Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LĂNG NHA (MYSTUS WYCKIOIDES Chaux và Fang, 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.98 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG
SUẤT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LĂNG NHA
(MYSTUS WYCKIOIDES Chaux và Fang, 1949)

Ngành
Khóa
GVHD
SVTH

: THỦY SẢN
: 2002 – 2006
: NGÔ VĂN NGỌC
: TRẦN NGUYỄN THANH PHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2006 -


BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LĂNG NHA
(MYSTUS WYCKIOIDES Chaux và Fang, 1949)

Được thực hiện bởi


Trần Nguyễn Thanh Phương

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh
- 2006 -


TÓM TẮT

Đề tài “Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất Sản Xuất Giống Cá
Lăng Nha (Mystus wykioides Chaux và Fang, 1949)” được tiến hành từ tháng 3/2006
– 6/2006 tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Cá bố mẹ được thu mua từ hồ Trò An và được nuôi vỗ tại trại thực nghiệm.
Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (28% đạm) với khẩu phần 5% trọng lượng thân.
Thử nghiệm và so sánh tác dụng của hai chất kích thích sinh sản là HCG và
LH-RHa. Với mỗi loại, cá được cho sinh sản với hai hình thức : gieo tinh nhân tạo và
cá bắt cặp đẻ tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- HCG cho tác dụng tốt hơn LH-RHa.
- Ở hình thức sinh sản tự nhiên, HCG cho tỷ lệ thụ tinh từ 51 – 95%, tỷ lệ nở
62 – 94%.
- Ở nhiệt độ môi trường tương đối cao (31,5 – 33,5oC), hình thức cho cá bắt
cặp đẻ tự nhiên tốt hơn hình thức gieo tinh nhân tạo.
- Ương nuôi cá lăng nha: giai đoạn cá bột từ 3 đến 6 ngày tuổi được ương
trong bể Composite với thức ăn chính là Moina.
+ Chiều dài trung bình của cá 6 ngày tuổi là 12,8mm, trọng lượng trung
bình 0,06g.



ii

ABSTRACT

The study was carried out from 3/2006 – 6/2006 at Experimental Farm for
Aquaculture, Faculty Of Fisheries belonging to Nong Lam University in Ho Chi
Minh City. Adult of red-tail catfish was collected from Tri An reservoir. The
broodstock was daily fed on trash fish with diet 5% of body weight.
Breeders were induced two kinds of hormone such as HCG and LH-RHa with
DOM. Spawning was carried out by artificial insemination and natural reproduction.
The result of the study shows that
- HCG has better effects than LH-RHa
- With natural reproduction (HCG), fertilization rates ranged from 51 – 95%,
hatching rates oscillated from 62 – 94%.
- At high temperature (31,5 – 33,50C), natural reproduction was better than
artificial insemination.
- Nursing (from 3 to 6 – days old fry), the fry was nursed in composite tanks
with the main kind of feed was Moina.
- Average size of 6 – days old fries were 12,8mm in length and 0,06g in
weight.


iii

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn :
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Cùng toàn thể q thầy cô Khoa Khoa Học, Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi và các bạn sinh viên trong suốt các khóa học.
Đặc biệt tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến các anh công nhân và kỹ sư của Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của
q thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


iv

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ii
iii
iv
vi
vii
viii
ix
x

I. GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

1
1

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1


Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha
Phân loại

2
2

2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6

Phân bố
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh sản
Phân biệt đực, cái

2
2
3
3
4

2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3


Chất Kích Thích Sinh Sản (CKTSS) Dùng trong Sinh Sản Nhân Tạo
HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
Chất kháng Dopamine

5
5
5
6

2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5

Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài lên Sự Phát Triển
Tuyến Sinh Dục của Cá Bố Mẹ
Thức ăn
Nhiệt độ
Quang kỳ
Dòng chảy
Các yếu tố khác

6
7
7
7
7

8


v

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

9

3.1
3.2
3.3

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Vật Liệu Thí Nghiệm
Phương Pháp Nghiên Cứu

9
9
9

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4

Nguồn gốc cá bố mẹ
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Ương nuôi cá bột


9
9
10
17

3.3.5 Các chỉ tiêu thủy lý hóa
3.3.6 Phân tích thống kê

19
19

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1

20

Các Yếu Tố Chất Lượng Nước

4.1.1 Yếu tố môi trường trong giai đoạn cho cá sinh sản
4.1.2 Yếu tố môi trường ương cá bột

20
21

4.2
4.2.1

4.2.2
4.2.3

Kết Quả Sinh Sản
Nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Nghiệm thức 2 (HCG)
So sánh tác dụng kích dục của LH-RHa và HCG

22
22
23
25

4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3

Kết Quả Ấp Trứng
Kết quả ấp trứng của nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Kết quả ấp trứng của nghiệm thức 2 (HCG)
So sánh kết quả ấp trứng của hai HTSS sử dụng LH-RHa và HCG

27
27
31
34

4.4
4.4.1

4.4.2
4.4.3

Tỷ Lệ Sống
Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Tỷ lệ sống của nghiệm thức 2 (HCG)
So sánh tỷ lệ sống của hai HTSS sử dụng LH-RHa và HCG

39
39
40
41

4.5
Kết Quả Sử Dụng HCG trong Hình Thức Sinh Sản Tự Nhiên
4.5.1 Kết quả sinh sản
4.5.2 Kết quả ấp trứng

43
44
45


vi

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1

5.2

49
49

Kết Luận
Đề Nghò

TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

PHỤ LỤC
Phụ Lục 1

Kết Quả Gieo Tinh của Cá ở Hai Nghiệm Thức

Phụ Lục 2

Kết Quả Sinh Sản Tự Nhiên của Cá ở Hai Nghiệm Thức

Phụ Lục 3

Kết Quả Kích Thích bằng HCG ở Hình Thức Sinh Sản Tự Nhiên

Phụ Lục 4

Kết Quả Kích Thích Sinh Sản bằng HCG giữa Hai Hình Thức Sinh
Sản


Phụ Lục 5

Kết Quả Kích Thích Sinh Sản bằng LH-RHa giữa Hai Hình Thức Sinh
Sản

Phụ Lục 6

Chiều Dài và Trọng Lượng Cá 6 Ngày Tuổi (Hình thức SSTN dùng
CKTSS HCG)

Phụ Lục 7

Kết quả xử lý thống kê


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Các yếu tố môi trường trong giai đoạn cho cá sinh sản
Các yếu tố môi trường ương
Kết quả sinh sản nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Kết quả sinh sản nghiệm thức 2 (HCG)
Kết quả sử dụng LH-RHa và HCG ở hình thức gieo tinh
Kết quả sử dụng LH-RHa và HCG ở hình thức SSTN
Kết quả ấp trứng của nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Kết quả ấp trứng của nghiệm thức 2 (HCG)
Kết quả ấp trứng của hình thức gieo tinh
Kết quả ấp trứng của hình thức sinh sản tự nhiên
Tỷ lệ sống của cá bột ở nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Tỷ lệ sống của cá bột ở nghiệm thức 2 (HCG)
Kết quả sinh sản của hình thức SSTN dùng CKTSS HCG
Kết quả ấp trứng của hình thức SSTN dùng CKTSS HCG

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14

TRANG
20
21
22
24
25
26
27
31
34
37
39
40
44
45


ix

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ


NỘI DUNG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5
Đồ thò 4.6
Đồ thò 4.7
Đồ thò 4.8
Đồ thò 4.9
Đồ thò 4.10
Đồ thò 4.11
Đồ thò 4.12
Đồ thò 4.13
Đồ thò 4.14
Đồ thò 4.15

Tỷ lệ thụ tinh của hai HTSS ở nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Tỷ lệ nở của hai HTSS ở nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Tỷ lệ thụ tinh của hai HTSS ở nghiệm thức 2 (HCG)
Tỷ lệ nở của hai HTSS ở nghiệm thức 2 (HCG)
Tỷ lệ thụ tinh của hình thức gieo tinh
Tỷ lệ nở của hình thức gieo tinh
Tỷ lệ thụ tinh của hình thức sinh sản tự nhiên
Tỷ lệ nở của hình thức sinh sản tự nhiên
Tỷ lệ sống của cá bột ở nghiệm thức 1 (LH-RHa)
Tỷ lệ sống của cá bột ở nghiệm thức 2 (HCG)
Tỷ lệ sống ở hình thức gieo tinh

Tỷ lệ sống ở hình thức sinh sản tự nhiên
Tỷ lệ thụ tinh ở hình thức SSTN dùng CKTSS HCG
Tỷ lệ nở ở hình thức SSTN dùng CKTSS HCG
Tỷ lệ sống của cá bột ở hình thức SSTN dùng CKTSS HCG

TRANG
28
30
32
33
35
36
37
38
40
41
42
43
46
47
48


x

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG


Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Cá lăng nha bố mẹ
Phân biệt cá lăng nha đực và cái
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Thăm trứng cá lăng nha
Tiêm cá
Chất kích thích sinh sản HCG, LH-Rha và DOM
Giá thể (đá) cho cá SSTN
Hệ thống nước kích thích cá sinh sản
Cá lăng nha đực và cái
Moina được vớt từ ao của trại

2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

3.7
3.8

TRANG
3
4
10
11
12
13
14
15
17
18


xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CKTSS: Chất kích thích sinh sản
HTSS: Hình thức sinh sản
NT: Nghiệm thức
SSTN: Sinh sản tự nhiên
SSSTT: Sức sinh sản thực tế
TLTT: Tỷ lệ thụ tinh
TLN: Tỷ lệ nở
TLS: Tỷ lệ sống
TGHƯ: thời gian hiệu ứng



I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Ngày nay, cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ thì con người
ngày càng chú trọng đến sức khỏe của bản thân và của cộng đồng. Thực phẩm đòi
hỏi không chỉ ngon, đủ chất dinh dưỡng mà còn không gây ra các bệnh ảnh hưởng tới
sức khỏe như: bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ, cholesterol trong máu... Cá và các sản
phẩm từ cá là loại thực phẩm có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Do đó, xu
hướng chuyển từ thói quen ăn thòt sang ăn cá đã thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.
Việc ưa chuộng một số loài cá dẫn đến việc khai thác quá mức, cộng thêm sự suy
thoái của chất lượng nước tự nhiên đã làm cho sản lượng cá ngoài tự nhiên giảm sút
nhanh chóng. Thách thức đặt ra là khai thác phải có tính bền vững và cần phải có một
phương pháp để giúp cải thiện tình hình. Sản xuất giống nhân tạo đã góp phần làm
giảm áp lực của việc khai thác và bảo vệ một số loài cá có giá trò kinh tế đang có
nguy cơ tuyệt chủng.
Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là một đối tượng có giá trò kinh tế cao, kích
thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thòt trắng, dai, ngon, không xương dăm và tương
đối dễ nuôi. Đây là loài cá bản đòa, chỉ hiện diện ở miền Đông Nam Bộ và Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay, trong khi nguồn giống cá lăng nha ngoài tự nhiên đang ngày càng
cạn kiệt nhưng nhu cầu về con giống và thòt cá lăng nha ngày một cao. Mặc dù việc
nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha đã thành công, kỹ thuật sản xuất loài
cá này đã được hoàn thiện vào tháng 3 năm 2005 nhưng cho đến này nhu cầu về
giống vẫn đang gia tăng. Do đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :

“BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CÁ LĂNG
NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xác đònh các thông số kỹ thuật sinh sản cá lăng nha trong điều kiện sản xuất

đại trà.
- Kỹ thuật nâng cao năng suất sinh sản cá lăng nha để đáp ứng nhu cầu về
giống cho sản xuất.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha

2.1.1

Phân loại
Ngành: Chordata (có dây sống)
Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống)
Lớp: Osteichthyes (cá xương)
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên Việt Nam : Lăng nha hay lăng đuôi đỏ.

Tên tiếng Anh : Red tail catfish.

2.1.2

Phân bố

Cá lăng nha phân bố rộng rãi ở n Độ và nhiều nước Đông Nam Á, chủ yếu ở
các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông (Smith, 1945; trích bởi Lê
Đại Quan, 2004).
Theo Mai Đình Yên và ctv(1992), cá lăng nha phân bố hầu như rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.
Cá lăng được tìm thấy trên các sông lớn và lưu vực sông Mê Kông, đôi khi ở
Tonlé Sap và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Thân dài, đầu dẹp ngang, số lược mang 11 – 15, đuôi dẹp bên. Có bốn đôi
râu: một đôi râu mũi kéo dài tới mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên rất dài
đến giữa vây hậu môn. Miệng ở dưới rộng hướng ra phía trước. Môi trên dầy và nhô
hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn. Khoảng cách hai ổ mắt
rộng, khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang. Vây lưng và vây ngực có tia
cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ
và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Thân có màu xám hoặc xanh đen.
Vây đuôi và mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu


đỏ. Mép vây lưng kéo dài đụng gốc vây mỡ. Râu hàm trên của cá có màu trắng đục
và to (Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan, 2004).

Hình 2.1 Cá lăng nha bố mẹ
2.1.4


Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lăng nha là loài ưa tối, sống đáy, chui rúc vào những bụi rậm, hốc đá,
hang,... không thích hợp nuôi trong bể kiếng. Cá lăng nha được xếp vào loài cá dữ
(Sterba, 1962; trích bởi Mai Thò Kim Dung, 1998).
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001) khi còn nhỏ cá ăn côn trùng ở
nước, ấu trùng muỗi, giun ít tơ, rễ cây,... cá lớn ăn cả tôm, cua và cá con.
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004) cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: miệng rộng, răng hàm
sắc, nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%.
2.1.5

Đặc điểm sinh sản

2.1.5.1 Mùa sinh sản
Theo Rainboth (1996; trích bởi Lê Đại Quan, 2004), cá vào rừng ngập nước
để sinh sản, ở Tonlé Sap cá con được tìm thấy vào tháng tám và trở ra sông vào tháng
10 – 12.


Mùa sinh sản của cá lăng kéo dài quanh năm và không xác đònh được đỉnh.
Có thể thu mẫu cá đang trong thời kỳ sinh sản váo tháng 11.
Cá có chiều dài khoảng từ 30cm trở lên có thể tham gia sinh sản. Cá vào bờ
sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ sinh sản một
lần trong năm (Mai Thò Kim Dung, 1998).
2.1.5.2 Sức sinh sản
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998), cá lăng có sức sinh sản thấp, hệ
số thành thục trung bình 7,48%; sức sinh sản tuyệt đối tăng theo tuổi cá từ 3 – 11 tuổi
đạt 6.342 – 54.575trứng, sức sinh sản tương đối trung bình đạt từ 3.750trứng/kg cá

cái.
2.1.6 Phân biệt đực, cái
Sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha có thể nhận biết qua những đặc điểm bên
ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, khi thành thụt đầu mút ửng
hồng; cá cái có phần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ
sinh dục hình tròn màu hồng và hơi lồi ra.

2

1

Hình 2.2 Phân biệt cá lăng nha đực và cái
Chú thích : 1 Gai sinh dục của cá lăng nha đực


2 Lỗ sinh dục của cá lăng nha cái
2.2

Chất Kích Thích Sinh Sản (CKTSS) Dùng trong Sinh Sản Nhân Tạo

2.2.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục
tố màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết xuất từ nước tiểu hoặc nhau thai (đã
nạo trong kế hoạch hóa gia đình) của phụ nữ mang thai vào đầu thai kỳ.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, mang bản chất là một glycoprotein vì thế
việc chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước.
HCG là loài kích dục tố dò chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.
Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các
loài khác như: cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng, cá
chạch.

Đơn vò tính của HCG khi sử dụng trên cá là IU/kg (International unit).
2.2.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)

GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên, nó còn có các tên
khác như GRH, LH – RHa, LH – RH (Luteinizing hormone – Releasing
hormone), LRH, FSH – RH. Là một hoạt chất tổng hợp tương tự một loại
hormone nội sinh, GnRH không có tác dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng
trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy (tuyến yên) để kích thích sự phát triển
của tuyến sinh dục cũng như gây chín và rụng trứng. Khi tiêm GnRH cho cá, não
thùy của cá tiết ra kích dục tố và chính kích dục tố nội sinh của cá kích thích cá
đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn so với các
loại kích dục tố.

Từ việc xác đònh trình tự amino acid (aa) trong cấu tạo của các GnRH, người
ta đã tạo ra những chất tương đồng gọi là GnRHa (analog) có hoạt tính đặc biệt cao
được dùng trong thực tiễn sản xuất.
GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số mắt xích
amino acid trên chuỗi peptid được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường chỉ có 9aa.
Chính nhờ sự thay thế các aa tại một số vò trí mà phân tử GnRHa ít bò phân giải bởi


các enzyme cho nên hoạt tính được tăng lên hàng chục đến hàng trăm lần các hợp
chất tự nhiên.
Có thể nói tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá,
vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài.
GnRH có lợi thế giá rẻ, hoạt tính ổn đònh nếu được bào chế và bảo quản tốt,
không gây phản ứng miễn dòch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ
xong thì tuyến yên không còn kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái thành thục.
Bên cạnh việc dùng các GnRHa tiêm một lần hay hai lần gần nhau để kích
thích rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở những giai

đoạn khác nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng
loạt.
Đơn vò tính của LH – RHa là µg/kg.
2.2.3

Chất kháng Dopamine

Dopamine là một trong những chất truyền thần kinh (Neurotransmitter). Hầu
hết cá biển và các loài cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản bằng LH –
RHa đơn độc.
Đối với các loài cá khác như họ cá chép, ho cá da trơn thì Dopamine giữ vai
trò rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của chúng. Vì thế
việc sử dụng đồng thời LH – RHa và chất kháng Dopamine mới có hiệu quả gây rụng
trứng trên các loài cá này.
Các chất kháng Dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.3
Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài lên Sự Phát Triển Tuyến Sinh
Dục của Cá Bố Mẹ
Cá là động vật sống dưới nước nên các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp
đến sự sinh trưởng cũng như sinh sản của cá. Yêu cầu sản xuất là cá bố mẹ có hệ số
thành thục cao, sản sinh trứng tốt và có mức độ sinh sản nhiều.
Để được như thế cần phải kết hợp hài hòa giữa chế độ dinh dưỡng và môi
trường sống bên ngoài của cá. Các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng cá trong
quá trình nuôi vỗ; đồng thời cũng ảnh hưởng đến quá trình chín, rụng trứng và tiết
tinh ở cá.


Môi trường để cá thành thục tuyến sinh dục và tiến hành sinh sản là một phức
hợp bao gồm nhiều yếu tố: vật lý, hóa học, sinh học.

2.3.1 Thức ăn
Là nguồn vật chất không thể thiếu được, cần thiết cho sự sinh trưởng, cung
cấp năng lượng cho sự trao đổi chất, là nguyên liệu cho sự tích lũy noãn hoàng và
tinh sào.
Chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm cho cá phát dục, thành thục tốt và sinh sản
sớm.
Thành phần và chất lượng thức ăn khi nuôi vỗ cá có ý nghóa quyết đònh đến sự
thành thục, tỉ lệ thành thục và chất lượng sản phẩm sinh dục của cá.
2.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Ở nhiệt độ thấp quá hay cao quá, cá không còn bắt mồi được và tuyến sinh
dục là nguồn chất dự trữ để duy trì sự sống của cá. Trong trường hợp này, tuyến sinh
dục ngưng phát triển và tiêu biến, sự sinh sản bò ảnh hưởng xấu.
Đối với mỗi loài cá có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển tuyến
sinh dục và sinh sản. Ngoài khoảng nhiệt độ ấy, cá có thể sống nhưng không thể
thành thục và sinh sản được.
Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp thì nhiệt độ càng cao, càng rút ngắn thời
gian nuôi vỗ cá bố mẹ. Đối với cá đã thành thục hoàn toàn, sự thay đổi nhiệt độ môi
trường trong thời gian ngắn có ý nghóa như một yếu tố kích thích chuyển sang tình
trạng sinh sản, hoạt hóa bộ máy nội tiết sinh sản.
2.3.3

Quang kỳ
Là khoảng thời gian mặt trời chiếu sáng liên tục trong một ngày đêm.

Tính mùa vụ của sự thành thục và sinh sản của cá là tính thích nghi một cách
vững chắc với những biến đổi theo chu kì năm của những yếu tố ngoại cảnh mà trước
hết là quang kì để thành thục sinh dục và sinh sản. Bằng cách thay đổi quang kì,
người ta có thể thay đổi mùa vụ sinh sản của cá trong điều kiện nhân tạo.



2.3.4 Dòng chảy
Yếu tố dòng nước là một thành tố của môi trường giúp nhiều loài cá thành
thục và chuyển sang tình trạng sinh sản. Tuy nhiên nó không có khả năng thay thế
toàn bộ phức hợp của các yếu tố ngoại cảnh cần thiết cho sự sinh sản của cá.
Để kích thích cho cá thành thục và đẻ trứng tốt, trước khi cho đẻ 1 – 2 tháng,
người ta cho nước chảy vào ao nhiều hơn, đây là công đoạn cần thiết trong quy trình
nuôi vỗ cá bố mẹ.
2.3.5

Các yếu tố khác

Những yếu tố hữu sinh và yếu tố vô sinh có ảnh hưởng nhất đònh đến sự sinh
sản của cá.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): rất cần cho sự sống của cá, phản ứng oxy hóa
khử tạo năng lượng và sự phát triển của tuyến sinh dục.
pH là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình
sinh trưởng của cá.
Điều kiện thổ nhưỡng ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi.
Giới tính của cá: đối với những loài cá có thể sinh sản trong ao thì không nên
nuôi chung đực, cái.
Mật độ nuôi vỗ phù hợp giúp cho cá thành thục tốt.


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài


Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2006 –6/2006, tại Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2

Vật Liệu Thí Nghiệm
DO test, pH test, NH3 test, nhiệt kế.

Cân đồng hồ (loại 5kg và 20kg), cân điện tử 2 số lẻ, giấy kẻ ô li, chun thủy
tinh, muỗng nhỏ, chén, vợt vớt Moina.
Kéo mổ, kẹp gắp, ống tiêm, kim tiêm, thau, chày, cối, lông gà.
Hóa chất: formol, nước muối sinh lý, Tanin.
Thuốc gây mê: ethylenglycol monophenylether.
Hóa chất kích thích sinh sản: LH-RHa, HCG
Chất kháng Dopamine: Domperidone (DOM).
Bể ximăng, bể Composite, bình Weis, đá, gạch, lưới.
3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1

Nguồn gốc cá bố mẹ

Cá lăng nha được thu mua từ những bè nuôi và của người dân đánh bắt từ hồ
Trò An. Cá được vận chuyển hở có sục khí đưa về Trại Thực Nghiệm. Cá được thuần
dưỡng và nuôi vỗ trong ao.
3.3.2

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản:
Số cá cái rụng trứng

Tỷ lệ rụng trứng (%) =

x 100
Số cá cái tham gia sinh sản


Tổng số trứng thu được
Sức sinh sản thực tế =
(trứng/kg)
Tổng trọng lượng cá cái đẻ trứng
Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x 100
Số trứng đẻ ra

Số cá bột mới nở
Tỷ lệ nở (%) =

x 100
Số trứng đã thụ tinh

Số cá bắt cặp
Tỷ lệ sinh sản (%) =

x 100
Số cá tham gia sinh sản

3.3.3


Kỹ thuật sinh sản nhân tạo

3.3.3.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Trong nghiên cứu, cá lăng nha được mua từ hồ Trò An, được thuần dưỡng và
nuôi vỗ trong ao đất có diện tích 1.200m2, độ sâu mực nước 1,2m. Mật độ cá thả nuôi
trong ao là 0,5kg/m2. Ao được đònh kỳ thay nước 2 tuần/lần.
Thức ăn cho cá bố mẹ chủ yếu là thức ăn viên hiệu Greenfeed(28% đạm).
Mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều, với khẩu phần ăn 3 – 5% trọng
lượng đàn cá.


Hình 3.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
3.3.3.2 Chọn cá bố mẹ
Khâu chọn cá bố mẹ rất quan trọng. Việc đánh giá mức độ thành thục đòi hỏi
phải chính xác, có kinh nghiệm.
Trong sinh sản nhân tạo, đối với các loài cá có lượng tinh dòch nhiều, dễ vuốt
tinh như: cá chép, cá trôi, cá trắm... thì cá đực được kiểm tra độ thành thục bằng cách
vuốt tinh. Đối với cá lăng nha, do cấu tạo buồng tinh phức tạp, tinh dòch ít, không
chảy ra được, việc vuốt tinh rất khó khăn nên việc chọn cá đực cho sinh sản chỉ dựa
vào hình dạng bên ngoài và gai sinh dục.
Đối với cá cái, ngoài việc quan sát bên ngoài còn có thể dùng que thăm trứng
chuyên dùng để kiểm tra độ thành thục.
Chọn cá đực, cá cái theo những tiêu chuẩn sau:
Cá đực: khỏe mạnh, không dò tật, gai sinh dục càng dài càng tốt, đầu mút gai
sinh dục hơi ửng hồng.
Cá cái: khỏe mạnh, không dò tật, lỗ sinh dục lồi - hơi ửng hồng, bụng to, mềm
đều. Trứng được kiểm tra bằng que thăm trứng phải hội tụ các điều kiện: trứng đồng
đều nhau, đường kính khoảng 1,8 – 2mm, trứng có màu trắng trong, các hạt trứng rời
nhau và căng tròn.
Sau khi chọn cá bố mẹ xong, đưa cá vào bể đã chuẩn bò sẵn, cho cá nghỉ 1 giờ

và tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản.


Hình 3.2 Thăm trứng cá lăng nha
3.3.3.3 Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố
a/ Phương pháp tiêm
Sau khi chọn được những cá thể đủ tiêu chuẩn để sinh sản, đưa cá vào bể chứa
ximăng để cá nghỉ ngơi. Sau 1giờ, chúng tôi tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản
cho cá.
Đối với cá lăng nha, áp dụng phương pháp tiêm nhiều lần: liều dẫn, liều sơ bộ
và liều quyết đònh.
Liều dẫn cách liều sơ bộ 10 – 12 giờ, liều sơ bộ cách liều quyết đònh 4 giờ.

cái.

Cá đực được tiêm ba lần cùng với cá cái, liều lượng bằng 1/3 liều lượng của cá
Vò trí tiêm ở vùng cơ lưng và mũi kim tiêm phải hợp với thân cá góc 450.


×