Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.13 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN
ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

CHU THỊ TƯỜNG VI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG”, tác giả Chu Thị Tường Vi, sinh viên
khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày……………………………

ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

năm

(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao
quý nhất đến Cha, Mẹ đã sinh ra, dạy dỗ tôi và cho tôi học hành được đến ngày hôm
nay. Cảm ơn những người thân trong gia đình đã là điểm tựa cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã trang bị vốn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Thầy Đặng Thanh Hà, giảng viên khoa kinh tế đã tận

tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn Liên Nghĩa, Phòng Nông
Nghiệp Huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.


NỘI DUNG TÓM TẮT
CHU THỊ TƯỜNG VI. Tháng 7 năm 2007. “Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất
của cây Khoai Tây Trên Địa Bàn Thị Trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng Tỉnh
Lâm Đồng”.
CHU THI TUONG VI. July 2007. “Evaduation of Economic Eficiency of
Potato in Lien Nghia Town, Duc Trong District, Lam Dong Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả sản xuất của cây Khoai Tây trên cơ sở phân tích
số liệu điều tra 50 hộ trồng Khoai Tây trên địa bàn Thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng .
Nội dung của khóa luận tập trung vào phân tích kết quả-hiệu quả sản xuất
Khoai Tây, trong đó có sự so sánh giữa các mùa, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất của bà con nông dân ở các mùa khác nhau nhằm đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị phù hợp cho việc phát triển sản xuất Khoai Tây.
Qua kết quả nghiên cứu thì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho việc phát
triển sản xuất Khoai Tây. Khoai Tây có thể trồng vào vụ mưa lẫn vụ nắng. Từ phân
tích đánh giá thì thấy kết quả hiệu quả sản xuất Khoai Tây là khá cao ở cả hai mùa. Do
đó nếu có đầy đủ điều kiện sản xuất thì nông dân nên tập trung phát triển nhiều hơn.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, nông dân vẫn gặp không ít khó khăn do thời
tiết thất thường đặc biệt là vào mùa mưa. Giá phân bón tăng cao cũng gây không ít khó
khăn cho nông dân.
Cùng với những vấn đề như điều kiện thời tiết, thông tin giá cả, thị trường tiêu
thụ thì giá cả đầu ra là vấn đề mà nông dân quan tâm nhiều nhất.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Mở đầu

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên


4

2.1.1. Vị trí địa lí

4

2.1.2. Địa hình-Thổ nhưỡng

4

2.1.3. Khí hậu-Thủy văn

5

2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất

6

2.2. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

6

2.2.1. Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội của Thị Trấn

6

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

7


2.2.3.Dân số-Lao động

10

2.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật

12

2.2.5.Giáo dục-Y tế

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1.Cơ sở lí luận

14
v


3.1.1.Nguồn gốc và phân loại Khoai Tây

14

3.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của Khoai Tây

14


3.1.3. Đặc điểm sinh vật của Khoai Tây

15

3.1.4. Một số vấn đề về kinh tế nông hộ

16

3.2.Phương pháp nghiên cứu

17

3.2.1.Qui trình nghiên cứu

17

3.2.2.Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu

18

3.2.3. Phương pháp phân tích

18

3.2.5. Mô hình hồi qui

18

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá


19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1.Thời điểm trồng Khoai Tây

22

4.2.Đặc điểm của hộ trồng Khoai Tây

22

4.2.1.Giới tính của chủ hộ

22

4.2.2.Trình độ học vấn

23

4.2.3.Thâm niên canh tác

24

4.2.4. Độ tuổi chủ hộ

25


4.2.5. Nguồn nước tưới

26

4.2.6. Qui mô canh tác

27

4.3. Tình hình sản xuất Khoai Tây

28

4.3.1. Chi phí đầu tư sản xuất Khoai Tây bình quân/1000m2 năm 2006

28

4.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất Khoai Tây bình quân/1000m2

29

4.4. So sánh mức độ đầu tư và hiệu quả của sản xuất Khoai Tây trong hai mùa mưa và
nắng

30
4.4.1. So sánh mức độ đầu tư giữa hai mùa

30

4.4.2. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất Khoai Tây giữa hai vụ


33

4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất Khoai Tây giữa các vụ.

34

4.5.1. Xác định mô hình hồi qui hàm sản xuất vào mùa mưa

35

4.5.2. Xác định mô hình hồi qui hàm sản xuất vào mùa nắng

42

4.5.3. Nhận xét về những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất Khoai Tây vào hai
mùa

47
vi


4.6. Những thuận lợi và khó khăn của bà con nông dân

49

4.6.1. Thuận lợi

49


4.6.2. Khó Khăn

50

4.7. Những vấn đề mà nông dân quan tâm

53

4.7.1. những vấn đề nông dân quan tâm

53

4.7.2. Thông tin nông dân có được

53

4.7.3. Mong muốn của bà con nông dân

54

4.8. Một số giải pháp phát triển Khoai Tây

55

4.8.1. Giải pháp về chọn giống

55

4.8.2. Giải pháp về sử dụng đất


55

4.8.3. Giải pháp về vốn

55

4.8.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật

56

4.8.5. Giải pháp về đầu ra

56

4.8.6. Một số giải pháp khác

56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Đề Nghị

58


5.2.1. Đối với nông dân

58

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương và nhà nước

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Doanh thu

ĐT-TTTH

Điều tra-tính toán tổng hợp


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Food Argiculture Organization(Tổ chức lương thực Thế Giới)

LN

Lợi nhuận

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN


Thu nhập

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Liên Nghĩa Năm 2006

6

Bảng 2.2. Diện Tích, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng

8

Bảng 2.3.Tình Hình Chăn Nuôi tại Thị Trấn

8

Bảng 2.4.Cơ Sở Thương Mại-Dịch Vụ

10

Bảng 2.5.Các Dân Tộc trong Thị Trấn

11

Bảng 2.6. Loại Hình Tôn Giáo


12

Bảng 2.7.Thống Kê Hiện Trạng Giáo Dục Năm 2006

13

Bảng 4.1.Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

23

Bảng 4.2.Thâm Niên Canh Tác của Nông Hộ

24

Bảng 4.3.Kinh nghiệm Trồng Khoai Tây của Nông Hộ

25

Bảng 4.4. Độ Tuổi Chủ Hộ Điều Tra

26

Bảng 4.5. Tình Hình Sử Dụng Nguồn Nước

26

Bảng 4.6. Qui Mô Canh Tác của Nông Hộ

27


Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Khoai Tây Bình Quân/1000m2 Năm 2006
28
Bảng 4.8. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Tây Bình Quân/1000m2

29

Bảng 4.9. So Sánh Chi Phí Sản Xuất giữa Vụ Mưa và Vụ Nắng

31

Bảng 4.10. So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Tây giữa Hai Vụ 33
Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Sản Xuất Khoai Tây vào Mùa
Mưa

36

Bảng 4.12. Hệ Số Xác Định R2aux của Mô Hình

37

Bảng 4.13. Kết Xuất Kiểm Định LM Breusch-Godfrey đối Với sự Tương Quan
của các Biến trong Phương Trình.

39

Bảng 4.14. Kiểm Định T Của Hàm Sản Xuất

40

Bảng 4.15. Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Sản Xuất Khoai Tây vào Mùa

Nắng

43

Bảng 4.16. Hệ Số Xác Định R2 aux của mô hình

44

Bảng 4.17. Kết Xuất Kiểm Định LM Breusch-Godfrey đối Với sự Tương Quan
của các Biến trong Phương Trình.

45
ix


Bảng 4.18. Kiểm Định T Của Hàm Sản Xuất

46

Bảng 4.19. Tình hình sử dụng phân bón khi giá phân bón tăng

50

Bảng 4.20. Hình Thức Thanh Toán Tiền Phân

51

Bảng 4.21. Thị trường Khoai Tây

52


Bảng 4.22. Nguồn Thông Tin Nhận Được khi Quyết Định Bán Sản Phẩm

54

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1.Giới Tính của Những Người được Phỏng Vấn

23

Hình 4.2.Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

24

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Thanh Toán Tiền Phân

51

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết xuất hồi qui
Phụ lục 2. Bản câu hỏi điều tra nông hộ

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Mở đầu
Trong khẩu phần hàng ngày, bên cạnh những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao như thịt, cá, trứng…thì rau được xem là loại thực phẩm không thể thiếu được. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng mức sống thì nhu cầu tiêu thụ các loại
rau an toàn, xanh, sạch, đảm bảo chất lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao. Bên cạnh
những loại rau như cà chua, xà lách, cải xong…có thị hiếu tiêu dùng cao thì khoai tây
cũng là loại rau đang được nhiều người quan tâm tiêu dùng không chỉ bởi sự an toàn
mà còn bởi giá trị dinh dưỡng của nó.
Trên thế giới, khoai Tây được xem là một trong năm cây lương thực quan trọng
sau lúa, ngô, mì, mạch. Đối với các nước Đông Âu, khoai Tây còn là nguồn tinh bột
chính trong bữa ăn.
Do nhu cầu tiêu thụ và tính hiệu quả kinh tế của khoai Tây nên trong những
năm gần đây diện tích trồng khoai tây không ngừng mở rộng. Đặc biệt là từ khi công
nghiệp chế biến ra đời, khoai Tây đã trở thành nguồn nguyên liệu quí cho sản xuất tinh
bột, làm thức ăn cho người và cho chăn nuôi. Góp phần đáng kể cho cải thiện thu
nhập, tăng công ăn việc làm không chỉ cho lao động nông thôn mà còn cho cả thành
thị.
Được sự ưu đãi của Tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, hàng năm Lâm
Đồng sản xuất ra một khối lượng khoai Tây lớn cung cho thị trường trong khu vực, các
tỉnh trong cả nước. Một trong những thị trường tiêu thụ lớn là Thành phố Hồ chí Minh
các tỉnh Đồng bằng sông cửu Long và một số tỉnh Miền Trung.
Góp phần rất lớn trong tổng cung khoai Tây của Lâm Đồng là khu vực Thị Trấn
Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng. Nhờ vào hoạt động sản xuất khoai Tây mà người dân
khu vực địa phương đã có những bước cải tiến thu nhập hơn các hoạt động sản xuất



nông nghiệp trước đây. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân vẫn còn gặp
phải một số khó khăn và chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan nên kết quả sản
xuất chưa cao.
Để tìm hiều hoạt động sản xuất khoai Tây trên địa bàn cũng như xem xét tính
hiệu quả của hoạt động này, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại
Học Nông Lâm, các phòng, Ban của chính quyền địa phương cùng với sự hướng dẫn
của thầy Đặng Thanh Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN
NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG”.Qua đề tài này chúng tôi hy
vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc tính toán lợi ích chi phí cũng như tìm kiếm
những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả cho người dân khi sản xuất. Do
phạm vi nghiên cứu và điều kiện thời gian có hạn cùng với sự hiểu biết còn hạn chế
khi đi sâu vào thực tế nên đề tài khó tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong sự thông
cảm và góp ý chỉ bảo của quý thầy cô, các cô chú, anh chị và các bạn sinh viên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất khoai Tây của một số hộ nông dân trên địa bàn Thị
Trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng để giúp nông dân trồng Khoai Tây
đặc biệt là bà con dân tộc thấy được hiệu quả thực tế mà Khoai Tây mang lại, từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất khoai Tây của nông dân trên địa bàn thị trấn Liên
Nghĩa Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong năm qua
So sánh hiệu quả sản xuất giữa các mùa khác nhau
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Khoai tây trong 2 mùa.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất của nông dân
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nông dân sản xuất có hiệu quả hơn.

2



1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thị Trấn Liên Nghĩa. Nhưng do phạm vi
rộng mà hoạt động sản xuất Khoai Tây của nông dân lại tập trung ở một số khu phố
chính nên phạm vi nghiên cứu chỉ được tiến hành trong ba khu phố là khu phố 8, khu
phố 10 và khu phố 12.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu và hoàn thành từ tháng 3đến tháng 6 năm
2007.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương;
Chương 1: Đặt vấn đề. Nêu lên những lí do thực hiện và mục đích của đề tài
Chương 2: Tổng Quan. Giới thiệu sơ nét về Thị trấn Liên nghĩa, nơi thực hiện
đề tài này.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số khái
niệm và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đưa ra những kết quả phân
tích, tính toán được
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược lại những kết quả đã nghiên cứu
và đưa ra một số kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lí
Thị trấn Liên Nghĩa nằm ở trung tâm Huyện lỵ Đức Trọng-Lâm Đồng với độ cao
trung bình từ 850-1000 m. Khu vực Thị Trấn nằm dọc trên quốc lộ 20 cách Thành Phố
Đà Lạt khoảng 20 km theo đường chim bay về phía Nam, đây được coi là khu vực
phát triển kinh tế năng động và sầm uất nhất của Huyện với tổng diện tích tự nhiên là
3770.76 ha chiếm 4.18% diện tích đất tự nhiên toàn Huyện. Khu vực Thị Trấn có Tọa
độ địa lý như sau:
-Từ 11o42’04” đến 11o45’43” vĩ độ Bắc
- Từ 108o19’18” đến 108o24’10” kinh độ Đông.
Theo phân định ranh giới hành chính hiện nay thì Thị trấn Liên Nghĩa giáp ranh
với các xã sau:
-Phía Đông giáp xã Tutra huyện Đơn Dương
-Phía Đông bắc giáp xã Hiệp Thạnh
-Phía Tây giáp xã Tân Hội
-Phía Tây bắc giáp xã N’tholha
-Phía Nam giáp xã Phú Hội, xã Tân Hội
-Phía Bắc giáp xã Liên Hiệp, xã Hiệp Thạnh
Thị trấn Liên Nghĩa hiện nay gồm 12 khu phố theo thứ tự từ 1 đến 12.
2.1.2. Địa hình-Thổ nhưỡng
a) Địa hình
Khu vực Thị Trấn có địa hình tương đối bằng phẳng với tầng đất dày trên 1m.
Địa hình có độ cao tuyệt đối lớn nhất 1.181,7m là đỉnh núi phía đông bắc, thấp nhất là
891 m ven sông đa nhim phía Nam Thị trấn.


Nhìn chung địa hình cao dần từ sông Đa Nhim sang 2 phía Đông và tây. Địa
hình phía Tây sông là vùng đất đỏ Bazan bằng phẳng, độ dốc dưới 15o. Đây là vùng
sản xuất đất nông nghiệp của thị trấn. Phía Đông giáp Huyện Đơn Dương là vùng núi
cao với độ cao tuyệt đối trung bình 1.100 m, độ dốc trên 250.
b)Thổ Nhưỡng

Chủ yếu là đất đỏ Bazan , có độ phì nhiêu cao, có tầng đất dày trên 1m. Đất đỏ
Bazan là loại đất có thành phần cơ giới thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là hoạt động trồng trọt như cây nông nghiệp hàng năm (rau,màu…) và cây lâu
năm như cà phê.
2.1.3. Khí hậu-Thủy văn
a) Khí hậu
Khu vực Thị Trấn có điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, nhiệt độ thấp,
khí hậu ôn hòa, nắng nhiều, độ ẩm không khí cao, thổ nhưỡng thích hợp cho nhiều loại
cây trồng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước và hệ thống thủy lợi được khai
thác hợp lý.Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi.
Đặc trưng khí hậu: khí hậu chủ đạo trong vùng là khí hậu nhiệt đới xích đạo gió
mùa với:
+Lượng mưa trung bình năm là 1645mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến giữa
tháng 11. Lượng mưa biến đổi rõ rệt theo mùa. Mùa mưa lượng mưa trung bình
khoảng 200-285mm/tháng, mùa khô khoảng 11-90mm. Do sự phân bố lượng mưa
không đồng đều nên cũng gây không ít khó khăn khi người dân tiến hành các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như ngập lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
+Nhiệt độ trung bình khoảng 21-220C
+Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc thoát hơi nước trung bình thấp khoảng 900980mm.
b)Thủy văn
Con Sông ĐaNhim bắt nguồn từ Hồ Tuyền Lâm và đập ĐaNhim chảy qua khu
phố 1,2,3,5,6,7,9,11 phục vụ tưới khoảng 200 ha diện tích đất nông nghiệp.

5


2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Liên Nghĩa Năm 2006
Loại đất


Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

2.463,98

65,34

-cây hàng năm

2.270,25

60,21

-cây lâu năm

193,73

5,14

2. Đất Lâm nghiệp

523,67

13,89

3. Đất chuyên dùng

527,01


13,98

4. Đất chưa sử dụng

102,56

2,72

5. Đất khác

153,54

4,07

Tổng

3.770,76

100,00

1.Đất sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Phòng Thống kê Thị Trấn
Qua bảng 2.1 ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất
65.34% trong tổng diện tích đất tự nhiên của Thị Trấn. Trong đó chủ yếu là đất trồng
cây hàng năm như hoa màu, rau…với 60,21%.Đất sản xuất cây lâu năm chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Lí do là điều kiện tự nhiên, đất đai ở đây
rất phù hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm. Hơn nữa hiệu quả kinh tế cây trồng
hàng năm đem lại cũng khá cao và bà con nông dân ngày càng quan tâm hơn. Trong
khi đó những năm gần đây giá cả các loại cây lâu năm không cao nên hiệu quả kinh tế

mang lại là thấp hơn so với các loại cây hàng năm nên nông dân đã chuyển đổi sang
trồng các loại cây ngắn ngày nhiều hơn.
Diện tích đất Lâm Nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng
diện tích đất tự nhiên của Thị Trấn. Nhưng thấp nhất vẫn là đất chưa sử dụng chỉ
chiếm 2,72% trong tổng diện tích đất tự nhiên Thị Trấn. Loại đất này chủ yếu là đồi
núi nên khả năng mở rộng để canh tác bị hạn chế.
2.2. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
2.2.1. Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội của Thị Trấn
Về cơ bản Thị Trấn Liên Nghĩa có môt số đặc điểm sau: Diện tích đất canh
tác chủ yếu là đất đỏ Bazan, có tầng đất dày trên 1m. Cũng như nhiều địa phương ở

6


Đức Trọng, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế cao.
Ở địa phương còn có lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, và luôn áp dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
Đời sống nhân dân Thị Trấn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng
rau, hoa màu, cây lương thực như lúa, bắp, chăn nuôi và các nghành dịch vụ khác.
Hướng lâu dài về ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có sự chuyển đổi sang
sản xuất hàng hóa, từng bước đa dạng hóa cây trồng nhằm hình thành vùng chuyên
canh tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ thương mại.
Cùng với xu hướng chung của cả Huyện về chuyển đổi nền kinh tế trên tinh
thần phát huy nội lực, quỹ đất của Thị trấn đã được khai thác tương đối triệt để trong
những năm gần đây so với năm 2000.
Tuy nhiên địa phương vẫn còn một số khó khăn như trong quá trình sản xuất
nông nghiệp thì người dân bị ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng
suất thấp, công tác Khuyến nông tại địa phương còn nhiều hạn chế, hoạt động chuyển

dịch sang công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng còn thấp và chậm. Bên cạnh đó còn
có một số khó khăn khác nữa.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế của Thị Trấn bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ.
a) Ngành Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% dân số chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành trồng trọt bắt đầu sản xuất theo nhu cầu thị trường và có xu thế hình
thành vùng chuyên canh các loại rau màu

7


Bảng 2.2. Diện Tích, Sản Lượng các Loại Cây Trồng
Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch

Diện

Sản

Diện

Sản

Diện


Sản

tích

lượng

tích

lượng

tích

lượng

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

Lúa

920


3.693

850

3.366

-70

-327

Bắp

70

355

70

355

0

0

Đậu

40

32


60

48

20

16

Cây cho củ

60

930

60

1.045

0

115

Rau

2.576

77.280

2.850


85.500

274

8.220

Cà phê

152

160

152

200

0

40

Loại cây

Nguồn tin: Ủy Ban nhân dân Thị Trấn
Qua bảng 2.2 ta thấy trong hai năm qua diện tích và sản lượng các loại cây như
lúa, bắp, đậu có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó diện tích và sản lượng rau tăng
lên.Lí do là gần đây giá cả các loại rau có xu hướng ổn định, hơn nữa hiệu quả kinh tế
của chúng lại cao hơn các loại cây khác nên nông dân đã có sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cây trồng. Tuy một số cây như cây cho củ, cà phê có diện tích không tăng
nhưng sản lượng lại tăng cao. Điều này cho thấy nông dân đã có một kĩ thuật và biện
pháp tốt trong chăm sóc cây trồng và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng.

b)Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi gần đây có xu hướng chậm phát triển do ảnh hưởng của dịch
bệnh trong những năm qua
Bảng 2.3.Tình Hình Chăn Nuôi tại Thị Trấn
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2004

2005

2006

Trâu

con

82

80

90



con

760


850

1.525

Heo

con

17.800

18.500

10.000

Gia cầm

con

60.000

73.000

40.000

Ao Thả cá

ha

8


8

8

Nguồn tin: Ủy Ban nhân dân Thị Trấn

8


Qua bảng 2.3 ta thấy trong ba năm từ 2004 đến 2006 thì số lượng Heo và gia
cầm giảm mạnh còn lượng đàn Trâu thì tăng nhẹ. Tăng mạnh là số lượng đàn Bò tăng
11,4% năm 2005 và 79,4% năm 2006. Nguyên nhân là do gần đây nhu càu tiêu dùng
thịt Bò tăng, giá cả cao, chi phí chăn nuôi không cao. Còn số lượng Heo và gia cầm
giảm là do bị ảnh hưởng của hai loại dịch bệnh là lở mồm lông móng và Cúm gia cầm
nên nhu cầu tiêu dùng cũng như khả năng nuôi bị hạn chế rất nhiều. Điều này gây ra
không ít khó khăn không chỉ cho người sản xuất mà còn cả người tiêu dùng.
c) Ngành Lâm nghiệp
Quỹ đất Lâm nghiệp chủ yếu là Rừng phòng hộ, hơn nữa việc khai thác trái
phép diễn ra liên tục trong những năm qua nên đất Rừng đã được giao cho ban quản lý
huyện. Hiện nay người dân vẫn chưa được giao khoán rừng nên kinh tế Lâm nghiệp
chưa được coi là một ngành kinh tế của thị trấn.
d) Ngành Thương mại-Dịch vụ
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả Huyện thì Thi Trấn đã có sụ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng
cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong năm phát triển ổn định,
tăng trưởng khá tốt. Nhu cầu xây dựng cơ bản ngày càng được nâng cấp như việc quy
hoạch nâng cấp Sân bay Liên Khương, đường dây 110 kw Đức Trọng-Di Linh, dự án
đường cao tốc Liên Khương-Prenn…
Thương mại, dịch vụ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành giao lưu
hàng hóa cũng như cung cấp các dịch vụ cho sinh hoạt, sản xuất. tuy nhiên tố độ phát

triển những nghành này cũng chưa cao lắm so với khả năng phát triển của thị trấn.

9


Bảng 2.4.Cơ Sở Thương Mại-Dịch Vụ
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2003

2004

2005

Cơ sở thương mại

Hộ

1.346

1.420

1.450

Tiểu thủ công nghiệp

Hộ


150

163

171

Công nghiệp xây dựng

Hộ

17

18

20

Dịch vụ

Hộ

407

435

514

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ


34

36

40

Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ sở

16

16

20

Doanh nghiệp nhà nước

Cơ sở

1

1

1

Buôn bán nhỏ

Hộ

641


652

685

Nguồn tin:Ủy Ban nhân dân Thị trấn
2.2.3.Dân số-Lao động
a) Dân số
Theo thống kê đến cuối năm 2006 dân số Thị Trấn là 41000 người với 8000 hộ
Trung bình mỗi hộ có 5,125 người trong đó nhân khẩu nữ chiếm gần 51.5%, nhân
khẩu nam chiếm 48.5%. Nhân khẩu trên 15 tuổi khoảng 29000 người chiếm 70,73%
tổng số nhân khẩu của Thị Trấn.
Mật độ dân số trung bình Thị trấn là 1087,3 người/km2.
Dân số tập trung đông ở khu phố 1, khu phố 2, khu phố 4, khu phố 8, khu phố
10. Riêng các khu phố 1, 2 và 4 gần trung tâm nên dân cư tập trung đông nhất.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5% thấp hơn năm 2005(năm 2005 là 1,51%).
Đây là nỗ lực của Thị trấn trong việc vận động người dân giảm bớt tỷ lệ tăng dân số.
b) Lao động
Trước đây lao động chủ yếu tập trung vào nông nghiệp chiếm hơn 70% dân số.
Nhưng từ năm 2003 trở lại đây thì lượng lao động nông nghiệp đã giảm hẳn. Năm
2003 lượng lao động nông nghiệp còn 7.246 người chiếm 39,75% trong tổng 17.974 số
lao động có việc làm. Lao động chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp chiếm hơn
58% trong tổng số lao động có việc làm. Tuy nhiên lao động chưa được đào tạo, cơ
bản là lao động thuần túy và từ nông nghiệp đi lên nên sễ rất khó khăn khi có một sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp theo.

10


c) Dân tộc
Thị Trấn Liên nghĩa có nhiều dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Tày, Nùng,

Thái, Thổ, Hoa và các dân tộc khác.
Bảng 2.5.Các Dân Tộc trong Thị Trấn
Dân tộc

Hộ

Tỷ lệ

Số nhân khẩu

Tỷ lệ

Kinh

4.671

60,40

22.706

57,83

Tày

721

9,32

3.834


9,76

Nùng

1.027

13,28

5.511

14,04

Thái

291

3,76

1.239

3,16

Thổ

143

1,85

753


1,92

Hoa

850

10,99

5.089

12,96

Khác

30

0,39

131

0,33

Tổng

7.733

100,00

39.263


100,00

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Thị Trấn
Qua bảng 2.5 ta thấy dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,83% trong tất cả
các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn thị trấn. Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở
những khu phố như khu phố 1, 2, 4, 8 là những khu phố gần trung tâm của thị trấn. cấu
Dân tộc nùng và Hoa chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau Kinh. Dân tộc Nùng tập trung ở các
khu phố chính như khu phố 8, khu phố 10, khu phố 12. Dân tộc Nùng ở đây chủ yếu là
những người Bắc di cư qua đây từ khoảng nhũng năm 1954 nên họ khai phá được rất
nhiều đất đai để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Dân tộc
Hoa tập trung chủ yếu ở các khu phố 1, 5, 7, 9, 11, 12. Người Hoa cũng sản xuất nông
nghiệp nhiều.
Các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân tộc của thị trấn.

11


d) Tôn giáo
Hoạt động tôn giáo ở đây khá đa dạng, người dân ở đây theo nhiều đạo khác
nhau.
Bảng 2.6. Loại Hình Tôn Giáo
Tôn giáo

Số người

Tỷ lệ(%)

Thiên chúa giáo

2359


5,7537

Phật giáo

4337

10,578

Cao đài

244

0,5951

Tin lành

298

0,7268

Khác

18

0,0439

Không đạo

33744


82,302

Tổng

41000

100
Nguồn tin:Ủy Ban nhân dân Thị Trấn

Qua bảng 2.6 ta thấy hình thức hoạt động tôn giáo khu vực Thị Trấn khá đa
dạng. Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất với 10,58% trong tất cả các loại hình
tôn giáo, kế đến là Thiên chúa giáo với 5,75%. Các loại hình tôn giáo khác cũng có
người theo nhưng chiếm tỷ lệ ít. Số người không theo đạo chiếm 82,35 cho thấy người
dân ở đây cũng chưa thật sự quan tâm lắm đến lĩnh vực theo đạo hay không.
2.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật
a) Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông được phân bố đồng đều trên các khu phố, đang được
chỉnh trang nhựa hóa
b) Hệ thống điện
Mạng lưới điện sinh hoạt đã phủ 100% trên Thị trấn. năm 2006 tỷ lệ hộ sử
dụng điện lực quốc gia là 98% tăng hơn 1% so với năm 2005.
c) Hệ thống thông tin liên lạc-Bưu chính viễn thông
Khu vực Thị trấn có một Bưu điện trung tâm và một bưu điện văn hóa, một đài
phát thanh truyền hình.
Năm 2006 tỷ lệ hộ nghe đài truyền hình việt Nam là 92%. Kế hoạch thực hiện
năm 2007 là 95%.

12



d) Hệ thống cấp thoát nước
Thị Trấn đã có hệ thống cấp thoát nước cấp tỉnh, tỷ lệ dân sử dụng nước sạch là
100%.
2.2.5.Giáo dục-Y tế
a) Giáo dục
Hệ thống Trường học của Thị Trấn được đặc biệt chú trọng và khá hoàn thiện,
đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất cho giáo dục trên địa bàn.
Bảng 2.7.Thống Kê Hiện Trạng Giáo Dục Năm 2006
Tên trường

số trường

Số phòng học

Số học sinh

Cấp Mầm Non

3

22

779

Cấp Tiểu Học

6

112


3.554

Cấp THCS

6

51

3.942

Cấp THPT

2

54

3.085
Nguồn tin: Phòng thống kê Thị Trấn

Qua bảng 2.7 ta thấy cơ sở vật chất cho giáo dục của Thị Trấn như vậy là khá
ổn định so với các năm trước. Tuy nhiên trong tương lai, giáo dục ở Thị Trấn sẽ được
nâng cấp nhiều hơn đặc biệt là nâng cấp số trường học kiên cố. Dự kiến đến năm 2007
số trường học sẽ được năng cấp từ 239 phòng lên 250 phòng trong đó chủ yếu là số
phòng cho các trường Trung Học Phổ Thông.
b) Y tế
Hệ thống y tế gồm một bệnh viện Đa khoa và một trạm y tế vừa được nâng cấp,
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân. Trong tương lai cũng
cần phải tăng cường thêm đội ngũ y bác sĩ phục vụ cho nhu cầu người dân.
Nhận xét chung: Như vậy nền kinh tế của Thị trấn đang thực sự phát triển theo cơ chế

thị trường. Tuy nhiên các ngành vẫn còn tách biệt nhau, sản phẩm còn nhỏ lẻ và phân
tán. Do vậy phải có một qui hoạch cụ thể phân bổ quĩ đất cho các nghành này đặc biệt
là nghành hàng nông sản.
Từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau là điều kiện để tiến hành một
nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

13


×