Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ AN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.93 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO VÀ DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
PHÚ AN SINH

NGUYỄN THỊ TUYỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa kinh tế, trường đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

xác nhận Luận văn “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
PHÚ AN SINH’, do Nguyễn Thị Tuyền, sinh viên khoá 29, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày
NGUYỄN VŨ HUY
Giáo viên hướng dẫn

(Ký tên, ngày tháng năm2007)

Chủ tịch Hội đồng chấm thi



Ngày

tháng

năm

Thư ký Hội đồng chấm thi

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con xin dành tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến với cha mẹ, người
đã sinh thành và dạy dỗ con có được như ngày hôm nay.
Xin cảm tạ công ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là
thầy cô khoa kinh tế đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt những năm học đại học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các phòng ban trong Công ty Phú An
Sinh, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các
anh chị trong Công ty đã truyền đạt những kinh nghiệm thực tế cho tôi trong quá trình
thực tập.
Chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN VŨ HUY Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM, đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn tất
luận văn này.
Cảm ơn bạn bè thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như
trong cuộc sống hằng ngày của thời sinh viên.

Một lần nữa, từ sâu thẳm trái tim với sự biết ơn gởi đến bạc sinh thành, thầy cô,
anh chị và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và tạo niềm tin cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Tuyền


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TUYỀN. Tháng 7 năm 2007. “Phân Tích Hoạt Động Marketing
Tại Công ty TNHH Thương Mại Chế Biến Thực Phẩm Phú An Sinh”.
NGUYEN THI TUYEN. JUNE 2007. “Analysing Marketing Activities At Phu
An Sinh Trading And Food Processing Company Limited”.
Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích riêng nhưng chắc không nằm ngoài tiêu chí tồn
tại và phát triển Phú An Sinh cũng không ngoài xu hướng ấy. Mục tiêu của Phú An Sinh
là mở rộng thị trường, quy mô sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Để thực hiện được mục
tiêu thì Công ty cần có chiến lược kinh doanh hợp lý. Luận văn “Phân Tích Hoạt Động
Marketing” được thực hiện nhằm đưa ra định hướng mục tiêu kinh doanh đúng đắn, có
hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường chiếm ưu thế tiêu thụ của
Công ty. Đề tài được sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố bên ngoài, bên trong đến hoạt động của Công ty và phân tích các chiến lược sản
phẩm, giá, phân phối, và chiêu thị cổ động đang thực hiện tại Công ty. Phương pháp
chính là so sánh chênh lệch, thống kê mô tả và suy diễn để hoàn thành quá trình phân tích.


MỤC LỤC
Trang
viii

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu


ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii
1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu chung

2

1.3. Mục tiêu cụ thể

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.5. Cấu trúc của luận văn


2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty

4

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

4

2.2.1. Chức năng

4

2.2.2. Nhiệm vụ

5

2.3. Tình hình lao động của Công ty

5

2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty

8


2.4.1. Hệ thống tổ chức và điều hành Công ty

8

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ

8

2.5. Tình hình tiền lương và thu nhập bình quân của nhân viên Công ty
2.6 Tình hình tài sản – Nguồn vốn

9
11

2.6.1 Tình hình biến động tài sản

11

2.6.2. Tình hình biến động nguồn vốn

12

2.7. Quy trình hoạt động sản xuất của Công ty

13

2.7.1. Quy trình sản xuất

13


2.7.2. Các dạng sản phẩm của Công ty

14

2.7.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới

15

v


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1. Khái niệm về Marketing

17

3.1.2. Marketing tổng hợp (Marketing – mix)

18

3.1.3. Thị trường

19

3.1.4. Các chiến lược Marketing


20

3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

26

3.1.6. Các Chỉ Tiêu Phản Ảnh Tình Hình Hoạt Động Marketing

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình tiêu thụ và sản xuất

28
28

4.1.1. Tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm

28

4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua hai năm 2005-2006

29

4.1.3 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ


33

4.2. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

35

4.2.1. Yếu tố tự nhiên – xã hội

35

4.2.2. Yếu tố chính trị - pháp luật

35

4.2.3. Yếu tố kinh tế

36

4.2.4. Môi trường dân số

38

4.2.5. Môi trường công nghệ

39

4.3. Môi trường vi mô

40


4.3.1. Khách hàng

40

4.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

41

4.3.3. Khách hàng tiềm năng

43

4.4. Phân tích các chiến lược Marketing

44

4.4.1. chiến lược sản phẩm

44

4.4.2. Chiến lược giá

50

4.4.3 Chiến lược phân phối

54

4.4.4 Chiến lược chiêu thị cổ động


57

vi


4.5 Một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường và khả năng tiêu thụ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

64
68

5.1 Kết luận

68

5.2 kiến nghị

69

5.2.1 Đối với Công ty

69

5.2.2 Đối với nhà nước

70

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND:

Uỷ ban nhân dân

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

PAS:

Phú An Sinh

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

Thuế GTGT:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế TNDN:

Thuế thu nhập doanh nghiệp


SX:

Sản Xuất

KD:

Kinh doanh

TSCĐ:

Tài sản cố định

ĐTNH:

Đầu tư ngắn hạn

DTT:

Doanh thu thuần

HĐSXKD:

Hoạt động sản xuất kinh doanh

QLDN:

Quản lý doanh nghiệp

LNTT:


Lợi nhuận trước thuế

LNST:

Lợi nhuận sau thuế

NV:

Nhân viên

XL:

Xếp loại

SPCT:

Sản phẩm Công ty

SPCTK:

Sản phẩm Công ty khác

ATVS:

An toàn vệ sinh

CPBHTT:

Chi phí bán hàng trực tiếp


CPK:

Công ty khác

WTO:

(World Trade Organization) Tổ chức thương mại Thế Giới

TTTH:

Tính toán tổng hợp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty

6

Bảng 2.2. Phân Loại Trình Độ Lao Động của Công Ty qua Hai Năm 2005 -2006

7

Bảng 2.3. Lương Khoán Theo Từng Đối Tượng Lao Động

10

Bảng 2.4. So Sánh Biến Động Tài Sản Năm 2005 - 2006


11

Bảng 2.5. Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn Năm 2005 - 2006

12

Bảng 2.6. Mô Tả Sản Phẩm Và Đặc Điểm Từng Loại

15

Bảng 4.1. Tình Hình Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm

28

Bảng 4.2. Kết Quả Và Hiệu Quả HĐSXKD qua Hai Năm 2005 – 2006

29

Bảng 4.3.Tình Hình Thực Hiện Nghĩa Vụ với Nhà Nước

31

Bảng 4.4. Chi Phí Bán Hàng Của Công Ty Qua Hai Năm 2005 -2006

32

Bảng 4.5. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp của Công Ty

33


Bảng 4.6. Dân Số Việt Nam Qua Các Năm

38

Bảng 4.7. Sản Lượng của Các Công Ty Về Sản Phẩm Gà Trên Tp.HCM

42

Bảng 4.8. Giá Trị Trung Bình Các Ưu Tiên Khi Mua Sản Phẩm

46

Bảng 4.9. Phần Trăm Từng Loại Sản Phẩm Bán Trên Thị Trường

48

Bảng 4.10. Phần Trăm Các Yếu Tố Khi Mua Sản Phẩm của Công Ty PAS

49

Bảng 4.11. Giá Trị Về Chất Lượng, Vệ Sinh An Toàn Sản Phẩm Của Công Ty So với Các
Công Ty Khác

50

Bảng 4.12. Đánh Giá Sự Chênh Lệch Giá Khác Nhau qua 2 Năm 2005 – 2006

51

Bảng 4.13. Bảng Phần Trăm Mức Quan Trọng của Giá Khi Mua Sản Phẩm


52

Bảng 4.14. Trung Bình Giá Sản Phẩm Gà của Các Công Ty Trong Quý II Năm 2007 53
Bảng 4.15. Phần Trăm Doanh Thu qua Các Kênh (Năm 2006)

55

Bảng 4.16. Bảng Nhận Xét Đánh Giá Các Cửa Hàng của Công Ty

56

Bảng 4.17. Bảng Hiện Tổng Chi Phí Chiêu Thị Và Tỷ Suất của DT/CP

58

Bảng 4.18. Chi Phí Quảng Cáo của Công Ty Trong Hai Năm 2005 – 2006

58

Bảng 4.19. Phương Tiện Khách Hàng Biết Đến Cửa Hàng

59

Bảng 4.20. Bảng Chi Phí Khuyến Mãi của Công Ty Trong Hai Năm 2005 - 2006

60

ix



Bảng 4.21. Khách Hàng Lựa Chọn Chương Trình Khuyến Mãi

60

Bảng 4.22. Chi Phí Sử Dụng Cho Bán Hàng Trực Tiếp qua Hai Năm 2005 – 2006

61

Bảng 4.23. Bảng Tính Giá Trị Các Chương Trình của Công Ty PAS Và Công Ty Khác 62
Bảng 4.24. Ưu Và Nhược Điểm Các Chiến Lược Chiêu Thị Cổ Động Của Công Ty

x

64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý của Công Ty

8

Hình 2.2. Quy Trình Giết Mổ Treo Gà

14

Hình 3.1. Sơ Đồ Bộ Phận Cấu Thành Marketing - Mix

19


Hình 3.2. Sơ Đồ Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyến Định Giá của Doanh Nghiệp 22
Hình 3.3. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Điển Hình Đối với Khách Hàng Tiêu Dùng

23

Hình 4.1. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng GDP qua Các Năm

37

Hình 4.2. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam qua Hai 2005 – 2006

38

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Tăng Dân Số So với Năm Trước

39

Hình 4.4. Biểu Đồ Sản Lượng Của Các Công Ty Về Sản Phẩm Gà Trên TP.HCM

43

Hình 4.5. Logo Sản Phẩm của Công Ty

45

Hình 4.6. Sơ Đồ Kênh Phân Phân của Công Ty

54

Hình 4.7. Biểu Đồ Doanh Thu Các Kênh Phân Phối của Công Ty (Năm 2006)


56

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng
Phụ lục 2. Danh Sách Các Cửa Hàng Của Công ty
Phụ lục 3. Các Bảng Kiểm Định

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế nước ta có nhiều sự biến đổi khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đồng nghĩa với việc hội nhập nền kinh tế thị trường Thế Giới trong đó cạnh tranh
sẽ gay gắt hơn về chất lượng và tiêu chuẩn Quốc Tế. Các doanh nghiệp, Công ty có nhiều
cơ hội để thể hiện mình, song cũng không ít thách thức phải đối mặt. Các doanh nghiệp
phải làm thế nào có thể xâm nhập vào thị trường trong nước và Quốc Tế để cạnh tranh với
các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Để cạnh tranh được đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một chiến lược phù hợp tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng mà trong đó
chiến lược marketing giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing là một hoạt động không
những không thể thiếu mà còn đóng vai trò then chốt để Công ty tồn tại và phát triển.
Ngày nay hoạt động marketing đã xâm nhập vào tất cả các mặt hàng trên thị trường ngành
chế biến sản phẩm gia cầm sạch cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực
này ngoài sự cạnh tranh trên thị trường còn đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong giai

đoạn dịch cúm gia cầm vẫn còn tái đi tái lại không dứt. Từ năm 2003 đến nay trên Thế
giới cũng như nước ta đã trải qua sáu, bảy đợt dịch cúm làm thiệt hại không ít cho ngành
và ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế. Theo các báo tính sơ bộ bình thường mỗi tháng,
người chăn nuôi cả nước xuất bán khoảng 40 triệu gia cầm, giả như trong mùa dịch này
tiêu thụ được 20 triệu con, còn 20 triệu con còn ứ đọng tương đương thiệt hại 450 tỉ đồng
không tính đến sản phẩm phụ như trứng… Ngành chăn nuôi gia cầm thiệt hại rất lớn.
Đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến 99% gia cầm sạch đang bị xã hội tẩy chay, do tâm
lý phòng xa của người tiêu dùng làm cho nhiều cơ sở chế biến lâm vào cảnh điêu đứng.
Đứng trước tình cảnh trên các doanh nghiệp, Công ty phải có chiến lược phù hợp đặc biệt


là hoạt động marketing để cho người tiêu dùng hiểu rõ và tin tưởng sản phẩm của Công ty
mình. Công ty TNHH Phú An Sinh cũng không ngoài mục tiêu trên, để biết Công ty đã
làm gì? chiến lược như thế nào? Để hiểu rõ chúng ta đi vào “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM PHÚ AN SINH”.
1.2. Mục tiêu chung
Thông qua quá trình nghiên cứu hoạt động marketing và tình hình tiêu thụ sản phẩm
gia cầm sạch tại Công ty để biết được thị trường mục tiêu của Công ty, các chiến lược
marketing đó có phù hợp không? Để đưa ra định hướng mục tiêu kinh doanh đúng đắn có
hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường chiếm ưu thế tiêu thụ sản
phẩm của Công ty.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tìm hiểu hoạt động marketing của Công ty cho từng đối tượng khách hàng mục
tiêu.
- Tìm hiểu sự đánh giá của khách hàng về chiến lược marketing của Công ty Phú
An Sinh so với các Công ty khác.
- Đánh giá hoạt động marketing của Công ty đã phù hợp với khách hàng chưa? (so
sánh Công ty và khách hàng).

- Đưa ra một số kiến nghị về hoạt động marketing để Công ty sử dụng một cách có
hiệu quả và phù hợp hơn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú
An Sinh.
Phạm vi thời gian: Từ 26/3 đến 26/7/2007
1.5. Cấu trúc của luận văn
Đề tài bao gồm 5 chương với nội dung các chương như sau:
- Chương 1: Đặt vấn đề

2


Nêu khái quát lý do chọn đề tài, phạm vi để nghiên cứu đề tài và mục tiêu cần đạt
được khi phân tích.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ về Công ty và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong
những năm gần đây, cụ thể là 2 năm 2005 – 2006
- Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu những khái niệm chung về marketing, những vấn đề có liên quan đến hoạt
động marketing và các chỉ tiêu cần tìm hiểu trong quá tình phân tích.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích chiến lược 4P, phân tích các yếu tố liên quan đến hoạt động marketing
của Công ty. Tìm hiểu sự đánh giá của khách hàng về hoạt động marketing của Công ty
Phú An Sinh và các Công ty khác. Sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn
thiện chiến lược hoạt động của Công ty.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
Qua quá trình phân tích nhận thấy những yếu tố nào cần khắc phục và những yếu
tố nào cần phát huy để nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời đưa ra một số kiến
nghị để Công ty tham khảo.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Thành lập năm 2003 với mô hình cụm giết mổ tập trung, quy trình thủ công nghiệp
Phú An Sinh là đơn vị đầu tiên có mô hình này thay thế cho tạp quán giết mổ tại chỗ, nhỏ
lẻ tại các chợ. Công ty TNHH Thương Mại Và Chế Biến Thực Phẩm Phú An Sinh được
thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4102015634, do sở kế hoạch đầu tư và phát triển TP. HCM cấp ngày 08/05/2003. với vốn
điều lệ ban đầu là 900.000.000 đồng (chín trăm triệu đồng). Cho đến ngày 07/06/2004,
Công ty đã đăng ký lần 2, với vốn điều lệ là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu
đồng). Sau đó đi vào hoạt động ổn định cho đến nay.
Tên Công ty: Công ty TNHH Thương Mại Và Chế Biến Thực Phẩm Phú An Sinh.
Tên giao dịch: Phu An Sinh trading and food processing company limited.
Tên viết tắt : Phu An Sinh co.., LTD.
Trụ sở chính : 154/1 Tô Ngọc Vân - P. Thạnh Xuân – Q.12 – TP. HCM.
Điện thoại : 08.7168602 – 08.7168603.
Fax : 7169873.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
Nội dung hoạt động sản xuất của Công ty là mua bán gà công nghiệp, thực phẩm
tươi sống, rau củ, quả, lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm (không chăn nuôi tại
TPHCM), giết mổ gia cầm, mua bán thực phẩm đồ uống (không kinh doanh dịch vụ ăn
uống). Theo quy định của nhà nước không cho giết mổ gia cầm trong khu vực TPHCM.



Do đó, Công ty quyết định chuyển điểm giết mổ ra xa khu vực nội thành ở khu vực Vũng
Tàu, Công ty tại TPHCM trở thành nơi giao dịch với các khách hàng.
2.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài
sản, vật tư, nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả cao trong kinh doanh từ khâu nuôi đến khi
thành sản phẩm bán ra thị trường, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với ngân sách nhà nước,
bảo toàn và phát triển vốn, chấp hành các chế độ và pháp lý của nhà nước, thực hiện đầy
đủ các hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới một cách hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm túc theo pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, khắc phục tình
trạng ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2.3. Tình hình lao động của Công ty
Trong một doanh nghiệp lao động đóng một vai trò quan trọng cho việc hoạt động
sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có một tình hình lao động khác nhau và để hiểu
thêm về vấn đề lao động ta đi vào tìm hiểu tình hình lao động của Phú An Sinh trực tiếp
như Bảng 2.1 sau:

5


Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công ty
ĐVT:Người
2005
Diễn giải
Theo giới tính
- Nam
- Nữ
Các phòng ban
- Ban giám đốc

- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán
- Xưởng chế biến
- Bộ phận giao, bán hàng
- Tổ bảo vệ

Số
lượng
76
48
28

TL
(%)
100
63,16
36,84

3
4
2
29
36
2

3,95
5,26
2,63
38,16
47,37

2,63

2006
Số
lượng
91
52
39

So sánh

TL (%)

±∆

TL (%)

100
57,14
42,86

15
4
11

19,74
8,33
39,29

3

3,30
0
0
6
6,59
2
50,00
3
3,30
1
50,00
34
37,36
5
17,24
43
47,25
7
19,44
2
2,20
0
0
Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh Công ty

Số lượng lao động qua hai năm 2005 – 2006 tăng 15 người (chiếm 19,74%) trong
đó chủ yếu tăng lực lượng Nữ. Số lao động của Công ty tăng, giảm ở các bộ phận cụ thể
qua hai năm như: Phòng kinh doanh: nhằm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm nên phòng kinh
doanh đã tăng cường thêm lực lượng tiếp thị trong năm 2006 là 2 người chiếm tỷ lệ 50%
so với năm 2005. Khi sản lượng được tiêu thụ nhiều để đảm bảo việc cung cấp sản lượng

kịp thời kéo theo các bộ phận như kế toán, xưởng chế biến, bộ phận giao, bán hàng cũng
tăng theo. Cụ thể, năm 2006 phòng kế toán tăng thêm 1 người chiếm 50% so với năm
2005, xưởng chế biến tăng 5 người chiếm 17,24% so với năm 2005 và bộ phận giao hàng,
bán hàng cũng tăng lên 7 người chiếm 19,44% so với năm 2005.
Tóm lại, trong năm 2006 tình hình lao động tăng nhanh, với mục đích tăng nhanh
về sản lượng tiêu thụ, người tiêu dùng biết nhiều hơn, Công ty đã mở thêm các cửa hàng
mới ở nhiều nơi khác nhau thuộc khu vực thành phố và những vùng ngoài tỉnh như Cần
Thơ, Bình Dương … Đồng thời còn có nhiều chương trình khác như ủng hộ đồng bào lũ
lụt, thiên tai. Năm 2005 nhân viên hoạt động về marketing do phòng kinh doanh kim
nhiệm luôn nhưng đến 2006 đã có một bộ phận phụ trách về lĩnh vực này.

6


Trình độ lao động của cán bộ, công nhân viên của Công ty được phân bổ trong
bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2. Phân Loại Trình Độ Lao Động của Công ty qua Hai Năm 2005 -2006
Năm
TT

Cấp bậc
1 Đại học, trên đại học
2 Cao đẳng, trung cấp
3 Lao động phổ thông
Tổng

2005
14
7
55

76

So sánh
TL
2006
±∆
(%)
20
6
42,857
8
1
14,286
63
8
14,545
91
15
71,688
Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh Công ty

Số lượng lao động của Công ty qua hai năm có sự thay đổi kéo theo phân loại về
trình độ cũng có sự thay đổi nhằm hoàn thiện hơn công tác hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Cụ thể, năm 2006 trình độ đại học của nhân viên Công ty tăng 6 người so
với năm 2005 chiếm 42,86% nguyên nhân do Công ty tăng thêm bộ phận quản lý và khâu
chế biến nên cần nhiều người có trình độ cao. Để có thể xây dựng một chổ đứng vững
chắc trên thị trường thì ta cần phải có nhiều chiến lược để thu hút được sự chú ý của
người tiêu dùng mà thể hiện cụ thể là doanh thu bán ra ngoài thị trường. Lao động cao
đẳng, trung cấp tăng 1 với tỷ lệ 14,23% so với năm 2005 vì việc bán hàng hay giao hàng
không đòi hỏi phải có trình độ cao mà cần nhân viên năng động có trách nhiệm. Mặc dù ta

biết nếu nhân viên có trình độ cao có thể tốt hơn nhưng với tình hình vốn kinh doanh và
lợi nhuận như thế Công ty quyết định tăng thêm lao động đại học và lao động phổ thông
để phù hợp với Công ty.
Lao động phổ thông tăng 8 người chiếm tỷ lệ 14,55% so với năm 2005. Cơ cấu
trình độ lao động như thế chưa gọi là đủ, Công ty ta cần tuyển thêm nhiều người hơn để
phục vụ tốt việc giao và bán ở các cửa hàng và các khu vực khác…

7


2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.4.1. Hệ thống tổ chức và điều hành Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý của Công Ty
Ban Giám
Đốc

Trại


Phòng Kế
Toán

Bộ phận Sản
Xuất

Phòng Kinh Doanh

Bộ Phận Marketing

Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh Công Ty

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Ban Giám Đốc: Có trách nhiệm và toàn quyền điều hành các công việc hàng ngày
của Công ty. Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc: Chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh và đại diện pháp nhân ký kết
các văn bản pháp lý.
Phó giám đốc: Phụ trách phòng hành chánh, tổ chức lao động, tiền lương kỹ thuật.
Cùng với giám đốc theo dõi kiểm trực tiếp quá trình sản xuất của phân xưởng.
- Phòng kế toán: Là bộ phận huyết mạch chịu trách nhiệm về mọi mặt về hoạch
toán kế toán và tài chính của Công ty. Quản lí việc sử dụng nguồn vốn các khoản đầu tư,
điều phối thu chi để bảo đảm vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập
kế hoạch tài chính, phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh,
báo cáo kế toán thống kê, quyết toán tài chính hàng năm cho các ban ngành theo đúng chế
độ quy định. Theo dõi, kiểm tra các khoản thu chi công nợ, các khoản nợ ngân sách, lưu
trữ, bảo quản và giữ bí mật về các tài liệu kế toán. Kiểm kê thường xuyên và định kỳ tài
sản vật tư xuất, nhập, tồn trong quá trình kinh doanh.

8


- Bộ phận sản xuất: Tiến hành kiểm tra số lượng gà đưa từ trại hay mua về, chuẩn
bị vào quy trình giết mổ. Kiểm tra lại khi đã hoàn thành, đóng gói và xuất ra khỏi xưởng
chế biến. Bộ phận sản xuất gồm: Quản đốc xưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá
trình sản xuất, trực tiếp trông coi công nhân tại xưởng. Tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo thực
hiện công việc theo kế hoạch sản xuất đề ra và được giám sát, kiểm tra bởi quản đốc
xưởng. Công nhân Trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lí, kiểm tra đơn đặt hàng và báo cáo số
lượng cụ thể để đưa cho bộ phận sản xuất, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên, tuyển
dụng công nhân, xây dựng hệ thống tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích sản xuất,
tăng năng xuất lao động. Phòng kinh doanh gồm cả bộ phận marketing có chức năng phát
triển sản phẩm và thị trường, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thâm nhập thị trường, phân

phối hàng hóa cho thị trường.
Bộ phận marketing gồm từng marketing Sales khác nhau chịu trách nhiệm ở một
khu vực khác nhau như là Sales các suất ăn, trường học, khu giải trí, HORECA (các nhà
hàng).
Trại gà : Có trách nhiệm nuôi và chăm sóc gà của Công ty. Trại gà gồm có một kế
toán trại và một quản lý trại, hiện nay có hai trại chính ở Suối Nhung và Sông Xoài có
khoảng 200000 con gà thả vườn là thương phẩm và 5000 con gà bố mẹ nhập từ Mỹ.
2.5. Tình hình tiền lương và thu nhập bình quân của nhân viên Công ty
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Phú An Sinh bao gồm các khoản chi phí liên
quan trực tiếp đến người lao động tại phân xưởng sản xuất như: Tiền lương chính, lương
làm thêm giờ, tiền cơm và các khoản phụ cấp khác. Công ty áp dụng hình thức trả lương
khoán cho các công nhân trực tiếp sản xuất. Lương khoán được Công ty xác định cho
từng công nhân viên theo từng trình độ cấp bậc ứng với công việc đang làm. Vậy tuỳ
nhân viên mà có tiền lương cho phù hợp và cách tính lương được thể hiện như bảng 2.3

9


Bảng 2.3. Lương Khoán Theo Từng Đối Tượng Lao Động
Chức vụ
Bộ phận quản lý:
Giám đốc
Phó giám đốc
Giám đốc kinh doanh
Kỹ sư
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Bộ phận bán hàng:
Giám đốc chi nhánh
Nhân viên bán hàng

Nhân viên giao nhận
Bộ Phận sản xuất:
Quản đốc
Tổ trưởng, thủ kho, tài xế
Công nhân

Lương khoán (đồng)
2.500.000
2.000.000
2.000.000
1.800.000
2.000.000
1.200.000
1.500.000
900.000
800.000
1.200.000
1.000.000
600.000

Bộ phận trại chăn nuôi:
Công nhân

800.000
Nguồn tin: Phòng Kế Toán Công ty
Lương khoán

Lương làm thêm giờ =

X Công làm thêm

Công tháng

Phụ cấp tăng ca = Lương làm thêm X 200%
Cơm = (Công tháng + Công làm thêm ) X 5000 đồng
Tiền lương tháng = Lương khoán +Lương làm thêm giờ + Phụ cấp tăng ca + Tiền
cơm + Phụ cấp khác.
Mỗi Công ty có một cách tính và một mức lương quy định khác nhau. Như ở bảng
2.3 cho ta biết Công ty sử dụng mức lương tương đối thấp so với thị trường. Do Công ty
vẫn còn là một Công ty có quy mô nhỏ, mới phát triển từ những năm 2005 cho đến nay.
Mức lương của các nhân viên được tính theo giờ làm cộng thêm các khoản trợ cấp. Công
ty đã thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn bán hàng như các dịp lễ khách hàng nên có thể
khuyến khích nhân viên bán hàng nhiệt tình hơn hay thuê thêm nhân viên mới trả lương
10


theo thời gian… Với mục đích phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng những lúc cần thiết,
nhất là dịp lễ tết …
2.6 Tình hình tài sản – Nguồn vốn
2.6.1 Tình hình biến động tài sản
Bảng 2.4 cho thấy tình hình biến động về tài sản của Công ty qua hai năm hoạt
động kinh doanh 205 – 2006.
Bảng 2.4. So Sánh Biến Động Tài Sản Năm 2005 - 2006
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
A. TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gởi ngân hàng
II. Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng

2. Trả trước cho người bán
III. Hàng tồn kho
1. Công cụ, dụng cụ trong kho
2. Chi phí SX, KD dở dang
3. Thành phẩm tồn kho
4. Hàng hóa tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
B. TSCĐ và ĐT dài hạn
I. TSCĐ
1. TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
II.Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
Tổng

Năm 2005

3.188.244
58.363
411.818
411.818
759.641
242.267

10.900.333
3.484.045
615.907

2.868.138
2.205.153
1.885.643
319.510
5.161.603
12.652
700.924
1.890.829
2.557.198
49.532
49.532
1.969.767
1.709.125

So sánh
Số tiền
5.936.432
3.190.817
327.498
2.863.319
1.192.906
898.396
294.510
1.914.995
12.652
700.924
-1.297.415
2.498.835
-362.286
-362.286

1.210.126
1.466.858

TL (%)
54,461
91,584
53,173
99,832
54,096
47,644
92,176
37,101
100
100
-68,62
97,718
-731,42
-731,42
61,43
85,83

74.828
167.439

1.310.827
398.298

1.235.999
230.859


94,29
57,96

4.963.901
293.228
288.409
4.819
1.012.247
987.247
25.000
3.246.607
0

517.374
517.374
5.723.542

11

Năm 2006

260.642
-256.732
-98,50
260.642
-256.732
-98,50
12.870.100 7.146.558
55,53
Nguồn tin: Phòng Kế Toán Công Ty



Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2006 tăng 7.146.558
nghìn đồng, chiếm 55,53% so với năm 2005 trong đó:
TSLĐ và ĐTNH tăng 5.936.432 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 54,46% so với năm
trước do năm 2006 tiền mặt, tiền gởi và các khoản khác đều tăng mạnh đặc biệt là khoản
tiền tăng mạnh và chiếm tỷ lệ 91,58%.
TSCĐ và ĐTDH năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 cụ thể tăng 1.210.126
nghìn đồng với tỷ lệ 61,43% nguyên nhân do TSCĐ hữu hình do Công ty tập trung mua
công cụ dụng cụ, xe để tập trung sản xuất có hiệu quả hơn.
2.6.2. Tình hình biến động nguồn vốn
Qua hai năm hoạt động sản xuất kinh doanh tình hình nguồn vốn của Công ty có
những biến đổi cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 2.5. Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn Năm 2005 - 2006
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
4. Phải trả công nhân viên
5. Các khoản phải trả, phải nộp
khác
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Quỹ đầu tư và phát triển

3. Quỹ dự phòng tài chính
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Tổng

So sánh
Số tiền
TL (%)

Năm 2005

Năm 2006

4.865.602
1.070.000
651.073

10.438.146
1.400.000
2.290.403

5.572.544
330.000
1.639.330

53,386
23,571
71,574

31.781


118.556
226.093

86.775
226.093

73,194
100

3.112.748

6.403.095

3.290.347

51,387

1.509.455
1.500.000
6.304
3.152
3.152
3.152
6.378.209

12

3.009.455 1.500.000
49,843

3.000.000 1.500.000
50
6.304
3.152
2.952
-200
-6,776
2.952
-200
-6,776
13.450.553 7.072.344
52,58
Nguồn: Phòng kế toán Công Ty


Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2006 tăng so với
năm 2005. Đây là vấn đề mà Công ty cần quan tâm đến để sử dụng nguồn vốn cho phù
hợp để thu được những kết quả tốt nhất, vấn đề tiêu thụ sản phẩm phải đạt ở mức cao hơn
để mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 7.072.344 nghìn đồng chiếm 52,58% so với năm
2005, nguyên nhân do nợ phải trả tăng và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng tăng ít
hơn nợ phải trả.
Nợ phải trả của Công ty phụ thuộc vào nợ ngắn hạn. Nợ phải trả năm 2006 tăng do
thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác tăng rất cao tới 73,19% ( tăng 86.775 nghìn
đồng ), đây là điều Công ty cần quan tâm. Bên cạnh đó, phải trả cho người bán tăng đáng
kể là 1.639.330 nghìn đồng chiếm 71,57% , phải trả cho công nhân viên, vay ngắn hạn
cũng tăng hơn so với năm 2005 tăng 226.093 nghìn đồng và 330.000 nghìn đồng (chiếm
100%, 23,57%). Vậy nợ phải trả của Công ty tăng nhanh cần có những biện pháp phù hợp
hơn, nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình
hoạt động sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng hơn so với năm 2005 những tăng ít hơn nợ phải
trả cụ thể tăng 1.499.800 nghìn đồng chiếm 49,79%. Nguồn vốn phụ thuộc vào vốn chủ
sở hữu, kinh phí và các quỹ khác trong đó vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi so với năm 2005
cụ thể tăng 1.500.000 nghìn đồng chiếm 50%, còn quỹ khen thưởng, phúc lợi giảm 200
nghìn đồng. Nhìn chung, tình hình vốn và tài sản của Công ty như vậy có xu hướng tốt
nhưng chưa đủ, Công ty cần đầu tư nguồn vốn để thay đổi công nghệ, đào tạo thêm tay
nghề đồng thời mở rộng hơn quy mô sản xuất để chủ động hơn về nguồn đầu vào để đáp
ứng tốt hơn sản phẩm đầu ra phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
2.7. Quy trình hoạt động sản xuất của Công ty
2.7.1. Quy trình sản xuất
Cuối năm 2003 đầu năm 2004 khi dịch cúm gia cầm bùng phát lần đầu tiên tại Việt
Nam, Phú An Sinh đã biết trước được sự thay đổi lớn của thị trường cũng như tập quán
người tiêu dùng của người dân nên đã đầu tư một dây chuyền giết mổ treo bán tự động có
công suất 500 con/giờ. Phương pháp diệt khuẩn bằng ozone.
13


×