tấn tôm, cua, cá các loại. Con nghêu,
một đặc sản của vùng biển Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng là nguồn lợi quan trọng,
nuôi sống hàng ngàn dân ven biển.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, tổng diện tích gieo
trồng lúa năm 2011 trên địa bàn huyện là 14.890 ha, đạt 98,61% kế hoạch, giảm
1,8% so cùng kỳ. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trong năm giảm so với năm 2010
nhưng do triển khai nhiều biện pháp tích cực nên sản lượng thu hoạch đạt khá cao,
với 59.889 tấn, đạt 107,8% kế hoạch, tăng 20,9% so cùng kỳ.
Tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển theo hướng đa
dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tổng diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện là 15.257 ha,

trong đó, nuôi tôm thâm canh cải tiến là 8.637 ha, dnuôi tôm thâm canh 791 ha,
nuôi tôm rừng 798 ha, nuôi tôm-lúa 5.030 ha.

8


2.2.3.2 Các hình thức nuôi tôm nước lợ và hiện trạng
Hiện trong địa bàn Tỉnh, các hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi tôm thâm
canh, nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến (nuôi tôm – rừng, nuôi tôm - lúa).
Nuôi tôm thâm canh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thời tiết,
môi trường, dịch bệnh, con giống và cả thị trường tiêu thụ. Năm 2011, diện tích
nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230 ha; tôm sú thâm canh, bán thâm
canh 3.980 ha, riêng TTCT là 1.250 ha, tăng 136% so với năm 2010. Cuối năm
2011, tình hình dịch bệnh trên tôm sú phát triển mạnh (21% diện tích bị nhiễm
bệnh) gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích sang nuôi
TTCT, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song vẫn không khả quan hơn vì tôm thẻ nuôi
trong 2 tháng đầu rất dễ nhiễm bệnh EMS. Thậm chí có một số hộ nuôi muốn “bị”
thiệt hại để được bồi thường. Tiến sĩ Donald Lighter và ctv của Trường Đại học
Arizona, Mỹ, đã tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm, dịch bệnh đã
làm tiêu tốn ngành nuôi tôm thế giới hàng tỉ đô la mỗi năm. Hội chứng được xác
định là do một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã
bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một
loại độc tố mạnh. Vi khuẩn sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra
độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa
của tôm. Đây được xem là một bước ngoặc lớn và là cơ sở để tìm ra hướng chữa trị
căn bệnh này. Trong khoảng năm 2008 – 2010, với lợi nhuận mà ngành mang lại, số
hộ nuôi tôm tăng lên nhanh chóng, mà đa số người dân vẫn chưa có kinh nghiệm
nhiều, chủ yếu học hỏi qua bà con xung quanh, trại nuôi chưa dược đầu tư đúng
cách, đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều hộ lâm vào tình cảnh treo ao với
những thách thức đang diễn ra. Song, ta không thể phủ nhận ngày càng nhiều hộ

nuôi đạt các tiêu chuẩn chứng nhận.
Nuôi tôm quảng canh cũng đang cùng cảnh suy giảm cả về năng suất lẫn
chất lượng. Nhiều hộ nuôi bức xúc trước tình trạng xả thải của nuôi tôm công
nghiệp làm ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Biến đổi khí hậu diễn ra càng phức tạp

9


hơn, người nuôi tôm quảng canh ít khi kiểm tra giống trước khi nuôi vì lý do tiết
kiệm chi phí. Chính nguyên nhân đó đã làm cho chất lượng tôm nuôi giảm đi, dễ
nhiễm bệnh và làm lây lan cho tôm tự nhiên trong ao nuôi.
Với mô hình quảng canh cải tiến, ít rủi ro, ổn định nhưng cũng chung đà tụt
dốc. Người nuôi đang dần chuyển hướng sang các đối tượng khác như nuôi sò
huyết, hay nuôi tôm kết hợp với cua biển, để có thể đảm bảo thu nhập cho cuộc
sống khi mà con tôm đang bấp bênh đủ chiều như hiện nay.
2.2.3.3 Mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và ngành nuôi tôm
Năm 2011, theo Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, Tỉnh hiện có 3.900 ha rừng
ngập mặn tập trung ở các huyện ven biển, chiều rộng từ 50-2000 m, rừng ngập mặn
ở đây đã sản sinh hàng trăm loài thực vật và động vật lợi ích cho đời sống con
người: cây rừng, tảo, tôm, cá, nghêu giống… Với sản lượng lớn, phòng chống xói
lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng đất sản xuất, nhất là vùng ven biển của tỉnh;
hạn chế tình hình xâm nhập mặn; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
ổn định thông qua việc ngăn chặn gió biển, cải tạo môi trường, cung cấp thức ăn và
là nơi cư trú cho các loài thủy sản…
Song, tình trạng phá rừng vẫn còn diễn ra, sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng
làm cho vai trò của RNM bị giảm sút. Do lượng nước thải quá tải từ các khu công
nghiệp cùng với ý thức sinh hoạt của người dân. Trước đây, ngành nuôi tôm nước lợ
được xem là nạn nhân của ngành công nghiệp thì hiện nay, trình độ kĩ thuật cao, dịch
bệnh diễn ra khiến cho các hộ nuôi sử dụng hóa chất ngày một tăng, tìm đến những loại
hóa chất cấm vì rẻ mà hiệu quả lại cao; một phần do người nuôi tự phát nên thiếu kinh

nghiệm quản lý, sau thời gian sản xuất, môi trường nuôi suy thoái, buộc họ phải tìm
kiếm vùng đất mới;… mà vùng đất rừng là tiềm năng hơn cả.
Nhận ra vấn đề, tỉnh Bến Tre ra quyết định trồng mới hằng năm khoảng 100
ha RNM, nâng diện tích rừng ngập lên 4.500 ha vào năm 2015 và 4.900 ha vào năm
2020. Bên cạnh đó, nhà nước còn tiến hành giao đất rừng cho người dân quản lý và
được quyền sản xuất trên mảnh đất đó.

10


Tóm lại, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng
đồng cư dân địa phương, tuy nhiên diện tích rừng đã giảm sút nhiều vì nhiều
nguyên nhân, trong đó tác động của việc phát triển nuôi tôm nước lợ được coi là
một trong những nguyên nhân quan trọng của việc mất rừng. Để hiểu hơn về những
nguyên nhân gây tổn thất rừng ngập mặn do nghề nuôi tôm nước lợ gây ra, cần phải
có đánh giá về các hoạt động cụ thể của các mô hình nuôi có khả năng gây hại cho
hệ sinh thái rừng, đồng thời cũng cần khảo sát về nhận thức của những người nuôi
tôm đối với giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn, với mong muốn
nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo vệ các giá trị sinh thái rừng, hướng việc
sản xuất đến mục tiêu bền vững.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2013.
3.2 Địa điểm
3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Gồm Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú

được chọn để thực hiện khảo sát.
Nghiên cứu tập trung chủ yếu tại các vùng nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm
- rừng của 3 huyện này.
Các xã được tiến hành điều tra như sau:
Huyện Ba Tri: 3 xã Bảo Thuận, Bảo Thạnh, An Thủy.
Huyện Bình Đại: 2 xã Thạnh Phước, Thừa Đức.
Huyện Thạnh Phú: 3 xã An Điền, Thạnh Phong, Thạnh Hải.

Hình 3.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

12


3.3 Nội dung nghiên cứu:
- Xác định vai trò của rừng ngập mặn đối với việc nuôi tôm nước lợ thông
qua nhận thức của người dân.
- Đánh giá tác động của 2 phương thức nuôi tôm thâm canh và nuôi kết hợp
tôm – rừng đến các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Từ đó xác định nguyện vọng, mong muốn của người dân đối với những
chính sách của nhà nước về quy hoạch và quản lý vùng nuôi tôm.
3.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu số liệu thứ cấp và sơ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Qua
đó phân tích và đánh giá các vấn đề đặt ra để giải quyết các mục tiêu ban đầu.
Đối với số liệu thứ cấp: thu thập từ các cơ quan quản lý địa phương; các tài
liệu đã xuất bản trên toàn thế giới về các vấn đề có liên quan như tình hình phát
triển thủy sản trong những năm vừa qua, sự tăng giảm diện tích rừng trong mối liên
hệ với ngành nuôi tôm của tỉnh cũng như cả nước và trên thế giới.
Đối với số liệu sơ cấp: thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp có sử
dụng bảng câu hỏi soạn sẵn đối với các nhóm người có liên quan, bao gồm nhóm
nuôi tôm thâm canh và nhóm người nuôi tôm rừng. Số mẫu điều tra là 60, số hộ

điều tra của mỗi nhóm là 30 và được phỏng vấn ngẫu nhiên.
Các câu hỏi tập trung vào ý kiến của người trả lời về các giá trị mà hệ sinh
thái RNM mang lại cho đời sống và hoạt động sản xuất của họ, nhằm đánh giá nhận
thức của họ về dịch vụ HST RNM. Bên cạnh đó, khảo sát các biện pháp quản lý trại
tôm nhằm đánh giá được nguy cơ gây tác động có hại đến môi trường.
Mức độ quan trọng của dịch vụ HST được người dân đánh giá bằng cách cho
điểm từ 1 đến 5 tăng theo chiều tăng dần của chúng, theo hiểu biết cá nhân của họ
về vấn đề liên quan. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp trực quan để
kiểm chứng thông tin và bổ sung số liệu.
- Số liệu thu được được mã hóa và phân tích bằng cách sử dụng các phép
thống kê mô tả (số trung bình, số tổng, tỉ lệ phần trăm), và trắc nghiệm so sánh số

13


trung bình để đánh giá nhận thức giữa 2 nhóm người, với phần mềm sử dụng là MS
Excel và Minitab 16 trong quá trình phân tích.

14


×