1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng các giống bông lai chống chịu được sâu bệnh đã nâng cao năng suất
bình quân ở Việt Nam tăng gấp đôi so với trước đây. Tuy nhiên, năng suất này vẫn chưa
thể hiện hết tiềm năng năng suất của giống do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ
thuật. Nghiên cứu sinh lý của ruộng bông để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp
kỹ thuật tăng năng suất bông là có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Việc xây dựng quy
trình kỹ thuật để có ruộng bông năng suất cao đều phải thông qua các quá trình sinh lý
của cây bông. Timiriazep- nhà Sinh lý học thực vật người Nga đã nói “Sinh lý thực vật
là cơ sở của trồng trọt hợp lý”. Để đạt được năng suất cao của cây bông không thể
thiếu được sự hiểu biết về sinh lý của cây bông năng suất cao, vì năng suất cao là kết
quả của một sự phối hợp tốt nhất của các quá trình sinh lý khác nhau của cây. Tuy
nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn rất ít được quan tâm, đặc biệt là việc nghiên cứu
xác định các chỉ tiêu sinh lý có quan hệ chặt với năng suất như chỉ số diện tích lá, hiệu
suất quang hợp và các giải pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây bông.
Năng suất kinh tế cao là mục tiêu của người trồng trọt, đồng thời cũng là mục tiêu
cuối cùng của các nhà nghiên cứu nông học và sinh lý thực vật. Vì vậy, việc nghiên
cứu một số chỉ tiêu sinh lý cây bông nhằm làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật thích hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các
chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quat
Nghiên cứu xác định được một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông
có liên quan chặt với năng suất bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ, làm cơ sở
xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cho các giống bông.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (giống, mật độ gieo trồng,
phân bón, chất điều hòa sinh trưởng PIX) đến một số chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học
và năng suất của cây bông.
- Xác định được tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học với năng
suất bông dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật.
- Xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất bông trong vụ đông xuân tại Duyên
hải Nam Trung Bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả thu được của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về mối quan hệ
giữa một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học với năng suất của một số giống bông lai
2
trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông cây bông.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất bông, hoàn
thiện quy trình sản xuất bông đông xuân đạt năng suất cao cho vùng bông Duyên hải
Nam Trung Bộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh
lý và nông sinh học với năng suất bông làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
biện pháp kỹ thuật trồng bông đạt năng suất cao.
- Đã xác định được chỉ số diện tích lá tối ưu cho năng suất bông cao của một số
giống bông mới.
- Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật hợp lý (mật độ, bón phân, phun PIX)
để đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu cho một số giống bông mới đạt năng suất cao.
- Thông qua mô hình xây dựng đề tài đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tối ưu
vào sản xuất bông trong vụ đông xuân tại Duyên hải Nam Trung Bộ đạt năng suất cao.
5. Giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ tiến hành trên các giống bông lai F
1
, thuộc loài bông luồi (G. hirsutum
L.) là những giống có triển vọng và hiện đang trồng phổ biến tại các vùng bông
chính của Việt Nam.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat-chloride (PIX), đây
là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng
dinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, PIX ngăn chặn được sự sinh trưởng rậm
rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng quang hợp và tăng sự
đậu quả của cây.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong điều kiện
thâm canh, có tưới nước. Đây là một trong những vùng bông trọng điểm của Việt
Nam và là vùng có truyền thống trồng bông lâu đời. Vùng này có điều kiện đất
đai, khí hậu và xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển bông vụ đông-xuân.
- Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2008 đến năm 2011.
6. Bố cục của luận án
Nội dung chính của luận án được thể hiện trong 132 trang, gồm 4 trang mở đầu, 37
trang tổng quan, 12 trang vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, 77 trang kết quả
nghiên cứu và thảo luận, 2 trang kết luận và đề nghị, có 111 tài liệu tham khảo với 41 tài
liệu tiếng Việt và 70 tài liệu tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu có 35 bảng và 15 hình. Phần
phụ lục bao gồm các hình ảnh của đề tài, kết quả phân tích đất thí nghiệm, một số chỉ
tiêu khí tượng tại địa điểm nghiên cứu và kết quả phân tích xử lý số liệu.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đối với cây trồng muốn thu được năng suất cao, cần phải hiểu biết về đặc tính
sinh lý của cây trồng, để từ đó chúng ta có thể khai thác khả năng tiềm tàng về năng
suất và sản lượng kế hoạch của chúng. Với mục đích đó nên đã có nhiều nghiên cứu
về sinh lý năng suất cao ở nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có cây bông.
Nghiên cứu sinh lý ruộng bông năng suất cao đã được nghiên cứu nhiều ở các nước
trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này còn ít được quan tâm. Cây bông là cây
sinh trưởng vô hạn vì vậy cần điều khiển nguồn quang hợp bằng cách tác động các
biện pháp kỹ thuật thích hợp, muốn tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để có
năng suất cao thì cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm sinh
lý, khả năng quang hợp của cây với môi trường cụ thể như chỉ số diện tích lá, hiệu
suất quang hợp, hàm lượng diệp lục, Bằng cách đó chúng ta mới giải quyết được
quan hệ giữa quần thể và cá thể. Vì vậy, để thỏa mãn các điều kiện cần cho quang
hợp như: tăng chỉ số diện tích lá tối thích chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ
thuật như mật độ gieo trồng, xử lý chất điều hòa sinh trưởng PIX, phân bón hợp lý,
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số chỉ tiêu sinh lý của cây bông
1.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cây đến sinh trưởng, phát triển, chỉ số diện tích lá và
năng suất bông
Đối với cây bông, khi tăng mật độ thì số quả/cây giảm, nhưng nhờ số cây tăng nên
số quả/đơn vị diện tích tăng. Ở mật độ tối thích, số quả/đơn vị diện tích lớn nhất và
năng suất cao nhất. Vượt quá mật độ tối thích, năng suất không tăng mà giảm dần
(Chu Hữu Huy và cs., 1991), (Smith C. W. và cs., 1979). Ruộng bông trồng với mật
độ quá cao, các cây bông mọc gần nhau quá, làm cho cành lá chen nhau dẫn đến thiếu
ánh sáng và ẩm độ không khí trong ruộng bông tăng việc rụng đài xảy ra nghiêm
trọng (Nguyễn Khắc Trung, 1962).
Như vậy mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành
năng suất, và các chỉ tiêu sinh lý khác liên quan đến năng suất. Tùy theo điều kiện đất
đai, khí hậu và điều kiện canh tác của vùng, với mỗi giống muốn phát huy hết tiềm
năng năng suất thì cần phải xác định được mật độ tối thích.
1.2.2. Những nghiên cứu về sự tích lũy chất khô của cây bông
Tóm lại, muốn đạt năng suất kinh tế cao thì cần phải xúc tiến khả năng tích lũy
chất khô lớn bằng cách tăng diện tích lá thích hợp, cần phải tăng mật độ trồng dày
hợp lý, đồng thời bảo đảm đủ nước và dinh dưỡng cho cây.
1.2.3. Những nghiên cứu về PIX và một số chất điều hòa sinh trưởng khác
Xử lý PIX với nồng độ và thời gian hợp lý có tác dụng cải thiện tán lá bông (ICAC,
2011), (Kerby T.A., 1985), (Liusheng Duan và cs., 2000). Xử lý hạt giống bằng PIX có
4
tác dụng làm giảm số nốt, số lá, số nụ, chiều cao cây và diện tích lá so với đối chứng
không xử lý (Zhang và cs., 1990). Phun PIX có tác dụng làm giảm chiều cao cây bông
và diện tích lá giảm 5-10% so đối chứng không phun (Livingston S. D. và cs., 2002).
Theo Nguyễn Văn Tạm (2001), việc phun PIX cho cây bông đã làm giảm chiều
cao cây, chiều dài cành quả và cành đực. Trên giống VN15 với mật độ 5 vạn cây/ha,
phun PIX (40%) 3 lần với liều lượng 35, 70 và 105ml/ha tương ứng vào các giai đoạn
45, 60 và 75 ngày sau gieo cho bội thu năng suất 24,41% so với đối chứng.
Tóm lại xử lý PIX không ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng bông. PIX có
tác dụng kìm hãm sinh trưởng quá mức của cây bông, làm giảm chiều cao cây, chiều dài
cành quả, cành đực, từ đó chúng ta có thể trồng dày để tăng năng suất bông. Tùy từng
giống mà có phản ứng khác nhau với PIX. Do vậy, muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao
thì việc xác định liều lượng và thời kỳ phun cho từng giống là rất cần thiết.
1.2.4. Những nghiên cứu về phân bón
Công thức có bón đạm cường độ quang hợp tăng hơn so với không bón, khi cây có 5, 6,
8, 10, 12 lá cường độ quang hợp tăng hơn so với cây không bón là 30%, 165,8%, 144%,
323% và 780%. Bón phân đạm diện tích lá tăng lên và làm chậm lại quá trình suy lão của
lá bông, từ đó tăng quang hợp và năng suất bông (Lý Văn Bính, Phan Đại Lục, 1991).
Tại Ninh Thuận, trên 2 giống bông lai L18 và VN35 trồng trong điều kiện vụ
mưa, khi tăng lượng phân bón thì số quả/cây cũng như năng suất thực thu đều tăng.
Tuy nhiên, mức bón 120kg N + 60kg P
2
O
5
+ 60kg K
2
O/ha mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất (Nguyễn Hữu Bình và cs., 2001).
Như vậy, phân bón ảnh hưởng lớn đến quang hợp, sinh trưởng và phát triển của
cây bông qua đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông. Vì vậy việc xác định
liều lượng phân bón hợp lý cho từng vùng sinh thái cho từng giống cụ thể để đạt năng
suất và hiệu quả cao là rất cần thiết.
1.2.5. Những nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá bông
Cây bông phun PIX vào giai đoạn 30 ngày sau gieo có hàm lượng diệp lục tăng
50-80% so với đối chứng không phun (Walter H. và cs., 1980). Theo kết quả nghiên
cứu của Keith L. E., (2000) tại Mỹ thì PIX làm tăng độ đậm lá cũng như hàm lượng
diệp lục tăng khoảng 30%.
Tùy theo giống bông mà hàm lượng diệp lục tổng số trong lá bông biến động từ
0,54-1,86mg/1 g lá tươi (Zhang T. Z. và cs., 1997). Tùy điều kiện trồng trọt mà hàm
lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn 120 ngày sau gieo biến động từ 3,4 đến 5,0 mg/1
dm
2
lá (Mauney J. R., Hendrix D. L., 1988).
Tóm lại, diệp lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quang trọng nhất đối với quang
hợp, nó biến năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng hóa học. Năng suất
cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng diệp lục trong lá. Do đó việc xác định
hàm lượng diệp lục trong lá ở ruộng bông năng suất cao là rất cần thiết để từ đó có
biện pháp tác động thích hợp để nâng cao hàm lượng diệp lục.
5
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Các giống bông VN15, VN01-2, VN35KS, VN04-4, KN06-8, BD24/D20-24 là các
giống bông lai F
1
, thuộc nhóm giống sinh trưởng khỏe, có khả năng kháng sâu, rầy cao,
có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp I Việt Nam.
Chất điều hòa sinh PIX, là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức
chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, PIX ngăn chặn
được sự sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng
quang hợp và tăng sự đậu quả của cây.
2.2 Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống bông
trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến các chỉ tiêu sinh
lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun chất
điều hòa sinh trưởng PIX.
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý, nông
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.
6. Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Các nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng theo phương pháp thường quy
đang được áp dụng. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối đầy đủ hoàn
toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, các mô hình được bố trí theo phương
pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu theo dõi và
phương pháp xác định được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 911: 2006 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn.
- Chiều cao cây qua các giai đoạn.
- Số cành quả/cây, số cành đực/cây giai đoạn thu hoạch.
- Chỉ số diện tích lá (LAI).
- Hiệu suất quang hợp thuần.
- Hàm lượng diệp lục trong lá.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Năng suất sinh vật học.
- Hệ số kinh tế.
6
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm thu thập được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính với
phần mềm chuyên dụng MSTATC của Trường Đại học Michigan (Michigan State
University, 1986) và chương trình Microsoft Excel 2003.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống bông
trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bảng 3.1. Động chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống bông nghiên cứu
năm 2009 tại Ninh Thuận
Giống
Chỉ số diện tích lá (LAI) (m
2
lá/m
2
đất) giai đoạn …
Nụ
50%
Hoa
50%
Sau nở hoa
10 ngày
(65 NSG)
Sau nở hoa
20 ngày
(75 NSG)
Sau nở hoa
30 ngày
(85 NSG)
Nở
quả
VN15
0,15
1,97
3,41
4,49
4,74
4,53
VN01-2
0,14
1,80
3,11
4,57
4,68
4,57
BD24/D20-24
0,11
1,48
2,25
3,66
3,39
3,22
VN04-4
0,12
1,83
2,51
4,14
4,43
3,86
KN06-8
0,15
1,95
2,50
3,25
4,07
4,01
VN35KS
0,13
1,82
2,61
3,70
4,39
3,82
Cv (%)
9,79
10,77
6,86
5,69
5,83
7,77
Lsd
0,05
0,02
ns
0,30
0,36
0,40
0,50
LAI của các giống tham gia nghiên cứu đều tăng dần theo quá trình sinh trưởng
và hầu hết đạt cực đại ở giai đoạn sau hoa nở 30 ngày (85 ngày sau gieo). Riêng
giống BD24/D20-24 LAI đạt cực đại sớm hơn, ở 75 ngày sau gieo, sau đó giảm dần
cho đến cuối vụ.
Khối lượng quả của các giống tham gia thí nghiệm đều lớn hơn 5 g, trong đó
giống VN01-2 đạt cao nhất (5,89 g), kế đến là giống KN06-8 (5,81 g), thấp nhất là
giống VN15, chỉ đạt 5,12 g.
Bảng 3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các giống bông nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009
Giống
Khối lượng
quả (g)
Số
quả/m
2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
VN15
5,12
94,47
48,36
25,77
77,58
0,33
VN01-2
5,89
85,07
50,12
25,41
88,83
0,29
BD24/D20-24
5,44
66,67
36,30
19,43
63,00
0,31
VN04-4
5,70
89,47
51,01
26,93
61,75
0,43
KN06-8
5,81
88,03
51,02
29,37
70,08
0,42
VN35KS
5,67
88,93
50,44
26,89
69,67
0,38
Cv (%)
1,95
8,49
9,12
8,22
7,32
2,61
LSD
0,05
0,17
11,61
6,99
3,37
8,42
0,02
7
Có sự sai khác về số quả/m
2
giữa các giống tham gia thí nghiệm. Ngoại trừ giống
BD24/D20-24 có số quả/m
2
(66,67 quả) thấp hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh, các
giống khác đều có số quả/m
2
cao hơn giống đối chứng VN01-2, tuy nhiên sự sai khác
không có ý nghĩa so sánh, trong đó cao nhất là giống VN15, đạt 94,47 quả/m
2
, tiếp
đến là giống VN04-4, đạt 89,47 quả/m
2
.
Năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu, có sự sai khác giữa các giống tham
gia nghiên cứu. Giống KN06-8 cho năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 51,02 tạ/ha, kế đến
là giống VN04-4 đạt 51,01 tạ/ha và VN35KS là 50,44 tạ/ha. Năng suất thực thu đạt cao
nhất là giống KN06-8 (29,37 tạ/ha), tiếp đến là giống VN04-4 (26,93 tạ/ha) và VN35KS
(26,89 tạ/ha). Giống BD24/D20-24 có năng suất thấp nhất trong các giống tham gia
nghiên cứu, năng suất lý thuyết đạt 36,30 tạ/ha, năng suất thực thu chỉ đạt 19,43 tạ/ha.
Hình 3.1. Chỉ số diện tích lá và năng suất bông của các giống bông nghiên cứu
Năng suất đạt cao nhất khi LAI cực đại đạt 4,07, vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ
(75-85 ngày sau gieo) khi LAI tăng trên 4,07 thì năng suất có xu hướng giảm. Vì vậy,
để có năng suất cao nhất, mỗi giống cần bố trí một mật độ gieo trồng thích hợp để
LAI cực đại đạt xung quanh 4,07.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.
Trên cả 4 mật độ gieo trồng, động thái LAI tăng dần trong quá trình sinh trưởng
của cây bông và tăng rất nhanh trong giai đoạn từ khi cây bông ra nụ (30 ngày sau
gieo) đến giai đoạn 65 ngày sau gieo và đạt cực đại ở giai đoạn 85 ngày sau gieo sau đó
giảm dần cho đến lúc thu hoạch do quả đã chín, lá đã già và rụng dần.
Trong phạm vi mật độ từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, mật độ gieo trồng
càng cao càng cho LAI cao ở mọi thời kỳ theo dõi. LAI ở giai đoạn 85 ngày sau gieo
đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha (LAI đạt 6,96); trong khi đó ở mật
độ gieo trồng 2,5 vạn, LAI chỉ đạt 3,68.
8
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông lai VN35KS
LAI của giống bông lai VN04-4 ở tất cả các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu
đều tăng dần từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ và đạt cao nhất vào giai đoạn 75 ngày
sau gieo, sớm hơn so với giống VN35KS khoảng 10 ngày, sau đó giảm dần cho đến cuối
vụ. LAI của giống bông lai VN04-4 thấp hơn so với giống bông lai VN35KS ở tất cả các
thời kỳ theo dõi. Mật độ gieo trồng càng tăng thì LAI càng tăng ở mọi thời kỳ theo dõi.
Giai đoạn 75 ngày sau gieo ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha có LAI chỉ đạt 4,76; khi
mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì LAI đạt 6,21.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông lai VN04-4
Trong phạm vi mật độ nghiên cứu từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, mật độ
gieo trồng càng cao càng cho LAI cao ở mọi thời kỳ theo dõi. Ở mật độ 2,5 vạn cây/ha
LAI tối đa giai đoạn 75-85 ngày sau gieo chỉ đạt 3,68-3,76, trong khi mật độ 5,0 vạn
cây/ha LAI đạt rất cao (5,51-5,66), cao hơn LAI tối ưu ở ruộng bông năng suất cao như
đã nghiên cứu ở trên (4,1-4,4).
9
Bảng 3.3
.
Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m
2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số kinh
tế
2,5
5,17
71,20
36,79
24,08
86,15
0,28
5,0 (đ/c)
5,17
78,93
40,81
25,99
108,26
0,24
7,5
5,03
69,07
34,68
20,21
112,68
0,18
10,0
4,97
63,17
31,36
15,04
127,26
0,12
CV (%)
1,88
5,18
5,34
4,38
5,93
8,01
LSD
0,05
ns
5,86
3,07
1,50
10,31
0,03
Khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả có xu hướng giảm. Ở mật độ gieo
trồng 2,5 vạn cây/ha, khối lượng quả đạt 5,17 g, khi mật độ tăng lên 10,0 vạn cây/ha
thì khối lượng quả chỉ đạt 4,97 g. Tuy nhiên, sự sai khác về khối lượng quả của các
mật độ gieo trồng so với đối chứng không có ý nghĩa so sánh.
Khi tăng mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm, tuy nhiên trong phạm vi mật độ
từ 2,5 đến 5,0 vạn cây/ha khi tăng mật độ thì số quả/m
2
tăng, khi mật độ gieo trồng
vượt quá 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m
2
có xu hướng giảm. Số quả/m
2
đạt cao nhất ở
mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha (78,93 quả) và thấp nhất là ở mật độ 10,0 vạn
cây/ha, chỉ đạt 63,17 quả/m
2
. Sự sai khác về số quả/m
2
của các mật độ gieo trồng
tham gia nghiên cứu so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Mật độ 10,0 vạn cây/ha có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt thấp nhất,
tương ứng là 31,36 tạ/ha và 15,04 tạ/ha. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt
cao nhất ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, tương ứng là 40,81 tạ/ha và 25,99 tạ/ha. Sự
sai khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức so với công thức
đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất
của giống bông lai VN35KS
10
Trong phạm vi LAI
tối đa tăng từ 3,68 đến 5,66 thì năng suất bông đồng thời cũng
tăng, khi vượt quá chỉ số này thì năng suất có xu hướng giảm. Năng suất bông hạt cao
nhất, đạt 25,99 tạ/ha khi LAI tối đa là 5,66, tương ứng với mật độ gieo trồng 5,0 vạn
cây/ha, trong điều kiện không phun PIX. Khi LAI tối đa đạt 6,84 và 6,96 thì năng suất
bông hạt giảm xuống chỉ còn 20,21 tạ/ha và 15,04 tạ/ha.
Bảng 3.4
.
Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m
2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số kinh
tế
2,5
4,93
68,13
33,61
19,85
58,19
0,34
5,0 (đ/c)
4,90
87,03
42,69
24,57
68,66
0,36
7,5
4,83
80,60
38,97
20,84
88,68
0,24
10,0
4,77
75,00
35,74
18,06
95,95
0,19
CV (%)
1,65
5,20
4,08
2,73
3,34
5,88
LSD
0,05
ns
6,47
2,47
0,91
4,16
0,03
Trong phạm vi các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu, khi tăng mật độ gieo
trồng từ 2,5 vạn cây/ha lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả có xu hướng giảm, tuy
nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha khối
lượng quả đạt 4,93 g, khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả thấp nhất
chỉ đạt 4,77 g.
Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha, số quả/m
2
đồng biến với mật độ gieo trồng, khi tăng mật độ lên 7,5 vạn cây/ha và 10,0 vạn
cây/ha thì số quả/m
2
có xu hướng giảm. Số quả/m
2
đạt cao nhất ở mật độ 5,0 vạn
cây/ha (87,03 quả/m
2
) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha (68,13 quả/m
2
).
Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m
2
,
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đều tăng. Khi mật độ vượt qua 5,0 vạn cây/ha thì
số quả/m
2
, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Công thức gieo
trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha cho năng suất lý thuyết (42,68 tạ/ha) và năng suất thực thu
(24,57 tạ/ha) đạt cao nhất. nhất, cao hơn các công thức khác cùng tham gia nghiên cứu
có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết thấp nhất là công thức gieo
trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha, chỉ đạt 33,61 tạ/ha. Tuy nhiên, ở mật độ gieo trồng 10 vạn
cây/ha, có tỷ lệ quả thối cao nên năng suất thực thu đạt được thấp nhất, chỉ đạt 18,06 tạ/ha.
Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến LAI, số quả/m
2
và năng suất bông,
mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất (giống
VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha) tương ứng với LAI tối đa
của 2 giống vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51.
Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng suất ở nghiên cứu thâm canh trên (tương
ứng 2 giống là 26,89 tạ/ha và 26,93 tạ/ha), có LAI tối ưu giai đoạn cây bông ra hoa rộ
khoảng 4,07. Do đó chúng ta cần phải tác động các biện pháp tối thích cho cây bông
để có LAI tối ưu cho năng suất cao.
11
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất
của giống bông lai VN04-4
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến các chỉ tiêu
sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông lai VN35KS
Đối với giống bông lai VN35KS ở trên tất cả các công thức xử lý PIX, LAI tăng từ
giai đoạn cây bông bắt đầu ra hoa (55 ngày sau gieo) đến giai đoạn 85 ngày sau gieo
sau đó giảm dần cho đến cuối vụ do quả đã chín, lá già và rụng dần. Các công thức xử
lý PIX có LAI thấp hơn công thức đối chứng không xử lý ở tất cả các kỳ theo dõi. Xử
12
lý PIX càng nhiều lần thì LAI càng giảm.
Ở giai đoạn 85 ngày sau gieo, trong các công thức xử lý PIX, công thức xử lý PIX 4
lần có LAI thấp nhất, chỉ đạt 3,71 trong khi đó công thức không xử lý có LAI đạt 5,58.
Đối với giống bông lai VN04-4, LAI đạt tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo, sớm
hơn so với giống VN35KS, sau đó giảm dần cho đến cuối vụ và giảm mạnh hơn so với
giống VN35KS. Việc xử lý PIX đã làm giảm LAI so với đối chứng không xử lý, xử lý
PIX càng nhiều lần thì LAI càng giảm ở các kỳ theo dõi. Ở mật độ gieo trồng 5 vạn
cây/ha, công thức không xử lý PIX có LAI vào giai đoạn 75 ngày sau gieo đạt 5,45.
Còn khi số lần xử lý càng tăng thì LAI có xu hướng giảm. ở công thức xử lý PIX 3 lần
LAI đạt 4,25, khi xử lý PIX 4 lần thì LAI giai đoạn này chỉ đạt 3,51.
Hình 3.7. Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông lai VN04-4
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Công thức
Số
quả/cây
Số
quả/m
2
Số quả
thối/m
2
M.quả
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Đ/c (không phun)
16,3
80,4
15,4
5,26
42,27
23,10
Phun 1 lần
16,7
81,0
12,5
5,44
44,05
26,79
Phun 2 lần
16,9
82,6
13,9
5,47
45,24
29,05
Phun 3 lần
17,7
86,6
12,7
5,70
49,36
32,02
Phun 4 lần
16,8
82,1
18,4
5,53
45,40
26,55
CV (%)
4,08
3,07
9,73
2,41
4,85
3,49
LSD
0,05
ns
ns
2,27
0,21
3,52
1,54
Khi tăng số lần phun PIX thì khối lượng quả có xu hướng tăng theo. Ngoại trừ
công thức xử lý PIX 1 lần có khối lượng quả tương đương với đối chứng không xử lý,
13
tất cả các công thức xử lý PIX khác đều có khối lượng quả cao hơn so với công thức
đối chứng có ý nghĩa thống kê.
Tất cả các công thức xử lý PIX đều có số quả/cây cũng như số quả/m
2
lớn hơn đối
chứng không xử lý. Số quả/cây cũng như số quả/m
2
tăng khi số lần phun tăng từ 1
đến 3 lần, khi số lần phun tăng lên 4 lần thì số quả/cây và số quả/m
2
có xu hướng
giảm. Số lần phun tối ưu để có số quả/cây và số quả/m
2
đạt cao nhất là 3 lần, tương
ứng là 17,7 và 86,6 quả và thấp nhất là ở công thức đối chứng không xử lý, tương
ứng là 16,3 quả/cây và 80,4 quả/m
2
. Khi tăng số lần xử lý lên 4 lần thì số quả/cây và
số quả/m
2
có xu hướng giảm.
Khi tăng số lần phun PIX từ 1 đến 3 lần thì năng suất thực thu đều có xu hướng
tăng, tuy nhiên khi tăng số lần phun lên 4 lần thì năng suất thực thu có xu hướng
giảm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức phun 3 lần,
năng suất tương ứng là 49,36 tạ/ha và 32,02 tạ/ha và thấp nhất là công thức đối chứng
không phun, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 42,27 và 23,10
tạ/ha. Tất cả các công thức xử lý PIX đều có năng suất thực thu cao hơn so với với
đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Hình 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá
và năng suất của giống bông VN35KS
Trong phạm vi LAI từ 3,71 đến 4,12 thì năng suất bông đồng biến với LAI, khi
LAI tăng thì năng suất bông đồng thời cũng tăng và năng suất đạt cao nhất khi LAI
đạt 4,12 (phun PIX 3 lần), trong phạm vi LAI từ 4,12 đến 5,58 thì năng suất bông có
xu hướng giảm.
Việc xử lý PIX cho giống bông lai VN04-4 có xu hướng làm tăng khối lượng quả
so với đối chứng không xử lý. Tuy nhiên, chỉ có công thức xử lý PIX 4 lần mới có
khối lượng quả cao hơn đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh.
14
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009
Công thức
Số quả
/cây
Số
quả/m
2
M. quả
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
Đ/c (không phun)
16,9
84,3
4,85
40,89
25,08
78,40
0,32
Phun 1 lần
18,6
90,1
4,82
43,40
26,03
66,90
0,39
Phun 2 lần
18,8
91,2
4,90
44,69
28,18
66,62
0,42
Phun 3 lần
19,0
93,2
4,85
45,16
28,92
67,64
0,43
Phun 4 lần
16,4
82,1
5,33
43,71
26,55
66,25
0,40
CV (%)
2,68
2,64
1,57
2,27
1,28
4,87
5,23
LSD
0,05
0,77
3,73
0,12
1,58
0,55
5,39
0,03
Đối với giống bông lai VN04-4, việc phun PIX có tác dụng làm tăng số quả/cây
và số quả/m
2
, số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, tăng lần phun sau đó đã làm giảm
số quả/cây và số quả/m
2
. Công thức phun PIX 3 lần có số quả/cây (19,0 quả) và số
quả/m
2
(93,2 quả) đạt cao nhất và thấp nhất là công thức phun 4 lần, đạt tương ướng
là 16,4 quả 82,1 quả.
Do các công thức xử lý 1-3 lần PIX có khối lượng quả, số quả/cây cũng như số
quả/m
2
cao hơn so với công thức đối chứng không xử lý nên năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu ở những công thức này đều cao hơn so với đối chứng không xử lý
có ý nghĩa thống kê. Số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, khi tăng số lần phun PIX lên 4
lần thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm.
Hình 3.9. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá
và năng suất của giống bông VN04-4
15
Đối với giống bông lai VN04-4, ở mật độ gieo trồng 5 vạn cây/ha, trong điều kiện
không xử lý PIX, LAI tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo đạt 5,45, khi số lần xử lý càng
tăng thì LAI có xu hướng giảm. Khi xử lý PIX 3 lần LAI đạt 4,25 và ở LAI này năng suất
bông hạt đạt cao nhất và khi LAI càng tăng thì năng suất có xu hướng giảm dần. Khi tăng
số lần phun PIX lên 4 lần thì LAI giảm đồng thời năng suất cũng giảm theo.
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông
sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun
chất điều hòa sinh trưởng PIX.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông lai VN35KS
Hình 3.11. Động thái diễn biến chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4
ở các mật độ gieo trồng khác nhau
16
Yếu tố mật độ ảnh hưởng rất rõ đến LAI, khi tăng mật độ gieo trồng thì LAI tăng
ở tất cả các kỳ theo dõi. LAI ở giai đoạn 85 ngày sau gieo đạt cao nhất ở mật độ gieo
trồng 10,0 vạn cây/ha (LAI đạt 5,45); trong khi đó ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn, LAI
chỉ đạt 3,65.
LAI của giống bông lai VN04-4 đạt cao nhất sớm hơn so với giống VN35KS
khoảng 10 ngày. LAI của gống bông lai VN04-4 thấp hơn so với giống bông lai
VN35KS. Mật độ gieo trồng càng tăng thì LAI qua các thời kỳ theo dõi càng tăng.
Giai đoạn 75 ngày sau gieo ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha có LAI chỉ đạt 3,55; khi
mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì LAI đạt 4,66.
Bảng 3.7
.
Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m
2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số kinh
tế
2,5
5,20
68,20
35,47
26,96
80,40
0,34
5,0 (đ/c)
5,33
100,17
53,43
27,71
87,86
0,32
7,5
5,03
111,43
56,14
28,57
102,63
0,28
10,0
4,96
111,50
55,39
25,14
120,17
0,21
CV (%)
1,84
2,58
3,08
1,75
8,08
8,29
LSD
0,05
0,15
4,04
2,47
0,76
12,65
0,04
Khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả có xu hướng giảm. Ngoại trừ công
thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha có khối lượng quả tương đương với đối chứng,
các công thức khác có khối lượng quả thấp hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa
thống kê.
Trong phạm vi các mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, số
quả/m
2
tăng khi tăng mật độ gieo trồng. Số quả/m
2
đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng
10,0 vạn cây/ha (111,50 quả) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha, chỉ đạt 68,20
quả/m
2
.
Năng suất lý thuyết của công thức gieo trồng ở mật độ 2,5 vạn cây/ha đạt thấp
nhất (35,47 tạ/ha). Khi tăng mật độ gieo trồng lên thì năng suất lý thuyết tăng dần và
đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha, đạt 56,14 tạ/ha. Khi mật độ gieo
trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì năng suất có xu hướng giảm dần.
Trong phạm vi mật độ từ 2,5 đến 7,5 vạn cây/ha, khi tăng mật độ gieo trồng thì
năng suất thực thu cũng tăng theo. Khi mật độ vượt quá 7,5 vạn cây/ha thì năng suất
có xu hướng giảm.
Trong phạm vi LAI
tối đa tăng từ 3,65 đến 4,13 thì năng suất bông đồng thời cũng
tăng. Năng suất bông hạt cao nhất, đạt 28,57 tạ/ha khi LAI tối đa là 4,13, tương ứng
với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha. Khi LAI tối đa đạt 5,45 thì năng suất bông hạt
giảm xuống chỉ còn 25,14 tạ/ha.
17
Hình 3.12. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất
của giống bông lai VN35KS
Bảng 3.8
.
Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m
2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
2,5
5,50
67,37
37,09
24,97
50,60
0,50
5,0 (đ/c)
5,67
83,73
47,52
26,15
82,86
0,32
7,5
5,57
97,37
54,25
27,37
93,46
0,29
10,0
5,10
94,50
48,16
25,56
91,28
0,28
CV (%)
2,14
5,57
6,73
2,22
10,33
9,92
LSD
0,05
0,19
7,65
5,04
0,92
13,14
0,06
Việc tăng mật độ gieo trồng đã làm giảm khối lượng quả. Ở mật độ gieo trồng 2,5
vạn cây/ha khối lượng quả đạt 5,50 g, tuy nhiên khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha
thì khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 5,10 g, thấp hơn các công thức mật độ gieo trồng
tham gia nghiên cứu khác có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, khi tăng
mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm, số quả/m
2
đạt cao nhất ở mật độ 7,5 vạn
cây/ha (97,37 quả), khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì số quả/m
2
có xu hướng
giảm. Số quả/m
2
đạt cao nhất ở mật độ 7,5 vạn cây/ha (97,37 quả/m
2
) và thấp nhất là
ở mật độ 2,5 vạn cây/ha (67,37 quả/m
2
). Sự sai khác về số quả/m
2
của các công thức
so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có quan hệ thuận chiều với mật độ gieo
18
trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 7,5 vạn cây/ha, khi mật độ vượt quá 7,5 vạn cây/ha thì
năng suất có xu hướng giảm. Công thức gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha cho
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất (tương ứng 54,25 và 27,37
tạ/ha); thấp nhất là công thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha. Sự sai khác về
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức mật độ tham gia nghiên
cứu so với công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Đối với giống bông lai VN04-4 năng suất bông đạt cao nhất (27,37 tạ/ha) khi LAI
đạt 4,19 (tương ứng với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha), khi LAI vượt quá 4,19 thì
năng suất có xu hướng giảm.
Hình 3.13. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất
của giống bông lai VN04-4
3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý,
nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4
LAI của các công thức phân bón đều tăng dần từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ
và đạt cao nhất ở giai đoạn 85 ngày sau gieo, sau đó giảm dần. Phân đạm ảnh hưởng
rõ nhất đến LAI, hai loại phân lân và kali ít ảnh hưởng đến LAI. Liều lượng đạm bón
càng cao thì LAI càng tăng ở mọi giai đoạn. Ở cùng mức phân P
2
O
5
và K
2
O là 60
kg/ha thì khi tăng lượng N bón cho bông từ 90 kg lên 150 kg thì LAI ở giai đoạn 85
ngày sau gieo tăng theo từ 4,06 đến 4,65. Khi tăng hoặc giảm lượng kali và lân bón
cho bông thì it có sự thay đổi về LAI ở tất cả các thời kỳ theo dõi.
19
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận, năm 2010
Đvt: m
2
lá/m
2
đất
Công thức
Ngày sau gieo…
(N:P
2
O
5
:K
2
O kg/ha)
35
55
65
75
85
95
90:60:60
0,13
1,46
1,69
3,35
4,06
3,42
120:60:60 (đ/c)
0,14
1,42
2,02
3,57
4,23
3,47
150:60:60
0,11
1,54
2,34
3,63
4,65
3,72
120:90:60
0,12
1,57
1,79
3,39
4,06
3,69
120:30:60
0,11
1,61
1,97
3,55
4,24
4,01
120:60:90
0,11
1,59
1,91
3,56
4,16
4,07
120:60:30
0,13
1,73
1,79
3,49
4,07
3,72
CV (%)
8,11
14,30
12,43
9,24
8,58
9,54
LSD
0,05
0,02
ns
ns
ns
ns
ns
Đối với giống bông lai VN04-4, LAI của các công thức phân bón tăng từ giai
đoạn cây bông bắt đầu có nụ đến giai đoạn 75 ngày sau gieo sau đó giảm dần cho đến
cuối vụ.
Ở giai đoạn 75 ngày sau gieo, trong cùng mức 60 kg P
2
O
5
và 60 kg K
2
O/ha khi
tăng liều lượng N từ 90 kg lên 150 kg/ha thì LAI tăng tương ứng từ 4,12 lên 4,53.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá
của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010
Đvt: m
2
lá/m
2
đất
Công thức
(N:P
2
O
5
:K
2
O kg/ha)
Ngày sau gieo…
35
55
65
75
85
95
90:60:60
0,11
1,70
2,44
4,12
4,09
3,77
120:60:60 (đ/c)
0,11
1,83
2,43
4,44
4,16
3,96
150:60:60
0,10
1,77
2,60
4,56
4,32
3,84
120:90:60
0,11
1,89
2,72
4,53
4,38
3,65
120:30:60
0,11
1,81
2,78
4,41
4,16
3,80
120:60:90
0,09
1,77
2,36
4,16
4,05
3,86
120:60:30
0,12
1,81
2,59
4,30
4,06
3,89
CV (%)
10,68
10,76
7,47
6,25
5,13
5,88
LSD
0,05
ns
ns
ns
ns
ns
ns
Các liều lượng phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng quả.
Trong cùng mức phân 60 kg P
2
O
5
và 60 kg K
2
O/ha, khi tăng lượng phân đạm từ
90 kg N đến 120 kg thì số quả/m
2
tăng từ 69,9 quả lên 74,7 quả, tuy nhiên khi liều
lượng N tăng lên 150 kg/ha thì số quả/m
2
(67,0 quả) có xu hướng giảm, sự sai khác
về số quả/m
2
giữa các mức đạm khác nhau và so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở
độ tin cậy 95%.
20
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2010
Công thức
(N:P
2
O
5
:K
2
O/ha)
Số
quả/m
2
M. quả
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
90:60:60
69,9
5,56
38,85
25,25
71,67
0,35
120:60:60 (đ/c)
74,7
5,63
42,00
27,05
87,22
0,31
150:60:60
67,0
5,51
36,93
25,64
92,78
0,28
120:90:60
73,2
5,69
41,66
26,55
91,11
0,29
120:30:60
71,8
5,60
40,17
26,40
89,44
0,30
120:60:90
77,7
5,68
44,21
28,91
80,83
0,36
120:60:30
71,4
5,62
39,90
26,97
83,06
0,33
CV (%)
2,51
3,23
4,71
3,30
5,25
4,78
LSD
0,05
2,91
ns
3,05
1,41
7,15
0,02
Đối với năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, xét trong cùng nền phân 60 kg
P
2
O
5
/ha và 60 kg K
2
O/ha, khi tăng lượng N từ 90 lên 120 kg N/ha thì năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu tăng rõ rệt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
tăng tương ứng từ 38,85 và 25,25 tạ/ha đến 42,00 và 27,05 tạ/ha, sự sai khác này có ý
nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên khi lượng đạm tăng lên 150 kg/ha thì năng
suất lý thuyết (36,93 tạ/ha) và năng suất thực thu (25,96 tạ/ha) có xu hướng giảm,
thấp hơn công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Đối với yếu tố phân kali, trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg P
2
O
5
/ha, khi
tăng lượng K
2
O từ 30 đến 60, 90 kg/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
đồng thời cũng tăng theo, tương ứng là 39,90 và 26,97 tạ/ha lên 44,21 và 28,91 tạ/ha, sự
sai khác về năng suất thực thu của công thức bón với liều lượng 90 kg K
2
O/ha so với đối
chứng bón 60 kg K
2
O/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Trong tất cả các công thức phân bón, bón với liều lượng 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+
90 kg K
2
O/ha cho năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu đạt cao nhất,
tương ứng là 44,21 và 28,91 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng bón 120 kg N + 60
kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ chỉ có năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa so sánh ở độ tin
cậy 95%. Công thức bón với liều lượng 90 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha cho
năng suất lý thuyết (38,85 tạ/ha) và năng suất thực thu (25,25 tạ/ha) là thấp nhất
Giống VN35KS có năng suất đạt cao nhất (28,91 tạ/ha) khi LAI đạt 4,16, ở LAI
này tương ứng với lượng phân 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha; khi LAI vượt
quá 4,16 thì năng suất có xu hướng giảm. Do đó đối với giống bông lai VN35KS
trong điều kiện trồng trong vụ đông xuân có tưới tại Duyên hải Nam Trung Bộ để đạt
năng suất cao chúng ta cần điều khiển LAI tối đa khoảng 4,16 ứng với công thức có
lượng phân bón là 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha.
21
Hình 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và năng
suất của giống bông VN35KS
Đối với giống bông lai VN04-4, trong cùng lượng phân 60 kg P
2
O
5
và 60 kg
K
2
O/ha, khi tăng lượng N từ 90 đến 120 kg/ha đã làm tăng số quả/m
2
, số quả/m
2
tăng
từ 72,1 quả lên 78,1 quả, tuy nhiên khi tăng lên 150 kg N/ha thì số quả/m
2
(74,9 quả)
có xu hướng giảm, sự sai khác về số quả/m
2
ở 2 mức bón 90 kg N và 150 kg N/ha so
với đối chứng bón 120 kg N/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010
Công thức
(N:P
2
O
5
:K
2
O/ha)
Số
quả/m
2
M. quả
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
90:60:60
72,1
5,13
36,97
23,94
70,56
0,34
120:60:60 (đ/c)
78,1
5,25
40,98
25,96
72,22
0,36
150:60:60
74,9
5,32
39,87
24,64
72,22
0,34
120:90:60
72,5
5,22
37,90
25,45
71,67
0,36
120:30:60
75,0
5,33
39,96
25,73
76,11
0,34
120:60:90
81,6
5,37
43,84
27,85
76,11
0,37
120:60:30
75,9
5,29
40,07
26,94
76,94
0,35
CV (%)
1,86
1,90
1,92
3,64
4,04
5,44
LSD
0,05
2,25
ns
1,23
1,50
ns
ns
Xét năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cho thấy, trong cùng mức 60 kg P
2
O
5
và 60 kg K
2
O/ha khi tăng liều lượng N bón từ 90 đến 120 kg/ha thì năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu cũng tăng tương ứng từ 36,97 và 24,94 tạ/ha lên 40,98 và 25,96
tạ/ha, sự sai khác này có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, khi bón tăng lên
150 kg N/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm.
22
Trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg P
2
O
5
/ha, khi tăng lượng K
2
O từ 30
đến 60, 90 kg/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đồng thời cũng tăng
theo, tương ứng là 40,07 và 26,94 tạ/ha lên 43,84 và 27,85 tạ/ha, sự sai khác về năng
suất lý thuyết và năng suất thực thu của công thức bón với liều lượng 90 kg K
2
O/ha
so với đối chứng bón 60 kg K
2
O/ha có ý nghĩa thống kê.
Công thức bón với mức 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha cho năng suất đạt
cao nhất, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 43,84 và 27,85 tạ/ha,
cao hơn công thức đối chứng bón 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha có ý nghĩa
so sánh ở độ tin cậy 95%. Công thức bón 90 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha năng
suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất, tương ứng là 36,97 và 23,94 tạ/ha. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên giống VN35KS. Như vậy với các
giống bông lai mới có nhu cầu kali cao hơn so với các giống trước đây.
Hình 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá
và năng suất của giống bông VN04-4
Khi LAI tăng từ 4,12 đến 4,16 thì năng suất thực thu đạt cao nhất (27,85 tạ/ha,
tương ứng với liều lượng phân 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha), khi LAI vượt
quá 4,16 thì năng suất có xu hướng giảm. Do vậy đối với giống bông lai VN04-4, trong
điều kiện gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha và phun PIX 3 lần để điều chỉnh lai tối
thích (4,16) cần bón phân với liều lượng 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha.
3.6 Mô hình ruộng bông năng suất cao tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
3.6.1 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bông VN35KS
Ở ruộng mô hình, tổ hợp các biện pháp trong mô hình thâm canh đều có tác động
đến các chỉ tiêu sinh trưởng, LAI, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông.
Sự sai khác về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông có ý nghĩa giữa mô
hình và đối chứng. Ở mô hình thâm canh trên giống VN35KS, các biện pháp tác động
23
giúp rút ngắn thời gian từ gieo đến tận thu khoảng 3 ngày. Do điều khiển các biện
pháp kỹ thuật nên ruộng bông mô hình có LAI đạt tối ưu (4,17) cao hơn so với ruộng
đối chứng (3,50), vì vậy các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ruộng mô
hình đều cao hơn so với ruộng đối chứng. Số quả/m
2
cao hơn khoảng 10 quả/m
2
; cho
năng suất lý thuyết (đạt 37,41 tạ/ha) cao hơn đối chứng 6,12 tạ/ha, năng suất thực thu
đạt 28,6 tạ/ha cao hơn đối chứng 4,0 tạ/ha.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các mô hình đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS tại Bình Thuận năm 2011
Mô hình
Thời gian
gieo - quả
nở (ngày)
Thời gian
gieo - tận
thu (ngày)
LAI 85
ngày sau
gieo
Mật độ
cuối vụ
(cây/m
2
)
Số
quả
/m
2
Khối
lượng
quả (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Đối chứng
109,0
136,2
3,50
5,3
61,6
5,1
31,29
24,6
Mô hình
108,8
133,6
4,17
7,2
71,0
5,3
37,41
28,6
CV (%)
1,2
2,0
4,11
3,0
7,7
2,4
9,3
-
LSD
0,05
ns
ns
0,2
0,2
6,4
0,15
3,95
-
3.6.2 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bông VN04-4
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các mô hình đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN04-4 tại Bình Thuận năm 2011
Mô hình
Thời gian
gieo - quả
nở (ngày)
Thời gian
gieo - tận
thu (ngày)
LAI 75
ngày sau
gieo
Mật độ
cuối vụ
(cây/m
2
)
Số
quả
/m
2
Khối
lượng
quả (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Đối chứng
108,2
138,0
3,28
5,3
57,3
5,2
29,79
21,5
Mô hình
108,6
135,2
4,10
7,3
68,5
5,4
36,73
27,2
CV (%)
1,0
1,4
5,7
2,9
6,7
1,2
6,8
-
LSD
0,05
ns
2,4
0,3
0,2
5,3
0,1
2,8
-
LAI của mô hình thâm canh giai đoạn 85 ngày sau gieo đạt 4,10 cao hơn so với
công thức đối chứng (3,28) có ý nghĩa so sánh. Các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của mô hình cao hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh. Công thức mô hình có
số quả/m
2
cao hơn so với đối chứng 11 quả. Khối lượng quả của mô hình đạt 5,4 g,
trong lúc đó công thức đối chứng chỉ đạt 5,2 g. Trên mô hình thâm canh, năng suất lý
thuyết đạt 36,73 tạ/ha, cao hơn 7 tạ/ha so với đối chứng; năng suất bông hạt thực thu
đạt 34,2 tạ/ha cao hơn đối chứng 5,7 tạ/ha.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1 Kết luận
1) Đã phát hiện được quy luật diễn biến của một số chỉ tiêu sinh lý trên các giống
bông nghiên cứu (VN15, VN01-2, VN04-4, VN35KS, KN06-8 và BD24/D20-24).
Chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần tăng dần theo quá trình sinh trưởng và
đạt tối đa vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) sau đó giảm dần
cho đến cuối vụ. Số quả trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định lớn nhất đến năng
24
suất bông trong các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất đạt cao nhất (29,37 tạ/ha)
khi chỉ số diện tích lá tối đa (giai đoạn cây bông ra hoa rộ) ở ngưỡng nhất định (4,07),
khi chỉ số diện tích lá tăng lên hoặc giảm xuống ngưỡng đó thì năng suất có xu hướng
giảm. Giống có năng suất cao có hàm lượng diệp lục trong lá vào giai đoạn ra hoa rộ
có xu hướng cao hơn các giống khác
2) Trên 2 giống bông nghiên cứu VN35KS, VN04-4, trong điều kiện không phun
PIX, mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá, số quả/m
2
và năng
suất bông. Mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất
(giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha) tương ứng với chỉ số
diện tích lá tối đa của 2 giống vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo)
là 5,66 và 5,51. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng suất ở chỉ số diện tích lá
tối ưu (khoảng 4,07).
3) Xử lý chất điều hoà sinh trưởng PIX lên giống bông lai VN35KS và VN04-4 đã làm
giảm chiều cao cây, chiều dài cành quả, chỉ số diện tích lá và tăng hàm lượng diệp lục
trong lá. Số lần xử lý PIX càng tăng và liều lượng càng cao thì tác động giảm sinh trưởng
càng mạnh, đặc biệt làm giảm chỉ số diện tích lá rõ rệt. Điều này cho phép tăng mật độ
trồng bông khi phun PIX. Xử lý PIX 3 lần kết hợp tăng mật độ gieo trồng lên 7,5 vạn
cây/ha tương ứng với chỉ số diện tích lá tối ưu 4,13 và 4,19 cho năng suất giống VN35KS
(28,57 tạ/ha) và VN04-4 (27,37 tạ/ha) đạt cao nhất.
4) Đối với giống bông lai VN35KS và VN04-4, với các mức phân bón nghiên
cứu thì phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá, liều lượng đạm bón
càng cao thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi giai đoạn. Trên nền phân bón 120 kg
N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha, năng suất thực thu của giống VN35KS (28,91
tạ/ha) và giống VN04-4 (27,85 tạ/ha) đạt cao nhất ở chỉ số diện tích lá tối đa là 4,16,
khi chỉ số diện tích lá vượt quá ngưỡng này thì năng suất có xu hướng giảm.
5) Kết quả thực nghiệm ngoài sản xuất đã khẳng định tính đúng đắn của các kết quả
nghiên cứu thu được, mô hình ruộng bông đạt năng suất cao ở chỉ số diện tích lá tối ưu
đạt 4,07-4,17 vào thời kỳ cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo). Bằng các biện pháp
kỹ thuật tối ưu với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha, với liều lượng phân bón 120 kg N +
60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha và được xử lý PIX 3 lần, giống VN35KS đã đạt được năng
suất 28,6 tạ/ha, vượt đối chứng 16,26%, tương ứng 4,0 tạ/ha và giống VN04-4 đạt năng
suất 27,20 tạ/ha, vượt đối chứng 26,51%, tương ứng 5,7 tạ/ha.
2 Đề nghị
1) Có thể dựa vào LAI giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) dao động
4,07-4,17 làm chỉ tiêu sinh lý để điều khiển ruộng bông năng suất cao. Có thể làm thay
đổi LAI thông qua các biện pháp đó là mật độ gieo trồng, phân bón và phun PIX.
2) Trên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trong điều kiện vụ đông xuân để 2 giống
bông VN35KS và VN04-4 cho hiệu quả cao, khuyến cáo gieo trồng với mật độ 7,5
vạn cây/ha, với liều lượng phân bón 120 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O/ha, kết hợp
với xử lý PIX 3 lần vào giai đoạn cây bông có nụ, bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ với các
liều lượng tương ứng 35 ml, 70 ml và 100 ml.