Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHLORAMINET TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN
#"

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHLORAMINE-T
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHÓA:
2002- 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ ĐÌNH HỘI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2006


KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHLORAMINE-T
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thực hiện bởi
Võ Đình Hội

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Nhỏ


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2006


TÓM TẮT
Để khảo sát khả năng ứng dụng Chloramine-T trong nuôi trồng thủy sản,
chúng tôi đã tiến hành những thí nghiệm trên một vài đối tượng thủy sản, và đã khảo
sát sơ bộ tình hình phân phối Chloramine-T trong nước, thu được những kết quả sau
Trong cả hai môi trường nước ngọt và nước biển, khả năng diệt khuẩn của
Chloramine-T khá cao trên 90%, trong thời gian 12 giờ thuốc vẫn có tác dụng tốt như
10 phút sau khi cho thuốc vào môi trường xử lý.
Nhìn chung LC50 của các đối tượng thí nghiệm cá rô phi con, tép bò, tôm thẻ
chân trắng và Moina cao hơn nồng độ trên bao bì sản phẩm rất nhiều, giá trị LC50 nhỏ
nhất là 55.99ppm.
Chloramine-T trong nuôi trồng thủy sản chưa sử dụng phổ biến, những sản
phẩm Chloramine-T của nhiều công ty chưa ghi rõ thành phần và tỉ lệ Chloramine-T
bao nhiêu, cũng như chưa cho biết cụ thể Chloramine-T sử dụng là loại gì. Tuy nhiên
hiện nay số lượng những nhà phân phối Chloramine-T trong nước có nhiều hơn 11
công ty chuyên về thuốc thủy sản tham gia phân phối với phạm vi trong toàn quốc.


ABSTRACT
To evaluate of using chloramines-T in aquaculture, we construct the
experiment with aquatic animals by Chloramines-T. And we make preliminary
investigation on the market of our country, we have result as:
Both of the fresh water and marine water, Chloramines-T have the ability to
kill the bacteriums up 90%. At twelve hours, Chloramines-T have also ation as well
it’s at ten mimute.
LC50 value of aquatic fingerling as tilapia, shrimp, prawn and Moina have
more than using concentration in direction on the brand of Chloramines-T product.

The least LC50 value is 55.99ppm.
Chloramines-T have been distributed in Viet Nam by eleven company, there
were specific for aquatic servius.


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn :
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm và Quý Thầy Cô Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập
tại khoa.
Chúng tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
-

Thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn chúng tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

-

Cô Lưu Thị Thanh Trúc đã tận tình giúp đỡ trong thí nghiệm khảo sát khả
năng diệt khuẩn của thuốc thử.

-

Xin chân thành cảm ơn Công ty KDVT-NLTS Vĩnh Thịnh đã tài trợ cho
nghiên cứu này.

-

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong trại thực nghiệm của Khoa

Thủy Sản.

-

Xin cảm ơn các bạn thân hữu trong và ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Do thời gian có hạn và năng lực còn hạn chế nên luận văn này không tránh những
thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của qúy thầy cô và các
bạn.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

Trang
i
ii
iii
iv
v
vii

viii
ix

I. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt Vấn Đề
1.2 Mục Tiêu Đề Tài

1
2

II. TỔNG QUAN TÀ I LI ỆU

3

2.1 Sơ Lược Về Chloramine-T
2.1.1 Nguồn gốc tên gọi
2.1.2 Thành phần cấu tạo
2.1.3 Phân loại
2.1.4 Đặc tính lý hóa
2.1.5 Khả năng thương mại
2.1.6 Quy trình sản xuất
2.2 Phạm Vi Sử Dụng Của Chloramine-T
2.2.1 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ làm đẹp và ngành y dược
2.2.2 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ làm sữa tắm
2.2.3 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ in và bảo quản sách
2.2.4 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ dệt sợi và nhựa tổng hợp
2.2.5 Sử dụng Chloramine-T trong phòng thí nghiệm

2.2.6 Sử dụng Chloramine-T trong nuôi trồng thủy sản
2.3 Độc Tố Của Chloramine-T
2.3.1 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến môi trường
2.3.2 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến con người
2.3.3 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến động vật thủy sản
2.4 Tình Hình Sử Dụng Chloramine-T Tại Việt Man

3
3
3
4
5
6
7
7
7
9
9
9
9
10
10
10
11
11
12

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.

13


3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài.
3.1.1 Thời gian
3.1.2 Địa điểm
3.2 Vật Liệu, Dụng Cụ và Hóa Chất Sử Dụng Trong Thí Nghiệm.
3.2.1 Vật liệu và dụng cụ
3.2.2 Hóa chất

13
13
13
13
13
13


3.3 Phương Pháp Thí Nghiệm và Thu Thập Số Liệu.
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

13
13
14

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình Hình Phân Phối Chloramine-T Ở Việt Nam
4.2 Nồng Độ Gây Chết Của Thuốc Thử Đối Với Một Số Động Vật Thủy Sản
4.2.1 Nồng độ gây chết của thuốc thử đối với cá rô phi con
4.2.2 Nồng độ gây chết của thuốc thử đối với tép bò
4.2.3 Nồng độ gây chết của thuốc thử đối với tôm thẻ chân trắng

4.2.4 Nồng độ gây chết của thuốc thử đối với Moina
4.2 Khả Năng Diệt Khuẩn Của Thuốc Thử

15
15
16
16
18
21
23
26

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

27

5.1 Kết Luận
5.2 Kiến Nghị

27
27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng số liệu khảo sát khả năng diệt khuẩn của thuốc thử.
Phụ lục 2 Hình sản phẩm Chloramine-T do công ty KDVT-NLTS Vĩnh Thịnh nhập

khẩu.
Phụ lục 3 Hình một số động vật thủy sản sử dụng trong thí nghiệm
Phụ lục 4 Hình tiến hành thí nghiệm


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
ĐỀ MỤC
Bảng 2.1 Một số nhà sản xuất Chloramine-T trên thế giới
Bảng 4.1 Một số nhà phân phối Chloramine-T trong nước
Bảng 4.2 Tỉ lệ chết của cá rô phi con (%-24 giờ) trong môi trường nước ngọt
Bảng 4.3 Tỉ lệ chết của cá rô phi con (%-24 giờ) trong môi trường nước mặn
20‰
Bảng 4.4 Tỉ lệ chết của tép bò (%-24 giờ) trong môi trường nước ngọt
Bảng 4.5 Tỉ lệ chết của tép bò (%-24 giờ) trong môi trường nước mặn 20‰
Bảng 4.6 Tỉ lệ chết của tôm thẻ chân trắng (%-24 giờ) trong môi trường
nước ngọt
Bảng 4.7 Tỉ lệ chết của tôm thẻ chân trắng (%-24 giờ) trong môi trường
nước mặn 20‰
Bảng 4.8 Tỉ lệ chết của Moina (%-24 giờ) trong môi trường nước ngọt có
tảo
Bảng 4.9 Tổng kết LC50 của các đối tượng thủy sản

Trang
6
15
16
17
18
19
21

22
23
25


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của cá rô phi con trong
môi trường nước ngọt
Đồ thị 4.2 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của cá rô phi con trong
môi trường nước mặn 20‰
Đồ thị 4.3 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của tép bò trong môi
trường nước ngọt
Đồ thị 4.4 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của tép bò trong môi
trường nước mặn 20‰
Đồ thị 4.5 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của tôm thẻ chân trắng
trong môi trường nước ngọt
Đồ thị 4.6 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của tôm thẻ chân trắng
trong môi trường nước mặn 20‰
Đồ thị 4.7 Sự tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ chết của Moina trong môi
trường có tảo

Trang
16
17
19
20
21
23
24


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Tinh thể Chloramine-T
Hình 4.1 Thí nghiệm của cá rô phi con
Hình 4.2 Thí nghiệm của tép bò
Hình 4.3 Thí nghiệm của tôm thẻ chân trắng
Hình 4.4 Thí nghiệm của Moina

5
18
20
22
24


I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của cả nước, ngành
thủy sản đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản, góp
phần đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Ngành nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận cao là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người dân, khai
thác những vùng đất bỏ hoang, nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đi lên.
Tuy nhiên, do ngành nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận cao nên nhiều
người dân đã phát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt, tự phát không theo chính
sách chung của nhà nước. Các cơ quan, ban ngành thiếu sự quản lý chặt chẽ, thiếu sự
quy hoạch đồng bộ đã gây tác hại đến ngành nuôi trồng thủy sản như: môi trường
nước bị ô nhiễm, dịch bệnh trong ao nuôi ngày càng tăng và chất lượng thủy sản nuôi
không tốt đã làm năng suất ngành nuôi trồng thủy sản bị giảm dần.
Quy mô ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng, thì thực trạng

dịch bệnh ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thủy
sản, làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi, nhiều khi thất thu, mất trắng, và có ảnh hưởng
lâu dài đến quá trình nuôi thủy sản. Trước thực trạng đó, nhiều ban ngành chức năng,
tổ chức cơ quan cá nhân và nhà nước đã đi sâu vào nghiên cứu dịch bệnh và đưa ra
nhiều phương pháp điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Tuy hiện nay trên thị trường có rất nhiều tổ chức, cơ quan, nhà máy nghiên
cứu sản xuất nhiều hóa chất, thuốc thủy sản, dùng trong nuôi trồng thủy sản để phòng
ngừa và trị bệnh thủy sản. Nhưng hiệu quả phòng trị bệnh chưa cao, đặc biệt là một số
bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi. Bên cạnh đó việc sử dụng
thuốc và những hóa chất còn nhiều bất cập như nồng độ sử dụng để đem lại hiệu quả
cao, tác động lâu dài của thuốc đến môi trường sinh thái, đến con người, và công tác
bảo hộ khi sử dụng. Vì vậy chúng ta không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu những cơ chế
hoạt động của thuốc, từ đó đưa vào sử dụng những loại thuốc có hiệu quả và thiết lập
những cách sử dụng thích hợp, đem lại hiệu quả sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy
sản tốt hơn.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và được sự phân công của Khoa Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành đề tài: “Khả
năng ứng dụng Chloramine-T trong nuôi trồng thủy sản”.


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Thông qua việc khảo sát khả năng diệt khuẩn và kí sinh trùng trong thủy sản
của hóa chất Chloramine–T nhằm:
-

Xác định LC50 của hoá chất Chloramine–T đối với một số đối tượng thủy sản.

-

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn và kí sinh trùng

của Chloramine–T.

-

Đề xuất nồng độ Chloramine–T thích hợp để sử dụng trong ngành nuôi trồng
thủy sản.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Về Chloramine–T
2.1.1 Nguồn gốc tên gọi
Chloramine–T là tên thương mại của một nhóm chất có độc tố với mô bào, là chất
nền tảng trong nghiên cứu thuốc thú y mới, trong thủy sản là chất dùng để điều chế
thuốc trị bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng trên mang cá.
Chloramine–T đã được sử dụng như chất tẩy uế vào đầu thế kỷ XIX, trong nhiều
ngành kỹ thuật, từ ngành y tế cho đến ngành thủy sản. Chloramine–T được xem là
thuốc diệt vi khuẩn và virut rất có hiệu quả.
2.1.2 Thành phần cấu tạo
Chloramine–T không nên lẫn lộn với Chloramines nói chung. Trong công
nghệ xử lý nước thành phố, Chloramines là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chlorine
(Cl2) và ammonia. Chlorine hòa tan rất mạnh trong nước (7160 mg/L ở 20oC 1atm),
khi hòa tan trong nước nó tạo thành hypochlorous acide
Cl2 + H2O ------> HOCl + H+ + ClVới hàm lượng Cl2 thấp hơn 1000 mg/L và pH > 3 phản ứng thủy phân trên
diễn ra hoàn toàn. Hypochlorous acide sẽ tác dụng với ammonia để tạo nên
monochloroamine, dichloramine
NH4+ + HOCl → NH2Cl + H2O + H+
NH2Cl + HOCl → NHCl2 + H2O
Chloramine–T có thành phần hóa học chính là nhóm chất có nhân Benzen, đó
là nhóm Chloramine–T và hợp chất p–Toluenesolfonamide, nhóm Chloramine–T gồm
dạng khan và dạng ngậm nước Trihydrate, dạng khan nhẹ hơn dạng Trihydrate. Công

thức cấu tạo cụ thể như sau
Chloramine–T [ C7H7NClNaO2S]

Chloramine–T Trihydrate [C7H7NClNaO2S(3H2O)]


p–Toluenesulfonamide [C7H9NO2S]

2.1.3 Phân loại Chloramine–T
Dựa vào cấu tạo Chloramine–T được chia thành hai nhóm chính sau:
2.1.3.1 Nhóm Chloramine–T
Nhóm Chloramine-T bao gồm nhóm hóa chất có tên thương mại như Halamid,
Chloramine-T, Chlorazene, Chlorezone, Cloramine–T, Chloraseptine, Chlorazan,
Gansil, Clorosan, Anexol, Aseptoclean, Berkendy, Helogen, Kloramine–T, Clorina,
Euclorina, Gyneclorina, Actamid, Kloramin, Mannolite, Mianine, Tampules,
Tochlorine, Tolamine, Tosylchlo, Monochloramine–T, Multichlor.
Nhóm Chloramine-T có thành phần hóa học chủ yếu là:


Benzenesulfonamide,-N–chloro–4–methyl, sodium salt.
p–Toluenesulfonamide,-N–chloro, sodium salt.
N–Chlor–4–methylbenzeylsulfonamide sodium salt
N–Chlor–p–toluenesulfonamide sodium salt
N–Chlorotoluenesulfonamide sodium salt
Sodium-N–chloro–4-methylbenzensulfonamide
Sodium N–chloro–p–toluenesulfonamide
Nhóm Chloramine-T Trihydrate trong công thức cấu tạo hóa học có ngậm ba phân tử
nước, có thành phần hóa học.
2.1.3.2 Nhóm p-Toluenesulfonamide (p-TSA)
Nhóm p-Toluenesulfonamide gồm những nhóm chất có thành phần hóa chất như: 4Methylbenzenesulfonamide, 4-Methylphenylsulfonamide, p-Toluenesulfonamide, 4Toluenesulfanamide, p-Methylbenzenesulfonamide, 4-Toluenesulfonic acid. Với những

tên thương mại thường thấy như Plasticizer 15, Tolylsulfonamide, Uniplex173
2.1.4 Đặc tính hóa lý của Chloramine-T
Chloramine-T thường có trạng thái kết tinh màu trắng hay vàng sáng, dạng bột hay
tinh thể hình lăng trụ (dạng Trihydrate), có mùi đặc trưng của Chlorine. Chloramine-T khan
nóng chảy ở nhiệt độ từ 167oC đến 169oC, dạng Trihydrate nhiệt nóng chảy cao hơn đến
174oC (H&S Chemical Co. Inc, 2000; Akzo Nobel, 1998; Physchem, 1999), khi nhiệt độ
tăng lên 192oC thì Chloramine-T sẽ bốc cháy (Physchem, 1999). Chloramine-T có khối
lượng rất lớn 1430 kg/m3; trọng lượng riêng là 1.43 (Physchem, 1999); tan hoàn toàn trong
dung môi là Benzene, Chloroform hay Ether, trong nước Chloramine-T có độ tan cũng khá
lớn: 150g/L (Akzo Nobel, 1998).


Hình 2.1 Tinh thể Chloramine-T
Chloramine-T Trihydrate tương đối bền, nhưng dễ bị oxy hóa bởi chất oxy hóa mạnh
(Physchem, 1999). Chloramine-T có thể thăng hoa mạnh nếu nhiệt độ cao hơn 130oC ngay
cả ở áp suất không khí. Đốt cháy Chloramine-T sẽ cho ra các khí độc như HCl, H2S và CO
(ILO, 1997).
Chloramine-T được xếp vào nhóm nguyên tố phóng thích HCl, nhưng nó lại có
những đặc tính khác không thích hợp làm nguyên tố chủ phóng thích HCl, như tính tan ổn
định trong các môi trường dung dịch, có khoảng pH thích hợp, ít kích thích da và khả năng
phóng thích HCl chậm.
p- TSA có dạng phiến mỏng màu trắng, sôi ở nhiệt độ 221oC khi áp suất môi trường
là 10mm Hg, nhiệt nóng chảy của Chloramine-T là 138.5oC, khi tăng nhiệt độ lên 202oC thì
p-Toluenesulfonamide sẽ bốc cháy. Ở nhiệt độ 25oC, p-Toluenesulfonamide hoà tan được
3.16 g/L nước thấp hơn Chloramine-T, nhưng p-TSA tan hoàn toàn trong dung môi alcohol.
p-Toluenesulfonamide kém bền hơn so với Chloramine-T, có tính acid, dễ tan trong
dung dịch kiềm.
2.1.5 Khả năng thương mại
Có nhiều dạng Chloramine-T được bán trên thị trường có nồng độ hoà tan khác
nhau, nguồn được phổ biến nhất thường có nồng độ 1%.

Chloramine-T Trihydrate được cung cấp từ nhiều nhà hóa chất trên thế giới chẳng
hạn như Fisher Scienttific (Fairlaw. NJ, 2000) và Mallinckrotd Baker (Phillipburg. NJ,
2000).
p-Toluenesulfonamide được sản xuất bởi những nhà sản xuất như Davos Chemical
Corporation and RIT–Chem (U.S.EPA, 1999, 2000), công ty Unitex Chemical Co, và
Greensboro (SRI, 1995).
Không có một số liệu cụ thể nào cho biết số lượng Chloramine-T được sản xuất
hàng năm là bao nhiêu. Trong báo cáo của Mỹ thì trong năm 1998, nước này đã sản xuất
khoảng từ 10,000 đến 500,000 lbs, trong vài năm gần đây thì khối lượng Chloramine-T sản
xuất ở Mỹ đạt từ một đến mười triệu tấn. Hai nhà máy Davos Chemical Corpartion và RITChemical Company, Inc mỗi nơi sản xuất hơn 10,000 lbs p-TSA trên một năm (theo báo
cáo của tổ chức an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ, 2000).
Ở Nhật, khối lượng p-Toluenesulfonamide sản xuất được năm 1985 là 1700 tấn và
năm 1991 là 1000 tấn (OECD, 1994).


Hỗn hợp ortho- và para-Toluenesulfonamide đã được sản xuất cho mục đích thương
mại từ năm 1939, mặc dù số lượng lúc đó không được tiết lộ. Năm 1979 và 1981, hơn 2.270
kg hỗn hợp này đã được sản xuất.
Trong năm 1973, Mỹ đã nhập khẩu ortho- và para-toluenesulfonamide dạng tách
riêng và hỗn hợp với khối lượng lên đến 147.300 kg. Năm 1974 Mỹ lại nhập khẩu 18.600
kg hỗn hợp ortho- và para-toluenesulfonamide, năm 1979 số lượng nhập khẩu là 82.200 kg
và năm 1981 là 450 kg.
Ở Việt Nam chưa có một tổ chức, nhà máy nào sản xuất hóa chất Chloramine-T.
Nguồn Chloramine-T sử dụng trong nước chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài thông qua
những nhà phân phối trong nước.
Bảng 2.1 Một số nhà sản xuất Chloramine-T trên thế giới
Tên Nhà Sản Xuất
Akzo Nobel
Advanced Therapeutic
Concepts

H&S Chemical Co., Inc
Maxim
Ora Tec Corporation

Địa Chỉ
Dobbs Ferry, Ny

Tên Sản Phẩm
Halamid®

Spokane,WA

Chlorazene®

Whitehall Manufacturing

Covington, KY
1101-D West Melinda Phoenix, AZ
Manassas, VA
Vancouver, British, Columbia,
Canada
City of Industry, CA

Wisconsin Pharmacal, Inc.

1 Repel Road Jackson, WI

Syndel International,Inc.

Chloramine-T

Pedi Redi Plus
OraChlor
Halamid®
HydroChlorTM
Chlorazene®

2.1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm Chloramine-T.
Chloramine-T được tổng hợp từ một phần Methylbenzene và bốn phần acid
Chlorosulfonic, phản ứng xảy ra trong điều kiện nhiệt độ dưới –5oC. Kết quả của phản ứng
này cho chúng ta hai đồng phân ortho– và para-Toluenesulfonyl chloride. Cho hỗn hợp
đồng phân này vào môi trường sinh hàn, đồng phân para-Toluenesulfonyl chloride sẽ kết
tinh được tách ra ngoài, dung dịch còn lại thu được đồng phân ortho-Toluenesulfonyl
Chloride. p-Toluenesulfonyl chloride tiếp tục được cho phản ứng với ammonia trong môi
trường sodium hypochlorite, sản phẩm thu được là Chloramine-T (Omikron-Online, 2000).
Ngoài ra, Chloramine-T có thể được tổng hợp theo con đường p-TSA, bằng cách
cho p-Toluenesulfonamide phản ứng với Chloramine-B (C6H5SO2NClNa), halazone,
HOOCC6H4SO2NCl2 và N-chloro-N-methyl-p-toluenesulfonamide trong môi trường
sodium hypochlorite (Nelson, 1985).


Chloramine-T trihydrate có thể được hình thành từ phản ứng giữa ammonia và ptoluenesulfochlorite trong điều kiện áp suất thấp (Lewis, 1993). Sau đó cho phản ứng với
sodium hypochlorite trong môi trường kiềm.
p-Toluenesulfonamide được tổng hợp từ phản ứng giữa p-toluenesulfonyl chloride
với ammonia (OECD, 1994). p-Toluenesulfonamide là sản phẩm của phản ứng amines hóa
p-toluenesulfonchloride, tất cả quá trình này là một quá trình khép kín, trừ giai đoạn sấy
khô và đóng gói.
2.2 Phạm Vi Sử Dụng Chloramine-T
2.2.1 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ làm đẹp và ngành y dược
Chloramine-T được giới thiệu lần đầu tiên như một chất dùng để tẩy uế vào năm
1916 bởi Dakin, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. ChloramineT dùng để rửa những vết thương trên cơ thể con người như ống nước tiểu, bàng quang, tử

cung, xoang mũi, xoang miệng và cả mắt (Martin and Cook,1961; Oral Tec, 2001). Tuy
nhiên vào năm 1955, Uỷ Ban Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ gọi tắt là FDA đã hủy bỏ
lệnh cho phép dùng các loại thuốc xịt và nhỏ mắt có chứa 0.13% Chloramine-T và các
thuốc có thành phần Actilamide, Sulfanilamide (FDA, 2001). Năm 1957, FDA đã cấm sử
dụng thuốc vệ sinh có chứa Chloramine-T (5g) Halo-San. Năm 2000, FDA tiếp tục cấm sử
dụng thuốc viên Heliogen chứa 7% Chloramine-T, Thuốc dán Chloracidin chứa 1.6%
Chloramine-T, Xà Bông Fawn chứa 7% Chloramine-T và nước Xilor có thành phần
Chloramine-T (FDA, 2001)., lý do cấm sử dụng các sản phẩm trên đã không được tiết lộ.
Chloramine-T được sử dụng dễ dàng và có hiệu quả để diệt nhiều loài vi khuẩn (cả
Gram âm lẫn Gram dương), virut, nấm, tảo và ký sinh trùng. Trong suốt thế chiến thứ hai,
Chloramine-T được dùng để ngăn ngừa bệnh hoại tử (Ora Tec, 2001). Những vi sinh vật
không có khả năng chống lại Chloramine-T, thêm vào đó Chloramine-T có tác dụng ổn
định trong khoảng thời gian dài, nồng độ thấp (200ppm đến 300ppm) đã có hiệu quả, nó
được sử dụng để tẩy uế bởi vì nó có độc tính với mô bào vi sinh, có thể sử dụng
Chloramine-T để tẩy uế da và những vết thương.
Ở Châu âu, Chloramine-T được dùng trong ngành y, trong nha khoa và trong thuốc
thú y (ThermoElastic Technologies, 2001). Chloramine-T dùng để tẩy uế và sát trùng đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị và nhà xưởng (Dellabianca et al, 1988; Keskinen et al, 1995).
Chloramine-T còn được sử dụng trong kem đánh răng, Chloramine-T không những làm cho
hơi thở thơm tho mà còn giúp cho răng trắng sáng (Oral Tec, 2001).
Ở Đức, Chloramine-T được sử dụng để xử lý sự nhiễm khuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ (Handrick et al, 1981). Trong những báo cáo của Đức cho thấy Chloramine-T được sử
dụng trong thuốc rửa ngừa bệnh ở màng bụng (dung dịch có 1% Chloramine-T hòa tan),
thuốc ngăn ngừa sự lan rộng của những vết bỏng (chứa từ 9% đến 2.6% Chloramine-T). Sử


dụng Chloramine-T trong việc xử lý vết bỏng có hiệu quả hơn sử dụng nước muối sinh lý,
hiệu quả sử dụng từ 8.3% đến 22.4%.
Ở Mỹ, Chloramine-T được dùng để xử lý những vết cháy bỏng, trong bột và vải
băng bó vết thương. Chỉ cần dùng Chloramine-T thoa lên vết thương trong thời gian từ bốn

đến sáu tiếng đồng hồ thì có hiệu quả diệt khuẩn trong 24 tiếng. Chloramine-T còn được sử
dụng để xử lý hậu quả của những vụ nổ sinh hoá học (Mandl Et al, 1984; Heyndrickx,
1989).
Dẫn xuất toluenesulfonamide formaldehyde là thành phần của sơn mài và chất sơn
bóng móng tay (Draelos, 2001).
p-Toluenesulfonamide là thành phần chính trong chất trung gian dùng để điều chế
thuốc trừ sâu, thuốc thú y và là thành phần trong các sản phẩm sơn ở Thụy Điển (OECD,
1994).
2.2.2 Sử dụng Chloramine-T trong sữa tắm
Một trong những lĩnh vực thương mại của Chloramine-T là sữa tắm, nó được
thương mại hóa dưới những cái tên như Chlorazene Whirlpool Antiseptic, Advantage
Antimicrobial Whirlpool Additive, Chlorazene® (Advanced Therapeutic Concepts, 2000)
và HydroChlorTM Whirlpool Antiseptic.
Theo Maxim LLC, tất cả những sữa tắm đều cùng một dạng và được gọi là Pedi
Redi Plus, sản phẩm sữa tắm có Chloramine-T này có khả năng diệt khuẩn trội hơn những
sữa tắm khác. Theo giải thích của những nhà sản xuất thì tính năng trội hơn của sữa tắm
này là do Chloramine-T không có dị ứng da và có tác động tốt đến những vết bỏng.
Đã có vài tranh luận về sử dụng chất diệt trùng trong sữa tắm là Chloramine-T, theo
những chứng minh khoa học cho thấy sử dụng chất diệt khuẩn này có hại cho tế bào, ảnh
hưởng đến quá trình tự sữa chữa của mô bào. Chất vô trùng này có thể không có hiệu quả
nếu như trên bề mặt vết trầy có mật độ vi khuẩn cao, nhưng nó được sử dụng vì nó là một
hóa chất không gây kích ứng những vết trầy (Sussman, 1998). Theo ý kiến khác thì
Chloramine-T có thể diệt khuẩn làm giảm mật độ vi sinh vật bám trên da trong suốt quá
trình tắm, tuy nhiên Chloramine-T không là chất diệt khuẩn có khả năng diệt 100% hệ vi
sinh vật và không là chất khử trùng bởi vì nó không diệt được 99.999% mẫu vi sinh vật, và
ngày nay Chloramine-T dùng để tẩy uế trong những lĩnh vực đặt biệt.
2.2.3 Sử dụng Chloramine-T trong công nghệ in và bảo quản sách
Chloramine-T được sử dụng trong công nghệ in sách nhằm bảo quản sách tránh bị ố
vàng, bị mất màu và dùng để tẩy trắng nói chung (Etherington và Roberts, 2001).



2.2.4 Sử dụng trong công nghệ dệt sợi và công nghệ làm nhựa tổng hợp
Chloramine-T được sử dụng để tẩy trắng vải sợi và là thành phần quan trọng trong
thuốc nhuộm vải.
Hỗn hợp ortho và para-toluenesulfonamide được thêm vào thành phần của nhựa
tổng hợp nhằm tăng khả năng chịu nhiệt và độ bền của sản phẩm nhựa, tạo màu huỳnh
quang cho sản phẩm (IARC, 1980).
2.2.5. Sử dụng trong phòng thí nghiệm
Chloramine-T được dùng như thuốc thử để nhận biết nhiều chất hoá học trong mô
bào người, trong sản phẩm thủy sản (FDA,1990). Nó còn dùng làm thuốc thử phân cực để
nhận biết nhiều chất như Callogen trong thịt, đường Lactose trong những sản phẩm của sữa
(Assoc. Australia, 1988; Kolar, 1990).
2.2.6. Sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Chloramine-T được sử dụng trong Nuôi trồng thủy sản, trong chế biến thuỷ sản,
trong thực phẩm, trong điều trị bệnh gia cầm; sử dụng với mục đích tẩy uế trong nuôi công
nghiệp, trong thú y, trong những lò mổ, trong trại gà, trong công nghệ đồ hộp, và trong
công nghệ làm kem. Chloramine-T được sử dụng tẩy uế trang thiết bị, dụng cụ trong ngành
Chế Biến thủy sản và trong những trại nuôi ương thủy sản.
Chloramine-T còn được sử dụng để trị bệnh ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn, bệnh
do Flexibacterio gây ra, những bệnh nhiễm trùng trên cá Hồi như những bệnh do vi khuẩn
Flexibacter colunaris, Flexibacter psychrophilus và Flexibacter maritimus.
Mặc dù không có trong danh sách cho phép sử dụng của liên bang Mỹ trong nuôi cá
thịt công nghiêp, nhưng Chloramine-T đã được sử dụng điều trị bệnh vi khuẩn trên mang cá
có hiệu quả trên cá nuôi nước ngọt, nước mặn, trong ao nuôi gia đình và những hệ thống
thủy sản khác với nồng độ Chloramine-T thay đổi từ 6.5mg/L đến 10mg/L (Powell và
Perry, 1996).
2.3 Độc Tố Của Chloramine-T
2.3.1 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến môi trường
Chloramine-T không tồn tại lâu trong nước và đất, nếu nồng độ Chloramine-T thấp
thì nó sẽ bị phân hủy trong thời gian ngắn. Mặc dù có báo cáo cho rằng Chloramine-T có

tác động xấu đến môi trường, nhưng không có bất kỳ một cơ sở nào cho thấy Chloramine-T


có khả năng tích tụ trong môi trường. Theo Akzo Nobel (1998), Chloramine-T sử dụng với
nồng độ 10mg/L trong thời gian hơn một giờ sẽ mất tác dụng sinh học.
Nhưng theo những nghiên cứu khác thì không chấp nhận ý kiến này, họ cho rằng
Chloramine-T được xếp vào loại hóa chất không phân hủy trong điều kiện môi trường bình
thường, họ cho rằng Chloramine-T (nhất là p-toluenesulfonamide) chỉ phân hủy trong điều
kiện anoxic methnogenic. Tuy nhiên khi p-toluenesulfonamide không có mặt trong phản
ứng cũng không ảnh hưởng đến sản phẩm thu được (Kuhn và Suflita, 1989).
p-Toluenesulfonamide được phóng thích vào môi trường qua những con đường chất
thải như nước thải trong các ngành in, dệt,…
p-Toluenesulfonamide trong đất có khả năng biến đổi cao và thăng hoa trong điều
kiện môi trường với sự hấp thụ ánh sáng mạnh có bước sóng lớn hơn 290nm, tuy nhiên sự
phân hủy của đồng phân ortho-toluenesulfonamide diễn ra chậm hơn. Nếu ptoluenesulfonamide được phóng thích trong môi trường nước thì chúng không lắng tụ trong
trầm tích, mà sẽ phân giải ngay trên bề mặc môi trường nước. Trong môi trường áp suất chu
kỳ bán rã của nó là 13 ngày.
2.3.2 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến con người
Chloramine-T rất độc nếu chúng ta nuốt, hít hay bị thấm qua da. Khi chúng ta hít
phải Chloramine-T, nó sẽ tác động lên màng nhầy trên tế bào biểu bì da hay thành niêm
mạc và lên hệ hô hấp, chúng gây ra triệu chứng nóng bỏng khó chịu, ho, gây viêm thanh
quản, viêm họng và các bệnh về hô hấp. Nhiễm Chloramine-T qua con đường hô hấp sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến phổi hay gây bệnh hen suyễn mãn tính, triệu chứng gây bệnh có thể
không bộc phát trong vài giờ hoặc cũng có thể sẽ nặng hơn tuỳ thuộc vào sinh lý của mỗi
cơ thể. Chloramine-T được hấp thụ qua con đường tiêu hóa sẽ tác động lên dạ dày gây ra
các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Chloramine-T dạng bụi trong không khí có ảnh
hưởng lớn đến mắt, gây đau mắt với những triệu chứng như mắt đỏ ngầu, ngứa khó chịu,
đau và có thể sẽ gây viêm giác mạc. Khi da tiếp xúc trực tiếp với Chloramine-T sẽ gây kích
thích da, gây ngứa, đỏ, đau khó chịu và sẽ có những phản ứng dị ứng da. Chloramine-T
được xem là độc tố trung tính và có thể gây chết nếu uống phải liều 0.5g/kg đến 5g/kg

(Gosselin et al, 1976).
Dư lượng và tác dụng phụ của chloramine-T là điều rất quan trọng đối với những
người có phản ứng của cơ thể đáp trả lại sự xâm nhập của Chloramine-T như gây ra hiện
tượng hen suyễn rất nguy hiểm đến tính mạng. Trong một nghiên cứu trên 501 người hoài
nghi là bị bệnh viêm da do Chloramine-T, nhưng kết quả cho thấy chỉ có một người do
Chloramine-T gây ra mà thôi, chức năng hệ hô hấp của người này bị tổn thương rất nặng
và rất nhạy cảm với Chloramin-T.
Vài nghiên cứu đặc biệt khác cũng đã tuyên bố Chloramine-T có ảnh hưởng đến con
người, hầu hết những nghiên cứu đều cho thấy sự nhạy cảm của thuốc đối với những người


mắc phải bệnh hen suyễn hay có vấn đề về hô hấp. Những người thường xuyên tiếp xúc với
Chloramine-T sẽ bị bệnh về da. Có báo cáo cho thấy những nhân viên y tế và nha khoa làm
ở bộ phận thường tiếp xúc với Chloramine-T thường phải gặp chứng bệnh phong ngứa. Một
nghiên cứu về bệnh trên da tay đã phát hiện ra thuốc nhuộm tóc có chứa Chloramine-T là
một nguyên nhân gây ra đa số các ca viêm da ở tay (Ozkaya-Bayazit, 1997).
2.3.3 Ảnh hưởng của Chloramine-T đến động vật thủy sản
Chloramine-T tác động lên mọi môi trường sinh thái nước biển và nước ngọt. Đối
với trứng và ấu trùng cá Hồi khả năng chịu đựng giới hạn từ 0.57ppm đến 14.14ppm trong
48 giờ, một giờ đối với ấu trùng post, nếu sử dựng Chloramine-T xử lý cá Hồi trong
ngưỡng cho phép trên thì sẽ không có tác động xấu đến đời sống của chúng (Jhnson et al,
1977).
Nếu cá Hồi hấp thụ Chloramine-T với nồng độ từ 10mg/L trở lên sẽ ảnh hưởng lớn
đến hệ hô hấp và cá có biểu hiện nổi đầu và thở nhanh, nếu hấp thụ Chloramine-T với nồng
độ từ 2mg/L đến 9mg/L sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch và sự trao đổi chất., làm suy kém hệ
bài tiết khí CO2, và ảnh hưởng đến quá trình tiết chất nhầy ở mang cá.
Nếu Tôm Hùm hấp thụ Chloramine-T với nồng độ 1mg/L thì sẽ gây hậu quả giảm
trọng lượng thô, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và bài tiết (Capuzzo, 1997).



2.4 Tình Hình Sử Dụng Chloramine-T Tại Việt Nam
Ở nước ta, Chloramine-T chủ yếu được sử dụng như thuốc sát khuẩn. Theo quyết
định của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ngày 12 tháng 06
năm 2006, cho phép sử dụng Cloramine-T làm nguyên liệu sản xuất các loại thuốc dùng
trong thú y, với thành phần Cloramine-T (C7H7ClNNaO2S.3H2O) hơn 98%. Chloramine-T
có tác dụng với tất cả các loại vi khuẩn, nấm và vi rút trong môi trường nước vì vậy gần đây
nó được sử dụng thay thế Chlorine để xử lý ao hồ nuôi tôm cá rất hiệu quả (Thuốc Thú Y,
Sản Phẩm Xử Lý Cải Tạo Nuôi trồng thủy sản, 2006; trang 38).
Chloramine-T còn được sử dụng để sát khuẩn các dụng cụ trong chăn nuôi gia cầm,
phòng ngừa dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 như sử dụng để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi, vận chuyển gia cầm, phun xịt lên xác gia cầm chết nhằm diệt mầm bệnh H5N1 (Trích
từ tài liệu tập huấn phòng ngừa dịch cúm gia cầm của viện Paster thành phố Hồ Chí Minh).
Chloramine-T có mặt trong danh mục những hóa chất được phép nhập khẩu và sử
dụng như chất tẩy rửa những dụng cụ gia dụng của Bộ Y Tế.
Theo những nghiên cứu khác thì Chloramine-T có thể được sử dụng trong xử lý
nước như diệt vi khuẩn sắt trong đường ống dẫn nước, sau khi xử lý với Chloramine-T 24
giờ hoặc khi nước không còn mùi Chlor thì nguồn nước mới được sử dụng lại.


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2006.
3.1.2 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm của Khoa thủy sản trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật Liệu, Dụng Cụ Và Hoá Chất Sử Dụng Thí Nghiệm
3.2.1 Vật liệu và dụng cụ
Đối với thí nghiệm khảo sát LC50 của một vài động vật thủy sản, dụng cụ sử dụng
chính là lọ keo có thể tích tối đa 1 lít, ống đong có thể tích 1 lít, ống xilanh 10ml, thau

nhựa, vợt.
Phần khảo sát khả năng diệt khuẩn của hoá chất được tiến hành trên đĩa Petri chuyên
dùng trong vi sinh, que cấy vi sinh, ống nghiệm đựng mẫu, đèn cồn.
Ngoài ra còn có những dụng cụ khác như xô nhựa, thùng nhựa, lọ keo có thể tích 10
lít, cân, chén muỗng dùng đếm mẫu và chứa mẫu.
3.2.2 Hoá chất
Hoá chất sử dụng trong thí nghiệm thuộc nhóm Chloramine–T, có thành phần hoá
học là: N-sodium–N–chlor–p–toluennesulphonamid, là sản phẩm của nhà sản xuất Biostadt
India Limited có tên là Wolmid do Công ty cổ phần KDVT-NLTS Vĩnh Thịnh nhập khẩu
(Phụ lục 2).
3.3 Bố Trí Thí Nghiệm Và Phương PhápThu Thập Số Liệu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được chia làm hai phần:
3.3.1.1 Khảo sát LC50 của động vật thủy sản
Đối tượng dùng làm thí nghiệm gồm có: cá rô phi con (có chiều dài 1cm), tép bò (có
chiều dài 2.5cm), tôm thẻ chân trắng (có chiều dài 3.5cm) và Moina.


Mỗi đối tượng tiến hành thí nghiệm chia thành năm lô, một lô dùng làm lô đối
chứng và bốn lô còn lại tương ứng với bốn nồng độ thuốc thử sau: 20ppm, 40ppm, 80ppm
và160ppm. Thí nghiệm được lặp lại bốn lần.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
Đối Chứng

20ppm

40ppm

80ppm


160ppm

Đối Chứng

20ppm

40ppm

80ppm

160ppm

Đối Chứng

20ppm

40ppm

80ppm

160ppm

Đối Chứng

20ppm

40ppm

80ppm


160ppm

3.3.1.2 Khảo sát khả năng diệt khuẩn của thuốc thử
Phần này được chia thành hai phần thí nghiệm nhỏ, phần nước ngọt và phần nước
mặn. Mỗi phần chia thành 3 lô, một lô đối chứng, hai lô còn lại tương ứng với hai nồng độ
thuốc thử 0.5ppm và 2ppm. Mỗi phần thí nghiệm được lặp lại hai lần.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Khảo sát LC50
Kết quả tỷ lệ chết của của đối tượng thí nghiệm thu được xử lý bằng bảng tính Excel
vẽ biểu đồ tương quan tuyến tính, từ đó tính được giá trị LC50 tương đối cho từng đối
tượng.
3.3.2.2 Khảo sát khả năng diệt khuẩn
Sử dụng phương pháp đếm khuẩn lạc để đếm số lượng Vi Khuẩn trong mẫu nước.
Sau khi cho thuốc thử vào môi trường nước mẫu thử với thời gian 10 phút và 12 giờ, mẫu
nước thử được pha theo loãng theo nồng độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3; sau đó dùng que cấy
lấy mẫu cấy lên môi trường thạch đã được chuẩn bị trước trên đĩa petri, sau 24 giờ đếm số
lượng khuẩn lạc mọc trên đĩa, mỗi một khuẩn lạc cho tương đương một vi khuẩn.


×