Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÙNG QUY HOẠCH CỤM – TUYẾN DÂN CƯ TẠI XÃ VĨNH CHÂU B HUYỆN TÂN HƯNG TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.19 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÙNG
QUY HOẠCH CỤM – TUYẾN DÂN CƯ TẠI XÃ
VĨNH CHÂU B HUYỆN TÂN HƯNG
TỈNH LONG AN

LÊ THANH AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Sự Thay Đổi Đời
Sống Cộng Đồng Vùng Quy Hoạch Cụm Tuyến Dân Cư Sống Chung Với Lũ Trường
Hợp Xã Vĩnh Châu B Huyện Tân Hưng Tỉnh Long An” do Lê Thanh An, sinh viên
khóa 29, ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ____________ .

Th.s VÕ NGÀN THƠ
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày Tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày tháng năm

Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn Mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng,
người luôn dõi theo từng bước chân và thấu hiểu những gì con muốn. Xin cảm ơn gia
đình và người thân, những người luôn chăm sóc, lo lắng cho tôi để tôi có được ngày
hôm nay.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh. Ban chủ nhiệm và toàn thể thầy cô khoa kinh tế đã trang bị vốn kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn thầy cô bộ môn Phát Triển Nông Thôn đã nhiệt tình giảng
dạy và hỗ trợ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận này.

Chân thành cảm ơn cô Võ Ngàn Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành.
Chân thành cảm ơn các cô, chú, các, anh chị trong phòng Kinh Tế, phòng Hạ
Tầng Kinh Tế huyện Tân Hưng, UBND và toàn thể bà con xã Vĩnh Châu B, đặc biệt là
hai cậu Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Hồng Kha đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực tập tại xã.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp PTNT29 và những người bạn
cùng phòng đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày

tháng năm 2007
Sinh viên

Lê Thanh An


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THANH AN. Tháng 08 năm 2007. Tìm Hiểu Sự Thay Đổi Đời Sống Cộng
Đồng Vùng Quy Hoạch Cụm Tuyến Dân Cư Tại Xã Vĩnh Châu B Huyện Tân
Hưng Tỉnh Long An.
LE THANH AN. July, 2006. “Study on Community Life Changes of People
in Residental Clusters and Dykes in Vinh Chau B Commune, Tan Hung District,
Long An Province".
Vĩnh Châu B là một xã được thành lập chưa đến 10 năm. Đời sống của cộng
đồng còn nhiều khó khăn, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt, thiệt hại nhiều
tài sản công cộng và cá nhân. Đặc biệt là gần 1/3 dân số của xã phải sống tạm trú ở xã
Hòa Bình thuộc địa giới của tỉnh Đồng Tháp.
Chương trình Cụm tuyến dân cư sống chung với lũ xã Vĩnh Châu B, huyện Tân
Hưng, tỉnh Long An được xây dựng với mục đích giúp cộng đồng có một chỗ ở an

toàn, góp phần ổn định đời sống. Khóa luận quan tâm tìm hiểu đến sự thay đổi về
những nhu cầu và các vấn đề cơ bản trong cuộc sống cộng đồng như: ăn, mặc, ở, đi lại,
học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập… ở cả 2 khía cạnh trong và ngoài cụm tuyến
dân cư. Tiến hành phân tích những tiềm năng và hạn chế của cộng đồng để từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm cải thiện đời sống của họ.
Chương trình đã có những tác động tích cực đến đời sống cộng đồng như: giúp
họ có một chỗ ở ổn định, không bị ngập lụt, đầu tư xây dựng một số CSHT thiết yếu
của địa phương, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và quan tâm đến việc chăm sóc
sức khỏe những người nghèo, góp phần phát triển đời sống của cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, chương trình cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ: làm
giảm cơ hội việc làm, đưa cộng đồng vào sống ở nơi còn hoang vu, kém phát triển
(nước phèn, tách biệt với ngoài, không thể trồng hoa màu, chăn nuôi), làm ảnh hưởng
đến thu nhập và khả năng đáp ứng các nhu cầu của họ.
Mặc dù có những ảnh hưởng khác nhau, nhưng chương trình đã đạt được mục
đích cơ bản là giúp cộng đồng địa phương có một chỗ ở ổn định, không bị ngập lũ.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi


Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.1.2. Ý nghĩa

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.3.3. Phạm vi đối tượng

3

1.3.4. Phạm vi nội dung

3

1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

CHƯƠNG 2

5


TỔNG QUAN

5

2.1. Thông tin chung về chương trình CTDCSCVL xã Vĩnh Châu B

5

2.1.1. Tên chương trình

5

2.1.2. Mục đích của chương trình

5

2.1.3. Diện tích và thời gian thực hiện

5

2.1.4. Giá nền nhà và nhà

5

2.2. Tổng quan xã Vĩnh Châu B

6

2.2.1. Văn hóa xã hội


6

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

8

v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1. Cụm tuyến dân cư

12

3.1.2. Quy hoạch phát triển nông thôn và quy hoạch điểm dân cư

12

3.1.3. Nông thôn và những nét đặc trưng nổi bậc của nông thôn

12

3.1.4. Cộng đồng và phát triển cộng đồng


13

3.1.5. Tìm hiểu những gì ở cộng đồng

14

3.2. Phương pháp nghiên cứu

15

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

15

3.2.2. Các phương pháp phân tích chung

18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sự thay đổi về nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng

21
21

4.1.1. Chăm sóc sức khỏe

21

4.1.2. Giải trí cộng đồng


24

4.1.3. Điện – nước

25

4.1.4. Đất đai

30

4.1.5. Phương tiện sinh hoạt

31

4.1.6. Sinh kế

34

4.1.7. Chi tiêu

42

4.1.8. Thu nhập

45

4.1.9. Cân đối thu nhập và chi tiêu

50


4.1.10. Khả năng đáp ứng chi tiêu của cộng đồng

51

4.2. Nhận xét của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến tình trạng ngập lụt
ở địa phương

52

4.2.1. Nhận xét của cộng đồng về tình trạng ngập lụt

52

4.2.2. Nhận xét về các vấn đề liên quan đến chương trình CTDC

53

4.2.3. Sự hài lòng về việc xây dựng CTDC

54

4.2.4. Nhận xét về sự thay đổi chất lượng cuộc sống

55

4.2.5. Những giải pháp khi bị ngập lụt của cộng đồng

56

4.3. Các mối quan hệ trong cộng đồng

vi

57


4.3.1. Tìm hiểu các mối quan hệ trong cộng đồng

57

4.3.2. Nhận xét của cộng đồng về các mối quan hệ trong đời sống

58

4.4. Phân tích tiềm năng và hạn chế của CĐ trong và ngoài CTDC

59

4.4.1. Cộng đồng sống trong CTDC

59

4.4.2. Cộng đồng sống ngoài CTDC

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1. Kết luận


63

5.2. Đề nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cộng Đồng

CNVNN

Công Nhân Viên Nhà Nước

CSHT

Cơ Sở Hạ Tầng

CTDC


Cụm Tuyến Dân Cư

CTDCSCVL

Cụm Tuyến Dân Cư Sống Chung Với Lũ

ĐBTS

Đánh Bắt Thủy Sản

LTTP

Lương Thực Thực Phẩm

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

QH

Quy Hoạch

TCTC

Tự Cung Tự Cấp

TDVH

Trình Độ Văn Hóa


TH – CĐ – ĐH

Trung Học – Cao Đẳng – Đại Học

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Giá Nền Nhà trong CTDC Xã Vĩnh Châu B+

6

Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số của Xã Vĩnh Châu B

6

Bảng 4.1. Địa Điểm Chữa Bệnh Nhẹ của Cộng Đồng trong CTDC

21

Bảng 4.2. Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng trong CTDC

22

Bảng 4.3. Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng ngoài CTDC

23


Bảng 4.4. Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ trong CTDC

24

Bảng 4.5. Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ ngoài CTDC

25

Bảng 4.6. Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng trong CTDC

26

Bảng 4.7. Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng ngoài CTDC

27

Bảng 4.8. Đánh Giá của CĐ về Chất Lượng Nước Tự Nhiên và Đã Qua Xử Lý

29

Bảng 4.9. Diện Tích Bình Quân Các Loại Đất của Cộng Đồng

31

Bảng 4.10. Tình Trạng Sử Dụng Nhà Vệ Sinh của Cộng Đồng

33

Bảng 4.11. Cơ Cấu Lao Động Tham Gia Các Hoạt Động Sinh Kế của
Cộng Đồng trong CTDC


35

Bảng 4.12. Tình Hình Sản Xuất Lúa tại Xã Vĩnh Châu B

38

Bảng 4.13. Tình Hình Chi Tiêu trong Năm của Cộng Đồng trong CTDC

42

Bảng 4.14. Chi Tiêu Trong Năm của Hộ ngoài CTDC

43

Bảng 4.15. Các Nhu Cầu Thiết Yếu trong Năm

44

Bảng 4.16. Thu Nhập Bình Quân/người/năm của Một Số Loại Hình Sản Xuất
tại Xã Vĩnh Châu B

46

Bảng 4.17. Sự Thay Đổi Thu Nhập của Cộng Đồng dưới Ảnh Hưởng của
Yếu Tố Giá Trị Tiền Tệ theo Thời Gian và Yếu Tố Lạm Phát

48

Bảng 4.18. Sự Thay Đổi về Mức Độ Bất Bình Đẳng Thu Nhập


50

Bảng 4.19. Cân Đối Chi Tiêu So Với Thu Nhập

50

Bảng 4.20. của Cộng Đồng trong CTDC

51

Bảng 4.21. Khả Năng Đáp Ứng Chi Tiêu của Cộng Đồng ngoài CTDC

51

Bảng 4.22. Điều Kiện vào CTDC

53

Bảng 4.23. Nhận Xét của Cộng Đồng về Thủ Tục Xét Duyệt vào CTDC

54

ix


Bảng 4.24. Sự Hài Lòng của CĐ về Việc Xây Dựng CTDC

54


Bảng 4.25. Nhận Xét của CĐ về Sự Thay Đổi Chất Lượng Đời Sống

55

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Nhân Khẩu trong Gia Đình

7

Hình 3.1. Biểu Đồ Đường Cong Lorenz

20

Hình 4.1. Mạng Lưới Điện Xã Vĩnh Châu B

26

Hình 4.2. Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Điện Sử Dụng

27

Hình 4.3. Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Nước Sử Dụng

29


Hình 4.4. Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Nước Sản Xuất

30

Hình 4.5. Thực Trạng Nhà Ở của Cộng Đồng trong CTDC

32

Hình 4.6. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Một Vụ Lúa

37

Hình 4.7. Sơ Đồ Lịch Thời Vụ

39

Hình 4.8. Một Số Công Cụ ĐBTS Thông Dụng của Cộng Đồng

40

Hình 4.9. Một Số Hoạt Động Sản Xuất Trên Sông

41

Hình 4.10. Biểu Đồ Chi Tiêu LTTP

44

Hình 4.11. Biểu Đồ Cơ Cấu Thu Nhập của Xã Vĩnh Châu B


46

Hình 4.12. Biểu Đồ Đường Cong Lorenz

49

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Ngập Lụt trong Mùa Lũ

52

Hình 4.14. Giải Pháp Khi Bị Ngập

56

Hình 4.15. Sơ Đồ Ma Trận SWOT Vùng CTDC

59

Hình 4.16. Sơ Đồ Ma Trận SWOT Vùng ngoài CTDC

61

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Liên Quan Chương Trình CTDC Vùng Lũ Ở ĐBSCL
Phụ Lục 2. Liên Quan Đến Số Liệu Phân Tích và Kết Quả Điều Tra Chưa Sử Dụng
Phụ Lục 3. Một Số Hình Ảnh Thực Trạng Xã Vĩnh Châu B
Phụ Lục 4. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Có lợi thế là một tỉnh giáp với thành phố Hồ Chí Minh, Long An có nhiều tiềm
năng để phát triển. Tuy nhiên, ở một số huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng… lũ
lụt diễn ra hàng năm, dẫn đến CSHT khó phát triển, giao thông không được thuận lợi,
ít thu hút được sự đầu tư. Nhận thức được điều đó, chính quyền các cấp rất quan tâm
đến việc QH CSHT, phân bố dân cư của tỉnh. Các huyện mới, xã mới không ngừng
được thành lập, chia tách đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến
đời sống CĐ.
Tân Hưng là một huyện mới thành lập trong vòng 10 năm nay, quá trình QH
đang diễn ra ở bước đầu, hòa chung với tiến trình xây dựng cụm tuyến dân cư được
chính phủ triển khai năm 2000.
Năm 1997, Xã Vĩnh Châu B được tách ra làm 2 xã: Vĩnh Châu B thuộc huyện
Tân Hưng, tỉnh Long An và xã Hoà Bình thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
Phần được trao về cho Đồng Tháp là phần đất thổ cư, tập trung hầu hết dân cư, Vĩnh
Châu B trở thành một xã mới được QH phát triển trên một vùng đất nông nghiệp, “điều
kiện của xã rất khó khăn, các tuyến giao thông chưa hình thành và phát triển, lũ lụt liên
tiếp xảy ra, đời sống của CĐ còn ở mức thấp, CSHT vừa thiếu, vừa yếu lại không đồng
bộ. Kinh tế của xã chủ yếu tập trung vào nông lâm nghiệp, khai thác tối đa lợi thế từ
quỹ đất hoang” (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tân Hưng, 2006). Nhiều hộ phải
sống tạm trú trong xã Hoà Bình, cuộc sống chưa ổn định, hàng năm đều bị ngập lụt.
Vì vậy, QH bố trí lại hạ tầng cơ sở để CĐ sớm có thể “an cư lạc nghiệp”, là một
nhu cầu cần thiết. Thông qua chương trình khai thác tổng hợp vùng Đồng Tháp Mười,

các chương trình theo Quyết định 99/TTg, 661/TTg đời sống và điều kiện sản xuất của


CĐ dần được cải thiện nhưng vẫn còn bị lũ lụt đe dọa, CSHT chưa phát triển. Để khắc
phục điều này, năm 2002, xã tiến hành xây dựng cụm dân cư, đến năm 2006 tuyến dân
cư cũng được khởi công.
Được biết “Tìm hiểu CĐ là một việc làm tập trung có hệ thống trước khi bắt tay
thực hiện một dự án. Nhưng nó luôn luôn tiếp diễn” (Nguyễn Thị Oanh, 2004). Được
sự chấp thuận của khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm, tôi tiến hành thực hiện
khóa luận “Tìm hiểu sự thay đổi đời sống CĐ vùng QH cụm tuyến dân cư tại xã Vĩnh
Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” dưới sự hướng dẫn của cô Võ Ngàn Thơ
nhằm có cái nhìn thực tế và gần gũi hơn về đời sống của CĐ, hiểu được thái độ của họ
đối với những chương trình, dự án mà chính phủ dành cho họ, cũng như nhu cầu và
khả năng thích ứng của họ trước sự thay đổi xã hội. Theo chủ trương của chính phủ,
đến cuối năm 2007, chương trình CTDC phải được hoàn tất. Tôi hy vọng kết quả
nghiên cứu của tôi sẽ là một nguồn tư liệu nhỏ giúp chính quyền địahộ
bên ngoài, không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống, nên không thể có dư
tiền. Số liệu bảng 4.19 trình bày về khả năng cân đối thu nhập và chi tiêu của CĐ.
Cộng đồng vùng CTDC
Trước khi vào CTDC, trung bình một hộ sử dụng hết 99% thu nhập của họ để
chi tiêu. Số tiền còn để dành rất ít chỉ hơn 150.000đ cho cả hộ.
Sau khi vào CTDC, trung bình một hộ sử dụng hết 98% thu nhập của họ để chi
tiêu. Số tiền còn để dành khoảng 400.000đ cho cả hộ.
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Năm 2002, trung bình một hộ sử dụng hết 92% thu nhập của họ để chi tiêu. Số
tiền để dành khoảng 3.000.000đ trong một hộ.
Năm 2006, trung bình một hộ sư dụng hết 86% thu nhập của họ để chi tiêu. Số
tiền để dành khoảng 6.708.000đ trong một hộ.
Bảng 4.19. Cân Đối Chi Tiêu So Với Thu Nhập


Đặc điểm

ĐVT

Trong CTDC
Năm 2002

Năm 2006

Ngoài CTDC
Năm 2002

Năm 2006

Thu nhập

1000đ

18.905

16.180

37.614

49.103

Chi tiêu

1000đ


18.740

15.781

34.509

42.395

Tiền để dành

1000đ

166

400

3.105

6.708

%

99,12

97,53

91,75

86,34


Chi tiêu so TN

Nguồn tin: Kết quả điều tra
50


4.1.10. Khả năng đáp ứng chi tiêu của cộng đồng
Thực tế nhiều hộ trong xã Vĩnh Châu B có thu nhập không thể đáp ứng chi tiêu.
Cộng đồng vùng CTDC
Số liệu bảng 4.20 cho thấy:
Trước khi vào CTDC gần 48% số hộ điều tra có thu nhập không đủ để chi tiêu.
Sau khi vào CTDC gần 53% số hộ điều tra có thu nhập không đủ để chi tiêu,
tăng 5% so với trước.
Như vậy, đời sống của CĐ trong CTDC còn rất khó khăn, thu nhập của họ cần
được cải thiện.
Bảng 4.20. của Cộng Đồng trong CTDC

Thu nhập

Năm 2002
Số hộ

Năm 2006
%

Số hộ

%

Chênh lệch

Số hộ

%

Đủ chi tiêu hoặc có dư

19

47,50

21

52,50

2

5,00

Không đủ chi tiêu

21

52,50

19

47,50

-2


-5,00

Số hộ PV

40

100,00

40

100,00

0

0,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng CTDC
Số liệu bảng 4.21 cho thấy:
Năm 2002 có khoảng 38% số hộ điều tra có thu nhập không đủ để chi tiêu.
Năm 2006 có khoảng 28% số hộ điều tra có thu nhập không đủ để chi tiêu,
giảm 10% so với năm 2002.
Tỷ lệ số hộ có thu nhập không đủ để chi tiêu của CĐ trong CTDC cao hơn
ngoài. Năm 2002 là gần 1.3 lần, năm 2006 là gần 2 lần.
Bảng 4.21. Khả Năng Đáp Ứng Chi Tiêu của Cộng Đồng ngoài CTDC
Năm 2002

Năm 2006

Chênh lệch

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

hộ

(%)

hộ

(%)

Thu nhập lớn hơn chi tiêu

23

38,33

17

28,33

-6


-10,00

Thu nhập nhỏ/bằng chi tiêu

37

61,67

43

71,67

6

10,00

Đặc điểm

Số hộ

(%)

Nguồn tin: Kết quả điều tra
51


Số hộ có thu nhập không đủ để chi tiêu của CĐ trong CTDC tăng. Số hộ có thu
nhập không đủ để chi tiêu của CĐ ngoài CTDC giảm. Còn rất nhiều CĐ tại địa phương
có thu nhập không đủ để chi tiêu. Lúc nào họ cũng phải vay mượn của người khác và
sống trong cảnh thiếu thốn về nhiều mặt. Để có thể nâng cao đời sống CĐ. Đây là một

trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết.
4.2. Nhận xét của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến tình trạng ngập lụt ở địa
phương
4.2.1. Nhận xét của cộng đồng về tình trạng ngập lụt
Cộng đồng vùng CTDC
Trước khi vào CTDC, khoảng 80% số nhà ở của CĐ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Trong đó gần 50% số hộ luôn luôn bị ngập lụt. Chưa đến 18% số hộ điều tra có nhà ở
không bị ảnh hưởng bởi lũ. Số hộ này chủ yếu tập trung ở vùng 3.
Sau khi vào CTDC, 100% số hộ phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi lũ. Lý do là
vì nền nhà trong CTDC được tôn cao và từ 2004 đến nay chưa có lũ lớn (hình 4.13).
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Từ trước năm 2004, gần 90% số hộ điều tra bị ảnh hưởng bởi lũ. Trong đó, số
hộ luôn ngập chiếm gần 40%, chủ yếu là CĐ ở vùng 2. Có 12% không bị ảnh hưởng
bởi lũ. Số hộ này chủ yếu tập trung ở vùng 3.
Từ 2004 đến nay, CĐ đã tôn cao nền nhà. Và chưa có lũ lớn nên số hộ ngập lụt
giảm, chiếm khoảng 50%, chỉ 5% trong số họ có nhà ở luôn bị ngập (hình 4.13).
Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Ngập Lụt trong Mùa Lũ
100%

0
Tùy theo con nước

90%
80%

14

60%
50%


20%

Không ngập
Luôn ngập

7

40

40%
30%

27

30

70%

7
30

19

23

10%
0%
Trước khi vào
CTDC


0
Sau khi vào
CTDC

3
Trước 2004

Sau 2004

Nguồn tin: Kết quả điều tra
52


4.2.2. Nhận xét về các vấn đề liên quan đến chương trình CTDC
a) Điều kiện tham gia chương trình
Mục đích cơ bản của chương trình là tạo nơi ở ổn định cho người nghèo. Bảng
4.22 trình bày điều kiện vào CTDC của 40 hộ điều tra, có đến 45% vào CTDC với
diện nghèo và ngưỡng nghèo. Bước đầu thực hiện đúng với những chủ trương chính
sách của Nhà nước. Tuy nhiên, khi tập hợp một CĐ nghèo lại với nhau thì có rất nhiều
khó khăn phát sinh đặc biệt là vấn đề việc làm. Nếu không có những biện pháp tốt thì
rất dễ phát sinh những tệ nạn xã hội.
Bảng 4.22. Điều Kiện vào CTDC
Điều kiện vào CTDC

Số hộ

Cơ cấu (%)

7


17,50

11

27,50

Chính sách

3

7,50

Tái định cư

12

30,00

Mua đấu giá

7

17,50

40

100,00

Diện nghèo
Ngưỡng nghèo


Tổng

Nguồn tin: Kết quả điều tra
b) Nhận xét về thủ tục xét duyệt vào CTDC
Để có được một ngôi nhà trong CTDC, CĐ phải thực hiện khá nhiều thủ tục,
đến UBND xã và BQL dự án nhiều lần (Xem cụ thể ở phần phụ lục 1).
Bảng 4.23 trình bày nhận xét của 40 hộ về thủ tục xét duyệt vào CTDC. Chỉ
12,5% số hộ cho rằng thủ tục tương đối dễ dàng, trong khi số hộ đánh giá thủ tục xét
hơi khó lên đến 52,5% và rất khó là 35%. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng CTDC,
các chủ trương chính sách của chính phủ không ngừng được đổi mới để tạo điều kiện
thuận lợi cho CĐ có thể vào sống trong CTDC. Chính quyền địa phương cũng nhiệt
tình hướng dẫn, quan tâm tìm hiểu những khó khăn cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của bà con để có những giải pháp thích hợp.

53


Bảng 4.23. Nhận Xét của Cộng Đồng về Thủ Tục Xét Duyệt vào CTDC
Thủ tục xét duyệt

Số hộ

Dễ

%

5

12,50


Hơi khó

21

52,50

Rất khó

14

35,00

Số hộ PV

40

100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra
4.2.3. Sự hài lòng về việc xây dựng CTDC
Việc xây dựng CTDC quá chậm, Nhà nước không chú trọng đến việc làm
đường giao thông, làm cho CĐ rất khó khăn trong việc đi lại ở CTDC. Bảng 4.24 trình
bày về thái độ của CĐ đối với việc xây dựng CTDC
Bảng 4.24. Sự Hài Lòng của CĐ về Việc Xây Dựng CTDC

Nhận xét

Trong CTDC
Số hộ


Cơ cấu (%)

Ngoài CTDC
Số hộ

Cơ cấu (%)

Rất hài lòng

12

30,00

20

33,33

Hài lòng

25

62,50

33

55,00

3


7,50

7

11,67

Không hài lòng

Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng CTDC
Hơn 90% hộ cảm thấy hài lòng về việc xây dựng CTDC, chỉ 7,5% trong số họ
cảm thấy không hài lòng.
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Hơn 88% hộ cảm thấy hài lòng về việc xây dựng CTDC, chỉ khoảng 12% trong
số họ cảm thấy không hài lòng.
Lý do làm CĐ không hài lòng: Xây dựng CTDC làm cho phần lớn diện tích đất
nông nghiệp của họ bị giải tỏa, mặc dù đã được đền bù thỏa đáng nhưng không có đất
sản xuất thì họ không biết làm gì để sinh sống. Số tiền đền bù theo thời gian cũng bị sử
dụng hết. Nguyện vọng của những người này là mong chính quyền địa phương có biện
pháp để tạo ra những việc làm mới, giúp họ ổn định đời sống.

54


4.2.4. Nhận xét về sự thay đổi chất lượng cuộc sống
Bảng 4.25 nêu nhận xét CĐ ở 2 vùng trong và ngoài CTDC về những thay đổi
về chất lượng cuộc sống của họ trong thời gian qua.
Bảng 4.25. Nhận Xét của CĐ về Sự Thay Đổi Chất Lượng Đời Sống

Nhận xét


Trong CTDC

Ngoài CTDC

Số hộ

Cơ cấu (%)

Số hộ

Cơ cấu (%)

Tốt hơn

15

37,50

27

45,00

Không đổi

20

50,00

25


41,67

Xấu hơn

5

12,50

8

13,33

Số hộ PV

40

100,00

60

100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng CTDC
Trong 40 hộ điều tra có 50% hộ nhận xét chất lượng cuộc sống không đổi.
37,5% hộ nhận xét chất lượng cuộc sống tốt hơn và 12,5% nhận xét cuộc sống xấu
hơn.
Thực chất, khi vào CTDC, CĐ nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng mất đi một
số lợi ích khác. Nên không thể khẳng định việc vào CTDC là tốt hay xấu. Chỉ có thể

tìm hiểu CĐ được những gì và mất đi những gì và CĐ có hài lòng với việc đánh đổi đó
hay không.
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Trong 60 hộ điều tra có đến 45% hộ nhận xét cuộc sống họ tốt hơn, 42% cho
rằng cuộc sống họ không thay đổi và 13% hộ cảm thấy cuộc sống bị xấu đi.
Gần 5 năm quá, xã Vĩnh Châu B đã có những bước phát triển cơ bản. Từ một xã
nghèo, lạc hậu, hoang vu, năm nào cũng bị ngập lụt, xã đã dần xây dựng được một số
CSHT thiết yếu như điện, đường, trường, trạm. Mặc dù, chỉ mới ở bước đầu, nhưng nó
đã có những tác dụng tích cực đến đời sống CĐ.
Nhờ được tiếp cận với thông tin và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất
lúa không ngừng tăng lên, cải thiện được thu nhập, năng cao chất lượng sống của CĐ.

55


4.2.5. Những giải pháp khi bị ngập lụt của cộng đồng
Cộng đồng vùng CTDC
Trước khi vào CTDC, trong 33 hộ bị ngập có 25% hộ sống với lũ mà không
thực hiện một giải pháp nào, hơn 30% hộ chọn giải pháp kê nhà, và đến 42% số hộ
phải di dời (Biểu đồ 4.11).
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Trước 2004, trong 53 hộ bị ngập có 26% hộ sống với lũ mà không thực hiện
một giải pháp nào, 50% hộ chọn giải pháp kê nhà và số còn lại phải di dời.
Sau 2004, trong 30 hộ bị ngập, có hơn 33% hộ sống với lũ mà không thực hiện
một giải pháp nào, tăng 7% so với trước. Có 40% hộ kê nhà, giảm 10% so với trước.
Số hộ phải di dời gần 27%, tăng 4% so với trước.
Hình 4.14. Giải Pháp Khi Bị Ngập
100%
90%


8

80%

14

Vẫn sống như vậy

10

Kê nhà

70%
60%

Di dời
11

50%

27

12

12

8

Trước 2004


Sau 2004

40%
30%
20%

14

10%
0%
Trước khi vào CTDC

Nguồn tin: Kết quả điều tra
Dựa vào biện pháp sử dụng khi bị ngập, có thể biết tình trạng ngập lụt của CĐ.
Hình 4.15. Tình Trạng Ngập Lụt và Giải Pháp của Cộng Đồng

Ngập cạn – Vẫn sống

Ngập vừa – Kê nhà
56

Ngập sâu – Di dời


Những hộ có nền cao, nhà chắc chắn, chỉ bị ngập chừng vài ba tấc nước trong
khoảng thời gian nước cao nhất, sẽ vẫn sống như vậy để chờ nước rút. Họ không cần
kê nhà mà chỉ kê tài sản lên cao cho khỏi ướt.
Những hộ bị ngập tương đối sâu, khoảng từ 4 đến 8 tấc nước nhưng có nhà ở
kiên cố, chắc chắn, sẽ kê nhà cao và tiếp tục sống ở đó.
Những hộ phải di dời thường có nhà ở tạm bợ, không chắc chắn, nền nhà thấp,

dọc theo các bờ kinh. Bản thân các hộ này nghèo, không có nhiều tài sản. Vào mùa lũ,
nhà của họ ngập sâu trong nước, có khi đến tận nóc nhà, những ngôi nhà này rất dễ bị
xập trong những ngày mưa bão. Cho dù họ không tự di dời, chính quyền địa phương
cũng đến vận động. Nơi di dời thường là những nơi cao ráo, ít bị ảnh hưởng bởi lũ
như: đường đê hoặc những vùng đất thổ cư còn trống của các hộ dân không bị ngập.
4.3. Các mối quan hệ trong cộng đồng
4.3.1. Tìm hiểu các mối quan hệ trong cộng đồng
Chính quyền địa phương có một vị thế tương đối mạnh mẽ, thông thường
những người làm một số chức vụ cao trong mạng lưới Nhà nước rất được nể trọng,
ngay cả khi không còn làm việc. Những người này có tiếng nói rất mạnh trong CĐ.
Những thay đổi trong đời sống của họ rất được quan tâm.
Đặc trưng của người miền Tây không đặc nặng về hình thức gia tộc, không có
người trưởng làng, trưởng họ, việc thờ cúng, giổ chạp có thể do con trưởng hoặc con
út đảm nhiệm. Những mối quan hệ anh, em, dòng họ ít mang tính hình thức. Cưới hỏi,
ma chay, giỗ chạp là những dịp để CĐ vui chơi, nhậu nhẹt.
Phần lớn CĐ không theo tôn giáo. Một số ít theo đạo Phật và Thiên chúa.
Những người theo đạo Phật sống rải rác ở khắp xã. Những người theo đạo Thiên chúa
sống tập trung thành cụm nhỏ ở ấp 3. Tiếng nói của người trong đạo có ảnh hưởng
mạnh với họ.
Chơi hụi và đánh đề là hai hình thức tương đối phổ biến trong CĐ.
Cộng đồng xem việc chơi hụi là một biện pháp để dành tiền có hiệu quả và thu
được lợi nhuận cao. Việc chơi hụi giúp cho những CĐ không khá giả có điều kiện mua
sắm được một số tài sản trong gia đình. Tuy nhiên, đây là một hoạt động mang tính rủi
ro cao, không được chính quyền thừa nhận, nên chỉ những người quen biết và uy tín
mới được làm chủ hụi.
57


Đánh đề bắt đầu phổ biến khoảng 5 -7 năm nay. Nó góp phần làm phát triển tệ
nạn mê tín dị đoan, và gia tăng số hộ nghèo vì cầm cố ruộng đất do thua đề. Bản thân

CĐ biết điều đó nhưng họ vẫn tham gia, nhà nhà đều tham gia. Nhiều người chỉ tham
gia cho vui, mua vài ngàn khi “nằm mơ”, cũng có nhiều người chơi số như “nghề
nghiệp”. Có tiền thì đánh lớn, không tiền thì đánh nhỏ. Chỉ trong một xóm khoảng hơn
30 hộ mà có đến 5 người làm nghề bán số đề, trong đó có một người là chủ thầu. Nói
một cách tích cực “số đề góp phần gia tăng công ăn, việc làm cho xã”. Tuy nhiên,
những “công ăn việc làm” này chẳng những không cải thiện được đời sống của CĐ
tham gia mà còn giúp họ nhanh chóng nghèo đi.
Thanh niên địa phương lập gia đình rất sớm. Ở lứa tuổi 18 – 20, có 1 - 2 đứa
con là chuyện bình thường. Hiếm có ai hơn 22 tuổi mà chưa lập gia đình. Việc chọn
chồng, vợ thường ở các xã khác, do người quen của cha mẹ mai mốt, ít có trường hợp
tìm hiểu trước khi cưới. Tuy nhiên, ở xã rất ít khi xảy ra tình trạng ly hôn, cả xã gần
như chỉ có 1-2 cặp.
4.3.2. Nhận xét của cộng đồng về các mối quan hệ trong đời sống
Không có sự khác biệt nhiều về những mối quan hệ của CĐ trong và ngoài
CTDC. CĐ ở địa phương đã quen với lối sống chan hòa, thân thiện. Sự khác biệt duy
nhất là những hộ sống ngoài CTDC tập trung theo dòng họ. Thông thường những nhà
ở cạnh nhau điều là họ hàng thân thích, còn những hộ trong CTDC là do bốc thăm
ngẫu nhiên. Quan hệ láng giềng có đôi khi còn thân thiện hơn cả anh em dòng họ:
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Theo kết quả điều tra, có 25% hộ nhận xét
những mối quan hệ này tốt hơn trước, 64% nhận xét vẫn bình thường và 11% cho rằng
các mối quan hệ này đang dần xấu đi.
Một số quan hệ CĐ theo chiều hướng tốt như: Mối quan hệ giữa những CĐ có
tôn giáo khác nhau ngày càng trở nên gần gũi, thân thiện. Cộng đồng ngày càng tôn
trọng tín ngưỡng của nhau. Những người không cùng tôn giáo bắt đầu được phép kết
hôn với nhau. Các tổ chơi hụi ngày càng được tin tưởng, thời gian gần đây không thấy
xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, một số quan hệ CĐ khác lại theo chiều hướng xấu đi: Tình trạng bán
số đề, làm thầu đề ngày càng phát triển. Các tệ nạn như đánh bài, cá độ, mê tín dị đoan
bắt đầu xuất hiện ở một số điểm (Kết quả PRA ).
58



4.4. Phân tích tiềm năng và hạn chế của CĐ trong và ngoài CTDC
4.4.1. Cộng đồng sống trong CTDC
Qua những phân tích phía trên, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của địa phương được tổng hợp và trình bày trong ma trận SWOT. Từ đó, các chiến
lược được đề ra dưới quan điểm của người nghiên cứu nhằm nâng cao cuộc sống cho
người dân tại địa phương (hình 4.15 và 4.16).
Hình 4.15. Sơ Đồ Ma Trận SWOT Vùng CTDC
Đe dọa (T – Threats)

Cơ hội (O – Opportunities)

SWOT

Được đầu tư xây dựng CSHT

Ô nhiễm môi trường

Được các cấp lãnh đạo quan tâm

Không gian vắng vẻ vì là đồng
ruộng
Chiến lược S - T

Chiến lược S – O

Điểm mạnh (S – Strengths)
Nhà ơ cao ráo, không bị ngập


Nâng cao TDVH

Hướng dẫn các biện pháp xử lý

lụt, dột ướt.

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm

rác

Gần trung tâm xã: UB, y tế

mới

Dễ tiếp cận thông tin

Phát triển các loại hình tiểu thủ

An ninh trật tự được đảm bảo

công nghiệp

Lực lượng lao động dồi dào
Gần ruộng lúa
Điểm yếu (W – Weakness)

Chiến lược W – O

Chiến lược W – T


Nước phèn

Xây dựng nhà máy nước, khoan

Hỗ trợ cất thêm nhà sau, nhà vệ

Tập trung dân nghèo, không

giếng …

sinh.

có việc làm

Mở các lớp tập huấn dạy nghề

Đầu tư xây dựng CSHT tốt hơn

Lực lượng lao động không có

Xây dựng trường học.

tay nghề

Thành lập chợ.

Vị trí tách biệt: xa chợ, xa

Nhanh chóng hoàn thành các


trường cấp II, III

hạn mục dự án, để các hộ có nền

Đường giao thông xấu

nhà sớm được vào CTDC.

Chổ ở chật hẹp, đất phèn
Không thể trồng trọt, chăn
nuôi.

59


Chiến lược S – O: Dựa vào các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội.
Dựa vào điểm mạnh của CTDC có nhà ở cao ráo, không bị ngập lụt và có lực
lượng lao động dồi dào kết hợp với cơ hội nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo. Chiến lược S – O được thực hịên bằng cách tạo ra nhiều cơ hội ngành nghề mới,
mà cơ bản là phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp như: may, đan lục bình, đan
lưới. Đây là chiến lược quan trọng vì khi có thêm việc làm, có sự cải thiện về thu nhập
thì mức sống của CĐ sẽ tăng lên.
Chiến lược W – O: Hạn chế những mặt yếu bằng việc tận dụng cơ hội.
Dân nghèo, không có việc làm nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa
phương nên thực hiện chiến lược S – O là mở các lớp tập huấn dạy nghề. Để có thể
thực hiện được chiến lược S – O thì đây là yếu tố cần thiết vì lao động địa phương tuy
dồi dào nhưng đa phần là không có tay nghề, chưa qua đào tạo, khó tìm được công
việc có thu nhập ổn định.
Vị trí tách biệt: xa chợ, xa trường cấp II, III, đường giao thông xấu, nước phèn
nhưng đang được đầu tư xây dựng CSHT nên có thể khắc phục bằng việc xây dựng

các nhà máy nước, khoan giếng, xây dựng trường học, thành lập chợ. Thực hiện chiến
lược này không chỉ cải thiện mức sống của CĐ mà còn góp phần thu hút thêm dân cư,
góp phần phát triển các hoạt động sản xuất.
Chiến lược S – T: Vượt qua trở ngại bằng cách tận dụng những điểm mạnh.
Mặc dù không gian vắng vẻ và ô nhiễm môi trường nhưng điều này có thể sử
dụng những điểm mạnh của vùng như khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng để đưa ra
chiến lược hướng dẫn các biện pháp xử lý rác. Thực hiện chiến lược này, giúp CĐ địa
phương có một môi trường sống trong lành, sạch đẹp, thu hút sự chú ý của các CĐ bên
ngoài.
Chiến lược W – T: Tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh trở ngại.
Để hạn chế việc ô nhiễm môi trường có thể hỗ trợ cho CĐ trong CTDC cất
thêm nhà sau, nhà vệ sinh. Đồng thời đầu tư phát triển CSHT tốt hơn để hạn chế
những điểm yếu của CĐ. Đây là những chiến lược cần thực hiện để có thể đạt được
những chiến lược còn lại.

60


Nhanh chóng hoàn thành các hạn mục dự án, để các hộ có nền nhà sớm được
vào CTDC. Chiến lược này sẽ góp phần làm cho khu vực CTDC trở nên đông đúc, vui
nhộn.
Tóm lại, những chiến lược này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng mục
tiêu là phát triển đời sống của CĐ nông thôn.
4.4.2. Cộng đồng sống ngoài CTDC
Hình 4.16 trình bày điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cùng với những
chiến lược của ma trận SWOT của vùng CTDC.
Hình 4.16. Sơ Đồ Ma Trận SWOT Vùng ngoài CTDC
Đe dọa (T – Threats)

Cơ hội (O – Opportunities)


SWOT

Có nhiều thương lái đến mua,

Khó tiếp nhận thông tin của xã

bán các sản phẩm

Lũ lụt hàng năm
Ít nhận được những ưu đãi của
các chính sách

Chiến lược S – O

Điểm mạnh (S – Strengths)

Chiến lược S – T

Láng giềng thân thiện, đông

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm

Chính quyền địa phương quan

vui

mới

tâm nhiều hơn đến việc phát


Gần đường giao thông chính

Phát triển các loại hình tiểu thủ

triển của vùng

CĐ đã sống ở đó từ lâu đời

công nghiệp

Thực hiện một số biên pháp

Gần chợ, trường học

Nâng cao trình độ văn hóa

nhằm nâng cao hiệu quả của

Lực lượng lao động dồi dào

hoạt động nông nghiệp: CLB

Dân cư đông đúc, thuận tiện

khuyến nông, lớp tập huấn kỹ

việc buôn bán

thuật


Đất rộng có thể trồng trọt,
chăn nuôi
Chiến lược W – O

Chiến lược W – T

Sống tạm trú của xã khác

Khuyến khích phát triển các hoạt

Tổ chức mạng lưới thông tin của

Đường đến ruộng xa, khó đi

động mua bán

xã tốt hơn

lại, phải qua phà.

Nâng cấp hệ thống đường giao

Hỗ trợ tôn nền nhà

Xa trạm y tế, UB.

thông, đê điều.

Điểm yếu (W – Weakness)


61


×