Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG THU MUA CỦA CÔNG TY TNHH CÁ SẤU HOA CÀ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.49 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG THU MUA CỦA CÔNG TY TNHH
CÁ SẤU HOA CÀ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

KHA THỊ DIỄM UYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “TÌM HIỂU HOẠT
ĐỘNG THU MUA CỦA CÔNG TY TNHH CÁ SẤU HOA CÀ TẠI TP HỒ CHÍ
MINH” do KHA THỊ DIỄM UYÊN, sinh viên khoá 29, ngành Phát triển nông thôn &
Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________

.

LÊ VĂN LẠNG
Giáo viên hướng dẫn

___________________________
Ngày
tháng
năm 2007



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________
Ngày
tháng
năm 2007

_____________________________
Ngày
tháng
năm 2007

2


LỜI CẢM TẠ
Sau những năm học tập và nghiên cứu ngành PTNT & KN tại trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, kết quả có được ngày hôm nay là nhờ quý thầy cô đã tốn
nhiều công sức, tâm huyết dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua.
Qua đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, người đã hết lòng giảng dạy,
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường.
- Thầy Lê Văn Lạng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
- Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp.
- Và để có được như ngày hôm nay, cho phép tôi được bày tỏ những tình

cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi nên
người.
- Cuối cùng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến bạn bè thân yêu đã động viên
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiên luận văn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét đóng góp ý kiến
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐHNL, tháng 07 năm 2007
Sinh viên
Kha Thị Diễm Uyên

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
KHA THỊ DIỄM UYÊN, Tháng 7 năm 2007. “Tìm Hiểu Hoạt Động Thu Mua
Của Công Ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
KHA THI DIEM UYEN, July 2007. “Studying on Purchassing Activity of
Hoa Ca Crocodile Limited Company at Ho Chi Minh City”.
Đề tài tìm hiểu về hoạt động thu mua của công ty Cá Sấu Hoa Cà trên cơ sở
phân tích các số liệu thu thập từ công ty và các số liệu điều tra 30 hộ chăn nuôi cá sấu
hợp đồng với công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh qua đó có thể biết được các thông
tin về tình hình chăn nuôi cá sấu của các nông hộ và đánh giá quan hệ giữa công ty với
nông dân, nêu những thuận lợi và khó khăn của công ty khi thực hiện hợp đồng thu
mua với nông hộ.
Kết quả cho thấy trong những năm qua hoạt động thu mua của công ty bên cạnh
những khó khăn còn tại cũng đã đạt được những thành công nhất định, đã tạo được
mối quan hệ tốt với người nông dân. Để đạt mục tiêu hoạt động thu mua của công ty
ngày càng mạnh thì công ty cần có sự lựa chọn hộ nuôi và đào tạo kỹ thuật, hoàn thiện

hơn về bản hợp đồng thu mua để người nông dân hiểu rõ ràng về trách nhiệm đối với
mô hình sản xuất của mình. Mặt khác công ty nên giải quyết các vấn đề về vốn và có
thị trường đầu ra ổn định để thực hiện thu mua đúng hợp đồng nhằm càng nâng cao uy
tín của công ty đối với người nông dân.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu chung về công ty Cá Sấu Hoa Cà

4

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


4

2.1.3 Tình hình tổ chức

5

2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty

7

2.1.5 Mục tiêu hoạt động của công ty

9

2.1.6 Đánh giá tổng quát về công ty
2.2 Giới thiệu về Làng cá sấu Sài Gòn

10
10

2.2.1 Bối cảnh hình thành và quá trình phát triển

10

2.2.2 Mục đích của Làng cá sấu Sài Gòn

11

2.2.3 Một số kết quả đạt được


11

2.3 Giới thiệu về cá sấu

12

2.3.1 Quy trình từ lúc nuôi đến thu hoạch

14

2.3.2 Giá trị kinh tế của cá sấu

14

2.3.3 Tiêu chuẩn chọn da cá sấu

15

v


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Các khái niệm

16
16

3.1.1 Khái niệm hộ nông dân

16


3.1.2 Khái niệm thu mua

16

3.1.3 Hợp đồng nông nghiệp

17

3.2 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi cá sấu

19

3.2.1 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cá sấu

19

3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

20

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

21

3.3.1 Các nhân tố trong sản xuất kinh doanh

21


3.3.2 Các nhân tố trong phát triển chăn nuôi cá sấu

22

3.4 Tầm quan trọng của việc đánh giá mối quan hệ giữa nông dân
và doanh nghiệp

23

3.5 Phương pháp nghiên cứu

23

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

24

3.5.2 Phương pháp thống kê mô tả

24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Tình hình chăn nuôi cá sấu ở Thành phố Hồ Chí Minh

25

4.2 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty


27

4.2.1 Tình hình chăn nuôi cá sấu tại công ty

27

4.2.2 Tình hình tiêu thụ cá sấu

29

4.2.3 Đánh giá khái quát tình hình chăn nuôi cá sấu tại công ty

20

4.3 Phân tích hoạt động thu mua của công ty

31

4.3.1 Hợp đồng thu mua cá sấu với hộ nông dân

32

4.3.2 Thu mua cá sấu của nông dân

33

4.3.3 Các nguyên nhân thu mua chậm

34


4.4 Phân tích tình hình chăn nuôi cá sấu của các hộ

34

4.4.1 Đặc điểm của các hộ nuôi

34

4.4.2 Quy mô đàn nuôi

38

4.4.3 Đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ nuôi cá sấu

39

vi


4.5 Đánh giá mối quan hệ giữa công ty với nông dân

41

4.5.1 Mức độ hài lòng của nông hộ về giá thu mua

41

4.5.2 Đánh giá của nông hộ về Công ty Cá Sấu Hoa Cà


42

4.5.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty khi thực hiện hợp đồng

46

4.6 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua

47

4.6.1 Những tiêu chuẩn cần thiết của công ty và nông dân

47

4.6.2 Giải pháp đối với hoat động thu mua

48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1 Kết luận

52

5.2 Kiến nghị

53


TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HTX

Hợp tác xã

NN-PTNN

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

CITES


Convention on International Trade in Endangered Species of wild fauna
and flora: Công ước quốc tế về buôn bán các loài động và thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

NHNN

Ngân hàng Nhà nước



Giám đốc

PGĐ

Phó giám đốc

NV

Nhân viên

KT

Kế toán

NH


Nhà hàng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SP

Sản phẩm

ĐVT

Đơn vị tính

CS

Cá Sấu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ Cấu Lao Động Và Trình Độ Lao Động Của Công Ty

8

Bảng 4.1: Tình Hình Chăn Nuôi Cá Sấu Tại TP.HCM

26


Bảng 4.2 Tổng Đàn Cá Sấu Của Công Ty Qua Các Năm

28

Bảng 4.3: Số Lượng Cá Sấu Tiêu Thụ Qua Các Năm

29

Bảng 4.4: Tình Hình Thực Hiện Hợp Đồng Của Các Hộ
Tại TP.HCM Qua Các Năm

32

Bảng 4.5: Thu Mua Cá Sấu Từ Các Nông Hộ Năm 2006

33

Bảng 4.6: Một Số Đặc Điểm Chung Của Các Hộ

35

Bảng 4.7: Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ

35

Bảng 4.8: Cơ Cấu Tuổi Của Chủ Hộ

36


Bảng 4.9: Nguồn Vốn Vay Của Các Hộ

37

Bảng 4.10: Quy Mô Đàn

38

Bảng 4.11: Ảnh Hưởng Của Quy Mô Đàn Đến Kết Quả Chăn Nuôi Của Hộ

40

Bảng 4.12: Mức Hài Lòng Của Nông Hộ Về Giá Thu Mua

42

Bảng 4.13: Mức Hài Lòng Của Nông Hộ Về Nhân Viên Công Ty

43

Bảng 4.14: Mức Hài Lòng Của Nông Hộ Về Công Ty

44

Bảng 4.15: Nhận Định Của Nông Hộ Về Vai Trò Của Công Ty

44

Bảng 4.16: Nguyên Vọng Của Các Hộ Vệ Tinh Đối Với Công Ty


46

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

6

Hình 2.2: Sơ Đồ Quy Trình Nuôi Cá Sấu

14

Hình 3.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Hợp Đồng Nông Nghiệp

18

Hình 4.1: Tổng Đàn Cá Sấu Của TP.HCM Qua Các Năm

26

Hình 4.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Đàn Cá Sấu Của Công Ty Qua Các Năm

28

Hình 4.3: Biểu Đồ Quy Mô Đàn Cá Sấu

38


Hình 4.4: Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Định Của Hộ Nuôi Về Vai Trò Của Công Ty

45

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hợp đồng hợp tác chăn nuôi cá sấu
Phụ lục 2: Hợp đồng mua bán cá sấu
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cá sấu là loài động vật hoang dã, trong thiên nhiên chúng được bảo vệ, nhưng
cá sấu cũng được nuôi vì mục đích thương mại. Cá sấu có giá trị kinh tế cao, là sản
phẩm tìm năng trong tương lai. Da cá sấu dùng để sản xuất các mặt hàng thời trang:
xách tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép,… đặc biệt lớp da dưới bụng là phần giá trị
nhất. Hơn nữa, thịt cá sấu có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho những người đang
trong thời gian hồi phục sức khỏe. Vì vậy việc nuôi cá sấu ngoài mục đích bảo tồn loài
động vật hoang dã quý hiếm còn là nguồn lợi kinh tế, đặc biệt thích hợp vùng ven biển
do lượng thức ăn có nhiều và giá rẻ.
Công ty Cá Sấu Hoa Cà là một trong bốn đơn vị tại TP Hồ Chí Minh được tổ
chức CITES Việt Nam công nhận là có đủ điều kiện nuôi và xuất khẩu theo công ước

CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
quy định. Công ty là nơi cung cấp con giống cho các hộ gia đình nuôi gia công và sau
đó thu mua lại của các hộ với giá thoả thuận giữa hai bên theo hợp đồng. Không dừng
lại ở đó, công ty Cá Sấu Hoa Cà còn hợp tác với HTX Nông Nghiệp Xuân Lộc để thực
hiện dự án thành lập làng nghề nuôi cá sấu tại quận 12. Việc lập ra làng nghề nuôi cá
sấu nhằm mục đích phát triển nghề nuôi cá sấu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn.
Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT TP.HCM đã có chủ trương đẩy mạnh việc phát
triển chăn nuôi cá sấu, đưa ngành nghề này trở thành mũi nhọn đầu tư phát triển trong
tương lai, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên đây là loại hình
kinh doanh mới phát triển nên còn rất non yếu, gặp nhiều rủi ro trước biến động của


thị trường, năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi của các hộ vệ tinh chưa cao,
mà trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả sản xuất.
Như vậy việc làm thế nào để tăng hiệu quả của chăn nuôi cá sấu và từng bước
đứng vững trước những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO là bài toán gặp nhiều
khó khăn của các cấp, các ngành cũng như của những hộ dân tham gia. Do đó để có
được lợi thế cạnh tranh tốt cần có một hệ thống thu mua đầu vào tốt, vì vậy hoạt động
thu mua trở thành một trong những vũ khí chiến lược sắc bén tăng sức cạnh tranh của
ngành.
Nhận thức được tầm quan trọng trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Cá
Sấu Hoa Cà và được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, của giáo viên hướng dẫn, tôi đã nghiên cứu đề tài: “TÌM HIỂU
HOẠT ĐỘNG THU MUA CỦA CÔNG TY TNHH CÁ SẤU HOA CÀ TẠI
TP.HỒ CHÍ MINH” để làm luận văn tốt nghiệp.
Với điều kiện và thời gian hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô, các anh chị trong công ty
cùng với sự đóng góp của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi cá sấu của công ty Cá Sấu Hoa Cà.
 Phân tích hoạt động thu mua của công ty.
 Phân tích tình hình chăn nuôi cá sấu của các nông hộ.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà Quận 12, TP.HCM. Vì thời gian và trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu chỉ tiến hành
phân tích hoạt động thu mua của công ty.
 Phạm vi thời gian:Từ ngày 26/03/2007 đến ngày 23/06/2007.

2


1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và nội dung
khái quát của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Tìm hiểu khái quát về công ty như: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý, mục tiêu hoạt động, thuận lợi và khó khăn của công ty, lịch sử
hình thành và phát triển làng nghề nuôi cá sấu, mục đích hoạt động của làng nghề; giới
thiệu sơ lược về cá sấu.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, giới thiệu một số chỉ tiêu
được sử dụng trong luận văn và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động sản xuất, hoạt động thu mua của công
ty, phân tích tình hình chăn nuôi cá sấu của các hộ hợp đồng nuôi cá sấu với công ty
tại TP.HCM, đánh giá mối quan hệ của công ty với các hộ, từ đó dễ dàng tìm ra những

giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thu mua của công ty.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Từ những phân tích, đánh giá trên đưa ra kết luận và một số kiến nghị phù hợp
với thực trạng của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chung về công ty Cá Sấu Hoa Cà
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà được chính thức thành lập vào năm 2000 theo
quyết định số 4102001615/SKH-ĐT do Sở kế hoạch và đầu tư cấp.
Trụ sở chính: Khu Phố I, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM
Tên công ty: CÔNG TY TNHH CÁ SẤU HOA CÀ
Tên giao dịch: Công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà
Tên viết tắt: HoaCaCo.Ltd
Điện thoại: 08.7169304

Fax: 08.7162804

Email:
Lĩnh vực hoạt động: chủ yếu nghiên cứu kỹ thuật, kinh doanh sản phẩm và dịch
vụ từ cá sấu, chế biến cá sấu để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 10 năm 1985, khi làm việc với một chuyên gia cá sấu người Cu Ba để
nhận 100 con cá sấu do nhà nước Cu Ba tặng Việt Nam, ông Tôn Thất Hưng - một cán
bộ kỹ thuật về bò sát đã nhận ra giá trị tiềm năng về kinh tế và khoa học của cá sấu ở

Việt Nam, ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu và đã thử nghiệm rất thành công mô hình
chăn nuôi, sản xuất kinh doanh cá sấu khép kín.
Năm 1987, ông Hưng đã đầu tư mua một cặp cá sấu nước ngọt (giống cá Xiêm)
về nuôi, đến cuối năm thì trại nuôi cá sấu đầu tiên được thành lập ở Việt Nam chỉ có
một cặp bố mẹ. Gần một năm sau, cặp cá sấu Xiêm đã sinh sản được 17 cá sấu con và
từ đàn cá sấu này, ông Hưng bắt đầu gầy dựng sự nghiệp. Đến năm 1997, tổng đàn đã
hơn 600 con.
4


Đầu năm 1998, trại bắt đầu nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu như
xách tay, ví, thắt lưng, giày dép, va li,… Mở nhà hàng chế biến đặc sản thịt cá sấu
thành nhiều món ăn độc đáo và bổ dưỡng. Từ năm 1999, trại đã cùng Vườn Quốc Gia
Cát Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn thực hiện dự án Phục hồi cá sấu Xiêm (Crocodylus
siamensis) trong thiên nhiên tại Bàu Sấu (dự án đã hoàn thành năm 2002). Và trại còn
hỗ trợ Lâm Viên Cần Giờ kỹ thuật nuôi nhốt một số cá sấu nước lợ (Crocodylus
porosus) quy tập được để nhân giống phục hồi.
Từ năm 2000 đến nay, từ một trại nuôi cá sấu giờ phát triển thành một công ty
chủ yếu nghiên cứu kỹ thuật, sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, đào tạo tay
nghề cho các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ. Đồng thời, thực hiện dự án xây dựng làng
nghề nuôi và chế biến cá sấu tại Quận 12, TP Hồ Chí Minh. Và hiện nay, tổng đàn cá
sấu hơn 20.000 con, trong đó đàn con giống bố mẹ là hơn 1000 con.
Tiền thân của Làng Cá Sấu này là Nhà hàng Cá sấu Hoa Cà, thuộc Công ty
TNHH Cá sấu Hoa Cà, đã chuyển từ Bình Triệu về đây. Trên khuôn viên có diện tích
8.000m2 với một hồ nước thiên nhiên, Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà đã liên kết cùng
Hợp tác xã Xuân Lộc xây dựng một quần thể liên hoàn gồm: nhà hàng, cửa hàng da,
phòng mổ thịt sấu, nhà triển lãm, công viên mini... gọi chung là làng cá xấu Hoa Cà
vào tháng 12/2003
Tháng 9 năm 2006 Làng Cá sấu Hoa Cà (TP.HCM) có hai sự kiện đáng nhớ:
sau ngày 2/9/2006, hai nhóm thanh niên đầu tiên được Làng nghề đào tạo và sau thời

gian làm công ăn lương, chính thức tách ra thành lập tổ sản xuất vệ tinh, khởi đầu giai
đoạn làm chủ, trở thành đối tác cùng với làng nghề tạo ra sản phẩm từ da cá sấu.
Và cuối tháng 9, lần đầu tiên các sản phẩm làng nghề với thương hiệu Hoa Ca’s
fashion tham gia Hội chợ Frankfurt (Đức) để tiếp cận trực tiếp với khách hàng quốc tế.
2.1.3 Tình hình tổ chức
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

5


Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY VÀ LÀNG CÁ SẤU SÀI GÒN NĂM 2007
PGĐ PT
MÔI TRƯỜNG

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

GIÁM ĐỐC PT PHÁP LÝ

PGĐ KINH DOANH SP DA

KT KHO NHÀ HÀNG
HOACA

KT KHO ĐV KD CÁ SẤU

KT KHO HOACA FASHION

KT TIỀN MẶT


TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN

TỔ QUẢN LÝ

THƯ KÝ

NV CUNG ỨNG

NV THỦ QUỸ

TRƯỞNG PHÒNG
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

TỔ CHẾ BIẾN DA
XỬ LÝ ƯỚT & XỬ LÝ
KHÔ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ
SXKD CÁ SẤU

TRƯỞNG BỘ PHẬN
KD THỰC PHẨM

TRƯỞNG
NH
HOACA

TRƯỞNG BỘ PHẬN
KINH DOANH CÁ SẤU


TRƯỞNG BỘ PHẬN
KINH DOANH SP DA

TRƯỞNG BỘ PHẬN
GIA CÔNG SẢN PHẨM

TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HOACA FASHION

PGĐ TÀI CHÁNH

Nguồn tin: Phòng dịch vụ khách hàng

6


b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về
mọi hoạt động sản xuất của công ty, là người quản lý và điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tồn tại và phát triển
của công ty.
 Phó giám đốc: Phó giám đốc là người trợ giúp Giám đốc trong việc trực tiếp
quản lý công ty, thực hiện các chức năng quản lý được giám đốc giao phó hoặc ủy
quyền giải quyết công việc thay cho giám đốc khi giám đốc đi vắng.
 Phòng kế toán: quản lý biểu mẫu kế toán và hoá đơn thu chi, lưu giữ bí mật
các tài liệu kế toán của công ty. Theo dõi sổ sách về tài sản, vật tư, nguyên vật liệu và
tồn kho… Lập kế hoạch thực hiện theo dõi về vốn và tài chính, nhu cầu tiền mặt, lưu
chuyển tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý các nguồn
vốn, ngân quỹ, thường xuyên kiểm tra và báo cáo thông tin cho giám đốc về tình hình

vốn tài chính.
 Phòng dich vụ khách hàng: giữ vai trò giao và ký nhận công văn của công ty,
thiết kế biểu mẫu và các thông tin về quảng cáo, tổ chức nhân sự của công ty, bộ phận
này còn có nhiệm vụ cung ứng vật tư cho các bộ phận còn lại.
 Phòng kinh doanh chăn nuôi: nhân giống cá sấu, chăn nuôi cá sấu thịt, thu
mua và giết mổ cá sấu. Phòng kinh doanh chăn nuôi còn là bộ phận hướng dẫn kỹ
thuật nuôi cá sấu, kiểm tra đàn cá sấu gia công, giải quyết hợp đồng với hộ nuôi.
 Bộ phận làng nghề: sản xuất và kinh doanh sản phẩm da cá sấu các loại như:
bóp đầm, dây nịch, dây đồng hồ, giày dép, va li,… kinh doanh nhà hàng với các món
ăn được chế biến từ thịt cá sấu, dạy nghề cho học viên.
2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty
Đối với tất cả các doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng, vì
vậy các nhà lãnh đạo nên cân nhắc và tuyển dụng lao động sao cho phù hợp với tình
hình hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, cũng là góp phần quyết định
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Sử dụng nguồn lao động hợp lý giúp cho
công ty hoạt động hiệu quả, vì nếu tuyển quá nhiều lao động sẽ dẫn đến tình trạng thừa
lao động làm hao tổn chi phí của công ty, nhưng nếu thiếu lao động sẽ không đạt tiến
độ gây trễ ngày giao hàng cho khách hàng. Để biết được cơ cấu sử dụng lao động của
7


công ty như thế nào, ta đi vào phân tích tình hình nhân sự của công ty. Qua đó chúng
ta có thể biết rõ hơn về sự phân bổ nguồn lực lao động của công ty, đồng thời biết
được mức độ hợp lý trong việc sử dụng nguồn lực lao động:
Bảng 2.1: Cơ Cấu Lao Động Và Trình Độ Lao Động Của Công Ty
Số lượng

Tỷ lệ

(người)


(%)

1. Phân theo giới tính

91

100,00

- Nam

41

45,05

- Nữ

50

54,95

2. Phân theo trình độ

91

100,00

4

4,39


12

13,19

75

82,42

91

100,00

Diễn giải

- Đại học
- Cao đẳng, Trung cấp
- Công nhân có tay nghề, lao động phổ
thông
3. Phân theo lĩnh vực chuyên môn
- Ban giám đốc

5

- Phòng kế toán

4

- Phòng dịch vụ khách hàng


14

- Phòng kinh doanh chăn nuôi

12

- Đơn vị Hoa Cà Fashion

35

- Nhà hàng Hoa Cà

21

Tổng số lao động

91

100,00

Nguồn tin: Phòng dịch vụ khách hàng
Hiện nay, lực lượng lao động của công ty có 91 nhân viên, trong đó nhân viên
nam là 41 người chiếm 45,05% và nhân viên nữ là 50 người chiếm 54,95%. Nếu xét
theo giới tính, nguồn nhân lực của công ty có sự cân đối giữa nam và nữ, xét theo trình
độ chuyên môn thì lao động có trình độ Đại học rất thấp chỉ có 4 người chiếm 4,39%
tổng lao động. Ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp có 12 người chiếm tỷ lệ 13,19%
trong tổng lao động. Số lao động còn lại là lao động phổ thông phục vụ trong nhà hàng

8



Hoa Cà và một số người có tay nghề cao do làm việc lâu năm là 75 người chiếm
82,42%.
Từ kết quả thực tế cũng như qua bảng cơ cấu nhìn chung ta thấy tình hình nhân
sự của công ty phân bố khá thích hợp, công việc phù hợp với người lao động.
2.1.5 Mục tiêu hoạt động của công ty
a) Kinh doanh
Bất kỳ một công ty nào khi được thành lập thì cũng đều nhằm mục đích kinh
doanh và do đó lợi nhuận luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, chính vì vậy trước mắt
công ty Cá Sấu Hoa Cà chủ động xây dựng thị trường tiêu thụ nội địa để giải quyết
đầu ra ổn định cho nghề nuôi cá sấu ở trong nước và để công ty có thể tiếp tục phát
triển lâu dài. Tạo sự an tâm đầu ra cho các nhà chăn nuôi cá sấu trong nước và cũng là
tạo thị trường đầu vào ổn định cho mình, bên cạnh đó công ty không ngừng nâng cao
sáng tạo, ngày càng đa dạng các loại sản phẩm từ cá sấu nhằm thu hút thị trường trong
nước và hướng đến xuất khẩu.
b) Tạo dựng nghề mới cho nông thôn
Công ty Cá Sấu Hoa Cà đã hợp tác với Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc
quận 12, TP Hồ Chí Minh thành lập Làng nghề nuôi cá sấu trên địa bàn quận 12, dần
dần hình thành một ngành nghề mới quan trọng của Thành phố, đồng thời nghiên cứu
kỹ thuật hướng dẫn cho các hộ dân phát triển nghề chăn nuôi cá sấu rộng rãi trong khu
vực các tỉnh phía Nam.
Nhằm khai thác mọi tiềm lực về tay nghề, lao động ở nông thôn, tạo việc làm
cho lao động ở nông thôn, phục hồi và phát triển nghề may các sản phẩm da cá sấu
xuất khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu phong phú của Thành phố, đưa nhóm ngành
nghề này trở thành một ngành chiếm vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế nông
nghiệp đa dạng hoá của đất nước.
c) Hoạt động nghiên cứu
Công ty Cá Sấu Hoa Cà đã phối hợp với các Sở khoa học và công nghệ, các
Viện Trường nghiên cứu các đề tài khoa học về bảo tồn nhân giống cá sấu nhằm góp
phần vào việc bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Ngoài ra, công ty còn hợp tác để nghiên cứu chế biến thực phẩm, da và tính
chất dược lý cũng như tinh chế các sản phẩm có nguồn gốc từ cá sấu.
9


2.1.6 Đánh giá tổng quát về công ty
a) Thuận lợi
 Công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà đã được sự quan tâm giúp đỡ của UBND TP
Hồ Chí Minh cũng như chính quyền địa phương rất nhiệt tình, do hoạt động của công
ty đã góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi của Thành phố, và tạo việc làm ổn
định cho người dân tại địa phương.
 Có đội ngũ nhân viên đã trải qua quá trình đào tạo các kỹ năng về quản trị và có
kinh nghiệm nghề nghiệp khá tốt.
 Hoạt động kinh doanh có hướng cộng đồng của Làng nghề cá sấu Sài Gòn và
làng nghề cũng là kiểu mẫu kinh doanh ấn tượng bởi các hoạt động bảo vệ môi trường,
xây dựng cộng đồng nên thu hút nhiều tổ chức tài trợ Quốc tế.
 Hợp đồng nuôi cá sấu với nông dân đã tạo được uy tín và sự tin cậy đối với đa
số hộ nuôi.
b) Khó khăn
 Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh cá sấu hầu như không có, nếu
không nói là tìm cách hạ nhau, cạnh tranh hạ giá sản phẩm lợi trước nhưng hại sau.
 Vốn xoay vòng thanh toán cho nông dân thường xuyên bị thiếu do chu trình sản
xuất sản phẩm bị kéo dài gây thiếu vốn để phát triển.
 Tiếp cận thị trường da ở một số nước Châu Âu và Mỹ còn kém vì thiếu kinh
nghiệm.
 Giá bán giảm mạnh trong những năm vừa qua.
2.2 Giới thiệu về Làng cá sấu Sài Gòn
2.2.1 Bối cảnh hình thành và quá trình phát triển
Từ năm 1987, khi con cá sấu cuối cùng bị triệt hạ trên sông Đồng Nai, Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã công bố cá sấu đã bị tiệt chủng ngoài

thiên nhiên. Nhờ các nhà khoa học, những người yêu nghề chăn nuôi cá sấu tại địa
phương đã thành công đầu tiên trong việc nghiên cứu ấp nở nhân tạo trứng cá sấu góp
phần vào việc bảo tồn loài động vật quý hiếm này, đồng thời thúc đẩy mở ra loại hình
hoạt động sản xuất, kinh doanh mới: Nghề nuôi và sản xuất các sản phẩm từ cá sấu.
Trong những năm gần đây, do cá sấu là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi
phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu địa phương nên tình hình chăn nuôi cá sấu
10


ngày càng phát triển. Số hộ dân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây đầu tư vào
nghề nuôi cá sấu ngày càng tăng nâng tổng đàn cá sấu ước tính trên 100.000 con (năm
2005) tạo ra một nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất. Trước cơ hội đó, tháng 6 năm
2003 Công ty Cá Sấu Hoa Cà đã hợp tác với Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc để
thực hiện dự án thành lập “Làng cá sấu Sài Gòn”, làng nghề nuôi cá sấu là một trong 4
làng nghề được thành lập theo quy định 2988/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân Dân TP Hồ
Chí Minh và hoạt động vào ngày 16 tháng 12 năm 2003.
2.2.2 Mục đích của Làng cá sấu Sài Gòn
Làng cá sấu Sài Gòn được thành lập và hoạt động nhằm các mục đích chính
như sau:
 Xây dựng nghề chăn nuôi cá sấu của bà con nông dân, xã viên tại địa phương
thành một tổ chức hợp tác, được kiểm soát về chất lượng và an toàn về tiêu thụ sản
phẩm.
 Dạy nghề cho con em xã viên và nhân dân địa phương, xây dựng các tổ sản
xuất vệ tinh tự quản dần dần hình thành một làng nghề mới sản xuất sản phẩm thời
trang từ da cá sấu hướng đến phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.
 Hướng dẫn kỹ thuật và cùng nông dân đầu tư nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia
đình tại địa phương, tạo thêm việc làm mới và góp phần làm chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi phù hợp với đặc thù của nông nghiệp đô thị tại TP Hồ Chí Minh.
 Nghiên cứu chế biến đa dạng hoá các sản phẩm khác từ cá sấu như thịt, xương,
răng, móng,… để tăng lợi nhuận cho nông dân.

2.2.3 Một số kết quả đạt được
Làng Cá Sấu Sài Gòn do công ty TNHH Cá Sấu Hoa Cà và HTX Nông Nghiệp
Xuân Lộc thành lập để quản lý dự án trên và giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm của làng
nghề. Sau 6 tháng thi công xây dựng, đầu tháng 1 năm 2004 Làng cá sấu Sài Gòn đã
được đưa vào hoạt động, những tháng đầu hoạt động của làng nghề rất thuận lợi, cụ
thể là: hoạt động nhà hàng, cửa hàng bán sản phẩm da cá sấu chỉ trong 6 tháng đầu
hoạt động đã bình ổn được doanh thu. Tuy nhiên đến lúc thi công cầu vượt tại Ngã Tư
Ga đã làm tình hình giao thông bị ách tắc, từ chỗ đó làm cho doanh thu của làng nghề
cá sâu Sài Gòn bị giảm xuống gần 70% gây khó khăn cho việc điều hành, quản lý và
phát triển. Ban quản lý làng nghề đã tìm mọi biện pháp: làm thủ tục xin phép cắm
11


bảng hướng dẫn xe chạy vòng tránh Ngã Tư Ga, gửi thư ngỏ để hướng dẫn đường đi
đến từng khách hàng quen thuộc, đẩy mạnh tiếp thị làng nghề nhờ vậy mà hoạt động
của làng nghề đã được ổn định. Đến nay, việc xây dựng cầu vượt Ngã Tư Ga đã hoàn
thành, tương lai hoạt động kinh doanh của làng nghề sẽ phát triển hơn, mang lại hiệu
quả cao cho dự án.
Tình hình phát triển và chăn nuôi cá sấu trong bà con xã viên và nhân dân tại
địa phương vẫn chưa triển khai được, nguyên nhân trong năm 2004 đến nay đầu ra của
cá sấu còn nhiều khó khăn, lại bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm cho nguồn thức
ăn đầu vào tăng lên, giá bán cá sấu giảm. Với những khó khăn trên, công ty đã tìm mọi
biện pháp khắc phục và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Bằng cách đi riêng,
Làng cá sấu Sài Gòn đã giải quyết ổn định đầu ra của cá sấu, dự án và trong khu vực
của địa phương quận 12, trong khi cả nước cụ thể là TP Hồ Chí Minh còn gặp rất
nhiều khó khăn trong tiêu thụ cá sấu.
Để giải quyết khó khăn về vốn công ty đã lập các dự án vay vốn, và đã có dự án
ODA do Nhà nước Hungary tài trợ. Hiện làng nghề đã có trên 40 hộ dân tham gia chăn
nuôi cá sấu, con số này sẽ tiếp tục tăng đến trên 100 hộ trong thời gian tới. Làng nghề
đã thành công trong việc chuyển giao kỹ thuật may gia công sản phẩm da cá sấu cho

các hộ dân địa phương quanh vùng, tạo việc làm ổn định phát triển chăn nuôi cá sấu
cho các hộ dân thông qua con em của họ đang học nghề tại Làng cá sấu Sài Gòn.
2.3 Giới thiệu về cá sấu
Cá Sấu được nuôi ở Láng cá sấu Sài Gòn chủ yếu là cá sấu Xiêm hay còn có tên
gọi khác là cá sấu nước ngọt (có tên khoa học là Crocodylus siamensis). Hiện nay,
chúng được bảo vệ rất nghiêm ngặt trên toàn thế giới, đã được đưa vào nhóm IB Nghị
định 48/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2002 và phụ lục 1
của Công ước CITES mà Việt Nam là thành viên chính thức. Cả hai văn bản này đều
quy định cấm đánh bắt từ tự nhiên cá sấu nước ngọt vì mục đích sử dụng hoặc xuất
khẩu. Trường hợp muốn khai thác để gây nuôi sinh sản phải được phép của Thủ tướng
Chính phủ (do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất). Theo các
quy định này, việc xuất khẩu cá sấu nước ngọt chỉ được thực hiện khi đáp ứng các yêu
cầu sau:
 Có trại nuôi sinh sản được đăng ký với chi cục kiểm lâm địa phương.
12


 Có sản phẩm từ F2 trở lên (thế hệ F1 là con của cặp bố mẹ được đánh bắt từ tự
nhiên (F0), nuôi trong trại nuôi có kiểm soát phối giống sinh ra. Thế hệ F2 là con của
cặp bố mẹ F1 giao phối sinh ra trong trại nuôi có kiểm soát).
 Trại nuôi có đăng ký với Ban thư ký Công ước CITES, do cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES - Việt Nam đề xuất theo đúng quy định của Công ước CITES.
 Có quota xuất khẩu được Ban thư ký Công ước CITES phê chuẩn.
 Chủ trại phải có trách nhiệm ghi chép, lập hồ sơ theo 15 tiêu chí của CITES.
Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cá Sấu Hoa Cà đã hợp tác với nông dân nuôi cá
sấu trong các trại ven sông Sài Gòn. Sống trong môi trường sạch sẽ, gần thiên nhiên và
được cung cấp thức ăn tự nhiên, cá sấu lớn rất nhanh, có bộ da đẹp và thịt thơm ngon.

13



2.3.1 Quy trình từ lúc nuôi đến thu hoạch
Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Nuôi Cá Sấu
Cá sấu bố + cá sấu mẹ
Sinh sản
Trứng
Ấp nhân tạo
Con non

Con giống (1 năm tuổi)

Nuôi giai đoạn 1: Từ con giống 1 tháng tuổi đến lúc
thành cá 1 năm tuổi

Nuôi giai đoạn 2: Con giống 1 năm tuổi đến lúc
thành cá 2 năm tuổi

Công ty đem về dưỡng da
trong vòng 0,5 – 1năm
Nguồn tin: Phòng kinh doanh chăn nuôi
Cá sấu từ giai đoạn con giống đến lúc trở thành cá thành phẩm mất thời gian
2,5-3 năm. Đến kỳ thu hoạch, những con cá sấu to khỏe sẽ được giết thịt và phân thịt,
da, xương cá sấu để riêng từng loại.
2.3.2 Giá trị kinh tế của cá sấu
Như được biết, cá sấu là loài có giá trị kinh tế cao, nghề nuôi cá sấu được xem
là thế mạnh trong tương lai.
 Sản phẩm từ da cá sấu rất đa dạng: móc khóa, ví da, nịt da, thắt lưng da,…
 Xương cá sấu đựơc nấu thành cao cá sấu.

14



×