Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM LÚA TẠI HUYỆN MỸ XUYÊNTỈNH SÓC TRĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.19 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THUỶ SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề Tài:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM LÚA
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN-TỈNH SÓC TRĂNG.

NGÀNH
KHOÁ
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
: 2002-2006
: TRẦN ĐỨC ĐẠT

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2006


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM LÚA
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN-TỈNH SÓC TRĂNG.
Thực hiện bởi:

Trần Đức Đạt

Luận văn này được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi trồng thủy sản



Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tư

Thành Phố Hồ Chí Minh


Thaùng 08/2006


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
- Ban Chủ nhiệm và quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
- Gia đình anh Đinh Văn Lộc đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình điều
tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh tại Trạm Khuyến ngư huyện Mỹ Xuyên và các
nông hộ canh tác mô hình luân canh tôm-lúa tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hòa I đã cung
cấp những thông tin quý báu và nhiệt giúp đỡ trong suốt quá trình điều tra.
Cám ơn các bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn.

ii



TÓM TẮT
Để khảo sát hiện trạng mô hình luân canh tôm-lúa tại hai xã Ngọc Đông và Gia
Hòa I của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng cách
phỏng vấn trực tiếp 60 hộ tại hai xã theo biểu mẫu soạn sẵn và có kết quả sau:
− Trình độ học vấn của người nông dân còn thấp, gây hạn chế trong việc tiếp thu
các tiến bộ kỹ thuật; tuy nhiên, kinh nghiệm canh tác của họ là tương đối cao.
− Ýù thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường của người dân nuôi tôm, cũng
như việc tuân thủ lòch thời vụ về thả giống còn kém, gây hậu quả là dòch bệnh dễ
xảy ra.
− Trong quá trình canh tác mô hình luân canh tôm-lúa, người nông dân còn gặp
phải nhiều khó khăn trong nuôi tôm như chất lượng con giống kém, nguồn nước
bò ô nhiễm. Đặc biệt là tình trạng thiếu vốn đầu tư của bà con nông dân dẫn đến
việc không đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật của vụ tôm, làm giảm năng suất
canh tác.
− Mức chi phí đầu tư bình quân cho một ha tôm-lúa tại xã Ngọc Đông là
31.940.000 đồng, Gia Hòa I là 29.470.000 đồng. Thu nhập bình quân tại xã Ngọc
Đông là 9.228.000 đồng, còn tại xã Gia Hòa I là -2.440.000 đồng. Trong quá
trình nuôi, yếu tố quyết đònh đến năng suất chính là trình độ kỹ thuật và chất
lượng con giống.
Qua đó chúng tôi có đưa ra một số đề xuất để góp phần giải quyết các khó khăn
còn tồn tại trong mô hình luân canh tôm-lúa, từ đó tìm được hướng đi bền vững và hiệu
quả cho mô hình, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân.

iii


ABSTRACT
To study the recent status of rice-shrimp rotated system in the two communes of

Ngoc Dong and Gia Hoa I of My Xuyen district of Soc Trang province, sixty households
were interviewed based on a questionnaire. The results of the study showed that:
-

-

-

-

-

The education level of farmers was low, resulted is limitation of adopting new
techniques of aquaculture; however their experience of aquaculture was
relatively high.
Community awareness on environmental protection as well as applying
recommended cropping calendar of the farmers was low, resulted is shrimp
disease outbreaking.
The shrimp culture farmers faced many difficulties of applying the rice-shrimp
system such as poor quality shrimp seek, polluted water source. Particularly,
lack of capital of the households led to unfulfilling required techniques and low
yield of shrimp culture.
Average operation cost for 1 hectare of rice-shrimp system was 31,940,000
VND in Ngoc Dong commune and 29,470,000 VND in Gia Hoa I commune.
Average profit was 9,228,000 VND in Ngoc Dong and -2,440,000 VND in Gia
Hoa I commune. The key factors for a successful shrimp culture crop were
techniques adoption and shrimp seek quality.
Based on the study findings we also offered some solutions to the problems of
the rice-shrimp system to make it develop more sustainably.


iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................iii
ABSTRACT .......................................................................................................... .iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... ..v
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH ........................................................ vi
PHỤ LỤC ............................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT và ĐƠN VỊ...................................................viii
I. GIỚI THIỆU
2
1.1 Đặt Vấn Đề 2
1.2 Mục Tiêu.
3
II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Điều Kiện Tự Nhiên Và Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Mỹ Xuyên-Tỉnh
Sóc Trăng. 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................5
2.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội tại huyện Mỹ Xuyên-tỉnh Sóc Trăng. ..................8
2.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp và thuỷ sản tại huyện Mỹ Xuyên. ..........10
2.2 Sơ Lược Về Con Tôm Sú
11
2.2.1 Phân Loại-Phân bố ......................................................................................12
2.2.2 Cấu tạo ........................................................................................................12
2.2.3 Tập tính dinh dưỡng và môi trường sống.....................................................13
2.3 Sơ Lược Về Cây Lúa 14
2.3.1 Giới thiệu về giống lúa ST5 ........................................................................14

2.3.2 Qui trình canh tác lúa ST5 trong mô hình tôm-lúa ......................................15
2.4 Tình Hình Canh Tác Mô Hình Luân Canh Tôm-Lúa Tại 2 xã Ngọc Đông và Gia
Hòa I.
17
2.4.1 Sơ lược về mô hình luân canh tôm-lúa. .......................................................18
2.4.2 Hiện trạng phát triển mô hình luân canh tôm-lúa. ......................................19
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài. 20
3.2 Điều Tra Và Thu Thập Thông Tin . 20
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. .....................................................................20
3.2.2 Xử lý số liệu ................................................................................................20
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Hiện Trạng Kinh Tế-Xã Hội Tại Hai Xã Ngọc Đông Và Gia Hòa I.
21
4.1.1 Dân số .........................................................................................................21
4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................21
4.1.3 Sự phân bố tuổi............................................................................................21
4.1.4 Trình độ học vấn. ........................................................................................22
4.1.5 Kinh nghiệm nuôi........................................................................................23
4.1.6 Số lao động nông hộ. ...................................................................................24


4.1.7 Nguồn học hỏi kỹ thuật. ..............................................................................25
4.1.8 Khả năng huy động vốn của nông hộ. .........................................................26
4.2 Các Đặc Trưng Kỹ Thuật Trong Mô Hình Luân Canh Tôm-Lúa. 27
4.2.1 Cấu trúc ao nuôi. .........................................................................................27
4.2.2 Diện tích ao nuôi. ........................................................................................28
4.2.3 Hiện trạng sử dụng ao lắng. ........................................................................29
4.2.4 Cải tạo ruộng...............................................................................................30

4.2.5 Nguồn nước. ................................................................................................32
4.2.6 Con giống. ...................................................................................................32
4.2.7 Ương lại giống trong ruộng đất. ..................................................................33
4.2.8 Chăm sóc-quản lý........................................................................................35
4.2.9 Dòch bệnh. ...................................................................................................36
4.3 Các Đặc Trưng Canh Tác Lúa Trong Mô Hình Luân Canh Tôm-Lúa.
37
4.3.1 Quá trình rửa mặn. ......................................................................................37
4.3.2 Chuẩn bò ruộng và sạ lúa.............................................................................37
4.3.3 Chăm sóc –quản lý và thu hoạch. ...............................................................37
4.3.4 Đòch hại và sâu bệnh. .................................................................................37
4.4 Những Khó Khăn Tồn Tại Của Mô Hình Luân Canh Tôm–Lúa Tại Huyện Mỹ
Xuyên.
38
4.4.1 Thuận lợi .....................................................................................................38
4.4.2 Những khó khăn. .........................................................................................39
4.4.3 Một số giải pháp cho mô hình luân canh tôm-lúa. .....................................39
4.5 Hiệu Quả Kinh Tế.
40
4.5.1 Mức đầu tư cơ bản cho một ha ruộng luân canh tôm-lúa.............................40
4.5.2 Khấu hao mức đầu tư cơ bản một ha ruộng tôm-lúa....................................41
4.5.3 Chi phí đầu tư sản xuất cho một ha ruộng tôm-lúa......................................41
4.5.4 Kết quả-hiệu quả kinh tế của một ha ruộng luân canh tôm-lúa. .................44
4.6 Ý Kiến Của Các Nông Hộ Về Xu Hướng Phát Triển Của Mô Hình Luân Canh
Tôm-Lúa. 46
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................49
5.1 Kết Luận ......................................................................................................49
5.2 Đề Nghò ........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
Phụ lục 1: Phiếu điều tra mô hình luân canh tôm-lúa tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hoà I

của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. ..................................................................52
Phụ lục 2: Những thông tin cơ bản về mô hình luân canh tôm-lúa tại 2 xã Ngọc Đông và
Gia Hoà I................................................................................................................57
Phần I: Thông tin cơ bản về chủ hộ ...................................................................58
Phần II: Thông tin về các hoạt động sản xuất ....................................................59
Phần III: Hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm-lúa. ..............................61
Phụ lục 3: Một số yếu tố liên quan đến năng suất vụ tôm .......................................62


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của huyện Mỹ Xuyên. ............. 4
Bảng 2.2: Sự biến động độ mặn tại Mỹ Xuyên trong năm 2005. .............................. 6
Bảng 2.3 Thống kê diện tích các loại đất tại huyện Mỹ Xuyên............................... 7
Bảng 2.4: Diện tích nuôi tôm sú 2005 tại Sóc Trăng. ............................................... 9
Bảng 2.5: Diện tích và số lượng giống thả trên đòa bàn huyện Mỹ Xuyên. ..............18
Bảng 4.1: Sự phân bố tuổi lao động và năng suất nuôi tôm. .....................................21
Bảng 4.2: Trình độ học vấn và năng suất nuôi tôm...................................................22
Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi và năng suất nuôi tôm. ................................................23
Bảng 4.4: Số lao động nông hộ tham gia sản xuất và năng suất nuôi tôm. ...............23
Bảng 4.5: Tham dự tập huấn kỹ thuật của các hộ nuôi tôm. .....................................24
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ tại xã Hòa Tú I-huyện Mỹ Xuyên. .................................25
Bảng 4.7: Hình dạng ruộng canh tác và năng suất nuôi tôm.....................................26
Bảng 4.8: Diện tích mỗi ruộng canh tác và năng suất nuôi tôm................................27
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng ao lắng trong mô hình luân canh tôm-lúa..................28
Bảng 4.10: Các bước trong qui trình chuẩn bò ruộng của nông dân tại xã Ngọc Đông.
29
Bảng 4.11: Các bước trong qui trình chuẩn bò ruộng của nông dân tại xã Gia Hoà I.
30
Bảng 4.12: Số hộ kiểm tra chất lượng tôm giống......................................................32
Bảng 4.13 Mật độ thả tôm giống tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hòa I…………..….33

Bảng 4.14: Số hộ ương lại giống trong ruộng nuôi....................................................34
Bảng 4.15: Tình hình dòch bệnh trong vụ tôm 2006 ..................................................36
Bảng 4.16: Diện tích tôm sú bò thiệt hại trên đòa bàn huyện Mỹ Xuyên...................36
Bảng 4.17: Số lần thả giống trong 1 vụ tôm của nông hộ. ........................................37
Bảng 4.18: Chi phí đầu tư cơ bản cho một ha tôm lúa. .............................................40
Bảng 4.19: Khấu hao chi phí cơ bản trong một vụ nuôi. ...........................................41
Bảng 4.20: Chi phí bình quân đầu tư sản xuất một ha tôm-lúa tại xã Ngọc Đông.
41
Bảng 4.21: Chi phí bình quân đầu tư sản xuất một ha tôm-lúa tại xã Gia Hoà I…...42
Bảng 4.22 Biến phí trong đầu tư vào mô hình tôm-lúa tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hoà
I .....................................................................................................................................42
Bảng 4.23 Chi phí lao động tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hoà I……………………43
Bảng 4.24: Hiệu quả kinh tế của một ha lúa-tôm tại xã Ngọc Đông. .......................44
Bảng 4.25: Hiệu quả kinh tế của một ha lúa-tôm tại xã Gia Hoà I...........................45
Bảng 4.26: Tỉ lệ % các hộ nông dân trong việc khắc phục được và không được khó khăn
tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hoà I…………………………………………………….46
Bảng 4.27: Ýù kiến nông dân về tình hình phát triển của mô hình tôm-lúa trong những
năm tới. .....................................................................................................................47


v


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của nông hộ khảo sát..................................................22

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Mỹ Xuyên.............................................3
Hình 2.2: Hình thái con tôm Sú (Penaeus monodon) ...............................................11

Hình 2.3: Cơ quan sinh dục của tôm đực (petasma) và tôm cái (thelycum)..............12
Hình 2.4: Ruộng lúa ST5. 13
Hình 2.5 Chu kỳ sinh trưởng lúa ST5 từ 112-125 ngày............................................13
Hình 2.6 Ruộng lúa ST5 vào mùa thu hoạch ............................................................15
Hình 2.7 Lòch mùa vụ mô hình luân canh tôm-lúa tại Mỹ Xuyên.............................16
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng……………………………….……...19
Hình 4.1: Phác thảo cấu trúc ruộng tôm-lúa. ...........................................................26
Hình 4.2: Ruộng tôm-lúa sau khi thu hoạch lúa. .......................................................28
Hình 4.3: Lấy nước vào ruộng nuôi tôm qua lưới lọc. ...............................................29
Hình 4.4: Nông dân nhổ rong đáy trong vụ tôm........................................................30
Hình 4.5: Cấp nước trong vụ nuôi. ............................................................................31
Hình 4.6: Nông dân thả tôm giống vào ruộng. ..........................................................34
Hình 4.7: Ruộng lúa sắp thu hoạch ...........................................................................37

vi


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra mô hình luân canh tôm-lúa tại 2 xã Ngọc Đông và Gia Hòa I
của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Phụ lục 2: Những thông tin cơ bản về việc khảo sát mô hình luân canh tôm-lúa tại 2 xã
Ngọc Đông và Gia Hòa I.
Phụ lục 3: Một số yếu tố liên quan đến năng suất vụ tôm.

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT và ĐƠN VỊ
TPHCM
UBND

HĐND
ĐBSCL
QCCT
BTC

: Thành Phố Hồ Chí Minh
: Ủy Ban Nhân Dân
: Hội Đồng Nhân dân
: Đồng Bằng Sông Cửu Long
: Quảng canh cải tiến
: Bán thâm canh

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
1 ha
1 công

: 10.000 m2
: 1.300 m2

viii


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm sú ở nước ta ngày càng phát triển
mạnh. Lợi nhuận kinh tế thu được từ nuôi tôm sú là khá cao, do đó ngày càng thu hút
nhiều người nuôi hơn.
Sóc Trăng, một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, với 72 km chiều dài bờ

biển với hệ thống sông, rạch rộng khắp, nên có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy
sản, và một trong những đối tượng nuôi được quan tâm nhiều nhất là tôm sú. Hiện
nay, nuôi tôm sú được coi là thế mạnh của các huyện như Long Phú, Mỹ Xuyên, Cù
Lao Dung, Vónh Châu.
Những năm trước đây, Mỹ Xuyên là huyện có nền kinh tế gắn liền với cây lúa.
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, được sự chỉ đạo từ cấp trên, huyện đã có sự
chuyển dòch cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo mô hình luân canh tôm lúa, thay thế
cho phương pháp canh tác độc canh cây lúa trước đây. Sự chuyển dòch này là dựa
trên điều kiện tự nhiên sẵn có của Mỹ Xuyên, là huyện chòu ảnh hưởng rõ rệt bởi hai
mùa nước ngọt và nước lợ hằng năm, thích hợp cho mô hình luân canh một vụ tômmột vụ lúa. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền của huyện cũng mong muốn mô hình
luân canh-tôm lúa sẽ giúp người dân xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống ở
nông thôn. Do đó, dựa trên tiềm năng, thì đây là chính sách đúng, hứa hẹn mang lại
thành công.
Thế nhưng, mô hình luân canh tôm lúa sau khi được đưa vào áp dụng trong
thực tiễn, thì tính hiệu quả cũng như mong muốn từ các cấp lãnh đạo vẫn chưa thấy
rõ. Người nông dân tại Mỹ Xuyên vẫn chưa thoát được cảnh nghèo. Mô hình tôm-lúa
tại đây như là bài toán khó cần phải tìm ra lời giải bằng hướng đi hiệu quả. Từ thực
tế đó, được sự chấp nhận của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại học Nông Lâm TPHCM,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo Sát Hiện Trạng Mô Hình Luân Canh Tôm-Lúa Tại Huyện Mỹ
Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng”


1.2

Mục Tiêu
Mục tiêu của đề tài nhằm:
- Tìm hiểu hiện trạng của mô hình luân canh tôm-lúa tại huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng; bước đầu tìm hiểu nguyên nhân thành công và thất bại của
mô hình qua công tác khảo sát thực tế.

- Dựa trên kết quả khảo sát, đề xuất hướng đi hiệu quả cho mô hình luân
canh tôm lúa tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Điều Kiện Tự Nhiên và Hiện Trạng Kinh Tế-Xã Hội Của Huyện Mỹ XuyênTỉnh Sóc Trăng.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vò trí đòa lý
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp các
huyện: Thạnh Trò, Mỹ Tú, thò xã Sóc Trăng. Phía Nam giáp huyện Vónh Châu, phía
đông giáp huyện Long Phú, phía tây giáp tỉnh Bạc Liêu (Hình 2.1 và 2.2)
Huyện Mỹ Xuyên có diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.446 ha, bao gồm 1 thò
trấn và 15 xã. Dân số của huyện năm 2004 là 198.556 người, trong đó, người Kinh
chiếm 116.439 người, người Hoa chiếm 6.359 người, còn lại là người Khơ-me chiếm
75.758 người (Phòng Thống Kê Huyện Mỹ Xuyên, 2004).

Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Mỹ Xuyên


2.1.1.2 Khí hậu
Huyện Mỹ Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, do có
sự chi phối về vò trí đòa lý và đòa hình, khí hậu huyện Mỹ Xuyên có những đặc trưng rất
khác biệt:
Với năng lượng bức xạ dồi dào, nhiệt độ hầu như cao đều quanh năm, rất thuận
lợi cho thâm canh tăng năng suất, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.
Bảng 2.1 Nhiệt độ (oC) trung bình các tháng trong năm của huyện Mỹ Xuyên
Tháng
Tháng 1
Tháng 2

Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

2000
26,1
26,3
27,4
27,7
27,8
27,0
26,9
26,6
26,9
26,6
26,7
26,2

2001
25,9
26,1
27,3
28,5

27,9
26,9
27,3
26,4
27,0
26,6
25,8
25,9

Năm
2002
2003
2004
25,2
25,0
25,3
25,8
26,2
25,0
26,9
27,3
26,9
26,7
28,3
28,7
28,2
27,3
28,2
27,4
27,7

26,9
27,5
26,6
26,5
26,2
26,9
26,5
26,7
26,1
26,6
26,7
26,2
26,5
26,6
26,7
27,3
26,6
25,0
25,1
(Cục Thống Kê Tỉnh Sóc Trăng, 2005)

Lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa, có thể gây khó khăn cho vụ tôm nước
mặn nhưng lại đóng vai trò tiêu độc, tạo cân bằng sinh thái cho phát triển bền vững mô
hình luân canh tôm-lúa.
Nhìn chung, khí hậu tại huyện Mỹ Xuyên trong những năm gần đây ít có những
biểu hiện cực đoan về thời tiết, điều này tạo thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản phát triển ổn đònh.
2.1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
a.


Tài nguyên nước

Sông Hậu là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho tỉnh Sóc Trăng, trong đó có
huyện Mỹ Xuyên. Nước sông Hậu đưa về đòa phận tỉnh Sóc Trăng qua các tuyến kênh
chính như: Cái Côn, Cái Tràm, Rạch Vọp, ….


Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi phong phú như sông Mỹ Thanh chạy bao
quanh 6 xã vùng trong, cùng với mạng lưới kênh đào nội vùng, cũng góp phần cung cấp
nước cho hoạt động thuỷ sản rất nhiều.
b.
Chế độ thuỷ văn
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phần hạ lưu sông Mỹ Thanh. Sông Mỹ Thanh đóng vai
trò rất quan trọng đến toàn bộ hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của huyện
Mỹ Xuyên. Sông Mỹ Thanh chạy bao bọc hầu như hoàn toàn 6 xã vùng trong là: Ngọc
Đông, Ngọc Tố, Gia Hoà I, Gia Hoà II, Hoà Tú I và Hoà Tú II, nó chi phối mạnh đến
chế độ thuỷ văn trên kênh rạch của huyện Mỹ Xuyên. Sông Mỹ Thanh tuy ngắn nhưng
khá rộng. Chiều rộng trung bình khoảng hơn 200 m, đoạn cửa sông là từ 240-300 m.
Sông Mỹ Thanh chỉ ngọt vào mùa mưa do chế độ mưa nội vùng và bò xâm mặn vào mùa
khô. Đây là một yếu tố quyết đònh tạo nên chế độ nước theo hai mùa tại 6 xã vùng trong
của huyện Mỹ Xuyên, và điều này cũng rất thuận lợi cho người nông dân ở đây canh tác
theo mô hình luân canh tôm-lúa.
Bảng 2.2 Sự biến động độ mặn (‰) tại Mỹ Xuyên trong năm 2005
Đòa điểm
Dù Tho
Chàng Ré
Tháng 1
1-5
0-3
Tháng 2

4-10
1-6
Tháng 3
6-14
5-13
Tháng 4
14-19
10-15
Tháng 5
14-21
12-18
Tháng 6
8-15
3-10
Tháng 7
2-12
1-6
Tháng 8
0-2
0
Tháng 9
0
0
Tháng 10
0
0
Tháng 11
0
0
Tháng 12

0
0
(Nguồn: Trạm Khuyến Ngư Huyện Mỹ Xuyên, 2005)
Tháng

Qua Bảng 2.2, ta thấy độ mặn năm 2005 tại huyện Mỹ Xuyên nói chung và 6 xã
vùng trong nói riêng có sự biến động rất lớn. Độ mặn cao nhất là 21‰ vào tháng 5 và
thấp nhất là 0‰ từ tháng 8, do lượng mưa nội vùng rất lớn nên kéo theo độ mặn của
khu vực xuống 0‰ cho đến tháng 12. Thông thường thì vào khoảng giữa đến cuối tháng
12, độ mặn khoảng từ 2-3‰.
Một điều dễ nhận thấy rằng, nếu mưa đến sớm với lượng mưa lớn vào đầu mùa
mưa thường gây ra tác hại rất lớn cho mô hình tôm-lúa. Tuy nhiên, lượng mưa này cũng
giúp ích cho việc tiêu độc, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.


2.1.1.4 Đất đai thổ dưỡng
Tại huyện Mỹ Xuyên có 4 nhóm đất và 8 đơn vò phân loại cụ thể như sau:
Bảng 2.3 Thống kê diện tích các loại đất tại huyện Mỹ Xuyên
Stt
I
1
II
2
3
4
III
5
6
7
IV

8
V

Tên đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)
1.806,6
1.806,6
35.181,1
21.299
10.822,5
3.059,7
6.957,8
2.078,4
2.398,2
2.481,2
8.738
8.738

Tỷ lệ (%)
3,32
3,32
64,62
39,12
19,88
5,62
12,78
3,82

4,40
4,56
16,05
16,05

Đất cát
Đất cát trung tính
C
Đất mặn
Đất ít mặn
Mi
Đất mặn trung bình
M
Đất mặn nhiều
Mn
Đất phèn
Đất phèn hoạt động sâu
Si2
Đất phèn tiềm tàng nông
Sp1
Đất phèn tiềm tàng sâu
Sp2
Đất canh tác
Đất líp (thổ cư, xây dựng,
Vp
đất cày lâu năm…)
Sông rạch
7.762,4
3,24
Tổng diện tích tự nhiên

54.445,8
100,00
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp-Đòa chính huyện Mỹ Xuyên, 2003)

Qua Bảng 2.3, ta nhận thấy diện tích đất mặn là lớn nhất (35.181 ha), chiếm
64,62% diện tích đất tự nhiên, đây là tiền đề cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ tại huyện Mỹ Xuyên.
Hiện nay, ở 6 xã vùng trong của huyện Mỹ Xuyên hầu như đều là vùng chân
mặn. Với đặc điểm về tự nhiên nêu trên nên người dân ở đây thường tiến hành áp dụng
luân canh một vụ tôm vào mùa khô và một vụ lúa vào mùa mưa. Nhưng có một số khu
vực, Sở Thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng đã khoanh vùng qui hoạch và không cho nuôi tôm
nhằm hạn chế sự nhiễm mặn vào đất nhưng nông dân vẫn lén lút nuôi. Đây chính là
nguyên nhân làm cho đất của huyện Mỹ Xuyên ngày càng bò nhiễm mặn nhiều hơn.
2.1.2

Hiện trạng kinh tế-xã hội tại huyện Mỹ Xuyên-tỉnh Sóc Trăng

2.1.2.1 Kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2005
Trong năm 2005, UBND huyện Mỹ Xuyên tập trung chỉ đạo, điều hành phát
triển kinh tế-xã hội theo kế hoạch của UBND tỉnh Sóc Trăng, đã đạt được những kết


quả đáng phấn khởi và có ý nghóa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện
thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế 2001-2005. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
một số khó khăn, hạn chế. Sau đây là tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại huyện Mỹ
Xuyên trong năm 2005:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,57% (kế hoạch là 13%), GDP bình quân đầu người là
461 USD/người/năm (tính theo giá cố đònh 1994).
- Tổng sản lượng lúa là 236.257 tấn (đạt 102,95% kế hoạch). Diện tích nuôi thuỷ sản là
18.953 ha (đạt 95,96% kế hoạch, tăng 2,01% so với năm 2004); trong đó, diện tích nuôi

tôm sú là 17.777 ha (đạt 97,41% kế hoạch, tăng 2,87% so với năm 2004).
- Giá trò sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 630 tỷ đồng (đạt 126% kế hoạch,
tăng 53,66% so với năm 2004).
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên đòa bàn huyện là 36,066 tỷ đồng (đạt 106% kế
hoạch).
- Giảm tỷ lệ sinh 0,6‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,25%. Giảm số hộ nghèo 1.510
hộ. Giải quyết việc làm tại chỗ cho 8.846 người (đạt 110,58% kế hoạch, tăng 17,94 % so
với năm 2004).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế-xã hội huyện Mỹ Xuyên vẫn
còn một số khó khăn như sau:
- Cơ cấu kinh tế của nông thôn chuyển dòch chậm.
- Vẫn còn tình trạng nuôi tôm ngoài vùng qui hoạch, nuôi trái vụ.
- Vệ sinh môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người nông dân còn thấp.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng của huyện Mỹ Xuyên
Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh, nghò quyết của Huyện Ủy và nghò quyết số
14/NQ-HĐND.K8, ngày 23/12/2004 của HĐND huyện (Khoá IX, Kỳ họp thứ 3), huyện
Mỹ Xuyên đang từng bước vươn lên về kinh tế-xã hội, để phát triển thành vùng kinh tế
mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Cho đến năn 2005, huyện Mỹ Xuyên đã phát triển về cơ
sở hạ tầng rất mạnh nhằm tạo tiền đề cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội trong
những năm tiếp theo:
- Tổng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 là 30,523 tỷ đồng.
- Hệ thống giao thông vận tải của huyện chưa gọi là hoàn thiện nhưng cũng đã được đầu
tư rất nhiều (đường tráng nhựa, hoặc đổ bêtông vào tất cả 6 xã cùng trong, đường lót
tấm đan vào các ấp…). Bên cạnh đó, hệ thống lưới điện được UBND huyện quan tâm vì
đây là vùng nuôi tôm, nên điện quyết đònh rất nhiều. Trong năm 2005, huyện đã kéo
điện thêm cho 3.517 hộ, đạt 100,49% kế hoạch, nâng tổng số hộ có điện là 32.242 hộ,
đạt tỷ lệ 75,10% tổng số hộ dân trong toàn huyện (theo Báo cáo tình hình phát triển kinh
tế-xã hội năm 2005 của UBND huyện Mỹ Xuyên).
- Bên cạnh đó, các ngành chế biến đông lạnh cũng theo con tôm mà phát triển. Hiện nay
toàn tỉnh Sóc Trăng có 6 công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản lớn, mỗi công ty có từ

2500-4000 công nhân, máy móc trang thiết bò cũng vào loại hiện đại nhất. Trong đó có
Công ty Út Xi tại huyện Mỹ Xuyên, hay những công ty Fimex.VN, Kim Anh, Stapimex,


Phương Nam, đều là những đơn vò hàng đầu cả nước, đạt giá trò xuất khẩu thuỷ sản cao,
hàng hoá có mặt trên 40 quốc gia.

2.1.3

Tình hình phát triển nông nghiệp và thuỷ sản tại huyện Mỹ Xuyên

2.1.3.1 Tình hình phát triển nông nghiệp
Trong năm 2005, diện tích trồng lúa 3 vụ là 50.161 ha, đạt 101,57% kế hoạch
(giảm 158 ha so với năm trước), năng suất bình quân là 4,71 tấn/ha, đạt 101,29% kế
hoạch (tăng 0,1 tấn/ha so với năm trước), tổng sản lượng lúa là 236.257 tấn, đạt
102,95% kế hoạch (tăng 4.082 tấn so với năm trước).
Toàn huyện gieo trồng được 8.128 ha hoa màu lương thực, thực phẩm và cây
công nghiệp ngắn ngày (đạt 94,51% kế hoạch, tăng 1,26%), trong đó hoa màu lương
thực là 7.953 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 175 ha.
Theo số liệu điều tra ngày 01/08/2005 của Phòng Thống kê huyện Mỹ Xuyên,
tổng đàn gia súc hiện có trên đòa bàn huyện là 45.096 con. Trong đó, đàn heo là 40.673
con (đạt 92,44% kế hoạch, tăng 1,09%), đàn bò 4.330 con (đạt 117,03% kế hoạch, tăng
54,64%), đàn trâu là 93 con, đàn gia cầm là 100.000 con (trong đó có 41.000 con vòt).
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi gia súc phát triển tốt, đàn trâu có xu hướng phát
triển trở lại, đàn bò phát triển mạnh, đàn heo tuy không đạt kế hoạch nhưng phát triển
theo hướng nạc hoá với qui mô chăn nuôi hộ gia đình và nuôi công nghiệp, đàn gia cầm
giảm mạnh do ảnh hưởng của dòch cúm gia cầm.
2.1.3.2 Tình hình phát triển thủy sản
Diện tích nuôi thuỷ sản là 18.953 ha, đạt 95,96% kế hoạch (tăng 2,01% so với
năm 2004), trong đó, nuôi tôm sú là 17.777 ha, đạt 97,41% kế hoạch (tăng 2,87% so với

năm 2004), nuôi cá ruộng, ao và mương là 1.176 ha. Trong diện tích nuôi tôm sú, có
13.952 ha nuôi quảng canh cải tiến (QCCT), 3.825 ha nuôi bán thâm canh (BTC). Diện
tích tôm bò thiệt hại là 3.305 ha (chiếm 18,13% diện tích thả nuôi), diện tích còn lại
(14.925 ha) đạt năng suất là 600 kg/ha đối với nuôi QCCT, 2 tấn/ha đối với BTC. Sản
lượng tôm là 13.119 tấn, đạt 104,12% kế hoạch (tăng 48,62% so với năm 2004).
Nhìn chung, diện tích nuôi tôm phát triển khá với mô hình nuôi BTC được mở
rộng, giảm thiệt hại rất nhiều so với năm 2004. Vụ tôm năm 2005 đạt năng suất cao
nhất từ trước đến nay, nhưng giá cả không ổn đònh, gây lo ngại cho người nông dân.
Dưới đây là bảng số liệu về diện tích nuôi tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng năm 2005.


Bảng 2.4 Diện tích nuôi tôm sú năm 2005 tại Sóc Trăng
Diện tích (ha) nuôi thuỷ sản và tôm sú năm 2005
S
T
T

1
2
3
4
5
6
7

8

9

Đòa

phương

Vónh
Châu
Mỹ
Xuyên
Long
Phú

Tôm sú

Diện
tích
tôm sú
thiệt
hại

Diện
tích
khắc
phục
thiệt
hại

Kế
hoạch
2005

Tổng
diện

tích
nuôi TS

So
kế
hoạch
(%)

Tổng
diện
tích
tôm

Thâm
canh

Bán
thâm
canh

20.070

21.147

104,3

20.190

2344


8143

9703

1983

1920

15023

19.500

18.878

96,8

17.702

3825

13877

3305

2725

13462

6.150


39.570

64,3

3.456

1196

416

416

2563

2.600

35.065

134,9

532

522

10,3

9

522


2.530

22.570

89,2

0

1000

17.010

170,1

125

63

62

22

1500

18.220

121,5

0


2260

QCCT

Mỹ Tú
Kế
Sách
Thạnh
Trò
Ngã
Năm

Lao
Dung
Thò xã
Sóc
Trăng

2.250

17.456

77,6

1.222

812

400


113

200

185

92,5

84

48,5

48,5

0

TỔNG

56.000

551.991

98,6

43.311

12877

25808,5


5849,3

4604

Diện
tích thu
hoạch
tôm sú

124,5

62

1128

43,9
5132

32866,4

(theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội 2005 của UBND huyện Mỹ Xuyên)
2.1.3.3 Phương hướng và kế hoạch phát triển thuỷ sản năm 2006
a.

Mục tiêu

Căn cứ nghò quyết của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, mục tiêu phát triển thuỷ
sản phải ổn đònh, bền vững trên các lónh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất
khẩu, góp phần thực hiện kế hoạch chuyển dòch cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng.
Phát triển thuỷ sản theo qui hoạch và có bước đi thích hợp, gắn với bảo vệ môi

trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời tạo mọi điều kiện nhằm thu hút các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư.
b.

Chỉ tiêu


- Diện tích nuôi thuỷ sản là 60.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 48.000 ha, có
20.000 ha nuôi bán thâm canh và thâm canh.
- Tổng sản lượng đạt 110.000 tấn, trong đó tôm đạt 49.500 tấn.
- Chế biến 51.000 tấn, trong đó tôm đông là 45.000 tấn.
- Giá trò kim ngạch xuất khẩu đạt 365 triệu USD.
c.

Nhiệm vụ và giải pháp

- Phối hợp với đòa phương khảo sát, quan tâm đầu tư thuỷ lợi nội đồng, huy động nguồn
lực trong nhân dân tập trung đầu tư sản xuất, đôn đốc nông dân tích cực trả nợ vay ngân
hàng, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại rà soát khách
hàng tốt, nông dân có tâm huyết nhằm tiếp tục cho vay để đầu tư cho sản xuất.
- Ngoài công tác tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, cần đi
sâu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại đòa phương bằng các lớp tập huấn dài ngày, mở
rộng mạng lưới cộng tác viên khuyến ngư đến các xã.
- Theo dõi tình hình thời tiết, môi trường, xác đònh lòch mùa vụ phù hợp, hướng dẫn nông
dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, chọn giống tốt, không nên thả giống tập trung đầu
vụ, tránh thu hoạch đồng loạt, rớt giá, giảm lợi nhuận.
- Tiếp nhận, chuyển giao, xây dựng một số mô hình trình diễn để nông dân có điều kiện
tham quan học tập, nhân rộng.
- Phối hợp đòa phương tăng cường công tác tuyên truyền cho nông dân để nâng cao ý
thức về nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường và quản lý vùng nuôi. Thực hiện tốt công

tác quản lý giống, thức ăn, thuốc thú ý thuỷ sản, kiểm tra chặt chẽ nguồn giống nhập
tỉnh, các cơ sở kinh doanh, các đại lý thu mua nguyên liệu đồng thời xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm, nhất là các hành động làm ô nhiễm môi trường, huỷ diệt nguồn lợi
thuỷ sản.
2.2

Sơ Lược về Tôm Sú

2.2.1

Phân Loại và Phân bố
Ngành
Lớp
Bộ
Bộ phụ
Họ
Giống
Loài
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt

: Arthropoda
: Crustacea
: Decapoda
: Natantia
: Penaeidae
: Penaeus
: Penaeus monodon
: Giant tiger prawn, Black tiger shrimp
: Tôm sú


Trên thế giới, tôm sú phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, tập trung ở vùng n Độ-Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Châu Phi,
Pakistan cho đến Nhật Bản, Nam Châu Phi cho đến Bắc Australia. Tại Việt Nam, tôm
sú tập trung nhiều ở miền Trung và miền Bắc và một số ít ở miền Nam.


2.2.2

Cấu tạo
Chủy

Chân ngực
Chân bụng
Đuôi
Hình 2.2 Hình thái của tôm sú (Penaeus monodon)
Hình thái bên ngoài của tôm, có các bộ phận sau:
- Chủy: chuỷ dài, cong lên, có hình dạng như lưỡi kiếm. Chủy có răng cưa ở phía trên và
dưới, răng cưa giúp ta phân biệt được các loài tôm trong giống Panaeus. Chủy tôm sú
phía trên có 7-8 răng, phía dưới có 3 răng.
- Antennule và antenna: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho cơ thể của tôm.
- Cặp chân hàm: giúp tôm trong quá trình ăn.
- 5 cặp chân ngực: giúp tôm trong việc ăn và di chuyển trên nền đáy.
- 5 cặp chân bụng: giúp tôm di chuyển trong nước.
- Đuôi: có một cặp chân đuôi giúp tôm điều chỉnh bơi lên cao hoặc xuống thấp.
- Cơ quan sinh dục: tôm sú thuộc loại dò hình phái tính. Khi tôm trưởng thành, có thể
phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài, nằm ở gốc chân ngực,
đó là petasma ở con đực và thelycum ở con cái.

Thelycum


Petasma


Hình 2.3 Cơ quan sinh dục của tôm cái (thelycum)
và tôm đực (petasma)

2.2.3

Môi trường sống và tập tính dinh dưỡng

2.2.3.1 Môi trường sống
Tôm sú sống ổn đònh trong điều kiện môi trường như sau:
− Độ mặn
: thích hợp từ 15-25‰
− Nhiệt độ
: 28 - 30 oC
− pH
: thích hợp từ 7,5-8,5
− DO
: 4 - 8,4 mg/L
Độ kiềm
: 80 - 120 mg CaCO3/L

− Độ trong
: 30 - 40 cm
2.2.3.2 Tập tính dinh dưỡng
Tôm sú là loài ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm. Thức ăn
của tôm sống ngoài tự nhiên gồm 85% là giáp xác và nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, còn lại là
giun nhiều tơ, thuỷ sinh thực vật và mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.

Tôm sú nuôi trong ao, hoạt động bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối,
thời gian tiêu hoá của tôm là từ 4-5 giờ trong dạ dày.
2.3

Sơ Lược về Cây Lúa

2.3.1

Giới thiệu về giống lúa ST5

Trong mô hình luân canh tôm-lúa ở huyện Mỹ Xuyên, nông dân sử dụng 2 giống
lúa ST5 (Sóc Trăng 5) và 42 rằn. Tuy nhiên giống ST5 là giống lúa được trồng hầu như
trên toàn bộ diện tích của mô hình tại 6 xã vùng trong của huyện Mỹ Xuyên. Do đặc
điểm sinh học của giống lúa này là chòu được phèn nhẹ và sinh trưởng tốt trong vùng
chân ruộng nhiễm mặn nên được bà con nông dân tin tưởng.


×