Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KÍCH THÍCH SỰ GIA TĂNG TINH DẦU, , MENTHOL VÀ METHONE TRONG CÂY BẠC HÀ ( (M Me en nt th ha a p pi ip pe er ri it ta a L L. .) ) B BẰ ẰN NG G C CÁ ÁC C C CH HẤ ẤT T Đ ĐI IỀ ỀU U H HÒ ÒA A S SI IN NH H T TR RƯ ƯỞ ỞN NG G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
YZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KÍCH THÍCH SỰ GIA TĂNG TINH DẦU, MENTHOL VÀ
MENTHONE TRONG CÂY BẠC HÀ (Mentha piperita L.)
BẰNG CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: ĐINH CÁT ĐIỀM

Niên khóa

: 2006 - 2010

Tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
YZ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KÍCH THÍCH SỰ GIA TĂNG TINH DẦU, MENTHOL VÀ
MENTHONE TRONG CÂY BẠC HÀ (Mentha piperita L.)
BẰNG CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

ĐINH CÁT ĐIỀM

KS. TRỊNH THỊ PHI LY

Tháng 07/2010


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.

-

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô: TS. Trần Thị Lệ Minh và KS. Trịnh Thị

Phi Ly đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

-

Anh Nguyễn Sĩ Tuấn đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.

-

Các Thầy Cô tại Bộ môn Công nghệ Sinh học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

-

Các Thầy Cô phụ trách phòng thí nghiệm Hóa Lý tại Viện Công nghệ Sinh học và
Môi trường đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

-

Bạn Nguyễn Trần Lâm Thanh và các bạn thực tập tại Bộ môn Công nghệ Sinh học
đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt đề
tài.

-

Toàn thể các bạn lớp DH06SH thân yêu đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thời gian làm đề tài.

Con vô cùng biết ơn gia đình và người thân đã nuôi dạy, giúp đỡ, yêu thương và động
viên con trong những năm tháng học tập tại trường. Chân thành cảm ơn!
Tháng 07 năm 2010

Đinh Cát Điềm

  i


TÓM TẮT
Bạc hà là một trong những cây thảo dược quan trọng nhất trên thế giới. Tinh dầu
Bạc hà có nhiều công dụng nhờ vào hợp chất menthol, menthone được sử dụng rộng
rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, hàm
lượng tinh dầu Bạc hà Mentha piperita L.trồng ở Việt Nam rất thấp do thời tiết, đất đai
và sâu bệnh. Tinh dầu Bạc hà hiện nay được tổng hợp hóa học để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Đất nước ngày càng phát triển nên nhu cầu trở về sử
dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là điều rất phổ biến. Mục đích của đề tài
là sử dụng GA3 và IAA để kích thích gia tăng hàm lượng tinh dầu Bạc hà, menthol và
menthone trong cây bạc hà Mentha piperita L.
Chúng tôi tiến hành trồng và khảo sát các chỉ tiêu số lá, số cành và cũng như
chiều cao cây, trọng lượng thân lá tươi của giống Bạc hà Châu Âu sau khi xử lý với
GA3 (50 và 100 mg/L) và IAA (0,1; 1 và 10 mg/L). Chiết xuất tinh dầu Bạc hà bằng
phương pháp chưng cất hơi nước. Các mẫu tinh dầu được thực hiện sắc ký lớp mỏng
để định lượng tương đối hàm lượng menthol, menthone nhằm chọn ra nồng độ chất
điều hòa sinh trưởng cho hàm lượng menthol, menthone cao nhất. Định lượng hàm
lượng menthol, menthone bằng sắc ký khí các mẫu tinh dầu Bạc hà đề chọn ra chất
điều hòa sinh trưởng với nồng độ cho hàm lượng menthol và menthone cao nhất.
Kết quả cho thấy GA3 và IAA có tác dụng tốt lên sự tăng trưởng của lá, cành,
chiều cao cây và trọng lượng thân tươi của các cây bạc hà. Cây Bạc hà xử lý với IAA
10 mg/L và GA3 100 mg/L có hàm lượng tinh dầu cao nhất trong các nồng độ IAA và
GA3 thí nghiệm Trong đó, Bạc hà được xử lý với IAA 10 mg/L cho hàm lượng
menthol và menthone cao nhất.

  ii



SUMMARY
“Stimulate the yield of essential oil, menthol and menthone in mint (Mentha
piperita L.) by growth hormones”.
Mentha piperita L. is considered as one of the most important herbal throughout
the world. The mint essential oil has many components are widely used as flavorings
in the food, cosmetic and pharmaceutical industries such as menthol and menthone.
The aim of this thesis was to establish the procedure using GA3 and IAA for
stimulating the yield of essential oil, menthol and menthone.
We observed the number of leaves, branchs and also tree height, tree fresh mass
after treating with GA3 (50 and 100 mg/L) and IAA (0.1; 1 and 10 mg/L). Steam
distillation has been used for the extraction of mint oil which was analysed by thin
layer chromatography and gas chromatography for determining the optimal treatment.
In results, GA3 and IAA had good effects on the growth of mint-including leaf,
branch, tree height and tree mass. In particular, mint were treated with IAA 10 mg/L
had the highest content of essential oil, menthol and menthone.
Keywords: Mentha piperita L., growth hormones, GA3, IAA, TLC, GC, menthol,
menthone, essential oil.

  iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... i
Tóm tắt ................................................................................................................................ii
Summary .......................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................................vii

Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu đề tài ............................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực hiện ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu về cây Bạc hà ........................................................................................... 3
2.1.1. Phân loại thực vật .................................................................................................... 3
2.1.2. Nguồn gốc ................................................................................................................ 4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học ............................................................................................. 4
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ......................................................................... 5
2.1.5. Điều kiện sinh thái ................................................................................................... 6
2.1.6. Thời vụ ..................................................................................................................... 7
2.1.7. Công dụng và giá trị kinh tế ................................................................................... 8
2.1.7.1. Công dụng ............................................................................................................ 8
2.1.7.2. Giá trị kinh tế ........................................................................................................ 8
2.2. Kỹ thuật trồng Bạc hà ................................................................................................. 9
2.2.1. Giống và chất lượng giống Bạc hà ........................................................................... 9
2.2.2. Cách ươm cây Bạc hà ............................................................................................... 9
2.2.3. Đất trồng Bạc hà ...................................................................................................... 9
2.2.4. Bón phân cho Bạc hà ............................................................................................. 10
2.2.5. Chăm sóc Bạc hà ................................................................................................... 10
2.2.6. Phòng trừ sâu bệnh cho Bạc hà .............................................................................. 10
  iv


2.2.7. Thu hoạch Bạc hà ................................................................................................... 11
2.3. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật .................................................................... 12
2.3.1. Giới thiệu các chất điều hòa sinh trưởng ............................................................... 12

2.3.2. Vai trò của auxin .................................................................................................... 13
2.3.2.1.Auxin hoạt động trong sự kéo dài tế bào.............................................................. 13
2.3.2.2.Auxin hoạt động trong sự phân chia tế bào .......................................................... 14
2.3.2.3.Auxin hoạt động trong sự phát sinh hình thái ...................................................... 15
2.3.3. Vai trò của gibberrellin .......................................................................................... 16
2.3.3.1. Sự kéo dài tế bào của gibberellin ........................................................................ 16
2.3.3.2. Sự kéo dài thân của gibberellin ........................................................................... 17
2.3.3.3. Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá của gibberellin............................................... 17
2.3.3.4. Sự nảy mầm, nảy chồi của gibberellin ................................................................ 17
2.3.3.5. Sự ra hoa, quả nhờ gibberellin............................................................................. 17
2.4. Tinh dầu Bạc hà ........................................................................................................ 18
2.4.1. Tinh dầu Bạc hà ..................................................................................................... 18
2.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu Bạc hà ........................................................... 18
2.5. Phương pháp chưng cất hơi nước ............................................................................. 20
2.5.1. Phương pháp chưng cất bằng nước ....................................................................... 20
2.5.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước ................................................... 20
2.5.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước ................................................................. 21
2.6. Giới thiệu sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí ................................................................ 22
2.6.1. Sắc ký lớp mỏng .................................................................................................... 22
2.6.2. Sắc ký khí .............................................................................................................. 24
2.6.3. Sắc ký khí ghép khối phổ ....................................................................................... 24
2.7. Các nghiên cứu khoa học liên quan .......................................................................... 25
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành ............................................................................... 26
3.2. Vật liệu ..................................................................................................................... 26
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 26
3.2.2. Hóa chất và thiết bị ................................................................................................ 26
3.2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 27
 v



3.3.1. Nhân giống Bạc hà trên đồng ruộng ...................................................................... 27
3.3.2. Chuẩn bị cây con trong vườn ươm ......................................................................... 27
3.3.3. Chuẩn bị IAA, GA3 ............................................................................................... 27
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của IAA, GA3 đến khả năng sinh trưởng của cây Bạc hà ... 27
3.3.5. Xác định hàm lượng tinh dầu Bạc hà .................................................................... 28
3.3.6. Định lượng tương đối menthol và menthone trong tinh dầu bằng SKLM ............ 29
3.3.7. Định lượng menthol và menthone trong tinh dầu bằng sắc ký khí ........................ 30
3.3.8. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 32
4.1. Khảo sát ảnh hưởng của IAA, GA3 đến đặc điểm sinh trưởng của cây Bạc hà ..... 32
4.2. So sánh hàm lượng tinh dầu ..................................................................................... 34
4.3. So sánh hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng ....... 35
4.4. Xác định hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu Bạc hà bằng sắc ký khí .... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 40
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 41
PHỤ LỤC

  vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: Analysis Of Variance

CRD


: Completely Randomized Design

ĐC

: Đối chứng

GA3

: Gibberellic acid hay gibberellin 3

GC - MS

: Gas Chromatography – Mass Spectrometry

GC

: Gas Chromatoghaphy

HPLC

: High Performance Liquid Chromatography

IAA

: Indole-β-acetic-acid

LSD

: Least Significant Difference


NT

: Nghiệm thức

SKK

: Sắc ký khí

SKLM

: Sắc ký lớp mỏng

TLC

: Thin Layer Chromatography

Rf

: Retardation factors

  vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của GA3 và IAA đến cây Bạc hà .......... 29
Bảng 4.1 Chỉ tiêu tăng trưởng của cây Bạc hà sau 45 ngày trồng xử lý GA3 và IAA ..... 33
Bảng 4.2 Kết quả hàm lượng tinh dầu (%) cây xử lý GA3 và IAA .................................. 34
Bảng 4.3 Kết quả đường chuẩn menthol bằng SKLM ...................................................... 35

Bảng 4.4 Kết quả hàm lượng menthol (%) bằng SKLM .................................................. 36
Bảng 4.5 Kết quả hàm lượng menthol (%) bằng SKK ..................................................... 37
Bảng 4.6 Kết quả hàm lượng menthone (%) bằng SKK ................................................... 38

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bạc hà Châu Âu (Mentha piperita L.). ................................................................ 3
Hình 2.2 Tác động của auxin làm giãn tế bào. ................................................................. 14
Hình 2.3 Tác động của auxin vào sự tổng hợp các chất protein. ...................................... 15
Hình 2.4 Con đường sinh tổng hợp monoterpene trong cây Bạc hà................................. 20
Hình 2.5 Mô hình SKLM hiện các vết mẫu trong khoảng thời gian 10 phút ................... 24
Hình 4.1 Bạc hà xử lý với GA3. ....................................................................................... 32  
Hình 4.2 Bạc hà xử lý với IAA. ........................................................................................ 32  
Hình 4.3 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu Bạc hà. ..................................................................... 35 
Hình 4.4 Đường chuẩn sắc ký lớp mỏng của menthol...................................................... 36
Hình 4.5 Đường chuẩn sắc ký khí của menthol. ............................................................... 37
Hình 4.6 Đường chuẩn sắc ký khí của menthone ............................................................. 38

 viii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới. Thời tiết của nước ta thích
hợp cho sự phát triển của rất nhiều loài thực vật. Trong đó, các loại cây chứa tinh dầu
đã và đang được khai thác để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, nhiều loại tinh dầu đang được sử dụng rất phổ biến như: tinh dầu hoa
hồng, tinh dầu hoa lài, tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Sả, tinh dầu Cam Chanh,… Trong đó,
tinh dầu Bạc hà từ cây Bạc hà Châu Âu (Mentha piperita L.) đang được quan tâm
nhiều do các tác dụng của nó. Bạc hà Mentha piperita L. thuộc họ hoa môi Lamiaceae

là cây thảo dược quan trọng nhờ chứa một lượng tinh dầu trong thân, lá và hoa. Bạc hà
có vị cay, tính mát, có hương thơm dịu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: dược
phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Tinh dầu Bạc hà dùng làm thuốc sát khuẩn xoa bóp nơi
sưng, gây tê tại chỗ, kích thích sự tiết dịch tiêu hóa nhất là mật và có tác dụng chống
viêm. Những tác dụng trên phần lớn là do hợp chất menthol có trong tinh dầu Bạc hà.
Do đó, nhiều sản phẩm được con người tạo ra có bổ sung menthol như: dầu gió, kem
đánh răng, nước súc miệng, kẹo singum, dầu gội, nước uống, mứt kẹo và hương liệu.
Tuy nhiên, giá thành tinh dầu Bạc hà thiên nhiên khá cao nên phần lớn các sản
phẩm trên được bổ sung hương vị tổng hợp hóa học. Bên cạnh đó, năng suất tinh dầu
thu được từ cây Bạc hà Châu Âu rất thấp do sâu bệnh và đất đai.
Để gia tăng hàm lượng tinh dầu và các chất có trong tinh dầu có thể sử dụng các
chất kích thích sinh trưởng như indole-β-acetic-acid, benzyl adenin, gibberellic acid
hay các hóa chất như methyl jasmonate, methyl salicylate và acid jasmonic.
Từ những yêu cầu đó và được sự phân công của Bộ môn Công nghệ Sinh học
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Lệ Minh và KS. Trịnh Thị Phi Ly, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Kích thích sự gia tăng tinh dầu, menthol và menthone trong cây Bạc hà
Châu Âu (Mentha piperita L.) bằng các chất điều hòa sinh trưởng”.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Khảo sát ảnh hưởng của các loại hóa chất gồm IAA, GA3 lên khả năng sinh
trưởng, hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone của cây Bạc hà.

 1


1.3. Nội dung thực hiện
- Khảo sát ảnh hưởng của IAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của cây Bạc hà
Châu Âu.
-

Chiết xuất và xác định hàm lượng tinh dầu của thân lá Bạc hà sau khi xử lý bằng

IAA và GA3.

-

Định lượng tương đối hàm lượng menthol và menthone của cây Bạc hà trong các lô
thí nghiệm bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng.

-

Định lượng menthol và menthone trong tinh dầu bằng kỹ thuật sắc ký khí.

 2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây Bạc hà
2.1.1. Phân loại thực vật
Giới

: Plantae

Phân nhóm

: Magnoliophyta

Lớp

: Magnoliopsida

Bộ


: Lamiales

Họ

: Laminaceae

Giống

: Mentha

Loài

: Mentha piperita
Hình 2.1 Bạc hà Châu Âu (Mentha piperita L.).
Hình do tác giả chụp tại vườn trồng.

Bạc hà gồm nhiều chủng loại khác nhau: Bạc hà Âu, Á, húng lũi, húng dổi, húng
láng, húng quế. Hiện nay Bạc hà được phân theo 2 nhóm lớn:
- Nhóm Bạc hà và tinh dầu Bạc hà Âu (có tên khoa học là Mentha piperita L.):
Bạc hà Âu là kết quả của sự lai tạp từ 3 loài khác nhau (Mentha sylves, Mentha
rotundifolia và Mentha aquatica) do đó dễ bị tác động của ngoại cảnh.
- Nhóm Bạc hà Á (Bạc hà Nhật có tên khoa học là Mentha arvensis L.). Nhóm
Bạc hà này chiếm sản lượng chủ yếu cũng là nguồn chủ yếu cung cấp menthol cho
toàn thế giới.
Trong nhóm Bạc hà châu Âu có 2 dạng là :
¾

Dạng thân tím: lá có gân tím, dài, đỉnh hơi nhăn, xổ răng cưa, mang chút ít


lông. Thân có viền tím đỏ, hoa ra ở chóp cành và trên đầu cây, có màu đỏ nâu. Lá khô
chứa tới 2,5% tinh dầu, hàm lượng menthol chiếm từ 48 - 68%. Loại này cần ít dinh
dưỡng, sản xuất nhiều tại Bungari và một số nước châu Âu. Trên thế giới được biết với
tên Bạc hà đen, tiếng Anh là Black mint rất phổ biến trên thế giới, có tên khoa học là
Mentha piperita var. officinalis forma rubescens Camus.
¾

Dạng thân xanh: lá dài có gân xanh, hầu như hoàn toàn nhẵn, có xẻ răng

cưa sâu, đỉnh ngọn có vẻ nhiều lông, thân màu xanh, hoa trắng. Tinh dầu thơm mát,
chất lượng tốt, đòi hỏi dinh dưỡng cao hơn Bạc hà tím nhưng năng suất thấp hơn. Thế

 3


giới thường biết với tên Bạc hà trắng do có tên tiếng Anh là White mint, có tên khoa
học là Mentha piperita var. officinalis palles-cens Camus.
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), trong nhóm Bạc hà châu Á (Bạc hà Nhật)
cũng có 2 dạng tím và xanh. Chất lượng tinh dầu không cao nhưng hàm lượng menthol
lớn chiếm đến 70 – 90%.
2.1.2. Nguồn gốc
Trên thế giới có hai loại cây Bạc hà cho hai loại tinh dầu khác nhau: Bạc hà châu
Âu và Bạc hà Châu Á. Bạc hà châu Âu có hàm lượng menthol là 45 - 70%, còn Bạc hà
Châu Á là 70 - 90% và trong sản xuất, trong thương mại Mentha piperita L. được gọi
là Bạc hà Âu và Mentha arvensis L. gọi là Bạc hà Châu Á (hay gọi là Bạc hà Nhật).
Bạc hà Châu Á (Mentha arvensis L.): trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn
Độ, Brazil. Ở Việt Nam, Bạc hà Châu Á mọc hoang nhiều ở Việt Bắc (Lào Cai, Sơn
La, Lai Châu) được di thực về đồng bằng để trồng trọt nhưng không phát triển. Nhiều
chủng có năng suất cao hơn như: Bạc hà 974, 975, 976 và Bạc hà Đài Loan. Riêng
chủng loài 974 được trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc vì chủng này có ưu điểm: chịu

hạn, chịu rét, chịu sâu bệnh (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
Bạc hà châu Âu (Mentha piperita L.): nguồn gốc của loài Bạc hà này được coi là
nước Anh - vùng Mitsam, vì trước đây khoảng một trăm năm vùng Mitsam đã trồng và
từ đó lan tràn phần lớn ra các nước khác. Đây là giống lai nhưng vẫn giữ nguyên được
tính chất từ thế kỷ XIX đến nay. Hiện nay, Bạc hà Châu Âu được trồng nhiều ở Anh,
Pháp, Mỹ, Australia (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Rễ: cấu tạo từ thân ngầm dưới đất. Phân bố lớp đất 30 – 40 cm phân nhánh như
rễ phụ, từ các đốt ngầm mọc thân kí sinh. Thân ngầm không chứa nhiều tinh dầu, khi
bộ phận khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông. Mùa xuân ấm áp tiếp tục phát
triển thành rễ và cho cây Bạc hà mới. Khi cây và rễ mới hình thành xong, thân ngầm
cũ héo và chết. Tuy cây Bạc hà có thời kỳ sinh trưởng 1 năm, song sinh trưởng của
thân ngầm và thân ký sinh lệch pha nhau.
Thân ngầm: nằm sâu 3 – 7 cm, không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt, thời kỳ ngừng
tạm thời vào tháng 11. Thân ngầm là đối tượng nhân giống và giữ cho tỉ lệ sống sót
cao nhất.

 4


Thân: thân chính và cành cấp I, II, … tạo thành bộ khung tán cây. Giữa thân
chính và tán tạo thành hình dạng chóp nón cho cây Bạc hà. Tán càng lớn sản lượng
càng cao. Thân thảo, tiết diện hình vuông, sinh sản bằng phân nhánh ở phần gốc thân
ngay trên hoặc dưới mặt đất. Nếu mọc ở gốc thân trên mặt đất tạo thành dải bò màu
tím có mang lá. Tại các phần đốt sát đất sinh các bó rễ con giữ chặt dải thân với đất.
Tại các dải thân nơi không tiếp xúc với đất mọc lên các cành thẳng mang lá. Trong
điều kiện thuận lợi, những nhánh nhỏ phát triển thành bụi rậm gồm những thân chính
cao khoảng 80 – 100 cm và nhiều cành
Lá Bạc hà: lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp,
hô hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu. Lá là nguyên liệu chính để cất tinh dầu.

Chiếm 40 – 50 % khối lượng khí sinh, tùy chủng lượng tinh dầu biến đổi từ 2 – 6 %.
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, cuống lá ngắn, lá hình trứng màu xanh thẫm có thể đỏ
tím, xẻ răng cưa không đều, dài từ 3 - 6 cm, rộng 1,5 - 3 cm. Hai phía mặt lá là túi tinh
dầu, mặt trên số lượng nhiều hơn mặt dưới. Qua giải phẫu hình thái lá thấy có 2 loại
lớp lông đặc biệt: lông thẳng nhọn gồm 3 – 4 tế bào gọi là lông che chở (lông đa bào)
và lông ngắn hơn, tù, có tinh dầu gọi là lông tiết tinh dầu (túi dầu). Cấu tạo một túi dầu
gồm 9 tế bào, một tế bào đáy, còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành một khoang
trống. Khi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới tác động cơ
giới. Do đó khi thu hoạch phải thu hoạch đúng lúc và tránh tác động bên ngoài để giảm
năng suất tinh dầu thu hoạch được. Tế bào tiết tinh dầu trên lá tăng từ đầu lá đến cuống
lá và từ mép lá vào giữa lá. Số lượng tùy thuộc vào giống và môi trường trồng trọt.
Hoa: cụm hoa bồng hình chóp. Trên hoa có cuống ngắn, 5 đài cánh hợp lại tạo
thành chuông. Mặt ngoài đài hoa có lông bao phủ. Hoa ở Việt Nam và một số nước
khác không kết hạt. Ở Liên Xô và một số cơ sở nghiên cứu trên thế giới, bằng phương
pháp đa bội thể đã làm cho hoa Bạc hà kết hạt. Quả Bạc hà là quả bế 4 ngăn, hạt bé có
trọng lượng: 1000 hạt nặng 0,065 gam (Đỗ Tất Lợi, 1987; Chu Thị Thơm, 2006).
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây Bạc hà có các thời kỳ sinh trưởng: thời kỳ mọc mầm, thời kỳ phân cành, thời
kỳ làm nụ và thời kỳ nở hoa.
Thời kì mọc mầm: thời kỳ này được xác định từ khi cây con mọc đến khi định
rõ hàng trồng, quá trình mọc khoảng 10 – 15 ngày. Trong thời kỳ này, thân cây tạo
thành các rễ phụ và bộ rễ phát triển mạnh. Để Bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý
 5


đến độ ẩm của đất, thiếu ẩm nhiều mầm không đâm thủng mặt đất để mọc lên và làm
cho bộ rễ không phát triển được.
Thời kì phân cành: nhờ bộ rễ của mình cây mới mọc lên phát triển nhanh về
chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát triển cành lá mới. Quá trình phân cành theo
trình tự sau: trước tiên là những mầm ở đôi lá dưới gốc, vì thân chính tiếp tục phát

triển, những cành càng lên gần ngọn càng ra muộn hơn và ngắn hơn. Cung cấp không
đủ độ ẩm, dinh dưỡng, nhiệt độ và ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và
sản phẩm của cây Bạc hà.
Thời kì làm nụ: thời kỳ này lá mới không hình thành nữa, thay vào đó ở các
đỉnh sinh trưởng xuất hiện mầm của hoa tự bông. Thân và lá tiếp tục lớn lên về kích
thước, trọng lượng và tỷ lệ tinh dầu cũng tăng lên. Thời kỳ này khoảng 10 – 15 ngày.
Thời kỳ hoa nở: nở hoa bắt đầu khi các hoa ở đầu cành (Bạc hà Châu Âu) và hoa
ở cành chính mở ra, theo thứ tự mà chúng sinh ra (Bạc hà Châu Á). Ở thời kỳ này, cây
Bạc hà đạt khối lượng chất xanh lớn nhất và hàm lượng tinh dầu cao nhất (Nguyễn
Năng Vinh và Trần Thu, 1966).
2.1.5. Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ: Sinh trưởng ở nhiệt độ 18 – 25°C; thời kỳ nụ và ra hoa 28 – 30°C. Giai
đoạn ngừng sinh trưởng (ngủ nghỉ) có thể chịu nhiệt độ –10°C. Cây con nhạy cảm với
nhiệt độ thấp và chết ở nhiệt độ từ –7 đến –8°C. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của
Bạc hà từ 80 – 200 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ: nếu điều kiện nhiệt độ trung
bình/ngày mà thấp và kết hợp với điều kiện ngày ngắn cây sẽ không ra hoa (mùa
xuân). Nhiệt độ trung bình ngày đêm cao, cây nở hoa càng nhanh.
Ẩm độ: Bộ rễ Bạc hà phân bố nông và kém phát triển, sức hút và giữ nước kém,
mẫn cảm với hạn hán, gặp hạn liên tục sẽ bị thất thu. Suốt thời kì sinh trưởng nếu độ
ẩm cao Bạc hà đạt tới năng suất chất xanh cực đại, nhưng hàm lượng tinh dầu lại giảm.
Cần chú ý trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần làm giảm độ ẩm đất < 50% có tác dụng
làm giảm chất xanh tăng tỷ lệ tinh dầu trong lá.
Ánh sáng: Bạc hà là cây trồng ngày dài, ưa ánh sáng và phát triển tốt. Để phát
triển bình thường cây yêu cầu ánh sáng ban ngày khoảng bằng hoặc hơn 12 giờ. Càng
lên phía Bắc thời gian sinh trưởng cây Bạc hà càng ngắn lại do thời gian chiếu sáng
trong ngày dài hơn. Điều kiện ngày dài (14 – 16 giờ) cây chuyển từ sinh trưởng sinh
dưỡng sang sinh thực và nở hoa. Thời gian sinh trưởng từ nụ đến hoa kéo dài 34 – 40
 6



ngày và nở hoa sớm. Thời gian chiếu sáng từ 8 – 10 giờ làm cây không chuyển giai
đoạn được, cành gốc trở thành thân ngầm, năng suất chất xanh giảm, tỷ lệ thân ngầm
tăng lên. Tóm lại, yêu cầu của Bạc hà với ánh sáng là cao, nên khi trồng Bạc hà cần
chú ý chế độ ánh sáng hợp lý cho cây, không nên trồng xen khi có sự cạnh tranh về
ánh sáng. Trồng quá dầy thiếu ánh sáng làm rụng lá, năng suất chất xanh và tinh dầu
giảm. Ngoài ra 2 yếu tố nhiệt độ và độ dài ngày có tác dụng ảnh hưởng tổng hợp đến
hình thái bên ngoài của cây và sự khác nhau trong cụm hoa.
Đất đai và dinh dưỡng: Bạc hà ưa đất xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh
dưỡng, thoát và giữ hơi nước tốt. Các loại đất phù sa ven sông, đất đen, đất có tầng
canh tác dày, mực nước ngầm thấp…đều phù hợp với sinh trưởng của Bạc hà. Các loại
đất không có cấu tượng dễ bị hạn, đất sét nặng làm Bạc hà ung bí, đất cát giữ ẩm kém
cũng không thích hợp. Yêu cầu đất có độ pH = 6 – 7,5. Đất trồng Bạc hà cần cày bừa
kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là đạm, lân và có điều kiện chủ động tưới tiêu tốt. Không
nên trồng Bạc hà liên canh 2, 3 năm, vì như vậy sâu bệnh sẽ phát triển mạnh, năng suất
giảm rõ rệt. Cần chú ý hàm lượng kali trong đất quá cao sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa
khử làm giảm tích lũy tinh dầu, giảm năng suất (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.1.6. Thời vụ
Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, trồng Bạc hà vào vụ xuân, thu
hoạch vào tháng nóng nhất trong năm. Vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ: Vụ sớm
(trồng 1/12 đến 15/1 thu 3 đợt tháng 5, 8, 11). Vụ chính (trồng 15/1 đến 15/2 thu 3 đợt
tháng 6, 9, 12). Vụ muộn (trồng 15/2 đến 15/3 thu 3 đợt tháng 6, 9, 12). Vùng núi Bắc
bộ: Trồng 5/3 – 20/4 thu hoạch tháng 7 và tháng 10. Vùng núi khu Bốn (cũ) trồng sớm
1/1 – 10/2. Vùng ngập nước, ven sông, đất bãi cắt 2 lứa trong năm tháng 5, 10. Các
tỉnh phía nam trồng tháng 11, 12. Thời vụ trồng Bạc hà không khắt khe lắm, Bạc hà là
cây chịu rét tốt, nên tranh thủ trồng sớm để cây có thời gian sinh trưởng dài cho năng
suất cao (110 ngày sinh trưởng). Trồng muộn cây có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 90
ngày) nên năng suất thấp (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.1.7. Công dụng và giá trị kinh tế
2.1.7.1. Công dụng
Cây Bạc hà, tinh dầu và hoạt chất menthol trong cây Bạc hà được người ta chú ý

và sử dụng với nhiều cách khác nhau. Lá Bạc hà giúp cho tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn.
Các flavonoid có tác dụng lợi mật. Dạng dùng là chè thuốc. Trong y học cổ truyền
 7


người ta dùng Bạc hà làm thuốc chữa cảm nóng, nhức đầu, ho, viêm khí quản, mụn
nhọt, lở ngứa. Tinh dầu Bạc hà là thành phần của cao Sao Vàng và các cao, dầu xoa
khác để chữa cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, say tàu xe,… Nó còn là chất thơm dùng
trong công nghiệp thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo, mỹ phẩm,…
Menthol có tính sát khuẩn, tiếp xúc với da gây cảm giác mát và tê tại chỗ (do
hiện tượng bay hơi). Thuốc bôi chữa đau răng (có tên là thuốc lỏng Bonain) gồm có
một phần menthol, một phần phenol và một phần cocain. Nhu cầu hàng năm trong
nước khoảng 50 tấn tinh dầu (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
2.1.7.2. Giá trị kinh tế
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), cây Bạc hà là cây thuốc, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế và vai trò quan trọng:
- Bạc hà diệp: là lá Bạc hà tươi đã sấy khô, dùng uống như uồng trà, sắc làm
thuốc, làm thành viên chữa ho và cảm cúm.
- Tinh dầu Bạc hà: dầu cất từ thân, lá Bạc hà khi cây có hoa. Bạc hà não là tinh
thể kết tinh màu trắng chiết cắt từ tinh dầu ra. Tinh dầu Bạc hà, mentola là nguyên liệu
chính sản xuất các loại dầu xoa, sát trùng, đầy hơi và mẫn ngứa.
- Y học cổ truyền cũng như tây y đều cho rằng Bạc hà có vị cay mát, làm ra mồ
hôi, chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, khan tiếng, đầy hơi, mẫn ngứa, kích
thích tiêu hóa, các bệnh đường ruột, đi ngoài, kiết lỵ, sát trùng và giảm đau.
- Bạc hà là nguyên liệu công nghiệp: là hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm, làm
thơm ngon bánh kẹo, rượu khai vị, kem đánh răng, hương liệu trong thuốc lá, các loại
nước giải khát,… thường dùng loại tinh dầu Mentha piperita có mùi thơm nhẹ, hấp
dẫn. Sau chưng cất, Bạc hà còn 18 – 24% protein thô, đường 8 – 10%, lipid thô
49,55% cũng như một số acid amin không thay thế với hàm lượng tương đối, được
dùng làm phân bón, làm thức ăn gia súc hay sản xuất nấu ăn.

2.2. Kỹ thuật trồng Bạc hà
2.2.1. Giống và chất lượng giống Bạc hà
Bạc hà có thể trồng bằng hạt hoặc đoạn thân cành và thân ngầm. Hạt thường thu
được từ các cây đa bội, ở Việt Nam hạt thường phải nhập từ nước ngoài. Chọn thân: có
thân cành, thân dải bò và thân ngầm, để có năng suất cao nên chọn thân ngầm để
trồng. Ngoài ra tuổi phát dục của hom có ảnh hưởng đến năng suất và hàm lượng tinh
dầu của Bạc hà. Nói chung thân trắng (đoạn gốc) cho năng suất chất xanh và hàm
 8


lượng tinh dầu cao nhất. Thân ở trên mọc không đều, yếu, năng suất chất xanh và hàm
lượng tinh dầu thấp (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Chọn những thân ngầm trắng, to, khỏe và tươi ở những ruộng không bị sâu bệnh
để làm giống (Đỗ Tất Lợi, 1987).
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), xử lý hom giống bằng cách chọn thân ngầm
màu trắng hoặc xanh nhạt, rửa sạch, bỏ rác bẩn, chặt thành từng đoạn 10 – 20 cm,
nhúng vào dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút trước khi trồng. Bảo quản hom nơi
thoáng mát, chú ý tưới nhẹ. Thời gian bảo quản 3 – 5 ngày.
2.2.2. Cách ươm cây Bạc hà
Ươm bằng hạt: Hạt được ngâm một đêm bằng nước ấm (với tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh),
bỏ nước đem đi ủ bằng giấy lọc trong 24 giờ, sau đó lấy ra trộn đều với đất bột hoặc
cát rồi gieo vãi lên luống. Sau khi gieo xong, rắc một lớp đất mùn mỏng không quá 4
mm lên luống, lấy vồ đập nhẹ lên mặt luống, sau cùng là phủ dạ và tưới nước. Được 2
- 3 tuần là cây đã mọc. Sau khi cây đã mọc đều thì lấy dạ đi, bón phân, tưới nước. Khi
cây đã mọc cao 7-10 cm thì chọn ngày giâm mát thì nhổ cây đi trồng.
Ươm bằng thân ngầm: Chọn những đoạn thân ngầm tốt, cắt thành những đoạn
có chiều dài từ 7 – 10 cm, cứ 23 – 33 cm thì đánh một rãnh, nếu trồng theo từng lỗ thì
cứ cách 23 – 27 cm đào một lỗ sâu 7 cm, mỗi lỗ trồng từ 2 - 3 hom, sau khi đã đặt hom
và lấp đất lại cho mặt luống bằng phẳng. Sau khi trồng nên luôn giữ cho mặt luống
luôn luôn ẩm, cây chóng mọc. Cây mọc được 10 – 13 cm thì có thể nhổ cây khỏi vườn

ươm mang trồng ở vườn trồng.
Ươm bằng thân, cành: Chọn những thân, cành bánh tẻ để trồng. Cắt đoạn dài
10 cm, đặt sâu 2/3, mỗi cây cũng như mỗi hàng cách nhau 5 - 7cm, trồng xong phải
che phủ cho giữ ẩm; sau khi trồng được 2 - 3 tuần thì mầm cây đã mọc, mọc cao 10 –
13 cm thì có thể nhổ khỏi vườn ươm (Lê Thị Nhàn, 2009).
2.2.3. Đất trồng Bạc hà
Theo Đỗ Tất Lợi (1987), đất trồng Bạc hà cần được làm cỏ sạch và cày bừa kỹ
với độ sâu 0,10 cm, bón lót cho Bạc hà bằng phân chuồng. Cần lên luống cao từ 15 –
20 cm, rộng 1 - 1,5 m, dài không quá 30 m. Mặt luống bằng phẳng, các rạch hàng cách
đều nhau, rạch sâu từ 15 – 20 cm để bón phân, sau đó mang hom đến trồng. Cần chủ
động tưới tiêu.
Mật độ trồng: cần trồng với mật độ dày hợp lý để năng suất tinh dầu cao nhất.
 9


2.2.4. Bón phân cho Bạc hà
Bạc hà tuy là cây dễ trồng, dễ thích nghi, song là cây chiếm đất 10 – 12 tháng, 1
năm cho đến 3, 4 lứa cắt và 3, 4 lần tái sinh. Khối lượng chất xanh lớn (1 lứa cắt 20 –
25 tấn/ha) cho 20 – 30 kg tinh dầu nên cần phải bón phân. Bạc hà rất ưa phân vô cơ và
hữu cơ. Phân chuồng, phân ủ được bón cho cây trồng trước và trực tiếp cho cây Bạc hà
có ảnh hưởng tốt đến nó (Đỗ Tất Lợi, 1987).
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), toàn bộ phân chuồng, lân kali đem ủ tươi sau
dùng 2/3 lượng để bón lót, còn 1/3 bón thúc vào giai đoạn phân cành. Với lứa cắt lần
2, 3 phân chuồng bón rải trên mặt luống.
Yêu cầu về đạm: là cây lấy thân lá nên cần đạm để tăng cường khối lượng chất
xanh, tăng năng suất tinh dầu. Đạm bón đủ làm kéo dài thời gian sinh trưởng, tăng
chiều cao cây, số cành, lá và trọng lượng lá. Có thể nói đạm là yếu tố tăng sản lớn
nhất. Lượng thích hợp 250 – 300 kg/ha.
Yêu cầu về lân: hiệu quả gần bằng đạm, làm tăng cường chuyển hóa tích lũy chất
hữu cơ, 300 – 400 kg/ha.

Yêu cầu về kali: cẩn thận trọng khi bón kali, vì tuy làm tăng năng suất chất xanh
song làm giảm năng suất tinh dầu, khoảng 400 kg/ha.
2.2.5. Chăm sóc Bạc hà
Tưới tiêu cho cây: Sau khi trồng cần tưới nước cho cây mỗi lần 2 lần để hom
giống tươi, các nốt rễ phát triển mạnh và mầm mau mọc sớm.Trong quá trình sinh
trưởng nếu hạn cần tười nước, nếu úng phải kịp thời tháo nước không để quá 24 giờ
Bạc hà sẽ rụng lá mất năng suất. Trước thu hoạch 2 tuần, cần để hạn có tác dụng giảm
khối lượng chất xanh và tăng tỷ lệ tinh dầu.
Tỉa: chỉ tiến hành sau lứa cắt thứ nhất và thứ hai. Sau khi cắt lứa 1, 2 nhặt bớt
thân ngầm dày đặc, sửa lại luống để Bạc hà lứa sau bớt dày mà sinh trưởng tốt hơn.
Trừ cỏ: là khâu quan trọng nhất trong sản xuất Bạc hà lấy tinh dầu, phải làm cỏ
sau mỗi lứa cắt. Trước khi thu hoạch cần nhổ cỏ để Bạc hà không lẫn cỏ khi đem
khi đem chưng cất.
2.2.6. Phòng trừ sâu bệnh cho Bạc hà
Sâu hại Bạc hà: có sâu xám thường cắn ngnag cây, lá non sâu đa thực phá hoại từ
tháng 10, 11 đến tháng 4, 5 năm sau; sâu đo, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhấy, rệp, sâu
đục thân và nhện. Các loại thuốc phòng trừ: Moniter 0,1 – 0,2%; Bi58 0,2 – 0,3%,..
  10


Bệnh rỉ sắt Bạc hà: xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (nhiệt độ khoảng
22 – 24oC). Biểu hiện bệnh là những đốm vàng trên lá, gây rụng lá, làm giảm sản
lượng đến 50%. Biện pháp phòng trừ: dùng lưu huỳnh, vôi và nước tỷ lệ 0,5 – 0,5 –
200 phun 300 – 400 lít/ha. Phun Selinon 1% có hiệu lực cao nhất.
Bệnh phấn trắng: xuất hiện tháng 4, 5. Phòng trừ: phun Karathane WD 3, 4 lần
1kg/500 lít nước cho 1 ha. Khi có bệnh giảm bón đạm tăng cường bón lân.
Bệnh đốm vàng: xuất hiện vào mùa hè, lá có những đốm tròn, nâu thẫm, phòng
trừ như bệnh rỉ sắt.
Bệnh thối thân ngầm: làm lá úa vàng, cây cằn cỗi, héo, giảm năng suất.
Bệnh đốm lá: do nấm hại từ giai đoạn cây ra nụ nở hoa, làm rụng lá, điều kiện ẩm

độ và nhiệt độ tăng bệnh hại nặng. Cách phòng trừ: dùng Boócđô 0,1% phun 800 –
1000 lít/ha có thể diệt triệt để.
Để phòng trừ chung cho Bạc hà cần chú ý:
-

Không lấy giống Bạc hà ở ruộng bị bệnh, ruộng bị bệnh phải nhổ cây đem đốt.

-

Không trồng trên ruộng đã bị bệnh hai năm.

-

Trước khi trồng phải rửa sạch, xử lý bằng CuSO4 0,5%.

-

Thường xuyên luân canh để hạn chế sâu bệnh.
Trước khi thu hoạch 20 ngày không phun thuốc làm ảnh hưởng đến phẩm chất

tinh dầu (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.2.7. Thu hoạch Bạc hà
Để Bạc hà cho năng suất tinh dầu cao cần thu hoạch đúng thời vụ, đúng lúc và
chưng cất đúng quy cách. Cần dựa vào:
- Tình trạng cây: hoa bắt đầu nở hay cây ngừng sinh trưởng, lá chuyển sang màu
xanh thẫm, mặt trên bóng, các lá già có hiện tượng rụng sinh lý là có thể thu hoạch.
- Tỷ lệ ra hoa: bắt đầu thu hoạch khi có 30% hoa nở và kết thúc khi có 70% hoa nở.

- Thời tiết, đất đai: lúc trời nắng ấm, nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, đất khô ráo.
Nên thu hái vào khoảng thời gian 8 – 15 giờ, tốt nhất là 8 – 9 giờ hàng ngày.

Sau khi thu hoạch Bạc hà, có thể đem chưng cất ngay hay để héo 20 – 30% độ ẩm
để tăng trọng tải nồi chưng cất. Không nên chất đống sau khi thu hoạch sẽ làm nhiệt
độ tăng cao, men hoạt động làm tinh dầu có mùi hôi phẩm chất kém đi hoặc có thể làm
tăng độ ẩm dẫn đến nấm mốc. Sau khi thu hoạch cần tưới nước cho ruộng Bạc hà, làm
cỏ và chăm sóc kịp thời để vụ sau phát triển (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
  11


2.3. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
2.3.1. Giới thiệu các chất điều hòa sinh trưởng (Nguyễn Như Khanh, 2007)
Chất điều hòa sinh trưởng nội bào thực vật còn gọi là phytohormone, là những
sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật được tham gia vào điều khiển quá
trình trao đổi chất và quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây có mặt
cùng lúc nhiều phytohormone khác nhau với những tỷ lệ khác nhau.
Đặc điểm quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là với một hàm
lượng rất ít nó có thể gây nên những tác động lớn làm thay đổi những đặc trưng về
hình thái sinh lý của thực vật.
Chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển
sinh trưởng, phát triển của cây. Nói một cách khác, hầu như tất cả các quá trình hoạt
động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy thuộc vào
từng loại chất điều hòa sinh trưởng mà chúng có thể tham gia vào các quá trình như:
điều khiển quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao, đường kính cây; điều khiển
quá trình ra hoa, đậu quả (chính vụ và trái vụ); điều khiển quá trình ra rễ, cành giâm,
cành chiết; quá trình bảo quản hoa, quả; quá trình già của các bộ phận trên cây.
Hiện có 3 con đường thu nhận các chất điều hòa sinh trưởng:
¾

Chiết xuất từ thực vật: các chất điều hòa sinh trưởng đều có mặt trong các bộ


phận của cây trồng nhưng ở nồng độ rất thấp do vậy con đường chiết xuất từ thực vật
có hiệu suất thu hồi thấp, giá thành cao nên trong thực tế phương pháp này ít được
thực hiện.
¾

Thu nhận bằng con đường lên men vi sinh vật: sẽ thu được chất điều hòa sinh

trưởng nổi tiếng và mang lại nhiều ứng dụng nhất là gibberellin. Phương pháp: bằng
kỹ thuật lên men, các nhà khoa học đã nuôi cấy nấm Fusarium moniliforme, trong quá
trình phát triển loại nấm này sẽ tổng hợp được chất kích thích sinh trưởng gibberellin
và tiết vào môi trường lên men. Bằng kỹ thuật tách chiết, gibberellin sẽ được tách khỏi
dịch nuôi cấy và kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng.
¾

Thu nhận bằng con đường hóa học: sẽ thu được nhiều chất điều hòa sinh

trưởng như: nhóm chất auxin, etylen,… đây là con đường sản xuất kinh tế nhất.
Phytohormone điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật đã được
khẳng định là: auxin, gibberellin, cytokinine, acid abscisic và ethylene.
  12


2.3.2. Vai trò của auxin
Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức nguyên
là: C10H9O2N, tên của nó là indol- β-acetic acid (IAA).
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. Ở
thực vật bậc cao IAA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận
chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 - 1,5 cm/h. Sự vận chuyển của auxin trong cây có
tính chất phân cực rất nghiêm ngặt, tức là chỉ vận chuyển theo hướng gốc.
Chính vì vậy mà càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần tạo nên một

gradient nồng độ giảm dần của auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc của cây. Ngoài đỉnh
ngọn ra auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non,
phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy
ra thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới xúc tác của các enzyme đặc hiệu. IAA
là loại auxin phổ biến trong cây, được tổng hợp từ tryptophan bằng con đường khử
amin, cacboxyl và oxy hóa.
Auxin can thiệp vào nhiều hiện tượng sinh lý, hoạt động của nó tuỳ thuộc vào
nồng độ và các sự hỗ tương qua lại của chúng với các chất điều hoà khác.
2.3.2.1. Auxin hoạt động trong sự kéo dài tế bào
Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi. Sự kéo dài tế bào là một
quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hiện tượng: hấp thu nước; dãn dài vách với sức
trương; đặt các hợp chất mới của vách giữa các mạng vi sợi cellulose, sinh tổng hợp
protein và các chất khác.
Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa
+

bơm proton (H ) nằm trên màng ngoại chất. Khi có mặt của auxin thì bơm proton hoạt
động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác cắt đứt các
cầu nối ngang của các polysaccaride. Enzyme tham gia vào quá trình này là
pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn cầu
nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectate canxi, do đó mà các sợi
cenlulose tách rời nhau.

  13


Hình 2.2 Tác động của auxin làm giãn tế bào.
(Nguồn: />
Ngoài ra, auxin cũng kích thích sự tổng hợp các mRNA – các chất ribosome tham
gia vào sự tổng hợp các chất protein.


Hình 2.3 Tác động của auxin vào sự tổng hợp các chất protein.
(Nguồn: />
2.3.2.2. Auxin hoạt động trong sự phân chia tế bào
-

Kích thích sự phân chia tế bào tượng tầng: Auxin kích thích rất mạnh sự phân

chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe - mộc), nhưng hầu như không tác động trên
mô phân sinh sơ cấp. Như vậy, auxin tác động trên sự tăng trưởng theo đường kính. Ở
nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào chất
“histogene” (là chất tạo ra nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn). Đây là đặc tính tốt
được áp dụng trong nuôi cấy tế bào.
-

Phân hóa mô dẫn: auxin kích thích phân chia của tượng tầng, đồng thời giúp sự

phân hóa của các mô dẫn (libe và mạch mộc). Auxin có khả năng cảm ứng trực tiếp sự
phân hóa tế bào nhu mô thành các tổ chức mô dẫn.
  14


2.3.2.3. Auxin hoạt động trong sự phát sinh hình thái (rễ, chồi, quả)
-

Kích thích phát triển chồi: auxin phối hợp với cytokinin giúp sự tăng trưởng

chồi non và khởi phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Tuy nhiên, ở nổng độ
cao, auxin cản sự phát triển của phát thể chồi vừa thành lập hay chồi nách (các chồi
bây giờ vào trạng thái tiềm sinh).

-

Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn: hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng

phổ biến ở trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng
của chồi bên và rễ bên. Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn
bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức
chế và lập tức sinh trưởng. Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng hợp
chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ nhiều
auxin nên ức chế sinh trưởng. Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích lũy trong chồi bên
giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng.
-

Kích thích phát triển rễ: auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát

thể non của rễ), nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này. Đặc tính này được ứng
dụng phổ biến trong giâm cành. Sự hình thành rễ phụ trong giâm cành có thể chia làm
3 giai đoạn: giai đoạn đầu là phản phân hoá tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là
xuất hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra
ngoài. Giai đoạn đầu cần hàm lượng auxin cao, giai đoạn rễ sinh trưởng cần ít auxin và
có khi không cần có auxin.
-

Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt: tế

bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi hạt là
nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích sự sinh
trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy, quả chỉ được hình thành khi có sự thụ tinh.
Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị rụng. Việc xử
lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh vốn được hình

thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ phấn thụ tinh nhưng bầu vẫn lớn lên
thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường hợp này quả không qua thụ tinh và do
đó không có hạt.
-

Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây: Auxin ức chế sự hình thành tầng rời ở

cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng. Vì vậy phun

  15


×