Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.45 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ
BIÊN HÒA- ĐỒNG NAI

LƯƠNG THỊ HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Và
Hoàn Thiện Chiến Lược Xúc Tiến Của Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hoà - Đồng
Nai”, do Lương Thị Hiền, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Thị Bích Phương
Người hướng dẫn,

Ngày… tháng… năm 2007

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo



Ngày… tháng… năm 2007

Ngày… tháng… năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin tỏ lòng thành kính tri ân bố mẹ, ông bà, những người thân
trong gia đình đã nuôi con nên người, cho con sức mạnh cả tinh thần và nghị lực để
bước vào đời.
Chân thành biết ơn sâu sắc cô NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp.
HCM đã truyền thụ những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, anh chị ở các phòng ban trong Công ty,
đặc biệt là chị Hương đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu và chỉ dẫn những
kinh nghiệm thực tiễn cho tôi.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị trước, bạn bè, bằng hữu đã giúp
đỡ và tạo nguồn động viên lớn cho tôi trong quãng thời gian thực tập để hoàn thành
luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn
Lương Thị Hiền


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG THỊ HIỀN. Tháng 07 năm 2007. “ Phân Tích và Hoàn Thiện Chiến
Lựơc Xúc Tiến của Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hoà, Đồng Nai”.
LUONG THI HIEN. July 2007. Analysis And Improvement The Promotion


Strategy At Bien Hoa Packaging Joint Stock Company, Dong Nai Province”.
Chiến lược xúc tiến là một trong những chiến lược quan trọng trong hệ thống
marketing, nó giúp Công ty trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như giữ chân
khách hàng cũ, nâng cao doanh thu bán hàng. Bằng các phương pháp như: phương
pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp; từ việc thu thập số liệu thức cấp từ
các phòng ban công ty, số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn 30 khách hàng để đánh giá
các chiến lược xúc tiến của Công ty trong hai năm 2005-2006. Trên cơ sở đó tìm ra
những ưu nhược điểm và đưa một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến
của Công ty trong thời gian tới. Một số giải pháp đưa ra là:
Tăng cường công tác quảng cáo
Đẩy mạnh công tác bán hàng cá nhân
Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục


x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu chi tiết

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4. Cấu trúc của khóa luận:

2
2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN


4

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

4

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

5

2.2.1. Chức năng

5

2.2.2. Nhiệm vụ

5

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

6

2.4. Quy trình công nghệ của Công ty

9

2.5. Tình hình lao động của Công ty

11


2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

12

2.7. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.

13

2.7.1. Thuận lợi

13

2.7.2. Khó khăn

14

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

15
15

3.1.1. Vai trò của bao bì đối với các sản phẩm

15

3.1.2. Tổng quan về Marketing

15


v


3.1.3. Hoạt động xúc tiến trong nền kinh tế thị trường

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Đặc điểm sản phẩm và khách hàng của Công ty.

25

4.1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty

25

4.1.2. Thị trường mục tiêu của Công ty

28

4.1.3. Kênh phân phối


30

4.2. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty

30

4.3. Hoạt động xúc tiến của Công ty trong hai năm 2005-2006

32

4.3.1. Bán hàng trực tiếp

32

4.3.2. Quảng cáo

37

4.3.3. Khuyến mãi, giảm giá

41

4.3.4. Website của Công ty

43

4.3.5. Xây dựng thương hiệu

44


4.3.6. Marketing trực tiếp

46

4.3.7. Hoạt động quan hệ công chúng của Công ty trong hai năm 20052006

46
4.4. Hoàn thiện chiến lược XT cho Công ty
4.4.1. Tác động của hoạt động XT của Công ty đến khách hàng

48
48

4.4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến của Công ty 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Đề nghị

62

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AT, VSMT
CBCNV
CPBHTT
CPQLDN
Cty
ĐH
DT
ĐVT
GTGT
HĐQT
HĐSXKD
HĐTC
KCS
LN
P.KHSX
P.KT-CĐ
P.KT-KC
P.NC-PT
P.QTCL
P.QT-HC
P.TCNS&KSNB
PR
QC
TNDN
TPHCM
TT
TTTH
WTO

An toàn, vệ sinh môi trường

Cán bộ công nhân viên
Chi phí bán hàng trực tiếp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty
Đại học
Doanh thu
Đơn vị tính
Giá trị gia tăng
Hội đồng quản trị
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động tài chính
Kiểm tra chất lượng
Lợi nhuận
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kĩ thuật cơ điện
Phòng kĩ thuật tài chính
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng quản trị chất lượng
Phòng quản trị hành chính
Phòng tổ chức nhân sự và kiểm soát nội bộ
Quan hệ công chúng
Quảng cáo
Thu nhập doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường
Tính toán tổng hợp
Tổ chức thương mại thế giới

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Nguồn Vật Liệu Chính và Vật Liệu Phụ

10

Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công ty Qua Hai Năm (2005-2006)

11

Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Cty Hai Năm 2005-2006 12
Bảng 4.1. Bảng Giá Chi Tiết Bao Bì của Công ty Thuốc Lá Hòa Bình

27

Bảng 4.2. Doanh Thu Theo Sản Phẩm của Công ty trong Hai Năm 2005-2006

27

Bảng 4.3. Doanh Thu Theo Khu Vực của Công ty trong Hai Năm 2005-2006

29

Bảng 4.4. Thị Phần Sản Phẩm Bao Bì của Cty và các Đối Thủ Cạnh Tranh Chính

31

Bảng 4.5. Cơ Cấu Đội Ngũ Bán Hàng của Công ty


32

Bảng 4.6. Chi Phí Hoạt Động Bán Hàng Trực Tiếp của Cty Hai Năm 2005-2006

34

Bảng 4.7. Chi Phí Bán Hàn Trực Tiếp của Cty ở Từng Khu Vực Năm 2005-2006

35

Bảng 4.8. Chỉ Tiêu Bán Hàng Mỗi Nhân Viên Phải Đạt Được trong Tháng

37

Bảng 4.9. Chi Phí Quảng Cáo của Công ty

38

Bảng 4.10. Hình Thức Quảng Cáo của Đối Thủ Cạnh Tranh Chính

40

Bảng 4.11. Chi Phí Khuyến Mãi, Giảm Giá của Cty Qua Hai Năm 2005-2006

41

Bảng 1.12. Mức Chiết Khấu, Giảm Giá của CTy Tân Á, ALCAMAX, Ojitex

42


Bảng 4.13. Chi Phí PR của Công ty

46

Bảng 4.14. Chi Phí Xúc tiến của Công ty trong Hai Năm 2005-2006

47

Bảng 4.15. Lý Do Khách Hàng Chọn Mua Sản Phẩm Bao Bì của Công ty

49

Bảng 4.16. Nguồn Tham Khảo của Khách Hàng Khi Mua Sản Phẩm Công ty

50

Bảng 4.17. Loại Hình Truyền Thông Mà Khách Hàng Biết về Sản Phẩm Công ty

51

Bảng 4.18. Đánh Giá của Khách Hàng về Nội Dung Quảng Cáo của Công Ty

52

Bảng 4.19. Đánh giá của KH về Công Tác Bán Hàng Cá Nhân của Công ty

52

Bảng 4.20. Đánh Giá của Khách Hàng về Kỹ Năng của Nhân Viên Bán Hàng


53

Bảng 4.21. Mức Độ Hài Lòng của KH Đối với Thái Độ của Nhân Viên Bán Hàng

54

Bảng 4.22. Đánh Giá của Khách Hàng về Tiến Độ Giao Hàng của Công ty

55

Bảng 4.23. Đánh Giá của Khách Hàng về Hình Thức Khuyến Mãi của Công ty

56

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ của Công Ty

9

Hình 3.1. Sơ Đồ Chức Năng Truyền Thông của Hoạt Động Xúc Tiến


17

Hình 3.2. Sơ Đồ các Quyết Định Chính trong Quảng Cáo

18

Hình 3.3. Sơ Đồ Thể Hiện Quy Trình Bán Hàng Trực Tiếp

19

Hình 3.4. Sơ Đồ Thể Hiện Chiến Lược Đẩy và Chiến Lược Kéo

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Theo Sản Phẩm của Công Ty Năm 2005-2006

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Thu Theo Khu Vực của Công Ty Năm 2005 - 2006

29

Hình 4.3. Thị Phần Sản Phẩm Bao Bì của CTy và các Đối Thủ Cạnh Tranh Chính

31

Hình 4.4. Biểu Đồ Chi Phí Bán Hàng Trực Tiếp của Công Ty Năm 2005-2006

34


Hình 4.5. Biểu Đồ CPBH Trực Tiếp ở Từng Khu Vực trong Hai Năm 2005-2006

36

Hình 4.6. Biểu Đồ Chi Phí Quảng Cáo của Công Ty

38

Hình 4.7. Logo Quảng Cáo Trên Báo và Website của Công Ty

39

Hình 4.8. Biểu Tượng Quảng Cáo Trên Website của Đối Thủ Cạnh Tranh Khác

41

Hình 4.9. Trang Chủ Website Công Ty

43

Hình 4.9. Biểu Đồ Chi Phí XT của Công Ty Năm 2005-2006

48

Hình 4.11. Biểu Đồ nguồn Tham Khảo của KH Khi Mua Sản Phẩm Công Ty

50

Hình 4.12. Biểu Đồ Loại Hình Truyền Thông Mà Khách Hàng Biết Sản Phẩm CTy 51
Hình 4.14. Biểu Đồ Đánh Giá của KH về Công Tác BHTT của Công Ty


53

Hình 4.13. Biểu Đồ Đánh Giá của KH về Kỹ Năng của Nhân Viên Bán Hàng

54

Hình 4.14. Biều Đồ Mức Độ Hài Lòng của KH với Nhân Viên Bán Hàng của CTy 55

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình ảnh bao bì sản phẩm của Công ty
Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn khách hàng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đã đem đến
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam như mở rộng thị trường, tiếp cận với kỹ
thuật mới, học hỏi công nghệ quản lý tiên tiến…Nhưng bên cạnh đó họ cũng phải đối
mặt với sự cạnh tranh lớn hơn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Khả năng chiếm giữ thị phần nhờ có sản phẩm độc đáo hay chất lượng cao là
rất khó khăn, vì sự chuyển đổi không ngừng của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Lợi thế
cạnh tranh về chi phí sản xuất cũng hạn chế, do đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi công

nghệ sản xuất hoặc chuyển phương tiện sản xuất đến nơi có nhiều nguyên liệu hơn và
giá thành nhân công rẻ hơn. Các ý tưởng về kênh phân phối cũng dễ dàng bị sao chép.
Riêng chỉ có các chiến lược xúc tiến với nhiều ý tưởng phong phú, các hoạt động về
quan hệ công chúng, chào hàng…mới có thể làm cho khách hàng biết đến sản phẩm và
tiêu thụ chúng. Tuy thuật ngữ “xúc tiến” (chiêu thị) hiện nay đã rất quen thuộc với các
Công ty của Việt Nam, nhưng việc vận dụng nó để trở thành một công cụ hữu hiệu cho
việc kinh doanh của mình thì khái niệm đó còn khá mới, trong khi đó xúc tiến lại được
sử dụng và thành công ở đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hòa, được thành lập và phát triển từ trước giải
phóng, là một trong những Công ty sản xuất bao bì carton đầu tiên ở Việt Nam. Hiện
nay, Công ty là một trong 6 Công ty lớn điển hình ở khu vực trọng điểm phía Nam sản
xuất bao bì. Tuy vậy với sự xuất hiện ngày càng nhiều các Công ty có vốn lớn, kỹ
thuật cao.... đã gây không ít khó khăn cho Công ty trong việc giữ khách hàng cũ và tìm
khách hàng mới. Công ty nhận thức được rằng muốn bán được sản phẩm hay dịch vụ
của mình trong môi trường đầy cạnh tranh thì phải có chiến lược xúc tiến tốt để thu hút
được nhiều khách hàng. Chiến lược xúc tiến tốt giúp đưa thông tin sản phẩm đến các
khách hàng tiềm năng, giúp tăng doanh số bán của các sản phẩm hiện hữu, thiết lập


nhận thức tốt đối với sản phẩm mới, giúp tạo sự ưa thích nhãn hiệu nơi khách hàng và
xa hơn nữa là xây dựng một thương hiệu vững mạnh trên thị trường. Vì thế chiến lược
xúc tiến đã được Công ty xem như một phần không thể thiếu trong công việc kinh
doanh của mình.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự khuyến khích của Công ty và được sự chấp
thuận của của Khoa Kinh Tế – trường ĐH Nông Lâm tôi quyết định chọn đề tài
“PHÂN TÍCH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA” làm đề tài tốt nghiệp. Với hy vọng những gì tôi
thực hiện được khi nghiên cứu đề tài này, sẽ góp một phần nhỏ cho sự hoàn thiện
chiến lược xúc tiến của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các hoạt động xúc tiến đã được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bao Bì
Biên Hòa trong thời gian qua hai năm 2005-2006 và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện chiến lược xúc tiến cho Công ty.
1.2.2. Mục tiêu chi tiết
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua (năm
2005-2006)
Phân tích các hình thức xúc tiến mà Công ty đã áp dụng
Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động xúc tiến của Công ty
Đề xuất các biện pháp giúp Công ty hoàn thiện chiến lược xúc tiến của mình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên
Hòa-Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 26 tháng 03 năm 2007 đến ngày 23 tháng 06
năm 2007.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề. Đưa ra lý do chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và
giới hạn phạm vi nghiên cứu.

2


Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu tình hình chung về Công ty: lịch sử hình
thành và phát triển, máy móc thiết bị, tình hình lao động, tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty trong hai năm 2005-2006.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận
về marketing, về hoạt động xúc tiến để làm nền tảng cho quá trình phân tích chiến
lược xúc tiến đồng thời giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương này đi sâu nghiên cứu về hoạt động

xúc tiến của Công ty trong hai năm 2005-2006, đánh giá chiến lược xúc tiến của Công
ty, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến cho Công ty trong thời
gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Từ những kết quả phân tích trong chương 4
rút ra các kết luận và đưa ra các kiến nghị nhằm giúp Công ty thực hiện chiến lược xúc
tiến hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
a) Lịch sử hình thành của Công ty
Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hòa (SoVi) tiền thân là hãng SOVI được thành
lập vào năm 1968 do ông Đoàn Văn Huấn bỏ vốn đầu tư và là cơ sở tư nhân đầu tiên
sản xuất bao bì carton gợn sóng ở Việt Nam.
Năm 1975 theo chính sách cải tạo của Nhà Nước, hãng SOVI được hiến cho
nhà nước và đổi tên thành Công ty Hợp Doanh Sản Xuất Hộp Giấy Bao Bì.
Năm 1978 theo quyết định số 1378/QĐ- UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai, Công
ty Hợp Doanh Sản Xuất Hộp Giấy Bao Bì được đổi tên thành Nhà Máy Bao Bì Biên
Hòa.
Căn cứ quyết định số 288/HBT ngày 20/11/1999 của Hội Đồng Bộ Trưởng
(nay là Thủ Tướng Chính Phủ) và căn cứ vào thông báo số 732/CNN-TCLD ngày
26/08/1999 của Bộ Công Nghiệp, đồng ý cho phép Nhà Máy Bao Bì Biên Hòa có đủ
điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước.
Tháng 9 năm 2003 SOVI được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ Phần Bao
Bì Biên Hòa.
Tên giao dịch tiếng Việt là: Công ty Cổ Phần Bao Bì Biên Hòa

Tên giao dịch tiếng Anh là: Bien Hoa Packaging Joint Stock Company
Trụ sở chính của Công ty tọa lạc tại đường số 7 khu công nghiệp Bien Hòa 1Đồng Nai.
Điện thoại: 84.061.836121- 836122
Fax

: 84.061.836063

Email

: baobibienhoa@ hcm.vnn.vn

Website

: www. sovi.com.vn


Vốn cố định : 45,31 tỷ đồng Việt Nam
Vốn lưu động: 90,57 tỷ đồng Việt Nam
b) Quá trình phát triển của Công ty
- Năm 1968 hãng Sovi sản xuất bao bì carton với công suất thiết kế ban đầu là
4000 tấn/năm.
- Năm 1997 nhà máy đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị tấm carton gợn sóng
có công nghệ hút chân không. Đây là công nghệ mới nhất lúc bấy giờ.
- Năm 1998 đầu tư mới thiết bị Flexo là thiết bị in ngang liên hợp với công
nghệ của hãng Martin (Cộng Hòa Pháp).
- Năm 2000 sử dụng công nghệ Offset của hãng Hedelberg và công nghệ bế
phẳng của hãng BOBST (Thụy Sỹ).
- Năm 1997 sản phẩm của nhà máy đạt chất lượng vàng quốc tế.
- Tháng 4/2000 nhà máy xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và được tổ chức Det Norske của Nauy công

nhận.
- Đến nay, Sovi là 1 trong 6 nhà cung cấp bao bì lớn nhất trong khu vực, được
Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1991 và đến năm 2000 thì
Công ty được trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai và nhận được nhiều giải
thưởng khác như: chứng nhận thương hiệu nổi tiếng năm 2004 và 2005, Sao Vàng Đất
Việt năm 2006... và là Công ty có thương hiệu uy tín tại Hội Chợ Thương Hiệu nổi
tiếng Việt Nam.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuộc mặt hàng bao bì công nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, luôn tìm cơ hội để cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm để đem lợi ích cho khách hàng.
2.2.2. Nhiệm vụ
Công ty có các nhiệm vụ sau:
Kinh doanh ngành nghề đã đăng ký, đúng mục tiêu thành lập.
Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ
quốc phòng.
5


Bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, tăng
cường điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng nền tảng cho Công ty ngày một
vững mạnh.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ của nhà nước giao.
Chăm lo đời sống, vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đảm
bảo mức lương tối thiểu ngày càng được cải thiện, có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật và trình độ chuyên môn, năng lực quản
lý cho cán bộ nhân viên.
Tuân thủ pháp luật, hạch toán, báo cáo trung thực theo chế độ kế toán, thống kê
hiện hành do nhà nước quy định.

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công ty
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
GĐ. Công ty

PGĐ. Kinh doanh

P. kinh

doanh

PGĐ. Kĩ thuật

P.KHS
X

P.
TCNS&
KSNB

Xưởng bao bì
offet

P. KTCĐ

PGĐ. Nội chính

P.Q
TCL


P. NCPT

P. QTHC

BP. AT,
VSMT

P.
KTTC

Xưởng xeo giấy

Đoàn
thể

Xưởng bao bì
carton

Chi nhánh cần
thơ

Nguồn tin: Phòng Nhân Sự Công ty
6


Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a) Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
b) Giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu ra. Đây là người trực tiếp điều hành

mọi hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, là người đại diện theo pháp luật
của Công ty. Hiện nay giám đốc Công ty đang quản lý trực tiếp phòng tổ chức nhân
sự, kiểm soát nội bộ, phòng kỹ thuật tài chính và phân xưởng xeo giấy.
c) Phó giám đốc: Hiện nay tại Công ty có 3 phó giám đốc
- Phó giám đốc phòng kinh doanh: phụ trách ở phòng kinh doanh, phòng kế
hoạch sản xuất và quản lý phân xưởng offset. Là người hoạch định ra các chiến lược
kinh doanh cho Công ty, tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các bộ phận kỹ thuật cơ điện, nghiên cứu
phát triển, quản trị chiến lược và quản lý trực tiếp phân xưởng bao bì carton, giám sát
về công tác kỹ thuật của xí nghiệp. Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo các bộ phận đưa ra
ra các phương hướng, biện pháp cải tiến sản xuất, công nghệ quản lý đưa ra các dự án
đầu tư bổ sung phù hợp.
- Phó giám đốc nội chính: phụ trách phòng quản trị hành chính, tổ chức đoàn
thể, bộ phận an toàn và quản lý trực tiếp chi nhánh Cần Thơ. Là người giúp giám đốc
thay mặt giám đốc tổ chức điều hành chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh ở chi
nhánh ở Cần Thơ.
d) Các phòng ban
- Phòng kinh doanh: Gồm 18 người, là bộ phận phải hiểu biết chuyên nghiệp về
công nghệ sản xuất của khách hàng, nỗ lực tìm ra các giải pháp nhanh nhất cho khách
hàng, thu thập những phản hồi của khách hàng và nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị
hiếu của khách hàng, xác định nhu cầu của thị trường.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Gồm 15 người, bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm
những phương cách để sản xuất sản phẩm hàng hóa nhanh nhất tốt nhất với giá thành
giảm.

7



- Phòng tổ chức nhân sự và kiểm soát nội bộ: Gồm 18 người, có nhiệm vụ tham
mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ nhân sự, tiền lương, thưởng,
các chế độ phúc lợi xã hội và kiểm soát việc thực hiện các nội quy, quy định của Công
ty.
- Bộ phận kỹ thuật tài chính: Gồm 8 người, là bộ phận tham mưu cho giám đốc
về việc sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện sự phản ánh kịp
thời lợi nhuận được tạo ra trong từng ngành hàng, từng thời kỳ và thực hiện nghiên
cứu chế độ kế toán nhà nước và điều lệ của Công ty.
- Phòng quản lý chất lượng: Gồm 8 người, đây là bộ phận vô cùng quan trọng
quyết định đến uy tín của Công ty đối với khách hàng. Có nhiệm vụ trong việc kiểm
tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
- Phòng quản trị hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác
quản lý văn phòng, quản lý hệ thống mạng máy tính, an ninh trật tự và thực hiện các
quan hệ đối ngoại có liên quan.
- Bộ phận Kỹ thuật - Cơ Điện: Có 3 người, nhiệm vụ hoạch định, quản lý và cải
tiến công nghệ, sửa chữa lớn thiết bị, xây dựng định mức, năng suất, an toàn lao động,
môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị trong sản xuất kinh doanh.
- Bộ phận quản trị chiến lược: Có 8 người, có nhiệm vụ tham mưu cho giám
đốc các chiến lược phát triển Công ty.
- Phân xưởng bao bì Carton: Gồm 185 người. Tổ chức sản xuất bao bì carton
theo quy cách, chất lượng, số lượng, tiến độ sản xuất và giao hàng trên cơ sở đảm bảo
chất lượng.
- Phân xưởng Bao Bì Offset: Gồm 60 người, tổ chức sản xuất bao bì in offset
theo quy cách chất lượng, số lượng, tiến độ sản xuất và giao hàng trên cơ sở đảm bảo
mức vật tư, năng suất, bảo quản và sử dụng có hiệu quả thiết bị theo nội quy của Công
ty.
- Phân xưởng xeo giấy: Gồm 56 người, tổ chức vận hành máy xeo giấy, nguồn
nguyên liệu tận dụng từ giấy vụn, giấy phế phẩm của phân xưởng Carton và xưởng in
bế loại ra ngoài. Xeo giấy làm việc 3 ca mỗi ngày.


8


- Phân xưởng bao bì: Gồm 95 người, tổ chức vận hành máy và các sản phẩm đã
làm ra, tổ chức in ấn lụa các thùng Carton đòi hỏi in chồng nhiều màu mà máy xưởng
Carton không thể in được.
- Chi nhánh Cần Thơ: Tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển thị trường, khách
hàng tại các tỉnh miền tây, phản hồi lại những nhu cầu và ý kiến khách hàng cho
những người có trách nhiệm phát triển sản phẩm, phục vụ khách hàng tại các tỉnh
Miền Tây trong mọi thời gian.
2.4. Quy trình công nghệ của Công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ của Công ty

Nguyên liệu
giấy

Cán

Điều chỉnh
cỡ thùng

Rạch

Cắt

Đục

KCS
In


Bấm

Dán

KCS
Nhập kho
chờ xuất

Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh Công ty
9


Nguyên liệu giấy được đưa vào máy cán để làm cho giấy được thẳng, ghép
giấy thành 3 lớp hoặc 5 lớp và cắt theo kích thước quy định, sau đó giấy được đưa
sang bộ phận điều chỉnh kích thước cho phù hợp với đơn đặt hàng. Sau khi đã chỉnh
sửa xong kích thước thì giấy được cắt, rạch, đục theo quy cách sản phẩm. Bộ phận
KCS kiểm tra kích thước của giấy tiêu chuẩn của đơn đặt hàng, nếu đúng tiêu chuẩn
thì sẽ tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp là in chữ và hình ảnh theo yêu cầu của
khách hàng, sau đó thùng giấy được bấm, dán. Ở cuối khâu này, bộ phận KCS kiểm
tra chất lượng sản phẩm một lần nữa. Cuối cùng là sản phẩm nhập kho, chờ giao hàng
cho khách hàng.
Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại giấy nội được sản xuất từ các doanh
nghiệp giấy trong nước và giấy ngoại nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn
Quốc,…Ngoài những nguồn vật liệu mua ngoài Công ty còn có phân xưởng Xeo giấy.
Phân xưởng này tận dụng giấy vụn của Công ty cộng với một phần mua ngoài chế biến
thành giấy cung cấp cho sản xuất chính.
Bảng 2.1. Nguồn Vật Liệu Chính và Vật Liệu Phụ
Giấy nội

Giấy ngoại


Giấy làm sóng

Giấy Đài Loan 280,175,160

Giấy Liskin

Giấy USA

Giấy Bình An

Giấy Liên Xô 350, 200

Giấy Tân Mai

Giấy Thái Lan 150,125

Giấy Phú Thọ

Giấy Nhật Bản 220, 280, 200

-Vật liệu phụ:
Paraffin(sáp)

Soude

Dầu Do

Borax


Bột mì

Kẽm
Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh Công ty

Nhiên liệu: Nhiên liệu như điện, nước,… Nhà máy cũng mua ngoài, Nhà nước
cung cấp điện xoay chiều 03 pha 220/230V. Nước do Công ty khoan cấp nước của
Thành Phố Hồ Chí Minh cung cấp.

10


2.5. Tình hình lao động của Công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công ty Qua Hai Năm (2005-2006)
ĐVT: Người
Năm 2005
Diễn giải

Năm 2006

Số

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

lượng


(%)

lượng

(%)

461

100

514

1. Lao động nam

370

80,3

2. Lao động nữ

91

1. Đại học

Chênh lệch
±∆

%

100


53

11,5

408

79,4

38

10,3

19,7

106

20,6

15

16,5

52

11,3

55

10,7


3

5,8

2. Cao đẳng và trung cấp

50

10,8

52

10,1

2

4,0

3. Phổ thông

359

77,9

407

79,2

48


13,4

Tổng số lao động
I. Phân theo giới tính

II. Phân theo trình độ

Nguồn tin: Phòng Nhân Sự Công Ty
Bảng số liệu 2.2 cho thấy tổng số CBCNV của Công ty năm 2006 là 514 người
tăng 53 người (11,5%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do Công ty mở rộng việc sản
xuất kinh doanh nên cần nhiều lao động. Do tính chất công việc trong Công ty khá
nặng nhọc như bốc xếp, đứng máy.... nên Công ty tuyển dụng hầu hết lao động là nam.
Lao động nam chiếm đến 80% trong tổng số lao động của Công ty.
Về trình độ chuyên môn: lao động của Công ty đa phần là lao động phổ thông,
năm 2006 lao động phổ thông chiếm đến 79,2% tăng 13,4% so với năm 2005. Lao
động có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 20,8% năm 2006, trong đó lao động trình độ đại
học chỉ có 10,7%.
Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty tương đối dồi dào đủ để đảm bảo
quá trình sản xuất được ổn định, đúng thời hạn và giữ được uy tín với khách hàng. Lao
động tuy trình độ không cao nhưng có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình trong công
việc. Tuy vậy công ty cũng cần nâng cao trình độ cho lượng lớn lao động phổ thông
để họ có thể tiếp cận những công nghệ tiến bộ trong sản xuất, tạo tiền đề vững chắc
cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

11


2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua Hai Năm

2005-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

Chênh lệch
%

±∆

Tổng DT thuần

195.750,9

225.351,8

29.600,9

15,1

Giá vốn hàng bán

171.770,0

195.227,6

23.457,6


13,7

23.980,9

29.830,9

5.850,0

24,4

362,3

370,4

8,1

2,2

CPHĐTC

2.592,6

2.920,6

328,0

12,7

CP bán hàng


6.034,8

7.254,5

1.219,7

20,2

CPQLDN

8.405,8

12.153,9

3.748,1

44,6

LN thuần

7.309,9

7.254,5

-55,4

-0,76

20,6


748,4

727,8

3.533,0

-

-

LN gộp
DT từ HĐTC

TN khác
CP khác
LN khác

20,6

748,4

727,8

3.533,0

Tổng LN trước thuế

7.330,5


8.002,9

672,4

9,2

Tổng thuế TNDN phải nộp

1.099,6

2.583,6

1.484,0

135,0

LN sau thuế

6.230,9

6.643,4

412,5

6,6

LN thuần/ DT thuần

0,037


0,032

-0,005

-13,51

LN thuần / Chi phí HĐSXKD

0,506

0,362

-0,144

-28,45

Nguồn tin: Phòng Kế Toán Công Ty
Chi phí bán hàng của Công ty năm 2005 là 6.034,8 triệu đồng và năm 2006 là
7.254,5 triệu đồng tăng 20,2%, do sản lượng bán hàng của Công ty năm 2006 cao hơn
năm 2005. Chi phí QLDN của Công ty cũng tăng qua hai năm, năm 2005 là 8.405,8
triệu đồng và năm 2006 là 12.153,9 triệu đồng tăng 44,6% nguyên nhân là vì Công ty
mở rộng cơ sở sản xuất. Thuế TNDN phải nộp của Công ty năm 2006 là 2.583,6 triệu
đồng tăng 135% so với năm 2005, do thuế TNDN của Công ty tăng cao hơn mức tăng
của doanh thu làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Tổng doanh thu thuần của Công ty

12


năm 2005 là 195.750,9 triệu đồng và năm 2006 là 225.351,8 triệu đồng tăng 29.600,9
triệu đồng tăng 15,1%.

Lợi nhuận thuần năm 2006 giảm so với lợi nhuận của năm 2005 là 0,76%. Tuy
nhiên nhìn chung thì hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm qua đều có lợi.
Năm 2005 lợi nhuận thuần là 7.309,9 triệu đồng, năm 2006 là 7.254,5 triệu đồng. Lợi
nhuận sau thế của Công ty năm 2006 là 6.643,6 triệu đồng tăng 412,5 triệu đồng tăng
6,6% so với năm 2005.
Tỷ suất lợi nhuận thuần/ doanh thu thuần năm 2006 của Công ty là 0,032 lần
nghĩa là một đồng doanh thu thì thu được 0,032 đồng lợi nhuận thấp hơn so với năm
2005 (0,037) giảm 13,51%.
Tỷ suất LN thuần/ chi phí HĐSXKD là 0,362 (2006) nghĩa là bỏ ra một đồng
chi phí thì thu được 0,362 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2005 (0,506) là 0,144 lần
tức là giảm đi 28,45%.
Tỷ suất lợi nhuận của Công ty giảm do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu
vào tăng nên làm cho giá vốn hàng bán của Công ty năm 2006 tăng 23.457,6 triệu
đồng, tăng 13,7% so với năm 2005. Đồng thời do các khoản mục khác tăng nhử thế
TNDN tăng 1.484 triệu đồng tăng 135%, CPQLDN tăng 3.748,1 triệu đồng tăng
44,6% so với năm 2005.
Nhìn chung thì hoạt động của Công ty tuy có lời nhưng mức độ lời của Công ty
giảm xuống. Do hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao gây khó khăn cho đầu
ra của Công ty, các khoản chi phí liên quan tăng cao. Bên cạnh đó do sự phát triển và
cạnh tranh của một số nhà doanh nghiệp khác. Đó chính là một phần của nguyên nhân
dẫn đến sự giảm sút về doanh thu của Công ty.
Tuy rằng trong hai năm 2005-2006 Công ty hoạt động có hiệu quả, song lợi
nhuận của Công ty đang giảm xuống, vì vậy Công ty cần phải có các chính sách thích
hợp hơn để có thể bán được sản phẩm nhiều hơn, tăng lợi nhuận và cạnh tranh với các
đối thủ khác.
2.7. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.
2.7.1. Thuận lợi
Hiện nay Công ty có nhiều thuận lợi giúp Công ty đương đầu và đứng vững
trước những thử thách trong thời buổi hội nhập.
13



Trước hết là thương hiệu “Bao bì Biên Hòa” là thương hiệu uy tín được nhiều
doanh nghiệp biết đến, hơn nữa Công ty còn có lực lượng lao động nhiệt tình, có
chuyên môn và kinh nghiệm và được thành lập và phát triển từ rất lâu.
Bên cạnh đó do Công ty tọa lạc tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa I- Tỉnh Đồng
Nai, là khu trung tâm công nghiệp của các tỉnh phía Nam nên rất thuận tiện cho việc
tiếp thị, quảng cáo, tiếp nhận nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Với vị trí khá
thuận tiện Công ty đã giảm được nhiều chi phí trong việc vận chuyển.
Đồng Nai và Bình Dương là những thị trường còn nhiều khả năng cung cấp
những khách hàng lớn cho Công ty do đây là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn có
nhu cầu sử dụng bao bì rất nhiều.
Vì là Công ty cổ phần, cho nên Công ty có thể dễ dàng trong việc huy động
nguồn vốn để đầu tư và phát triển thêm cơ sở sản xuất mới.
Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO cũng giúp Công
ty có thêm nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất mới, nguồn vốn đầu tư của nước
ngoài, có điều kiện để mua nguyên liệu giấy nhập từ nước ngoài với mức thuế giảm
hơn trước, tạo điều kiện để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
2.7.2. Khó khăn
Đứng trước cơ chế thị trường hội nhập ngoài những thuận lợi Công ty cũng
đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Mức cung vượt quá cầu về sản phẩm bao bì trong cả nước. Hiện nay chỉ tính
riêng trong nước đã có trên 20 doanh nghiệp sản xuất bao bì carton với công suất cao
và hầu hết các Công ty đều sử dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, năng suất trung
cao. Hơn nữa Công ty còn gặp sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty nước ngoài trong
tiến trình hội nhập.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu giấy trong nước ngày càng khan hiếm làm cho
giá giấy tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty đối với các đối thủ khác.
Tuy gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn không ngừng phấn đấu, nâng cao năng
suất và đảm bảo được kinh doanh có lãi, tiếp tục sản xuất, không ngừng nâng cao đời

sống CBCNV của Công ty.

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Vai trò của bao bì đối với các sản phẩm
Bao bì là yếu tố cơ bản của mọi sản phẩm. Bao bì có vai trò to lớn trong việc
vận chuyển, cất giữ, bảo quản sản phẩm. Bao bì là nơi thể hiện các thông tin mà sản
phẩm đó cần giới thiệu cho người tiêu dùng biết được về xuất xứ, nguồn gốc, thành
phần của một sản phẩm. Nhưng bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới
thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và
việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sản
phẩm và thương hiệu đến tay người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Thông qua bao bì
người tiêu dùng biết được là họ đang sử dụng sản phẩm gì và của Công ty nào, thương
hiệu ra sao.
Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một
thương hiệu mạnh và nhất quán. Do đó bao bì là một trong những nhân tố rất quan
trọng trong việc tạo nên sự thành công của thương hiệu. Bao bì ngày càng ảnh hưởng
lớn đến sự thành công hay thất bại của một sản phẩm.
3.1.2. Tổng quan về Marketing
a) Khái niệm về Marketing: Marketing luôn được các nhà quản trị vận động
và phát triển cho phù hợp với thị trường, mỗi tác giả có một cái nhìn khác nhau về
marketing. Chính vì thế, khó có thể có một khái niệm chung. Sau đây là một vài khái
niệm được sử dụng tương đối phổ biến.
“Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định
giá, khuyến mãi và phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục
tiêu nhằm đạt được những mục tiêu đã định”. (Bruce J .Walker William J. Stamton,

Michael J Etzel,1994).


×