Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BỎ HỌC NƠI THANH THIẾU NIÊN TẠI XÃ TÂN HÀ – HUYỆN HÀM TÂN –TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.59 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BỎ
HỌC NƠI THANH THIẾU NIÊN TẠI XÃ TÂN HÀ – HUYỆN
HÀM TÂN –TỈNH BÌNH THUẬN

NGUYỄN QUANG QUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Khảo sát nguyên nhân và hệ
quả của vấn đề bỏ học nơi Thanh Thiếu Niên tại xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh
Bình Thuận ” do Nguyễn Quang Quyết, sinh viên khóa 2003 – 2007, ngành Phát Triển
Nông Thôn & KN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________
TRẦN ĐẮC DÂN
( Người hướng dẫn )
( Chữ ký)
___________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng



năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________
Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để
bước vào cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi tôi
luôn ghi nhớ:
Cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa
đại học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con.
Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo

em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để em được hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cám ơn anh chị làm công tác phổ cập giáo dục, UBND xã Tân Hà, phòng giáo
dục huyện Hàm Tân, quí thầy cô trường THCS Tân Hà, và quí thầy cô trường THPT
Bán Công Nguyễn Huệ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành
đề tài.
Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá
trình làm đề tài tốt nghiệp.
Gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN QUANG QUYẾT, tháng 7 năm 2007, khoa kinh tế, Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Khảo Sát Nguyên Nhân và Hệ Quả của Vấn Đề Bỏ
Học Nơi Thanh Thiếu Niên tại Xã Tân Hà, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
NGUYEN QUANG QUYET, july 2007, Causes and Result of School –
Abandon Issues From Your Pupils in Tan Ha Commune – Ham Tan Districst –
Binh Thuan Province.
Giáo dục là vấn đề vô cùng quan trọng trong mọi thời đại kể cả thời chiến cũng
như thời bình. Và nó vô cùng quan trọng đối với chúng ta trong thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Chính vì vậy giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong công
cuộc đổi mới ở nước ta. Khóa luận tìm hiểu về các nguyên nhân của vấn đề bỏ học
trên cơ sở phân tích 80 hộ có con bỏ học và 60 hộ không có con bỏ học trên địa bàn xã
Tân Hà. Đề tài phân tích các nguyên nhân của vấn đề bỏ học và tìm ra nguyên nhân
quan trọng nhất. Bỏ học có nhiều nguyên nhân chủ yếu do gia đình, ý thức, học lực
của các em HS và nguyên nhân từ cơ chế của nền giáo dục nước ta. Tuy nhiên nguyên
nhân quan trong nhất vẫn là học lực của chính HS, từ học yếu sau đó chán học và dẫn
đến bỏ học.
Từ đó tìm ra các giải pháp để hạn chế vấn đề bỏ học và nêu lên các giải pháp
để giải quyết các HS đã bỏ học. Những biện pháp được xem là khả thi nhất chủ yếu là

khắc phục tình trạng học sinh học yếu. Nhà trường phải tạo điều kiện để các em lấy lại
kiến thức. Không để các em tiếp tục mất kiến thức căn bản từ lớp dưới, phải có sự
quan tâm từ nhỏ không chạy theo thành tích mà phải đánh giá đúng sức học của HS.
Cùng với sự giúp đỡ của các thành phần khác như địa phương, gia đình cùng nhà
trường cùng bắt tay để nâng cao chất lượng học tập của HS.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của đề tài.

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích

5

2.1.2. Khí hậu – thuỷ văn

5

2.1.3. Thổ nhưỡng đất đai:

6


2.2. Kinh tế xã hội

6

2.2.1. Tình hình sử dụng đất

6

2.2.2. Dân số, lao động

8

2.2.3. Các ngành nghề chính

9

2.2.4. Tình hình kinh tế

10

2.3. Giáo dục – Đào tạo

13

2.4. Văn hoá – thông tin – văn nghệ - thể thao – y tế

15

2.4.1.Về văn hóa


15

2.4.2. Về thông tin:

15

2.4.3. Về văn nghệ

16

2.4.4. Về thể thao

16

2.4.5. Y tế

16

2.6. Cơ sở hạ tầng

17

v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các khái niệm cơ bản.

21

21

3.1.1. Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay

22

3.1.2. Các loại hình trường ở nước ta hiện nay

24

3.1.3. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam

24

3.1.4. Sơ đồ hệ thống và chứng chỉ giáo dục quốc dân

25

3.1.5. Các hình thức giáo dục cho HS đã bỏ học

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30


4.1. Tình hình giáo dục tại địa phương

30

4.1.1 Mạng lưới trường học ở địa phương

30

4.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tại địa phương

33

4.1.3. Về phòng học

34

4.2. Tình trạng bỏ học ở địa phương

34

4.3. Nguyên nhân của vấn đề bỏ học

36

4.3.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ

36

4.3.2. Số con trong gia đình


37

4.3.3. Nghề nghiệp của chủ hộ

38

4.3.4. Số lao động trong gia đình

42

4.3.5. Thu nhập của chủ hộ

42

4.3.6.Ý thức của chủ hộ về vấn đề học vấn.

47

4.3.7. Ý thức của chính các em HS

47

4.3.7. Nguyên nhân chạy theo thành tích của nhà trường.

48

4.3.8. Tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề bỏ học

49


4.3.9. Nguyên nhân của quý thầy cô về vấn đề bỏ học

50

4.4. Hệ quả của vấn đề bỏ học

52

4.4.1. Hệ quả của vấn đề bỏ học đối với HS ngay sau khi bỏ học

52

4.4.2. Hệ quả của vấn đề bỏ học đối với HS sau này

53

4.5. Biện pháp để ngăn chăn tình trạng bỏ học

56

4.5.1. Những giải pháp cho những HS đã bỏ học

56

4.5.2. Những giải pháp ngăn chặn tình trạng bỏ học của HS

59

vi



CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

62

5.1. Kết luận.

62

5.2. Đề nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

BGD& ĐT

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo


BTVH

Bổ túc văn hóa

C Đ – ĐH

Cao Đẳng – Đại Học

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

GDTX

Giáo Dục Thường Xuyên

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HV

Học viên




Lao động

PCGD THCS

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

PCGD

Phổ Cập Giáo Dục

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở Địa Phương

7

Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số và Lao Động

8

Bảng 2.3. Tình Hình Đói Nghèo Tại Xã Năn 2006

11

Bảng 2.4. Diện Tích và Năng Suất Cây Hàng Năm của Xã Giai Đoạn 2001 – 2006 12
Bảng 2.5. Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Giai Đoạn 2001 – 2006

13

Bảng 2.6. Tình Hình Giáo Dục của Xã Năm 2006

14

Bảng 2.7. Về Y Tế

16

Bảng 4.1. Tình Hình Trường Lớp HS của Xã Qua Các Năm

31


Bảng 4.2. Số Lượng HS THCS Từ Năm 2004 – 2007

32

Bảng 4.3. So Sánh Số HS Cũng như Mức Học Phí Giữa các Trường ở các cấp.

32

Bảng 4.4. Cơ Sở Vật Chất Tại các Trường Trên Địa Bàn Xã

33

Bảng 4.5. Trình Độ Giáo Viên của Trường TH và THCS

34

Bảng 4.6. Số Lượng HS Bỏ Học từ Năm 2003-2007

35

Bảng 4.7. Tỉ Lệ Bỏ Học của HS Dân Tộc

35

Bảng 4.8. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ Có Con Bỏ Học và Chủ Hộ Có Con Không
Bỏ Học.

37


Bảng 4.9. Số Con Trong Gia Đình Hộ có Con Bỏ Học và Hộ Không Có Con Bỏ Học
38

Bảng 4.10. Đất Đai của Hộ có Con Bỏ Học và Hộ có Con Không Bỏ Học

39

Bảng 4.11. Nghề Nghiệp của Chủ Hộ

40

Bảng 4.12. Số Lao Động Trong Gia Đình

42

Bảng 4.13. Mức Thu Nhập Bình Quân Từng Hộ ( Triệu Đồng)

43

Bảng 4.14. Mức Chi Phí Bình Quân Một Nhân Khẩu 1 Tháng

45

Bảng 4.15. Chi Phí Trung Bình 1 Người Đi Học Trong 1 Năm (ĐVT Ngàn Đồng)

46

Bảng 4.16. Tổng Hợp các Nguyên Nhân của Vấn Đề Bỏ Học

49


Bảng 4.17. Ý Kiến Thầy/Cô về Vấn Đề Bỏ Học

50

Bảng 4.18. Việc Làm của HS Sau Khi Bỏ Học Chia Theo Giới

52

Bảng 4.19. Mức Thu Nhập của HS Sau Khi Bỏ Học Một Năm ( đơn vị 1.000đ )

53

ix


Bảng 4.20. So Sánh Thu Nhập Giữa Người Không Có CMKT (Học Vấn Thấp) với
Người có CMKT (Học Vấn Cao)

54

Bảng 4.21. Kết Quả PCGD của Địa Phương Trong Thời Gian Qua.

56

Bảng 4.22. Cơ Sở Vật Chất của TTGDTX &HN

57

Bảng 4.23. Tổng Hợp Nguyên Nhân Không Đi Học Nghề


58

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. So Sánh Cơ Cấu Lao Động Trong Các Ngành Từ Năm 2001 – 2006

Trang
9

Hình 2.2. Tỉ Trọng Kinh Tế Năm 2006 Của Địa Phương

10

Hình 3.1. Hệ Thống Giáo Dục của Nước Ta Hiện Nay

22

Hình 3.2. Các Loại Hình Trường ở Nước Ta Hiện Nay

24

Hình 4.1. Tỉ Lệ Bỏ Học của HS Dân Tộc So với HS Toàn Xã Năm 2006

36

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Bảng Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Quí Thầy Cô

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và đổi mới như hiện nay với sự hợp tác đầu tư giữa các
quốc gia với nhau. Đất nước chúng ta sẽ có cơ hội vươn lên thành một nước công
nghiệp nếu chúng ta biết tận dụng các cơ hội. Với nguồn lao động rẻ, điều kiện chính
trị ổn định nước ta đang trở thành điểm đầu tư lý tưởng của các công ty nước ngoài.
Chúng ta đang trên đường xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ học vấn cao,
cũng như trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu. Nhưng nếu muốn nâng cao tay nghề cho
người lao động đòi hỏi họ phải có một trình độ học vấn nhấn định. Chính vì vậy đất
nước chúng ta đang tiến hành nâng cao trình độ văn hóa cho lớp trẻ đồng thời phổ cập
giáo dục cho những nguời lớn. Thế nhưng lại có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu
niên ở nông thôn lại đang bỏ học, đang đi ngược lại xu hướng chung của thời đại của
đất nước.
Đa số lại xuất phát từ vùng nông thôn, những vùng có điệu kiện kinh tế không
thuận lợi. Từ đó nó làm cho khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đang có khoảng
cách ngày càng rộng hơn. Với tình hình giáo dục như hiện nay, bên cạnh những cố
gắng, những thành tích mà chúng ta đã đạt được. Thì giáo dục chúng ta đang có những
bất cập như biên soạn SGK chưa thống nhất nó cứ phải thay đổi liên tục, chúng ta làm
theo mô hình “Thử, Sai, Sửa” nhiều lần. Khi chúng ta tích cực nói không với tiêu cực

và bệnh thành tích thì lộ rõ một điều học sinh chúng ta yếu kém rất nhiều. Tiêu biểu là
kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua với mức tốt nghiệp chỉ 60 – 70%, trước đây tỉ lệ tốt
nghiệp thường ở mức trên 80%. Việc đổi mới cách dạy cách học nói đã lâu và đã nhiều
nhưng vẫn chưa có gì tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là tình trạng bệnh thành tích. Đã làm cho


một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở nông thôn không theo được chương trình
học, cộng với việc hoàn cảnh khó khăn đã dẫn đến tình trạng bỏ học.
Nước ta vào WTO rồi thì thách thức lớn nhất là ở chất lượng con người cho nên
giáo dục gánh một trách nhiệm rất lớn trong việc nước ta có tận dụng được thời cơ,
vược qua được thách thức để tiến lên mạnh mẽ hay không là còn phụ thuộc vào giáo
dục chúng ta. Vì vậy có thể nói giáo dục trở thành yếu tố quyết định thành công cũng
như thất bại của chúng ta. Năm 2006 – 2007 được xem là cột mốc đột phá để chấn
hưng nền giáo dục nước nhà thông qua cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực và
bệnh thành tích giáo dục”.
Với cuộc chấn hưng như vậy không biết chúng ta có làm được hay không nó
vẫn là câu hỏi ở phía trước. Nhưng hiện tại nó đã để lại nhiều tiêu cực, chính vì vậy đề
tài đang nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ nhưng nó lại vô cùng thiết thực. Đề tài khảo
sát nguyên nhân bỏ học nơi thanh thiếu niên là việc làm cần thiết để hy vọng tìm ra
được những nguyên nhân nào là chính và tìm biện pháp để ngăn ngừa vấn đề bỏ học là
việc làm quan trọng mà đề tài đang hướng đến.
Để tìm ra nguyên nhân và hệ quả của vấn đề bỏ học, đồng thời được sự đồng ý
của khoa kinh tế - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ
của các ngành chức năng xã Tân Hà, và được sự hướng dẫn của thầy Trần Đắc Dân,
tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Khảo Sát Nguyên Nhân và Hệ Quả của Vấn Đề Bỏ
Học Nơi Thanh Thiếu Niên Tại Xã Tân Hà – Huyện Hàm Tân – Tỉnh Bình
Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung
- Tìm hiểu hiện trạng giáo dục tại xã Tân Hà và vấn đề thanh thiếu niên bỏ học.

- Xác định các nguyên nhân của vấn đề bỏ học đánh giá xem nguyên nhân nào
là quan trọng.
- Đánh giá các hệ quả của vấn đề bỏ học.
- Đề xuất các giải pháp góp phần ngăn chặn việc thanh thiếu niên bỏ học.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các cơ sở trường lớp tại xã như thế nào.
- Xem xét đội ngũ giáo viên và hệ thống trường lớp .
2


- Vấn đề bỏ học trong xã trong thời gian qua như thế nào.
- Những nguyên nhân nào dẫn tới vấn đề bỏ học, trong đó nguyên nhân nào là
quan trọng nhất.
- Hệ quả của vấn đề bỏ học, tác động đến địa phương , xã hội như thế nào.
- Tìm giải pháp nào để ngăn chặn vấn đề bỏ học, đồng thời phải làm gì đối với
các em đã bỏ học.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại xã Tân Hà – Huyện Hàm Tân – Tỉnh Bình Thuận
Phạm vi thời gian
Dự kiến được thực hiện từ 3 đến tháng 7 năm 2007.
Độ tuổi nghiên cứu từ 14 đến 20 tuổi.
1.4. Cấu trúc của đề tài.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên một cách có hệ thống, cấu trúc của đề tài gồm
5 phần chính, bố cục theo các chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Nêu rõ lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và nội dung cần giải
quyết trong đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên các điều kiện tự nhiên và các vấn đề về kinh tế xã hội, những vấn đề

khó khăn cũng như thuận lợi của địa phương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên các khái niện liên quan tới giáo dục và các chính sách giáo dục của
nước ta trong tương lai.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Xem xét tình hình giáo dục tại địa phương, mạng lưới trường học và vấn đề bỏ
học ở địa phương.
Tìm các nguyên nhân của vấn đề bỏ học và tìm ra nguyên nhân nào là quan
trong nhất để có biện pháp khắc phục.
Tìm giải pháp khắc phục trình trạng bỏ học, giải quyết các trường hợp đã bỏ
học.
3


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận và các kiến nghị cho các cấp các ngành để giảm tỉ lệ HS bỏ học.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Xã Tân Hà là một xã miền núi theo quyết định 135 của chính phủ, cách trung
tâm huyện 6 km về phía bắc, cách thành phố Phan Thiết 65 km về phía đông. Có tổng
diện tích tự nhiên 6.725 ha, toàn xã có 4 thôn: Bao gồm Thôn Đông Thuận, Thôn
Đông Hoà, Thôn Đông Thanh, Thôn Đông hiệp, trong đó Thôn Đông hoà là trung tâm
của xã.

Vị trí địa lý
Phía Đông giáp xã Tân Bình, Phía Tây giáp xã Tân Thắng , Phía Nam giáp xã
Tân Xuân, Phía Bắc giáp xã Tân Nghĩa và Tân Phúc.
Địa hình
Xã Tân Hà nằm trong vùng giới hạn bởi hai dãy núi: Núi Nhọn chắn ngang
theo phía đông, Núi Bể chắn ngang ở phía tây. Địa hình Tân Hà có đặc điểm của vùng
đồi núi, khe núi chia cắt, độ dốc nghiêng, từ phía Bắc thoải xuống phía nam. Nơi cao
nhất 980 m ở Núi bể, nơi thấp nhất 27,2 m ở quốc lộ 55 so với mực nước biển chuẩn,
tạo thành các lòng chảo.
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu thời tiết
Xã Tân Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, biên độ nhiệt dao động
ngày và đêm không lớn, có hai mùa nắng mưa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến cuối đầu
tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nên trong sản xuất
nông nghiệp cũng như hoạt động kinh tế, xã hội khác nhau mang tính thời vụ rõ rệt .
Nhiệt độ trung bình/năm là 26,20C, lượng mưa trung bình 1.677mm/năm.


Thuỷ văn
Chỉ có một con sông lớn duy nhất là sông Dinh chảy qua xã, tuy nhiên nó chỉ có
nước trong mùa mưa còn trong mùa khô thì hoàn toàn không có nước. Nói chung
không có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Xã có một đập chứa nước phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, do một Cha Xứ (bên đạo Thiên Chứa) xây dựng. Tuy nhiên do Cha
Xứ không có thời gian kiểm soát đã giao lại cho những nông dân quản lý. Tuy đập lớn
(10 ha) nhưng lại không được đầu tư đúng mức nên chỉ có thể cung cấp nước trong
mùa mưa còn mùa khô thì hoàn toàn khô. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng không lớn
đến sản xuất nông nghiệp.
Có thể nói hệ thống thuỷ văn ở xã hầu như không có ảnh hưởng rõ ràng đến sản
xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
2.1.3. Thổ nhưỡng đất đai

Xã có vị trí khá cao so với mặt nước biển, nơi cao nhất 980 m, nơi thấp nhất
27,2 m. Chính vì vậy xã rất ít khi chịu ảnh hưởng của nước biển hoặc bão. Đất đai chủ
yếu là đất cát bạc màu và khả năng giữ nước rất kém. Chỉ phù hợp trồng các cây hoa
màu như bắp, mì, đậu xanh, các cây lâu năm như điều, xoài và các cây chịu hạn khác.
Đất đai bạc màu nên năng suất hoa màu rất thấp, trung bình 1 ha trồng mỳ khoảng 5,5
tấn ( mì khô).
2.2. Kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình sử dụng đất
Đất đai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế và xã hội của địa
phương. Nó còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và các yếu tố sản xuất khác như
nghề nghiệp cửa người dân. Chính vì vậy nghiên cứu đất đai là việc làm quan trọng và
cần thiết.

6


Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở Địa Phương Năm 2006
Khoản mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng DT Đất tự nhiên

6.725,00

100,00

- Đất nông nghiệp


6.096,13

90,64

+ Đất sản xuất nông nghiềp

2.991,68

49,07

+ Đất lâm nghiệp

3.096,13

50,78

9,00

0,15

628,87

9,36

+ Đất ở

25,04

3,98


+ Đất chuyên dùng

144,89

23,04

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng

11,14

1,77

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

32,40

5,15

373,40

59,38

42,00

6,68

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất phi nông nghiệp


+ Đất sông suối
+ Đất phi nông nghiệp khác.

Nguồn tin: Báo cáo của UBND xã
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 6.725 ha, trong đó :
Diện tích đất nông nghiệp là 6.096,13 ha chiếm 90,64 % tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 49,07% và đất lâm nghiệp chiếm
50,15% còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản. Có thể nói diện tích đất rừng vẫn chiếm một
diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Vì địa bàn chủ yếu là
đồi núi nhưng là đồi trọc. Dân số ngày càng đông nên người dân địa phương đã chiếm
đất rừng làm rẫy dẫn đến khí hậu thời tiết ngày càng khắc nhiệt. Đất sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là trồng bắp, mỳ nên người dân hầu hết phải mua lúa ăn. Trong khi
năng suất từ hoa màu rất thấp nên đời sống của bà con càng khó khăn.
Diện tích đất phi nông nghiệp 628,87 ha chiếm 9,365%, đất phi nông nghiệp
chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất phi nông nghiệp
này thì đất ở chỉ chiếm 3,98%, bởi vì dân cư ở tập trung chủ yếu hai bên quốc lộ 55
chứ không nằm rải rác. Chính vì vậy đất ở ngày càng chật hẹp vì không ai muốn đi vào

7


vùng sâu ở. Vấn đề này đã gây rất nhiều khó khăn cho các gia đình mới ra ở riêng, đất
ở thì giá quá cao trong khi đất ở nơi xa quốc lộ thì rẻ.
2.2.2. Dân số, lao động
Dân số có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân, dân
số đông thì lượng lao động dồi dào. Nhưng nếu sự phát triển dân số quá cao mà việc
làm ít thì nó cũng ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của xã hội.
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số và Lao Động
Khoản mục


ĐVT

Năm 2006

Tổng dân số

Người

7.191

Kinh

Người

6.731

Dân tộc

Người

460

Tổng số hộ dân

Hộ

1.434

Số hộ kinh


Hộ

1.343

Số hộ dân tộc

Hộ

91

Nhân khẩu/hộ

Người/ hộ

5,02

Mật độ dân số

Người/ km2

107

Tổng số lao động

Người

2.976

Lao động nam


Người

1.620

Lao động Nữ

Người

1.356
Nguồn tin: Báo cáo của UBND Xã

Hiện nay, dân số toàn xã 7.191 nhân khẩu, trung bình 5,02 nhân khẩu/ hộ, xã có
mật độ dân số 107 nguời /km2, số người trong độ tuổi lao động chiếm 41,38 % tổng
dân số. Theo số liệu của UBND xã, số người trên độ tuổi lao động chiếm 24 % và số
người dưới độ tuổi lao động chiếm 34,62%. Đây là nguồn lao động dự trữ dồi dào cho
địa phương. Tuy nhiên chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động chân tay là
chính. Với dân số và lao động như trên, xã có nguồn lao động dự trữ dồi dào, số người
cao tuổi thấp. Xã có điều kiện phát triến các ngành nghề cần nhiều lao động. Tuy
nhiên nguồn lao động trẻ nhiều nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp tốt thì
8


trong tương lai lượng lao động ở địa phương sẽ dư nhiều dẫn đến thất nghiệp gia tăng
và làm gia tăng các TNXH.
2.2.3. Các ngành nghề chính
Cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu của xã là nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ và nghề tự do. Công nghiệp ở xã không phát triển, có một công ty khai
thác đá tuy nhiên không giải quyết được nhiều lao động cho địa phương. Do khai thác
đá chủ yếu là dùng máy móc và đòi hỏi người làm có kĩ thuật. Nhưng lao động ở địa
phương lại không có tay nghề nên không được nhận vào làm. Công ty chủ yếu thuê

người ở các tỉnh khác vào làm, và đóng thuế cho xã. Trong một vài năm qua công ty
có mở thêm việc đúc bi và các ống cống nên số lượng lao động của địa phương vào
làm công ty cũng tăng lên 20 - 30 nhân công. Số lượng này là quá ít trong việc giải
quyết việc làm, nhưng khi vào làm việc thì công việc luôn ổ định.
Hình 2.1. So Sánh Cơ Cấu Lao Động Trong Các Ngành Từ Năm 2001 – 2006

2006

75

2001

7

85

0%

20%

40%

60%

80%

Nông nghiệp

CN & TTCN


Dịch vụ

Khác

10

8

5

7 3

100%

Nguồn tin: Báo cáo của UBND xã Tân Hà
Qua hình 2.1 ta thấy nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng trong cơ
cấu nghề nghiệp ở địa phương. Lao động trong ngành này có sự thay đổi nhưng lại rất
nhỏ từ 85% xuống còn 75%. Các ngành khác có phần tăng lên nhưng vẫn còn quá nhỏ
bé, và chưa thật sự đóng vai trò quan trọng. Có thể nói trong thời gian từ năm 2001 –
2006 xã vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Dịch vụ vẫn còn quá thấp, sở dĩ như vậy
9


là vì đời sống nông dân quá thấp khó phát triển các ngành khác. Với mức thu nhập
trung bình 1 người/năm là 1,9 triệu đồng chưa đủ chi cho ăn uống, thì nhu cầu giải trí
sẽ không cao. Chính vì vậy dịch vụ vẫn chưa phát triển được, có thể nói nông nghiệp
vẫn không thể thay thế và luôn là ngành giải quyết được nhiều lao động cho địa
phương.
2.2.4. Tình hình kinh tế
Cho chúng ta thấy được ngành nghề nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong các

ngành kinh tế. Ngành nào có vai trò quan trong nhất trong nền kinh tế của địa phương,
ngành nào cần phải được đầu tư để phát triển thêm cho xứng với tiềm năng.
a)Tỉ trọng kinh tế
Hình 2.2. Tỉ Trọng Kinh Tế Năm 2006 Của Địa Phương

10%

6%
78%

6%

Nông nghiệp

CN & TTCN

Dịch vụ

Khác

Nguồn tin: Báo cáo của NBND xã
Qua hình 2.2 ta thấy tỉ trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trong cao trong cả nền
kinh tế. Có thể nói nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt của địa phương, và vẫn luôn là
ngành quan trọng nhất. Trong khi đó công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ
trong nền kinh tế. Đây là 2 ngành phát triển rất chậm ở địa phương và hầu như không
có tiền năng để phát triển 2 ngành này.
b) Tình hình đói nghèo
Tình hình đói nghèo là vấn đề được xã đặt biệt quan tâm, hằng năm xã có các
chính sách để xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn còn cao và xã
đang phấn đấu để giảm tỉ lệ các hộ nghèo xuống, tăng tỉ lệ các hộ khá giả.


10


Bảng 2.3. Tình Hình Đói Nghèo Tại Xã Năm 2006
Chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ %

Hộ đói

15

1,01

Hộ nghèo

379

26,45

Hộ trung bình

847

59,10

Hộ khá, giàu


193

13,44

1.434

100,00

Tổng số hộ

Nguồn tin: Báo cáo của UBND xã
Qua bảng 2.3 tình hình nghèo đói trên chúng ta thấy rằng tình trạng hộ nghèo
chiếm tỉ lệ khá cao với 26,45%. Đây là tỉ lệ khá cao bởi vì toàn xã hiện nay là xã
nghèo nên số hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó số hộ trung
bình chiếm tỉ lệ cao nhất với 59,1%, số hô khá giàu chỉ có 13,44%. Đây là số liệu khá
thấp và nhìn chung mức sống chung của cả xã là tương đối giống nhau. Nhưng đa
phần các hộ gia đình đều có xe máy và Tivi, như vậy mức sống chung của các gia đình
tuy nghèo nhưng cũng có các phương tiễn đi lại cũng như các phương tiễn giải trí.
c) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Về Trồng trọt
Xã là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên diện tích canh tác và năng
xuất của các loại cây trồng phản ánh cho chúng ta thấy được nền nông nghiệp của xã
thuộc loại nào. Từ đó cho chúng ta có cái nhìn chung về tình hình sản xuất của xã.

11


Bảng 2.4. Diện Tích và Năng Suất Cây Hàng Năm của Xã Giai Đoạn 2001 – 2006
Khoản mục


Số lượng qua các năm

ĐVT

2004

2005

2006

762,0

746,0

730,0

53,4

56,8

58,9

Bắp
DT canh tác

Ha

Năng suất TB


Tạ/ha

Mỳ
DT canh tác

Ha

954,0

980,0

1.020,0

Năng suất TB

Tạ/Ha

56,2

60,4

62,7

DT canh tác

Ha

432,0

412,0


400,0

Năng suất TB

Tạ/ ha

31,2

32,5

35,7

Lúa

Bông
DT canh tác

Ha

250,0

251,0

260,0

Khác

Ha


593,0

602,0

581,0

Tổng

Ha

2.991,0

2.991,0

2.991,0

Nguồn tin: Báo cáo của UBND xã
Diện tích canh tác đất nông nghiệp không tăng lên, nhưng trong mỗi loại cây
trồng thì có sự thay đổi đáng kể. Cây mì được người dân trồng nhiều nhất vì trong thời
gian qua giá mì tăng cao. Nó là cây trồng được dùng để chăn nuôi nên diện tích tăng
nhanh. Cộng với chi phí sản xuất thấp và ít sâu bệnh nên được người dân ưa thích.
Trong khi bắp là cây trồng có chi phí cao và giá có phần không tăng nên người dân ít
quan tâm tới. Diện tích và năng suất lúa có phần ít biến động do ở địa phương đất chủ
yếu là cát pha nên rất khó giữ nước. Nên làm lúa cho năng suất rất thấp, chỉ có những
khu vực trũng thì mới có thể trồng lúa nên diện tích qua các năm ít biến động.
Về chăn nuôi
Chăn nuôi là yếu tố cũng quan trọng như trồng trọt, nó góp phần làm cho nền
nông nghiệp của địa phương tăng lên. Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch bệnh
thường xảy ra nên chăn nuôi cũng có phần dao động.


12


Bảng 2.5. Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Giai Đoạn 2001 – 2006
Năm

Loại con

2003

2004

2005

2006



1.620

1.750

1.540

1.570

Lợn

2.300


2.500

2.00

2.400

400

450

471

460

3.800

3.000

2.000

1.800

18

17


Gia cầm
Trâu


15

12

Nguồn tin: Báo cáo của UBND Xã
Qua phần báo cáo của UBND xã và bảng 2.5 thì ta nhận thấy số bò của xã có
phần biến động tuy nhiên không đáng kể. Tuy vừa qua địa phương có bị ảnh hưởng
của các trận dịch nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều. Gia cầm lại bị ảnh hưởng mạnh
bởi dịch cúm gia cầm nên số lượng giảm rất mạnh trong những năm vừa qua.
Trong khi đó số lợn và trâu thì luôn ở mức ổn định và không có sự biến động
nào đáng kể trong những năm qua. Vì heo là động vật dễ nuôi và người dân tận dụng
cơn thừa để nuôi heo nên nhà nào của nuôi 1 – 2 con trong nhà nên số lượng có phần
ổn định. Còn số trâu thì chỉ có một vài hộ nuôi ở những vùng đất trũng nên số lượng ít
và không tăng.
2.3. Giáo dục, đào tạo
Giáo dục là chính sách hàng đầu không chỉ của quốc gia mà nó còn là của các
địa phương. Giáo dục, đào tạo là công việc vô cùng quan trọng cần được đặt lên hàng
đầu và phải có chính sách phát triển toàn diện.

13


×