Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 19992006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.41 KB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH THỦY SẢN
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1999-2006

GVHD: Th.S NGUYỄN HOÀNG NAM KHA
SVTT: PHAN THỊ Ý NHI
LỚP: DH02CT

TP.HCM-09/2006


“KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH THUỶ SẢN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”

Thực hiện bởi

PHAN THỊ Ý NHI

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chế Biến Thuỷ Sản

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HOÀNG NAM KHA

TP HCM
09/2006



TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát sơ bộ tình hình thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây” do em
thực hiện được tiến hành khảo sát theo diện rộng, không đi sâu vào từng vấn đề cụ thể.
Vì vậy mà đề tài sẽ mô tả được bức tranh chung về tình hình thuỷ sản Việt Nam từ khâu
Sản xuất nguyên liệu đến Chế biến, Thương mại thuỷ sản và kể cả vấn đề Môi trường bò
tác động bởi các hoạt động thuỷ sản. Nêu ra những mặt Việt Nam đã đạt được, những
mặt chưa đạt được. Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và đònh hướng phát triển
ngành thủy sản Việt Nam một cách bền vững.
Đề tài là kết quả của sự kết hợp đồng đều kiến thức của các môn học, kết hợp với
việc thu thập, nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, internet, và đặc biệt trên cơ sở phân tích
các số liệu thống kê đã giúp em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, việc hiểu biết thực tế
của em quá ít ỏi nên chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô và các bạn
góp ý để đề tài thêm hoàn chỉnh.

-ii-


ABSTRACT

My study “The survey on Vietnam’s aquiculture industry in recent year” is carried
out on large scale, not on specific aspects. So, with this study I would like to give the
general situation of Vietnam aquiculture industry and to emphasize some aspects related
such as material production, processing, trading and its impact to the surroundings. In
addition, I would like to point out some achievements and limits in the industry. On the
basis of these aspects, I suggest some solutions to develop the industry.
This study is a combination of knowledge I was taught at the university and related
materials from books, newspapers, internet. However, there may be some shortcomings
in this study so I need your contribution to make it more useful.


-iii-


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả học tập như ngày hôm nay, ngoài việc nỗ lực của bản thân, em
còn được sự giúp đỡ động viên của nhiều người thân quen, chính sự giúp đỡ động viên đó
đã cho em thêm nhiều niềm tin nhiều nghò lực để phấn đấu vươn lên trong học tập cũng
như vượt lên những khó khăn trong công việc mà lần đầu tiên mới được tiếp xúc.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình đã quan tâm lo lắng, đến
tất cả các thầy cô trong Khoa thủy sản, nhất là thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam Kha đã
nhiệt tình hướng dẫn và thầy Bùi Văn Miên, người đã dẫn dắt cho em đến với đề tài này,
đến tất cả các anh chò tại công ty đã chỉ bảo rất tận tình và tạo mọi điều kiện để em thực
tập tốt, xin gởi lời cám ơn đến chò Dung, anh Đức và chò Thu.

-iv-


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................................... ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH............................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG........................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii
I. GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 2
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 3
PHẦN I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THỦY SẢN THẾ GIỚI 3
I.1 Tình Hình Tiêu Thụ Thủy Sản Trên Thế Giới 3

I.2 Sự Phát Triển Sản Lượng Thủy Sản Của Thế Giới ...................................................5
I.3 Thương Mại Thủy Sản Trên Thế Giới.......................................................................6
I.4 Dự Báo Tiêu Thụ Thủy Sản Trên Thế Giới ..............................................................9
I.5 Dự Báo Thương Mại Thủy Sản Trên Thế Giới .........................................................9
PHẦN II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
11
II.1 Tiềm Năng Phát Triển Thủy Sản ........................................................................... 11
II.2 Cơ Cấu Tổ Chức Ngành Thủy Sản
14
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1.1 Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản ......................................................................... 15
1.1.1 Phân chia các hoạt động khai thác thủy sản ........................................................ 15
1.1.2 Phát triển sản lượng thủy sản khai thác ...............................................................17
1.1.3 Phát triển năng lực khai thác thủy sản ................................................................. 19
1.1.4 Cung cấp nguyên liệu thủy sản từ khai thác ........................................................20
1.2 Hiện Trạng Nuôi Trồng Thủy Sản ....................................................................... 22
1.2.1 Phân chia hoạt động nuôi trồng thủy sản .............................................................22
1.2.2 Phát triển sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản .......................................... 24
1.2.3 Cung cấp nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản ......................................................26
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1 Hiện Trạng Chế Biến Thủy Sản .......................................................................... 34
2.1.1 Khái quát sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản .....................34
2.1.2 Sự phát triển năng lực chế biến ........................................................................... 35
-v-


2.1.3 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản ....................................... 36
2.1.4 Sản phẩm thủy sản chế biến ................................................................................37
2.2 Thương Mại Thủy Sản............................................................................................ 42
2.2.1 Thò trường nội đòa ................................................................................................42

2.2.2 Xuất khẩu thủy sản .............................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI YẾU KÉM VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
3.1 Các Thành Tựu Đạt Được ..................................................................................... 73
3.2 Những Tồn Tại Hạn Chế Và Biện Pháp Khắc Phục .......................................... 74
3.2.1 Khai thác thủy sản ............................................................................................... 74
3.2.2 Nuôi trồng thủy sản ............................................................................................. 76
3.2.3 Chế biến thủy sản ................................................................................................78
3.2.4 Thương mại thủy sản ........................................................................................... 80
3.3 Dự Báo Và Mục Tiêu Của Ngành Thủy Sản Trong Giai Đoạn 2006-2010....... 83
3.3.1 Những mục tiêu và nhiệm vụ............................................................................... 83
3.3.2 WTO và ngành thủy sản Việt Nam ..................................................................... 89
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1 Lý Do Bảo Vệ Môi Trường Dưới Tác Động Của Các Hoạt Động Thủy Sản... 93
4.2 Hiện Trạng Môi Trường Do Tác Động Của Các Hoạt Động Thủy Sản .......... 93
4.2.1 Nuôi trồng thủy sản ............................................................................................. 94
4.2.3 Khai thác thủy sản ............................................................................................... 98
4.2.4 Chế biến thủy sản ................................................................................................98
4.3 Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Dưới Tác Động Của Các Hoạt Động
Thủy Sản...................................................................................................................... 101
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 102

-vi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1 Tiêu dùng bình quân đầu người trên thế giới ...................................................3
Bảng I.2 Tổng sản lượng thủy sản trên thế giới 1998-2003............................................5
Bảng I.3 Xuất nhập khẩu thủy sản thế giới ....................................................................6

Bảng I.4 Các thò trường nhập khẩu thủy sản chính.........................................................7
Bảng 1.1 Sản lượng thủy sản khai thác qua các năm.................................................... 17
Bảng 1.2 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo khu vực đòa lý ................................ 18
Bảng 1.3 Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản 2000-2005 ................................. 24
Bảng 1.4 Sản lượng và cơ cấu thủy sản nuôi theo vùng miền ...................................... 25
Bảng 2.1 Tình trạng hàng Việt Nam cảnh báo tại các thò trường .................................40
Bảng 2.2 Giá trò xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm ................................. 47
Bảng 2.3 Giá trò xuất khẩu thủy sản qua các thò trường chính của Việt Nam............... 44
Bảng 2.4 Giá trò các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 2000-2004...
...................................................................................................................................... 59
Bảng 2.5 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU .................................................. 64
Bảng 2.6 Giá trò xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam 2002-2005 .... 67
Bảng 2.7 Sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật và Mỹ 2000-2005 ......... 69
Bảng 2.8 Xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam giai đoạn 1997-2005.......................... 70
Bảng 2.9 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2005............................. 72
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 ............................................................. 89
Bảng 4.1 Mối quan hệ giữa diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng đước ....... 95

-vii-


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ I.1 Cơ cấu giá trò các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của thế giới 2003-2006.....8
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu sản lượng các mặt hàng chế biến năm 2003 ................................. 38
Biểu đồ 2.2 Thò trường xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ....................................47
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu giá trò các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật năm 2005...... 51
Biểu đồ 2.4 Các nước xuất khẩu chính và thò trường Nhật năm 2005 ..........................52
Biểu đồ 2.5 Các nước xuất khẩu chính sang Mỹ theo giá trò năm 2005 ....................... 58
Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thò trường EU .............................. 65
Biểu đồ 2.7 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2004................................... 68

Biểu đồ 2.8 Xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam giai đoạn 1997-2005 ............................71

-viii-


-1-

I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Luôn cập nhật thông tin, hiểu biết tình hình thủy sản Việt Nam là kiến thức cơ
bản không chỉ những kỹ sư thủy sản tương lai chúng tôi mà mỗi một sinh viên
khoa thủy sản thiết nghó cần phải nắm bắt. Trong các buổi học, khi các thầy cô
hỏi chúng tôi những câu hỏi đơn giản như là sản lượng, giá trò xuất khẩu thủy sản
của nước ta qua các năm thì cả lớp hầu như không ai trả lời được những câu hỏi
đó. Đây chính là nguyên nhân bắt nguồn để tôi chọn đề tài “Khảo sát sơ bộ tình
hình thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây”. Có cái nhìn bao quát về
tình hình thủy sản nước ta sẽ giúp ta dễ dàng tiếp nhận những kiến thức mới, dễ
dàng đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể hơn.
2. Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu sơ bộ tình hình thủy sản Việt Nam bằng cách
khảo sát hiện trạng các khâu khai thác, nuôi trồng cho đến chế biến, thương mại
và tác động của các hoạt động thủy sản tới môi trường. Từ đó nêu ra những mặt
tồn tại và hạn chế trong từng khâu và xây dựng một số giải pháp chung khắc phục
những yếu kém đó.


-2-

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đòa Điểm Nghiên Cứu

Tại:
-

Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung (Đà Nẵng)
Sở Thủy Sản Quảng Nam
Thư viện Đại học Nông Lâm TP HCM
Thư viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM
Internet

2.2 Thời Gian Nghiên Cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài bắt đầu từ ngày 30/05/2005 đến ngày 30/08/2005.
2.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
Bài luận văn tốt nghiệp này là kết quả của sự kết hợp đồng đều kiến thức các môn
học đã được học tại trường với việc thu thập, nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, internet,
và đặc biệt trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Để có được tính xuyên suốt và mạch lạc với những nội dung trong bài viết, tôi đã cố
gắng vận dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, thống kê, khảo
sát và xử lý các số liệu thông thường.
Để đảm bảo tính chính xác của các số liệu, tôi đã đối chiếu các số liệu thu thập được
từ các trang web tin cậy của Bộ Thủy Sản, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Tài Chính,… để
tìm ra số liệu chính xác nhất.


-3-

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

PHẦN I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THỦY SẢN THẾ GIỚI
I.1 Tình Hình Tiêu thụ Thủy sản Trên Thế Giới
-


Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản ngày càng phát triển và dần trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng
cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới. Tiêu thụ thủy sản trên thế giới không
ngừng gia tăng dưới tác động của hai nhân tố đó là dân số thế giới liên tục gia tăng
và thủy sản là loại thực phẩm có khả năng thay thế khá hoàn hảo đối với thòt gia
súc, gia cầm. Đặc biệt xu hướng thứ hai nay này càng được củng cố vững chắc hơn
do mức an toàn về vệ sinh thực phẩm của thuỷ sản cao hơn các loại thực phẩm
khác trong khi đó dòch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, như dòch
bệnh bò điên, dòch cúm gà, bệnh than…

-

Nhìn chung, các nước phát triển vẫn là những nước tiêu thụ thuỷ sản chủ yếu với
trên 80% tổng lượng tiêu thụ thuỷ sản của thế giới, trong đó riêng Nhật Bản, EU,
Mỹ tiêu thụ đến 76%. Đồng thời tại các nước phát triển, người tiêu dùng vẫn ưa
thích các loại thủy sản đánh bắt hơn thủy sản nuôi trồng.
Bảng I.1 Tiêu dùng bình quân đầu người trên thế giới
Năm
Tiêu dùng (triệu tấn)
Sử dụng không phải là thực
phẩm (triệu tấn )
Dân số thế giới (tỷ người)
Tiêu dùng theo đầu người (kg)
Nguồn: FAO, 2004

-

1998
92,7

25,1

2000
96,7
33,7

2003
99,8
29,9

5,9
15,7

6,1
16,0

6,2
16,3

Tỷ lệ thuỷ sản dùng làm thức ăn cho người chiếm 76% tổng sản lượng thuỷ sản thế
giới (theo số liệu 2003 là 99,8 triệu tấn) chiếm khoảng 20% lượng prôtêin động vật
từ khẩu phần ăn của người, 24% còn lại (29,9 triệu tấn) dùng để chế biến bột cá,
dầu cá và một số mặt hàng phi thực phẩm khác.


-4-

-

Trong các năm 1990, tỷ lệ thuỷ sản được tiêu thụ dưới dạng tươi sống trên thò

trường tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác. Năm 2003 thủy sản tươi sống
chiếm 52% tổng lượng thực phẩm thủy sản, tiếp đến là thủy sản đông lạnh chiếm
28,3%, thủy sản đóng hộp giảm xuống còn 12%, còn lại là sản phẩm hun khói,
muối, sấy khô… Tại các nước phát triển, sử dụng thuỷ sản đông lạnh vẫn tăng liên
tục, chiếm tới 42% (năm 2003), nhưng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này chỉ còn
13% vì đa số dân chúng sử dụng thuỷ sản dưới dạng tươi ướp đá hoặc tươi sống.

-

Năm 2003 mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trên thế giới là 16,3 kg/năm
(đã quy đổi ra sản phẩm tươi), tăng 21% so với năm 1992 (13,1 kg). Do giá trò của
thuỷ sản cao nên mức tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào mức sống của dân chúng tại
các nước trên thế giới. Có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia về mức tiêu thụ
thuỷ sản. Có nước thì mức tiêu thụ rất cao nhưng có nước thì rất thấp như Nhật Bản
dẫn đầu thế giới với mức tiêu thụ bình quân đạt 68 kg/người, tiếp đến là EU vẫn
duy trì ổn đònh mức 25 kg/người, trong khi đó thò trường châu Phi chỉ ở mức bình
quân đạt 7,1 kg/người.

-

Hơn nữa, sự khác biệt về đòa lý trong một nước cũng tạo nên sự khác nhau, thông
thường những vùng ven biển ăn nhiều cá hơn. Việc ăn kiêng và một số yếu tố khác
như thu nhập gia đình, giá cả, thói quen ăn uống, khẩu vò, xu hướng biến động xã
hội… cũng làm gia tăng sự cách biệt trong tiêu thụ thuỷ sản. Ngoài ra, tiến bộ trong
giao thông vận tải, công nghệ thực phẩm, tiếp thò cũng là những yếu tố hết sức
quan trọng làm cho hàng thuỷ sản có giá rẻ hơn, nhiều sự lựa chọn hơn, an toàn hơn
và có chất lượng cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, thuỷ sản tươi sống, chế biến
sẵn và ăn liền là những mặt hàng đang có nhu cầu ngày càng cao, đặc biệt ở các
nơi có mức sống cao.


-

Tiêu thụ thuỷ sản ở các vùng khác nhau còn khác nhau về đối tượng tiêu thụ, ví dụ
như ở Bắc Âu và Bắc Mỹ, các loài cá đáy được tiêu thụ nhiều, trong khi nhuyễn thể
chân đầu lại được dân chúng ưa thích ở một số nước thuộc khu vực Đòa Trung Hải
và châu Á. Tuy gần đây đã được nuôi rất nhiều nhưng giáp xác nói chung và tôm
nói riêng vẫn là những mặt hàng đắt giá, việc tiêu thụ chúng phần lớn tập trung ở
các nước giàu hơn. Theo ước tính của FAO, trong số 16,3 kg/người/năm (2003) thì
cá chiếm phần lớn tới 74% (hơn 12 kg/đầu người), thuỷ sản có vỏ chiếm 25% (gần
4 kg/ đầu người (bao gồm giáp xác 1,5 kg, nhuyễn thể hai mảnh vỏ 2 kg và nhuyễn
thể chân đầu 0,5 kg).
(Nguồn: Nguyễn Văn Nam, 2005. Thò trường xuất nhập khẩu
thủy sản Việt Nam, trang 25-26)

I.2 Sự Phát Triển Sản Lượng Thủy Sản Của Thế Giới


-5-

-

Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng cao của con người, sản lượng thủy sản thế
giới không chỉ liên tục tăng nhanh mà còn có những bước thay đổi cơ bản về cơ cấu
sản xuất. Từ một ngành thuỷ sản công nghiệp với khai thác thuỷ sản đóng vai trò
chủ đạo và những quốc gia có sản lượng lớn nhất là các nước phát triển có những
đội tàu khai thác xa bờ và một nền công nghiệp chế biến hiện đại trong những năm
trước thập kỷ 90, trong giai đoạn từ hơn mười năm trở lại đây, ngành thuỷ sản đã
phát triển theo hướng nông nghiệp, nghóa là nuôi trồng thuỷ sản đã tăng nhanh tỷ lệ
đóng góp của mình và các nước nông nghiệp chính là những nước có sản lượng
đứng đầu thế giới. Chỉ tính trong giai đoạn 10 năm từ 1993-2003, trong khi sản

lượng khai thác hầu như đứng yên, chỉ tăng 1,2%, thì sản lượng nuôi trồng tăng mỗi
năm tới 9,4%. Năm 2003, tỷ lệ của nuôi trồng thuỷ sản trong tổng sản lượng thuỷ
sản thế giới đã tăng lên 31,7%. Theo thống kê của FAO, năm 2003, tổng sản lượng
thuỷ sản của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, lónh vực khai thác đạt 90 triệu tấn và
nuôi đạt gần 42 triệu tấn. Trong đó, lượng thuỷ sản dùng làm thực phẩm khoảng
101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5%. (Nguồn: )
Bảng I.2 Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới từ 1999-2003

Thế giới
Khai thác thuỷ sản

ĐVT: triệu tấn
2002
2003
94,663
90,400

1999
94,866

2000
96,732

2001
93,670

Nuôi trồng thuỷ sản
Tổng sản lượng thuỷ sản

33,447

128,303

35,496
132,228

37,789
131,459

39,799
134,459

41,800
132,2

Tỷ lệ nuôi trồng thuỷ sản
Nguồn: FAO, 2004

26%

26,8%

28%

29,5%

31,7%

-

Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng nuôi trồng liên tục tăng qua các năm và dự

đoán sẽ tiếp tục tăng và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu thủy sản của con người.

-

Các nước có sản lượng thuỷ sản đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Pêru, Ấn độ,
Inđônêxia, Mỹ, Nhật Bản, Chilê, Thái Lan, Nga, Na Uy, Philippin, Việt Nam.

-

Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới cả về sản lượng thuỷ sản lẫn sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản. Năm 2003, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đạt gần 46 triệu tấn
chiếm gần 35% sản lượng thuỷ sản của thế giới trong đó sản lượng nuôi đạt 28,9
triệu tấn chiếm tới gần 70% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới. Việt Nam
đứng thứ 12 trên thế giới về sản lượng thuỷ sản (2,5 triệu tấn) và đứng thứ ba về
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (1,2 triệu tấn) năm 2003.


-6-

-

Nếu phân theo môi trường nuôi, sản lượng các loài thuỷ sản nước ngọt chiếm tỷ lệ
cao hơn đạt 25,2 triệu tấn (2003), chiếm 60,14% sản lượng và 48,7% giá trò. Thuỷ
sản nuôi nước mặn chiếm 36,5% sản lượng và 35,7% giá trò. Mặc dù sản lượng nuôi
nước lợ chỉ chiếm 3,4%, nhưng lại chiếm tới 15,6% giá trò so với tổng giá trò nuôi
thủy sản thế giới vì phần lớn là những sản phẩm giá trò cao.
(Nguồn: )

I.3 Thương Mại Thủy Sản Trên Thế Giới

-

FAO ước tính rằng, có khoảng 38% thuỷ sản sản xuất ra được buôn bán trên thò
trường thế giới, xuất khẩu đạt hơn 50 triệu tấn về khối lượng và đạt giá trò 63 tỷ
USD (năm 2003), trong đó 50% sản lượng đến từ các nước đang phát triển. Đối với
các nước này, xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành nguồn thu ngoại tệ chính, tăng thêm
thu nhập, công ăn việc làm cho người dân và đảm bảo an ninh lương thực. Các
nước có thu nhập thấp chiếm tới 20% trong tổng xuất khẩu thuỷ sản với giá trò xuất
khẩu khoảng 8,2 tỷ USD.

Bảng I.3 Xuất nhập khẩu thuỷ sản thế giới
Thế giới
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Nguồn: FAO, 2004

1995
51,71
56,11

2000
55,19
60,00

2001
56,19
59,42

ĐVT: tỷ USD
2002

2003
58,21
63,52
61,44
68,34

I.3.1 Xuất khẩu thủy sản
-

Tuy quốc gia xuất khẩu thuỷ sản thứ nhất và thứ hai thuộc về châu Á nhưng nếu
tính theo khu vực thì châu Âu dẫn đầu chiếm tỉ lệ 36% với giá trò xuất khẩu gần 24
tỷ USD (2003), tiếp đến là châu Á với 34% (gần 22,5 tỷ USD), Bắc Mỹ chiếm
13,74%, Nam Mỹ 8,89%, còn lại là châu Phi và châu Đại Dương. (Sách Thò trường
xuất nhập khẩu, trang 44)

-

Còn nếu tính theo từng quốc gia thì trước đây Thái Lan dẫn đầu thế giới với giá trò
xuất khẩu năm 2001 là 4,03 tỷ USD, nhưng kể từ năm 2001, với sản lượng thuỷ sản
dẫn đầu thế giới, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản, Thái Lan
xếp vò trí thứ hai. Các nhà xuất khẩu châu Á khác là Việt Nam, Đài Loan,
Inđônêxia và Ấn Độ cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu thuỷ sản đặc
biệt là Việt Nam, từ không có vò thế về xuất khẩu trước đây đã vươn lên vào hàng
tốp 10 nước xuất khẩu đứng đầu thế giới vào năm 2001 và từ 2002 đến nay vẫn giữ
vò trí thứ bảy.


-7-

-


Các nước xuất khẩu hàng đầu năm 2003 (tỷ USD)

1-Trung Quốc 4,5

4-Mỹ 3,3

2-Thái Lan 3,7

5-Cana 3,0

3-NaUy 3,6

6-Đan mạch 2,9

7-Việt Nam 2,2

(Nguồn: )
-

Trong xuất khẩu thuỷ sản, các nước đang phát triển phần lớn đều xuất thuỷ sản
dưới dạng nguyên liệu sang các nước phát triển một phần để tiêu thụ và một phần
chế biến thành các mặt hàng có giá trò cao hơn cung ứng cho thò trường trong nước
và một phần xuất khẩu trở lại, nhiều nước phát triển còn đầu tư các nhà máy hoặc
thiết bò chế biến ở các nước đang phát triển vì chi phí nhân công rẻ hơn.

I.3.2 Nhập khẩu thuỷ sản
-

Năm 2002, nhập khẩu thuỷ sản đạt hơn 61 tỷ USD, trong đó các nước phát triển

chiếm 82%. Trong năm 2003, lượng nhập khẩu thuỷ sản của thế giới tăng lên 68,3
tỷ USD, riêng của EU tăng lên 26,2 tỷ USD, trong khi Nhật giảm còn 12,4 tỷ USD
và Mỹ đạt 11,4 tỷ USD. Đặc biệt, lượng thủy sản nuôi từ các nước đang phát triển
ngày càng tăng tại các thò trường chính trên thế giới.

Bảng I.4 Các thò trường nhập khẩu thuỷ sản chính
Nước

Giá trò nhập
Tỷ lệ (%)
khẩu 2002 (tỷ
USD)
Nhật Bản
13,6
22
Mỹ
10,4
17
EU
21,3
35
Còn lại
15,8
26
Tổng số
61,1
100
Nguồn: Trung tâm Tin học Bộ thuỷ sản, 2004
I.3.3 Mặt hàng xuất nhập khẩu


Giá trò nhập
khẩu 2003 (tỷ
USD)
12,4
11,4
26,2
15
65

Tỷ lệ (%)

19,1
17,5
40,4
23
100


-8-

-

Các mặt hàng xuất nhập khẩu thủy sản rất phong phú và đa dạng, có thể kể ra các
nhóm hàng chính là tôm, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, nhuyễn thể, cá hộp, surimi, bột
cá, giáp xác khác,… Tuy nhiên, mức tăng của các nhóm hàng có nguồn gốc từ khai
thác tự nhiên như tôm biển, cá ngừ, mực, bột cá…không tăng nhiều về sản lượng do
phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi.

Biểu đồ I.1 Cơ cấu giá trò các mặt hàng xuất khẩu của thế giới năm 2003
Dầu cá

0,6%
Cá cảnh
0,3%
Cá mập
0,6%
Bột cá
3,6%

Các loại khác
18,2%

Tôm
18,8%
Cá tuyết, efin, meluc
10,0%

Cá dẹt
2,1%

Cá ngừ
8,8%

Giáp xác
7,2%
Cá nước ngọt
1,3%
Cá vùng duyên hải
1,3%

Mực và bạch tuộc

4,5%

Nhuyễn thể khác
5,3%

Cá nước mặt
6,6%

Cá hồi
7,8%

Cá nước lợ
3,0%

Nguồn: FAO, 2004
-

Hiện đang tồn tại các luồng xuất khẩu thuỷ sản từ các nước kém phát triển hơn
sang các nước phát triển hơn chủ yếu là cá ngừ, cá nổi nhỏ, tôm, tôm hùm, mực và
bạch tuộc. Còn các nước phát triển xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng như cá hồi,
cá tuyết, efin, cua, và chủ yếu là các sản phẩm giá trò gia tăng như đồ hộp, surimi,
xông khói… Tại các nước kém phát triển, lượng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
(châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ la tinh, Caribê…) và các nước phát triển thì
lượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

I.4 Dự Báo Tiêu Thụ Thủy Sản Của Thế Giới
-

Ngày nay, cùng với sự gia tăng sản lượng thuỷ sản, quá trình cải thiện thu nhập của
các tầng lớp dân cư mặt hàng thuỷ sản trên thò trường thế giới dần mất đi tính chất



-9-

xa xỉ và có xu hướng bình dân hoá tiêu dùng. Tiêu dùng thuỷ sản không chỉ tập
trung ở các nước phát triển mà còn đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển.
-

Trong giai đoạn dự báo, tiêu thụ thủy sản vẫn có xu hướng gia tăng nhờ triển vọng
tăng trưởng kinh tế và thu nhập cao ở các nước đang phát triển, còn những nước
phát triển sẽ khó tăng thêm do đã ở mức cao nhất (trung bình 33,1 kg/người/năm).

-

Tiêu thụ bình quân đầu người toàn cầu về thủy sản dự báo tăng từ 16
kg/người/năm lên 19-20 kg đến năm 2020 trong đó các nước đang phát triển sẽ
chiếm tới 77% tổng tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thuỷ sản thế
giới.

-

Theo thống kê của FAO năm 2003, khoảng 60,5% thực phẩm thuỷ sản có nguồn
gốc từ khai thác, còn lại 39,5% là từ nuôi trồng. Nhưng sản lượng khai thác ngày
càng có xu hướng giảm dần do nguồn lợi cạn kiệt cho nên phần lớn nhu cầu tiêu
thụ thủy sản sẽ do nuôi trồng đáp ứng.

-

Về thò hiếu, tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thủy
sản tươi sống, đặc biệt là các loại có giá trò cao như cá ngừ, cá hồi, giáp xác,

nhuyễn thể,… Tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ nhiễm chất hóa học
gia tăng. Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến tăng, đòi hỏi thời gian chế biến
tối thiểu và hương vò phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Nhu cầu tiêu thụ
các sản phẩm thủy sản sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cao.
(Nguồn: )

I.5 Dự Báo Thương Mại Thủy Sản Của Thế Giới
-

Thương mại thuỷ sản sẽ luôn là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Rất nhiều quốc gia vẫn coi phát
triển ngành thuỷ sản và buôn bán hàng thuỷ sản là những lónh vực kinh tế trọng
điểm để tăng nguồn thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm. Dự báo trong những năm
tới, thương mại thuỷ sản thế giới sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các quy đònh,
luật lệ, rào cản phi thuế quan đặc biệt rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ
thống các quy đònh liên quan đến môi trường sinh thái ngày càng được áp dụng
rộng rãi và gắt gao trong quá trình sản xuất cũng như buôn bán thủy sản.

-

Trong số các mặt hàng thuỷ sản, các mặt hàng cá hồi, cá ngừ, cá biển, tôm vẫn
đóng vai trò chính. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, các nhóm hàng này sẽ tăng ở
mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn này và thấp
hơn nữa ở giai đoạn sau. Cá rô phi sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thò trường nhờ


- 10 -

các lợi thế như giá thành nuôi thấp, sản lượng tăng nhờ nuôi bền vững về mặt sinh
thái trong khi các loài cá hồi và tôm đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, môi trường

nuôi tốt nên giá thành cao. Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi sẽ tiếp tục phát triển, giá bán
ổn đònh và thòt cá rô phi có hương vò nhẹ, có thể chế biến theo nhiều khẩu vò khác
nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận.
-

Các thò trường truyền thống vẫn có nhu cầu cao, nhưng tỷ trọng sẽ giảm đi do một
số thò trường mới nhiều tiềm năng sẽ tăng cao, ví dụ như Trung Quốc, Hồng Kông,
Xingapo và các nước khác.

-

Do phải cạnh tranh cao nên hàng thuỷ sản sẽ luôn bò ép phải giảm giá mà vẫn bảo
đảm chất lượng. Vì vậy, hàng thuỷ sản xuất khẩu từ các nước đang phát triển sẽ
không có xu hướng tăng giá nhưng giá thuỷ sản bán ở các thò trường nhập khẩu vẫn
tăng do họ phải tăng các chi phí để bảo đảm chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh
thực phẩm, bảo quản, bao bì,… Dự báo xu hướng tăng giá sẽ không nhiều, giá thuỷ
sản sẽ tăng bình quân 3,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là tại Tây Âu
và Bắc Mỹ.

-

Trong bối cảnh dòch cúm gia cầm vẫn tiếp tục, hàng thuỷ sản nuôi sẽ có nhiều cơ
hội phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giành thò trường sẽ ngày càng khốc liệt.
Phần thắng sẽ thuộc về các quốc gia nào có được sự quản lý chặt chẽ sự phát triển
nuôi trồng thuỷ sản và một chiến lược thông minh trên thò trường thế giới. Vì vậy,
muốn phát triển thương mại thuỷ sản, trong nuôi trồng thủy sản cần phát triển đa
dạng các đối tượng, đặc biệt là các loài đặc sản như tôm hùm, nhuyễn thể, rong
biển, cua, ghẹ... có chất lượng cao và giá cả hấp dẫn. Nhưng muốn có lợi thế cạnh
tranh phải phát triển nuôi bền vững, bảo vệ môi trường, nuôi thâm canh đạt năng
suất cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thủy sản.

(Nguồn: )


- 11 -

PHẦN II. TÌNH HÌNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
II.1 Tiềm Năng Phát Triển Thủy Sản Việt Nam
Thủy sản là ngành có vò trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Đối với nước ta, thủy sản đã và đang đóng góp rất nhiều vào phát triển
đất nước, không chỉ đáp ứng nguồn thực phẩm trong nước, giải quyết công ăn việc làm
cho hàng triệu người dân mà thủy sản còn góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Có được kết quả trên chính là nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận
lợi và con người của đất nước ta.
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
-

Nước ta nằm ở vò trí trung tâm khu vực Đông Nam Á có diện tích đất liền 330.991
km2 và vùng biển rộng gấp ba lần phần đất liền. Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá
và các eo vònh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển và trong nội
đòa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chòt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo
cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có
811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700
ha eo vònh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000400.000 ha eo, vònh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa
được quy hoạch.

-

Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển khoảng 4,2
triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850
nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh

cá, vùng biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác,
sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, có giá trò cao là tôm biển, tôm
hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý
nghóa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc, sản lượng cho phép khai thác 60-70
nghìn tấn/năm; hàng năm có thể khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trò
kinh tế như rong câu, rong mơ,… Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản quý như bào
ngư, đồi mồi, chim biển…

-

Nhìn chung, với đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có
thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Thêm
vào đó, chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm
cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng theo mùa, sống phân tán với quy mô
đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 * 20 m chiếm tới 82% số đàn cá,


- 12 -

các đàn vừa (10 * 20 m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 * 50 m trở lên) chỉ chiếm
0,7% và các đàn rất lớn (20 * 500 m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá.
-

Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ
cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả
nước, tiếp đó là Vònh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ
(11,9%).

-


Bên cạnh nguồn lợi thuỷ sản biển, Việt Nam cũng có nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
nội đòa khá phong phú. Cá nước ngọt có 544 loài, nhiều loài có giá trò kinh tế đã
được nuôi như cá tra, basa, lóc, điêu hồng, thác lác, chép, rô phi, rô đồng… Cá nước
mặn, lợ có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trò kinh tế như cá song, cá hồng, cá
tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá đối, cá dìa. Tôm có 16 loài chủ yếu có
giá trò kinh tế như tôm sú, tôm rảo, tôm nương, tôm hùm bông, tôm càng xanh,…
Nhuyễn thể có một số loài chủ yếu như trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc,…

-

Khí hậu thời tiết của Việt Nam do chòu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nắng nhiều, lượng mưa cao nên tạo nên sự đa dạng sinh học cao với nhiều loài,
nguồn lợi dễ tái tạo nhanh và thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa
loài với nhiều loại hình nuôi khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do
nguồn lợi tự nhiên mang lại, sản xuất thủy sản cũng là ngành chòu nhiều rủi ro do
thời tiết và thiên tai gây nên.
(Nguồn: )

II.1.2 Điều kiện con người
-

Với dân số trên 80 triệu người trong đó lực lượng lao động trẻ dồi dào cộng với bốn
triệu dân sống ở vùng triều và khoảng một triệu người sống ở đầm phá, tuyến đảo
của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ dân
hàng năm tạo ra một lực lượng lao động khai thác và nuôi trồng, chế biến đáng kể.
Đội ngũ lao động nghề cá nước ta cần cù và tự lực trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành.

II.2 Cơ Cấu Tổ Chức Ngành Thủy Sản
-


Ngoài những điều kiện trên, phát triển thủy sản nước ta còn nhờ rất nhiều vào sự
quản lý của nhà nước. Đây cũng là nhân tố chính, hết sức quan trọng ảnh hưởng
đến các hoạt động thủy sản. Nhà nước quản lý các hoạt động bằng luật thủy sản,
các chính sách, các quyết đònh, sự đầu tư, hỗ trợ… thông qua các cơ quan trực thuộc
ngành. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức của ngành:


- 13 -

BỘ THUỶ SẢN

Cơ quan hành chính

Trung ương

Cơ quan chuyên
môn

Tổ chức chính
trò-xã hội

Công đoàn thuỷ
sản Việt Nam
Lãnh đạo Bộ thuỷ sản
Văn phòng bộ
Vụ Kế hoạch-tài chính
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Khoa học côngnghệ

Vụ Nuôi trồng thuỷ sản
Vụ Kinh tế tập thể và
Kinh tế tư nhân
Vụ pháp chế
Thanh tra Bộ
Cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản
Cục Quản lý chất lượng,
an toàn vệ sinh và thú y
thuỷ sản

Trường THKT thuỷ sản I Hải Phòng
Trường THKT và nghiệp vụ thuỷ sản II
TP HCM
Trường THKT thuỷ sản IV Bắc Ninh

Hội Nghề cá Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và

Các cơ quan nghiên cứu, triển khai:
Viện nghiên cứu hải sản
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I,
II,III
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
Trung tâm tin học
Trung tâm khuyến ngư quốc gia
Tạp chí thuỷ sản
Các đơn vò đào tạo:

Tổ chức xã hộinghề nghiệp


XKTS Việt Nam

Sở thuỷ sản

Chi cục kiểm tra và
bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản

Trung tâm khuyến
ngư


- 14 -

CHƯƠNG 1

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU THỦY
SẢN Ở VIỆT NAM
BAO GỒM:
+ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN
- PHÂN CHIA CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC Ở NƯỚC TA
- PHÁT TRIỂN SẢN LƯNG VÀ NĂNG LỰC KHAI THÁC THUỶ
SẢN
- CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU TỪ THUỶ SẢN TỪ KHAI THÁC
+ HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
- PHÂN CHIA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
- PHÁT TRIỂN SẢN LƯNG VÀ DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ
SẢN
- CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU TỪ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN



- 15 -

Sản xuất nguyên liệu ở Việt Nam gồm hai hoạt động đó là khai thác thủy sản và nuôi
trồng thủy sản. Sản xuất thuỷ sản trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ tăng
trưởng sản xuất bình quân hàng năm trong hơn 10 năm qua đạt 10,1% về khối lượng và
11% về giá trò, góp phần quan trọng vào việc thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đảng và
Chính phủ. Cũng như trên thế giới, cơ cấu sản xuất nguyên liệu của Việt Nam đã có sự
chuyển dòch mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản, từ chỗ hầu như khai thác thuỷ sản chiếm ưu
thế thì từ năm 1999 trở đi, nuôi trồng thuỷ sản đã chiếm 34% và đến nay là gần 50%
trong tổng sản lượng thủy sản cả nước và dự báo sẽ vượt qua sản lượng khai thác trong
những năm tới.
1.1 Hiện Trạng Khai Thác Thủy Sản
1.1.1 Sự phân chia các hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta
(Nguồn: )
Khai thác thuỷ sản ở nước ta bao gồm khai thác hải sản và khai thác thuỷ sản nội đòa.
1.1.1.1 Khai thác hải sản
-

Là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ.

-

Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, với khả
năng khai thác 1,4-1,6 triệu tấn. Vùng biển ở Đông Nam Bộ trữ lượng khai thác lớn
nhất 908.879 tấn, khả năng cho phép khai thác 415.952 tấn với các loài khai thác
chính như cá đỏ môi, cá trác đuôi dài, cá nục sồ, cá mối. Thứ nhì là vùng biển miền
Trung với trữ lượng cho phép khai thác hàng năm 298.998 tấn với các loài khai
thác chính như cá hố, lượng, ngân, phèn, chuồn, ngừ, mối, đù bạc. Còn lại là các

vùng Vònh Bắc Bộ, Tây Nam Bộ và Vònh Thái Lan với các loài cũng đa dạng
không kém.

a Khai thác hải sản ven bờ
-

Nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu,
chiếm gần 70% tổng sản lượng khai thác hàng năm. Do sự tăng trưởng quá lớn
cường lực khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bò
đe doạ, một số loài hải sản có giá trò kinh tế cao đã bò khai thác quá mức.

b Khai thác hải sản xa bờ


- 16 -

-

Là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu từ 30 m trở lên (đối
với vùng biển Bắc Bộ, Đông-Tây Nam Bộ, Vònh Thái Lan), từ 50 m trở lên (đối với
vùng biển miền Trung).

-

Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ
cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả
nước, tiếp đó là Vònh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ
(11,9%).

-


Ngược lại với khai thác ven bờ thì nguồn lợi hải sản xa bờ của nước ta chưa được
tận dụng hết khả năng cho phép của nguồn lợi do công nghệ đánh bắt hải sản còn
lạc hậu. Tuy nhiên, những năm qua tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ trong tổng
sản lượng hải sản khai thác năm 2002 là 33% và tiếp tục tăng trong những năm sau.

1.1.1.2 Khai thác thuỷ sản nội đòa
-

Là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các sông, hồ, đầm phá và các vùng
nước ngọt tự nhiên khác.

-

Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội đòa hằng năm dao động từ 200-250 nghìn
tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời
cũng có nhiều sản phẩm quý.

a Khai thác ở hồ
-

Việt Nam có trên 200 nghìn ha hồ, gồm khoảng 10% là diện tích hồ tự nhiên và
90% là diện tích hồ chứa. Tổng sản lượng khai thác cá tự nhiên ở hồ hằng năm
khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác ở hồ tự nhiên, 5.000 tấn khai thác ở
hồ chứa. Ngoài cá, ao hồ còn cung cấp giáp xác, nhuyễn thể, rong, ... làm thực
phẩm cho người và làm dược liệu, thức ăn chăn nuôi.

b Khai thác ở vùng trũng ngập lũ
-


Miền Bắc và miền Trung không có vùng trũng ngập lũ lớn và kéo dài, nhưng ở
đồng bằng sông Cửu Long có những vùng trũng ngập rất lớn như Đồng Tháp Mười
(140 nghìn ha), Tứ giác Long Xuyên (218 nghìn ha), thời gian ngập lũ hằng năm từ
2-4 tháng. Đây là nơi lý tưởng để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu
Long vào mùa mưa. Sản lượng cá khai thác tự nhiên ở riêng hai vùng trũng ngập lũ
này đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm.


×