Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.99 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN - HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

PHẠM THỊ YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN - HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

PHẠM THỊ YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN – HUYỆN DĨ AN –
TỈNH BÌNH DƯƠNG” do Phạm Thị Yến, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển nông thôn,
.
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng


năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con kính gửi đến cha mẹ - Người đã sinh thành, dạy dỗ và tạo điều
kiện cho con có ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và các thầy cô trong
Khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập rèn luyện tại trường.
Xin chân thành cảm ơn
Thầy LÊ VĂN LẠNG giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn cho em
trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Các cô, chú, anh, chị ở UBND Thị trấn Dĩ An và Phòng Kinh tế Huyện Dĩ An đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa
phương.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khả năng, kinh nghiệm và thời gian có giới hạn
nên luận văn này không thể không có thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý nhiệt tình từ quý thầy, cô và các anh chị.

Dĩ An, tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Yến

vi



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ YẾN. Tháng 06 năm 2007. “Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Nước Sinh
Hoạt Trên Địa Bàn Thị Trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”.
PHAM THI YEN. June 2007. “Examine Situation Use of Water For Living in Di
An Town, Di An District, Binh Duong Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên cơ sở phân tích số
liệu điều tra từ 100 hộ dân định cư trên địa bàn Thị trấn Dĩ An và tham khảo các tài liệu
thứ cấp từ các phòng ban thuộc UBND Thị trấn, Phòng Kinh tế và TTYTDP Huyện Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương.
Thị trấn Dĩ An là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội quan trọng của huyện Dĩ An và
tỉnh Bình Dương, là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho việc phát triển các
nhà máy, cụm khu công nghiệp, các khu dân cư tập trung. Điều này có ảnh hưởng tốt đến
kinh tế xã hội của Thị trấn nhưng cũng một phần tác động xấu đến môi trường thiên
nhiên, đặc biệt là môi trường nước. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo
sát tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn Thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương”.
Đề tài tập trung đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã
hội của Thị trấn Dĩ An, đánh giá hiện trạng nguồn nước cũng như nhu cầu nước sạch sử
dụng trong sinh hoạt của các hộ dân. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung tìm hiểu những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, vấn đề xử lý chất thải và vai trò của chính
quyền địa phương trong việc cấp nước cho các hộ dân và trong công tác quản lý việc khai
thác nguồn nước ngầm. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình cung cấp,
sử dụng và bảo vệ nguồn nước phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

vii


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu


3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

5
5
5

2.1.1.1. Vị trí địa lý

5

2.1.1.2. Địa hình

5

2.1.1.3. Khí hậu

6

2.1.1.4. Thủy văn

6


2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

6

2.1.2.1. Tài nguyên đất

6

2.1.2.2. Tài nguyên nước

7

2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

8

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

8

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

8

2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

8

2.2.3.1. Nông nghiệp


8

2.2.3.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

9

v


2.2.3.3. Thương mại - Dịch vụ

9

2.2.4. Dân số - Lao động

10

2.2.5. Dân tộc – Tôn giáo

10

2.2.6. Thực trạng phát triển đô thị

11

2.2.7. Hiện trạng sử dụng đất

11


2.2.8. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

12

2.2.8.1. Giao thông

12

2.2.8.2. Thủy lợi

13

2.2.8.3. Giáo dục – Đào tạo

13

2.2.8.4. Y tế

14

2.2.8.5. Văn hóa Thể dục - Thể thao

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16


3.1.1. Một số khái niệm cơ bản

16

3.1.1.1. Khái niệm nước sạch

16

3.1.1.2. Khái niệm chung về ô nhiễm nước

17

3.1.2. Tài nguyên nước

18

3.1.2.1. Tài nguyên nước mặt

19

3.1.2.2. Tài nguyên nước ngầm

19

3.1.3. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước

20

3.1.3.1. Hạn hán


20

3.1.3.2. Ngập lụt

20

3.1.3.3. Sự úng nước

20

3.1.3.4. Nước ngọt bị ô nhiễm

21

3.1.4. Tầm quan trọng của nước
3.2. Phương pháp nghiên cứu

21
22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc trưng về nhóm hộ điều tra

23
23

4.1.1. Quy mô hộ

23
vi



4.1.2. Trình độ học vấn

24

4.1.3. Cơ cấu độ tuổi lao động

25

4.1.4. Nghề nghiệp

26

4.1.5. Thu nhập và chi tiêu bình quân

27

4.2. Nước sinh hoạt

29

4.2.1. Hiện trạng nguồn nước

29

4.2.2. Các nguồn nước đang sử dụng tại địa phương

29


4.2.3. Chi phí nước trong tổng chi tiêu của hộ gia đình

31

4.2.4. Nhận thức của người dân về Nước sạch

33

4.2.5. Nhu cầu nước sạch của người dân địa phương

33

4.2.6. Những nguyên nhân khiến người dân không muốn chuyển
qua sử dụng nước máy

37

4.2.7. Cách thức xử lý nước ăn, uống của các hộ dân trên địa bàn
Thị trấn

38

4.3. Ý thức của người dân Thị trấn Dĩ An trong việc khai thác, sử dụng
và bảo vệ nguồn nước

39

4.4. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước

40


4.5. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Thị trấn

41

4.5.1. Ô nhiễm sinh học

41

4.5.2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

42

4.5.3. Ô nhiễm vật lý

42

4.5.4. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp

42

4.6. Hậu quả của ô nhiễm nước đối với sức khỏe người dân

43

4.7. Vấn đề xử lý chất thải trên địa bàn Thị trấn Dĩ An

44

4.7.1. Xử lý rác thải


44

4.7.2. Xử lý nước thải

45

4.7.2.1. Hiện trạng thoát nước

45

4.7.2.2. Vấn đề xử lý nước thải

45

4.8. Vai trò của chính quyền địa phương
vii

46


4.8.1. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc cấp nước
cho Thị trấn

46

4.8.2. Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý
việc khai thác nguồn nước ngầm
4.9. Đề xuất các giải pháp


46
47

4.9.1. Giải pháp tổ chức, quản lý

47

4.9.1.1. Đối với chính quyền địa phương

47

4.9.1.2. Đối với người dân địa phương

48

4.9.2. Giải pháp quản trị tài nguyên nước

49

4.6.3.1. Giảm hao phí nước trong hoạt động công nghiệp

49

4.6.3.2. Giảm hoang phí nước sinh hoạt

49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50


5.1. Kết luận

50

5.2. Đề nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT–QĐ

Bộ Y tế - Quyết định

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính


HS, SV

Học sinh, Sinh viên

KDC

Khu dân cư



Lao động

NN

Nông nghiệp

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mô Tả Đơn Vị Đất Thị Trấn Dĩ An

7

Bảng 2.2. Tình Hình Trồng Trọt của Thị Trấn Năm 2006

8

Bảng 2.3. Tình Hình Chăn Nuôi Thị Trấn Dĩ An

9

Bảng 2.4. Tình Hình Biến Động Dân Số Qua Các Năm

10

Bảng 2.5. Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Dĩ An Năm 2006

12

Bảng 2.6. Một Số Chỉ Tiêu Giáo Dục Năm 2006

13

Bảng 2.7. Chỉ Tiêu Y Tế Qua Các Năm


14

Bảng 3.1. Các Chỉ Tiêu Giám Sát Cấp Độ A

17

Bảng 4.1. Quy Mô Hộ Theo Nhân Khẩu

23

Bảng 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn

24

Bảng 4.3. Cơ Cấu Độ Tuổi Lao Động

25

Bảng 4.4. Cơ Cấu Các Ngành Nghề

26

Bảng 4.5. Thu Nhập và Chi Tiêu Bình Quân của Hộ Gia Đình

27

Bảng 4.6. Các Nguồn Thu của Các Hộ Dân trên Địa Bàn Thị Trấn

28


Bảng 4.7. Các Nguồn Nước Đang Sử Dụng ở Từng Khu Phố

30

Bảng 4.8. Lượng Nước Sinh Hoạt Trung Bình ở Các Khu Phố

32

Bảng 4.9. Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch

33

Bảng 4.10. Mối Liên Hệ Giữa Thu Nhập Bình Quân và Nhu Cầu Nước Sạch
của Các Hộ Gia Đình

35

Bảng 4.11. Mối Liên Hệ Giữa Nhận Định về Chất Lượng Nguồn Nước và
Nhu Cầu Nước Sạch của Các Hộ Dân

36

Bảng 4.12. Chi Phí Đầu Tư Cho Hệ Thống Cấp Nước của Hộ Gia Đình

37

Bảng 4.13. Cách Thức Xử Lý Nước Ăn Uống của Các Hộ Dân
trên Địa Bàn Thị Trấn

38


Bảng 4.14: Các Bệnh Liên Quan Đến Nguồn Nước trong 6 tháng đầu năm 2007

44

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn ở Từng Khu Phố

25

Hình 4.2. Cơ Cấu Độ Tuổi Lao Động trên Địa Bàn Thị Trấn

26

Hình 4.3. Cơ Cấu Các Ngành Nghề Thị Trấn Dĩ An

27

Hình 4.4. Các Nguồn Nước Đang Sử Dụng tại Địa Phương

29

Hình 4.5. Chi Phí Nước Trong Tổng Chi Tiêu của Hộ Gia Đình

31


Hình 4.6. Nhu Cầu Nước Sạch của Các Hộ Đang Sử Dụng Nước Giếng

34

Hình 4.7. So Sánh Tiêu Chuẩn Cấp Nước ở Việt Nam Với Lượng Nước
Sử Dụng Bình Quân của Thị Trấn Dĩ An

40

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Phiếu Điều Tra Tình Hình Sử Dụng Nước Sinh Hoạt của Các Hộ Dân trên Địa
Bàn Thị Trấn Dĩ An
Phụ Lục 2. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Ăn Uống
Phụ Lục 3. Thành Phần Đặc Trưng của Nước Thải Sinh Hoạt
Phụ Lục 4. Thành Phần Nước Thải Một Số Ngành Công Nghiệp

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả
đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống, thiếu nước thì cả nền văn
minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan
trọng của nước. Các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật

chất. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, các nền văn minh lớn của nhân
loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: Nền văn minh
Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak
hiện nay), nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ,
nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc và nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam,...
(Con người và Môi trường, NGND, GS. TS. Trần Phước Ðường, 1999).
Con người cần nước từ khi mới chào đời cho đến khi mất đi. Con người, với
khả năng phi thường có thể nhịn ăn được một tháng song lại không thể nhịn khát quá
một tuần.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 05/03/2003 được thảo luận tại
diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16/03/200323/03/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại
do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng
lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có
khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu
người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ
sinh nghèo nàn.
Còn ở Việt Nam, nếu xét chung cho cả nước thì tài nguyên nước mặt của nước
ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế


giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ
theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn
phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Một đặc điểm quan trọng
nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại
được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê
Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Hậu quả là một phần đáng kể lượng nước
được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao trong phần lãnh thổ nước đó.
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21
càng làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước, tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.

Như vậy, tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển
bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một
vấn đề lớn cần được quan tâm.
Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và
lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, những hoạt động tự phát, không có quy
hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp
lý và thải chất thải bừa bãi vào các thủy vực,... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất
nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng
khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng
mưa ít.
Trong những năm gần đây, Huyện Dĩ An nói chung và Thị trấn Dĩ An của Tỉnh
Bình Dương nói riêng đang trên đà phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ. Nền công
nghiệp phát triển đã làm cho đời sống của người dân nơi đây có nhiều chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi cũng như nhiều vấn đề đặt ra cho bước đường phát triển
của Thị trấn Dĩ An như vấn đề nhà ở, việc làm,…đặc biệt là vấn đề nước sinh hoạt mà
nếu không giải quyết thì về lâu về dài Dĩ An sẽ gánh chịu ô nhiễm môi trường. Nước
có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng đó phải là nguồn nước sạch.
Ngược lại, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì lại có tác hại rất lớn đến sức khoẻ của cộng
đồng. Nguồn nước sông ngòi bị ô nhiễm chủ yếu do chất thải của con người và động
vật. Việc ô nhiễm có lúc trở thành nguyên nhân truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, có khi
lan truyền gây tử vong cho nhiều người. Như vậy, nguồn nước mà người dân đang sử
2


dụng trong sinh hoạt tại Thị trấn có đảm bảo không? Những nguyên nhân nào dẫn đến
tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm? Và, phải làm sao để người dân Thị trấn Dĩ An có
nguồn nước tốt hơn để sử dụng trong sinh hoạt? Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN - HUYỆN DĨ

AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ
dân trên địa bàn Thị trấn Dĩ An.
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nước.
Tìm hiểu nhận thức và nguyện vọng của người dân về nguồn nước sạch.
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình cung cấp, sử dụng và bảo vệ
nguồn nước của người Thị trấn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thị trấn Dĩ An - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/04/2007 đến ngày 15/06/2007.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương có nội dung như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết, mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu được chọn.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên các nội dung chính trong bài nghiên cứu, những cơ sở lý thuyết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu được dùng để tham khảo cũng như những phương pháp để
tiến hành nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Giới thiệu một cách chi tiết về địa điểm thực hiện nghiên cứu với các thông tin
cần thiết cho đề tài nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như
những thuận lợi, khó khăn,…của địa điểm thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

3


Phân tích, nhận định, đánh giá tình hình thực tế của địa phương và các nội dung
chính của luận văn từ những thông tin thu thập được trong quá trình điều tra. Từ đó đề

xuất một số giải pháp cho vấn đề được nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Trình bày ngắn gọn kết quả của nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị nhằm thực
hiện có hiệu quả các giải pháp đã nêu ở chương 4.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Dĩ An là trung tâm kinh tế chính trị của huyện, nằm ở vị trí cửa ngõ
vào các thành phố lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế giao thông
với đường xuyên Á, tỉnh lộ ĐT 743, tuyến đường sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ lớn dự
kiến mở nối các tỉnh xung quanh. Đây là những điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho
Thị trấn phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao.
Thị trấn Dĩ An nằm ở phía Nam của Huyện Dĩ An với diện tích tự nhiên là
1043,47 ha, có tứ cận được xác định:
 Phía Bắc giáp xã Tân Đông Hiệp
 Phía Nam giáp xã An Bình
 Phía Đông giáp xã Đông Hoà
 Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.2. Địa hình
Thị trấn Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, biến đổi thấp dần từ Tây sang
Đông với độ dốc trung bình từ 3 - 80, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Độ cao trung bình từ 20 - 40 m, thoát nước tốt, kết cấu địa chất vững chắc phù
hợp với xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư, các trung tâm hành chính,

thương mại.


2.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Dĩ An nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nhiệt độ trung bình từ 25,8oC – 26,9oC, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ thấp nhất vào tháng 4 và cao nhất vào tháng 12.
Độ ẩm trung bình 82% năm. Tháng cao nhất 75% (tháng 2), tháng thấp nhất
91% (tháng 9).
Lượng mưa bình quân tương đối cao (từ 1.600 – 1.700 mm/năm) và phân hoá
theo 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào
tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới trên 90% lượng mưa cả năm, mùa khô nắng
nhiều, bức xạ lớn, lượng nước bốc hơi cao chiếm khoảng 75 - 80% gây ra hạn hán. Vì
vậy đối với sản xuất nông nghiệp việc chọn các loại cây trồng phù hợp mang ý nghĩa
rất quan trọng.
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 - 2.800 giờ/năm, tháng có giờ nắng
cao nhất là tháng 12.
2.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn Thị trấn hệ thống sông suối hầu như là không có, lượng nước
chính cung cấp cho Thị trấn là từ nguồn nước ngầm. Trong tương lai nguồn nước
chính của thị trấn sẽ được cung cấp từ sông Đồng Nai.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Thị trấn Dĩ An có diện tích tự nhiên tương đối lớn 1.043,47 ha chiếm 17,36%
tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, có 2 loại đất chính là đất nâu vàng trên phù sa
cổ và đất xám gley.

6



Bảng 2.1. Mô Tả Đơn Vị Đất Thị Trấn Dĩ An
Loại đất
Đất xám gley

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

34,13

3,27

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

1.009,34

96,73

Tổng

1.043,47

100,00
(Nguồn: UBND Thị trấn Dĩ An)

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: chiếm phần lớn diện tích ở Thị trấn, là loại đất

được tạo thành từ hai loại đá phiến và mẫu chất phù sa cổ, có giá trị sử dụng cao đối
với sản xuất nông nghiệp bởi giàu dưỡng chất, thích hợp với trồng cây lâu năm như
cao su, tiêu, cây ăn quả,…
Đất xám gley: đây là loại đất được hình thành trên bậc thềm phù sa cổ, có thành
phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, đất có phản ứng chua, giữ nước kém, do đó thích
hợp canh tác các loại cây họ đậu. Ngoài ra, nếu đầu tư cải tạo nguồn nước có thể luân
canh với lúa, rau màu và trồng một số cây lâu năm.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Hệ thống sông suối trong Thị trấn hầu như không có. Về mùa mưa, nước phần
lớn tự ngấm. Các trận mưa lớn nước chảy theo các rãnh tự nhiên. Mùa khô các rãnh
không có nước.
Nguồn nước ngầm
Huyện Dĩ An nằm trong vùng có lượng nước ngầm khá dồi dào và có chất
lượng tốt. Tại đây nước ngầm được chứa trong các tầng đất đá chủ yếu sau:
 Nước chứa trong tầng trầm tích hiện tại phân bố dọc theo sông Đồng Nai,
lưu lượng khoảng 0,1 - 0,5 lít/s, chất lượng tốt.
 Nước chứa trong tầng phù sa cổ, tầng chính lưu: hầu hết các công trình lấy
nước đều nằm trong tầng này, chất lượng tốt, lưu lượng giếng khoan 63-150
m3/h.

7


2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Thị trấn, Đảng bộ Thị trấn đã lãnh đạo
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đúng định hướng. Thị trấn đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng, phát
triển kinh tế. Trong năm 2005 tổng kết dư ngân sách của toàn Thị trấn trên 2 tỉ đồng.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Thị trấn chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng dần tỉ trọng
ngành công nghiệp. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn là Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp, trong đó chú trọng phát
triển ngành dịch vụ cho tương xứng với ngành công nghiệp.
2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.3.1. Nông nghiệp
Trồng trọt: Được quan tâm đầu tư, bằng các chương trình chuyển giao khoa
học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại giống mới trong trồng trọt và chăn
nuôi, nhiều hộ đã tiếp cận được kĩ thuật, thay đổi cây trồng có giá trị kinh tế, tăng thu
nhập và trở thành nông dân điển hình sản xuất giỏi. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp
có những khó khăn do thay đổi cơ cấu sử dụng đất, quy mô sản xuất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, diện tích gieo trồng ngày càng giảm và một số diện tích đất manh mún
bỏ hoang. Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn 7,2 ha chủ yếu trồng các loại cây
phân tán và rau đậu, một số hộ đã chuyển sang trồng cây kiểng bonsai và nấm bào
ngư.
Bảng 2.2. Tình Hình Trồng Trọt của Thị Trấn Năm 2006
Loại cây trồng

Diện tích

Năng suất trung bình Sản lượng

(ha)

(Tạ/ha)

(Tấn)




1

144

14,40

Rau các loại

1

20

1,40

(Nguồn: UBND Thị Trấn Dĩ An)

8


Chăn nuôi: Chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp, nhưng trong những năm gần
đây có chiều hướng giảm do thiếu đồng cỏ, mặt bằng và bệnh dịch cúm gia cầm kéo
dài, hiệu quả sản xuất thấp.
Bảng 2.3. Tình Hình Chăn Nuôi Thị Trấn Dĩ An
ĐVT: Con
Loại vật

Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

Nuôi

2001

2002

2003

2004

2005

174

200

397

320

218

Heo


1.085

1.470

2.900

2.900

2.900

Gia cầm

9.600

5.428

4.763

3.600

3.200



(Nguồn: UBND Thị trấn Dĩ An)
Hạn chế: Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều, chưa quy hoạch xác
định cây trồng, vật nuôi có hiệu quả để hướng dẫn nhân dân đầu tư sản xuất.
2.2.3.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn Thị trấn có 2 khu Công nghiệp là: Sóng Thần I và Sóng Thần II,
đến nay đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hoạt động đạt hiệu quả cao, thu

hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong năm 2005 có 225 công ty xí nghiệp
trong các khu công nghiệp đang hoạt động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Ngành nghề truyền thống sản xuất tăm nhang vẫn tiếp tục duy trì nhưng đang
gặp khó khăn và có chiều hướng giảm do thiếu nguyên liệu, hiệu quả sản xuất thấp.
Hạn chế: Hiện tại, Thị trấn Dĩ An chưa có giải pháp cụ thể để phát triển mạnh
các ngành nghề truyền thống của địa phương. Việc ổn định đời sống nhân dân vùng
giải tỏa bằng việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp
còn nhiều hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, việc xử lý các
trường hợp gây ô nhiễm chưa triệt để.
2.2.3.3. Thương mại - Dịch vụ
Thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, giải quyết khá đông lao động có việc
làm, tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Đã huy động nguồn vốn của các tiểu thương đầu
tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng chợ Dĩ An, chợ Thống Nhất, Trung tâm thương
9


mại Sóng Thần (tổng số vốn đầu tư gần 90 tỷ đồng), tạo mỹ quan khang trang kinh
doanh mua bán theo hướng văn minh đô thị.
Ngoài ra trong năm 2005 có 1.251 hộ kinh doanh, thương nghiệp, dịch vụ, ăn
uống tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Phát triển nhanh nhất là dịch vụ cho thuê nhà
trọ, hiện có 1.133 hộ với 7.275 phòng trọ và hơn 35.655 người thuê trọ. Nhìn chung,
lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn Thị trấn phát triển ngày càng phong phú
và đa dạng, hàng hoá dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.2.4. Dân số - Lao động
Năm 2005 Thị trấn Dĩ An có 6.873 hộ với 28.236 nhân khẩu, mật độ dân số
trung bình là 3,01 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số 4,07%. Trong đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên
là 1,109% và tỉ lệ tăng cơ học là 2,97%.
Bảng 2.4. Tình Hình Biến Động Dân Số Qua Các Năm
Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Người 21.243

22.649


25.218

26.066

27.105

28.236

Tổng
dân số
Tỷ lệ tăng
dân số

%

5,56

6,39

10,73

6,17

3,90

4,07

Hộ


4.426

4.470

4.747

5.502

6.221

6.873

Tổng
số hộ

(Nguồn: UBND Thị Trấn Dĩ An)
2.2.5. Dân tộc – Tôn giáo
Dân tộc
Hầu hết dân cư trên địa bàn Thị trấn là dân tộc Kinh
Tôn giáo
Trên địa bàn Thị trấn hiện có 5 tôn giáo đang hoạt động trong đó:
 Phật giáo: Có 6 chùa, 2 tịnh xá, 1 tịnh thất với 128 tu sĩ trong đó có 44 ni sư
 Thiên chúa: có 1 nhà thờ với 504 giáo dân
10


 Đạo cao đài: có 1 thánh thất với 686 đạo hữu
 Đạo tin lành miền Nam: Có 28 đạo hữu, ngoài ra có 2 tín đồ đạo hồi
2.2.6. Thực trạng phát triển đô thị
Với diện tích 1.043,47 ha, dân số 63.531 người, đây là một đô thị mang tính

chất công nghiệp. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp chiếm 90% tổng dân số toàn Thị trấn.
Có nhiều loại hình công nghiệp như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp da,
vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản,... Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp
ứng được nhu cầu của người dân đô thị.
Trên địa bàn Thị trấn với 2 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Sóng Thần I
và Sóng Thần II đã tạo cho Thị trấn là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của
Tỉnh Bình Dương.
2.2.7. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê năm 2006 tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn là 1.043,47
ha chiếm 17,36% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:
 Diện tích đất nông nghiệp là 105,73 ha chiếm 10,13% tổng diện tích tự
nhiên của Thị trấn.
 Diện tích đất phi nông nghiệp là 937,74 ha chiếm 89,87% tổng diện tích tự
nhiên của Thị trấn.

11


Bảng 2.5. Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Dĩ An Năm 2006
ĐVT: ha
Đối tượng sử dụng đất
Loại đất

Tổng

Hộ gia

số

đình, cá

nhân

Đơn vị quản lý

Tổ chức Tổ chức
trong

cá nhân

nước nước ngoài

Cộng UBND Tổ chức
đồng cấp xã

khác

dân cư

Tổng DT

1.043,47

310,18

210,28

253,42

3,13


83,95 182,51

Tỷ lệ (%)

100,00

29,73

20,15

24,29

0,30

8,04 17,49

110,84

108,54

0

0

0

932,63

201,64


210,29

253,41

3,13

0

0

0

0

Trong đó:
1. Đất NN

2,30

0

2. Đất
phi NN

81,65 182,51

3. Đất chưa
sử dụng

0


0

0

(Nguồn: UBND Thị trấn Dĩ An)
2.2.8. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
2.2.8.1. Giao thông
Hệ thống đường giao thông của Thị trấn tương đối đa dạng, về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu vận tải, thông thương ở trong cũng như ở ngoài Thị trấn. Trong đó các
tuyến đường giao thông chính trên địa bàn Thị trấn do huyện quản lý như: ĐT 743, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Dĩ An - Lái Thiêu, Dĩ An - Bình Đường,… hầu hết là
loại đường nhựa. Một số tuyến đường giao thông do Thị trấn quản lý chủ yếu là loại
đường đá và đường nhựa.
Ngoài ra trên địa bàn Thị trấn còn có tuyến đường sắt Quốc gia chạy qua với ga
hàng hóa Sóng Thần, đây là đầu mối đường sắt vận chuyển quan trọng nhất ở phía
Nam (có 9 đường phụ). Theo quy hoạch của ngành đường sắt, ga này sẽ được mở rộng
tại xã An Bình khoảng 70 ha.

12


×