Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TP. HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LỰA CHỌN NƠI MUA LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.15 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TP. HỒ CHÍ
MINH TRONG VIỆC LỰA CHỌN NƠI MUA
LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

TỪ THỊ THANH TRÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NƠNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "PHÂN TÍCH HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TP. HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LỰA CHỌN NƠI MUA
LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM" do TỪ THỊ THANH TRÀ, sinh viên khóa 29, ngành
KINH TẾ NƠNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày________.

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí
Minh cùng tồn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế đã trang bị vốn kiến thức thật sự quý
báu cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Thị Bích Phương, người đã
tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian thực
tập vừa qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến:
- Các cô chú ở các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm cùng các hộ gia đình trên
địa bàn Thành phố đã cung cấp những thơng tin thiết thực về người tiêu dùng phục vụ
cho việc nghiên cứu của khóa luận.
- Các bạn bè đã ln quan tâm giúp đỡ và ủng hộ em.

Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân luôn bên
cạnh và hỗ trợ cho em hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần đó là cha mẹ, các cô, các
cậu đặc biệt là mẹ của em.
Xin chân thành cảm ơn !

TP. HCM, ngày 5 tháng 7 năm 2007
Sinh viên

Từ Thị Thanh Trà


NỘI DUNG TÓM TẮT
TỪ THỊ THANH TRÀ. Tháng 7 năm 2007. "Phân Tích Hành Vi Người Tiêu
Dùng TP. Hồ Chí Minh trong Việc Lựa Chọn Nơi Mua Lương Thực - Thực
Phẩm".
TU THI THANH TRA. July 2007. "Research The Ho Chi Minh City
Consumer Behavior on Choosing Where To Buy Food".
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên thông tin từ các hộ gia đình thơng qua
phỏng vấn điều tra với dung lượng mẫu là 155 hộ đại diện cho 19 quận và 5 huyện
ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Các số liệu thu thập được sẽ được thống kê mô tả nhằm
phục vụ cho việc tìm hiểu về thói quen mua LT - TP của NTD và về đặc điểm của một
số loại hình phân phối LT - TP trên địa bàn thành phố hiện nay.
Qua việc kiểm định tính độc lập của hai biến số, khóa luận đã xác định những
yếu tố thuộc về đặc điểm của người NTD có ảnh hưởng lớn đến hành vi lựa chọn nơi
mua LT - TP đó là: giới tính, tình trạng cá nhân, thu nhập cá nhân, thu nhập hộ, vùng,
thái độ, lối sống và một số các yếu tố khác như: nơi NTD nghĩ ngay đến khi có nhu
cầu mua LT - TP, mặt hàng LT - TP cần mua, đánh giá của NTD về mức độ quan
trọng và mức độ hài lòng đối với số lượng - chủng loại, chất lượng - giá cả, xuất xứ
nguồn hàng - ATVSTP, cách thức bày biện - bán hàng, các hoạt động khuyến mãi đổi trả và không gian mua hàng cũng như là sự đánh giá của NTD về những đặc điểm
nổi bật mà họ dễ nhận thấy được của một số loại hình phân phối.

Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng kỹ thuật ước lượng khoảng cho trung bình và
tỉ lệ đám đơng để ước lượng các thông số thị trường quan trọng đại diện cho tổng thể
nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về NTD thành phố trong việc lựa chọn nơi mua
LT - TP. Cuối cùng căn cứ vào các thông tin thu thập được từ phỏng vấn và các kết
quả có được trong q trình phân tích, khóa luận đã đưa ra những vấn đề cần cải thiện
cho một số loại hình phân phối hàng LT - TP nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu mua
sắm của các đối tượng NTD.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.5. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu


5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên TP. Hồ Chí Minh

5

2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội TP. Hồ Chí Minh

5

2.2.3. Điều kiện kinh tế TP. Hồ Chí Minh

8

2.2.4. Tổng quan về người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

10
14
14

3.1.1. Đặc điểm thị trường người tiêu dùng

14

3.1.2. Mơ hình hành vi của người mua

14


3.1.3. Q trình thơng qua quyết định mua hàng

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

22

3.2.3. Mô tả về số mẫu điều tra đã thực hiện

22

3.2.4. Các phương pháp phân tích chung

26

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thói quen mua LT - TP của NTD TP.Hồ Chí Minh


27
27

4.1.1. Nơi NTD thường mua LT - TP

27

4.1.2. Những mặt hàng LT - TP thường mua

29

4.1.3. Đối tượng mà NTD mua LT - TP phục vụ cho

30

4.1.4. Mức độ thường xuyên, thời điểm và thời gian mua LT - TP

30

4.1.5. Khoảng cách và phương tiện đến địa điểm mua LT - TP

32

4.1.6. Số tiền trung bình chi cho LT - TP trong một lần mua

33

4.2. Nguyên nhân và sự quyết định việc lựa chọn nơi mua LT - TP


34

4.2.1. Nguyên nhân lựa chọn nơi mua LT - TP

34

4.2.2. Sự quyết định của NTD trong việc lựa chọn
nơi mua LT - TP

35

4.3. Đánh giá của NTD về mức độ quan trọng của từng yếu tố

36

4.4. Đánh giá của NTD về sự hài lịng của họ đối với từng loại hình

38

4.4.1. Đánh giá của NTD về sự hài lòng của họ đối với các loại
hình phân phối hàng LT - TP truyền thống

38

4.4.2. Đánh giá của NTD về sự hài lòng của họ đối với các loại
hình phân phối hàng LT - TP hiện đại
4.5. Nơi NTD thích mua tương ứng với từng mặt hàng LT - TP

40
43


4.6. Đánh giá của NTD về đặc điểm của một số loại hình phân phối
hàng LT - TP

44

4.7. Khuynh hướng lựa chọn nơi mua LT - TP của NTD

46

4.7.1. Khuynh hướng lựa chọn nơi mua LT - TP trong tương
lai của NTD

46

4.7.2. Đánh giá của NTD về sự cần thiết của chợ

47

4.7.3. Nơi NTD nghĩ ngay đến khi có nhu cầu mua LT - TP

48

4.8. Các yếu tố thuộc về đặc điểm của NTD có ảnh hưởng đến
hành vi lựa chọn nơi mua LT - TP

49

4.8.1. Kiểm định các yếu tố thuộc về đặc điểm NTD ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn nơi mua LT - TP


vi

50


4.8.2. Mối quan hệ giữa nơi mua LT - TP thường xuyên nhất và
nơi NTD nghĩ ngay đến khi có nhu cầu mua LT - TP

53

4.8.3. Phân tích các yếu tố thuộc về đặc điểm của NTD có
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi mua LT - TP
4.9. Ước lượng các thông số thị trường nghiên cứu

54
62

4.9.1. Ước lượng khoảng trung bình cho các thơng số
thị trường

62

4.9.2. Ước lượng khoảng tỉ lệ cho các thông số thị trường

64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68


5.1. Kết luận

68

5.2. Đề nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP

An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CH

Cửa Hàng


CHTP

Cửa Hàng Thực Phẩm

CN

Công Nghiệp

CNH - HĐH

Cơng Nghiệp Hố - Hiện Đại Hóa

DV

Dịch Vụ

GDP

Gross Domestic Product (Tổng Sản Phẩm Quốc Nội)



Gia Đình

HS - SV

Học Sinh - Sinh Viên

KH


Khách Hàng

LT - TP

Lương Thực - Thực Phẩm

LVTNĐH

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

NSTP

Nông Sản Thực Phẩm

NTD

Người Tiêu Dùng

PT

Phương Tiện

TP

Thực Phẩm

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân Số và Biến Động Dân Số

6

Bảng 2.2. Dân Số Chia theo Giới Tính, Quận - Huyện, Nông Nghiệp- Phi Nông
Nghiệp Năm 2005

7

Bảng 2.3. Tổng GDP, GDP Bình Quân và Tốc Độ Tăng GDP, GDP Bình Quân
(theo Giá So Sánh 1994) qua Các Năm

9

Bảng 3.1. Sự Phân Bố 155 Mẫu Điều Tra trong Các Quận/Huyện ở Thành Phố

23

Bảng 3.2. Cơ Cấu Số Thành Viên trong Hộ, Giới Tính và Tình Trạng Cá Nhân
qua Mẫu Điều Tra

23

Bảng 3.3. Cơ Cấu Dân Tộc và Tôn Giáo qua Mẫu Điều Tra


24

Bảng 3.4. Cơ Cấu Các Nhóm Tuổi và Trình Độ Học Vấn qua Mẫu Điều Tra

25

Bảng 3.5. Cơ Cấu Nghề Nghiệp, Thu Nhập Cá Nhân và Thu Nhập Hộ qua Mẫu
Điều Tra

25

Bảng 4.1. Những Nơi NTD Thường Mua LT - TP Nhất

27

Bảng 4.2. Những Mặt Hàng LT - TP Thường Mua ở Từng Loại Hình

29

Bảng 4.3. Đối Tượng NTD Thường Mua LT - TP cho

30

Bảng 4.4. Mức Độ Thường Xuyên và Thời Điểm Mua LT - TP

30

Bảng 4.5. Thời Gian Mua LT - TP trong Một Lần Mua ở Từng Loại Hình


31

Bảng 4.6. Khoảng Cách và Phương Tiện đến Từng Loại Hình Tương Ứng

32

Bảng 4.7. Số Tiền Trung Bình Chi cho LT - TP trong Một Lần Mua

33

Bảng 4.8. Nguyên Nhân Lựa Chọn Nơi Mua LT - TP Tương Ứng với Từng
Loại Hình

34

Bảng 4.9. Lựa Chọn Nơi Mua đối với Từng Mặt Hàng LT - TP

44

Bảng 4.10. Xếp Hạng Các Loại Hình Phân Phối theo Các Yếu Tố

46

Bảng 4.11. Đánh Giá của NTD (theo Độ Tuổi) về Sự Cần Thiết của Chợ

48

Bảng 4.12. Kiểm Định Mối Liên Hệ của Các Yếu Tố đến Quyết Định
Lựa Chọn Nơi Mua LT - TP Thường Xuyên


ix

51


Bảng 4.13. Kiểm Định Mối Liên Hệ của Các Yếu Tố đến Nơi Mua LT - TP
mà NTD Nghĩ Ngay Đến

52

Bảng 4.14. Yếu Tố Nơi Mua Thường Xuyên và Nơi Nghĩ Ngay

53

Bảng 4.15. Yếu Tố Giới Tính và Nơi Mua Thường Xuyên

54

Bảng 4.16. Yếu Tố Tình Trạng Cá Nhân và Nơi Mua Thường Xuyên

55

Bảng 4.17. Yếu Tố Thu Nhập Cá Nhân và Nơi Mua Thường Xuyên

56

Bảng 4.18. Yếu Tố Thu Nhập Hộ và Nơi Mua Thường Xuyên

56


Bảng 4.19. Yếu Tố Vùng và Nơi Mua Thường Xuyên

58

Bảng 4.20. Yếu Tố Thái Độ và Nơi Mua Thường Xuyên

59

Bảng 4.21. Yếu Tố Lối Sống và Nơi Nghĩ Ngay

60

Bảng 4.22. Ước Lượng Mức Độ Quan Trọng của Các Yếu Tố khi NTD
Lựa Chọn Nơi Mua LT - TP

63

Bảng 4.23. Ước Lượng Mức Độ Hài Lòng của NTD đối với Nơi Mua LT - TP
Thường Xuyên

63

Bảng 4.24. Ước Lượng Nơi NTD Lựa Chọn Mua Từng Loại Mặt Hàng LT - TP 64
Bảng 4.25. Ước Lượng Những Nơi NTD TP.HCM Thường Xuyên Mua LT - TP 64
Bảng 4.26. Ước Lượng Các Yếu Tố thuộc về Đặc Điểm NTD trong Trường Hợp
Nơi Mua LT - TP là Chợ

66

Bảng 4.27. Ước Lượng Các Yếu Tố thuộc về Đặc Điểm NTD trong Trường Hợp

Nơi Mua LT - TP là Siêu Thị

67

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mức Chi Tiêu của NTD TP.HCM Năm 2006

11

Hình 2.2. Cơ Cấu Chi Tiêu của Một Thanh Niên Năm 2006

11

Hình 2.3. Tỉ Lệ Các Yếu Tố Chọn Lựa của Người Tiêu Dùng Khi Mua Hàng

12

Hình 2.4. Tỉ Lệ Lựa Chọn Các Kênh Phân Phối

13

Hình 3.1. Mơ Hình Hành Vi của Người Mua

15

Hình 3.2. Mơ Hình 5 Giai Đoạn của Quá Trình Mua Sắm


20

Hình 4.1. Sự Quyết Định Việc Lựa Chọn Nơi Mua LT - TP

36

Hình 4.2. Sự Đánh Giá Mức Độ Quan Trọng của NTD đối với Các Yếu Tố
Liên Quan

37

Hình 4.3. Mức Độ Hài Lịng của NTD đối với Chợ

38

Hình 4.4. Mức Độ Hài Lịng của NTD đối với Siêu Thị

41

Hình 4.5. Đánh Giá của NTD về Sự Khác Biệt giữa Một Số Loại Hình
Phân Phối Hàng LT - TP

45

Hình 4.6. Khuynh Hướng Lựa Chọn Nơi Mua LT - TP trong Tương Lai
của NTD

47


Hình 4.7. Người Tiêu Dùng, Giới Trẻ và Nơi Nghĩ Ngay

49

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Hộ Gia Đình
Phụ lục 2. Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chánh TP. Hồ Chí Minh
Phụ lục 3. Số Liệu Về Mức Độ Quan Trọng Của Các Yếu Tố
Phụ lục 4. Số Liệu Về Mức Độ Hài Lòng Của NTD

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời buổi kinh tế hiện nay nghiên cứu thị trường đặc biệt là tìm hiểu về
tập quán tiêu dùng của các đối tượng khách hàng có liên quan rất cần thiết cho các nhà
đầu tư khi có ý định kinh doanh vào một lĩnh vực nào đó.
Ngày nay thu nhập của người thành phố đã được cải thiện đáng kể. Một khi đời
sống được ổn định và dần nâng cao như vậy thì lối sống của họ cũng sẽ thay đổi theo.
Thực tế là người tiêu dùng thành phố ngày một khó khăn hơn trong vấn đề lựa chọn
hàng hóa và nơi phân phối chúng. Theo kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao
năm 2006 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức đã cho thấy hệ thống phân phối có tính
quyết định trong cạnh tranh giữa các mặt hàng trên thị trường, phân phối ln đứng vị
trí thứ hai trong các yếu tố người tiêu dùng quyết định chọn lựa sản phẩm chỉ sau chất

lượng, trên cả yếu tố giá cả, ấn tượng thương hiệu, sản phẩm mới hay tiếp thị. Điều
này có nghĩa là mọi nỗ lực của nhà sản xuất nhằm giảm giá hay quảng bá, tiếp thị tốt
cách mấy cũng khơng có ý nghĩa nếu điểm bán hàng khơng đáp ứng được những địi
hỏi ngày càng cao và những nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Chẳng hạn như sau hàng loạt các vấn đề về an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe đã khiến người tiêu dùng ngày càng băn khoăn hơn trong việc lựa
chọn nơi buôn bán hàng LT - TP, tuy nhiên NTD thì khác nhau về mọi mặt dẫn đến
hành vi lựa chọn này cũng không giống nhau trong khi đó thị trường hàng LT - TP
hiện nay thì rất phong phú và tiềm năng, các loại hình phân phối chúng cũng khơng
kém phần đa dạng vì vậy nếu có thể biết được hành vi của NTD thành phố hiện nay
trong việc lựa chọn nơi mua LT - TP như thế nào sẽ là một lợi thế cho các nhà kinh
doanh và phân phối mặt hàng này.


Trên cơ sở đó, khóa luận: "Phân Tích Hành Vi Người Tiêu Dùng TP. Hồ Chí
Minh trong Việc Lựa Chọn Nơi Mua Lương Thực - Thực Phẩm" đã được thực
hiện nhằm cụ thể hóa vấn đề trên đồng thời qua đó sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể
về một số các loại hình phân phối hàng LT - TP hiện nay trên địa bàn thành phố.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận được tiến hành với mục tiêu chính là phân tích hành vi người tiêu
dùng Thành phố Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn nơi mua LT - TP. Các mục tiêu cụ
thể gồm:
- Tìm hiểu thói quen mua hàng của NTD và một số loại hình phân phối LT - TP
hiện nay trên địa bàn thành phố.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn nơi
mua LT - TP và ước lượng các thông số thị trường quan trọng.
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ phản ánh được phần nào đặc điểm của
hành vi lựa chọn nơi mua LT - TP của người tiêu dùng đồng thời để kiểm chứng các
giả thiết được đặt ra như sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn nơi mua LT - TP
của người tiêu dùng?
- Hiện nay siêu thị và các loại hình phân phối hiện đại có được người tiêu dùng
chuộng hơn chợ khi mua LT - TP không?
- Trong tương lai liệu loại hình nào có thể thay thế cho chợ trong kinh doanh
hàng LT - TP?
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khố luận
- Phạm vi khơng gian: địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007, trong đó việc thu thập
số liệu là từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2007.
- Phạm vi của nội dung thực hiện: khóa luận chỉ tập trung phân tích hành vi
người tiêu dùng trong việc lựa chọn nơi để mua LT - TP và cũng chỉ đề cập chủ yếu
đến hai loại hình: chợ và siêu thị. Ngồi ra, khóa luận chưa đi sâu vào việc tìm ra giải
pháp cho những vấn đề còn tồn tại của một số loại hình phân phối LT - TP đã được đề
cập đến.
2


1.5. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1 - Đặt vấn đề: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, nêu lý do, ý nghĩa,
mục tiêu, các giả thiết và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2 - Tổng quan: Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến phân
tích hành vi NTD: phân tích hành vi tiêu dùng ở vấn đề gì, phương pháp gì được chọn
để phân tích và đạt được những kết quả gì? Đồng thời cũng sẽ trình bày về các điều
kiện tự nhiên, văn hoá - xã hội, kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, đây là bức tranh tồn
cảnh về thành phố và NTD thành phố trong những năm gần đây.
Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các vấn đề là nền
tảng cho việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, phương pháp thu thập, xử lý số liệu
và các phương pháp phân tích khác đồng thời mô tả một số các đặc điểm của mẫu điều

tra đã được thực hiện.
Chương 4 - Kết quả và thảo luận: Nhận định tổng quát về thói quen mua hàng
LT - TP của NTD và về các loại hình phân phối mặt hàng này trên địa bàn TP.HCM.
Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nơi mua LT - TP của
NTD dựa trên các phương pháp phân tích và tính tốn, sau cùng thực hiện ước lượng
một số các thông số thị trường quan trọng để có một cái nhìn tổng thể hơn về người
tiêu dùng thành phố trong việc lựa chọn nơi mua LT - TP.
Chương 5 - Kết luận và đề nghị: Tóm lược kết quả nghiên cứu đã đạt được và
nêu lên những vấn đề còn tồn tại của một số loại hình phân phối LT - TP đã được đề
cập ở chương 4 nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu mua sắm của các đối tượng người tiêu
dùng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng đã được thực
hiện phần lớn là phân tích hành vi người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể, sản
phẩm đó có thể là sản phẩm của một doanh nghiệp như: "Nghiên Cứu Hành Vi Người
Tiêu Dùng đối với Sản Phẩm Cá Trích Sốt Cà của Cơng Ty Vissan Thành Phố Hồ Chí
Minh" (LVTNĐH, 2004) của tác giả Đinh Thị Minh Hiếu hoặc cũng có thể là một mặt
hàng nhưng khơng phải là sản phẩm của một doanh nghiệp nào cả như: "Nghiên Cứu
Hành Vi Người Tiêu Dùng về Mặt Hàng Cá Nước Ngọt tại Thành Phố Hồ Chí Minh"
(LVTNĐH, 2002) của tác giả Ngơ Diễm Hồng. Về phương pháp phân tích thì có hai
dạng là dùng kỹ thuật hồi quy để ước lượng các mơ hình như: chi tiêu theo thu nhập
hay đường cầu theo các yếu tố ảnh hưởng đến nó và xác định các hệ số co dãn của
chúng. Dạng thứ hai là dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng dựa trên lý thuyết về thị
trường người tiêu dùng và hành vi của người mua. Kết quả nghiên cứu của các đề tài
này sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đồng thời
tận dụng những lợi thế để sản phẩm có thể tồn tại và phát triển trên thị trường nhờ đó
sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho một doanh nghiệp hoặc các
kết quả này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ cho các đối tượng tham gia
vào thị trường của mặt hàng đó.
Khóa luận "Phân tích hành vi người tiêu dùng TP.HCM trong việc lựa chọn nơi
mua LT - TP" cũng dựa trên lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên sự lựa chọn này không phải
dành cho một sản phẩm hay một mặt hàng mà là cho địa điểm mua sắm, để làm rõ hơn
mua những gì tại địa điểm mua sắm này thì khóa luận đã chọn mặt hàng LT - TP làm


đối tượng nghiên cứu. Phương pháp mà khóa luận sử dụng là thống kê mơ tả, so sánh
và phân tích tổng hợp. Thơng qua kết quả đạt được, khóa luận mong muốn sẽ cung cấp
những thông tin về thị trường người tiêu dùng cho các nhà đầu tư khi họ muốn kinh
doanh vào lĩnh vực phân phối hàng LT - TP đặc biệt là ở thị trường TP.HCM.
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
a) Vị trí - Diện tích
TP. Hồ Chí Minh có vị trí rất thuận lợi vì nằm ở trung tâm Nam Bộ, tọa lạc
trong vùng trọng điểm các khu cơng nghiệp của các tỉnh phía Nam.
Diện tích tự nhiên của tồn thành phố là 2.095 km2.
b) Đất đai
Hiện trạng đất đai TP.HCM giai đoạn 1999 - 2006 đã có sự chuyển đổi: tổng
diện tích đất xây dựng tăng 11.227ha, đất ở tăng 5.222ha, đất giao thông tăng 943ha,
đất công nghiệp tăng 2.416ha, đất nông nghiệp giảm mạnh, nhường chỗ cho sự phát
triển các khu dân cư và khu cơng nghiệp do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh. Đây là
xu hướng chuyển đổi phản ánh quy luật tất yếu của một đô thị đang trên đà phát triển.

c) Khí hậu
Tình hình khí hậu và thời tiết ở thành phố ơn hồ, khơng có sự biến động lớn
giữa các năm cũng như giữa các mùa trong năm, nhưng cùng với sự nóng dần của khí
hậu chung trên tồn cầu, sẽ làm cho khí hậu của thành phố trong những năm tới có
phần khơ hạn ảnh hưởng đến đời sống cũng như thị hiếu tiêu dùng hàng LT - TP của
người dân thành phố.
2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội TP. Hồ Chí Minh
a) Tổ chức hành chánh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương
của Việt Nam, hiện được chia thành 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Quận
chia thành phường, huyện chia thành xã và thị trấn. Các quận nội thành bao gồm: quận
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú
Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân. Các huyện ngoại thành bao gồm: huyện Củ Chi, Hóc
Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Tổng cộng thành phố có 259 phường, 58 xã và 5
thị trấn.
5


b) Dân số và biến động dân số
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 là 6.430.880 người, tăng thêm
190.942 người (khoảng 3,06%) so với năm 2005. Tuy nhiên số dân có mặt trong thành
phố thường cao hơn, thêm khoảng 2 triệu dân ngoại tỉnh làm ăn tại thành phố theo mùa
vụ. Vì thế TP.HCM là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hố rất mạnh.
Bảng 2.1. Dân Số và Biến Động Dân Số
Khoản mục

ĐVT

2005


2006

Dân số trung bình

người

6.239.938

So sánh


%

6.430.880

190.942

3,06

Tỉ lệ tăng dân số

o

31,5

30,6

-0,9

- 2,86


Tỉ lệ tăng tự nhiên

o

11,5

10,9

-0,6

-5,22

Tỉ lệ tăng cơ học

o

19,97

19,7

-0,27

-1,35

/oo
/oo
/oo

Nguồn tin: />Nhìn chung trong 2 năm 2005 và 2006, thành phố đang có sự giảm dần về tỉ lệ

tăng dân số nếu trong năm 2005 tỉ lệ tăng dân số là 31,5o/oo thì đến năm 2006 đã giảm
2,86% chỉ cịn 30,6o/oo. Trong đó tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2006 là 10,9o/oo giảm 5,22%
so với năm 2005 điều này cũng tương tự với tỉ lệ tăng cơ học, tuy nhiên tốc độ giảm
của tỉ lệ tăng cơ học có phần ít hơn chỉ ở mức 1,35% so với năm 2005. Mật độ dân số
của thành phố hiện nay là 3.069 người/km2.
Để biết được rõ hơn về thành phần dân số của thành phố, khóa luận sử dụng
thơng tin từ Bảng 2.2 sau, theo đó dân số được chia theo các tiêu chí như: giới tính,
quận - huyện, nông nghiệp - phi nông nghiệp, tuy nhiên do sự hạn chế của nguồn số
liệu về nội dung này ở năm 2006 do đó khóa luận đã sử dụng số liệu của năm 2005,
với các thông tin cụ thể như sau:
Dân số của 19 quận là 5.240.516 người chiếm 83,98% dân số thành phố và dân
số của 5 huyện ngoại thành là 999.422 người, chiếm 16,02%. Dân số nội thành cao
gấp 5 lần so với dân số ngoại thành, số người nữ trong cơ cấu dân số thành phố (52%)
đang chiếm tỷ lệ cao hơn số người nam, đối với dân số phân theo ngành thì người dân
sống bằng nghề nông hiện đang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (4%) và đang chuyển dần sang
phục vụ cho các ngành phi nông nghiệp.

6


Ngồi ra, dân số thành phố cịn có một đặc điểm nữa là dân số trẻ với số người
trong độ tuổi dưới 30 chiếm đến 52,96% tổng dân số, trong đó độ tuổi từ 18 đến 30
chiếm tỉ lệ là 25,18%.
Bảng 2.2. Dân Số Chia theo Giới Tính, Quận - Huyện, Nông Nghiệp - Phi Nông
Nghiệp Năm 2005
Khoản mục

Số người

Cơ cấu (%)


1 Nam

2.996.516

48,0

Nữ

3.243.422

52,0

5.240.516

83,98

Các huyện

999.422

16,02

3. Nông nghiệp

249.502

4,0

5.990.436


96,0

6.239.938

100

2. Các quận

Phi nông nghiệp
Tổng

Nguồn tin: />c) Y tế - Giáo dục
Về chăm sóc y tế: thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu về dịch vụ
y tế chất lượng cao của Việt Nam. Thành phố có gần 100 bệnh viện, trung tâm y tế
công lập và hàng trăm bệnh viện, trung tâm y khoa tư nhân.
Về giáo dục: thành phố đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Các chỉ tiêu về
trường học, lớp học, giáo viên và số học sinh trong năm học 2005 - 2006 đều tăng so
với năm học 2004 - 2005 với tốc độ lần lượt là: 2,1%, 1,9%, 1,2% và 0,9%. Bên cạnh
đó, hiện nay trên địa bàn thành phố cịn có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các
trường quốc tế ở tất cả các cấp học.
d) Dân tộc - Tơn giáo
Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm là các cộng đồng dân cư khác nhau sống
cùng với nhau trong một lịch sử gắn bó lâu đời. Ðó là người Kinh, người Hoa, người
Chăm, người Khơme và một số dân tộc khác như Tày, Mường, Nùng, Thái, Mèo,…
góp phần tạo nên những sắc thái kinh tế, văn hóa phong phú của thành phố.
Riêng về tơn giáo, hiện nay thành phố có khoảng 1.730.778 người theo đạo
chiếm 27,74% dân số trong đó có 1.047.430 người theo Phật giáo (60,52%); 625.935
người theo Công giáo (36,16%); 22.315 người theo Tin lành (1,29%); 5.714 người
7



theo Hồi giáo (0,33%) và 29.384 người theo các tôn giáo khác (1,7%) thể hiện một sự
đa dạng về tín ngưỡng của người dân thành phố.
2.2.3. Điều kiện kinh tế TP. Hồ Chí Minh
a) Vị trí kinh tế của Thành Phố đối với cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu
về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp nước ngoài. Năm 2006, thành
phố nộp ngân sách 68.954 tỷ đồng, vượt dự toán 2,5% và tăng 16,2% so với năm trước
(năm 2005 tăng 21,2%), chiếm 1/3 tổng thu ngân sách của cả nước. Kim ngạch xuất
khẩu đạt 13.694,8 triệu USD, tăng 12,5% (năm trước tăng 23,7%) chiếm 1/4 tổng kim
ngạch của cả nước. GDP chiếm 23,46% cả nước. Thành phố cũng là nơi tiếp nhận
lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước hàng năm.
Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại đang được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh
tốn thơng qua thẻ ATM được mở rộng. Lĩnh vực kinh doanh địa ốc, đặc biệt là các
tòa nhà cao tầng phục vụ cho kinh doanh thương mại, văn phòng đang được đầu tư ồ
ạt.
Tính đến cuối năm 2006, cả nước có tổng cộng khoảng 9.266 chợ (trong đó có
gần 170 chợ đầu mối cấp vùng và tỉnh), khoảng 250 siêu thị, tăng 25% so với năm
2005 và 50 trung tâm thương mại, tăng 60% so với năm 2005 (Bộ Thương mại), riêng
TP.HCM cũng có một mạng lưới chợ dày đặc và nhiều hệ thống các trung tâm thương
mại, siêu thị, cửa hàng phân bố trên khắp 24 quận huyện thành phố.
Hiện TP.HCM có khoảng 400 chợ bán lẻ, trong đó có 219 chợ chính thức - 26
chợ loại 1 như chợ Bến Thành, An Đông, Bà Chiểu, Chợ Lớn, 46 chợ loại 2 và 147
chợ loại 3. Ba chợ đầu mối bao gồm: chợ đầu mối NSTP Tam Bình (Thủ Đức), chợ
đầu mối NSTP Tân Xn (Hóc Mơn), chợ đầu mối NSTP Bình Điền (Quận 1) và hàng
trăm chợ tự phát khác. Bên cạnh đó là 81 siêu thị trong đó có các siêu thị tổng hợp
như: hệ thống siêu thị Co-opMart, Citimart, Maximart, Big C, Hà Nội, Miền Đơng, Sài
Gịn, Superbowl Minimart, Parkland, Japan Good Shop, Cơng Đồn, An Lạc, v.v…
Các siêu thị chuyên doanh bao gồm: siêu thị điện máy, siêu thị nội thất, siêu thị địa ốc.

Ngoài ra cịn có 18 trung tâm thương mại như: Miền Đơng, Lucky Plaza, Diamond
Plaza, Citi Plaza, Mê Linh Point Tower, Saigon Center, Saigon Square, Thuận Kiều
Plaza,… và hệ thống các Metro như: Metro An Phú (Quận 2), Metro Bình Phú (Quận
8


6) và Metro Hiệp Phú (Quận 12). Cũng trong năm 2006 nhiều doanh nghiệp sản xuất
và phân phối hàng hoá bước đầu hình thành việc mở rộng điểm bán bằng phương pháp
“chuỗi”, xây dựng thương hiệu, áp dụng kinh doanh theo phương thức quản lý hiện
đại, chất lượng hàng hoá đảm bảo và thuận tiện cho người tiêu dùng như: hệ thống cửa
hàng “Phở 24”, “Vmart - Vinamilk”, “G7 Mart”, công ty may An Phước, công ty may
Việt Tiến, công ty may Nhà Bè v.v…
b) Giá trị GDP và GDP bình quân/người/năm của Thành phố qua các năm
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh 1994 trên địa bàn thành phố
tăng 1,7 lần từ 57.787 tỷ đồng năm 2001 lên 99.714 tỷ đồng năm 2006 với tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2001 - 2006 là 11,54% đây là một tốc độ tăng khá cao đồng thời
mức tăng GDP của năm 2006 là 12,2% bằng với mức tăng cao nhất trong cả thời kỳ
2001 - 2006 (tốc độ tăng của năm 2002: + 10,2%, 2003: +11,4%, năm 2004: +11,7%,
năm 2005: +12,2%) đã phản ánh đúng tình hình của nước ta trong giai đoạn lúc đó,
giai đoạn mà đất nước đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006 - một sự kiện đã mở ra hàng loạt cơ hội
mới cho nền kinh tế cả nước nói chung và thành phố nói riêng.
Bảng 2.3. Tổng GDP, GDP Bình Quân và Tốc Độ Tăng GDP, GDP Bình Quân
(theo Giá So Sánh 1994) qua Các Năm
GDP theo giá so
Năm

sánh 1994
(tỷ đồng)


Tốc độ tăng
(%)

GDP
bq/người/năm
(đồng)

Tốc độ tăng
(%)

2001

57.787

2002

63.670

10,2

11.251.110

6,1

2003

70.947

11,4


12.091.529

7,47

2004

79.237

11,7

13.068.958

8,08

2005

88.872

12,2

14.242.449

8,98

2006

99.714

12,2


15.505.498

8,87

10.604.670

Nguồn tin: />Cùng với sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế thì thu nhập của người dân
thành phố cũng ngày một cải thiện đáng kể tăng 1,5 lần cụ thể là năm 2001 chỉ đạt
9


10.604.670 đồng/người/năm thì đến năm 2006 con số này là 15.505.498
đồng/người/năm, gấp 3 lần mức bình quân cả nước (5.053.953 đồng/người/năm) và
xếp hàng đầu cả nước, tốc độ tăng GDP bình quân của năm 2006 đạt 8,87%, đứng thứ
2 so với tốc độ tăng của cả 5 năm.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tiêu dùng của người dân thành phố
đã tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 3,34%) chứng tỏ tiêu
dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng lên đáng kể, tỉ lệ hộ
nghèo (theo tiêu chí của thành phố dưới 6 triệu đồng/người/ năm) trong năm 2006 là
4,3% thấp hơn 3,5% so với năm 2005 và qua 6 tháng đầu năm 2007 tỉ lệ này là 3,5%
cũng giảm hơn cùng kỳ năm 2006 là 2,4%.
c) Thương mại và giá cả
Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ trong năm 2006 đạt 131.902 tỷ đồng bằng
1/4 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ mà cả nước ước đạt (580.700 tỷ đồng), tăng
22,5% đây là mức tăng cao nhất trong các năm qua (mức tăng của năm 2005 là 19%,
năm 2004 là 16%, năm 2003 là 8,71%, năm 2002 là 15,09% và năm 2001 là 7,47%).
Trong sáu tháng đầu năm 2007 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ này đạt
75.861 tỷ đồng, so với sáu tháng đầu năm 2006 tăng 27% nếu loại trừ yếu tố biến động
giá cả thì tăng 18,6 % (6 tháng đầu năm 2006 là 11,8%).
Mặc dù năm 2006 giá nhiều loại nguyên nhiên liệu đầu vào của sản xuất tăng

mạnh nhưng giá tiêu dùng chỉ tăng 6,45% (năm 2005: giá tăng 8,77%, năm 2004: giá
tăng 9,28%) tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2007 chỉ có tháng 3 là tháng sau Tết
nguyên đán là tháng có mức giá giảm, các tháng cịn lại biên độ biến động giá lớn hơn
so với các tháng cùng kỳ của ba năm trước 2006, 2005 và 2004.
2.2.4. Tổng quan về người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh
a) Mức chi tiêu của NTD Thành phố Hồ Chí Minh
Chi tiêu của người dân thành phố được phân theo bốn mức: dưới 0,2 triệu
đồng/người/tháng chiếm 0,9%, từ 0,2 triệu đến 0,5 triệu đồng/người/tháng chiếm 9%,
từ 0,5 triệu đến 1 triệu đồng/người/tháng chiếm 44,4% và từ 1 triệu đồng/người/tháng
trở lên chiếm 45,7%. Nhìn chung người tiêu dùng thành phố có mức chi tiêu khá cao
nên đây sẽ là một thị trường đầy cơ hội cho các nhà kinh doanh.

10


Hình 2.1. Mức Chi Tiêu của NTD TP.HCM Năm 2006
Trên 1 triệu

45,7

Từ 0,5 đến 1 triệu

44,4

Từ 0,2 đến 0,5 triệu

9,0

Dưới 0,2 triệu


0,9

0

%
10

20

30

40

50

60

Nguồn tin: />b) Cơ cấu chi tiêu của một thanh niên Thành phố
Hình 2.2 thể hiện cơ cấu chi tiêu của một thanh niên nam và nữ thành phố chưa
lập gia đình cho các nhu cầu của mình. Khơng có sự khác biệt lớn giữa chi tiêu của
nam và nữ, nhìn chung họ chi nhiều nhất cho ăn uống, chỗ ở, học tập và giao tế trong
đó nổi bật là chi cho nhu cầu ăn uống hàng ngày hơn nữa theo như phần tình hình dân
số thành phố đã được trình bày ở trên thì những người trẻ tuổi này hiện đang chiếm
một tỉ lệ cao trong thành phần NTD thành phố vì thế đây sẽ là một đối tượng khách
hàng có sức thu hút lớn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh hàng LT - TP.
Hình 2.2. Cơ Cấu Chi Tiêu của Một Thanh Niên Năm 2006
40 %

34,62


35
30
25

26,67
19,22

20,00

20

13,33

15
10

3,85 4,44

5,77

6,67
3,85

5

9,62
4,44

11,11
5,77


11,53
6,67

5,77

6,67

0
Ăn uống Thuê nhà Nhu yếu
phẩm

Đi lại

Quần áo- Học tập Thơng tin Giao tế
giày dép

Nam

Giải trí

Nữ

Nguồn tin: />
11


c) Các yếu tố và các kênh phân phối mà NTD lựa chọn khi mua hàng
Các yếu tố mà người tiêu dùng cho là quan trọng khi cân nhắc một quyết định
mua hàng đó là: chất lượng, phân phối, giá cả, ấn tượng thương hiệu, mới và tiếp thị

trong đó bên cạnh chất lượng thì có đến 23,74% người tiêu dùng cịn địi hỏi hàng hóa
ấy phải có hệ thống phân phối tốt, điều này đã làm cho phân phối chiếm vị trí quan
trọng hơn cả yếu tố giá (21,08%). Với nhóm sản phẩm cạnh tranh mà khơng chênh
nhau đáng kể về chất lượng thì yếu tố dễ mua là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng
và với nhóm hàng thiết yếu như LT - TP thì mức độ quan tâm đến yếu tố này lại càng
cao hơn.
Hình 2.3. Tỉ Lệ Các Yếu Tố Chọn Lựa của Người Tiêu Dùng Khi Mua Hàng
Chất lượng
35,28 %

Tiếp thị
3,94%

Phân phối
23,74%

Mới
6,46%

Ấn tượng
thương hiệu
9,5%

Giá cả
21,08%

Nguồn tin: />Người tiêu dùng đang đòi hỏi ở các kênh phân phối một mức độ cạnh tranh
ngày càng cao và họ cũng dần trở nên quan tâm hơn đến những tiện ích và chất lượng
phục vụ ở những điểm mua sắm. Chính vì vậy các kênh phân phối hàng đầu được
người tiêu dùng lựa chọn là cửa hàng chuyên, đại lý và siêu thị. Ba kênh này chiếm

gần 80% lựa chọn của người tiêu dùng.
Hình 2.4 dưới đây thể hiện các kênh phân phối mà người tiêu dùng thành phố
thường chọn:
12


Hình 2.4. Tỉ Lệ Lựa Chọn Các Kênh Phân Phối
Cửa hàng
chuyên
38,4%

Đại lý
25%

Siêu thị
15,1%

Nơi khác
2,1%

Tạp hóa
11%

Chợ
8,4%

Nguồn tin: />Như vậy cùng với quá trình CNH - HĐH trong mọi lĩnh vực trên địa bàn đã ảnh
hưởng sâu sắc đến lối sống và thói quen tiêu dùng của đại bộ phận cư dân thành phố.
Trước ảnh hưởng của sự phát triển về kinh tế và mức độ đơ thị hố, người dân thành
phố đang có xu hướng chuyển dần sang lối sống cơng nghiệp, điều này đã làm cho họ

ngày càng có những phản ứng tích cực hơn đối với các loại hình kinh doanh hiện đại.
Bên cạnh đó sự cải thiện về thu nhập đã từng bước làm thay đổi tập quán tiêu dùng của
người thành phố chuyển từ đi chợ và các kênh phân phối truyền thống sang đi siêu thị
và các cửa hàng kiểu mới, từ chấp nhận mọi sản phẩm đang có sang có nhiều sự lựa
chọn hơn và yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng cao và an toàn hơn. Do vậy biết
được tại sao hiện nay người tiêu dùng lựa chọn địa điểm mua sắm này mà không chọn
các nơi khác trong những quyết định mua hàng của họ từ đó có sự cải thiện phù hợp
nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình phân phối đặc biệt là trong
kinh doanh LT - TP một loại hàng hóa thiết yếu có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏa
của người tiêu dùng và hiện đang chiếm phần lớn trong các kênh phân phối bán lẻ hiện
nay.

13


×