Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI LÝ NÔNG DƯỢC ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.52 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI LÝ NÔNG DƯỢC ĐẾN
VIỆC SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC TRONG SẢN XUẤT LÚA
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA ĐẠI LÝ NÔNG DƯỢC ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC
TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG” do Nguyễn Thị
Thanh Trà, sinh viên khóa 29, ngành kinh tế, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày .

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

______________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________

______________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho tôi gởi lời biết ơn đến ba, mẹ và những người thân trong gia đình
đã nuôi nấn dạy dỗ tôi nên người và hết lòng ủng hộ những quyết định của tôi để tôi có
cơ hội được sống và học tập trong ngôi trường này - Trường ĐH Nông Lâm.
Chân thành biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường và toàn thể các thầy cô giáo
khoa kinh tế đã dạy dỗ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua, thầy cô không những đã dạy

cho tôi kiến thức mà còn dạy cho tôi nhiều bài học quí giá về cuộc sống. Đặt biệt là
thầy Đặng Minh Phương - thầy chủ nhiệm lớp và thầy Thái Anh Hòa đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng biết ơn sâu sắc và chân thành đến gia đình anh Hoàng huyện Long Phú và
gia đình bác 8 Quang huyện Ngã năm tỉnh Sóc Trăng đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời
gian đi điều tra làm đề tài, chú Hồ Quang Cua – Phó giám đốc sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, chú Hiền, chú Sinh, chú Thành thuộc công ty nông
dược Sinh Thành đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tôi trong việc điều tra.
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi
những lúc khó khăn trong cuộc sống và trong quá trình học tập.
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Trà


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ. Tháng 07 năm 2007. “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng
của Đại Lý Nông Dược Đến Việc Sử Dụng Nông Dược Trong Sản Xuất Lúa Tại
Địa Bàn Tỉnh Sóc Trăng”.
NGUYEN THI THANH TRA. July 2007. “Impacts of Pesticide Agents on
Pesticide Use for Produce Rice in Soc Trang Province”.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những cái nhìn tổng quát về những mặt tác động
của các đại lý nông dược đến tình hình sử dụng nông dược trong sản xuất lúa tại địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện tình hình bất cập
trong buôn bán, kinh doanh nông dược của các đại lý hiện nay: kinh doanh thuốc cấm,
thuốc giả, thuốc quá hạn…, mặc khác nhằm hạn chế tình hình lạm dụng nông dược
trong sản xuất lúa của nông dân, nhằm cải thiện môi trường sống đang ngày càng bị ô
nhiễm trầm trọng với mức độ sử dụng nông dược như hiện nay của nông dân.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3


1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

7

2.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng

8

2.2.1. Tình hình dân số-lao động

8

2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai


9

2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp10
2.3.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

10

2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh

12

2.4. Tình hình dịch hại

13

2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV năm 2006

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

17
17

3.1.1. Tổng quan về đại lý

17


3.2. Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1. Cách chọn địa bàn nghiên cứu
v

31


3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

31

3.2.3. Phương pháp phân tích

32

3.2.4. Phương pháp xử lí số liệu

32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1. Thực trạng buôn bán và sử dụng nông dược của các hộ và đại
lý điều tra

33


4.1.1. Thực trạng buôn bán của các đại lý nông dược trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng

33

4.1.2. Thực trạng sử dụng nông dược của các hộ điều tra

35

4.2. Các ảnh hưởng của đại lý đến việc sử dụng nông dược của nông dân

39

4.2.1. Ảnh hưởng về vốn

39

4.2.2. Ảnh hưởng đến cách thức sử dụng nông dược của nông dân

43

4.3. So sánh mức độ ảnh hưởng giữa đại lý và khuyến nông đối với
nông dân

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55


5.1. Kết Luận

55

5.2. Đề Nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNNN


Công nghiệp ngắn ngày

CKNN

Cùng kì năm ngoái

VL-LXL-LC

Vàng lùn- lùn xoắn lá- lúa cỏ

BV&KDTV

Bảo vệ và kinh doanh thực vật

ĐT&TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

KNV

Khuyến nông viên

KHKT

Khoa học kĩ thuật

NTTS

Nuôi Trồng Thủy sản


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất Đai

9

Bảng 2.2: Kết Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

10

Bảng 2.3: Tình Hình Sản Xuất Lúa Của Tỉnh

12

Bảng 2.4: Diễn Biến Tình Hình Dịch Hại Qua Các Năm Của Tỉnh (diện tích bị nặng
ha)

13

Bảng 2.5: Diện Tích Dịch Hại Năm 2006 So Với 2005
Bảng 3.1: Công Tác Thanh Tra Các Tỉnh Thành Phía Nam

14
29

Bảng 4.7: Công Tác Huấn Luyện, Tuyên Truyền Pháp Luật và Hướng Dẫn Sử Dụng
Thuốc BVTV An Toàn- Hiệu Quả Cho Đại Lý của Tỉnh 2001-2006


34

Bảng 4.8: Công Tác Thanh Tra Đại Lý của Chuyên Ngành BV&KDTV Từ Năm 2001
Đến 2006 của Tỉnh

35

Bảng 4.1: Đặc Điểm Dân Tộc và Trình Độ Văn Hóa

36

Bảng 4.2: Tình Hình Sử Dụng Nông Dược Của Các Hộ Điều Tra

38

Bảng 4.3: Phương Thức Thanh Toán Của Các Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.4: Cách Thức Mua Nông Dược của Nông Dân

40

Bảng 4.5: Mức Gia Tăng Giá Nông Dược

41

Bảng 4.6: Thời Gian Thanh Toán Cho Đại Lý Cấp 1


42

Bảng 4.7: Đặc Điểm Về Trình Độ và Chuyên Môn Của Các Đại Lý

43

Bảng 4.8: Công Tác Tham Gia Tập Huấn Về BVTV Của Đại Lý

44

Bảng 4.9: Các Hình Thức Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Của Đại Lý

45

Bảng 4.10: Mức Độ Quan Trọng của Các Thông Tin Hướng Dẫn Đối Với
Nông Dân

46

Bảng 4.11: Số Lần Phun Thuốc BVTV Bình Quân của Một Hộ Trong Một Vụ

47

Bảng 4.12: Chi Phí Thiệt Hại Khi Mua Nông Dược Từ Đại Lý Của Nông Dân

49

Bảng 4.13: Những Vấn Đề Còn Nghi Ngại Trong Hướng Dẫn Sử Dụng
Thuốc BVTV


50

viii


Bảng 4.14: Số Lần Tham Gia Khuyến Nông Của Các Hộ Điều Tra

52

Bảng 4.15: Mức Độ Tác Động Giữa Đại Lý và Khuyến Nông Đối Với
Nông Dân Trong Việc Sử Dụng Nông Dược
Bảng 4.16: Các Đại Lý Nhận Định về Hoạt Động Khuyến Nông Ở Địa Phương

ix

52
53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Diện Tích Các Nhóm Đất Tỉnh Sóc Trăng

7

Hình 2.2: Cơ Cấu Dân Tộc Của Tỉnh

8

Hình 3.1: Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Của Đại Lý


17

Hình 3.2: Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Của Đại Lý Nông Dược

22

Hình 3.1: Tình Hình Cất Giữ Thuốc BVTV Sau Khi Sử Dụng

28

Hình 4.1: Hiệu Quả Sử Dụng Nông Dược Của Các Hộ Điều Tra

38

Hình 4.2: Các Hình Thức Bán Hàng Của Đại Lý

41

Hình 4.3: Cách Thức Bán Hàng Của Đại Lý

45

Hình 4.4: Tỉ Lệ Số Lần Phun Thuốc của Các Hộ Điều Tra

48

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các đại lý điều tra
Phụ lục 2. Danh sách các nông hộ điều tra
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra đại lý
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển với nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực
nông nghiệp và đặc biệt hơn hết là sản xuất lúa gạo (là nước đứng thứ hai về xuất khẩu
gạo). Thế nhưng để đạt được điều đó thật không dễ dàng, hàng năm ruộng lúa bà con
phải đối mặt với nhiều loại bệnh và sâu hại (ốc bưu vàng, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn
và lùn xoắn lá,…) để có thành tựu đó luôn đòi hỏi sự đóng góp đáng kể và không thể
thiếu của nông dược (bao gồm các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật,…). Tuy nhiên giá phân, giá thuốc ngày càng tăng chất lượng ngày càng không
đảm bảo cũng là nỗi lo và trăn trở của nhiều nhà nông hiện nay.
Tỉnh Sóc Trăng là một trong những địa phương của đồng bằng sông Cửu Long,
vùng cung cấp 50% sản lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và
đa dạng như hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến và đặc biệt là lúa, gạo. Tuy
nhiên đây cũng là nơi có trà lúa đông xuân sớm 2006 - 2007 nhiễm rầy nâu cao nhất
toàn vùng. Tính đến nay Sóc Trăng có hơn 30 nghìn ha lúa bị nhiễm rầy nâu và hơn 10
nghìn ha bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Nhiều diện tích đã bị thiệt hại nặng do
rầy nâu gây hại trực tiếp và gián tiếp từ việc lây truyền virus bệnh vàng lùn và lùn
xoắn lá. Việc triển khai đưa thuốc về các địa phương để phun trừ rầy của tỉnh tuy được
tiến hành sớm hơn so với các tỉnh trong khu vực, nhưng nhìn chung nguồn thuốc cung

ứng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngoài ra, một số khó khăn khác là do nông dân
chưa hiểu hết cách sử dụng thuốc, dẫn đến phun xịt nhiều loại thuốc, phun chưa đúng
cách, hiệu quả chưa cao. (www.vovnews.vn)


Việc sử dụng các loại nông dược đặc biệt là thuốc trừ sâu bừa bãi đã làm ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sức khỏe của con người
trong thời gian dài…Thuốc thực vật sinh học được xem là có hiệu quả và không làm
nguy hại đến môi trường thế nhưng hiện nay nó vẫn còn khá xa lạ với bà con nông
dân, người dân vẫn có thói quen sử dụng thuốc hóa học.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức và sử dụng
thuốc trực tiếp nhất là các đại lý bán nông dược của địa phương. Khi ruộng nông dân
cần bón phân hay bị sâu bệnh thì chính các đại lý là người bỏ vốn đầu tư phân, thuốc
cho nông dân. Chính đại lý cũng là người tư vấn về loại, liều, lượng, cách sử dụng…
phân thuốc cho nông dân thế nên nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Vậy mức độ
ảnh hưởng của đại lý được thể hiện như thế nào và biện pháp nào để cải thiện tình hình
sử dụng nông dược của nông dân trong phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả nhất thông
qua đại lý. Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của
Đại Lý Nông Dược Đến Việc Sử Dụng Nông Dược Trong Sản Xuất Lúa Tại Địa Bàn
Tỉnh Sóc Trăng” để làm rõ những vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các đại lý
bán nông dược đến quyết định sử dụng nông dược của nông dân trong việc trồng lúa.
Mục tiêu cụ thể:
- Phản ánh tình hình sử dụng nông dược trong việc phòng trừ sâu bệnh tại địa
bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của đại lý đến quyết định sử dụng nông dược
(loại, liều, lượng…) của nông dân.
- So sánh giữa khuyến nông và đại lý ai là nhân tố tác động nhiều đến nông dân
trong việc sử dụng nông dược.

- Đưa ra chính sách giúp đại lý và người nông dân nhận thức đúng trong bán và
sử dụng nông dược có hiệu quả.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự tác động đại lý nông dược đến quyết định của
nông dân trong việc sử dụng nông dược.Cụ thể là các tác động về vốn, về tâm lý trong
việc sử dụng nông dược.
Không gian: điều tra nông dân trồng lúa và đại lý bán nông dược tại 3 huyện
Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Long Phú của tỉnh Sóc Trăng
Số liệu thu thập trong vụ đông xuân 2006 – 2007
Thời gian nghiên cứu:
- Ngày 26/03 đến 10/04: Liên hệ với địa phương tiến hành điều tra thu thập số
liệu thứ cấp.
- Ngày 11/04 đến 11/05: điều tra thu thập số liệu sơ cấp tại các đại lý và nông
hộ
- Ngày12/05 đến 30/05: tổng hợp và xử lý số liệu điều tra
- Ngày 1/6 đến 01/07: viết và chỉnh sửa luận văn.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài được phân làm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích, nội dung và
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình
kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng, tình hình dich hại và tình hình sử dụng nông dược
của tỉnh trong những năm qua.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày tổng quan về đại lý
nói chung và tổng quan về đại lý nông dược trên thị trường Việt Nam nói riêng, và

những vấn đề bất cập trong buôn bán và sử dụng nông dược của cả nước.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Xác định những ảnh hưởng, tác
động của đại lý nông dược đến tình hình sử dụng nông dược của nông dân của các hộ
điều tra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược các kết quả nghiên cứu về các mặt
ảnh hưởng của các đại lý nông dược đến nông dân trồng lúa và đưa ra một số giải pháp
thiết thực.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía nam đồng bằng Sông Cửu Long, phía Bắc và Tây
Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh
Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Ngày 31/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 127/2003/NĐ - CP về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Như vậy với tổng diện tích tự nhiên là 331.004 ha, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 9 đơn
vị hành chính, gồm 1 Thành Phố (được công nhận vào đầu năm 2007) và 8 huyện bao
gồm : Kế Sách, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung
và Ngã Năm. Nằm ở vị trí ven biển và cửa sông Hậu, với nhiều tuyến giao thông thủy
bộ quốc gia đi qua và nguồn tài nguyên đa dạng, tạo cho Sóc Trăng có lợi thế về mở
rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực cũng như với bên ngoài và tạo lợi thế phát
triển kinh tế ở cả 3 khu vực (nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), có vị trí
quan trọng về an ninh quốc phòng.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với sự chi phối về vị trí địa lý

và địa hình, khí hậu ở Sóc Trăng có những đặc trưng sau:
Năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình: 135-154 Kcal/cm2năm), nắng nhiều (trung bình: 6,5 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình
26-27oC), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng,
vật nuôi và kiến tạo nhiều tầng sinh thái cho vườn cây lâu năm.


Lượng mưa lớn, nhưng do tập trung theo mùa và thường không ổn định trong
thời kì đầu và cuối của mùa mưa nên để phát huy hết ưu thế về nhiệt độ và chiếu sáng
vào thâm canh tăng năng suất và tăng vụ, cần phải chủ động tưới nước trong mùa khô,
đầu mùa mưa và tiêu úng trong mùa mưa.Ít có những biểu hiện cực đoan về thời tiết,
đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định.
b. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho Tỉnh, lưu lượng trung bình
tại trạm Cần Thơ vào mùa mưa: 7.000 – 8.000 m3/saûn xuaát, mùa khô: 2.000 – 3.000
m3/saûn xuaát, lưu lượng kiệt: 700 – 1.000 m3/s.
Nước sông Hậu được đưa về địa phận tỉnh Sóc Trăng qua các tuyến kênh chính
như: Cái Côn, Rạch Vọp, Cái Tràm, Số Một,…, với lưu lượng vào khoảng 55-60 m3/s.
Chất lượng nước sông Hậu nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung bình trong thời
kì từ tháng 8 đến tháng 10 trong khoảng 0,27-0,3 kg/m3, là nguồn bổ sung quý giá cho
độ phì nhiêu đất đai của tỉnh.
Theo cân bằng nước ĐBSCL thì có thể đưa nước ngọt xuống các huyện ven
biển của Tỉnh, nhưng do bị phân cách bởi sông Mỹ Thanh và một số kênh rạch lớn,
nên việc đưa nước ngọt về các huyện này tương đối khó khân và tốn kém. Vì vậy,
trong qui hoạch thủy lợi toàn ĐBSCL chỉ có vùng ven quốc lộ 1 và quốc lộ 60 trở lên
phía Bắc là có khả năng ngọt hóa quanh năm, phần cồn lại là khaw năng tiếp nước
ngọt bị hạn chế, đặt biệt là vào các tháng 3,4,5. Đây là một trong những vấn đề khó
khăn cho việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong Tỉnh.
- Tài nguyên nước ngầm
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn tỉnh Sóc Trăng” do phân viện khảo sát và qui hoạch thủy lợi nam bộ thực hiện:
Nước ngầm trong phạm vi toàn tỉnh Sóc Trăng khá phong phú. Theo đánh giá (năm
1999) của Trung tâm điều tra đánh giá tài nguyên nước thì với mức độ chỉ khai thác
nước dưới đất phục vụ nhu sinh hoạt và ăn uống thì trong vòng 100 năm tới với mức
khai thác 60.316 m3/ngày thì mực nước ngầm hạ thấp vẫn nằm trong giới hạn cho
phép.
c. Chế độ thủy văn
5


Chế độ thủy văn của các sông ngòi và kênh rạch ở Sóc Trăng bị chi phối bởi 3
yếu tố chính là: thủy triều biển Đông, mưa nội vùng, dòng chảy sông Hậu và sông Mỹ
Thanh, được phân hóa khá rõ theo mùa.
- Thủy triều biển Đông
Thủy triều biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính:
đỉnh triều cao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều. Biên độ triều
tại Đại Ngãi: tháng 10 là 1,89m; tháng 11 là 1,84m; tăng dần lên 1,98m vào tháng
12,07m vào tháng 2; 2,18m vào tháng 3;chân triều thấp nhất vào tháng 6 (-103 cm) cao
nhất vào tháng 11 (-24 cm). Hầu hết dòng chảy trên các kênh rạch trong tỉnh là dòng
chảy 2 chiều trong phần lớn thời gian trong năm, tạo thuận lợi cho tiêu tự chảy trên
hầu hết diện tích và tưới tự chảy ở khu vực phía Đông - Bắc của tỉnh (thuộc dự án Kế
Sách). Nhưng cũng do tác động của triều biển Đông, mà vào mùa khô các kênh rạch
nằm ở hạ lưu các cống ngăn mặn đều bị xâm nhập mặn.
- Chế độ thủy văn sông Hậu và sông Mỹ Thanh
Sông Hậu rộng từ 1.000-1.500m, riêng đoạn chảy qua Tỉnh dài khoảng 60 km,
độ sâu (đoạn nhánh chảy qua của Trần Đề) khoảng 8-10m.Từ tháng 7 đến tháng 12
dòng chảy sông Hậu chịu tác động mạnh mẽ của chế độ dòng chảy thượng nguồn. Từ
cuối tháng 11, đầu tháng 12 đến tháng 5, lưu lượng thượng nguồn giảm, thủy triều biển
Đông tác động mạnh mẽ toàn bộ hệ thống kênh rạch của Tỉnh. Mực nước đỉnh triều
xuống thấp nhất vào tháng 4, trung bình khoảng 100cm; mực nước chân triều xuống

thấp nhất vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và ở trong khoảng cao trình -80cm so với mực
nước biển.
Sông Mỹ Thanh nằm trọn trong địa phận tỉnh Sóc Trăng; tuy ngắn nhưng khá
rộng chiều rộng trung bình khoảng 200m, đoạn cửa sông khoảng 240-300m, chiều sâu
trung bình từ 11,5-14m. Chế đọ thủy văn sông Mỹ Thanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chế độ thủy triều biển Đông, nước sông Hậu đổ về và chế độ mưa nội vùng sông chỉ có
nước ngọt vào mùa mưa, bị xâm nhập mặn trong suốt mùa khô, có chức năng như là
trục tiêu cho canh tác vào mùa mưa.

- Chế độ mưa nội vùng
6


Chế độ mưa có tác động rất lớn đến dòng chảy của kênh rạch nội vùng, nhưng
ảnh hưởng không lớn đến dòng chảy của sông chính. Các trận mưa đầu mùa có tác
dụng tốt cho việc tiêu độc trong đồng ruộng và cũng có nghĩa là gây ô nhiễm cho
mạng lưới kênh rạch; mưa lớn và tập trung trong thời kỳ giữa và cuối mùa mưa, cùng
với mực nước trên sông Hậu dâng cao gây ngập úng cho khu vực thấp trũng.
Nét nổi bậc trong đặc điểm thủy văn ở Sóc Trăng là ít bị ngập lũ, mức ngập úng
cũng không sâu, ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, là những thuận lợi rất cơ bản cho
tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa, xây dựng kết
cấu hạ tầng và các điểm dân cư nông thôn.
2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng
Theo bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 Tỉnh Sóc Trăng do sở địa chính kết hợp với viện
quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, toàn tỉnh có 6 nhóm đất. Bao gồm nhóm
đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất gley, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất
tác nhân. Trong đó chủ yếu là đất mặn chiếm 50,26%, đất phù sa chỉ chiếm 1,99%.
(Được thể hiện qua hình 2.1)
Hình 2.1: Diện Tích Các Nhóm Đất Tỉnh Sóc Trăng


Nguồn tin: sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, với tác động của các yếu tố địa hình, khí hậuthủy văn và hoạt động saûn xuaát của con người đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát
sinh phát triển của các loại đất, nhìn chung đất đai trong tỉnh có một số điểm nổi bật
như sau: ngoại trừ nhóm đất cát, các nhóm đất ở Sóc Trăng đều có thành phần cơ giới
7


nặng (hàm lượng sét trên 40%), thoát nước kém, thường có tần gley mạnh ở độ sâu
khác nhau; độ phì khá cao. Vì vậy đất ảnh hưởng rất lớn đến nền saûn xuaát nông nghiệp
của tỉnh.
2.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Tình hình dân số-lao động
a. Dân số
Dân số toàn tỉnh là 1.257.397 người theo thống kê năm 2004, trong đó thành thị
chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình của
tỉnh là 386 ngưởi/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (401
người/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các
giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi
theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương
lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều
dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khơmer chiếm 28,85%, người Hoa
chiếm 5,83%. Nét nổi bật trong đặt điểm dân số ở Sóc Trăng là tỉ lệ đồng bào Khơmer
và tỉ lệ người Hoa đáng kể, trong đó mặt bằng dân trí, trình độ thâm canh và ý thức
phát triển kinh tế của một bộ phận đáng kể trong cộng đồng người Khơmer còn chưa
cao. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn
hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. (Được thể hiện qua hình 2.2)
Hình 2.2: Cơ Cấu Dân Tộc Của Tỉnh

Nguồn tin: sở NN & PTNT
8



Mặc khác dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ven các tuyến đường
trục, kênh - rạch lớn và trên các giồng cát. Ngoại trừ thị xã Sóc Trăng, huyện có mật
độ cao nhất là Kế Sách (480 người/km2), gấp 1,54 lần mật độ dân số của huyện thấp
nhất là huyện Vĩnh Châu và Thạnh Trị 312 người/km2.
b. Lao động
Lực lượng lao động chiếm 48,18% dân số (724.287 người), nằm trong mức
trung bình ở ĐBSCL. Trong đó 80,3% lao động tham gia các thành phần kinh tế, lao
động nông nghiệp chiếm 75,53% (157.436 hộ). Đồng thời bình quân mỗi lao động có
0,77ha đất nông nghiệp; 0,027ha đất lâm nghiệp, cao gấp 1,5 lần so với bình quân toàn
ĐBSCL và hơn 2 lần so với bình quân toàn quốc , trong điều kiện tiềm năng nâng cao
hiệu quả sử dụng đất của tỉnh còn rất lớn, thì có thể coi đây là một trong những lợi thế
nổi bậc về phát triển nông nghiệp của tỉnh so với các tỉnh khác ở ĐBSCL cũng như
phạm vi toàn quốc.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất Đai
Khoản mục
1. Đất nông nghiệp
a. Đất sản xuất nông nghiệp
 Đất cây hằng năm
- Đất lúa – màu – NTTS
- Đất cây hàng năm khác
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
 Đất cây lâu năm
b. Đất lâm nghiệp có rừng
c. Đất chuyên nuôi trồng thủy sản
d. Đất làm muối
e. Đất nông nghiệp khác
2. Đất phi nông nghiệp

3. Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích

Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
278.079
84,01
220.216
79,19
179.35
81,44
160.895
89,71
18.454
10,29
2
0,001
40.866
18,56
12.228
4,4
45.054
16,2
483
0,17
97
0,03
50.101
15,14
2.824

0,85
331.004
100.00
Nguồn: sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng

Với tổng diện tích 331.004ha (tăng 4.011ha so với năm 2000) tỉnh có
278.097ha là đất nông nghiệp chiếm 84%. Đất nông nghiệp chủ yếu nhất là đất trồng
cây hàng năm (chiếm 81,44%) và một phần nhỏ là đất cây lâu năm (chiếm 18%). Đất
phi nông nghiệp chiếm 15% và diện tích đất chưa sử dụng còn lại chiếm 0,8%. Đặc
biệt trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa, lúa kết hợp
9


(lúa-màu-NTTS) chiếm tỉ lệ chủ yếu (chiếm 89,71%) và chiếm 48,6% trong tổng diện
tích đất tự nhiên của cả Tỉnh Sóc Trăng. Như vậy có thể nói ngành nghề chính của
người dân tỉnh Sóc Trăng là làm ruộng trồng lúa và vì vậy kéo theo các đại lý bán lẻ
phân bón, thuốc BVTV “mọc lên” ngày càng nhiều.
2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL với diện tích đất nông nghiệp chiếm 84%
trong tổng diện tích đất tự nhiên có lượng phù sa màu mỡ, Tỉnh Sóc Trăng có những
đặc điểm rất thuận lợi cho tình hình sản xuất nông nghiệp.
2.3.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Sóc Trăng là tỉnh có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, gần 80% dân
số sống bằng nghề nông. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2005 là 6.53%,
với cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp:

Trồng trọt: 87,54%
Chăn nuôi: 8,71%
Dịch vụ: 3,75%


Bảng 2.2: Kết Quả Sản Xuất Nông Nghiệp
Khoản mục
I. Trồng trọt
1. Cây lúa
Diện tích
Sản lượng
Diện tích lúa thơm
2. Màu và cây CNNN
3. Cây ăn trái
II. Chăn nuôi
Đàn bò
Đàn heo
Đàn trâu
Đàn dê
Đàn gia cầm
III. Lâm Nghiệp
IV. Diêm nghiệp

ĐVT

ha
triệu tấn
ha
ha
ha

Tình hình sản xuất qua các
năm
2000
2005

2006
370.385
1.617
33.173
13.823

321.622
1.634
5.913
44.688
22.359

324.447
1.602
9
49
22.112

con
3.255
17.62
20.135
con
224.724
276.15
278
con
3.113
1.48
1.32

con
1.711
1.97
nghìn con
2.812
2.132
2.1
9.287
12.228
12.298
ha
483
483
ha
Nguồn tin: sở NN& PTNT tỉnh Sóc Trăng

Trồng trọt
Về cây lúa: sau 5 năm diện tích gieo trồng lúa giảm dần từ 370.385ha (năm
2000) xuống 321.622ha (năm 2005), giảm gần 50.000ha chủ yếu là giảm diện tích kém
10


hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng tràm,
trồng tràm, cây công nghiệp nhắn ngày … có giá trị kinh tế cao hơn. Năng suất lúa
tăng ổn định và nhanh, năm 2000 NSBQ là 43.68 tạ/ha đến năm 2005 là 50.81tạ/ha,
tăng 7.14tạ/ha. Sóc Trăng là 1 trong 5 tỉnh ĐBSCL có sản lượng lúa cao nhất vùng và
cả nước, đặt biệt từ năm 2002 nông nghiệp Sóc Trăng rất quan tâm đến mở rộng diện
tích lúa đặc sản để nâng cao chất lượng lúa gạo, đến năm 2005 toàn tỉnh sản xuất được
23.293ha lúa đặc sản các loại tăng trên 17.000 so với năm 2000.
Rau màu và cây CNNN: diện tích tăng liên tục với tốc độ trung bình là 4.36%

năm 2005 tăng 11.515ha so với năm 2000.
Cây ăn trái: là một thế mạnh trên vùng ngọt Sóc Trăng do ít chịu ảnh hưởng
ngập lũ, diện tích ngày càng được mở rông từ 13.823ha (năm 2000) đến 22.359ha
(năm 2005).
Chăn nuôi
Là một tỉnh ĐBSCL nên ngành chăn nuôi Sóc Trăng chỉ tập trung vào một số
vật nuôi chính có ưu thế như bò, heo, gia cầm. Do gần đây chịu ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng nên số lượng có giảm đáng kể.
Ngành lâm nghiệp
Đến năm 2005 toàn tỉnh có 12.228ha rừng tập trung, tăng 2.941ha so với năm
2000. Từ năm 2006 trở đi diện tích rừng tràm sản xuất có xu hướng giảm do giá cừ
tràm giảm.
Ngành diêm nghiệp (nghề làm muối)
Năng suất và chất lượng ngày càng được cải thiện do được cải tiến kĩ thuật năm
2000 chỉ sản xuất được 900 tấn đến năm 2005 đã sản xuất được 12.870 tấn, tuy nhiên
giá bán còn rất thấp.

11


2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh
Bảng 2.3: Tình Hình Sản Xuất Lúa Của Tỉnh
Khoản mục
Diện tích (ha)
Vụ Đônng Xuân
Vụ mùa
Vụ Hè Thu
Năng suất (tấn/ha)
Vụ Đônng Xuân
Vụ mùa

Vụ Hè Thu
Sản lượng (tấn)
Vụ Đônng Xuân
Vụ mùa
Vụ Hè Thu

So sánh

%
321.622
341.162
19.54
-4
136.029
140.731
4.702 -1,04
31.206
25.865
-7.461
154.387
160.91
6.523 -0,84
5.08
5.4
0.32
-15,7
5.53
5.45
-0.08 -7,93
3.77

3.95
0.18
-1,06
4.95
4.9
-0.05
-6,7
1.634.205
1.679.81 45.605
0
752.511
789.11
36.599 0,001
117.617
102.2
-15.42 -0,001
764.077
788.5
24.423
0
Nguồn tin: sở NN& PTNT tỉnh Sóc Trăng

Năm 2005

Năm 2006

Trong năm 2006 toàn bộ diện tích xuống giống là 324.447ha, tăng 19.54ha so
với năm 2005 đạt năng suất 5.4 tấn/ha tăng 0.32tấn/ha so với năm trước và đạt sản
lượng cao hơn năm ngoái 45.605 tấn. Trong đó:
- Vụ Đông Xuân 05-06: diện tích xuống giống 156.772ha.

- Vụ Hè Thu 2006: Diện tích thực hiện 160.910ha (trong đó Xuân Hè là
19.842ha), đạt 107,63% kế hoạch, năng suất bình quân 4.9 tấn/ha, sản lượng 788.5
ngàn tấn.
- Vụ mùa 2006-2007: Diện tích xuống giống 25.863ha (trong đó Thu Đông
16.016ha và mùa 1 vụ 9.847ha). Hiện nay đã thu hoạch 705ha so với kế hoạch. Năng
suất bình quân ước đạt 5.4 tấn/ha.
Theo báo cáo số 23/BC.NN ngày 29/1/2007 của sở NN& PTNT về cơ cấu các
giống lúa từ các huyện như sau: các giống được nông dân canh tác khá phổ biến như là
các giống OM chiếm tỉ lệ > 57%, tài nguyên > 10%, còn lại các giống khác: OM 576,
OM 723-11, OM2517, OM2718, OM2717, OM 2514, OM 732-11, OM 4498…IR 42
và Tài Nguyên mùa, đặt biệt thử nghiệm các giống lúa thơm ST: ST1, ST3, ST5, ST8.
Về chất lượng giống, đa số bà con nông dân sử dụng giống tự để hoặc tự trao đổi với
nhau, trình độ kĩ thuật nhân giống chưa cao nên lẫn nhiều tạp, chưa có nhiều giống
mới kháng rầy nên dịch hại còn rất nhiều.
12


2.4. Tình hình dịch hại
Có chung điều kiện tự nhiên với ĐBSCL, Tỉnh Sóc Trăng có diện tích trồng lúa
rất lớn và ngày càng nhiều giống lúa mới: lúa mùa tài nguyên, lúa thơm… cùng với
điều kiện về thời tiết diễn biến phức tạp. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát
sinh, phát triển các đối tượng dịch hại gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản
lượng lương thực của Tỉnh. Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có 39.747ha lúa hè thu bị các
loại sâu bệnh tấn công, khoảng 22.000 ha lúa bị rầy nâu và gần 6.000 ha lúa bị vàng
lùn, lùn xoắn lá (trong đó có cả lúa cỏ), trong đó có 1.400 ha lúa bị vàng lùn - lùn xoắn
lá (VL-LXL) nặng cần phải tiêu huỷ và trên 700 ha lúa bị rầy nâu với mật số cao có
thể bị cháy rầy. Diện tích này đã giảm tới trên 7.000 ha so với cuối tháng 11 nhưng
phần lớn giảm là do diện tích lúa mùa và thu đông đã được thu hoạch.
Bảng 2.4: Diễn Biến Tình Hình Dịch Hại Qua Các Năm Của Tỉnh (diện tích bị
nặng ha)

Dịch hại
Rầy nâu
S.cuốn lá
S.đục thân
S.phao
S.đục bẹ
Cháy lá
Đốm vằn
Thối cổ gié
Cháy bìa lá
Vàng lùn
Chuột
OBV

2001
276
390
55
101
36
1.478
946
0
805
0
0
216

2002
35

520
0
10
52
1.685
102
0
0
0
206
260

2003
2004
2005
2006
720
69
244
1.892
2.17
4.337
706
2.349
305
1.048
68
172
18
10

64
87
55
158
58
92
1.605
1.953
527
1.136
222
901
430
70
0
50
0
96
582
0
0
303
0
0
1
239
14
5
0
1

1.267
827
40
247
Nguồn tin: sở NN& PTNTtỉnh Sóc Trăng

Qua bảng trên ta thấy diện tích nhiễm nặng các đối tượng dịch hại không cao từ
năm 2000 đến năm 2005 riêng năm 2006 diện tích bị thiệt hại do rầy nâu, bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá cao so với các năm, đây là một phần do áp lực rầy ở khu vực ĐBSCL
làm ảnh hưởng.
Trong năm 2006, diễn biến thời tiết khá phức tạp, vụ Hè Thu thời tiết tương đối
bất lợi cho sự phát triển cây lúa, thiếu nước, hơi khô hạn đầu vụ, mưa nhiều vào giai
đoạn cuối góp phần gia tăng bệnh hại giai đoạn cuối, vụ hè thu mưa xuất hiện sớm
nhưng không đều gây khô hạn đầu vụ, nhiều diện tích lúa bị ngộ độc phèn nặng, lúa
13


khô chết phải sạ cấy lại, giữa vụ ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão số 2, mưa nhiều
làm tăng mức độ bệnh hại trên lúa. Tổng diện tích nhiễm hại trong năm 2006 giảm
0.11 lần so với cùng kì năm ngoái nhưng diện tích nhiễm nặng lại tăng 204 lần so với
vụ 9 tháng đầu năm 2006. Diễn biến dịch hại xuất hiện trong các vụ rất nhiều chủng
loại, hầu hết các đối tượng có diện tích nhiễm trung bình và nặng, cụ thể cho trong
bảng sau.
Bảng 2.5: Diện Tích Dịch Hại Năm 2006 So Với 2005
ĐVT: ha
Dịch hại
Rầy
Sâu cuốn lá
Sâu đục thân
Bù lạch

Bọ xít hôi
Sâu phao
Muỗi hành
Sâu đục bẹ
Sâu keo
Nhện gié
Chuột
OBV
Cháy lá
Thối cổ gé
Đốm vằn
Cháy bìa lá
Vàng lá
Lem lép hạt
Vàng lùn
Đốm nâu
Khô đầu lá
Ngộ độc phèn
Sọc trong

Năm 2006
Năm 2005
Tổng
TB
Nặng
Tổng
TB
Nặng
45.333
8.409

1.892 35.346 3.218
244
32.215
3.905
2.349 44.163 6.462
706
11.3
809
172
14.482 1.374
68
6.874
529
20
10.917
761
50
9.196
588
5
16.215 1.146
24
3.548
297
87
6.78
744
64
584
30

1.88
3.676
249
92
3.6
402
58
1.106
580
100
2.74
333
100
100
2.434
52
1
3.829
222
12.276
1.792
247
10.443
168
40
31.264
5.571
1.136 32.691 5.773
527
5.264

850
96
5.955
195
19.384
1.983
70
25.584 3.424
430
7.218
1.559
303
5.613
441
6.615
1.055
6
7.167
564
13.092
2.62
555
11.887 2.407
145
5.244
253
239
30
1
1

1.168
3.674
346
602
2.911
100
2.24
15
998
176
5
1.392
547
154
350
Nguồn tin: Chi cục BVTV tỉnh Sóc Trăng

Nhìn chung trong năm 2006 diễn biến dịch hại trên lúa cho thấy phần lớn các
đối tượng dịch hại xuất hiện ở diện tích giảm hoặc tương đương so CKNN, riêng 2 đối
tượng rầy nâu và VL-LXL-LC diễn biến đặc biệt phức tạp và nguy hiểm (năm 2005
diện tích bị rầy 244ha, vàng lùn 30ha; năm 2006 tăng lên 1.892ha bị rầy, 239ha bị
14


×