Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ PHÁT SINH CHỒI VÀ TẠO SẸO CỦA KHOAI MỠ (Dioscorea alata) IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.5 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ PHÁT SINH CHỒI
VÀ TẠO SẸO CỦA KHOAI MỠ
(Dioscorea alata) IN VITRO

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 07/2010

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ PHÁT SINH CHỒI
VÀ TẠO SẸO CỦA KHOAI MỠ
(Dioscorea alata) IN VITRO

Hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN VŨ PHONG



Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU

Tháng 07/2010
 


 

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất, con xin gửi lời cám ơn trân trọng
đến Cha Mẹ, cậu mợ Út và tất cả những người thân trong gia đình đã nuôi con khôn
lớn, chăm sóc và dạy dỗ con đến ngày hôm nay.
Đồng thời, em muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Vũ Phong, người
thầy đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích cũng như tạo điều
kiện cho em thực hiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn thầy Lê Đình Đôn đã hết lòng giải đáp những thắc mắc, đóng
góp cho những thiếu sót trong khóa luận của em.
Em xin cảm ơn thầy Trần Ngọc Hùng đã tạo cho em cảm giác rất gần gũi và chỉ
bảo em rất nhiều trong khi em thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn thầy Phan Ngô Hoang, Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tìm tài liệu tham khảo tại Trường.
Em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Thoan đã tận tình giúp đỡ cũng như tạo điều
kiện cho em trao đổi và học tập trong thời gian qua.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô và các anh chị công tác cũng như thực tập tại Bộ
môn Công nghệ Sinh học trường Đại học Nông Lâm đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn đến các bạn lớp DH06SH thực tập tại
phòng nuôi cấy mô thực vật_ Bộ môn Công nghệ sinh học, các bạn nhóm KTX, các

bạn phòng 407A12 ký túc xá Đại học Quốc Gia và tập thể lớp DH06SH thân yêu
đã cùng tôi trao đổi kinh nghiệm cũng như chia sẻ bao niềm vui, nỗi buồn suốt 4
năm đại học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Liễu

 

i


 

TÓM TẮT
Cây khoai mỡ Dioscorea alata vừa là lương thực vừa có giá trị rất lớn trong y học.
Nó thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phát triển mạnh ở những vùng có lượng mưa tương
đối cao nhưng lại chịu úng kém, đặc biệt có thể sống và phát triển ở những vùng bị
nhiễm phèn. Những nghiên cứu tạo chồi và nhân nhanh in vitro trên khoai mỡ D. alata
bước đầu đã đưa được cây khoai mỡ vào ống nghiệm, nhưng chưa có nghiên cứu nào
về tạo sẹo khoai mỡ in vitro ở Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó, đề tài “ Khảo sát
ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự phát sinh chồi và tạo
mô sẹo của khoai mỡ (D.alata)” được tiến hành.
Khoai mỡ được đưa vào ống nghiệm bằng phương pháp khử trùng đốt thân 2
lần. Lần một với dung dịch có nồng độ javel 1% trong 50 phút. Lần 2 với dung dịch có
nồng độ javel 0,2 % trong 20 phút. Với phương pháp này, tỉ lệ mẫu sống và không
nhiễm đạt 70,59 %. Chồi khoai mỡ được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung các
chất điều hòa sinh trưởng khác nhau gồm auxin NAA, IBA và cytokinin BA ở các
nồng độ khác nhau. Sau 5 ngày nuôi cấy, mẫu cấy tạo cụm chồi và không sinh rễ trên
môi trường MS có 20% nước dừa bổ sung 2 mg/L BA, 30 g/l đường và 8 g/l agar.

Chuyển những cụm chồi này sang môi trường MS có bổ sung 2 mg/L BA, 0,5 mg/L
NAA, 30 g/l đường và 8 g/l agar để cụm chồi phát triển. Sau 4 tuần nuôi cấy thu được
20-30 chồi.
Mảnh lá (1 x 1 cm), cuống lá và lóng thân (1 cm) đặt trên môi trường MS bổ
sung NAA, IAA, 2,4 – D và BA ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện tối hoàn
toàn. Đoạn thân tạo sẹo xốp ở vị trí vết cắt trên môi trường MS có bổ sung 1 mg/L BA
và 2 mg/L NAA. Mẫu lá và cuống lá cảm ứng tạo sẹo nhưng không tăng sinh trên môi
trường MS bổ sung 0,5 mg/L IAA kết hợp 2 mg/L(hoặc 4 mg/L) BA.

 

ii


 

SUMMARY
Winged yam Dioscorea alata has both a food crop and great value in medicine.
It is suitable for hot and humid climate, thrive in areas with relatively high rainfall but
less waterlogged, particularly can survive and thrive in areas affected by acidity. The
researchers created and multiplicated shoots quickly in vitro on D. alata initially be
put into a test tube, but did not have any researchs on the creation of callus tissue in
vitro in Vietnam. For this reason, the study "Survey of affection of growth regulators
substances on the generation of shoots and creation callus tissue of yams (D.alata)”
was carried out.
Yams were put into test tubes with sterilization noddle twice. First with a 1% javel
solution for 50 minutes and then with 0,2% javel solution for 20 min. With this
method, the rate of alive and disinfected samples obtain 70,59 %. Yam shoots were
cultured on MS medium supplemented with substances of different growth regulators
including auxins NAA, IBA and cytokinin BA at different concentrations. After 5 days

of culture, explants created clusters of buds and not born roots on MS medium with
20% coconut water supplemented with 2 mg/L BA, 30 g/l sugar and 8 g/l agar.
Transplanting clusters of multiple buds to fresh MS medium supplemented with 2
mg/L BA, 0,5 mg/L NAA, 30 g/L sucrose and 8 g/l agar was effective for introducing
shoot information. After 4 weeks of culture, obtained about 20 – 30 shoots.
Leaf pieces (1 x 1 cm), petioles and sterms (1 cm) were placed on MS medium
supplemented NAA, IAA, 2,4 – D and BA at different concentrations in complete
darkness condition. Sterms created spongy callus in section on MS medium
supplemented 1 mg/L BA and 2 mg/L NAA. Leaf pieces and petioles had signally
producing callus but not developed on MS medium supplemented 0,5 mg/L IAA and 2
mg/L ( or 4mg/L) BA.

 

iii


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
SUMMARY................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Yêu cầu của đề tài ......................................................................................................1

1.3 Nội dung thực hiện ...................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................2
2.1 Giới thiệu về cây khoai mỡ (Dioscorea alata) ..........................................................2
2.1.1 Nguồn gốc...............................................................................................................2
2.1.2 Vị trí phân loại ........................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của cây D. alata .....................................3
2.2 Sự phát triển củ ..........................................................................................................4
2.2.1 Khái niệm về “củ” ..................................................................................................4
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng trong củ ...........................................................................5
2.2.3 Sự hình thành củ .....................................................................................................5
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình tạo củ .............................................................6
2.3 Sự phát sinh hình thái và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng .............6
2.3.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu phát sinh hình thái ..............................................6
2.3.2 Sự phát sinh và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật ..........7
2.3.2.1 Sự phát sinh chồi .................................................................................................7
2.3.2.2 Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh chồi ............8
2.3.3 Sự phát sinh mô sẹo và ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng .................9
2.3.3.1 Sự phát sinh mô sẹo .............................................................................................9
2.3.3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trường...........................................................9
 

iv


 

2.4 Một số nghiên cứu tạo chồi và sẹo ở khoai mỡ .......................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................11
3.2 Vật liệu ...................................................................................................................11

3.2.1 Đối tượng thí nghiệm............................................................................................11
3.2.2 Môi trường nuôi cấy .............................................................................................11
3.2.3 Điều kiện nuôi cấy ...............................................................................................12
3.3 Phương pháp ..........................................................................................................12
3.3.1 Phương pháp tạo nguồn mẫu sạch ban đầu ..........................................................12
3.3.2 Khảo sát tác động của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh chồi ..13
3.4 Xử lí số liệu .............................................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................18
4.1 Khử trùng mẫu vật – tạo vật liệu ban đầu ...............................................................18
4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo chồi của đoạn thân khoai mỡ .......18
4.3 Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng tạo chồi của đoạn thân khoai mỡ..........25
4.4 Ảnh hưởng của BA và NAA lên sự hình thành mô sẹo của khoai mỡ ..................26
4.5 Ảnh hưởng của BA và 2,4 - D đến sự hình thành mô sẹo của khoai mỡ ..............27
4.6 Ảnh hưởng của BA và IAA lên sự hình thành mô sẹo của khoai mỡ ....................27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................29
5.1 Kết luận....................................................................................................................29
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................30
PHỤ LỤC

 

v


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2,4 - D


2,4 – dichrolophenoxyacetic acid

ANOVA

Analysis of Variance

BA

N6 – Benzyladenine (6- Benzylaminopurine)

Ctv

cộng tác viên

D. alata

Dioscorea alata

IBA

indole – 3 Butyric acid

NAA

α - Naphthaleneacetic acid

MS

Murashige và Skoog


 

vi


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 1 ..........................................13
Bảng 3.2 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 2 ..........................................14
Bảng 3.3 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 3 ..........................................15
Bảng 3.4 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 4 ..........................................16
Bảng 3.5 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 5 ..........................................16
Bảng 4.1 Kết quả khử trùng sau 7 ngày quan sát ..........................................................18
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA đến thời gian phát sinh chồi khoai mỡ ............19
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tạo chồi khoai mỡ ......................19
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của BA và NAA lên số lượng đốt thân khoai mỡ ......................21
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của BA và NAA lên chiều cao chồi khoai mỡ ...........................22
Bảng 4.6 Rễ ở các nghiệm thức ....................................................................................24
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của BA và IBA lên khả năng tạo chồi ........................................25

 

vii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1 Cây khoai mỡ .................................................................................................. 3
Hình 2.2 Hình thân, lá và củ khoai mỡ D. alata (nguồn: Abraham and Nair, 1990) .....4
Hình 4.1 Số chồi được tạo thành sau 30 ngày nuôi cấy................................................20
Hình 4.2 Sự phát triển của chồi sau 2 tháng .................................................................22
Hình 4.3 Sự phát triển chồi khoai mỡ ..........................................................................23
Hình 4.4 Thân và rễ khoai mỡ trên nghiệm thức LDS6 ................................................24
Hình 4.5 Cụm chồi tạo thành sau 30 ngày ..................................................................25
Hình 4.6 Đoạn thân cảm ứng sẹo trên môi trường LDC14 ............................................26
Hình 4.7 Mẫu lá sau 2 tháng .........................................................................................27
Hình 4.8 Mẫu lá và cuống lá trên môi trường LDC32 sau 2 tháng ................................28

 

viii


 

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây khoai mỡ (Dioscorea alata) thuộc họ khoai ngọt Dioscoreaceae, là cây đơn tử
diệp có khả năng tạo củ. Đây là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phát triển mạnh ở
những vùng có lượng mưa tương đối cao nhưng lại chịu úng kém, đặc biệt có thể sống và
phát triển ở những vùng bị nhiễm phèn. Ở nước ta, D.alata được trồng nhiều ở vùng
Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa (Long An), Tân Phước (Tiền Giang). Củ khoai mỡ có rất
nhiều tinh bột là thành phần chính làm lương thực. Ngoài ra, khoai mỡ còn có giá trị dược
liệu, dùng để li trích sapogenin, diosgenin (Coursey, 1967).
Khoai mỡ được trồng chủ yếu từ củ mẹ nên cần bảo quản một lượng lớn giống cho vụ
sau (với sản lượng 12,5 tấn/ha thì lượng củ giống cần giữ lại cho vụ sau vào khoảng 2600

– 3000 kg, mật độ trồng 400000 cây/ha) thêm vào đó việc lưu trữ khoai giống rất khó
khăn do củ khoai mỡ chứa hàm lượng nước cao và lớp vỏ (chu bì) khá mỏng, rất dễ bị
tách khỏi củ. Hiện nay, bệnh do virus và tuyến trùng trên khoai mỡ đang làm giảm năng
suất một cách trầm trọng. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật vào việc
tạo nguồn giống khoai mỡ là cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh
trưởng thực vật đến sự phát sinh chồi và tạo mô sẹo của khoai mỡ (Dioscorea alata )”
được tiến hành.
1.2 Yêu cầu của đề tài
Xác định được nồng độ của các chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự phát sinh
chồi và tạo mô sẹo của khoai mỡ.
1.3 Nội dung thực hiện
-

Tạo nguồn mẫu sạch ban đầu làm nguyên liệu cho các thí nghiệm

-

Tạo cây con khoai mỡ bằng phương pháp nuôi cấy đốt thân trên môi trường MS có bổ
sung các chất điều hòa sinh trưởng

-

 

Khảo sát khả năng tạo sẹo của khoai mỡ

1



 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây khoai mỡ (Dioscorea alata)
2.1.1 Nguồn gốc
Khoai mỡ được báo cáo lần đầu tiên bởi người Bồ Đào Nha, Pacheco Pereira vào năm
1505 - 1508 (Coursey, 1967). Khi thuyền trưởng James Cook khám phá quần đảo Hawai
năm 1778 - 1779, ông đã xác định rằng những người Pô-li-nê-di xâm chiếm vùng đảo này
hơn 1500 năm trước công nguyên đã có sự hiểu biết về Dioscorea alata, D. bulbifera,
D. pentaphylla (Handy, 1985). Suốt thế kỷ XVI - XVII, người Mỹ chỉ trồng D. trifida với
mục đích thương mại, mãi đến thế kỷ XIX khoai mỡ mới được trồng sang châu Á nhưng
không nhiều và cho đến ngày nay nhiều loài khoai mỡ đã được trồng phổ biến trong đó D.
alata, D. cayenensis và D. rotundata là được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Ở Tây
Phi, người ta trồng nhiều D. rotundata vì tính thông dụng trong các món ăn truyền thống
và khả năng chịu được khô hạn của nó. Khoai từ (D. esculenta) được trồng chủ yếu ở
châu Á và các quần đảo ở Thái Bình Dương. D. esculenta không đắng, không độc, ít rễ
con, ăn rất ngon (Ammirato, 1984).
Ngoài công dụng làm thực phẩm, một số loài khoai mỡ hoang dại như D. composita,
D. floribunda, D. mexican ở Mexica, loài D. elephantipes (L), D. sylvatica ở Nam Phi, D.
deltoidea, D. prazeri ở những vùng cao Ấn Độ còn được sử dụng làm nguyên liệu để ly
trích steroid: sapogenin, diosgenin (Coursey, 1967; Ammirato, 1984).
Dioscorea alata là loài khoai mỡ phân bố rộng nhất thế giới và là một trong những
loài cây được trồng sớm nhất. Xét về hình thái thì nó là kết quả lai xa giữa hai loài châu Á
D. hamiltonii và D. persimilis (Burkill, 1960). Tuy nhiên, phương pháp AFLP marker cho
thấy rằng D. alata có chung nền di truyền với D. nummularia và D. transversa (Malapa
và ctv, 2005). Nhưng hai loại này không tồn tại ở châu Á, cho nên có thể D. alata đã được
thuần hóa tại Châu Úc, cách đây 60000 năm trên thềm Sahul, trong bang New Guinea hay
Melanesia (Lebot, 1999).

 


2


 

2.1.2 Vị trí phân loại
Cây D. alata có khóa phân loại như sau:

 

Ngành:

Angiospermae

Lớp:

Monocotylendones

Bộ:

Dioscoreales

Họ:

Dioscoreaceae

Giống:

Dioscorea


Loài:

Dioscorea alata L.
Hình 2.1 Cây khoai mỡ

2.1.3 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của cây D. alata
Cắt ngang thân của D. alata ta được một hình vuông với bốn gốc có dạng như là
bốn cánh. Và chỉ riêng một loài D. alata đã tồn tại hàng trăm kiểu hình khác nhau. Củ có
thể rất to (trên 40 kg và dài 2 m), trung bình từ 6 - 9 tháng sẽ thu hoạch được 3 – 5 kg
khoai củ cho một cây (hình 2.2). Củ có nhiều hình dạng và màu sắc thịt củ (flesh colour)
cũng khác nhau từ đồng nhất trắng cho đến đỏ tía ở giữa củ. Lá mọc đối, đa dạng với kích
thước và hình thái, một số loài có lá tròn, vài loài khác có lá hơi nhọn, lá dày, lá mỏng, lá
chẻ thùy,… Hoa cái được mang trên những nhánh nhọn dài khoảng 30 cm còn những hoa
đực thì được che trong những chùy ngắn hơn. Tuy nhiên, ở khoai mỡ tỉ lệ hoa đực nhiều
gấp ba lần hoa cái (Abraham and Nair, 1990).
Năm 1977, Martin và Rhodes chia loài D. alata thành ba nhóm chính:
• Primitive: tán lá rất rộng, mịn, sức sống cao, củ chứa nhiều anthocyanine và có
nhiều chồi, trở nên nhớt khi bị nấu.
• Feo (từ địa phương): thân có chứa anthocyanine, có gai, lá ngắn và có màu xanh
đen, củ hình tam giác hoặc hình ngón với thịt màu trắng và gây ngứa
• Selected: có mùi rất thơm khi nấu, chứa anthocyanine và phenol.
D. alata chịu được phèn nhưng không chịu được hạn và nước úng. Cây ưa độ ẩm
trung bình và tưới nước thường xuyên ở nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 300C.
D. alata cũng cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Quang kì tốt nhất là khoảng 12 - 14 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
 

3



 

Hình 2.2 Hình thân, lá và củ khoai mỡ D. alata (nguồn: Abraham and Nair, 1990)
2.2 Sự phát triển củ
2.2.1 Khái niệm về “củ”
Trong chu trình phát triển của thực vật, sự quang hợp tạo ra các sản phẩm đồng
hóa, một phần tham gia vào thành phần cấu trúc giúp thực vật phát triển, một phần được
tích lũy trong các cơ quan dự trữ như trái, hạt, thân, rễ. Các cơ quan này là những bộ phận
nhân giống hữu tính hay vô tính của thực vật. Các chất dự trữ sẽ là nguồn dinh dưỡng cho
sự tăng trưởng của cây con trước khi có thể hoàn toàn tự dưỡng. Nếu hạt là do noãn thụ
tinh phát triển thành, là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính và thường nằm trên mặt
đất thì củ (tuber) thường được định nghĩa là một bộ phận của thực vật chứa chất dự trữ,
thường nằm dưới mặt đất do thân hoặc rễ phù ra và có khả năng sinh sản vô tính.
Những cấu trúc đặc biệt này có các chức năng sinh học không kém phần quan
trọng. Đầu tiên, chúng là nơi tích lũy carbon và nitrogen ở dạng các chất dự trữ để cung
cấp cho các cơ quan khác khi cần thiết. Bên cạnh đó, nó còn là cơ quan nhân giống. Trong
trường hợp này, củ cần tích trữ đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sống độc
lập của cây con sau này (Peter, 2003). Các loài thực vật tạo ra các bộ phận này thường là
các cây lâu năm. Sau một mùa, cây sống sót dưới dạng một cơ quan trong đất ở trạng thái
 

4


 

tiềm sinh. Cơ quan này mang sẵn các chồi và sẽ tạo ra cây mới vào mùa sau (Nguyễn
Thị Quỳnh, 2002).
Như vậy, từ “củ” dùng phổ biến để chỉ cơ quan nằm dưới đất, có thể do thân

hoặc rễ tạo ra. Củ thường chứa chất dự trữ và có thể có khả năng sinh sản vô tính
(Nguyễn Du Sanh, 1998).
Thân củ (stem tuber) là loại cơ quan do thân phồng lên và nằm ngầm dưới mặt đất,
có chức năng dự trữ. Trên thân củ có nhiều mắt (eyes) tượng trưng cho các đốt thân. Mỗi
mắt mang một hoặc nhiều chồi nhỏ. Các đốt này xếp theo hình xoắn ốc đi từ chồi đỉnh
nằm ở một cực đối diện với nơi củ gắn vào thân. Cấu trúc bên trong củ cũng giống
như các loại thân khác gồm phần lõi, bó mạch và vỏ. Tiêu biểu cho dạng này là khoai
tây hay cây Caladium.
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng trong củ
Các củ khoai mỡ ăn được có thành phần dinh dưỡng gần giống nhau: nước 65 75%, carbohydrate (chủ yếu là tinh bột) 15 - 25%, protein 1 - 2,5%, chất xơ 0,5 - 1,5%,
tro 0,7 - 2%, chất béo 0,05 - 0,2% (Ammirato, 1984). Trong củ khoai mỡ còn chứa 8 –
100 mg acid ascorbic/100 g củ. Trước đây, trong những chuyến đi dài trên biển củ khoai
mỡ được sử dụng làm nguồn thực phẩm và là nguồn cung cấp vitamin C cho các thủy thủ
(Ammirato, 1984).
2.2.3 Sự hình thành củ
Sự hình thành củ là một quá trình phức tạp liên quan đến quá trình sinh trưởng của
thực vật. Những yếu tố kích thích tăng trưởng ở cây lại có tác dụng ức chế tạo củ; ngược
lại, những tác động ức chế tăng trưởng cây lại kích thích sự tạo củ ở các cây có khả năng
tạo củ (Vũ Văn Vụ, 1997). Chính vì thế, sự hóa củ liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường, tình trạng sinh lý, sự
phân chia các chất đồng hóa.
Quá trình hình thành củ bắt đầu vào cuối giai đoạn tăng trưởng khi các cơ quan
dinh dưỡng bắt đầu ngừng sinh trưởng. Sau đó, sự phình to của củ xảy ra vào giai đoạn
phát triển và sinh sản. Khi các cơ quan dinh dưỡng ngừng sinh trưởng thì cơ quan sinh
sản và dự trữ sẽ hoạt động mạnh. Do đó, nếu ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan
 

5



 

dinh dưỡng (rễ, lá) sẽ đẩy mạnh quá trình hình thành củ hay các cơ quan dự trữ khác
(Vũ Văn Vụ, 1997).
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình tạo củ
Sự tạo củ chịu tác động của các yếu tố di truyền. Chỉ những loài thực vật có khả
năng tạo củ mới hình thành được củ (Nguyễn Du Sanh, 1998). Sự hóa củ là một quá trình
sinh lý phức tạp được điều khiển bởi nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, thành phần dinh
dưỡng, độ ẩm, chất điều hòa sinh trưởng thực vật,…thậm chí người ta còn cho rằng
những loại vi khuẩn sống ở vùng rễ cũng có những tác động lên quá trình này. Ngoài các
yếu tố môi trường có ảnh hưởng nhất định lên sự tạo củ, kiểu gen, tuổi và tình trạng sinh
lý của cây cũng gây ra sự khác nhau đáng kể (Stephen, 1992). Đa số các nghiên cứu về
quá trình tạo củ chỉ khảo sát và phân tích dựa trên ảnh hưởng của từng nhân tố riêng lẻ lên
quá trình này mà ít khi chứng minh sự tổng hợp của tất cả các yếu tố.
Trong điều kiện in vitro, quá trình đáp ứng tạo củ cũng chịu tác động của nhiều
yếu tố khác nhau. Đó là độ dài ngày và nhiệt độ, các chất điều hòa sinh trưởng riêng lẻ
hoặc phối hợp, nguồn cung cấp nitrogen và nồng độ sucrose,… Lĩnh vực này đã và đang
được quan tâm rất nhiều trên thế giới. Đối tượng thực vật được nghiên cứu nhiều nhất tập
trung vào những loại cây lương thực như khoai tây (Solanum tuberosum), khoai mỡ
(Dioscorea bulbifera), cà chua (Lycopersicon esculentum)…
2.3 Sự phát sinh hình thái và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng
2.3.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu phát sinh hình thái
Trong các khả năng ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật thì hai kỹ thuật
dùng chồi nách, các thể chồi protocorm vào nhân giống vô tính với tốc độ cực nhanh cho
một số cây trồng nông nghiệp và bảo quản các nguồn gen bằng nuôi cấy trong ống nghiệm,
trao đổi quốc tế các nguồn gen sạch bệnh dưới dạng cây nuôi trong ống nghiệm là những giải
pháp tương đối đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả trong việc nhập nội, trao đổi nguồn gen quý
hiếm và ứng dụng những giống cây trồng mới vào Việt Nam (Hoàng Long, 2007).
Việc tái sinh cây hoàn chỉnh trực tiếp từ mẫu cấy ban đầu được ưu tiên vì cây khá
đồng nhất về mặt di truyền. Kế đến là việc tái sinh cây từ khối mô sẹo vì việc sử dụng các


 

6


 

loại mô sẹo sơ cấp vừa phát sinh sẽ thu được cây tái sinh đồng nhất và có thể sạch virus
(mặc dù sự cấy chuyền nhiều lần có thể làm giảm tính ổn định di truyền).
Để nuôi cấy thành công cần quan tâm đến nhiều yếu tố, đặc biệt là mẫu vật dùng
nuôi cấy và môi trường. Theo Lê Trần Bình và ctv (1997) thì các loại tế bào và loại mô
khác nhau có triển vọng nuôi cấy thành công rất khác nhau. Những loại mô, tế bào càng
gần trạng thái tế bào phôi bao nhiêu thì khả năng nuôi cấy thành công càng cao bấy nhiêu.
Tế bào và mô của phôi nón là có triển vọng nhất, kế đến là tế bào của các đỉnh sinh
trưởng ở trạng thái hoạt động (chồi đỉnh ngọn, đầu rễ) tiếp theo là ở trạng thái ngủ nghỉ
(chồi nách). Môi trường MS là môi trường được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi cấy mô,
tế bào thực vật, thích hợp cho cả thực vật hai lá mầm và một lá mầm.
Phát sinh hình thái thực vật được hiểu một cách tổng quát là sự phát triển, thay đổi
theo thời gian của mô, tế bào, cơ quan thực vật từ lúc khởi đầu cho đến lúc trưởng thành
để hoàn thành chu trình phát triển. Nghiên cứu phát sinh hình thái thực vật là mô tả các
biến đổi hình thái và cấu trúc, phân tích các yếu tố nội sinh và ngoại sinh và nghiên cứu
sự điều hòa hình thái thực vật để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh và các yếu tố liên quan
trong các biến đổi hình thái và cấu trúc. Quá trình phát sinh này tùy thuộc vào hai quá
trình căn bản là sự điều hòa hướng kéo dài tế bào và sự kiểm soát vị trí và hướng của mặt
phẳng phân chia của tế bào (Bùi Trang Việt, 2002).
Phát sinh hình thái có hai dạng là phát sinh hình thái trực tiếp và phát sinh hình
thái gián tiếp. Sự phát sinh hình thái gián tiếp là đặc tính của phát sinh cơ quan, tế bào
chồi đỉnh và tế bào phôi soma cho thấy một cách gián tiếp quá trình phát sinh hình thái vì
sự biệt hóa bắt đầu từ mô sẹo, có sự phụ thuộc vào hormone trong môi trường nuôi cấy.

Phát sinh hình thái trực tiếp được thực hiện không qua con đường tạo mô sẹo, trực tiếp
phát sinh phôi (đơn hay đa) từ mẫu nuôi cấy, không cần có sự có mặt của hormone trong
môi trường (Trần Văn Minh, 1997).
2.3.2 Sự phát sinh và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến
sự phát sinh chồi
2.3.2.1 Sự phát sinh chồi

 

7


 

Sự phát sinh chồi có thể được thực hiện từ chồi hiện diện sẵn hay từ sự tạo mới (từ
mô sẹo hay dịch treo tế bào).
Chồi ngọn được tạo bởi mô phân sinh ngọn và các phát thể lá. Mô phân sinh ngọn
chồi gồm có ba vùng là vùng đỉnh, vùng bên và vùng lõi. Vùng đỉnh được gọi là vùng
phân sinh chờ, hoạt động khi mô phân sinh ngọn chuyển sang trạng thái sinh sản, cấu tạo
bởi các tế bào tương đối lớn, chu kỳ tế bào dài, hoạt tính phân chia thấp. Vùng bên được
gọi là vùng phát sinh cơ quan, nơi tượng các lá hay các mô thân, nơi sinh chồi nách có
nguồn gốc ngoại sinh, được cấu tạo bởi các tế bào nhỏ, hoạt tính phân chia cao, chu kỳ tế
bào ngắn. Vùng lõi được gọi là vùng mô phân sinh lõi, nằm dưới vùng đỉnh, được tạo bởi
nhiều dãy tế bào xếp chồng lên nhau, có đặc tính trung gian giữa vùng đỉnh và vùng bên.
Chồi phát triển qua hai quá trình đó là sự tạo thành, tăng trưởng các lá và các chồi bên từ
vùng bên mô phân sinh chồi ngọn và sự tạo ra trục thân ở vùng trụ trung tâm. Chồi được
kéo dài do sự kết hợp giữa sự phân chia và sự tăng rộng tế bào nằm trong vùng mô phân
sinh ngọn chồi (Hopkin, 1995).
Chồi nách có cấu tạo không khác đỉnh sinh trưởng của thân, chịu sự ức chế của ưu
thế ngọn nên không phát triển, nhưng khi được đánh thức và bắt đầu tăng trưởng thì

chúng có vai trò như thân chính (Nguyễn Văn Uyển, 1993). Chồi nách được khởi sinh
bằng sự phối hợp phân chia thẳng góc ở một hoặc vài lớp của trục non và kiểu phân chia
song song ở các lớp sâu hơn (Bùi Trang Việt, 2002).
2.3.2.2 Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh chồi
Auxin và cytokinin theo tỷ lệ thích hợp sẽ kích thích mẫu cấy phát triển chồi hay
rễ. Auxin riêng rẻ có khi không đủ để kích thích sự phân chia của các tế bào nhu mô tủy
mà phải dùng phối hợp với cytokinin để kích thích sự phân chia tạo những tế bào phối
hợp thành một nhu mô phân sinh. Ở giữa vùng nhu mô này, các tế bào phân chia theo mọi
hướng và bộc lộ những đặc tính của các tế bào ở tầng phát sinh giúp tạo các mô dẫn
truyền hay phản phân hóa dẫn đến hình thành những điểm sinh trưởng của thân hay rễ.
Trong sự phát triển chồi, auxin có tác dụng kích thích sự tăng trưởng chồi ngọn,
kéo dài thân. Cơ chế tác động của auxin đến quá trình kéo dài thân là sự gia tăng tính giãn

 

8


 

vách tế bào (lossing) (Bùi Trang Việt, 2000). Auxin kết hợp với cytokinin giúp tăng
trưởng chồi non và kích thích sự tạo mới mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô.
2.3.3 Sự phát sinh mô sẹo và ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng
2.3.3.1 Sự phát sinh mô sẹo
Mô sẹo (callus) là một khối tế bào không có tổ chức, hình thành từ các mô hoặc
cơ quan đã phân hóa dưới các điều kiện đặc biệt như vết thương hoặc khi xử lý các chất
điều hòa sinh trưởng thực vật. Đa số các mô và cơ quan của thực vật đều có khả năng tạo
mô sẹo dưới một tác động thích hợp nào đó và chỉ có rất ít cơ quan thực vật không thể
hiện được khả năng này. Sự phối hợp giữa auxin và cytokinin (BA) trong môi trường nuôi
cấy kích thích sự phân chia vô tổ chức của tế bào hình thành khối mô sẹo (Nguyễn Thị

Kim Linh, 2006).
Nuôi cấy mô sẹo được thực hiện đối với các loại thực vật không có khả năng
nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính giống
như cây mẹ. Từ một cụm tế bào mô sẹo có thể tái sinh cùng một lúc nhiều chồi hơn là
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tuy nhiên mức độ biến dị tế bào soma lại cao hơn (Dương
Công Kiên, 2002).
Mô sẹo in vitro được tạo ra nhờ auxin theo một trong ba quá trình là sự phản
phân hóa của tế bào nhu mô, sự phân chia của tế bào tượng tầng (thường thấy ở cây hai lá
mầm) và sự xáo trộn của các mô phân sinh sơ khởi (thường thấy ở cây một lá mầm). Có
hai loại mô sẹo là mô khô (mô cứng, mô chặt) và mô ướt. Mô khô gồm các tế bào nhỏ đều
nhau, tế bào chất đậm đặc, hầu như không có không bào, liên kết giữa các tế bào khá chặt
chẽ, khả năng tái sinh cây của loại mô này khá cao. Mô ướt (mô xốp) gồm các loại tế
bào lớn nhỏ không đều nhau, còn có một số tế bào dị hình, liên kết giữa các tế bào
không chặt, loại mô này tăng trưởng nhanh nhưng tái sinh rất kém (Vũ Mỹ Liên và
Thái Xuân Du, 1984).
2.3.3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trường
Nồng độ auxin thấp sẽ kích thích mẫu cấy tạo rễ bất định. Nồng độ auxin cao sẽ
không có sự tạo rễ, nhưng mà có sự tạo mô sẹo. Nồng độ auxin tăng cao kích thích tạo mô
sẹo dạng bở, nhưng khi giảm nồng độ auxin thì mô sẹo có dạng nốt và chắc. Sự có mặt
 

9


 

của IAA, NAA, 2,4 - D trong môi trường nuôi cấy làm cho tế bào sinh trưởng mạnh theo
chiều hướng vô tổ chức, tạo nên các khối mô sẹo và kìm hãm sự tạo chồi hay rễ của mô
(Nguyễn Văn Uyển và ctv, 1984). BA trong môi trường nuôi cấy kích thích sự tạo mô sẹo
chắc, màu nâu và có khả năng sinh phôi.

2.4 Một số nghiên cứu tạo chồi và sẹo ở khoai mỡ
Những nghiên cứu tạo chồi, nhân nhanh trên cây một lá mầm nói chung và trên cây
khoai mỡ D. alata nói riêng đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam. D. alata tạo chồi
tốt trên môi trường MS có bổ sung 1 mg/L BA sau 8 tuần (Nguyễn Du Sanh, 2005). Môi
trường MS có hàm lượng nitrogen giảm còn 1/3 là môi trường thích hợp nhất cho tạo củ
khoai mỡ in vitro (Lương Minh Châu, 2005). Lâm Ngọc Phương, Đại học Cần Thơ TP.
Cần Thơ có những nghiên cứu về “Vi nhân giống và bảo quản in vitro cây khoai mỡ D.
alata L.” nhưng tôi chưa tìm được nguồn tài liệu để tham khảo nên chưa rõ kết quả.
Khoai mỡ có thể được nhân nhanh in vitro bằng mắt cắt (Chaturvedi, 1975), bulbils
(Asokan, 1983), lá trưởng thành (Kohmura và ctv, 1995) và rễ (Twyford và Mantell,
1996),… D. opposita tạo cụm chồi trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/L BA sau 2 - 3
tháng nuôi cấy (Kohmura, 1995).
Ở nước ta, hiện chưa có nghiên cứu nào về tạo sẹo khoai mỡ in vitro. Sẹo khoai mỡ
(D. zingiberensis) có thể được tạo thành từ lá, đốt thân hay cuống lá trên môi trường MS
có bổ sung 0,5 mg/L BA và 2 mg/L 2,4 - D (Yuan Shu, 2005). 99% mẫu cấy D. alata tạo
sẹo trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/L NAA và 2 mg/L BA (Marilyn, 1991).

 

10


 

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2010 tại Bộ môn
Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên khoai mỡ (Dioscorea alata) được thu thập từ
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
3.2.2 Môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy cơ bản là môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962):
Khoáng đa lượng

Khoáng vi lượng

Sắt EDTA

Vitamin

 

Thành phần

Nồng độ (mg/L)

NH4NO3

1650

KNO3

1900

CaCl2. 2H2O

440


MgSO4.7H2O

370

KH2PO4

170

MnSO4. 4H2O

23,3

ZnSO4. 7H2O

8,6

H3BO3

6,2

KI

0,83

Na2MoO4. 2H2O

0,25

CuSO4. 5H2O


0,025

CoCl2. 6H2O

0,025

Na2.EDTA

37,3

FeSO4. 7H2O

27,8

Myo-Inositol

100

Thiamin (B1)

0,1

11


 

Các chất khác

Nicotinic acid


0,5

Pyridoxine HCl

0,5

Glycine

2

Đường

30 g/l

Agar

8 g/l

+ pH môi trường trước khi hấp: 5,8
+ Hấp khử trùng môi trường bằng autoclave ở 1210C, 1atm trong 25 phút
3.2.3 Điều kiện nuôi cấy
- Cường độ ánh sáng: 1000 - 2000 lux
- Nhiệt độ phòng cấy: 24 ± 20C
- Ẩm độ phòng cấy: 55 – 60%
- Thời gian chiếu sáng: 16 giờ/ ngày
3.3 Phương pháp
3.3.1 Phương pháp tạo nguồn mẫu sạch ban đầu
Củ khoai mỡ giống được rửa sạch và cho nảy mầm trong môi trường cát ẩm, sạch.
Khi các mầm đạt chiều cao 10 cm thì trồng ra vườn đến khi được 0,5 - 1 m (8 - 10 đốt) thì

tiến hành chọn nhánh khỏe mạnh, không sâu bệnh và cắt các đoạn thân ngắn (7 - 8 cm)
có mang chồi nách, thực hiện vô trùng theo các bước:
y Ngoài tủ cấy:
- Rửa mẫu với dung dịch xà phòng loãng
- Rửa 3 lần dưới vòi nước (tia nước mạnh vào các nách lá)
y Trong tủ cấy:
- Lắc qua cồn 700 trong 1 phút
- Rửa mẫu 3 lần với nước cất vô trùng
- Khử trùng lần 1 với javel 1% + 2 giọt Tween 20 thời gian 50 phút
- Rửa mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng
- Khử trùng lần 2 với javel 0,2% + 2 giọt Tween 20 thời gian 20 phút
- Rửa mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng
- Cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung 1% than hoạt tính
 

12


 

- Ghi nhận kết quả khử trùng sau một tuần nuôi cấy. Các mẫu vô trùng được cấy
chuyền sang môi trường MS không có than hoạt tính, để tạo nguồn nguyên liệu ban đầu
cho các thí nghiệm.
3.3.2 Khảo sát tác động của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh chồi
từ đoạn thân khoai mỡ nuôi cấy in vitro
3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo chồi
của đoạn thân khoai mỡ.
- Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA ở các nồng độ khác nhau đến khả
năng tạo chồi
- Phương pháp: Các đoạn thân khoai mỡ chiều dài khoảng 1cm, có mang một chồi

ngủ được cấy thẳng đứng trong môi trường MS có bổ sung 30 g/l đường, 8 g/l agar bổ
sung BA và NAA ở các nồng độ khác nhau (bảng 3.1)
Bảng 3.1 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 1
NT

Ký hiệu

BA (mg/L)

NAA (mg/L)

1

LDS0 (đối chứng)

0,0

0,0

2

LDS1

1,0

0,0

3

LDS2


2,0

0,0

4

LDS3

1,0

0,2

5

LDS4

2,0

0,2

6

LDS5

1,0

0,5

7


LDS6

2,0

0,5

8

LDS7

5,0

0,0

3.3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng tạo chồi của
đoạn thân khoai mỡ.
- Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng
tạo chồi

 

13


 

- Phương pháp: Các đoạn thân khoai mỡ dài khoảng 1cm, có mang một chồi ngủ được
cấy thẳng đứng trong môi trường MS với 20% nước dừa có bổ sung 30 g/l đường, 8 g/l


agar bổ sung BA và IBA ở các nồng độ khác nhau (bảng 3.2)
Bảng 3.2 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 2
NT

Ký hiệu

BA (mg/L)

IBA (mg/L)

1

LDS8 (đối chứng)

0,0

0,0

LDS9

2,0

0,5

LDS10

3,0

0,5


2
3

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần, sử dụng 5 mẫu/ nghiệm thức. Mẫu cấy được cấy chuyền khi có dấu hiệu hóa
nâu ở vết cắt. Ghi nhận kết quả sau 60 ngày
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian hình thành chồi (ngày): được tính từ khi bố trí thí nghiệm cho đến khi
có trên 50% số mẫu nảy chồi.
- Số chồi hình thành trên các mẫu trong cùng một nghiệm thức.
- Thời gian theo dõi: 7 ngày/ lần trong 8 tuần
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sự hình thành mô
sẹo khoai mỡ trong điều kiện in vitro
3.3.3.1 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng hình thành
mô sẹo của mẫu cấy.
- Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng hình thành mô sẹo
- Thí nghiệm được bố trí trên các môi trường theo bảng 3.3

 

14


 

Bảng 3.3 Môi trường nuôi cấy sử dụng trong thí nghiệm 3
NT

Ký hiệu


BA (mg/L)

NAA (mg/L)

1

LDC0

0,0

0,0

2

LDC1

0,5

0,2

3

LDC2

1,0

0,2

4


LDC3

2,0

0,2

5

LDC4

0,5

0,5

6

LDC5

1,0

0,5

7

LDC6

2,0

0,5


8

LDC7

0,5

1,0

9

LDC8

1,0

1,0

10

LDC9

2,0

1,0

11

LDC10

0,5


1,5

12

LDC11

1,0

1,5

13

LDC12

2,0

1,5

14

LDC13

0,5

2,0

15

LDC14


1,0

2,0

16

LDC15

2,0

2,0

3.3.3.2 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của BA và 2,4 - D đến khả năng hình
thành mô sẹo của mẫu cấy.
- Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của BA và 2,4 - D đến sự hình thành mô sẹo
- Thí nghiệm được bố trí trên các môi trường theo bảng 3.4

 

15


×