Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.34 KB, 238 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

TRẦN VĂN TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

TRẦN VĂN TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS. Phạm Dũng
2.TS. Hoàng Quang Đạt

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS. Phạm Dũng
2.TS. Hoàng Quang Đạt

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Nghiên cứu sinh xin cam đoan, Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng nghiên cứu sinh; các tài liệu được
trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng; những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tình


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án, trước hết, nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Phạm Dũng, TS. Hoàng Quang Đạt đã tận tâm hướng dẫn cả về nội
dung, phương pháp nghiên cứu, phong cách tư duy và chuẩn mực khoa học,
ứng xử trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Khoa Sau đại học; đặc biệt là
PGS.TS. Hoàng Văn Chức, PGS.TS. Vũ Trọng Hách, PGS.TS. Nguyễn
Thanh Xuân, PGS.TS. Hoàng Minh Đô, TS. Chu Xuân Khánh, TS. Nguyễn
Thị Hường, TS. Lê Anh Xuân, TS. Bùi Hữu Dược đã có nhiều ý kiến đóng
góp cụ thể để nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án này.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, chuyên viên Ban
Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố mà đề tài
đã khảo sát, phỏng vấn, đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp ý kiến, giúp đỡ
nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
luôn hỗ trợ động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh vượt qua

khó khăn để hoàn thành luận án.
Do nhiều điều kiện chủ quan, khách quan, kết quả nghiên cứu của luận
án không tránh khỏi thiếu sót. Nghiên cứu sinh chân thành lắng nghe và tiếp
thu các ý kiến đóng góp để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng !
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO .......... 10
1.1. Nghiên cứu lý luận về tôn giáo ............................................................ 10
1.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo ......................................... 15
1.2.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo trên thế giới .............. 15
1.2.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ............... 17
1.3. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ................. 21
1.3.1. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số
quốc gia........................................................................................................ 21
1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ... 23
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án......................................................................................................... 30
1.4.1. Những vấn đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu có
liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .......................... 30
1.4.2. Những vấn đề chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu
có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ..................... 32

1.4.3. Hướng nghiên cứu của luận án.................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 35
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ........................................................................ 36
2.1. Những khái niệm cơ bản ..................................................................... 36
2.1.1. Khái niệm tín ngưỡng ................................................................. 36
2.1.2. Khái niệm tôn giáo ..................................................................... 38
2.1.3. Khái niệm hoạt động tôn giáo ..................................................... 42
2.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ............. 47


2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ........ 48
2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ..................... 55
2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................ 55
2.3.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo ................................................................................... 57
2.3.3. Tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực
hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước .................... 58
2.3.4. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 59
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo ........................................................................................................ 60
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ... 61
2.4.1. Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền ................................. 61
2.4.2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ............. 62
2.4.3. Sự phát triển về giáo dục, khoa học và công nghệ....................... 64
2.4.4. Mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và dân tộc (tộc người) ........ 65
2.4.5. Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo..................................... 67
2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .............. 68
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một

số quốc gia ................................................................................................... 68
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại một
số khu vực ở Việt Nam ................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 81
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............. 82
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội đồng
bằng sông Cửu Long .................................................................................. 82
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 82


3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa........................................................... 83
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................ 86
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng
bằng sông Cửu Long .................................................................................. 88
3.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo................................................................................................ 88
3.2.2. Tổ chức bộ máy và trình độ, năng lực của cán bộ, công chức công
tác tôn giáo ................................................................................................... 92
3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách
tôn giáo ...................................................................................................... 101
3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.............................................................................................. 103
3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................................. 105
3.2.6. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về
hoạt động tôn giáo ...................................................................................... 106
3.3. Nhận xét chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng
đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................... 117
3.3.1. Những kết quả đã đạt được ....................................................... 117

3.3.2. Những hạn chế, bất cập............................................................. 120
3.3.3. Vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
vùng đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 126
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG .................................................................................. 127


4.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo và quan điểm, phương
hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng
bằng sông Cửu Long ................................................................................ 127
4.1.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo vùng đồng bằng sông
Cửu Long ................................................................................................... 127
4.1.2. Thống nhất quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long .............. 133
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
vùng đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. 140
4.2.1. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới .................... 140
4.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo phù hợp với xu hướng phát triển ......................................................... 142
4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo....................................................... 145
4.2.4. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tín đồ các tôn
giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.......147
4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo .......................................................................... 149
4.2.6. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................................. 150

4.2.7. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống đồng bào có đạo vùng
đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 166
PHỤ LỤC.................................................................................................. 178



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu 3.1. Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ, công chức công tác tôn giáo phân
theo trình độ đào tạo năm 2003 - 2016 ......................................................... 99
Biểu 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo năm 2003 - 2016 ........ 107
Biểu 3.3. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo là đồng bào dân tộc thiểu
số năm 2003 - 2016 .................................................................................... 108
Biểu 3.4. Biểu đồ thể hiện số lượng chức sắc đã qua đào tạo năm 2003 - 2016. 110
Biểu 3.5. Biểu đồ thể hiện số lượng cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc năm
2003 - 2016 ................................................................................................ 112


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh tồn tại xã hội
ở những giai đoạn lịch sử nhất định, chịu sự tác động qua lại với các hình thái ý
thức xã hội khác, nhất là ý thức chính trị; vừa là một thực thể xã hội phức tạp, có
tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội loài người trong
suốt tiến trình lịch sử. Ngay từ khi tôn giáo ra đời, các giai cấp khác nhau có mối
quan hệ mật thiết với tôn giáo, có cả việc cấm đoán, cổ vũ tôn giáo phát triển và
lợi dụng tôn giáo cho mục đích ngoài tôn giáo, nhất là mục đích chính trị, trục lợi.

Trong lịch sử ở phương Đông lẫn phương Tây, tôn giáo đã gắn bó chặt chẽ với
giai cấp, đặc biệt là giai cấp thống trị, thần quyền hòa quyện với thế quyền, có tác
động vô cùng to lớn đến toàn bộ đời sống xã hội. Xã hội Châu Âu Trung cổ kém
phát triển “đêm trường trung cổ” là minh chứng điển hình cho ảnh hưởng của
thần quyền đến đời sống xã hội. Ngày nay, các thế lực phản động, cực đoan luôn
lợi dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để kích động bạo lực, chiến tranh,
mâu thuẫn sắc tộc, v.v… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh khu
vực và thế giới.
Bên cạnh những mặt tiêu cực, tôn giáo cũng chứa đựng những giá trị tích
cực, cổ vũ cho niềm tin về cái đẹp, cái thiện, cái nhân văn cao cả. Điều đó lý giải
cho sự tồn tại của tôn giáo đến nay, khi mà thế giới quan tôn giáo đã dần nhường
chỗ cho thế giới quan khoa học. Những giá trị tích cực của tôn giáo được thế giới
thừa nhận, đồng thời khẳng định tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản
của con người. Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại Hội
đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, Điều 18 khẳng định “Mọi
người đều có quyền về tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này
bao gồm việc tự do thay đổi tín ngưỡng hay tôn giáo của mình” [129,tr.11]. Do
đó, để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân, vừa phát huy những mặt tích
cực, vừa hạn chế những mặt tiêu cực trong hoạt động tôn giáo, đặc biệt là lợi
dụng tôn giáo, các nhà nước trên thế giới cần phải quản lý hoạt động tôn giáo.

1


Xuất phát từ thể chế chính trị khác nhau, các nhà nước vận dụng những lý
thuyết quản lý xã hội khác nhau; trong đó, có quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo. Riêng ở Việt Nam, ngay từ những ngày mới giành lại được độc
lập, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được Đảng, Nhà nước
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều thành tựu, góp phần to
lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Cùng với quá trình

đổi mới, hội nhập quốc tế, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động tôn giáo có sự điều chỉnh, bổ sung
để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, do yếu tố nhạy cảm về chính trị, vấn
đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chưa được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu; đến nay, việc xác định chủ thể, nội dung, phương pháp quản lý
còn nhiều vấn đề bất cập, tranh luận, cần tập trung làm rõ, nhất là đối với vùng
mang yếu tố đặc thù về tôn giáo.
Thực tiễn đã chứng minh, ở những vùng có nhiều tôn giáo hay nhiều dân
tộc, giải quyết từng vấn đề đã rất khó. Nằm ở vị trí giao lưu văn hóa của khu
vực, thế giới, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dân tộc cùng sinh sống; trong
đó, có 03 dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa, Chăm) chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 8,06%);
có 37% tổng dân số của vùng là tín đồ các tôn giáo với 34 tổ chức, hệ phái của
12 tôn giáo được nhà nước công nhận, 29 tổ chức tôn giáo có đăng ký nhưng
chưa được nhà nước công nhận và trên 15 tổ chức tôn giáo đang hoạt động mà
không trình báo cơ quan chức năng. Vấn đề tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó, có 79,62% đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ tôn
giáo. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long
phải đồng thời giải quyết tốt vấn đề dân tộc bởi vì có dân tộc (Khmer, Chăm)
hầu như chỉ theo một tôn giáo; văn hóa tôn giáo trở thành một yếu tố cấu thành
văn hóa dân tộc; các cơ sở thờ tự đóng vai trò như một trung tâm sinh hoạt văn
hóa cộng đồng dân tộc; vấn đề tôn giáo, dân tộc có quan hệ chặt chẽ với vấn đề
tôn giáo, dân tộc ở Campuchia nói riêng, khu vục Đông Nam Á nói chung. Do
đó, những biến động kinh tế - xã hội ở Campuchia, Thái Lan, nhất là những biến

2


động chính trị trong thời gian gần đây có tác động rất lớn đến tình hình tôn giáo
và dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu
Long là vùng có mặt bằng dân trí ở mức thấp, đời sống người dân còn nhiều khó

khăn. Đây là những vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp, đặc ra đối với quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn hiện nay.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, hoạt động tôn giáo trên địa bàn có
nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ, phát triển của khu vực với nhiều hoạt
động từ thiện, nhân đạo góp phần chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong thực
hiện chính sách xã hội, nhất là y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội; một số lễ hội tôn
giáo trở thành lễ hội chung, được cả cộng đồng đón nhận, đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo vẫn còn nhiều diễn
biến phức tạp, nhất là hoạt động truyền đạo, xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật;
lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền mê tín, kích động mâu thuẫn tôn
giáo - dân tộc; một số tu sĩ có biểu hiện suy đồi về phẩm hạnh; các thế lực thù
địch tiếp tục ra sức lợi dụng quyền tự do tôn giáo gây ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực tế ấy đã và đang đòi hỏi phải tăng cường
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo để góp phần phát huy giá trị tích
cực của tôn giáo; đảm bảo cho đồng bằng sông Cửu Long phát triển về kinh tế xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long” làm Luận
án tiến sĩ có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, bổ sung cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo; trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng, đề xuất quan điểm,
phương hướng, giải pháp khoa học, mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối

3


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×