Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, VÀ GIÁM SÁT TRONG CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TRẠM MPS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, VÀ GIÁM SÁT TRONG
CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TRẠM MPS.

Họ và tên sinh viên: Hồ Lê Minh Hoàng
Chuyên ngành: ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07/2009.


KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, VÀ GIÁM SÁT TRONG CÁC DÂY
CHUYỀN SẢN XUẤT TRẠM MPS.

Tác giả

HỒ LÊ MINH HOÀNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Điều Khiển Tự Động

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. ĐẶNG PHI VÂN HÀI


Tháng 7 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, để hoàn thành khóa luận này, con xin chân thành cảm ơn Ba – Mẹ, người đã
sinh thành, dưỡng dục, thương yêu, chăm sóc và động viên con trong suốt những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Cơ Khí – Công Nghệ đã yêu thương và tận tình dạy dỗ cho
chúng em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ths.Đặng Phi Vân Hài đã hết lòng hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng mình xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH06TD và bạn bè thân hữu đã tận
tình giúp đỡ mình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người!

ii


TÓM TẮT

`

Ngày nay, tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất, các quá trình công nghệ đã
được ứng dụng và phổ biến rộng rãi. Trong đó, việc giám sát và điều khiển các quá trình
công nghệ bằng màn hình cảm ứng cũng đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhằm

nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, .... Trong nội dung đề tài: “Khảo sát hệ
thống điều khiển, và giám sát trong các dây chuyền sản xuất trạm MPS” bao gồm các
nội dung chính sau:
1. Lập trình điều khiển hệ thống trạm MPS bằng PLC Modicon M340.
2. Thiết kế giao diện cho màn hình cảm ứng Magelis để điều khiển, và giám sát hệ
thống trạm MPS.
Sau khoảng thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
1. Lập trình PLC Modicon M340 bằng phần mềm Unity-Pro M để điều khiển quá
trình hoạt động của các trạm MPS.
2. Thiết kế giao diện cho màn hình bằng phần mềm Vijeo-Designer.
3. Thiết lập kết nối giữa màn hình cảm ứng với PLC, và với máy tính.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ........................................................................................................................ i
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ...................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1
1.3 Phạm vi đề tài.......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1 Khái quát về màn hình cảm ứng ............................................................................. 3

2.1.1 Khái niệm màn hình cảm ứng .............................................................................. 3
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng ...................................................... 3
2.2 Giới thiệu màn hình Magelis .................................................................................. 4
2.3 Giới thiệu phần mềm Vijeo-Designer ................................................................... 12
2.3.1 Giao diện của chương trình Vijeo-Designer ...................................................... 13
2.3.2 Các chuẩn kết nối giữa Vijeo-Designer với màn hình và PLCs ........................ 14
2.4 Giới thiệu về PLC Modicon M340 ....................................................................... 22
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24
3.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 24
3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................ 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 25
4.1 Các trạm trong hệ thống MPS............................................................................... 26
4.1.1 Trạm 1 ................................................................................................................ 26
4.1.1.1 Chức năng trạm phân phối .............................................................................. 26
4.1.1.2 Cấu tạo, hoạt động trạm phân phối ................................................................. 27
4.1.1.3 Sơ đồ khối và giản đồ trạng thái của trạm phân phối ..................................... 28
iv


4.1.1.4 Địa chỉ biến vào, ra trên PLC ......................................................................... 29
4.1.1.5 Giải thuật chương trình điều khiển ................................................................. 29
4.1.1.6 Mạch điều khiển điện-khí nén cho trạm phân phối ........................................ 31
4.1.2 Trạm 2 ................................................................................................................ 32
4.1.2.1 Chức năng trạm kiểm tra................................................................................. 32
4.1.2.2 Cấu tạo, hoạt động trạm kiểm tra .................................................................... 33
4.1.2.3 Sơ đồ khối và giảng đồ trạng thái của trạm kiểm tra ...................................... 35
4.1.2.4 Địa chỉ biến vào, ra trên PLC ......................................................................... 37
4.1.2.5 Giải thuật chương trình điều khiển ................................................................. 37
4.1.2.6 Mạch điều khiển điện-khí nén cho trạm kiểm tra ........................................... 39
4.1.3 Trạm 3 ................................................................................................................ 40

4.1.3.1 Chức năng trạm gia công ................................................................................ 40
4.1.3.2 Cấu tạo, hoạt động trạm gia công ................................................................... 41
4.1.3.3 Sơ đố khối và giản đồ trạng thái của trạm gia công ....................................... 43
4.1.3.4 Địa chỉ biến vào, ra trên PLC ......................................................................... 45
4.1.3.5 Giải thuật chương trình điều khiển ................................................................. 46
4.1.3.6 Mạch điều khiển điện cho trạm gia công ........................................................ 47
4.1.4 Trạm 4 ................................................................................................................ 49
4.1.4.1 Chức năng trạm sắp xếp.................................................................................. 49
4.1.4.2 Cấu tạo, hoạt động trạm sắp xếp ..................................................................... 49
4.1.4.3 Sơ đồ khối và giản đồ trạng thái của trạm sắp xếp ......................................... 51
4.1.4.4 Địa chỉ biến vào, ra trên PLC ......................................................................... 52
4.1.4.5 Giải thuật chương trình điều khiển ................................................................. 53
4.1.4.6 Mạch điều khiển điện-khí nén cho trạm sắp xếp ............................................ 53
4.2 Thiết kế giao diện trên màn hình XBT GT 2330 .................................................. 55
4.2.1 Các giao diện của các module trên màn hình .................................................... 56
4.2.1.1 Giao diện cho 2 trạm Distributing và Testing ................................................ 56
4.2.1.2 Giao diện cho 2 trạm Processing và Sorting ................................................... 62
4.3 Các phương thức kết nối giữa màn hình, PLC và máy tính ................................. 67
4.3.1 Kết nối giữa máy tính với PLC .......................................................................... 67
4.3.2 Kết nối giữa máy tính với màn hình .................................................................. 67

v


4.3.3 Kết nối giữa màn hình với PLC ......................................................................... 71
4.4 Kết quả và thảo luận ............................................................................................. 72
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 73
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 73
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PLC:

Programmable Logical Controller.

MPS:

Modular Production System.

STN:

Scan Twisted Nematic.

TFT:

Thin Film Transistor.

IEC:

International Electrotechnique Commission.

USB:

Universal Serial Bus.


CF card:

Compact Flash card.

SRAM:

Static Random-Access Memory.

DRAM:

Dynamic Random-Access Memory.

EPROM:

Erasable Programmable Read Only Memory.

TCP/IP:

Transmission Control Protocol/ Internet Protocol.

ISO:

International Standard Organization.

OSI:

Open System Interconnection.

CPU:


Central Processing Unit.

ADSL:

Asymmetric Digital Subscriber Line.

GSM:

Global System for Mobile Communications.

CTHT:

Công tắc hành trình.

CB:

Cảm biến.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dòng màn hình cảm ứng XBT GT .......................................................... 4
Bảng 2.2: Dòng màn hình có bàn phím XBT GK ................................................... 5
Bảng 2.3: Giao tiếp thông qua cáp RS232C ............................................................ 8
Bảng 2.4: Giao tiếp thông qua cáp RS442/RS485 ................................................... 9
Bảng 2.5: Giao tiếp cổng COM2 sử dụng đầu cắm RJ45 8 chân ............................ 9
Bảng 2.6: Bảng mô tả trạn thái kết nối bằng màu led.............................................. 10
Bảng 2.7: Các bộ phận của màn hình ...................................................................... 11

Bảng 2.8: Thiết lập hệ thống cơ bản đề kết nối thông qua cổng Ethernet ............... 14
Bảng 2.9: Thiết lập hệ thống cơ bản đề kết nối thông qua cổng USB..................... 15
Bảng 2.10: Khoảng giá trị địa chỉ của mỗi bậc địa chỉ ............................................ 20
Bảng 4.1: Địa chỉ các biến của trạm phân phối ....................................................... 29
Bảng 4.2: Địa chỉ các biến của trạm kiểm tra .......................................................... 37
Bảng 4.3: Địa chỉ các biến của trạm gia công ......................................................... 45
Bảng 4.4: Địa chỉ các biến của trạm sắp xếp ........................................................... 52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Màn hình Magelis XBT GT 2330............................................................ 5
Hình 2.2: Các thiết bị kết nối với màn hình............................................................. 6
Hình 2.3: Chương trình Vijeo-Designer .................................................................. 12
Hình 2.4: Giao diện chương trình Vijeo-Designer .................................................. 13
Hình 2.5 Kết nối thông qua Ethernet: ...................................................................... 15
Hình 2.6: Kết nối thông qua USB ............................................................................ 15
Hình 2.7: Bảng mẫu của cấu hình quản lý I/O......................................................... 16
Hình 2.8: Bảng mẫu của cấu hình bộ điều khiển ..................................................... 16
Hình 2.9: Hộp thoại cấu hình thiết bị....................................................................... 17
Hình 2.10: Thông số địa chỉ thiết bị khi không sử dụng cú pháp IEC 61131 ......... 17
Hình 2.11: Thông số địa chỉ thiết bị khi sử dụng cú pháp IEC 61131 .................... 18
Hình 2.12: Xác định địa chỉ cho biến I/O ................................................................ 18
Hình 2.13: Minh họa vị trí của mạng Modbus TCP/IP
trong môi trường giao tiếp công nghiệp ............................................... 19
Hình 2.14: Cấu trúc giao tiếp chung (Ethernet TCP/IP Modbus)
và Modbus serial bus ............................................................................ 19
Hình 2.15: Các bậc địa chỉ được sử dụng ................................................................ 20

Hình 2.16: Địa chỉ con và mặt nạ con...................................................................... 21
Hình 4.1: Sơ đồ liên kết giữa các thiết bị ................................................................ 25
Hình 4.2: Sơ đồ khối các trạm trong hệ thống MPS. ............................................... 26
Hình 4.3: Trạm phân phối ........................................................................................ 26
Hình 4.4: Module ngăn chứa ................................................................................... 27
Hình 4.5: Module vận chuyển.................................................................................. 27
Hình 4.6: Sơ đồ khối của trạm phân phối ................................................................ 28
Hình 4.7: Giản đồ trạng thái của trạm phân phối .................................................... 28
Hình 4.8: Giải thuật điều khiển trạm phân phối ...................................................... 30
Hình 4.9: Mạch điều khiển điện cho trạm phân phối .............................................. 31
Hình 4.10: Mạch điều khiển khí nén cho trạm phân phối ....................................... 32
Hình 4.11: Trạm kiểm tra ........................................................................................ 32
ix


Hình 4.12: Module kiểm tra ..................................................................................... 33
Hình 4.13: Module kiểm tra ..................................................................................... 33
Hình 4.14: Module nâng, đẩy .................................................................................. 34
Hình 4.15: Module trượt có đệm khí ....................................................................... 34
Hình 4.16: Module băng trượt ................................................................................. 35
Hình 4.17: Sơ đồ khối của trạm kiểm tra ................................................................. 35
Hình 4.18: Giản đồ trạng thái của trạm kiểm tra ..................................................... 36
Hình 4.19: Giải thuật điều khiển trạm kiểm tra ....................................................... 38
Hình 4.20: Mạch điều khiển điện cho trạm kiểm tra ............................................... 39
Hình 4.21: Mạch điều khiển khí nén của trạm kiểm tra .......................................... 40
Hình 4.22: Trạm gia công. ....................................................................................... 40
Hình 4.23: Module mâm quay ................................................................................. 41
Hình 4.24: Cảm biến dừng đúng vị trí ..................................................................... 41
Hình 4.25: Cảm biến phát hiện vật .......................................................................... 41
Hình 4.26: Module đóng dấu ................................................................................... 42

Hình 4.27: Module khoan ........................................................................................ 42
Hình 4.28: Module tay gạt ....................................................................................... 43
Hình 4.29 Sơ đố khối của trạm gia công ................................................................. 43
Hình 4.30: Giản đồ trạng thái Module đĩa quay và tay gạt...................................... 43
Hình 4.31: Giản đồ trạng thái Module đóng dấu ..................................................... 44
Hình 4.32: Giản đồ trạng thái của Module khoan. .................................................. 44
Hình 4.33: Giải thuật điều khiển trạm gia công....................................................... 47
Hình 4.34: Mạch điều khiển điện của trạm gia công ............................................... 47
Hình 4.35: Mạch điều khiển điện của trạm gia công ............................................... 48
Hình 4.36: Trạm sắp xếp.......................................................................................... 49
Hình 4.37: Băng tải .................................................................................................. 49
Hình 4.38: Hai tay gạt phân loại .............................................................................. 49
Hình 4.39: Chốt giữ và cảm biến phát hiện vật ....................................................... 50
Hình 4.40: Cảm biến phân loại. ............................................................................... 50
Hình 4.41: Module băng trượt. ................................................................................ 50
Hình 4.42: Cảm biến phát hiện vật sau khi phân loại .............................................. 50

x


Hình 4.43:Sơ đồ khối của trạm sắp xếp ................................................................... 51
Hình 4.44: Giản đồ trạng thái của trạm sắp xếp ...................................................... 51
Hình 4.45: Giải thuật điều khiển trạm sắp xếp ........................................................ 53
Hình 4.46: Mạch điều khiển điện của trạm sắp xếp................................................. 54
Hình 4.47: Mạch điều khiển khí nén của trạm sắp xếp ........................................... 55
Hình 4.48: Màn hình chính của 2 trạm Distributing và Testing .............................. 56
Hình 4.49: Màn hình điều khiển 2 trạm Distributing và Testing............................. 57
Hình 4.50: Màn hình giám sát 2 trạm Distributing và Testing ................................ 57
Hình 4.51: Màn hình chính của 2 trạm Processing và Sorting ................................ 62
Hình 4.52: Màn hình điều khiển 2 trạm Processsing và Sorting ............................. 62

Hình 4.53: Màn hình giám sát hoạt động của 2 trạm Processing và Sorting........... 62
Hình 4.54: Thiết lập địa chỉ IP cho chương trình .................................................... 69
Hình 4.55: Thêm các bộ điều khiển và thiết bị ........................................................ 69
Hình 4.56: Thiết lập địa chỉ IP cho thiết bị XWAY Equipment.............................. 70
Hình 4.57: Thiết lập địa chỉ trong Runtime Installer ............................................... 70
Hình 4.58: Cách kiểm tra lỗi, chạy mô phỏng, và Download chương trình ............ 71
Hình 4.59: Kết nối giữa màn hình và máy tính qua cổng Ethernet ......................... 71
Hình 4.60: Kết nối giữa màn hình và PLC thông qua cổng USB ............................ 72

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Ngày nay tự động hóa trong quá trình công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi
trên thề giới và trong mọi lĩnh vực. Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong đó có công nghệ điện tử, vi điện tử , bán dẫn
cùng các dụng cụ chính xác khác… đồng thời còn có sự phát hiện ra nhiều quy luật
điều khiển mới, thúc đẩy quá trình tự động hóa trong công nghệ cũng phát triển mạnh
mẽ, sâu rộng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó việc quản lý, giám sát, và điều khiển các hệ thống sản xuất tự
động bằng màn hình cảm ứng liên kết với PLC (Programmable logical controller)
cũng đã được nghiên cứu ứng dụng và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Do đó nhu
cầu hiểu biết về phương pháp điều khiển mới này là rất cần thiết.
Được sự chấp nhận của Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí – Công Nghệ, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp HCM và sự hướng dẫn của cô: Ths. Đặng Phi Vân Hài, em

xin tiến hành đề tài: “Khảo sát hệ thống điều khiển, và giám sát trong các dây
chuyền sản xuất trạm MPS”.

1.2.

Mục tiêu đề tài
-

Tìm hiểu màn hình Magelis.

-

Tìm hiểu hệ thống MPS của trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

-

Lập trình cho PLC Modicon M340 bằng phần mềm Unity Pro để điều khiển hoạt
động của mô hình MPS.

-

Thiết kế giao diện cho màn hình Magelis bằng phần mềm Vijeo-Designer để giám
sát quá trình hoạt động của mô hình MPS.

1


1.3.

Phạm vi đề tài

-

Thời gian thực hiện đề tài 12 tuần: từ ngáy 12/4/2010 đến 3/7/2010.

-

Đề tài nghiên cứu lập trình ứng dụng màn hình Magelis điều khiển PLC Modicon
trên mô hình các trạm MPS.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Khái quát về màn hình cảm ứng

2.1.1. Khái niệm màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng là dạng màn hình thể hiện sự tương tác và có những phản
hồi với các thao tác tiếp xúc, tác động của ngón tay, bút châm,... lên bề mặt màn
hình. Màn hình cảm ứng có khá nhiều ưu điểm cũng như lợi thế, nhưng ưu điểm quan
trọng bậc nhất là cung cấp nhiều cách thức thiết kế, thay đổi giao diện ứng dụng, thiết
bị so với một nhóm các nút nhấn vật lý cố định như trước.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng
Để màn hình cảm ứng hoạt động cần có ba thành phần, đó là bộ cảm ứng khi
có nhấn hoặc tương tác vào, phần điều khiển (mạch vi xử lý để nhận các tín hiệu từ
bộ cám ứng) và phần mềm điều khiển.
Bộ cảm ứng là miếng cảm ứng thủy tinh sạch và mỏng, cảm biến được các tác

động như nhấn, vuốt, viết, chích lên trên nó. Miếng cảm ứng này được đặt lên màn
hình, màn hình chỉ có chức năng hiển thị. Khi ta tác động vào một chức năng trên
màn hình cảm ứng nói chung, thực chất là tác động vào miếng cảm ứng. Tùy theo
khu vực đã bị tác động trên miếng cảm ứng ta sẽ có được chức năng cần thiết, giống
như nhấp chuột để chọn một chức năng.
Phần điều khiển là mạch giao tiếp giữa miếng cảm ứng và phần mềm điều
khiển. Tùy theo từng ứng dụng cụ thể, người ta sẽ thiết kế giao tiếp thích hợp như
qua cổng COM, USB của máy tính hoặc qua Bus dây trong các thiết bị di động.
Mạch giao tiếp này sẽ nhận các thông tin thay đổi trên miếng cảm ứng để xác định vị
trí đã nhấn cũng như loại cảm ứng gì truyền về cho phần mềm điều khiển để xử lý.
Phần mềm điều khiển là chương trình xử lý các thông tin từ bộ điều khiển gửi
về, đa số các chương trình này là chương trình giả lập hoạt động của chuột (mouse),

3


có thể hiểu một tác động vào miếng cảm ứng giống như một động tác nhấp chuột lên
một vị trí nào đó trên màn hình, và các chương trình ứng dụng màn hình cảm ứng
cũng được viết dựa trên nguyên tắc này.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng điện tử tự động cung cấp rất nhiều
chủng loại màn hình cảm ứng như: Pro-face, Telemecanique, OMRON, Mitsubishi,
Siemens, Allen Bradley, ...
2.2. Giới thiệu màn hình Magelis
Màn hình Magelis là một công cụ tiên tiến của hãng điện tử Telemecanique,
được hỗ trợ bởi các công nghệ thông tin và truyền thông cao cấp, phục vụ cho các
giải pháp tích hợp các hệ thống điều khiển, giúp cho việc giao tiếp giữa người vận
hành và máy móc được thực hiện thuận tiện và đơn giản hơn.
Màn hình bao gồm các dòng máy sau:
¾ Dòng XBT GT (màn hình cảm ứng - touchscreen):


Bảng 2.1: Dòng màn hình cảm ứng XBT GT.

4


¾ Dòng XBT GK (màn hình có bàn phím - keypad):

Bảng 2.2: Dòng màn hình có bàn phím XBT GK
STN: Scan Twisted Nematic còn gọi là ma trận không tích cực.
TFT: Thin Film Transistor còn gọi là ma trận tích cực.
™ Dòng màn hình magelis series XBT GT, GK được phát triển để phù hợp với
những tiêu chuẩn sau:
ƒ IEC/EN 61131-2 bộ điều khiển khả lập.
ƒ Ul 508 dùng cho thiết bị điều khiển trong công nghiệp.
ƒ UL 1604 thiết bị điện dung trong các vị trí nguy hiểm loại I, loại II phần 2,
và loại III, ngoại trừ XBT GT series 1005 và XBT GK series.
ƒ UL 60950 Tiêu chuẩn an toàn của thiết bị công nghệ thông tin.
ƒ CAN/CSA-C22.2, số 14, số 213, số 60950 thiết bị điều khiển trong công
nghiệp, bộ máy phức tạp- dùng trong những vị trí nguy hiểm.
ƒ CISPR 11.
ƒ UL50/NEMA 250 4X, chỉ sử dụng được trong nhà.
ƒ

EN 60079-15 và IEC 61242-1 chỉ dùng cho XBT GT series.

Trong đề tài nghiên cứu sử dụng màn hình Magelis XBT GT 2330 nên em xin
đi sâu vào nghiên cứu loại màn hình này.

Hình 2.1: Màn hình Magelis XBT GT 2330.


5


Các thiết bị có thể kết nối với màn hình :

Hình 2.2: Các thiết bị kết nối với màn hình.
Trong đó:
1. Kết nối mạng Ethernet.

9. Bàn phím USB.

2. Thiết bị đọc mã vạch.

10. Camera.

3. Đầu chia jack cấm USB.

11. Đèn báo alarm.

4. Máy in cổng nối tiếp.

12. Microphone.

5. PLC.

13. Loa ngoài.

6. Máy in cổng song song.

14. USB memory stick.


7. CF card (compact flash memory card). 15. PLC với cổng nối USB.
8. Chuột USB.

16. Cổng truyền thông (Modbus Plus hoặc Fipio).

6


™ Các đặc tính của màn hình:
• Đặc tính điện:
ƒ Điện áp input : 24VDC
ƒ Loại điện áp: 24VDC – 0.98A.
ƒ Thời gian sụt áp có thể chấp nhận được: ≤5ms.
ƒ Công suất tiêu thụ: ≤ 26W.
ƒ Dòng tải cao nhất: 30A.
ƒ Khả năng chịu áp : AC 500V 20mA trong 1 phút.
ƒ Điện trở cách ly giữa nguồn và đất: 10MΩ hoặc cao hơn ở mức điện áp
500VDC.
• Đặc tính môi trường;
ƒ Nhiệt độ hoạt động: 00C đến +500C (320F đến 120F).
ƒ Nhiệt độ bảo quản: -200C đến +600C (-40F đến 1400F).
ƒ Độ ẩm hoạt động:10%RH đến 90%RH (không ngưng tụ, nhiệt độ bầu
ẩm: ≤390C)
ƒ Độ ẩm bảo quản: 10%RH đến 90%RH (không ngưng tụ, nhiệt độ bầu
ẩm: ≤390C).
ƒ Áp suất chịu đựng: 800 hPa đến 1114 hPa.
• Đặc tính cấu trúc:
ƒ Kích thước bên ngoài: rộng 167.4mm (6.6 in)x cao 135mm(5.32 in)x
dày 59.5mm(2.34 in).

ƒ Khối lượng: ≤ 1kg (2.2 lbs).
ƒ Phương thức làm mát: sự lưu thông của khí tự nhiên.
™ Các chức năng:
• Chức năng hiển thị: hiển thị theo kiểu TFT.
ƒ Loại màn hình: TFT LCD màu.
ƒ Độ phân giải (điểm ảnh): 320x240.
ƒ Vùng hiển thị tích cực: rộng 115,2mm (4.54 in) x cao 86,4mm (3.4 in).
ƒ Màu: 65.536 màu.
ƒ Đèn nền: đèn nền CFL (tuổi thọ 50,000 h ở 500C và hoạt động liên tục
[với độ sáng bằng phân nửa độ sáng gốc]).
7


ƒ Kích cỡ ký tự: 8x8, 8x16, 16x16 và 32x32.
ƒ Kích cỡ phông chữ: độ rộng có thể được mở rộng từ 1 đến 8 lần, chiều
cao có thể nở rộng từ ½ và 1 đến 8 lần.
ƒ 8x8 điểm ảnh: 40 ký tự một hàng x 30 hàng.
ƒ 8x16 điểm ảnh: 40 ký tự một hàng x 15 hàng.
ƒ 16x16 điểm ảnh: 20 ký tự một hàng x 15 hàng.
ƒ 32x32 điểm ảnh: 10 ký tự một hàng x 7 hàng.
Phông chữ hiển thị sẽ khác đi phụ thuộc vào loại ký tự (ngôn ngữ) và kích cỡ
chữ mà người sử dụng chọn.
• Bộ nhớ:
ƒ Bộ nhớ ứng dụng EPROM: 16MB.
ƒ Hỗ trợ dữ liệu SRAM sử dụng pin lithium: 512KB.
ƒ Ứng dụng chạy trên DRAM: 32MB.
• Giao tiếp qua cổng COM1:
ƒ Giao tiếp cổng COM1 D-Sub9.
ƒ Truyền dữ liệu không đồng bộ : RS232C/RS422-485.
ƒ Độ dài dữ liệu: 7 hoặc 8 bits.

ƒ Bit dừng : 1 hoặc 2 bits.
ƒ Tính chẵn, lẽ: không dấu , chẵn hoặc lẻ.
ƒ Tốc độ truyền dữ liệu: 2,400 đến 115,200 bps.
• Giao tiếp bằng đầu cắm 9 chân thông qua cáp RS232C:

Bảng 2.3: Giao tiếp thông qua cáp RS232C.

8


• Giao tiếp bằng đầu cắm 9 chân thông qua cáp RS442/RS485:

Bảng 2.4: Giao tiếp thông qua cáp RS442/RS485.
• Giao tiếp cổng COM2:
ƒ Giao tiếp cổng COM2 RJ45.
ƒ Truyền dữ liệu không đồng bộ: RS485.
ƒ Độ dài dữ liệu: 7 hoặc 8 bits.
ƒ Bit dừng : 1 hoặc 2 bits.
ƒ Tính chẵn lẽ : không dấu, âm hoặc dương.
ƒ Tốc độ truyền dữ liệu: 2,400bps đến 187,5kbps.

Bảng 2.5: Giao tiếp cổng COM2 sử dụng đầu cắm RJ45 8 chân

9


• Giao tiếp cổng Ethernet: Ethernet RJ45, phần giao tiếp tuân theo tiêu chuẩn
kết nối IEEE802.3, 10Base-T/100Base-TX.
Led
Cam


Nội dung
• Khi nguồn cung cấp được mở: đèn sáng.
• Khi truyền và nhận tín hiệu: đèn nhấp nháy.

Xanh lá

Khi kết nối thì đèn sáng.
Bảng 2.6: Bảng mô tả trạng thái kết nối bằng màu led.

• Giao tiếp qua cổng USB và thẻ nhớ ngoài:
ƒ USB loại Ax1: USB 1.1 host I/F.
ƒ Khe cắm thẻ nhớ (loại II): Compact Flash.
™ Các bộ phận và chức năng:
Bảng 2.7 trình bày các bộ phận của màn hình Magelis XBT GT 2330, phần chức
năng của từng bộ phận được trình bày trong bảng 2.11 trong phần phụ lục II-6.

10


Bảng 2.7: Các bộ phận của màn hình.

11


2.3. Giới thiệu phần mềm Vijeo-Designer:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất màn hình và đồng thời cũng cấp
các phần mềm lập trình cho chúng như : Protool, Wincc Flexible, Pro-EX, Vijeo-Designer,
....
Trong đó Vijeo Designer là một phần mềm tạo dự án giao diện người và máy (HMI)

được phát triển bởi hãng Schneider Electric Industries SAS.
Với Vijeo-Designer, người sử dụng có thể tạo ra những màn hình hiển thị thuận tiện
với các chức năng đồ họa và mô phỏng đáp ứng được những nhu cầu của người sử dụng từ
đơn giản tới phức tạp nhất. Phần mềm này cung cấp tất cả các công cụ cần thiết để thiết kế
một dự án, từ các dữ liệu thu được đến việc sáng tạo và hiển thị những bản vẽ sống động.
Từ việc tạo ra màn hình tiên tiến cho đến việc tận dụng các dữ liệu, Vijeo-Designer
làm cho sự phát triển của HMI trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu của thế
giới về các môi trường HMI.

Hình 2.3: Chương trình Vijeo-Designer.
Các đặc tính, hỗ trợ cùng cách cài đặt của chương trình Vijeo-Designer được trình bày trong
phụ lục phần II-2.

12


2.3.1. Giao diện của chương trình Vijeo-Designer:

Hình 2.4: Giao diện chương trình Vijeo-Designer.
™ Khung điều khiển (nagivator)

: hiển thị thông tin của một dự án đã được

chọn. công cụ này được dùng chủ yếu trong suốt quá trình phát triển một dự án.
Bạn có thể xác định việc cài đặt cho máy target, thiết bị, tải các hoạt động, cảnh
báo, và các biến số.
™ Cửa sổ giám sát thông tin (property inspector)

: hiển thị thông số của đối


tượng được chọn, và có thể điều chỉnh các thông số đó. Nếu chọn nhiều đối tượng
cùng một lúc, thì cửa sổ công cụ chỉ hiển thị những cài đặt chung của tất cả các
đối tượng được chọn.
™ Cửa sổ quan sát thông tin (info viewer)
chức năng Reports.

13

: hiển thị các báo cáo khi sử dụng


×