Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Agrobacterium rhizogenes ĐẾN SỰ GIA TĂNG HÀM LƯỢNG TINH DẦU, MENTHOL VÀ MENTHONE Ở HAI GIỐNG BẠC HÀ Mentha arvensis Linn. VÀ Mentha piperita Linn. TRỒNG CHẬU ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Agrobacterium rhizogenes
ĐẾN SỰ GIA TĂNG HÀM LƯỢNG TINH DẦU, MENTHOL VÀ
MENTHONE Ở HAI GIỐNG BẠC HÀ Mentha arvensis Linn.
VÀ Mentha piperita Linn. TRỒNG CHẬU ĐẤT

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN TRẦN LÂM THANH

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Agrobacterium rhizogenes


ĐẾN SỰ GIA TĂNG HÀM LƯỢNG TINH DẦU, MENTHOL VÀ
MENTHONE Ở HAI GIỐNG BẠC HÀ Mentha arvensis Linn.
VÀ Mentha piperita Linn. TRỒNG CHẬU ĐẤT

Hướng dẫn khoa học:

Sinh viên thực hiện:

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

NGUYỄN TRẦN LÂM THANH

KS. CAO THỊ THANH LOAN

Tháng 7/2010


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều các Thầy, Cô các
anh chị và các bạn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
− Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
− Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng tất cả quý Thầy Cô đã luôn tận tình
hướng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tôi.
− TS. Trần Thị Lệ Minh cùng KS. Cao Thị Thanh Loan đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
− Th.S Nguyễn Vũ Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
− KS. Trịnh Thị Phi Ly đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành khóa luận.
− Các anh chị phụ trách phòng Hóa Lý thuộc Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

− Anh Nguyễn Sĩ Tuấn, bạn Đinh Cát Điềm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành khóa luận.
− Chị Hân, chị Tú thuộc phòng Vi sinh trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM cùng toàn
thể các bạn trong lớp DH06SH đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Con thành kính ghi ơn Ba Mẹ đã tận tụy chăm sóc, dạy bảo con trong suốt 23 năm cùng
những người thân trong gia đình luôn tin tưởng, khích lệ con trong những lúc khó khăn nhất
để con vững bước trên con đường đã chọn.
Chân thành cảm ơn!

Tháng 7 năm 2010
Nguyễn Trần Lâm Thanh

i


TÓM TẮT
Các hợp chất thứ cấp thường đặc trưng cho loài cây trồng và đóng vai trò quan trọng
trong sự sống cũng như sinh sản của thực vật. Với tiến bộ của khoa học, chúng đã được tổng
hợp nhân tạo nhằm phục vụ cho nhiều mục đích. Tuy nhiên việc tổng hợp nhân tạo cũng gặp
một số khó khăn với một số chất như taxol, artemisine… do quy trình tổng hợp vẫn chưa rõ
ràng. Đã có một vài báo cáo thành công khi sử dụng Agrobacterium rhizogenes kích thích sự gia
tăng một số chất trên cây cà độc dược, bạc hà Châu Âu khi trồng thủy canh. Trên cơ sở đó, đề
tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng của Agrobacterium rhizogenes đến sự gia tăng hàm lượng tinh dầu,
menthol và menthone ở hai giống bạc hà Mentha arvensis Linn. và Mentha piperita Linn. trồng
chậu đất” được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Tháng 7/2010.
Hai giống bạc hà được trồng trong chậu đất và bổ sung vi khuẩn (Agrobacterium
rhizogenes ATCC11325) với các mật độ vi khuẩn khác nhau, tiến hành theo dõi các chỉ
tiêu: chiều cao thân, số lá, số cành, trọng lượng thân, trọng lượng rễ sau thu hoạch. Định
lượng tương đối hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng
nhằm tìm ra mật độ vi khuẩn thích hợp nhất, kích thích sự gia tăng cao nhất hàm lượng

tinh dầu và các chất có trong tinh dầu. Mẫu tinh dầu có sự gia tăng hàm lượng các chất
hiệu quả nhất được đem xác định hàm lượng menthol và menthone so với mẫu không bổ
sung vi khuẩn bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ.
Cả hai giống bạc hà trồng chậu đất được bổ sung các mật độ vi khuẩn khác nhau đều
cho khả năng sinh trưởng chiều cao thân, số lá, số cành, trọng lượng thân, trọng lượng rễ
cao hơn cây không bổ sung vi khuẩn. Hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone trong tinh
dầu của cây bổ sung vi khuẩn cũng cao hơn.
Cây được bổ sung với 0,6 ml vi khuẩn cho hiệu quả xử lý cao nhất ở cả hai giống. Thành
phần các chất có trong tinh dầu cây bạc hà Châu Âu nhiều hơn so với cây bạc hà Châu Á.

ii


SUMMARY
Thesis: “ STUDY THE INFLUENCE OF BACTERIA Agrobacterium rhizogenes TO
STIMULATE THE YIELD OF ESSENTIAL OIL, MENTHOL AND MENTHONE IN MINT
(Mentha arvensis Linn. AND Mentha piperita Linn.) PLANTED IN SOIL.” was carried
out at Derpartment of Biotechnology, Nong Lam University, Ho Chi Minh city, from 1 / 2010
to 6 / 2010.
The goal of experiment: Two spieces of mint are grown in soil adding bacteria (A.
rhizogenes ATCC11325) with different densities. Studyng growth and development of plants
through criteria are body height, leaf number, branche number, stem weight, weight of roots
of mints. Semi quantitative levels of menthol, menthone in the essential oil by thin layer
chromatography - TLC in order to find the appropriate density of bacteria for increasing the
highest oil content, menthol and menthone in oil. From that we choose one sample which
gets highest the yield of the essential oil for quantifying menthol and menthone concentration
with plants non adding bacteria by gas chromatography / mass spectrometry - GC/MS.
Two mint spieces in soil were added different density of bacteria promote growth for
body height, leaf number, branche number, stem weight and weight of roots more than
control plants. Essential oil, menthol and menthone in plant of bacteria - added plants is

also higher than control plants.
Plants were supplemented with 0,6 ml of bacteria obtaining the most effective
treatment in both spieces.
.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt ................................................................................................................................. ii
Summary ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh sách các bảng .......................................................................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2.Yêu cầu .......................................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về bạc hà ........................................................................................... 3
2.2. Bạc hà Á Mentha arvensis Linn ................................................................................... 4
2.2.1. Phân loại .................................................................................................................... 4
2.2.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................................... 5
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ........................................................................... 5
2.2.4. Phân bố và sinh thái ................................................................................................... 6
2.2.5. Kỹ thuật trồng bạc hà Á............................................................................................. 7
2.2.6. Thời điểm, cách thu hoạch sinh khối ......................................................................... 7

2.2.7. Thành phần hóa học tinh dầu bạc hà Mentha arvensis Linn. .................................... 8
2.2.7.1. Menthol ................................................................................................................... 9
2.2.7.2. Menthone ............................................................................................................. 11
2.2.8. Tác dụng dược lý ..................................................................................................... 12
2.2.9. Công dụng ............................................................................................................... 12
2.3. Bạc hà Âu Mentha piperita Linn. ............................................................................... 13
2.3.1. Phân loại .................................................................................................................. 13
iv


2.3.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................................. 14
2.3.3. Phân bố và sinh thái ................................................................................................. 14
2.3.4. Kỹ thuật trồng bạc hà Âu......................................................................................... 15
2.3.5. Thành phần hóa học tinh dầu bạc hà Mentha piperita Linn. ................................... 15
2.3.6. Tác dụng dược lý và công dụng .............................................................................. 16
2.4. Giới thiệu chung về Agrobacterium .......................................................................... 16
2.5. Vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes .......................................................................... 18
2.5.1. Phân loại .................................................................................................................. 18
2.5.2. Đặc điểm chung của vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ...................................... 18
2.5.3. Ri-plasmid - Root inducing plasmid........................................................................ 19
2.5.4. Chức năng T-DNA ................................................................................................. 19
2.5.5. Chức năng các gene vir .......................................................................................... 20
2.5.6. Cơ chế chuyển T-DNA vào bộ gen của tế bào chủ ................................................ 20
2.6. Phương pháp ly trích tinh dầu .................................................................................... 22
2.6.1. Xử lý sinh khối để thu tinh dầu ............................................................................... 22
2.6.2. Phương pháp chưng cất hơi nước ............................................................................ 22
2.6.2.1. Chưng cất bằng nước ............................................................................................ 22
2.6.2.2. Chưng cất bằng nước và hơi nước ........................................................................ 22
2.6.2.3. Chưng cất bằng hơi nước...................................................................................... 23
2.7. Giới thiệu về sắc ký lớp mỏng (TLC) và sắc ký khí (GC) ......................................... 23

2.7.1. Sắc ký lớp mỏng ...................................................................................................... 23
2.7.2. Sắc ký khí (GC) ....................................................................................................... 24
2.7.3. Sắc ký khí khối phổ (GC/MS) ................................................................................. 24
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 25
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành ................................................................................. 25
3.2. Đối tượng thí nghiệm.................................................................................................. 25
3.3. Hóa chất và thiết bị ..................................................................................................... 25
3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 26
3.4.1. Nuôi cấy vi khuẩn .................................................................................................... 26
v


3.4.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của vi khuẩn A. rhizogenes ................................................ 26
3.4.2.1. Bạc hà châu Á ....................................................................................................... 26
3.4.2.2. Bạc hà châu Âu ..................................................................................................... 27
3.4.3. Xác định hàm lượng tinh dầu ở 2 giống bạc hà ....................................................... 28
3.4.4. So sánh hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu ........................................... 30
3.4.5. Xác định hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu bằng GC/MS................... 31
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 33
4.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của vi khuẩn A. rhizogenes ................................................... 33
4.1.1. Bạc hà châu Á .......................................................................................................... 33
4.1.2. Bạc hà châu Âu ........................................................................................................ 38
4.2. Xác định hàm lượng tinh dầu ở 2 giống bạc hà .......................................................... 42
4.3. So sánh hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu .............................................. 43
4.4. Xác định hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu bằng GC/MS...................... 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 54
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 55

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. rhizogenes

: Agrobacterium rhizogenes

chv

: Chromosomal virulence

ctv

: Cộng tác viên

DNA

: Deoxyribonucleic acid

DC

: Đối chứng

GC/MS

: Gas chromatography/ mass spectrometry – sắc ký khí khối phổ


ORF

: Open reading Frame

PCR

: Polymerase chain reaction

RB

: Right border

Ri plasmid

: Root inducing plasmid

rol

: Resistance to osmotic lysis

TLC

: Thin layer chromatography – sắc ký lớp mỏng

TB

: Trung bình

TL – DNA


: Transferred left DNA

TR – DNA

: Transferred right DNA

Vir

: Gen vir

Vir

: Virulence

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh về chiều cao thân, số lá ........................ 33
Bảng 4.2 Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh trọng lượng thân ................................... 35
Bảng 4.3 Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh về chiều cao thân .................................. 38
Bảng 4.4 Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh trọng lượng thân ................................. ..40
Bảng 4.5 Kết quả hàm lượng tinh dầu trong cây bạc hà Á. .............................................. 42
Bảng 4.6 Kết quả hàm lượng tinh dầu trong cây bạc hà Âu ............................................. 42
Bảng 4.7 Kết quả đường chuẩn menthol bằng sắc ký lớp mỏng ...................................... 44
Bảng 4.8 Kết quả đường chuẩn menthone bằng sắc ký lớp mỏng .................................... 44
Bảng 4.9 Kết quả hàm lượng (%) menthol, menthone trong cây bạc hà Á ...................... 46
Bảng 4.10 Kết quả hàm lượng (%) menthol trong cây bạc hà Âu .................................... 48
Bảng 4.11 Kết quả đường chuẩn menthol trong tinh dầu bạc hà Á .................................... 49
Bảng 4.12 Kết quả đường chuẩn menthone trong tinh dầu bạc hà Á ..................................... 49

Bảng 4.13 Kết quả hàm lượng (%) menthol, menthone trong tinh dầu cây bạc hà Á ........... 50
Bảng 4.14 Kết quả đường chuẩn menthol trong tinh dầu cây bạc hà Âu ....................................... 51
Bảng 4.15 Kết quả đường chuẩn menthone trong tinh dầu bạc hà Âu ........................ 51
Bảng 4.16 Kết quả hàm lượng (%) menthol, menthone trong tinh dầu cây bạc hà Âu............ 52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mentha arvensis Linn. ..........................................................................................4
Hình 2.2 Công thức cấu tạo menthol và đồng phân............................................................ 9
Hình 2.3 Một số phản ứng hóa học của menthol .............................................................. 10
Hình 2.4 Tinh thể menthol ................................................................................................ 10
Hình 2.5 Tóm tắt các phương pháp bán tổng hợp menthol .............................................. 11
Hình 2.6 Công thức cấu tạo menthone ............................................................................. 12
Hình 2.7 Mentha piperita Linn ......................................................................................... 13
Hình 2.8 Agrobacterium rhizogenes ................................................................................. 18
Hình 2.9 Cơ chế chuyển T – DNA vào tế bào thực vật. ................................................... 21
Hình 3.1 Khay đất ươm bạc hà Á ..................................................................................... 27
Hình 3.2 Chậu đất trồng cây bạc hà Á. ............................................................................. 27
Hình 3.3 Bịch đen ươm cây bạc hà Âu ............................................................................. 28
Hình 3.4 Bịch đen trồng cây bạc hà Âu. ........................................................................... 28
Hình 3.5 Chương trình nhiệt GC. ..................................................................................... 32
Hình 4.1 Rễ tơ của cây bạc hà Châu Á ............................................................................. 37
Hình 4.2 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu bạc hà châu Á........................................................... 45
Hình 4.3 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu bạc hà châu Âu. ....................................................... 47
Biểu đồ 4.1 Chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao cây bạc hà Á ............................................................. 32
Biểu đồ 4.2 Chỉ tiêu tăng trưởng số lá của cây bạc hà Á. ........................................................ 34
Biểu đồ 4.3 Chỉ tiêu tăng trưởng số cành của cây bạc hà Á .......................................................... 34
Biểu đồ 4.4 Chỉ tiêu trọng lượng thân, trọng lượng rễ .................................................. 36

Biểu đồ 4.5 Chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao cây bạc hà Âu .................................................................... 38
Biểu đồ 4.6 Chỉ tiêu tăng trưởng số lá cây bạc hà Âu ...................................................................... 39
Biểu đồ 4.7 Chỉ tiêu tăng trưởng số cành cây bạc hà Âu ................................................................. 39
Biểu đồ 4.8 Chỉ tiêu trọng lượng thân, trọng lượng rễ...................................................... 41
Biểu đồ 4.9 Đường chuẩn menthol bằng sắc ký lớp mỏng. .............................................. 44
Biểu đồ 4.10 Đường chuẩn menthone bằng sắc ký lớp mỏng .......................................... 44

ix


Biểu đồ 4.11 Đường chuẩn menthol trong mẫu tinh dầu bạc hà Á ..................................... 49
Biểu đồ 4.12 Đường chuẩn menthone trong mẫu tinh dầu bạc hà Á. ..................................... 50
Biểu đồ 4.13 So sánh hàm lượng menthol, menthone ...................................................... 50
Biểu đồ 4.14 Đường chuẩn menthol trong tinh dầu cây bạc hà Âu. ..................................... 51
Biểu đồ 4.15 Đường chuẩn menthone trong tinh dầu cây bạc hà Âu. .................................... 52
Biểu đồ 4.16 So sánh hàm lượng menthol, menthone ...................................................... 52
Sơ đồ 3.1 Quy trình ly trích tinh dầu. ..................................................................................2

x


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tinh dầu là một hỗn hợp thiên nhiên của nhiều thành phần, thường có mùi thơm,
phần lớn có nguồn gốc từ thực vật, chỉ một số ít tinh dầu có nguồn gốc từ động vật (cầy
hương, chồn hôi,…) thường ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng, bay hơi hoàn toàn mà không bị
phân hủy và có thể được điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Có nhiều tác giả cho rằng: đối với thực vật, tinh dầu có vai trò quyến rũ côn trùng
giúp cho sự thụ phấn của hoa. Một số khác cho rằng: tinh dầu được bài tiết ra có nhiệm vụ
bảo vệ cây, chống lại sự xâm nhập của nấm và các vi sinh vật khác.

Sự xuất hiện và phát triển của tinh dầu song song cùng với nền văn minh của nhân
loại. Trước đây, chúng chỉ được xem đơn thuần như những dược liệu. Hiện nay, tinh dầu
đã được con người khai thác một cách triệt để hơn về hoạt tính sinh học của chúng. Tinh
dầu có một phạm vi sử dụng rất rộng lớn trong đời sống hằng ngày của con người và
trong nhiều ngành khác nhau như: hóa mỹ phẩm, thực phẩm - tinh dầu hoạt động như
những chất kháng oxid hóa hoặc là chất bảo quản chống lại những sinh vật làm hư hỏng
thực phẩm, tinh dầu còn được sử dụng trong lĩnh vực chữa bệnh (aromatherapy - hương
trị liệu pháp)….
Do có những ứng dụng quan trọng như vậy và không có một nguyên liệu nào có
thể thay thế được nên ngày càng có nhiều nghiên cứu, khai thác về tinh dầu trên toàn thế
giới. Một số loại tinh dầu đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: tinh dầu quế, tinh
dầu bạc hà, hương nhu, đinh hương, tiểu hồi, tràm... Trong số đó, tinh dầu bạc hà được
chúng ta đặc biệt quan tâm do một số ứng dụng quan trọng của nó trong nhiều lĩnh vực
như: sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, kem đánh răng, nước xịt phòng, phối trộn trong
một số dược phẩm…Tuy nhiên hàm lượng tinh dầu cũng như một số chất có trong tinh
dầu nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố như: sinh trưởng - phát triển của cây, vật
liệu trồng, cách trồng, điều kiện tự nhiên, thời điểm thu hoạch, cách bảo quản, phương
pháp ly trích…Vì vậy, việc tìm ra điều kiện nuôi trồng phù hợp và các tác nhân kích thích
sự gia tăng hàm lượng tinh dầu cũng như các chất có trong tinh dầu rất đáng được quan tâm.

1


Gần đây, đã có nhiều báo cáo thành công cho thấy khi gây xâm nhiễm vi khuẩn
Agrobacterium rhizogenes sẽ làm gia tăng sự tổng hợp các hợp chất thứ cấp trong cây
như: cây cà độc dược được trồng trong môi trường thủy canh có bổ sung A. rhizogenes
(Trần Thị Lệ Minh và ctv, 2005), cây bạc hà Châu Âu cũng trồng trong môi trường thủy
canh có bổ sung A. rhizogenes (Lê Thị Nhàn, 2009), và trên nhiều cây khác.
Dựa trên cơ sở khoa học đó cùng với sự đồng ý của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng của

vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes đến sự gia tăng hàm lượng tinh dầu, menthol và
menthone ở hai giống bạc hà Mentha arvensis Linn. và Mentha piperita Linn. trồng chậu đất”.
1.2. Yêu cầu
Xác định mật độ vi khuẩn (cfu/ml) phù hợp nhất bổ sung vào hai giống bạc hà
Châu Á và Châu Âu trồng chậu đất nhằm kích thích sự gia tăng cao nhất hàm lượng tinh
dầu, menthol và menthone có trong tinh dầu.
Đồng thời sử dụng sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography - TLC), và sắc ký
khí khối phổ (gas chromatography mass spectrometry - GC/MS) để định lượng tương đối
và định lượng hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu.
1.3. Nội dung thực hiện
Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của hai giống bạc hà Châu Á và Châu Âu
với các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao thân, số lá, số cành, trọng lượng thân, trọng lượng rễ
sau thu hoạch.
So sánh hàm lượng tinh dầu ở mỗi giống bạc hà trồng chậu đất được bổ sung vi
khuẩn (A. rhizogenes ATCC11325) để xác định mật độ vi khuẩn phù hợp nhất kích thích
sự gia tăng cao nhất hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone có trong tinh dầu.
Sử dụng sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography - TLC) để định lượng tương
đối và sắc ký khí khối phổ (gas chromatography mass spectrometry - GC/MS) để định
lượng hàm lượng menthol, menthone trong tinh dầu ở mỗi giống bạc hà.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về bạc hà
Bạc hà thuộc chi Mentha L., họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Chi Mentha là
một chi rất đa dạng và phức tạp. Bạc hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta. Nó được
dùng trong cả đông y lẫn tây y. Cây bạc hà cho những vị thuốc chủ yếu như sau:
-


Bạc hà (Mentha hay Herba Menthae) là toàn bộ phần trên mặt đất, tươi hay
phơi hoặc sấy khô của cây bạc hà.

-

Bạc hà diệp (Folium Menthae) là lá bạc hà tươi hay phơi hoặc sấy khô.

-

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae) là dầu cất từ cây bạc hà.

-

Menthol hay bạc hà não ( Mentol - Menthol) là chất đặc, trắng chiết từ tinh dầu
bạc hà ra.

Với tinh dầu bạc hà và menthol, người ta còn chế nhiều dạng thuốc rất phổ thông
khác như: dầu cù là nước hoặc cao (dầu cao hổ), kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc
đánh răng bạc hà, ...
Tuy là một vị thuốc rất phổ biến, nhưng trên thực tế ta chỉ mới tự túc được lá và
cây bạc hà, còn tinh dầu và menthol vẫn phải nhập rất nhiều. Một số loài sau đây được
trồng để khai thác tinh dầu:
-

Mentha arvensis L., Bạc hà Á, cho tinh dầu với tên thương phẩm là Cornmint oil
(Oleum Menthae arvensis), thành phần chính của tinh dầu là menthol (>70%).

-

Mentha piperita L., Bạc hà Âu, cho tinh dầu với tên thương phẩm là

Peppermint oil (Oleum Menthae piperitae), thành phần chính của tinh dầu cũng
là menthol (50 - 68%).

-

Mentha spicata L., Bạc hà bông, cho tinh dầu với tên thương phẩm là Native
Spearmint, thành phần chính của tinh dầu là carvon (>50%).

-

Mentha cardiaca Gérard ex Baker, Bạc hà bông, cho tinh dầu với tên thương
phẩm là Scotch Spearmint, thành phần chính của tinh dầu là carvon (>50%).

3


-

Mentha citrata Ehrh., Bạc hà chanh, cho tinh dầu với tên thương phẩm là
Bergamot mint oil, thành phần chính của tinh dầu là linalyl acetat (33 - 74%) và
linalol (25 - 52%).

-

Mentha pulegium L., cho tinh dầu với tên thương phẩm là Pennyroyal oil, thành
phần chính của tinh dầu là pulegon (80%).

Sau đây xin giới thiệu hai giống bạc hà giàu menthol là Mentha arvensis Linn. và
Mentha piperita Linn. Là hai giống quan trọng nhất đối với ngành dược và trong một số
lĩnh vực khác.

2.2. Bạc hà Á Mentha arvensis Linn.
2.2.1. Phân loại
Giới:

Plantae

Phân nhóm:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Lamiales

Họ:

Lamiaceae

Giống:

Mentha

Loài:

Mentha arvensis
Hình 2.1 Mentha arvensis Linn. (Hình

do tác giả chụp, cây trồng tại trường Đại
học Nông Lâm Tp. HCM).

Bạc hà Á có tên khoa học là Mentha arvensis Linn.. Trên thế giới thường quen với
tên gọi bạc hà Nhật Bản, hay có tên gọi khác là: bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày).
Tên đồng nghĩa: field mint, corn mint, japanese mint, japanese peppermint (Anh),
menthe champêre, menthe des champs, baume des champs, pouliot thym (Pháp).
Loại bạc hà này cho tinh dầu có hàm lượng menthol cao (>70%) đến mức độ sau
khi cất được, để tinh dầu vào nơi lạnh, menthol kết tinh một phần lớn. Tinh dầu còn lại
vẫn thừa hàm lượng menthol của tinh dầu bạc hà Châu Âu. Thực tế, người ta thường dùng
loại tinh dầu đã loại bớt menthol này để giả mạo tinh dầu bạc hà Châu Âu. Và trên thế
giới hiện nay, tinh dầu bạc hà Châu Á được xem là nguồn nguyên liệu điều chế menthol.
4


2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Cây bạc hà Mentha arvensis Linn. là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình
vuông, trên thân có nhiều lông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang
lá, cao từ 30 - 40 cm hoặc hơn, màu xanh lục tím tía, đôi khi phân nhánh. Lá mọc đối,
cuống dài từ 2 đến 10 mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2 - 3 cm, dài 3 - 7 cm,
mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.
Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, cánh hoa hình môi. Hoa mọc tụ tập ở kẽ
lá thành những vòng nhiều hoa, lá bắc nhỏ, hình dùi, đài hình chuông có 5 răng đều, tràng
có ống ngắn, phiến tràng chia làm bốn phần gần bằng nhau, có một vòng lông ở phía
trong, bốn nhị bằng nhau, chỉ nhị chẵn.
Quả bế, có 4 hạt nhưng ít khi gặp. Mùa cho hoa vào tháng 7 - 10 (Đỗ Tất Lợi, 2001).
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây bạc hà có 4 thời kỳ sinh trưởng: mọc, phân cành, làm nụ và thời kỳ nở hoa.
+ Thời kì mọc mầm: Từ khi cây con mọc đến khi định rõ hàng trồng, quá trình mọc
kéo dài từ 10 - 15 ngày. Trong thời kỳ này thân cây tạo thành các rễ phụ và bộ rễ phát

triển. Để bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý đến ẩm độ của đất, thiếu ẩm độ nhiều,
mầm không đâm thủng mặt đất để mọc lên, kéo theo bộ rễ không phát triển được. Cây bạc
hà trồng tốt nhất vào mùa thu, sang xuân khi đó có đủ ẩm độ cây mọc được dễ dàng.
+ Thời kì phân cành: Sau khi mọc khoảng 45 - 55 ngày, thời kỳ này khi bộ rễ phát
triển đầy đủ, cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát
triển thành các cành mới. Quá trình phân cành diễn tiến như sau: trước tiên những mầm ở
đôi lá dưới gốc sẽ phát triển, vì thân chính tiếp tục phát triển nên những cành càng lên gần
ngọn càng ra muộn hơn và ngắn hơn vì thế cây bạc hà có dạng hình tháp. Trong thời kỳ
này cây sinh trưởng mạnh, nên sẽ tăng nhanh cả về khối lượng chất xanh lẫn chất khô. Do
đó, cần cung cấp đầy đủ nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng, ánh sáng để cây sinh trưởng và phát
triển đến mức cao nhất, góp phần tạo năng suất cao.
+ Thời kì làm nụ: Kéo dài từ 10 - 15 ngày, tốc độ ra lá của cây ở giai đoạn này chậm
lại và sau đó ngừng hẳn, tuy nhiên cây vẫn tiếp tục tăng lên về mặt kích thước của thân lá

5


và trọng lượng cũng như tỷ lệ tinh dầu. Tại các đỉnh sinh trưởng xuất hiện mầm hoa cụm
bông, giai đoạn này yêu cầu về đạm có giảm, nhưng lại cần nhiều lân.
+ Thời kỳ nở hoa: Hoa bạc hà nở kiểu vô hạn. Hoa cành chính nở trước sau đó theo
thứ tự cành nào ra trước nở trước và đi từ gốc lên ngọn. Thời kỳ nở hoa là thời kỳ bạc hà
đạt tới khối lượng chất xanh và tinh dầu cao nhất (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.2.4. Phân bố và sinh thái
Mentha L. là một chi nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Châu Âu. Vài loài ở
vùng cận nhiệt đới Châu Á. Đáng chú ý là một số loài của chi này đã được đưa vào thuần
hóa, lai ghép trồng để lấy tinh dầu hoặc làm rau gia vị (các loại húng).
Bạc hà Á ở Việt Nam có hai nguồn gốc:
+ Bạc hà bản địa: mọc hoang ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Cây có thể cao
đến 1,5 m. Thân màu xanh, xanh lục hoặc tím. Loại này đưa về đồng bằng trồng cho năng
suất cây xanh cao nhưng hiệu suất tinh dầu và hàm lượng menthol trong tinh dầu thấp nên

không có giá trị kinh tế. Ngoài ra, còn phát hiện các chủng mọc hoang khác ở mốt số
vùng khác nhau, phổ biến nhất là chủng giàu piperiton oxyd và pulegon.
Hiện nay, ở vùng Nghĩa Trai (Hưng Yên) có trồng một loại bạc hà cho hoa màu
trắng hồng, mọc vòng quanh kẽ lá. Thành phần menthol trong tinh dầu cây bạc hà này rất
thấp (3,6 - 8,2%), trong khi đó tỷ lệ pulegon lại khá cao (33 - 56,5%). Loại này được sử
dụng để làm thuốc.
+ Bạc hà di thực: có nhiều chủng loại: bạc hà 974, bạc hà 976, bạc hà Đài Loan,
bạc hà Nhật.
Giống bạc hà 974 được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía
Nam. Hiện nay giống bạc hà của Nhật đang được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc đồng bằng
Bắc Bộ và một số tỉnh ở Trung Bộ. Trên thế giới, bạc hà Á được trồng nhiều ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Triều Tiên.
Bạc hà là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, mọc hoang dại thường tập trung
thành những đám nhỏ gần bờ suối hay trong thung lũng. Muốn trồng bạc hà tốt nhất cần
chọn những nơi đất sét có nhiều mùn, sau đến các loại đất cát. Cây ra hoa hằng năm
nhưng hình thức tái sinh chủ yếu vẫn bằng cách mọc chồi, đẻ nhánh bò lan trên mặt đất.

6


2.2.5. Kỹ thuật trồng bạc hà Á
Bạc hà thường được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng thân cành. Đối với
thân cành, ta phải tách những thân cành sao cho có một ít rễ ở phần gốc để trồng. Trồng
bằng thân cành thường phải trồng muộn hơn, năng suất lứa đầu cũng không cao so với
trồng bằng thân ngầm.
Thời vụ trồng bạc hà ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tháng 2 - 3, ở miền núi là
tháng 3 - 4, ở các tỉnh phía Nam có thể trồng vào đầu mùa mưa.
Ruộng bạc hà cần bố trí trên đất thoát nước, tiện tưới tiêu, không bị che khuất. Sau
khi làm đất tơi xốp, lên luống cao 17 - 20 cm, rộng 70 - 80 cm, rạch thành hàng ngang
hoặc dọc, luống cách luống khoảng 20 - 25 cm. Nếu thân ngầm quá dài, có thể cắt thành

từng đoạn dài 7 - 10 cm và đặt hơi nghiêng xuống rạch, cách nhau 10 cm. Nếu trồng bằng
thân cành thì đặt sao cho phần ngọn nhô lên mặt đất 5 - 7 cm. Sau đó dùng phân chuồng ủ
mục phủ lên hom giống rồi lấp đất dày 3 - 5 cm. Cần tưới và giữ ẩm ngay sau khi trồng
cũng như trong suốt thời gian sinh trưởng. Cây rất kỵ úng vì thế cần thoát nước tốt vào
mùa mưa, cũng cần chú ý làm sạch cỏ thường xuyên.
Không được trồng chuyên canh cây bạc hà trên một mãnh đất. Công thức luân canh
tốt nhất là: 3 lứa bạc hà, 1 lứa khoai tây hoặc 3 lứa bạc hà, 1 lứa rau mùa đông (Đỗ Tất Lợi,
1987). Bệnh hại bạc hà nguy hiểm nhất là bệnh gỉ sắt hại lá do nấm Puccinia menthae gây
nên. Có thể dùng Benlate (1kg pha trong 800 - 1000 lít nước/ha) để phun phòng trừ. Ngoài
ra còn có các loại sâu, nhện và rệp hại lá. Có thể chữa trị bằng Basudin và Sherpa.
2.2.6. Thời điểm, cách thu hoạch sinh khối
Các cây tinh dầu nói chung và cây bạc hà nói riêng, cùng với quá trình sinh trưởng
tỷ lệ tinh dầu trong cây cũng tăng lên. Mối quan hệ này thể hiện rất rõ giữa tinh dầu và sự
phát triển của lá - nơi tổng hợp và tích lũy tinh dầu. Khi lá ngừng phát triển, tỷ lệ tinh dầu
cũng ngừng tăng lên (V. Tôpalôp và ctv, 1966). Sau đó là những tiến trình oxyd hóa: hóa
nhựa và bay hơi của tinh dầu. Do đó, để tránh những tổn thất này, nếu thu cắt bạc hà để
cất lấy tinh dầu phải tiến hành vào lúc mà nó cho khối lượng thân lá (chủ yếu là lá) cao
nhất thì cho tỷ lệ tinh dầu cao nhất. Những kết quả nghiên cứu về mặt này cho thấy, nên

7


thu cắt vào thời kỳ hoa nở 50%, không những cho năng suất sinh khối lớn nhất mà chất
lượng tinh dầu cũng cao (V. Tôpalôp và ctv, 1966).
Ngoài ra cần chú ý đến một số yếu tố khác như: thời gian thu hoạch trong ngày, ẩm
độ đất, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ và chất lượng của tinh dầu. Kết quả
của nhiều thí nghiệm cho thấy: năng suất và chất lượng tốt nhất được thu hoạch vào lúc
trời nắng, lặng gió và khô. Các điều kiện này có được trong thời điểm 10 - 14 giờ trong
ngày. Ngoài ranh giới trên, các kết quả thu được đều kém hơn (V. Tôpalôp và ctv, 1966).
Trên thực tế, cố gắng thu hoạch sau 9 giờ sáng đến trước 16 giờ chiều. Tránh thu

hoạch vào những ngày râm, ẩm độ cao, có gió hay mưa lạnh.
Cần chú ý tháo nước làm khô ruộng trước khi thu hoạch từ 5 đến 6 ngày nhằm làm
tăng tỷ lệ tinh dầu.
Bạc hà trồng 2 - 3 tháng có thể thu hoạch. Dùng liềm cắt sát gốc, thu toàn bộ thân
lá để cất lấy tinh dầu. Cây thu hoạch xong cần chuyển ngay đến nơi cất tinh dầu. Nếu
chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần trãi mỏng ở những nơi râm mát, tuyệt đối không đánh
đống hoặc bó chặt cây sẽ làm tăng độ ẩm nóng, cây dễ bị thối hỏng, tinh dầu giảm sút
nghiêm trọng. Phơi nắng hàm lượng tinh dầu cũng bị giảm sút.
2.2.7. Thành phần hóa học tinh dầu bạc hà Mentha arvensis Linn.
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bac hà. Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà
thường 0,5 đến 1%, có khi có thể lên tới 1,3 đến 1,5%. Bằng phương pháp lựa chọn
giống, Liên Xô cũ đã có những loại bạc hà đạt tới 5,2 đến 5,6% tinh dầu (tính trên cây, đã
trừ độ ẩm). Ngoài tinh dầu trong cây bạc hà còn có các flavonoit.
Tinh dầu là chất lỏng không màu hay vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt, vị cay, sau
mát. Rất dễ tan trong ethanol 90o, tan trong 2 - 3 thể tích ethanol 70o. Thành phần các chất
có trong tinh dầu bạc hà Mentha arvensis Linn. được phân tích bằng phương pháp sắc ký
khí khối phổ như sau: α - pinene 0,13%, β - terpinene 0,09%, β - pinene 0,19%, β - myrcene
0,17%, 3 - octanol 0,66%, limonene 0,51%, eucalyptol 0,09%, terpineol Z - β 0,05%,
isopulegol 0,43%, menthone 8,09%, isomenthone 1,64%, neomenthol 1,91%, menthol
80,92%, isomenthol 0,13%, α - terpineol 0,16%, pulegone 0,48% , piperitone 0,6%, thymol

8


0,4%, β - bourbonene 0,11%, caryophyllene 0,84%, α - caryophyllene 0,11%, germacrene
D 0,99%, β - bisabolene 0,7% (Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Phương Vỹ, 2008).
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bạc hà là menthol và menthone.
2.2.7.1. Menthol - (1R,2S,5R) - 2 - isopropyl - 5 - methylcyclohexanol
Menthol C10H19OH là một terpenoid, ở trạng thái rắn trong điều kiện nhiệt độ
phòng (do đó dễ vận chuyển và bảo quản nên nhu cầu sử dụng ngày càng tăng), không

màu, trong suốt, không tan hoặc ít tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
Trong tinh dầu cũng tồn tại một số đồng phân của menthol (đã nêu ở trên), một số có mùi
tương tự như menthol, một số khác thì không. Menthol trong tinh dầu chủ yếu ở trạng thái
tự do nhưng một phần ở dạng kết hợp với acid axetic - dạng este. Cả dạng tự do và dạng
este cộng lại gọi là menthol toàn phần.

Hình 2.2 Công thức cấu tạo menthol và đồng phân.
( />
Trong công thức cấu tạo, menthol có chứa nhóm chức _OH vì vậy menthol cũng
có những tính chất hóa học giống như một rượu bình thường. Nó bị oxi hóa để tạo ra
menthone tởi tác nhân oxi hóa như: acid chromic hay dichromate và trong một số điều
kiện xúc tác khác sự oxi hóa có thể đi xa hơn và dẫn đến sự mở vòng. Menthol cũng dễ
dàng bị mất nước (dehydrat) cho ra sản phẩm chính là 3 - menthene dưới xúc tác của acid
sulfuric 2%, và dưới xúc tác của PCl5 tạo menthyl chloride.

9


Hình 2.3 Một số phản ứng hóa học của menthol.
( />
Ngoài ra, với tinh dầu giàu menthol (trên 70%), ta có thể chiết xuất một phần
menthol. Nguyên tắc chiết xuất là: làm lạnh tinh dầu từ từ để có tinh thể menthol to đều
nhằm phân tách tinh dầu dễ dàng hơn. Lúc đầu có thể kết tinh ở nhiệt độ 14 oC rồi đến 10
và 5 oC. Khi thấy menthol không kết tinh thêm nữa thì đưa xuống nhiệt độ lạnh thấp hơn.
Lọc menthol phải được tiến hành ở nhiệt độ thấp. Menthol thu được đem rửa nhiều lần
bằng nước lạnh để loại hết tinh dầu dính lại. Hong khô menthol tự nhiên trên khay ở nhiệt
độ 25 - 26 oC với luồng gió thổi nhẹ (nhiệt độ quá 26 oC có thể bay hơi một phần menthol
làm giảm năng suất). Muốn có 100 g menthol phải mất 125 - 200 ml tinh dầu.

Hình 2.4 Tinh thể menthol.

( />
Menthol tạo ra bằng phương pháp nêu trên là menthol thô được chiết từ tinh dầu.
Muốn có loại dược dụng phải tinh chế menthol thô bằng cách kết tinh lại trong ethanol.

10


Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhiều nước đã bán tổng hợp menthol
bằng các phương pháp khác nhau:
+ Trong tinh dầu bạc hà còn có menthone là một aceton. Hydrogen hóa menthone bằng
natri để chuyển thành menthol có chức ancol bậc 2.
+ Có thể hydrogen hóa thymol (với xúc tác là nickel khí, bột platin hay đồng cromid),
nhân thơm sẽ chuyển thành cyclohexan và như vậy thymol chuyển thành menthol.
+ Trong một vài loại tinh dầu bạc hà M. pulegium L. có pulegon cũng có thể hydrogen
hóa thành menthol.
+ Trong tinh dầu của một số loài bạch đàn có chất piperiton có thể hydrogen hóa tạo menthol.

Hình 2.5 Tóm tắt các phương pháp bán tổng hợp menthol.
(Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).

Menthol bán tổng hợp thường ở dạng rexamic, có độc tính cao hơn menthol
thiên nhiên, vì vậy đến nay chỉ mới có một số Dược điển (Đức, Anh, Mỹ) công nhận
là dạng dược dụng.
2.2.7.2. Menthone - (2S,5R) - 2 - Isopropyl - 5 - methylcyclohexanone
Menthone là một hợp chất hữu có công thức phân tử C10H18O, l - menthone là phổ
biến nhất trong tự nhiên. Menthone là một monoterpen có công thức cấu tạo tương tự với
menthol, chỉ khác nhau ở nhóm chức rượu _OH được thay thế bằng oxi.

11



Menthone lần đầu tiên được phát hiện bởi Moriya vào năm 1881 và sau đó được
tổng hợp bằng cách nung nóng menthol với xúc tác acid chromic.

Hình 2.6 Công thức cấu tạo menthone.
( />
2.2.8. Tác dụng dược lý
Tinh dầu bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chổ, nên
dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn
mạnh nên cũng thường dùng trong một số trường hợp ngứa của một số bệnh ngoài da,
bệnh về tai mũi họng. Tinh dầu bạc hà và menthol dùng bôi mũi hay bôi trong cổ họng có
thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này
thường xảy ra đối với trẻ con ít tuổi.
Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay menthol uống với liều lượng rất nhỏ có thể gây hưng
phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, hạ thấp thân nhiệt. Dùng liều lớn có tác dụng
kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả
Vibrio cholerae Inaba, Vibrio cholerae Ogawa. Tinh dầu bạc hà có tác dụng ức chế thần
kinh trung ương có thể gây tê liệt thần kinh do tác dụng chủ yếu của menthol. Các chất
menthol và menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột trở xuống và có tác
dụng làm giãn mao mạch.
2.2.9. Công dụng
Bạc hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi,
ho, viêm họng sưng đau, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, đau bụng đầy trướng, tiêu hóa kém,
nôn mữa. Thường dùng phối hợp với nhiều thuốc khác.

12


Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp

xương, thái dương khi nhức đầu. Cây bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm
bài tiết dịch vị và giảm đau (Đỗ Tất Lợi, 2001).
Tinh dầu bạc hà làm hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm, làm thơm ngon bánh kẹo,
rượu khai vị, nước súc miệng, thuốc đánh răng, hương liệu trong thuốc lá, mỹ phẩm,…
thuốc bôi chữa đau răng (có tên là thuốc lỏng Bonain) gồm có 1 phần menthol, 1 phần
phenol và 1 phần cocain (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
Ngoài ra, sau khi cất lấy tinh dầu, bạc hà còn khoảng 18 - 24% protein thô, đường
từ 8 - 10%, lipit thô 49,55% và một số acid amin không thay thế với hàm lượng tương
đối, nên được dùng làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm ăn hoặc làm phân bón.
2.3. Bạc hà Âu Mentha piperita Linn.
2.3.1. Phân loại
Giới:

Plantae

Phân nhóm:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Lamiales

Họ:

Lamiaceae


Giống:

Mentha

Loài:

Mentha piperita
Hình 2.7 Mentha piperita Linn.
(Hình do tác giả chụp, cây trồng tại
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM).

Bạc hà Âu có tên khoa học là Mentha piperita Linn.. Hay còn gọi là bạc hà ngoại,
bạc hà cay. Tên nước ngoài là Peppermint (Anh), menthe poivrée (Pháp).
Loài này mọc và được trồng chủ yếu ở các nước Châu Âu và một số nước vùng Bắc
Mỹ, Ấn Độ và các nước Bắc Phi. Bản thân loài này không phải là một loài dòng mà do lai
nhiều loài khác nhau, giá trị cũng thay đổi tùy theo nơi mọc. Trong loài Mentha piperita
người ta cho rằng tốt nhất là loài có nguồn gốc từ vùng Mitcham ở Anh. Những nước
khác phần lớn đều lấy giống ở đây về trồng, từng thời kỳ lại phải tới đây lấy giống lại.

13


×