Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư An Nhật Tân, Huyện Tân Trụ, Tỉnh Long An, với công suất 180m3/ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 118 trang )








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TP. HCM







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT CHO KHU DÂN CƯ AN NHẬT TÂN HUYỆN
TÂN TRỤ TỈNH LONG AN CÔNG SUẤT
180M
3
/NGÀY.ĐÊM





Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : Ths. VÕ HỒNG THI
Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THỦY
MSSV: Lớp: 11HMT12


TP. Hồ Chí Minh, 2013
Đồ án tốt nghiệp



Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài: Phan Thị Thủy
MSSV: 1191080107
Lớp: 11HMT12
Ngành: Môi Trường
Chuyên ngành : Kĩ Thuật Môi Trường
2. Tên đề tài : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT CHO KHU DÂN CƯ AN NHỰT TÂN, HUYỆN TÂN TRỤ, TỈNH
LONG AN, CÔNG SUẤT 180M
3

/NGÀY.ĐÊM
3. Các dữ liệu ban đầu:
Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Công suất nước thải sinh hoạt.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Giới thiệu Khu dân cư An Nhựt Tân.
Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải sinh hoạt.
Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư An Nhựt Tân,
huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, công suất 180m
3
/ngày.đêm.
Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đề xuất.
Dự toán kinh tế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý theo phương án đã chọn.
Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ (theo nước, cao độ công trình).
Vẽ chi tiết các công trình đơn vị hoàn chỉnh.
5. Kết quả tối thiểu phải có:

Ngày giao đề tài: 30/12/2012 Ngày nộp báo cáo: 01/04/2013


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)








Đồ án tốt nghiệp



LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Đồ án: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt cho khu dân cư An Nhựt Tân huyện Tân Trụ tỉnh Long An công suất 180
m
3
/ngày.đêm” là công trình thiết kế do em thực hiện với sự hướng dẫn của Th.s võ
Thị Hồng Thi.
Những kết quả và các số liệu trong đồ án do chính em tính toán và tham khảo
từ nguồn tài liệu của chủ đầu tư cung cấp, ngoài ra những kết quả này chưa được ai
công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.


Tp.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2013
Sinh viên



Phan Thị Thủy




Đồ án tốt nghiệp



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và
ủng hộ rất lớn của các Thầy, Cô, người thân và bạn bè.
Lời đầu tiên, Em xin gửi lời cám ơn đến thầy cô giáo Trường Đại học Kỹ
Thuật Công Nghệ TP. HCM, đặc biệt thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và Công
Nghệ Sinh Học đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Võ Hồng Thi đã tận tình hướng
dẫn, cung cấp cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực
hiện Đồ án tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Thương mại & Xây dựng Thành
Hiếu đã cung cấp tài liệu cho em hoàn thành Đồ án.
Lời cuối, chân trọng gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè của em.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày… tháng… năm 2013
Sinh viên.



Phan Thị Thủy

Đồ án tốt nghiệp

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2
6. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DÂN CƯ AN NHỰT
TÂN, HUYỆN TÂN TRỤ, TỈNH LONG AN
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Điều kiện khí tượng 7
1.1.3 Chế độ thủy văn 8
1.1.4 Địa hình, địa chất khu vực 8
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9
1.2.1 Điều kiện kinh tế 9
1.2.2 Điều kiện xã hội 9
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 Tổng quan 12
2.1.1 Nguồn phát sinh 12
2.1.2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt 13
2.2 Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt 14
Đồ án tốt nghiệp

ii

2.2.1 Thông số vật lý 14
2.2.2 Thông số hóa học 15
2.2.3 Thông số vi sinh vật 18

2.3 Tổng quan về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 19
2.3.1 Phương pháp cơ học 19
2.3.2 Phương pháp hóa lý 21
2.3.3 Phương pháp hóa học 23
2.3.4 Phương pháp sinh học 24
2.4 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt điển hình 30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT CHO KHU DÂN CƯ AN NHỰT TÂN, HUYỆN TÂN TRỤ,
TỈNH LONG AN
3.1 Tính chất của nước thải đầu vào 34
3.2 Đề xuất công nghệ xử lý 35
3.2.1 Phương án 1 35
3.2.2 phương án 2 37
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH TRONG 2
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐỀ XUẤT
4.1 Mức độ cần thiết và thông số tính toán 40
4.2 Tính toán các công trình đơn vị 42
4.2.1 Phương án 1 42
4.2.2 Phương án 2 83
CHƯƠNG 5: KHÁI QUÁT CHI PHÍ XỬ LÝ CHO 2 CÔNG NGHỆ ĐÃ
ĐỀ XUẤT
5.1 Phương án 1 93
5.1.1 Dự toán xây dựng 93
Đồ án tốt nghiệp

iii

5.1.2 Dự toán thiết bị 93
5.1.3 Chi phí xử lý cho 1m
3

nước thải 97
5.2 Phương án 2 99
5.2.1 Dự toán xây dựng 99
5.2.2 Dự toán thiết bị 99
5.2.3 Chi phí xử lý cho 1m
3
nước thải 102
CHƯƠNG 6: KẾT LỤẬN - KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận 106
6.2 Kiến nghị 106




Đồ án tốt nghiệp

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình1.1: mặt bằng quy hoach khu tái dân cư An Nhật tân 6
Hình 2.1: Dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải công ty Ngọc Lân
31
Hình2.2: Dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải công ty Thảo
Nguyên Xanh 33
Hình 3.1: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phương án 1 36
Hình 3.2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phương án 2 38

Đồ án tốt nghiệp


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: thống kê hiện trạng sử dụng đất 11
Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người. 13
Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng. 14
Bảng 2.3: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải 28
Bảng 3.1: Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng. 34
Bảng4.1: Hệ số không điều hòa chung 40
Bảng4.2: Hệ số β để tính sức cản cục bộ của song chắn 43
Bảng4.3 Tổng hợp thông số song chắn rác 45
Bảng4.4 Tổng hợp thông số hố thu 47
Bảng4.5: Tổng hợp thông số bể điều hoà 51
Bảng4.6: Tổng hợp thông số bể Aerotank 63
Bảng4.7: Tổng hợp thông số bể lắng đợt II 68
Bảng4.8: Bảng tóm tắt các thông số bể trung gian 70
Bảng 4.9: Kích thước vật liệu lọc 71
Bảng 4.10: Thông số kích thước bể lọc 76
Bảng 4.11: Thông số kích thước khử trùng 79
Bảng 4.12 : Tổng hợp tính toán bể nén bùn. 82
Bảng 4.13 : Hệ số động học bùn hoạt tính ở 20
o
C. 86
Đồ án tốt nghiệp

vi

Bảng 4.14: Thông số kích thước SBR 92
Bảng 5.1: Những hạng mục xây dựng và giá thành các công trình đơn vị . 93
Bảng 5.2: Dự toán chi phí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải 93

Bảng 5.3: Chi phí điện năng tiêu thụ 98
Bảng 5.4: Những hạng mục xây dựng và giá thành các công trình đơn vị . 99
Bảng 5.5: Dự toán chi phí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải 99
Bảng 5.6: Chi phí điện năng tiêu thụ 103
Bảng 5.7: Ưu và nhược điểm 2 phương án 104


Đồ án tốt nghiệp

1


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập với thế giới thì vấn đề ô nhiễm
môi trường ngày càng được các cấp lãnh đạo và xã hội quan tâm nhiều hơn. Xã hội
Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, tốc độ đô thị hóa ngày càng rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt việc mở rộng thành thị làm giảm
áp lực về dân cư và sản xuất nên thành phố sẽ được mở rộng về các tỉnh lân cận mà
một trong số đó là tỉnh Long An. Long An là khu vực vệ tinh của thành phố Hồ Chí
Minh và do đó xu hướng giãn dân vào khu vực vệ tinh là tất yếu. Chính vì điều này
nên các nhà quan lý đã có chiến lược giải quyết nhà ở bằng việc xây dựng các khu
dân cư mà điển hình là khu dân cư An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, giải quyết chỗ ở
khoảng 250 hộ dân. Quá trình sinh hoạt của dân ở khu dân cư này thải ra sông Vàm
Cỏ Tây một lượng nước thải vượt quy định. Làm ảnh hưởng đến chất lượng nước
mặt, tác động xấu đến sinh vật trong nước, mất độ trong của nước bởi cặn lơ lửng.
Đặc biệt vi sinh vật gây bệnh cho người như dịch tả, hay nước bị nhiễm phân.
Để giải quyết vấn đề trênh việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho
khu dân cư An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An là cần thiết. Do đó đề tài
“Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư An Nhựt Tân,

huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, công suất 200 m
3
/ ngày.đêm ” được hình thành.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư
An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, công suất 200 m3/ ngày.đêm, để nước
thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột A trước khi thải
ra môi trường tự nhiên là sông Vàm Cỏ Tây.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đồ án tốt nghiệp

2

Giới thiệu tổng quan về khu dân cư An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long
An được xây dựng với quy mô khoảng 250 hộ dân.
Tổng quan về nước nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý nước thải
sinh hoạt.
Đề xuất các phương pháp xử lý
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư An Nhựt
Tân, huyện Tân Tr ụ, tỉnh Long An, công suất 200 m
3
/ ngày.đêm .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên
làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra
khi Dự án đi vào hoạt động.
Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để
đưa ra giải pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn.
Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.

Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công
trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để mô tả kiến trúc công nghệ xử
lý nước thải.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt tại khu dân cư An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, từ đó góp phần vào
công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong sạch hơn.
Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước.
Đồ án tốt nghiệp

3

6. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN
- Mở đầu.
- Giới thiệu chung về khu dân cư An Nhật Tân.
- Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý nước thải sinh
hoạt.
- Đề xuất các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư An Nhật
Tân
- Tính toán thiết kế các công trình trong 2 dây chuyền công nghệ đã đề xuất.
- Khái quát chi phí xử lý cho 2 công nghệ đã đề xuất.


Đồ án tốt nghiệp

4



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DÂN CƯ AN NHỰT
TÂN, HUYỆN TÂN TRỤ, TỈNH LONG AN
Khu dân cư An Nhựt Tân được Ủy Ban Nhân Dân huyện Tân Trụ phê duyệt
theo quyết định số 3958/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2007 với quy mô
11,549ha do Công ty TNHH Thép Long An làm chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tại
huyện Tân Trụ – tỉnh Long an. Quy mô khu dân cư 250 hộ.
Đất được cấp phép xây dựng:
Đất công trình công cộng: 9.670 m
2

- Đất chợ - trung tâm thương mại: 5.464 m
2
.
- Đất bãi đậu xe khu vực: 550 m
2
.
- Đất nhà trẻ: 1.462 m
2
.
- Đất trường mẫu giáo: 2.194 m
2
.
Đất công trình đầu mối: 3.150 m
2

- Đất trạm cấp điện: 450 m
2
.
- Đất trạm cấp nước: 1.000 m
2

.
- Đất khu xử lý nước thải: 1.200 m
2
.
Đất cây xanh – thể dục thể thao: 22.252 m
2

- Đất công viên cây xanh – TDTT: 9.172 m
2
.
- Đất cây xanh cách ly ven đường: 4.452 m
2
.
- Đất cây xanh cách ly ven sông: 8.628 m
2
.
Đất giao thông – đô thị: 76.798 m
2

- Mặt đường: 42.219 m
2
.
- Vỉa hè: 34.579 m
2
.
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực
1.1.1 Vị trí địa lý
Đồ án tốt nghiệp

5


Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long kẹp giữa hai sông
Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Long
An. Phiá Bắc giáp huyện Bến Lức, phiá Đông giáp huyện Cần Đước, phiá Nam giáp
huyện Châu Thành và phiá Tây giáp thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa.
Huyện Tân Trụ có tổng diện tích tự nhiên khoảng 106,50 km
2
, chiếm 2,37%
diện tích tự nhiên của tỉnh; được chia ra 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Tân Tr ụ là
trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa huyện Tân Trụ có vị trí địa lý rất thuận lợi.
Từ thị trấn Tân Trụ, trung tâm của huyện cách thành phốTân An của tỉnh khoảng 20
km về phía Tây và cách TP. HCM chỉ khoảng 40 km về phía Nam.
Vị trí khu dân cư An Nhựt Tân:
Phía Đông: giáp Lộ Cầu Nhum
Phía Tây : giáp ruộng
Phía Nam: giáp rạch sông Rạch Nhum
Phía Bắc: giáp nhà dân




Đồ án tốt nghiệp

6


Hình 1.1 bản đồ quy hoạch chi tiết khu dân cư An Nhựt Tân

ĐƯỜNG
KÝ HIỆU

ĐẤT Ở TỰ CHỈNH TRANG
ĐẤT CÂY XANH
MẶT NƯỚC
NHÀ TÁI ĐỊNH CƯ 5m*16m
QUY HOẠCH CHI TIẾT
RANH QUY HOẠCH
.
SÔNG RẠCH NHUM
71.2m
26.5m
9.5m
15m
26.9m
9.9m
44.5m
19.7m
22.3m
196m
B
4768
80
C
2290
80
A
4333
80
E
5360
80

D
5119
80
CX
1900
NHÀ TÁI ĐỊNH CƯ 5m*18m
NHÀ TÁI ĐỊNH CƯ 5m*20m
ĐƯỜNG SỐ 2
ĐƯỜNG SỐ 1
ĐƯỜNG SỐ 1
ĐƯỜNG SỐ 4
ĐƯỜNG SỐ 3
ĐƯỜNG SỐ 5
ĐƯỜNG SỐ 6
B
40m20m0m
10m
50m
30m
100m
5A
5B
5A
5B
25.36
47.04
32.00
30.00
5.238
5.215

114.82
6.84
6.82
30.36
30.39
6.08
5.04
169.17
14.77
38.81
11.00
50.19
7.16
7.14
5.93
13.18
13.01
125.97
Đồ án tốt nghiệp

7

1.1.2 Điều kiện khí tượng
Khí hậu của huyện Tân Trụ thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, với hai
mùa khô và mùa mưa tương phản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10;
mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa ở Tân trụ thường
đến sớm hơn và chấm dứt sớm hơn các huyện phiá Bắc của tỉnh Long An.
Khu vực xây dựng thuộc vùng phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, mang tính
chất nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ:
+ Bình quân 27°C
+ Cao nhất 30°C (tháng 4/1959)
+ Thấp nhất 13,8°C (tháng 1/1937)
Độ ẩm:
+ Bình quân 79,5°
+ Cao nhất 90° (tháng 9)
+ Thấp nhất 65° (tháng 3).
Lượng mưa:
+ Trung bình 1 năm có 159 ngày mưa.
+ Lượng mưa trung bình năm 1.90 mm.
Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình 1.350 mm/năm (3,7 mm/ngày).
Gió:
+ Mùa khô hướng gió chính Đông Nam, tần suất 30 ÷ 40 %, tốc độ bình quân
2 ÷ 3m/s.
Đồ án tốt nghiệp

8

+ Mùa mưa hướng gió chính Tây Nam, tần suất 66 %, tốc độ 2 ÷ 3 m/s.
1.1.3 Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của
Biển Đông.
Vào mùa khô thuỷ triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp vào nội đồng. Hệ thống
sông Vàm Cỏ Tây (tại Bến Lức) có số ngày nhiễm mặn khoảng 130 - 160 ngày. Độ
mặn S 2g/lít, thường xuất hiện trễ hơn ở sông Vàm Cỏ Đông 12- 20 ngày (xuất hiện
vào giữa tháng 2). Ngược lại, vào mùa mưa chế độ dòng chảy chịu tác động của lũ
từ hệ thống sông Tiền tràn qua khu vực Đồng Tháp Mười gây ra úng nhiều nơi trên
địa bàn.

Mực nước giữa sông Vàm Cỏ Tây và sông Vàm Cỏ Đông chênh nhau khoảng
0,15m. Lợi dụng sự chênh lệch này, vào mùa khô có thể lấy nước tự chảy từ sông
Vàm Cỏ Tây vào khu vực nội đồng thuận lợi hơn phiá sông Vàm Cỏ Đông. Vào
muà mưa có thể tiêu nước qua sông Vàm Cỏ Đông dễ dàng hơn phiá sông Vàm Cỏ
Tây.
1.1.4 Địa hình, địa chất khu vực
- Địa hình.
Địa hình khu vực thiết kế trũng phẳng và thấp hướng đổ dốc, không rõ rệt, bị
chia cắt bởi các rạch nhỏ. Trong mùa mưa một số khu vực bị ngập nước do chưa có
hệ thống thoát nước. Cao độ mặt ruộng thay đổi từ 0,3m đến 0,8m.
Mặt đường lộ thay đổi từ 1,24 m đến 1,27 m.
Đất nông nghiệp chiếm phần lớn khu quy hoạch (70,13 %), còn lại là đất thổ
cư, kênh, rạch, và một ít đất khác.
Cao độ bình quân khu vực là 0,6 m.
Cao độ thiết kế là 2,4 m.
- Địa chất
Đồ án tốt nghiệp

9

Chưa có lỗ khoan cụ thể tại vị trí quy hoạch, tuy vậy qua khảo sát các lỗ khoan
vùng lân cận có thể dự đoán các lớp đất sau:
Lớp trầm tích Holoxen:
Bao phủ toàn bộ bề mặt của của khu vực khảo sát với bề dày biến đổi từ 4m ÷
19 m. Thành phần chủ yếu là sét nhảo, bùn sét, sét pha cát.
Trầm tích Pleixtoxen:
Thường gọi là phù sa cổ và bị lớp trầm tích Holoxen che phủ lên trên, hiện
diện ngay sau lớp trầm tích Holoxen, cho đến độ sâu 30m vẫn còn hiện diện lớp này.
Thành phấn chủ yếu là sét, sét pha cát, có màu xám vàng, nâu đỏ loang lổ. Đặc điểm
của lớp là có hiện tượng phong hóa Laterite ở ngay ranh giới tiếp xúc với lớp bùn

sét. Lớp này có độ ẩm thấp, trạng thái dẻo cứng đến cứng.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Điều kiện kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của huyện, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao,
trong khi đó công nghiệp còn quá thấp. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện với
khu vực I là 65,4 %, khu vực II là 12,8 %, khu vực III là 21,5 %. Hướng phát triển
của huyện là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và
công nghiệp bằng cách phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông
nghiệp, với qui mô vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn.
Ngoài ra Long An còn là tỉnh nằm cận kề với Thành phố Hồ Chí Minh có mối
liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía
Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp
50 % sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là
thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.2.2 Điều kiện xã hội
Đồ án tốt nghiệp

10

- Hiện trạng dân cư: trong khu vực quy hoạch hiện có khoảng 18 hộ dân sinh
sống với dân số từ 80 - 90 người, ngành nghề chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra một số ít
dân cư sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.
- Kiến trúc và xây dựng: trong khu vực quy hoạch không có các khu công trình
công cộng, công trình tôn giáo, nhà ở có 18 căn nhà, chủ yếu là nhà tạm và một số ít
là nhà bán kiên cố, không có nhà kiên cố trong khu vực này, tổng diện tích nhà:
1.095m², trong đó:
Nhà tạm: 14 căn - diện tích: 562 m²
Nhà bán kiên cố: 4 căn - diện tích: 533 m²
- Giao thông

Trục giao thông chính: Lộ ấp 3, hiện trạng là đường đá dăm, hai bên ruộng
lúa, mặt đường rộng 3,5 m ÷ 5 m.
Giao thông thủy có rạch Nhum rộng 25 m, nối với sông rộng 48 m. Bên trong
khu vực hiện trạng có nhiều rạch nhỏ, rộng trung bình 10 m. Vì huyện nằm giữa 2
con sông Vàm Tây và Vàm Cỏ Đông nên lưu thông bằng đường thủy trên 2 con
sông này.
- Cấp điện
Hiện trạng khu vực Ấp 3 (Lộ ấp 3) có mạng lưới điện trung thế và hạ thế, phục
vụ thắp sáng cho dân cư hiện hữu.
Từ tyến trung thế 22 kv hiện hữu dọc lộ ấp 3 có thể tổ chức đấu nối vào trạm
biến áp hạ thế 22 kv/0,4kv phục vụ cho khu vực thiết kế.
- Cấp nước
Nhà máy cấp nước Tân Trụ.
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt q = 150 l/người/ngày.
Dân số dự kiến của khu tái định cư N = 1500 người.
Tỷ lệ cấp nước 100 % dân số.
Đồ án tốt nghiệp

11

- Thoát nước
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa chủ yếu thoát theo địa
hình tự nhiên xuống kênh, rạch.
- Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.1: thống kê hiện trạng sử dụng đất
STT Loại đất Diện tích (m
2
) Tỷ lệ (%)
1 Đất mặt nước 20.788 10,36
2 Đất trồng lúa 140.727 70,13

3 Đất trồng dừa nước 1.204 0,60
4 Đất thổ cư 33.725 16,81
5 Đất giao thông 3.114 1,55
6 Đất khác 1.096 0,55
Tổng cộng 200.654 100

Nguồn : Ban quản lý dự án Công ty Cổ phần Thương mại & Xây dựng Thành Hiếu


Đồ án tốt nghiệp

12


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 Tổng quan
2.1.1 Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chủ yếu là nước thải trong quá trình sinh hoạt của người dân
trong khu dân cư An Nhựt Tân.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD
5
/COD), các chất dinh
dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải;
tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện
sống và tập quán sống; điều kiện khí hậu.
Tải trọng chất bẩn theo đầu người được xác định trong sau:








Đồ án tốt nghiệp

13


Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người.
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải
Các quốc gia gần gũi với
Việt Nam (g/người/ngày)
Theo TCVN (TCXD 51-
2008) (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 50 - 55
BOD5 đã lắng 45 - 54 25 - 30
BOD20 đã lắng - 30 - 35
COD 72 - 102 -
N-NH4+ 2.4 - 4.8 7
Phospho tổng 0.8 - 4.0 1.7
Dầu mỡ 10 - 30 -
Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, Lâm
Minh Triết, 2004.
2.1.2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn

nước thải. Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh
hoạt.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh.
Đồ án tốt nghiệp

14

Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp,
các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn
nhà…
Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các
loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân
hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ
trên thành CO
2
, N
2
, H
2
O, CH
4
,…
Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng.
STT
Thành phần nước
thải
Đơn vị Nồng độ
QCVN 14:2008, cột

B
1 pH - 6,5 – 7,5 5 - 9
2 SS mg/l 150 - 200 100
3 BOD5 mg/l 200 - 250 50
4 COD mg/l 300 - 400 -
5 NH
4
+
(tính theo N) mg/l 15 - 25 10
6 NO
3
-
(tính theo N) mg/l 5 - 10 50
7 Photpho tổng mg/l 5 – 10 10
8 Tổng Coliform MPN/100ml 108 5.000
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga, 2000.
2.2 Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
2.2.1 Thông số vật lý
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Đồ án tốt nghiệp

15

Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có thể
có bản chất là:
Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét).
Các chất hữu cơ không tan.
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong quá trình xử lý.
 Mùi

Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H
2
S mùi trứng thối. Các hợp chất khác, chẳng
hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm
khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H
2
S.
 Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do
các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để
đánh giá trạng thái chung của nước thải.
 Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…)
2.2.2 Thông số hóa học
 Độ pH của nước
- pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
- Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong
nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh
hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất
có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường.
 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
- COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các

×