Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) VÀ CÁ CHẼM (Lates calcarifer) TẠI HAI HUYỆN NHƠN TRẠCH VÀ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.28 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA HAI MÔ HÌNH NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) VÀ
CÁ CHẼM (Lates calcarifer) TẠI HAI HUYỆN
NHƠN TRẠCH VÀ LONG THÀNH,
TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN QUÝ
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 7/2013


SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) VÀ CÁ CHẼM
(Lates calcarifer) TẠI HAI HUYỆN NHƠN TRẠCH
VÀLONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả
Trần Văn Quý

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
Ts. Nguyễn Như Trí



Tháng 7 năm 2013

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản.
Cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Nguyễn Như Trí đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện tốt về
mặt kinh phí cũng như mặt tinh thần, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp nuôi trồng thủy sản khóa 35đã
động viên giúp đỡ chúng tôi trong những năm học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển luận văn này không
thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
 

Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

(Litopenaeus vannamei) và cá chẽm (Lates calcarifer) tại hai huyện Nhơn Trạch và
Long Thành, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 5 năm
2013. Đề tài thu thập số liệu về nuôi cá chẽm và nuôi tôm thẻ chân trắng tại hai
huyện Nhơn Trạch, Long Thành của tỉnh Đồng Nai.Trong bối cảnh nuôi tôm khó
khăn như hiện nay thì một số địa phương đã và đang có xu hướng chuyển đổi đối
tượng nuôi mới.Cá chẽm cũng là một đối tượng được chọn nuôi khá phổ biến với
hình thức nuôi công nghiệp.
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích đánh giá. Số liệu thứ
cấp được thu thập từ sở NN &PTNT tỉnh Đồng Nai, báo cáo tổng kết năm của địa
phương và số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi
cũng như cán bộ kỹ thuật tại 2 huyện Nhơn Trạch, Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Các
phương pháp phân tích tương quan, hồi quy và thống kê mô tả khác được áp dụng
để cung cấp thông tin nhằm có cái nhìn chính xác hơn về hai mô hình nuôi này, là
cơ sở để chọn đối tượng nuôi phù hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích mặt nước nuôi của mô hình nuôi cá
chẽm (0,58 ha/hộ) lớn hơn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (0,46 ha/hộ), thời gian
nuôi (272,66 ngày/vụ) kéo dài gây khó khăn trong việc xoay chuyển vốn, gặp nhiều
rủi ro trong quá trình nuôi, khó có thể nhận định, phân tích được thị trường.
Chi phí đầu tư của mô hình nuôi cá chẽm cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.
Trong đó thì chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao hơn chi phí cố định do các vật tư, dụng
cụ, máy móc sử dụng được thời gian dài nên chi phí khấu hao tài sản cũng không
quá lớn, chi phí thức ăn của cá chẽm (1.268,88 triệu/ha/vụ) và của tôm thẻ chân
trắng (315,61 triệu/ha/vụ). Cả hai mô hình nuôi đều đem lại lợi nhuận cho người
nuôi, số hộ nuôi có lời ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 25 hộ chiếm tỷ 83,33 %
thấp hơn cá chẽm (93 %).

iii


MỤC LỤC

TRANG TỰA.................................................................................................................. i 
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... x 
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 
1.2 Mục tiêu đề tài.......................................................................................................... 2 
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3 
2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai ..................................................................... 3 
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 3 
2.1.2 Khí hậu và địa hình ............................................................................................... 3 
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................... 4 
2.2 Định hướng phát triển thủy sản của tỉnh Đồng Nai ................................................. 5 
2.2.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi cá chẽm ở Việt Nam........................ 6 
2.2.2 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi cá chẽm ở Đồng Nai........................ 8 
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng .............................................................. 9 
2.3.1 Phân loại ................................................................................................................ 9 
2.3.2 Phân bố ................................................................................................................ 10 
2.3.3 Các yếu tố về môi trường sống ........................................................................... 10 
2.3.4 Tính thích ứng với môi trường sống ................................................................... 11 
2.3.5 Thích nghi với sự thay đổi độ mặn ..................................................................... 11 

iv



2.3.6 Thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ nước ........................................................... 11 
2.3.7 Tập tính ăn........................................................................................................... 11 
2.3.8 Sinh trưởng .......................................................................................................... 12 
2.4 Đặc điểm sinh học của cá chẽm ............................................................................. 12 
2.4.1 Phân loại .............................................................................................................. 12 
2.4.2 Phân bố ................................................................................................................ 12 
2.4.3 Hình thái, đặc điểm sinh học ............................................................................... 13 
2.4.4 Đặc điểm môi trường sống .................................................................................. 13 
2.4.5 Vòng đời và sinh sản ........................................................................................... 13 
2.4.6 Tính ăn ................................................................................................................ 13 
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 14 
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 14 
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 14 
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 14 
3.2.2 Thu thập thông tin ............................................................................................... 14 
3.3 Tính toán hiệu quả kinh tế...................................................................................... 14 
3.3.1 Tính toán chi phí sản xuất ................................................................................... 14 
3.3.1.1 Chi phí cố định ................................................................................................. 14 
3.3.1.2 Chi phí lưu động............................................................................................... 14 
3.3.2 Tổng thu nhập ..................................................................................................... 15 
3.3.3 Lợi nhuận ............................................................................................................ 15 
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 15 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 16 
4.1 Đặc điểm kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ...................................... 16 
4.1.1 Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ........................................................ 16 
4.1.1.1 Chuẩn bị ao ...................................................................................................... 16 
4.1.1.2 Cấp và xử lý nước ............................................................................................ 16 
4.1.1.3 Gây màu nước .................................................................................................. 16 
4.1.1.4 Chọn và thả giống ............................................................................................ 17 


v


4.1.1.5 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 17 
4.1.1.6 Thu hoạch ......................................................................................................... 18 
4.1.2 Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng .................................... 19 
4.2 Đặc điểm kỹ thuật của mô hình nuôi cá chẽm ....................................................... 20 
4.2.1 Quy trình kỹ thuật nuôi cá chẽm ......................................................................... 20 
4.2.1.1 Chuẩn bị ao ...................................................................................................... 20 
4.2.1.2 Chọn và thả giống ............................................................................................ 20 
4.2.1.3 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 20 
4.2.1.4 Thu hoạch ......................................................................................................... 21 
4.2.2 Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cá chẽm .................................................... 21 
4.3 So sánh các chỉ tiêu kỹ thuật nuôi của 2 mô hình .................................................. 23 
4.4 So sánh các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình nuôi .................................................... 24 
4.4.1 Chi phí cố định .................................................................................................... 24 
4.4.2 Chi phí biến đổi ................................................................................................... 25 
4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 mô hình............................................................... 27 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 29 
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 29 
5.2 Đề xuất ................................................................................................................... 29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 30 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 31 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL


: Đồng bằng sông Cửu Long

KHCN

: Khoa học công nghệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc tính kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ......................... 19 
Bảng 4.2: Đặc điểm kỹ thuật của mô hình nuôi cá chẽm ........................................ 22 
Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và cá chẽm .... 23 
Bảng 4.4: Chi phí cố định (triệu/ha/năm) ................................................................ 24 
Bảng 4.5: Chi phí biến đổi (triệu/ha/vụ).................................................................. 26 
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trong 1 vụ .............................................. 28 

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tôm thẻ chân trắng ...................................................................................... 9 
Hình 2.2. Cá chẽm .................................................................................................... 12 

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm tại tỉnh Đồng Nai ......... 8 
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo từng mức diện tích ............. 19 
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ hộ nuôi cá chẽm theo từng mức diện tích ................................... 22 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản ngày nay có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.Phong trào nuôi trồng thủy sản đang phát triển rầm rộ trong toàn quốc cả
về diện tích, sản lượng và mức độ phong phú của các đối tượng nuôi. Nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng, trong khi đó sản lượng khai thác thủy
sản từ tự nhiên ngày càng giảm, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phải gia tăng
nhanh chóng về sản lượng nuôi. Việc chọn lựa đối tượng nuôi phù hợp và đem lại
hiệu quả kinh tế là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và cá chẽm (Lates calcarifer) là
đối tượng được chọn khá nhiều ở một số địa phương.Cá chẽm là một đối tượng nuôi
có giá trị kinh tế cao, có thể được nuôi thay thế cho diện tích nuôi tôm không hiệu
quả. Trước đây, cá chẽm được nuôi quảng canh, nuôi lồng bè và sử dụng thức ăn tự

chế là chủ yếu. Những năm gần đây cá chẽm được đưa vào nuôi công nghiệp với
việc sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho năng suất cao. Hiện nay chưa có số
liệu thống kê cụ thể về sản lượng cũng như diện tích nuôi cá chẽm ở nước ta, nhưng
qua tìm hiểu thông tin từ các báo cho thấy cá chẽm đã nuôi thành công ở một số nơi
như ở Cam Ranh, Vạn Ninh (Khánh Hòa), Hương Trà (Thừa Thiên Huế), Hà Tĩnh,
Đồng Nai, Bình Định, Cà Mau,...
Bên cạnh cá chẽm thì tôm thẻ chân trắng cũng được nhận định là một đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.Năm 2002, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả
nước là 1.710 ha, sản lượng 10.000 tấn.Năm 2007 diện tích nuôi đạt 4.000 ha, sản
lượng đạt 30.000 tấn. Năm 2008, diện tích nuôi khoảng 8.000 ha; năm 2009 tăng
lên 14.500 ha; năm 2010 tăng lên trên 25.300 ha và đến năm 2012 diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng 38.169 ha, sản lượng 177.817 tấn.

1


Theo Sở NN&PTNT các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì người dân chọn nuôi
tôm thẻ chân trắngvì những lý do như: sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, tôm lớn
nhanh với thời gian nuôi ngắn (2,5 – 3 tháng), tỷ lệ rủi ro ít hơn, khả năng thu hồi
vốn nhanh. Tuy nhiên việc ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra nhiều làm ảnh
hưởng đến tình hình kinh tế của các mô hình nuôi.
Tại tỉnh Đồng Nai, năm 2012 cá chẽm đã được nuôi công nghiệp và một số
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã chuyển sang nuôi cá chẽm và nhiều khả năng
còn tăng cao trong thời gian tới. Nhưng hiệu quả đến đâu thì còn là một vấn đề cần
được nghiên cứu.
Để có cái nhìn tổng quát về khía cạnh kinh tếhaiđối tượng nuôi được phổ
biến tại khu vực này, cũng như góp phần tư vấn cho việc chọn đối tượng nuôi trong
thời gian tới, chúng tôi thực hiện đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và cá chẽm (Lates
calcarifer) tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai”

1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật và so sánh hiệu quả kinh tế giữa việc nuôi tôm
thẻchân trắng và cá chẽm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Xác định các yếu tố kỹ thuật quan trọng của hailoại đối tượng nuôi nhằm
so sánh những điểm mạnh và điểm yếu của từng đối tượng nuôi.
- Thu thập số liệu về khía cạnh kinh tế củahaimô hình nuôi cá chẽm và tôm
thẻ chân trắng nhằm so sánh hiệu quả của haimô hình này.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 
2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vàlà vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt
Nam.Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chánh với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn,
gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã
Long Khánh và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom,
Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.907,1 km2, dân số 2010 là 2,56 triệu
người, trong đóhuyện Long Thành có diện tích 431,01 km2, dân số 0,19 triệu người
và diện tích huyện Nhơn Trạch 410,89 km2, số dân 0,16 triệu người.
2.1.2 Khí hậu và địa hình
Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và

thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26oC, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa
tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%.
Địa hình đặc trưng của tỉnh là đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng,
địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có
độ dốc < 8o, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc
đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.

3


2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:Trong tổng số diện tích đất của tỉnh thì đất nông nghiệp:
277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763
ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715
ha.Theo phân loại của FAO/UNESCO, Đồng Nai có 10 nhóm đất:
Đất phù sa: diện tích 27.929ha chiếm 4,76% diện tích tự nhiên, phấn bố tập
trung ở các khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai thuộc các huyện Nhơn Trạch,
Long Thành, Vĩnh Cửu.
Đất ngập úng gley: diện tích 26.758ha chiếm 4,56% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai và trong các thung lũng
núi ngập nước mùa mưa.
Đất đen: diện tích 131.604 ha chiếm 22,43% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung thành các vùng lớn chủ yếu ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc,
Cẩm Mỹ, đất có hàm lượng mùn và đạm cao có thể sử dụng để phát triển nhiều cây
trồng cho giá trị kinh tế cao.
Đất xám: diện tích 234.867 ha chiếm 40,04% diện tích tự nhiên, phân bố
nhiều ở tất cả các huyện, trong đó tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Cửu,
Long Thành và Nhơn Trạch. Đất có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây trồng nếu
cải tạo tốt.

Đất đỏ: diện tích 95.389 ha chiếm 16,26% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán. Đất
có độ phì nhiêu khá cao thích hợp để phát triển nhiều cây công nghiệp. Ngoài ra còn
có nhóm đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất tự nhiên như đất cát có 613 ha
(chiếm 0,1%); đất bị xói mòn trơ sỏi đá diện tích 3.180 ha ( chiếm 0,54%); đất phát
triển trên đá phun trào 2.422 ha (chiếm 0,41%); đất nâu diện tích 11.377 ha (chiếm
1,94%) phân bố chủ yếu ở huyện Xuân Lộc, độ phì nhiêu thấp ít có tiềm năng để
phát triển cây trồng; đất phù sa cũ bạc màu diện tích 139 ha chiếm (0,02%); đất
thích hợp cho trồng lúa nước và cây trồng cạn ngắn ngày vào mùa khô.
 

4


Tài nguyên nước:
Đồng Nai có nguồn nước mặt khá dồi dào để cấp nước sinh hoạt và phát
triển sản xuất do mạng lưới dòng chảy sông, suối tương đối dày, trung bình 0,5 –
1,2 km/km2 và có sông Đồng Nai, sông La Ngà chảy qua dài 220 km và 70 km tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên khoáng sản:Tài nguyên khoáng sản có thể khai thác công
nghiệp bao gồm:
Nhóm khoáng kim loại: có 19 mỏ và điểm quặng gồm: 2 mỏ laterit bôxit, 17
mỏ và điểm quặng vàng, một số điểm có dấu hiệu khoáng hóa chì – kẽm, vàng –
bạc, caxiterit. Khoáng hóa vàng tập trung chủ yếu ở phía bắc của tỉnh (Tân Phú,
Định Quán, Vĩnh Cửu).
Nhóm khoáng phi kim: có kaolin, bột màu tự nhiên, đá vôi, thạch anh và
nguyên liệu xây dựng như đá, cát, sét, puzolan. Kaolin có ở Vĩnh Cửu, Long Thành và
Nhơn Trạch; sét phân bố rộng rãi ở 25 điểm trong tỉnh, tập trung ở Long Thành; đá xây
dựng có ở nhiều nơi trong tỉnh với 50 điểm, tập trung nhiều ở Xuân Lộc, Thống Nhất,
Vĩnh Cửu, Long Thành; cát có ở thượng nguồn sông Đồng Nai và La Ngà.

2.2 Định hướng phát triển thủy sản của tỉnh Đồng Nai
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011 – 2015, định hướng đến năm 2020” đã được phê duyệt năm 2012 thì diện tích
nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 34,504 ha và năm 2020 là 35,533 ha trong đó
diện tích nuôi mặn lợ đến năm 2015 là 1.865 ha và đến năm 2020 là 2.002 ha.
Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 58.310 tấn, đến năm 2020 đạt
75.720 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng thủy sản giai đoạn 2011 - 2015
là 8,03% và giai đoạn 2016 - 2020 là 5,36%. Trong giai đoạn này, cần tập trung đầu
tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích mô hình nuôi cá nước ngọt và
tôm nước lợ theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Đồng thời tăng cường công
tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất, nhằm giảm các rủi ro về môi
trường, dịch bệnh, đồng thời tăng năng suất và sản lượng. Đầu tư hệ thống hạ tầng

5


phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở các khu vực nuôi tập trung (thủy lợi, điện, giao
thông, hệ thống giống,...).
Nằm trong quy hoạch chung về ngành thủy sản của tỉnh thì tại huyện Nhơn
Trạch định hướng đến năm 2020 vẫn duy trì diện tích nuôi thả cá, tôm hiện có, ổn
định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1.600 - 1.800 ha, trong đó 1.250 ha nuôi
tôm. Để thực hiện tốt quy hoạch và định hướng thì tỉnh đã có đưa ra một số giải
pháp thực hiện như: giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp khoa học công nghệ,
nguồn nhân lực,...
Qua đây cho thấy ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai nói chung và 2 huyện Nhơn
Trạch, Long Thành nói riêng có vị trí khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Vì thế cần được quy hoạch để phát triển một cách bền vững.
2.2.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đang trên đà phát triển
cả về diện tích và sản lượng mặc dù gặp một số khó khăn như dịch bệnh, con giống,

môi trường bị ô nhiễm,…
Sự đa dạng về đối tượng nuôi là một trong những thế mạnh của nuôi trồng
thủy sản nước ta.Tôm thẻ chân trắng và cá chẽm là hai đối tượng nuôi mới đã được
đưa vào nuôi công nghiệp.
Hiện nay, tôm thẻ chân trắnglà đối tượng nuôi mang tính thời sự trong nghề
nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Từ những thất bại do dịch bệnh, tôm sú ngày càng ít
người nuôi hơn và như vậy các tỉnh ven biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một số
khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng được nhập vào nước ta vào năm 2001. Loài này đang
được nuôi thương phẩm ở nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Phú Yên,
Bạc Liêu, Cà Mau,…
Theo Bộ NN&PTNT, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2010 là 25.000
ha, sản lượng 135.000 tấn, năm 2011, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là
33.049 ha, sản lượng đạt 176.451 tấn và đến năm 2012, diện tích nuôi tôm chân
trắng cả nước là 38.169 ha, sản lượng 177.817 tấn (tăng 15,5% diện tích và 3,2%

6


sản lượng). Với những khó khăn trong nuôi tôm như hiện nay thì số lượng các hộ
nông dân treo ao ngày càng tăng và đó là một trong những nguyên nhân làm giảm
nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Bên cạnh sự khó khăn của nuôi tôm thẻ chân trắng thì cá chẽm lại là một loài
nuôi có giá trị kinh tế cao mặc dù đây là đối tượng nuôi mới. Trước đây, cá chẽm
chủ yếu được nuôi theo mô hình nuôi lồng, bè và sử dụng thức ăn tự chế, cá tạp
nhưng đến nay thì mô hình nuôi cá chẽm trong ao thâm canh sử dụng thức ăn công
nghiệp 100% được áp dụng và nuôi ở nước lợ lẫn nước ngọt.Tuy là một đối tượng
nuôi mới nhưng thời gian qua cũng đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến đối
tượng này là phù hợp với Võ Ngọc Thám (2000), nghiên cứu sản xuất thử giống cá
chẽm với kết quả: Ấp nở phôi ở mật độ 60-120 trứng/ml (nhiệt độ 29-30oC, độ mặn

29-30‰), đạt kết quả 95% và ương nuôi cá con từ 15-25 ngày tuổi bằng Arrtemia
có tỷ lệ sống cao nhất, dùng thức ăn tổng hợp N2 có tỷ lệ sống thấp, dùng
Artemia+N2 cũng cho tỷ lệ sống tương đối cao. Theo Huỳnh Văn Lâm (2000) xác
định mật độ ương thích hợp cho cá chẽm bột mới nở là 50 con/lít và thức ăn được
làm giàu bằng dầu gan mực cho tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn.
Mặt khác, theo Phạm Thị Hạnh (2007), cá chẽm tăng trưởng chiều dài nhanh nhất ở
mật độ ương 10con/lít, 50con/lít nhưng có xu hướng giảm dần khi mật độ tăng từ 70
con/lít -150 con/lít. Tác giả cho rằng thức ăn tươi sống (rotifer, artemia) được làm
giàu bằng dầu cá thu, dầu cá tuyết và dầu mực không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
nhưng có tác dụng làm tăng tốc sinh trưởng của cá chẽm giai đoạn mới nở đến 29
ngày tuổi so với thức ăn không làm giàu và mật độ luân trùng tốt nhất cho cá chẽm
bột là 35con/ml,...Hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng cũng như
diện tích nuôi cá chẽm ở nước ta, nhưngqua tìm hiểu thông tin từ các báo cho thấy
cá chẽm đã nuôi thành công ở một số nơi như ở Cam Ranh, Vạn Ninh (Khánh Hòa),
Hương Trà (Thừa Thiên Huế), Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Định, Cà Mau,...
Có thể nói rằng cá chẽm và tôm thẻ chân trắng là hai đối tượng nuôi cần
được quan tâm và có quy hoạch phát triển để góp phần đưa ngành thủy sản phát
triển một cách bền vững, đưa phần lớn diện tích đất bỏ hoang vào sản xuất thủy sản.

7


2.2.2 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi cá chẽm ở Đồng Nai
Cùng với khó khăn chung của nghề nuôi tôm trong cả nước hiện nay thì tại
tỉnh Đồng Nai, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cũng gặp không ít khó khăn do tình
hình dịch bệnh xảy ra kéo dài, môi trường ngày càng bị ô nhiễm,…
Hiện nay tại khu vực Đồng Nai thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu
phát triển mạnh ở vùng ngập mặn thuộc 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Tuy
nhiên do phát triển một cách tự phát nên đã gây khó khăn cho việc quản lý, khuyến
cáo của các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh

trên tôm nuôi chủ yếu bệnh về gan, tụy trong tháng đầu tiên sau khi thả.Mấy năm
trở lại đây thì diện tích nuôi tôm ở khu vực nàykhông nhiều, đa số người dân đều
treo ao hoặc nuôi theo mô hình quảng canh hay quảng canh cải tiến.
Diện tích (ha)
600

566

500

450

400
270

300

220
200
132
100
0
2008

2009

2010

2011


2012

Năm

Biểu đồ 2.1 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm tại tỉnh Đồng Nai
Trước tình trạng khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mấy năm gần
đây thì một số hộ nuôi tôm thẻ tại huyện Long Thành đã chuyển đổi đối tượng nuôi
như cá chẽm, cá rô phi, cá bống kèo, trong đó cá chẽm chiếm đa số và cho hiệu quả
kinh tế khá cao.

8


Hiện nay mô hình nuôi cá chẽm công nghiệp được mở rộng qua vùng ngập
mặn nuôi tôm không hiệu quả của huyện Nhơn Trạch. Theo báo cáo thống kê của
Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 thì có khoảng 30 ha diện tích nuôi tôm
không hiệu quả trong tỉnh được người dân chuyển qua nuôi cá chẽm.
Tuy nhiên do đây là đối tượng nuôi mới được đưa vào nuôi công nghiệp ở
khu vực này nên chưa có số liệu thống kê cụ thể về diện tích nuôi cũng như sản
lượng.
Qua đây, có thể thấy rằng cá chẽm và tôm thẻ chân trắng đang là haiđối
tượng nuôi chính của huyện Long Thành và Nhơn Trạch vì thế cần có những chính
sách khuyến khích phát triển.
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.3.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus

Loài:Lipopenaeusvannamei (Boone, 1931).
Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương, Tôm bạc Tây châu Mỹ.
Tên của FAO: Camaron patiblanco
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng
Tên tiếng Anh: White leg shrimp

(Nguồn www.fao.org)
Hình 2.1Tôm thẻ chân trắng

9


2.3.2 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển có đáy bùn, độ sâu từ 0 - 72 m. Tôm
thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờ phía Đông Thái Bình Dương từ
biển phía Bắc Peru đến biển phía Nam Mexico. Tôm phân bố tập trung ở vùng biển
ven bờ của Ecuador (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2008).
Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã được di giống vào nhiều vùng biển cả bờ Tây
lẫn bờ Đông của châu Mỹ. Tôm còn được di giống sang Hawaii và nhiều nước
Đông Á và Đông Nam Á.Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc
từ biển xích đạo Đông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La Tinh). Đây là loài
tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường, được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La Tinh
và cho sản lượng lớn gần 200.000 tấn (1999).Những năm gần đây tôm được thuần
hóa và nuôi thành công ở Trung Quốc.Một số địa phương ở Trung Quốc như tỉnh
Quảng Đông đã coi tôm thẻ chân trắng là đối tượng chính thay thế cho tôm he
Trung Quốc (Penaeus chinensis). Năm 2001, tôm thẻ chân trắng do Trung Quốc
nuôi đã xuất khẩu sang Mỹ với khối lượng lớn và giá rẻ (Thông tin KHCN - Số
3/2002, trích bởi Trần Trung Can, 2009).Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có cường
độ bắt mồi khỏe, lớn nhanh, thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh như các mô
hình nuôi ít thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín.

2.3.3 Các yếu tố về môi trường sống
Oxy hòa tan trên 4 mg/L.
pH từ 8,0 - 8,5, trong ngày không được thay đổi quá 0,4 - 0,5.
Nhiệt độ không được quá cao hay quá thấp lâu ngày, thích hợp nhất là 20 –
30oC, không được cao quá 33oC và không được thấp hơn 18oC.
Độ kiềm trong khoảng từ 100 - 250 mg/L.
NH3 không được tăng quá đột ngột dễ sinh bệnh cho tôm.
Độ trong: 35 ± 5 cm; màu nước xanh lục hoặc màu mận chín.
Độ mặn giảm đến 1 - 2‰ (gần như nước ngọt) tôm vẫn có thể sống được
nhưng phải giảm từ từ. (Thông tin KHCN - số 3/2002, trích bởi Trần Trung Can,
2009).

10


2.3.4 Tính thích ứng với môi trường sống
Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột
của môi trường sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu nhưng vẫn không chết. Các thử
nghiệm cho thấy, gói tôm con cỡ 2 - 7 cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%,
nhiệt độ 27oC) để sau 24 giờ vẫn sống 100%. Sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp
nhất là 1,2 mg/l.
2.3.5 Thích nghi với sự thay đổi độ mặn
Ở tôm 1 - 6 cm đang sống ở độ mặn 20‰ trong bể ương khi chuyển vào các
ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp nhất là 10 – 40‰, khi
dưới 5‰ hoặc trên 50‰ tôm bắt đầu chết dần; những con tôm cỡ 5 cm có sức chịu
đựng tốt hơn con 2 cm.
2.3.6 Thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ nước
Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32oC, vẫn thích
nghi được khi nhiệt độ nước thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là
15oC, thả vào ao bể có nhiệt độ 12 – 28oC chúng vẫn sống 100%; dưới 9oC thì tôm

chết dần, tăng lên 41oC thì cỡ tôm dưới 4 cm thì chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi
chết hết.
2.3.7 Tập tính ăn
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp, tôm ăn các thức ăn có nguồn gốc động
vật và thực vật. Trong quá trình nuôi người ta phát hiện thấy tôm thẻ chân trắng ăn
cả mảnh vụn thực vật và mùn bã hữu cơ. Khi bắt tôm lên kiểm tra, ruột lúc nào
cũng thấy đầy thức ăn kể cả sau khi ăn vài giờ. Chúng không chỉ ăn thức ăn do con
người cung cấp mà còn ăn cả thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao như tảo, sinh vật phù
du, sinh vật đáy. Có thể nhìn thấy thức ăn trong ruột tôm. Sau nhiều giờ cho ăn,
thức ăn trong ruột tôm thường có màu đen hoặc tối vì sắc tố từ tảo và các sinh vật
đáy khác mà chúng ăn. Khi nhiệt độ lên đến 33oC vào buổi chiều thường tôm ăn ít.
Vào lúc này nên giảm lượng thức ăn và nên cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát.
Khi nhiệt độ xuống thấp tôm cũng ăn ít nên vào mùa lạnh cũng tránh cho tôm ăn lúc
quá sớm. Tôm thẻ chân trắng không đòi hỏi hàm lượng protein cao như tôm sú

11


(40%) chỉ cần 30 - 35% là thích hợp (Colvin & Brand, 1977, trích bởi Lê Thanh
Hùng, 2008).
2.3.8 Sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm
cái thường lớn nhanh hơn tôm đực(Nguyễn Nhật Phong, 2007, trích bởi Thái Thị
Sinh, 2010). Tôm lúc nhỏ thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm lớn thì cần
khoảng 1 - 2 ngày. Tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 ngày đầu,
sau đó tôm thẻ chân trắng phát triểnchậm lại và lâu lớn.
2.4 Đặc điểm sinh học của cá chẽm
2.4.1 Phân loại
Giới: Động vật (Animalia)

Ngành: Có dây sống (Chordata)
Ngành phụ: Có xương sống (Vertebrata)
Lớp: Cá (Pisces)
Lớp phụ: Cá xương (Teleostomi)
Bộ: Cá vược (Perciformes

Hình 2.2. Cá chẽm

Họ: Cá vây tia (Centropomidae)
Chi: Cá chẽm (Lates)
Loài: Lates calcarifer(Bloch, 1790)
Tên tiếng Anh: Sea bass, barramundi.
Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vược.
2.4.2 Phân bố
Cá chẽm phân bố rộng ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông - 1600 Tây; vĩ tuyến 260
Bắc - 250 Nam. Cá còn tìm thấy ở khắp phần Bắc châu Á phía Nam kéo dài đến
Queensland (Australia), phía Tây đến Đông châu Phi.Ở nước ta, cá chẽm phân bố ở
dọc bờ biển từ bắc đến nam.

12


2.4.3 Hình thái, đặc điểm sinh học
Cá chẽm có thân dài, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn, nhìn bên lõm
phíalưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng hơi so le,
hàmtrên kéo dài tới tận mắt, răng dạng lông nhung, không có răng nanh. Vây lưng
có 7 - 9 gai và 10-11 tia mềm. Vây hậu môn tròn, có 3 gai, 7 - 8 tia mềm, vây đuôi
tròn, vảy dạng lược rộng (xù xì hay nhẵn).Chiều dài tối đa 200cm, nặng tối đa 60kg.
Màu sắc: Giai đoạn cá giống có màu nâu ô-liu ở phía trên và màu bạc

hoặcnâu vàng ở phần bên và phần bụng, giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục
hayvàng nhạt ở phần trên và màu trắng bạc ở phần bụng.
2.4.4 Đặc điểm môi trường sống
Cá chẽm sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện môi trường nhiệt độ: 15 280C, độ mặn: 2 – 350/00, độ sâu: 5 - 20m. Chúng thường sống tập trung ở vùng
nước ven bờ, cửa sông, rừng ngập mặn và phân bố cho tới độ sâu 40m.
2.4.5 Vòng đời và sinh sản
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy
vực nước ngọt như sông, hồ.Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3 – 5kg
sau 2 - 3 năm. Cá trưởng thành (3 - 4 tuổi) di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa
sông và ra biển, nơi có độ muối từ 30 - 320/00để phát triển tuyến sinh dục và đẻ
trứng sau đó. Cá đẻ đồng thời với thủy triều lên và theo chu kỳ trăng. Cá đẻ quanh
năm, mùa đẻ rộ từ tháng 3 - 5 và 7 - 8.Thời gian ấp nở 18 giờ trong điều kiện nhiệt
độ từ 28 - 300C và 12 - 17 giờ trong điều kiện nhiệt độ 29 - 320C, độ mặn từ 30 –
320/00.Loài cá này chưa phân ra giới tính khi còn nhỏ.
2.4.6 Tính ăn
Cá chẽm trưởng thành là loài cá dữ, phàm ăn, thức ăn ưa thích của chúng là
các loài cá tạp, tôm, chúng không ăn thực vật và các loài giáp xác khác như cua,
cáy,... Cá sinh trưởng nhanh sau 1 năm, từ cỡ cá giống 4 - 5cm có thể đạt trọng
lượng từ 1,5 - 3kg.

13


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013.
Địa điểm nghiên cứu tạihai huyện Nhơn Trạch và Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Phiếu phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và cá chẽm.
3.2.2 Thu thập thông tin
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của cơ quan địa phương kết hợp
với tham khảo các tài liệu có liên quan đến địa bàn và đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ 60 hộ nuôi
trong đó 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và 30 hộ nuôi cá chẽm tại hai huyện Long
Thành và Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bằng bảng câu hỏi soạn sẵn (xem phụ lục).
3.3 Tính toán hiệu quả kinh tế
3.3.1 Tính toán chi phí sản xuất
3.3.1.1 Chi phí cố định
Là các chi phí cho các tài sản cố định sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất.
Đây là các chi phí mà nhà sản xuất phải trả kể cả khi hoạt động sản xuất không diễn
ra.Đa số các tài sản sử dụng trong nhiều năm và trong mỗi năm phải tính chi phí
khấu hao.
3.3.1.2 Chi phí lưu động
Là các chi phí sử dụng cho các hoạt động diễn ra trong 1 vụ sản xuất.

14


×