Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI HUYỆN SƠN TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.17 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ
MÂY TRE ĐAN TẠI HUYỆN SƠN TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐỖ THỊ KHÁNH LY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
7/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Định Hướng Các Giải
Pháp Phát Triển Làng Nghề Mây Tre Đan Tịnh Ấn, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh
Quảng Ngãi” do Đỗ Thị Khánh Ly, sinh viên khoá 29, ngành phát triển nông thôn, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày … tháng … năm 2007

Lê Quang Thông
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng năm 2007

tháng

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Quang Thông,
người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, sâu sắc trong suốt thời gian thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, các giảng viên khoa Kinh tế trường
Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt cho tôi những nền tảng kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập ở trường
Xin chân thành cảm ơn các Cơ quan, Ban ngành ở tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn
Tịnh và xã Tịnh Ấn đã cung cấp tài liệu, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể vững tâm trong học
tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài của mình.

Người thực hiện

Đỗ Thị Khánh Ly



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ KHÁNH LY. Tháng 7 năm 2007. “Định Hướng Các Giải Pháp Phát Triển
Làng Nghề Mây Tre Đan Xã Tịnh Ấn, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi.”
ĐỖ THỊ KHÁNH LY. July 2007. “Orient Solutions To Develop Bamboo Handicraft
Village in Tinh An Commune, Son Tinh District, Quang Ngai Province”.

Khóa luận tìm hiểu hiện trạng phát triển ngành nghề mây tre đan tại địa bàn xã
Tịnh Ấn, đặc biệt đi sâu phân tích sự thay đổi trước và sau khi khôi phục làng nghề
trên cơ sở điều tra những hộ có tham gia sản xuất mây tre đan. Kết quả cho thấy từ
chổ chỉ có một vài hộ sản xuất với tính chất manh mún, nhỏ lẻ đến nay tại làng nghề
đã có công ty TNHH Thanh Nam sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm không những
cung cấp thị trường trong nước mà còn cung cấp ở thị trường nước ngoài. Về cơ sở hạ
tầng cũng được cải thiện nhiều hơn, đời sống nhân dân cao hơn hẳn so với làng thuần
nông. Bên cạnh đó, khóa luận còn xem xét các điều kiện để phát triển ngành nghề. Từ
đó đưa ra giải pháp cũng như một số đề nghị với chính quyền và cơ quan đoàn thể tại
địa phương để góp phần đưa làng nghề mây tre đan phát triển hơn nữa trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian


2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1.Tổng quan về huyện Sơn Tịnh

3

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

3

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

5

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

8
8

3.1.1. Quan niệm làng nghề và làng nghề truyền thống


8

3.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống

9

3.1.3. Đặc điểm làng nghề truyền thống Việt Nam

12

3.1.4. Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống

15

3.1.5. Kinh nghiệm một số nước

17

3.1.6. Phát triển bền vững

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21


3.2.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

21

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

v

21


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Khái quát sự ra đời của các làng nghề truyền thống trong các làng xã ở vùng
nông thôn nước ta

22

4.2. Giới thiệu làng nghề truyền thống mây tre đan xã Tịnh Ấn

23

4.2.1. Khái quát chung

23

4.2.2. Hiện trạng làng nghề


24

4.2.3 Qúa trình thăng trầm và phát triển của làng nghề

37

4.2.4 Điều kiện để phát triển làng nghề mây tre đan Tịnh Ấn

38

4.3. Tình hình điều tra các hộ sản xuất

40

4.3.2. Trình độ học vấn

40

4.3.3. Vốn tài sản trong gia đình

41

4.3.4. Thu nhập

43

4.3.5. Tín dụng

45


4.4. Ảnh hưởng của quá trình khôi phục và phát triển đối với địa phương

46

4.4.1. Đối với từng hộ gia đình

46

4.4.2. Đối với nền kinh tế - xã hội của địa phương

47

4.5. Các giải pháp để phát triển nghề mây tre đan
4.5.1. Tổ chức, quy hoạch lại làng nghề

48
48

4.5.2. Tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ để đổi mới trang thiết bị cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh

50

4.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao
động trong làng

51

4.5.4. Giải pháp về vốn


52

4.5.5. Giải pháp thị trường

52

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.2. Đề nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH


Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CTCP

Công ty cổ phần

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

ĐH – CĐ – THCN

Đại học - Cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HTX

Hợp tác xã

NHNN & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN

Nông nghiệp


NNTCTT

Ngành nghề thủ công truyền thống

TSX

Tổ sản xuất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thu Nhập Bình Quân Hàng Tháng của Thợ Thủ Công Năm 2004 - 2005 12

Bảng 4.1. Giá Trị Sản Xuất của Các Hộ Dân Trong Làng Nghề

25

Bảng 4.2. Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Lao Động/Năm

28

Bảng 4.3. Biến Động Lực Lượng Lao Động của Cơ Sở Qua Các Năm

31

Bảng 4.4. Số Lượng Các Công Ty Giao Dịch Qua Các Năm

31

Bảng 4.5. Thể Hiện Số Lượng và Doanh Thu Trong Xuất Khẩu Sản Phẩm

35

Bảng 4.6. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi

40

Bảng 4.7. Trình Độ Học Vấn của Người Dân (60 hộ)

41

Bảng 4.8. Diện Tích Đất Canh Tác Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra


42

Bảng 4.9. Các Loại Nhà ở của Người Dân

42

Bảng 4.10. Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Lao Động/ Năm Theo Ngành Nghề

43

Bảng 4.11. Chi Phí của Một Chiếc Giỏ

44

Bảng 4.12. Thu Nhập của Người Dân Đan Giỏ Trong Một Ngày

44

Bảng 4.13. Cơ Cấu Hộ Vay Vốn

45

Bảng 4.14. So Sánh Các Hình Thức Vay của Nông Hộ

45

Bảng 4.15. Tự Đánh Giá Chất Lượng Cuộc Sống của Người Dân

46


Bảng 4.16. So Sánh Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 - 2006

47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 và Năm 2006

5

Hình 3.1. Sơ Đồ Các Thành Phần Đo Lường Sự Phát Triển

20

Hình 4.1. Người Dân Đang Tham Gia Đan Lát

24

Hình 4.2. Sự Đa Dạng về Sản Phẩm của Làng Nghề

26

Hình 4.3. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm

27

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Cung Cấp Nguyên Liệu


27

Hình 4.5. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Cơ Sở Thanh Nam

29

Hình 4.6. Sơ Đồ Mối Quan Hệ từ Cơ Sở Gia Công đến Người Lao Động

30

Hình 4.7. Cơ Sở Mây Tre Đan Thanh Nam

30

Hình 4.8. Các Sản Phẩm Được Làm từ Cơ Sở Thanh Nam

33

Hình 4.9. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm

34

Hình 4.10. Một Góc Sân Phơi Sản Phẩm

34

ix



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở nước ta đã được hình thành lâu đời và có
vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Ngành TTCN cung cấp hàng hóa
cho xã hội như: vải vóc, gốm sứ, bàn ghế,... cung cấp công cụ lao động cho sản xuất
nông nghiệp cày, cuốc,… Bên cạnh đó còn khắc họa truyền thống văn hóa dân tộc vì
các sản phẩm là một kiệt tác nghệ thuật, những bức tranh trên sản phẩm phản ảnh trình
độ nghệ nhân cũng như bức tranh cuộc sống hiện thực xã hội.
Đặc điểm dân cư nông thôn nước ta sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, tính chất
độc canh là phổ biến, lao động vẫn còn dư nhiều. Phát triển ngành thủ công truyền
thống là tận dụng được thời gian cũng như lao động nhàn rỗi, nguyên vật liệu, phục vụ
nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương tập trung dân cư đông (dân số
195.361 người), có nhiều ngành nghề truyền thống như: Nghề rèn (Tịnh Minh), mây
tre đan (Tịnh Ấn), làng nghề chiếu cói (Tịnh Khê), nón lá (Tịnh Bình), bánh gai (Tịnh
Hiệp)… Bên cạnh một số làng nghề phát triển như: Nghề mây tre đan (Tịnh Ấn), nghề
rèn (Tịnh Minh) thì cũng có một số làng nghề đã bị mai một và dần mất đi như: làng
nghề chiếu cói (Tịnh Khê),... Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, với mục tiêu giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong ngành công
nghiệp và dịch vụ, huyện Sơn Tịnh đã và đang có những dự án, kế hoạch khôi phục và
phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ngành nghề truyền thống.
Xuất phát từ lý do trên, với sự đồng ý của Khoa Kinh tế và sự hướng dẫn của
thầy giáo, TS Lê Quang Thông, tôi đã chọn đề tài: “Định hướng các giải pháp phát
triển nghề mây tre đan truyền thống xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng của làng nghề, qua đó đề xuất các giải pháp để làng nghề

được phát triển hơn nữa trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
- Lãnh thổ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Các tổ chức, các hộ gia đình tham gia ngành nghề mây tre đan ở xã Tịnh Ấn.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Nguồn số liệu thu thập từ năm 2002 đến năm 2006.
- Tiến hành thu thập và xử lý số liệu từ tháng 03/2007 đến tháng 06/2007.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, nêu mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu và tổng quan cấu trúc đề tài.
Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận về làng nghề và đặc điểm làng nghề như tính truyền
thống, tính cộng đồng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về huyện Sơn Tịnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Sơn Tịnh nằm trong vùng duyên hải miền Trung, là vùng chuyển tiếp giữa
miền núi, đồng bằng và ven biển. Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy

ngang qua, có Cảng Sa Kỳ và cách Cảng biển nước sâu Dung Quất khoảng 30km về
phía Bắc, do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các địa
phương khác, cũng như thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Sơn Tịnh có diện tích tự nhiên 34.357 ha và có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn
+ Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi (cách 3km)
+ Phía Tây giáp 2 huyện miền núi là Sơn Hà và Ba Tơ
+ Phía Đông giáp Biển Đông
Đơn vị hành chính trong huyện: Gồm 20 xã và 1 thị trấn với 108 thôn
b) Khí hậu - thời tiết
Sơn Tịnh là địa phương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa mưa thường có gió
bão và rét gây khó khăn đến sản xuất và đời sống của người dân. Mùa nắng từ tháng 3
đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 340C - 350C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
2.100mm đến 2.300mm và phân bổ không đều, tập trung vào tháng 9, tháng 10 và gây
lũ lụt lớn. Độ ẩm trung bình từ 83% - 86% nhưng thường lên cao đến 90%, chủ yếu
vào mùa mưa.
Tính chất hai mùa khá rõ nét đã tạo ra những khó khăn và thuận lợi trong hoạt
động sản xuất TTCN: Khó khăn là mùa mưa một số ngành bị hạn chế nên cần phải có
3


kỹ thuật bảo quản tránh hư hỏng cũng như nhu cầu mua sắm, thuận lợi: Mùa mưa thời
gian nhàn rỗi của lao động nhiều hơn nên giá thành lao động rẻ, lượng phù sa lớn
thuận lợi cho việc trồng cây để cung cấp nguyên liệu cho ngành TTCN.
c) Địa hình - Đất đai
- Địa hình: Hướng nghiêng từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt.
+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây chiếm khoảng 15,6% diện tích tự nhiên.
+ Vùng đồi gò nằm xen kẽ các vùng trong huyện, diện tích chiếm 13,1%.
+ Vùng đồng bằng chiếm 71,3% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất đai: Đất đỏ bazan tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam và rãi rác một số xã
trong huyện, diện tích chiếm 9,4% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển cây
công nghiệp, cây ăn quả.
+ Đất cátpha chiếm 34,5% diện tích tự nhiên
+ Đất thịt Gia Tây (đất thịt nặng) chiếm 56,1% diện tích tự nhiên nằm chủ yếu
ở dọc sông Trà Khúc và vùng đồng bằng của huyện, có độ mùn không cao lắm nhưng
phù hợp với nhiều loại cây trồng như cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày.
d) Nguồn nước
Nằm bên cạnh con sông lớn Trà Khúc, Sơn Tịnh còn có hệ thống thuỷ lợi Thạch
Nham chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số sông suối
nhỏ cũng có dòng chảy quanh năm cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
của huyện
e) Rừng
Hiện nay toàn huyện có 5.987,12 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 61,17 ha, rừng
trồng 5.915 ha gồm chủ yếu là mây, bạch đàn, keo. Bên cạnh đó Sơn Tịnh nằm cạnh
ba huyện có diện tích rừng lớn là huyện Sơn Hà, huyện Ba Tơ, huyện Trà Bồng. Đây
cũng là một lợi thế cho các ngành khai thác nguyên liệu từ rừng như: Nghề mộc, nghề
đan lát.
f) Tài nguyên du lịch
Sơn Tịnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Các danh lam thắng cảnh gắn liền
với lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng kinh tế nổi tiếng: Núi Ấn
- Sông Trà, Thành Cổ Châu Sa, Chứng Tích Sơn Mỹ, Bàn chân khổng lồ,…Dọc theo

4


sông Trà, Các danh lam thắng cảnh của huyện đều nằm trên quốc lộ 24B và tỉnh lộ 5B
rất thuận tiện cho việc đi lại, là tiềm năng để phát triển du lịch.
2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội
Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất trọng tâm, những

cụm, những khu công nghiệp, các khu thương mại và những vùng chuyên canh nông
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH - HĐH của địa phương.
- Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Sơn Tịnh.
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 và Năm 2006

1 3 .9 3

N ăm 2003

1 7 .2

N ăm 2006

4 3 .6

5 5 .9 4

3 0 .1 3

3 9 .2

NN

C N - TTC N

DV

NN


C N - TTC N

DV

Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Tịnh
Cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Tịnh qua 2 khoảng thời gian trước và sau khôi
phục đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp.
Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Sơn Tịnh.
Lĩnh vực nông nghiệp
- Trong thời gian qua, Huyện đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây
dựng nhiều công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nhằm phục vụ cho ngành nông
nghiệp. Đã chuyển đổi từ 3 vụ lúa mùa sang 2 vụ và năm 2006 năng suất lúa đã đạt
được 58 tạ/ha. Bình quân lương thực/người/năm:315kg/người/năm.
- Về ngư nghiệp: Toàn huyện có 775 tàu thuyền các loại với tổng công suất 27.791
CV, sản lượng khai thác hải sản đạt 13.170 tấn

5


- Về lâm nghiệp: Trồng mới 310 ha chủ yếu là rừng phòng hộ và 1,7 triệu cây phân
tán. Hàng năm khai thác khoảng 3.500 m3 gỗ các loại, giá trị sản xuất bình quân hàng
năm tăng 8%.
Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong lĩnh vực CN-TTCN cũng có rất nhiều ngành nghề, phổ biến là các ngành: Khai
thác - sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí sửa chữa, đóng tàu thuyền, sản xuất đá
lạnh, song mây,…và nuôi ươm tôm giống.
Hiện nay, ngoài khu công nghiệp Tịnh Phong với khoảng 13 đơn vị sản xuất kinh
doanh của Trung ương và Tỉnh đang hoạt động, Huyện cũng đang và đã quy hoạch 2
điểm công nghiệp - làng nghề: Tịnh Ấn với diện tích 25,7 ha và làng nghề thị trấn Sơn

Tịnh với diện tích 2,5 ha. Toàn huyện có 1.873 cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN với
6.500 lao động. Trong thời gian qua huyện đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý, đã
cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
Nhờ đó mà sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển về số
lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đặc biệt một số sản phẩm được
trong và ngoài nước ưa chuộng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Từ đó
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Về xã hội
Dân số của huyện Sơn Tịnh năm 2006 là 195.361 người. Mật độ dân số 568
người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi 98.385 người (chiếm 50,36% tổng dân số
của huyện). Nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển, đạt tốc độ khá cao
so với mức bình quân chung cả tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của huyện là
5.800.000 (đồng/người/năm) tăng 5% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là
13,4%/năm.
Hệ thống chợ: Trên địa bàn huyện, hiện tại có 17 chợ trong đó có 11 chợ lập
trước năm 1945 và 6 chợ mới thành lập. Trong số 11 chợ đã mất có những chợ trước
đây buôn bán rất phồn thịnh như: Chợ Tịnh Châu, chợ Cầu,...hiện nay huyện cũng
đang có chính sách khôi phục lại một số chợ này. Với hệ thống chợ như thế là điều
kiện thuận lợi cho việc buôn bán các mặt hàng TTCN.
Song song với việc ổn định kinh tế, việc thực hiện chính sách xã hội cũng được quan
tâm. Huyện đã từng bước hoàn chỉnh công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học;
6


công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn; các hoạt động văn hoá nghệ
thuật, thể dục thể thao từng bước tạo thành phong trào lớn, các tệ nạn xã hội giảm
đáng kể. Bước đầu tạo tâm lý phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, do sản
xuất quy mô nhỏ, kết cấu hạ tầng cơ sở có chiều hướng phát triển nhanh nhưng chất
lượng các công trình đạt kết quả chưa cao, chưa đồng bộ.
Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước, với các tiềm năng

trên huyện Sơn Tịnh có nhiều thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, do vậy trong thời gian tới huyện đang tranh thủ mọi nguồn lực
để tiếp tục xây dựng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển bền vững hơn, trong đó
đang tập trung vào nguồn lực con người làm khâu đột phá, góp phần cùng cả nước
thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

7


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Quan niệm làng nghề và làng nghề truyền thống
a) Quan niệm làng nghề
- Làng nghề Việt Nam được hình thành lâu đời nhưng đến nay vẫn chưa có một
khái niệm thống nhất. Sau đây là một số khái niệm về làng nghề:
+ Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách
hẳn ra khỏi nông nghiệp.
+ Là một cộng đồng dân cư sinh sống ở nông thôn có một hay một số
nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ
các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của làng.
+ Làng nghề là làng (thôn, bản, ấp) ở nông thôn có nghề thủ công nghiệp
phát triển tới mức trở thành nguồn thu nhập chính, quan trọng của người dân trong
làng.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất và mô tả qui mô đặc điểm của làng
nghề:
+ Số hộ tham gia sản xuất, kinh doanh một nghề phi nông nghiệp chiếm
tỷ lệ cao nhất trong làng.
+ Thu nhập từ sản xuất và kinh doanh ngành nghề thủ công của làng

chiếm tỷ lệ cao so với tổng số thu nhập của làng.
Từ những quan niệm trên với những tiêu chí làng nghề trên chúng ta có thể định
nghĩa: Làng nghề là những cộng đồng những hộ sản xuất ở nông thôn có chung nghề
phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với các nghề khác.


b) Quan niệm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là những làng nghề mang tính chất cổ truyền; nó được
hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử được truyền từ đời này qua đời
khác, kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất nghề được tồn tại hàng chục năm. Trong
làng sản xuất mang tính chất tập trung, có nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay
nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu
biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hoá dân tộc.
Một số tiêu chuẩn để trở thành làng nghề truyền thống:
+ Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống chiếm ưu thế so với nghề khác trong
tổng số hộ và số lao động của làng.
+ Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề truyền thống ở làng đạt giá trị cao
nhất trong tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
+ Sản phẩm làm ra mang tính nghệ thuật, mang nặng bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam.
+ Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, bí quyết nghề được truyền
từ đời này sang đời khác.
Làng nghề truyền thống là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công, được
hình thành và tồn tại qua nhiều thế hệ trước đây gắn liền với sinh hoạt văn hóa của dân
cư, hoạt động sản xuất từ nghề thủ công tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho thôn, làng
và sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường.
3.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống
a) Thu hút lao động và tạo việc làm ở nông thôn
Lao động và việc làm là mối quan tâm lớn không những ở các nước đang phát triển
mà các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển dân số gia tăng nhanh, diện tích

canh tác trên đầu người ngày càng giảm xuống, các nước phát triển ngành công nghiệp
phát triển, trang thiết bị hiện đại, máy móc thay thế sức lao động vì thế số người thất
nghiệp ngày càng cao.
Tạo việc làm cho người lao động có nhiều giải pháp như: Phát triển thành phần kinh
tế, mở rộng ngành nghề, mở rộng cơ sở sản xuất,…Để phát triển bất cứ loại ngành
9


nghề hay sản phẩm nào, trước hết vốn đầu tư. Nhưng khác với sản xuất công nghiệp và
một số ngành khác, đa số nghề truyền thống không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn bởi
rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà hầu hết những người thợ trong làng
có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được.
Đặc điểm sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống (NNTCTT) là các công đoạn
đều cần thủ công, tốn nhiều lao động và thời gian, về nguyên liệu chủ yếu khai thác ở
địa phương và sản phẩm thể hiện nét đặc trưng của địa phương.
NNTCTT hầu hết được truyền từ đời này qua đời khác trong phạm vi gia đình, Do
nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, khéo léo, nhưng lại không nặng nhọc, ít độc hại nên thu
hút được nhiều lao động thuộc các độ tuổi khác nhau ở nông thôn.
Với đặc điểm sản xuất thủ công của các sản phẩm làng nghề truyền thống cần nhiều
thời gian vì thế lao động sống chiếm tỉ lệ 60 - 65% giá thành sản phẩm. Với mức tính
bình quân xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo thêm việc làm cho
3.000 - 4.000 người.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc mở rộng, đưa ngành nghề mới vào sản xuất, sẽ đòi hỏi một lượng lao động
trong ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các làng nghề. Cơ cấu lao động
có sự thay đổi. Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm và lao động trong công
nghiệp và dịch vụ lại tăng lên. Mặt khác tập quán sản xuất là từ sản xuất nhỏ chuyển
sang sản xuất lớn, từ tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, áp dụng kỹ thuật
mới nhanh hơn so với làng thuần nông.
Thực tế ở những địa phương có NNTCTT thì giá trị sản xuất công nghiệp chiếm một

tỷ lệ khá cao như: giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Thái Bình chiếm khoảng
75% tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh, tỷ lệ đó tương ứng ở Bắc Ninh là 73,7%, cũng
như ngay tại các xã cũng tỷ lệ chênh lệch như ở làng Bát Tràng thu nhập từ ngành
nghề phi nông nghiệp chiếm 99% tổng thu nhập toàn xã.

10


c) Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Văn hoá khắc hoạ bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, hình
thành đặc thù riêng của cộng đồng. Trong lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử
phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề.
Văn hoá làng thể hiện qua những đặc điểm chung của làng xã Việt Nam, và những nét
riêng giữa các làng đặc biệt là nghề nghiệp của làng, của dòng họ. Quan niệm trước
đây mỗi làng một nghề và bí quyết nghề không được truyền ra làng khác. Vì thế, nét
đặc trưng của sản phẩm cũng là nét văn hoá của làng này khác với làng khác. Bởi vậy,
nếu khôi phục và phát triển các làng nghề là một hình thức bảo tồn các giá trị văn hoá
dân tộc.
Thực trạng về làng nghề Việt Nam có một số làng đang được phát triển nhưng có
một số làng đang bị mai một dần. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
việc giữ gìn bản sắc văn hoá là một điều hết sức cần thiết. Vì vậy, khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn
hoá dân tộc.
d) Phát triển kinh tế
Trong điều kiện diện tích đất canh tác trong nông nghiệp giảm, thu nhập trong nông
nghiệp không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Ngành nghề ở nông thôn nói
chung, làng nghề truyền thống nói riêng đưa lại nguồn thu nhập lớn cho người lao
động. Thực tế các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển đều giàu
hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề, tỉ lệ người nghèo rất thấp,
thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ

thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cao tầng mọc lên ngày một
gia tăng.

11


Bảng 3.1. Thu Nhập Bình Quân Hàng Tháng của Thợ Thủ Công Năm 2004 - 2005
Ngành nghề

Thu nhập bình quân
(1000 đ/ tháng)

Lao động làng gốm (Bát Tràng)

750

Thợ điêu khắc chạm gỗ (Thanh Thùy - Hà Tây)

900

Thợ chạm bạc (Đồng Xâm - Thái Bình)

600

Thợ dệt đũa (Nam Cao - Thái Bình)

550

Nguồn: Số liệu khảo sát Trung tâm dân số và Nguồn lao
động (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội năm 2004 - 2005)

Làng nghề truyền thống là một yếu tố kinh tế xã hội của xã - huyện. Ban đầu nó
chỉ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp về đồ dùng trong gia đình. Nhưng trong thời buổi
kinh tế thị trường, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế, làng nghề truyền thống có vai trò
to lớn trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nó
phát triển có ý nghĩa trên nhiều phương diện: Giải quyết việc làm tăng trưởng kinh tế
nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc, khai thác
và sử dụng hợp lý có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông thôn, các làng nghề là cầu nối
giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa nông thôn với thành thị. Đặc biệt là tạo ra sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ ở nông thôn.
3.1.3. Đặc điểm làng nghề truyền thống Việt Nam
a) Sản phẩm
Sản phẩm làng nghề là độc đáo và có tính nghệ thuật cao. Tính độc đáo này được
tạo nên bởi kỹ thuật công nghệ sản xuất thủ công truyền thống có từ hàng trăm năm,
được nghệ nhân tạo ra với đầu óc sáng tạo và ngẫu hứng. Mỗi sản phẩm là công trình
nghệ thuật của nghệ nhân.
Sản phẩm của mỗi làng, mỗi vùng mang một trình độ kỹ thuật riêng và đặc trưng
riêng của làng, do bí quyết về nghề được dấu đi và không truyền sang làng khác.
Chính điều này mà sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống có thể phân biệt giữa
làng nghề này hay làng nghề khác. Trên cùng một sản phẩm như gốm sứ Bát Tràng và
12


gốm sứ Đồng Nai, sản phẩm đúc đồng của Đại Bái khác với sản phẩm đúc đồng ở
Thừa Thiên Huế và thậm chí trong một làng nghề nhưng có sự khác nhau giữa các gia
đình, dòng họ. Điều này cũng thể hiện một phần của sản phẩm mang tính đơn chiếc.
Vì sản phẩm được sản xuất ra do tính cá nhân thực hiện bằng công cụ thủ công nên
không thể sản xuất hàng loạt với tất cả các chi tiết giống nhau.
Nhu cầu sử dụng những mặt hàng thủ công, khách du lịch, sản phẩm thủ công được
xuất khẩu được nhiều nước biết đến với sự đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã.
Với đặc điểm trên cho chúng ta thấy sự đồng nhất về hàng hoá ít, sản phẩm làm chủ

yếu thủ công mất nhiều thời gian cũng như công sức của người lao động, vì thế giá
thành thường cao so với các mặt hàng công nghiệp. Ở các làng nghề chưa có các đội
ngũ thiết kế mẫu, đội ngũ tiếp thị nguyên vật liệu và cả sản phẩm, vì thế các mặt hàng
thủ công chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
b) Thị trường
Thị trường nguyên liệu: Với các làng nghề truyền thống thì nguyên liệu thường tại
chỗ cho đến nay mặc dù với phong trào phát triển các làng nghề truyền thống cũng
như nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng các mặt hàng thủ công nhưng chưa hình thành
các vùng chuyên cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề. Một số nguyên liệu được
chở đến ở các làng nghề thường nhỏ lẻ, giá thành cao.
c) Lao động
Nguồn lao động phục vụ ở các làng nghề chủ yếu là lao động phụ ở các gia đình, một
số lao động từ khu vực khác đến làm việc ở các làng nghề còn mang tính mùa vụ, số
lao động được đào tạo qua trường lớp phục vụ cho các làng nghề còn hạn chế.
d) Tiêu thụ sản phẩm
Trước đây sản phẩm của các làng nghề chủ yếu phục vụ tự cung tự cấp sau đó
chuyển sang một hình thức khác là các sản phẩm được di chuyển sang các khu vực lân
cận đổi lấy các mặt hàng khác. Bây giờ, sản phẩm thủ công được xem như hàng hoá
nhưng cần phải làm bằng tay, sản xuất chưa tập trung đang còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì
thế mới đáp ứng một phần cho du khách và xuất khẩu chưa nhiều mà thị trường cần,
hình thức bán chủ yếu bán lẻ tại chỗ, các chợ lân cận.
13


e) Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
Làng nghề truyền thống xuất phát từ nông nghiệp nông thôn, quá trình tồn tại và
phát triển làng nghề về sản xuất chủ yếu là hình thức hộ gia đình. Sau này với nhu cầu
sử dụng các mặt hàng thủ công ngày càng gia tăng về số lượng hàng hoá cũng như sự
đa dạng về mặt hàng để đáp ứng điều đó xuất hiện nhiều hình thức như Hợp tác xã, Tổ
sản xuất, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.

Hộ gia đình: Là một đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế và cũng là một đơn vị sinh
hoạt. Các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở
hữu đối với tài sản dùng cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất. Thành quả lao động
chính của gia đình, thể hiện qua tổng số thu nhập, đều được tiêu dùng chung. Hình
thức sản xuất hộ gia đình có thể huy động và sử dụng mọi thành viên trong gia đình
tham gia vào mọi công việc khác nhau của quá trình sản xuất và kinh doanh, tận dụng
được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất (nhà ở thường là nơi sản xuất). Đặc
trưng cơ bản của loại hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít, hạn
chế khả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ, hạn chế việc đào tạo và nâng cao
trình độ quản lý, phổ biến hình thức truyền nghề, không có khả năng sản xuất lớn để
đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Tổ sản xuất: Là hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện của một số hộ gia đình với
nhau cùng sản xuất và kinh doanh một mặt hàng nào đó. Có nhiều hình thức hợp tác
khác nhau nhưng đều dựa trên một mục tiêu chung là hiệu quả kinh tế. Có TSX chỉ
hợp tác tuỳ theo vụ việc, theo hợp đồng sản xuất, có TSX hợp tác theo hình thức góp
vốn, góp công cụ sản xuất hoặc phân công lao động ở một số khâu.
Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, có lợi
ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo những quy định của pháp luật để
phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. HTX là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phát
triển ở các làng nghề. Với tư cách pháp nhân nó có thể đứng ra nhận các hợp đồng lớn,
tạo ra nhiều việc làm cho các gia đình xã viên, đem lại sự đổi mới trong nhiều làng
14


nghề. Mặt khác, hợp tác xã ở các làng nghề nó có khả năng huy động vốn, nhân lực, cơ
sở vật chất từ các hộ gia đình.
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần: Đây là loại hình sản
xuất kinh doanh có thể phát triển ở những làng nghề có trình độ tập trung chuyên môn

hoá cao, có quan hệ thị trường rộng, có khả năng và yêu cầu đổi mới công nghệ để mở
rộng quy mô sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất này được phát triển từ một số tổ
chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức và
có khả năng tiếp cận thị trường. Ở các làng nghề hình thức này đóng vai trò là trung
tâm liên kết các hộ gia đình là các vệ tinh thực hiện các hợp đồng đặt hàng, giải quyết
đầu ra và đầu vào cho các hộ gia đình. Đặc biệt, trong giai đoạn bước vào hội nhập
kinh tế quốc tế thì loại hình này có vai trò quan trong việc cung cấp nguyên liệu và
tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình trong làng, hình thức này như là hạt nhân của
làng.
Trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và trong sản xuất, kinh doanh
ở các làng nghề nói riêng thì việc tổ chức hết sức cần thiết vì tổ chức tốt, phù hợp sẽ
phát huy hết sức mạnh. Nếu tổ chức không phù hợp không cạnh tranh được với các
mặt hàng trên thị trường. Nhìn chung làng nghề truyền thống chủ yếu là hình thức hộ
gia đình như ở Bắc Ninh có tổng số 14.651 đơn vị sản xuất trong các làng nghề, trong
đó quy mô hộ gia đình là: 14.501 (chiếm 99%), chỉ có 150 đơn vị sản xuất HTX, TSX,
DNTN, CTTNHH; Hà Nam: tổng số đơn vị sản xuất là 10.859 đơn vị trong đó quy mô
hộ gia đình là 10.684 hộ (chiếm 98,4%), có 150 TSX, 14 HTX và 11 DNTN…
Với xu thế chung của các làng nghề thì số hộ sản xuất, kinh doanh tăng nhanh, cùng
với nó là các hình thức khác cũng tăng.

3.1.4. Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống
Dựa vào thực tiễn và những khái niệm về làng nghề truyền thống chúng tôi đưa ra
một số tiêu chí sau:
15


a) Lịch sử làng nghề
Thời gian tồn tại và phát triển chúng ta có thể xét làng nghề truyền thống hay làng
nghề mới hình thành.
Làng nghề truyền thống với dấu hiệu đầu tiên là tuổi làng nghề, nó không phải là

mốc thời gian tuyệt đối, mà một khoảng thời gian được xem là dài so với đời sống con
người như khái niệm: Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời
trong lịch sử, còn tồn tại đến ngày nay, tồn tại hàng trăn năm thậm chí hàng nghìn
năm.
b) Lao động
Qua các khái niệm và thực tiễn một số làng nghề truyền thống, yếu tố lao động có
vai trò quan trọng việc hình thành và phát triển các làng nghề. Mỗi quan niệm cũng
như thực tế ở các làng nghề, có sự khác nhau về chất lượng cũng như số lượng lao
động. Quan niệm về lao động trong làng nghề truyền thống là số hộ, số lao động làm
trong ngành nghề chiếm ưu thế.
Với đặc điểm làng nghề truyền thống các sản phẩm chủ yếu làm bằng thủ công nên
cần nhiều lao động, lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn
làng nghề truyền thống. Vậy theo chúng tôi lao động ở làng nghề phải đạt: Số hộ lao
động nghề đó phải chiếm trên 40%, số lao động trong nghề chiếm trên 50% số lao
động trong làng.
c) Sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề phong phú và đa dạng, mỗi làng có một sản phẩm cùng
loại nhưng có sự khác nhau giữa các làng. Sản phẩm làng nghề truyền thống trước đây
làm ra chủ yếu phục vụ sử dụng trong gia đình như: sản phẩm làng mây tre đan: thúng
mủng, nong, nia, giường, chỏng… sản phẩm làng gốm: bát, đĩa, chum, vại… Sản
phẩm làng rèn: Nông cụ sản xuất nông nghiệp… Mặt khác các sản phẩm có hoa văn
mang tính chất trang trí đều được thể hiện cách sinh hoạt văn hoá của con người Việt
Nam. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, du lịch phát triển việc đưa các sản phẩm
thủ công ra các nước khác không phải là chuyện quá khó khăn, nhu cầu sử dụng các
mặt hàng thủ công thay thế hàng công nghiệp. Vì thế, sản phẩm làng không chỉ phục
16


×