Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH ĐÁNH BẮT, CHẾ BIẾN, BUÔN BÁN VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁ NGỰA VÀ SẢN PHẨM RƯỢU NGÂM CÁ NGỰA Ở CÁC XÃ THUỘC HUYỆN SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.04 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH ĐÁNH BẮT, CHẾ BIẾN, BUÔN BÁN VÀ ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁ NGỰA VÀ SẢN PHẨM RƯỢU NGÂM CÁ NGỰA
Ở CÁC XÃ THUỘC HUYỆN SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

Họ và tên: TRẦN NHẬT LINH
Ngành: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
Niên khóa: 2006 - 2010
GVHD: Nguyễn Anh Trinh

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


Lời Cảm Tạ
 

Trước tiên cho con được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc sinh thành. Công
cha, nghĩa mẹ là vô bờ bến. Con cám ơn cuộc đời vì đã cho con sinh ra và lớn lên dưới sự
chăm sóc, dạy dỗ tận tình của cha mẹ.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm, cùng các quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã hết lòng dạy dỗ,
truyền đạt những kiếm thức, cũng như tạo mọi điều kiện cho em hoàn tất chương trình
học trong suốt 4 năm qua.
Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh
Trinh, người đã tận tình hướng dẫn em từng bước trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ, động viên mình trong


quá trình học tập, giúp mình có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn, nhất là những người
bạn cùng học ở phổ thông đã giúp mình đến với giảng đường đại học.
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Trần Nhật Linh
 
 

i


 
 

Tóm Tắt
Đề tài “Khảo sát sơ bộ tình hình đánh bắt, chế biến, buôn bán và đánh giá chất
lượng của cá ngựa và sản phẩm rượu ngâm cá ngựa ở các xã thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên” được tiến hành khảo sát bắt đầu từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010 tại khu vực
6 xã thuộc huyện Sông Cầu có đánh bắt và chế biến cá ngựa. Đề tài được thực hiện với
mục đích là đánh giá tình hình đánh bắt, chế biến và buôn bán các sản phẩm liên quan đến
cá ngựa ở các xã thuộc huyện Sông Cầu, đồng thời thông qua đề tài, tiến hành kiến nghị
các giải pháp nhằm phát triển bền vững nguồn lợi từ cá ngựa mang lại trong khu vực.
Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:
Tình hình đánh bắt loài hải sản này diễn ra nhỏ lẻ, tự phát và khó kiểm soát.
Tình hình thu mua, buôn bán cá ngựa và sản phẩm từ cá ngựa ở huyện Sông Cầu
bước đầu tập trung, hình thành nên khi vực chuyên kinh doanh mặt hàng này.
Tình hình vệ sinh ở các cơ sở chưa quan tâm đúng mức.
Chất lượng sản phẩm buôn bán trên thị trường có chất lượng cảm quan tốt.

ii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................ i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh Sách Các Chữ Viết Tắt ........................................................................................ vii
Danh Sách Các Hình ..................................................................................................... viii
Danh Sách Các Bảng ..................................................................................................... ix
Chương I. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................. 2
1.3 Nội dung ................................................................................................................. 2
Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Yên và huyện Sông Cầu ...................................................... 3
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Phú Yên ...................................................................... 3
2.1.2 Giới thiệu về Sông Cầu ........................................................................................ 4
2.2 Giới thiệu về cá ngựa ............................................................................................... 5
2.2.1 Phân loại khoa học................................................................................................ 5
2.2.2 Đặc điểm sinh học ................................................................................................ 5
2.2.2.1 Mô tả .................................................................................................................. 5
2.2.2.2 Phân bố và tập tính sinh hoạt ............................................................................. 6
2.2.2.3 Thức ăn và phương thức bắt mồi ....................................................................... 8
2.2.2.4 Sinh sản và sinh trưởng ..................................................................................... 8
2.2.3 Kỹ thuật nuôi cá ngựa........................................................................................... 10
2.2.3.1 Kỹ thuật lai tạo giống ........................................................................................ 10
2.2.3.2 Kỹ thuật nuôi cá ngựa thương phẩm ................................................................. 11
iii



2.3 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của cá ngựa ............................................... 14
2.3.1 Thành phần hóa học và công dụng ....................................................................... 14
2.3.2 Cách sử dụng ........................................................................................................ 16
2.4 Thực trạng chung về cá ngựa .................................................................................. 17
2.5 Khái quát chung về rượu thuốc và rượu pha chế..................................................... 20
2.5.1 Các khái niệm ....................................................................................................... 20
2.5.2 Các quy định về rượu pha chế và rượu thuốc ....................................................... 20
2.5.2.1 Quy định kỹ thuật về rượu trắng dùng để pha chế ............................................ 20
2.5.2.2 Quy định về quản lí sản xuất và kinh doanh rượu ............................................. 22
2.5.3 Thực trạng rượu thuốc trên thị trường Việt Nam ................................................. 26
2.6 Tổng quan tài liệu về Metanol ................................................................................. 27
2.6.1 Khái niệm ............................................................................................................. 27
2.6.2 Metanol có trong rượu .......................................................................................... 28
2.6.3 Cơ chế ngộ độc ..................................................................................................... 28
2.6.4 Triệu chứng ngộ độc ............................................................................................. 29
2.6.5 Xử lý ngộ độc ....................................................................................................... 29
Chương III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 30
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành .............................................................................. 30
3.1.1 Thời gian thực hiện............................................................................................... 30
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 30
3.2 Nội dung thực hiện .................................................................................................. 30
3.3 Phương pháp thực hiện ............................................................................................ 30
Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 31
4.1 Điều tra về tình hình khai thác và đánh bắt cá ngựa ở huyện Sông Cầu ................. 31
4.1.1 Phương pháp đánh bắt .......................................................................................... 31
4.1.2 Tình hình khai thác và sản lượng đánh bắt........................................................... 31
4.2 Điều tra về tình hình thu mua, buôn bán cá ngựa và sản phẩm từ cá ngựa ............. 34
4.2.1 Tình hình thu mua và buôn bán cá ngựa .............................................................. 34
4.2.2 Tình hình buôn bán sản phẩm từ cá ngựa............................................................. 35

iv


4.3 Phương thức bảo quản và chế biến cá ngựa ............................................................ 37
4.4 Tình hình vệ sinh và đánh giá về chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
rượu từ cá ngựa .............................................................................................................. 40
4.4.1 Đánh giá vệ sinh trong quá trình chế biến ............................................................ 40
4.4.2 Đánh giá chất lượng cá ngựa và sản phẩm từ cá ngựa trong khu vực điều tra .... 42
Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 43
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 45

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GVHD: Giáo viên hướng dẫn
TS: Tiến sĩ
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH: Đại học
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
YHCT: Y học cổ truyền
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
TB: Trung bình
v/v: Tỉ lệ về thể tích
L: lít
nt: như trên


vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cá ngựa (Hippocampus sp.)
Hình 2.2 Cấu tạo cá ngựa
Hình 4.1: Cá ngựa phơi khô
Hình 4.2: Một số sản phẩm rượu ngâm cá ngựa và nguyên liệu có dược tính

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 – Yêu cầu cảm quan
Bảng 2.2 – Các chỉ tiêu hóa học của rượu
Bảng 2.3 – Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng
Bảng 4.1: Tỷ lệ phân chia phần trăm khu vực đánh bắt:
Bảng 4.2: Phần trăm kích cỡ cá ngựa đánh bắt năm 2010
Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm về sử dụng cá ngựa ở các đại lý
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát việc thực hiện vệ sinh nguồn nước.
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát việc thực hiện vệ sinh

viii


Chương I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi mức sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu và thị hiếu sử
dụng sản phẩm của mọi người cũng đa dạng, phong phú hơn.
Các sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe mà

đồng thời phải thỏa mãn một mục đích sử dụng nào đó của con người. Trên thị trường,
thực phẩm có tính bổ trợ chức năng ngày xuất hiện càng nhiều, đặc biệt là các thực phẩm
có nguồn gốc tự nhiên theo y học cổ truyền có tác động lên yếu tố sinh lý của con người.
Cá ngựa là một trong những loài động vật có dược tính đáp ứng được một số yêu
cầu như vậy. Dưới sức ép từ nhu cầu “cường dương, bổ thận” và trị bệnh, ở Việt Nam
cũng như trên thế giới, cá ngựa ngày càng bị đánh bắt quá mức và không kiểm soát dễ dẫn
đến tình trạng cạn kiệt và mất cân bằng sinh học.
Sản phẩm từ cá ngựa mà chủ yếu là rượu ngâm cá ngựa xuất hiện tràn lan trên thị
trường và chất lượng không đảm bảo, số ca ngộ độc do rượu tự pha chế tăng mạnh vì việc
quản lý chất lượng và quản lý kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.
Huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trong 10 năm trở lại đây việc khai thác, chế biến và
buôn bán cá ngựa cũng như sản phẩm rượu ngâm cá ngựa diễn ra ngày càng quy mô hơn,
song chưa có bất cứ thống kê hay biện pháp quản lý việc khai thác và chất lượng rượu
trong khu vực. Theo ông Lương Công Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sông Cầu
cho biết: “ Cá ngựa ở đây sinh sản theo tự nhiên và thực trạng người dân khai thác rầm rộ
là có thật, nó sinh sản tự nhiên nên người dân vô tình khai thác”.
Vì vậy, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, dưới
sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Trinh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO
SÁT SƠ BỘ TÌNH HÌNH ĐÁNH BẮT, CHẾ BIẾN, BUÔN BÁN VÀ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CỦA CÁ NGỰA VÀ SẢN PHẨM RƯỢU NGÂM CÁ NGỰA Ở CÁC
XÃ THUỘC HUYỆN SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN”.
1


1.2 Mục đích
Đề tài thực hiện nhằm mục đích để biết được tình hình đánh bắt, chế biến và buôn
bán các sản phẩm liên quan đến cá ngựa ở các xã thuộc huyện Sông Cầu, đồng thời thông
qua đề tài, tiến hành kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển bền vững nguồn lợi từ cá
ngựa mang lại trong khu vực.
1.3 Nội dung

Khảo sát tình hình đánh bắt, sản lượng đánh bắt, phương pháp chế biến cá ngựa và
rượu ngâm cá ngựa.
Điều tra tình hình thu mua, buôn bán cá ngựa và sản phẩm từ cá ngựa trong huyện
Sông Cầu.
Đánh giá tình hình thực hiện vệ sinh trong khu vực sản xuất và chất lượng của sản
phẩm được buôn bán trên thị trường.

2


Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Yên và huyện Sông Cầu
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Phú Yên
Vị trí địa lý:
Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến
109°27'47" kinh đông thuộc miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía bắc ,
cách TP. Hồ chí Minh 561km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định
Phía Nam giáp Khánh Hòa.
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai.
Điều kiện tự nhiên, xã hội:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng
1.600 – 1.700 mm.
Diện tích tự nhiên: 5.045 km², Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông,
phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông
là biển Đông.
Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.

Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900 km2 và chiều dài bờ biển 189 km với
trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Đặc
biệt, huyện Sông Cầu có sản lượng cá ngựa khá lớn.
Tỉnh Phú Yên gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 7 huyện, có 111 đơn vị
cấp xã gồm 14 phường, 6 thị trấn và 91 xã.

3


Dân số Phú Yên là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị
20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.
2.1.2 Giới thiệu về Sông Cầu
Vị trí địa lý
Sông Cầu là huyện phía bắc của tỉnh Phú Yên, có vị trí:
Phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn và huyện Vân Canh của tỉnh Bình Định.
Phía Nam giáp huyện Tuy An.
Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 80Km.
Phía Tây giáp huyện Đồng Xuân.
Phía Tây Bắc còn có một phần đất giáp với huyện Vân Canh tỉnh Bình Định.
Điều kiện tự nhiên, xã hội:
Sông Cầu là huyện ven biển của tỉnh Phú Yên có diện tích: 48.928,48 hécta, trong
đó đồi núi chiếm đa số, xen kẽ là một số cánh đồng lúa nhỏ như: Long Phước (xã Xuân
Lâm), Thạch Khê (xã Xuân Lộc), Bình Thạnh (xã Xuân Bình).
Nơi đây có chiều dài đường bờ biển lớn nhất tỉnh Phú Yên ( 80 km) với diện tích
mặt nước là 2.366,19 ha. Trong đó có đầm và vịnh lớn là nơi sinh sống của rất nhiều loại
hải đặc sản có giá trị kinh tế cao:
Đầm Cù Mông: dài nhưng hẹp, có diện tích khoảng 26,55 km². Đầm được bao bọc
phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15 km ra biển.
Vịnh Xuân Đài: có diện tích mặt nước 130,45 km², được tạo thành nhờ dãy núi Cổ
Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km.

Dân số: 101.521 người năm 2009, mật độ là: 193 người/km2.
Đơn vị hành chính: Gồm 1 thị xã với 4 phường và 10 xã.
Giao thông: Gồm có hai tuyến đường chính
- Quốc lộ 1A chạy qua Sông Cầu nối Bắc – Nam.
- Quốc lộ 1D nối Quy Nhơn – Sông Cầu.

4


2.2 Giới thiệu về cá ngựa
2.2.1 Phân loại khoa học
Cá ngựa thuộc:
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Syngnathiformes
Họ (familia): Syngnathidae
Chi (genus): Hippocampus
(Nguồn: en.wikipedia.org, 2010)
Tên khoa học: Hippocampus sp.
Tên tiếng Anh: Seahores, spotted
seahorse, Yellow seahorse.
Ngày nay có tất cả là 35 loài cá ngựa được biết đến và 150 tên được ghi nhận, tại
Việt Nam có tối thiểu 7 loài được tìm thấy như:
Cá ngựa mõm ống có tên khoa học: H.kuda
Cá ngựa mào có tên khoa học: H.coronatus
Cá ngựa ba chấm có tên khoa học: H.trimaculatus
Cá ngựa Gai có tên khoa học: Hippocampus pinosissimus
Cá ngựa vằn tên khoa học là Danio rerio
Cá ngựa thân đen có tên khoa học: Hippocamtus aterrimus T.Et S

Cá ngựa thân trắng có tên khoa học là: Hippocampus Kellogi.
2.2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.2.1 Mô tả
Chủng loại cá ngựa rất phong phú và đa dạng nhưng hình thể của chúng được mô
tả tương đối như sau:

5


Cá ngựa là loại cá có thân dẹt bên khá
dày thon dài và cong; toàn thân dài khoảng 15
– 20 cm, có khi hơn; phần phình to ở giữa
thân rộng từ 2 – 4 cm; màu vàng nhạt hoặc
nâu đen; Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa
đầu có các gai to nhô lên; miệng dài như một
cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu,
khoảng cách hai ổ mắt rộng, có hai đôi râu
nhỏ và ngắn nằm ở hai bên đầu, đỉnh đầu hơi
lồi, nhẵn.
Khởi điểm vây lưng ở trước vây bụng.
tia gai cứng cuối cùng của vây gai hóa xương
có khía răng cưa, vây đuôi chẻ sâu, lỗ hậu
môn nằm ở sát gốc vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn hơi cong về phía bụng, vảy vừa
phải, xếp đều đặn, bụng phủ vảy, gốc vây bụng có một vảy phụ. Lưng màu xám đen, bụng
màu trắng, các vây màu xám.
Kích thước: Cá ngựa thân trắng (Hippocampus kelloggi) là một trong số rất ít
loài có kích thước lớn nhất trong giống Hippocampus. Hầu hết các loài cá ngựa trên
thế giới có chiều dài nhỏ hơn 25 cm. Nhưng loài cá ngựa thân trắng đạt kích thước cực
đại đến 35 cm; loài H. abdominalis phân bố ở Úc chỉ đạt tối đa 32 cm.
2.2.2.2 Phân bố và tập tính sinh hoạt

 Phân bố:
Cá ngựa phân bố rất rộng ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Trên thế giới, chúng phân bổ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, Pakistan, Australia,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đến nam Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.
Ở Việt Nam, cá ngựa phân bố từ Bắc đến Nam, chủ yếu ở vùng nước ven bờ, đặc
biệt là ở Khánh Hòa và Bình Thuận. Ở nước ta có 7 loài, trong đó cá ngựa mào
(H.coronatus) ít nhất, hiếm gặp. Đối tượng nuôi bao gồm cá ngựa mõm ống (H.kuda) và
cá ngựa ba chấm (H.trimaculatus)…
6


 Tập tính sinh hoạt:
- Khu vực sinh sống: Cá ngựa thích sống ở vùng triều dưới, biển cạn, vịnh kín có
nhiều rong biển hoặc cỏ biển, đáy là sỏi đá, nước trong, độ oxy hòa tan cao, sóng gió ít và
có nhiều động vật giáp xác nhỏ.
- Hành động: Cá ngựa chậm chạp, bơi lội ngắn, chỉ với tốc độ 1,6 – 5 cm/giây. Lúc
bình thường cá ngựa thích lấy đuôi quấn quanh nhánh tảo nhỏ hoặc các vật thể khác để
nghỉ ngơi. Mắt luôn đảo quanh, các gai trên đốt xương vòng có dạng cành cây, màu sắc và
hình thái ngụy trang để tránh kẻ thù và nhử mồi.
- Di chuyển: Tư thế bơi lội có hai dạng:
Dạng thứ nhất là thân thể cá với mặt nước gần như vuông góc, phần đuôi cuộn
tròn về phía bụng, “bơi đứng” một cách chậm rãi;
Dạng thứ hai là cá xòe đuôi, thân duỗi thẳng song song với mặt nước để tiến hành
“bơi nằm”.
Nhiệt độ nước thích hợp để sống là từ 12 – 33 oC, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25
– 29 oC; nhiệt độ nước quá cao sẽ làm cá ngựa cảm thấy không yên, bơi lội loạn xạ ảnh
hưởng đến bắt mồi, cuối cùng cá chết. Nhiệt độ nước xuống thấp đến 11oC, cá chìm
xuống đáy, không bắt mồi rồi chết; đối với cá ngựa con nhiệt độ nước yêu cầu rất chặt
chẽ, nói chung là trên 20oC.
Ảnh hưởng nồng độ muối đối với cá ngựa: Cá ngựa tuy là loài rộng muối nhưng sự

chịu đựng độ muối biến hóa đột ngột rất kém, thường sống ở độ muối 10 o/oo; khi độ muối
thấp hơn 9,8 o/oo cá sống không bình thường, khi độ muối gần 6,3 o/oo cá ngựa bắt đầu mắc
bệnh phù vì nước, mắt lồi lên, khi độ muối là 4,8 o/oo cá ngựa lập tức chết đi. Cá ngựa con
thích ứng độ muối càng kém, phạm vi thích ứng về độ muối của cá con rất hẹp, thường
thường là 15 – 22 o/oo, độ pH thích nghi là 7,5 – 8,4. Cường độ ánh sáng là 500 – 2000
lux, hàm lượng oxy hòa tan giữ trên 3 mg/l, nếu 5,7 mg/l là thích hợp, còn thấp hơn 2,5
mg/l sẽ có hiện tượng bắt mồi không mạnh, thở gấp, kêu lên “cồ cồ” và bơi loạn xạ.

7


2.2.2.3 Thức ăn và phương thức bắt mồi
 Thức ăn:
Cá ngựa ăn động vật tươi, sống nguyên con; hệ số thức ăn là 4 – 7,5 ; nhiệt độ
nước 20 – 27,3 oC; thời gian tiêu hóa thức ăn là 4 – 6 giờ.
Cá bột và cá con chủ yếu ăn động vật chân mái chèo loại nhỏ và ấu trùng của nó;
cá ngựa lớn ăn các loại chân mái chèo, loại đoan túc, moi tấm, tôm tấm, tôm phát sáng,
tôm móc…
 Phương thức bắt mồi:
Cá ngựa thuộc loại ăn thịt, dựa vào sự đóng mở của mang và sự co duỗi của mõm
hình ống để bắt mồi ăn. Kích cỡ thức ăn không thể to hơn vành miệng, loại chân mái chèo
là thức ăn nhỏ chủ yếu của cá ngựa.
Tập tính của cá ngựa bắt mồi phun nước và lượng thức ăn tương đối lớn, khi nhiệt
độ nước 20 – 27oC, cá ngựa Nhật Bản có chiều dài thân 3 cm một lần có thể bắt 21 con
tôm tấm có thân dài 6 mm; một con cá ngựa ba chấm có chiều dài thân 13,5 cm, lần thứ
nhất có thể ăn 132 con tôm tấm có chiều dài thân 9 mm, cá ngựa mõm ống có chiều dài
thân 10,5 cm một lần ăn 68 tôm tấm cỡ 9 mm.
2.2.2.4 Sinh sản và sinh trưởng
 Sinh sản:
Cá ngựa đực cái khác thể, cá đực có phương thức sinh sản đặc biệt là ấp nuôi con. Giai đoạn thành thục của cá ngựa ba chấm tương đối ngắn, cá ngựa mõm ống và cá ngựa

ba chấm có độ dài thân trên 12 – 14 cm là có thể thành thục, nhiệt độ nước trên 20oC,
thích hợp là 20 – 30oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 28oC.
Thời kì sinh sản nằm trong khoảng tháng 3 – 11, đẻ rộ từ tháng 5 – 9.
Phương thức sinh sản: cá ngựa là loài sống chung thủy theo đôi trong suốt một
mùa sinh sản. Đối với phương thức này, nếu tỉ lệ giới tính là tương đương thì sẽ không có
cạnh tranh giữa các con cái vì số lượng con đực đã đủ để kết đôi. Trong mùa đẻ thông
thường cá đực và cá cái đuổi theo nhau, hoặc hai con đực cái cặp kè bơi bên nhau, vờn
nhau; trong giai đoạn này cá chuyển màu thành màu vàng nhạt. Đợi sau khi cơn động hớn
đến cao độ, cá đực và cá cái tựa bụng vào nhau, cá đực liền mở rộng miệng bọc bụng nuôi
8


con (cơ quan nằm bên ngoài cơ thể con đực), cá ngựa cái tiến hành cắm sâu bộ phận sinh
dục đẻ trứng vào bọc nuôi con đồng thời cá ngựa đực liền phóng tinh trùng, trứng và tinh
trùng được thụ tinh trong bọc, chúng là loài sử dụng tinh trùng hiệu quả nhất trong các
động vật.
Tất cả việc thụ tinh diễn ra khoảng 60 giây, trứng thụ tinh phát dục trong bọc nuôi
con, ấp nở đến cá bột. Khi nhiệt độ nước 25 – 28oC, phôi thai phát dục cần 12 – 14 ngày.
Thời gian phát triển từ hợp tử thành cá ngựa con lâu hay chóng phụ thuộc phần lớn vào
nhiệt độ môi trường nước. Nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 20 – 22oC, thời gian này
sẽ là 16 đến 18 ngày, ở nhiệt độ 28 – 30oC, thời gian này chỉ còn 10 – 12 ngày.
Rất dễ nhận thấy biểu hiện "sắp sinh" của cá ngựa đực: Màu sắc của bọc nuôi con
chuyển từ màu nâu vàng (hoặc màu nâu nhạt) sang màu nâu sẫm, bọc không còn cứng và
chắc nữa mà trở nên mềm và lỏng hơn, miệng túi mở rộng. Thời gian "chuyển dạ" chỉ
khoảng mấy phút đến mười mấy phút, nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân
nào đó thì thời gian "chuyển dạ" thậm chí kéo dài từ một đến ba này. Thông thường trước
lúc tờ mờ sáng, cá ngựa đực bắt đầu đẻ con, toàn thân cá ngựa đực co lại, run rẩy, đốt cơ
ở bụng co bóp nhịp nhàng có tính quy luật làm cho cá ngựa bột lần lượt vượt ra khỏi
miệng túi rơi vào nước sống tự do.
Tập tính sinh sản: Cá ngựa là loài đẻ trứng nhiều lần, mỗi năm có thể đẻ mười mấy

lần và có thể đẻ từ hàng trăm đến hàng nghìn cá bột con, nhưng ban đầu số con tương đối
ít, về sau dần dần tăng lên. Cá 1 – 2 tuổi đẻ con nhiều nhất.
Cá ngựa lại là loài sống chung thủy theo đôi trong suốt một mùa sinh sản. Đối với
phương thức này, nếu tỉ lệ giới tính là tương đương thì sẽ không có cạnh tranh giữa các
con cái vì số lượng con đực đã đủ để kết đôi.
 Sinh trưởng:
Tốc độ sinh trưởng của cá ngựa tương đối nhanh, cá 7 tháng tuổi đạt chiều dài
trung bình 20 cm, dự kiến cá tròn 1 năm tuổi đạt chiều dài 25 – 26 cm, cá ngựa ba
chấm lớn nhanh nhất, qua ba tháng nuôi thí nghiệm để đối chứng, cá ngựa ba chấm, cá
ngựa mõm ống và cá ngựa Nhật Bản chiều dài lần lượt là 11 cm, 9 cm và 5,5 cm, sinh

9


trưởng cá ngựa con càng nhanh hơn.Tuổi thọ cá ngựa nói chung nằm trong khoảng 2 – 4
tuổi, cá ngựa mõm ống đạt trên 5 tuổi.
2.2.3 Kỹ thuật nuôi cá ngựa
2.2.3.1 Kỹ thuật lai tạo giống
 Tuyển chọn cá ngựa bố mẹ:
Cá bố mẹ phải là các cá thể khỏe mạnh, không bệnh tệt, cơ thể lớn, hình thể đẹp, 1
– 2 tuổi.
Cá ngựa cái có hình thái tốt, phần bụng phình to, khu xoang sinh nở hơi mở rộng,
nhú lồi sinh đẻ rõ ràng.
Cá ngựa đực có bọc nuôi con vừa rộng vừa dài, không bị tổn thương và hoàn
chỉnh; tỉ lệ cái: đực là 1 – 2 :1.
 Nuôi cá ngựa bố mẹ:
Nói chung cá ngựa bố mẹ thả nuôi thưa, mật độ thả nuôi 20 cá thể/m3, mỗi ngày
cần bón thức ăn tươi sống, chất lượng tốt, bón đủ lượng, ngày bón 3 – 4 lần.
 Cá ngựa bố mẹ đẻ trứng:
Khi nhiệt độ ổn định trên 20oC, có thể đem cá ngựa bố mẹ với tỉ lệ đực : cái là 1:1

cho vào bể, cho cá tự động hớn, giao phối, đẻ trứng, thụ tinh… Đợi cho bọc nuôi con của
cá đực chứa đủ trứng thụ tinh cần kịp thời dời cá đực sang bể ấp trứng để cá đực làm
nhiệm vụ ấp trứng và nuôi con.
 Ấp trứng:
Bể nuôi dùng để ấp trứng từ đầu đến cuối cần bảo đảm môi trường nhiệt độ, độ
muối ổn định, nước trong sạch, hàm lượng oxy hòa tan đầy đủ. Thời gian ấp tùy thuộc
vào nhiệt độ nước mà có sự sai khác; khi ở nhiệt độ 20 – 22oC, 25oC và 28 – 30oC, thời
gian phân biệt sẽ là 16 – 18 ngày, 14 ngày và 16 – 12 ngày có thể ấp nở ra cá bột. Nhiệt
độ thích hợp nhất nằm trong khoảng từ 20 – 30 oC.
Tiêu chí để xác định cá ngựa trước khi đẻ con: màu sắc bọc nuôi con chuyển từ
màu nâu vàng sang màu nâu đen, tính chất bọc cứng chuyển sang mềm, nhỏ chuyển thành
to.

10


Nói chung, cá ngựa đực bắt đầu đẻ trước hay sau lúc bình minh. Trước khi đẻ, cá
ngựa đực biểu hiện rất phấn chấn, bơi lội nhanh nhẹn, miệng bọc tròn mở rộng, dựa vào
sự co duỗi nhiều lần thân thể, co bóp của bắp thịt bọc nuôi con làm cho con liên tục chui
ra khỏi bọc và rơi vào môi trường nước bơi lội tự do. Thời gian đẻ kéo dài độ 10 phút là
kết thúc. Nếu trường hợp đẻ khó ta co thể trợ sản bằng cách dùng tay bóp nhẹ vào bọc
con. Nói chung chất lượng con giống đẻ tập trung tốt hơn là giống đr phân tán. Cá bột
mới sinh có chiều dài thân 8 – 9 mm, đã biết bắt mồi. ngoài ra khi đẻ xong cần phải bắt cá
bố mẹ nuôi riêng đề phòng nó ăn thịt con.
2.2.3.2 Kỹ thuật nuôi cá ngựa thương phẩm
 Trại nuôi và các loại ao nuôi
Tùy từng điều kiện từng vùng và mục đích sản xuất của người nuôi, có thể nuôi
thương phẩm cá ngựa bằng hai hình thức:
- Nuôi trong lồng:
Nên chọn trại nuôi có nước triều lưu thông, sóng gió ít, độ muối từ 9 – 33 o/oo và

vùng biển không bị ô nhiễm, có điều kiện thuận lợi đường giao thông, điện, nước và
nguồn thức ăn phong phú.
Cấu tạo lồng: kích thước: 0,5 x 0,5 x 1 m hoặc 1 x 1 x 1 m. Lưới nylon, mắt lưới 4
– 6 mm.
Mật độ: 100 – 200 con/m3
Thường xuyên vệ sinh lưới lồng để đảm bảo nước lưu thông qua lồng dễ dàng,
giúp môi trường trong sạch, làm tăng lượng oxy hòa tan cho cá. Trong quá trình nuôi,
theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp quản lý kịp thời như là di chuyển lồng khi
môi trường nước bị ô nhiễm đột ngột.
- Nuôi trong bể xi măng:
Có thể nuôi trong nhà hay hoặc ở ngoài trời có che bớt ánh sáng, phần nửa dưới bể
nuôi sơn đen nhạt hay xám đậm. Hình dáng bể nuôi cố định, nhưng phải thuận tiện cho
việc cấp thoát nước và các thao tác thuận tiện. Tùy theo từng giai đoạn nuôi và phát dục
có thể phân ra các loại ao bể nuôi như sau:

11


Bể nuôi cá bột và cá hương: là bể để nuôi cá từ mới đẻ cho đến có độ dài 6 cm, có
thể làm bể đẻ cho cá bố mẹ. Diện tích độ 1 – 3 m2, độ sâu 0,6 – 1 m.
Bể dùng nuôi cá ngựa con: dùng để nuôi cá từ 6 cm đến 10 cm, cũng có thể sử
dụng nuôi cá bố mẹ. Diện tích bể 1 – 3 m2, độ sâu 0,8 – 1,2 m.
Nuôi cá ngựa thương phẩm: nuôi cỡ cá nhỏ hơn 10 cm cho đến khi thành cá
thương phẩm. Mỗi bể 5 – 20 m2, độ sâu 0,8 – 1,2 m.
 Nuôi cá bột và cá hương ( từ khi mới nở đến khi có chiều dài thân 6 cm)
Mật độ thả nuôi cá mới nở là 100 – 1000 cá thể/m3. Cá ngựa mới nở ra dùng mõm
ống hút thức ăn, chủ yếu là loại luân trùng, ấu trùng không đốt của động vật chân mái
chèo. Tùy sự lớn lên của cá bột mà bón các loại thức ăn là loại râu ngành, chân mái chèo
nhỏ, tôm tấm con, loại đoan túc nhỏ… Đồng thời cho thêm tảo Platymonas sp. , nước đậu
nành. Thức ăn đảm bảo đủ chất và lượng, mỗi ngày bón 3 – 4 lần để nâng cao tỉ lệ sống.

Cần tăng cường hiệu quả quản lí, hàng ngày nhiệt độ nước yêu cầu giữ ổn định trên 20oC,
mặt bể cần che bớt ánh sáng. Nói chung, mùa có nhiệt độ cao tương đối dễ nuôi hơn mùa
có nhiệt độ thấp.
 Nuôi cá ngựa con ( giai đoạn từ 6 cm đến 10 cm.)
Mật độ thả nuôi cá hương là 300 cá thể/m3. Bắt đầu giai đoạn cá hương có chiều
dài thân 5 – 6 cm, nên chuyển bón loại râu ngành, chân mái chèo, tôm tấm, tôm con… Tỉ
lệ thức ăn tùy sự tăng trưởng của cá ngựa mà dần, ngày bón thức ăn 2 – 3 lần.
Lượng thức ăn bón hằng ngày cho cá ngựa:
Chiều dài thân (cm)

1

3

5

7

9

11

13

15

Tỉ lệ bón thức ăn ngày (%)

20


18

16

14

12

10

8

6

(Nguồn: Nguyễn Khắc Hường, 2007. Sổ tay kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật Hà Nội.)
 Nuôi cá thương phẩm
Đem cá ngựa có chiều dài thân nhỏ hơn 10 cm nuôi thành cá thương phẩm hoặc
giai đoạn cá bố mẹ có tuyến sinh dục thành thục. Mật độ nuôi thả cá ngựa con là 80 – 100
cá thể/ m3 nước nuôi. Thức ăn chủ yếu là động vật chân mái chèo, loại đoan túc, tôm tấm,
moi, tôm móc hoặc ăn thêm thịt cá tươi, cũng có thể dùng thức ăn tươi hay đông lạnh.
12


Lượng thức ăn căn cứ vào lượng thức hết mà định. Ngày cho ăn 2 – 3 lần, bón ăn buổi
sáng nhiều, buổi chiều ít hơn, lấy phương châm bón ít mà nhiều lần nhất thiết không để cá
đói.
Cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, để tránh việc cá bị đói hoặc ngược lại bị chết do bội
thực.
Trong thời gian nuôi cần dọn sạch thức ăn thừa, phân thải và giữ nước luôn trong

sạch, độ trong khống chế ở 35 cm. Không cho ánh sáng mạnh vào bể đề phòng sinh vật
phù du phát triển quá nhiều; nhiệt độ nước không nên quá cao để tránh cá sinh bệnh; nên
dùng tia cực tím sát trùng nước nuôi; trong bể cho sục khí nhằm cung cấp đầy đủ oxy hòa
tan. Cần định kì thay nước nuôi, mùa hè thì cứ cách 1 – 2 ngày thay nước 1 lần, thông
thường dùng phương pháp “thay nước toàn bộ’’ tức là chuẩn bị một bể nước mới, đợi khi
nhiệt độ chênh lệch nhỏ hơn 2oC đem toàn bộ cá ngựa chuyển sang bể mới với thao tác
nhanh nhẹn. Đáy và thành bể phải dùng chlorin tiệt trùng.
 Qua đông
Cá ngựa chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, lúc nhiệt độ thấp phải đem cá ngựa vào
nhà qua đông. Ở xứ nhiệt đới thì dùng ánh sáng mặt trời để nâng nhiệt cho bể nuôi có mái
che nhựa; ở xứ lạnh phải dùng các nguồn nhiệt để nâng nhiệt độ nước, điều chỉnh nhiệt độ
nằm trong khoảng 16 – 18oC là thích hợp, đồng thời cho cá ăn đầy đủ và giữ vệ sinh bể
nuôi để nâng cao tỉ lệ sống qua đông. Mật độ qua đông là 100 cá thể/m3 nước.
 Phòng và trị bệnh thường gặp
Trong quá trình nuôi cá ngựa, bệnh thường gặp là:
Bệnh bọc khí dưới da hoặc trong ống tiêu hóa có phân bố nhiều bọc khí lồi lên to
nhỏ không đều nhau.
Bệnh chướng bóng hơi: bóng khí của cá ngựa khác thường, bụng cá phồng to, nằm
ngửa trên mặt nước.
Bệnh dạ dày và ruột: nguyên nhân do vi khuẩn gây nên, ruột và dạ dày sưng to,
vách dạ dày viêm đỏ, hậu môn không khống chế được.
Bệnh do một loại tảo kim hình trứng gây nên: có nhiều tảo kim hình trứng bám vào
da và mang.
13


Bệnh do trùng tiêm mao bám trên thân cá ngựa, bệnh trùng bánh xe do trùng bánh
xe kí sinh trên da và trên nhị mang cá ngựa, làm cho nhị mang lở loét…
Khả năng chống đỡ với môi trường và khả năng miên dịch của cá ngựa tương đối
kém, do đó bệnh tật dễ phát sinh cần có biện pháp đề phòng và duy trì độ muối ổn định,

nhiệt độ nước và ánh sáng thích hợp, đồng thời sử dụng thích đáng chloramphenicol,
oxytetracylin và các loại kháng sinh khác cùng với đồng sulfat, thuốc tím để phòng trị.
 Thu hoạch:
Cá ngựa nuôi sau 6 – 8 tháng, đạt cỡ 90 – 120 mm về chiều dài, khoảng 8 – 13
g/con thì có thể thu hoạch.
Cá ngựa trưởng thành ở độ 1 tuổi trở lên, tỉ lệ phơi khô tương đối cao đạt trên 30%.
Do đó có thể chọn cá trước khi qua đông hoặc trong mùa sinh sản cỡ trên một năm để tiến
hành thu hoạch.
2.3 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của cá ngựa
2.3.1 Thành phần hóa học và công dụng
Những nghiên cứu gần đây cho thấy cá ngựa thân trắng có hàm lượng amino
acid và acid béo không no HUFA rất cao, đặc biệt là DHA.
Hàm lượng kẽm và mangan cũng khá cao ở cá ngựa. Về mặt y học, điều này
giải thích vì sao sử dụng cá ngựa giúp tăng cường hoạt động của thận và sự sinh tinh.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng cá ngựa giàu Na, K và P, rất cần thiết
cho sự trao đổi chất của con người.
Hàm lượng kẽm và sắt cao (160 microgam/g) ở cá ngựa giúp cải thiện hệ miễn
dịch và tăng sự vận chuyển oxy của huyết sắc tố ở người.
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần phân
tử các hợp chất trong cá ngựa ở cấp độ gene và protein. Đây là một hướng nghiên cứu
mới, hiện đại, chứng minh cơ chế phân tử quyết định đến công dụng y học của loài sinh
vật này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa chứa các phân tử miễn dịch có hai nguồn
gốc khác nhau: từ yếu tố di truyền bẩm sinh và từ hệ miễn dịch do quá trình chọn lọc tự
nhiên.
14


Dạng miễn dịch từ quá trình tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên bao gồm các peptide
kháng lại các vi sinh vật, các nhân tố làm tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ngoại lai,

các protein chống ôxy hóa, các phân tử có khả năng giải độc, các lectin và protein có liên
quan đến quá trình tạo máu... Các phân tử miễn dịch từ di truyền bẩm sinh của cá ngựa có
thể cùng tác dụng trong quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể. Thú vị là đã
phát hiện ra rằng cá ngựa có chứa ít nhất 5 gene kháng khối u, điều này đã mở ra một
hướng mới trong nghiên cứu cơ chế khả năng chống ung thư của cá ngựa cũng như khả
năng sử dụng nguồn dược liệu quý giá này.
Người ta còn tìm thấy trong cá ngựa tất cả các thành phần của chuỗi vận chuyển
điện tử trong tế bào. Đây là các phân tử có chứa hàm lượng nguyên tố sắt cao, sự có mặt
của chúng giải thích công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu của cá ngựa khi sử dụng
chúng phối hợp với một số dược liệu cổ truyền khác. Một điều đáng nói nữa là cá ngựa có
chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh,
hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết
hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục
của tuyến yên trong não người. Ngoài ra, chính hàm lượng cao của Docosahexaenoic acid
(DHA) - vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sản sinh
tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa đã giải thích và chứng minh cho tác dụng tăng
cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa.
Cá ngựa tính ôn, vị ngọt, công dụng bổ thận, tráng dương, chỉ thống, chỉ huyết,
tiêu viêm thối nhiệt, khử đờm, sáng mắt, suy cơ cường tâm, dục sản…
Chủ trị thận suy dương nụy, ho, đau bụng, ù tai, buồn phiền mất ngủ, tổn thương
do bị đánh, bị thương chảy máu, khó đẻ…
Bệnh ung thư vú cũng trị liệu có hiệu quả.
Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.
Hoạt tính nội tiết: Các chất ly trích từ cá ngựa bằng alcohol có hoạt tính kéo dài
thời gian rụng trứng, tăng trọng lượng của tử cung và buồng trứng nơi chuột cái thử
nghiệm. Chất này có các hoạt động loại androgen trên các tuyến nhiếp hộ và dịch hoàn.

15



Tác động về tình dục: Chất ly trích hải mã bằng alcohol giúp kéo dài thời gian ân
ái nơi chuột thử nghiệm.
Trong YHCT Trung Hoa, nhiều y văn cổ có đề cập đến việc sử dụng cá ngựa từ
khoảng sáu thế kỷ trước. Bản thảo Cương mục thập di của Triệu Học Mẫn (1765, Trung
Quốc) ghi: Có thể chế biến cá ngựa theo nhiều cách như sấy rồi tán nhỏ, uống ngày ba lần
theo dạng bột hay viên; hoặc ngâm ba cặp cá ngựa - ba cá cái và ba cá đực - vào rượu có
hồi, quế và một số dược liệu có tinh dầu.
Cá ngựa cũng được sử dụng trong các hệ YHCT khác như Jamu (Indonesia),
Hanyak (Hàn Quốc), Kanpo (Nhật Bản) và trong YHCT của Việt Nam, Malaysia, Brazil.
2.3.2 Cách sử dụng
Cách làm cá ngựa: Thường người ta dùng một cặp cá ngựa làm thuốc gồm một con
đực và một con cái. Cá ngựa bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi hoặc sấy khô sau đó cất vào
chỗ mát, không ẩm ướt.
Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hàng ngày.
Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hồ đào, phà cố chỉ, nhân sâm (lượng như nhau)
làm viên uống.
Một số bài thuốc có vị cá ngựa:
Hỗ trợ trong trị nam yếu sinh lý, nữ chậm con (chọn lấy 1 phương thích hợp):
Chỉ dùng riêng hải mã một đôi (1 đực, 1 cái), sấy khô tán vàng, tán nhỏ rây bột
mịn, ngày uống 2 – 5 g chiêu với rượu. Hoặc dùng phối hợp gồm: hải mã 30 g, bàn long
sâm 30 g, cốt toái bổ 20 g, long nhãn 20 g. Tất cả thái nhỏ cho vào 1 lít rượu gạo cao độ
(40 – 45o), ngâm chiết lạnh từ 7 – 10 ngày (đây là phương pháp chiết lạnh nên hàng ngày
cần lấy chai hay lọ ngâm thuốc và lắc nhẹ từ 1 – 2 lần trong suốt thời gian ngâm) mới
dùng, nếu để lâu càng tốt. Mỗi ngày uống từ 20 – 40 ml chia làm 2 lần.
Hay sử dụng 1 đôi hải mã (đực và cái), ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20 g, tất cả
sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần từ 2 – 5 g chiêu với nước ấm.
Cũng có thể lấy 1 đôi hải mã, chim bìm bịp 1 con, tắc kè 1 con, củ sâm cau 30 – 50
g, ngâm trong 5 lít rượu thời gian 30 – 60 ngày là được, tuy nhiên để càng lâu càng tốt.

16



×