Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT CÂY ĐIỀU TẠI XÃ NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.88 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT CÂY ĐIỀU
TẠI XÃ NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

THÁI QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TỐI ĐA HÓA LỢI
NHUẬN TRONG SẢN XUẤT CÂY ĐIỀU TẠI XÃ NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ
ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC” do THÁI QUANG VŨ, sinh viên khóa 2003 – 2007,
ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày…………

Th.S LÊ CÔNG TRỨ
Người hướng dẫn

Ngày…Tháng…Năm

Chủ tịch hôi đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, Tôi xin dâng lời cảm ơn sâu sắc đến Ông Bà, Ba Mẹ cùng các Chị
trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
đựợc học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý Thầy cô
giáo đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, xin kính gởi lòng biết ơn chân thành đến Th.S. Lê Công Trứ đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các cấp chính quyền cùng toàn thể các hộ dân tại xã Nghĩa Trung
đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở dữ liệu cho
nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 6 Năm 2007
Sinh viên thực hiện
THÁI QUANG VŨ


TÓM TẮT NỘI DUNG
THÁI QUANG VŨ. Tháng 6 Năm 2007. “Tối Đa Hóa Lợi Nhuận Trong Sản
Xuất Cây Điều Tại Xã Nghĩa Trung, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”.
THAI QUANG VU. June 2007. “Profit Maximization in Cashew
Production In Nghia Trung Commune, Bu Dang District, Binh Phuoc Province”.
Trên cơ sở điều tra và thu thập thông tin từ 61 hộ thuộc 9 thôn của xã Nghĩa
Trung, đề tài tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều tại xã. Từ đó tiến hành
phân tích kết qủa và hiệu quả kinh doanh điều trên 1 ha cho ba nhóm hộ (nhóm hộ có
mức đầu tư thấp, trung bình và cao). Tiếp theo đề tài xây dựng hàm hồi quy năng suất
điều có dạng Cobb_Douglass như sau:
Y  e 0 * X 11 * X 221 * X 33 * X 44 * X 55 * X 66 * X 77 * X 88 * X 99

Trong đó:
Biến phụ thuộc là năng suất điều (Y). Các biến độc lập bao gồm: công chăm
sóc, công thu hoạch, đạm nguyên chất, lân nguyên chất, kali nguyên chất, thuốc bảo vệ
thực vật, nhiên liệu, mật độ trồng và khuyến nông. Sau khi ước lượng mô hình hồi quy
đề tài tiến hành các kiểm định T, Fisher và các vi phạm giả thuyết của phương pháp
OLS. Kết quả cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng đến năng
suất điều với các mức ý nghĩa khác nhau từ 1% đến 10%. Cuối cùng đề tài đi vào xây
dựng và giải bài toán tối đa hóa lợi nhuận đồng thời phân tích sự biến động của giá ảnh
hưởng đến lợi nhuận tối ưu.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Giả thuyết nghiên cứu


3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Giới hạn về điạ hình nghiên cứu

3

1.4.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

3

1.4.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

3

1.4.4. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

7

2.3. Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm cây điều

10

2.3.1. Nguồn gốc cây điều

10

2.3.2. Các đặc điểm cây điều

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu


13
13

3.1.1. Một số khái niệm

13

3.1.2. Cơ sở phân tích hồi quy

13

3.1.3. Cơ sở lý luận về bài toán tối đa hóa có điều kiện ràng buộc

14

3.1.4. Cơ sở phân tích sự biến động giá

15

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

16

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

16


3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

16

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ hạt điều

21

4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới

21

4.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trong nước

25

4.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều thô tỉnh Bình Phước

31

4.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều thô tại huyện Bù Đăng

33

4.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều tại xã Nghĩa Trung


35

4.2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh điều trên 1 ha vụ 2006

38

4.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất điều

44

4.3.1. Nhân tố khách quan

44

4.3.2. Nhân tố chủ quan

44

4.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến năng suất điều

50

4.5. Cơ sở lý luận về hàm sản xuất

51

4.5.1. Mô hình hồi quy hàm sản xuất

52


4.5.2. Kiểm định giả thiết về các thông số ước lượng

55

4.5.3. Nhận xét về hệ số xác định

57

4.5.4. Trắc nghiệm tính hiệu lực của mô hình

57

4.6. Bài toán tối đa hóa lợi nhuận

59

4.7. Phân tích sự biến động giá

61

4.7.1. Phân tích sự biến động của giá đến lượng cầu các đầu vào

61

4.7.2. Phân tích sự biến động giá đến sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

62

4.7.3. Phân tích sự biến động của giá đến lợi nhuận


63

4.8. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận theo giá
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

64
67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Diện Tích


ĐTTH

Điều Tra Tổng Hợp

ĐVT

Đơn Vị Tính

NGTK

Niên Giám Thống Kê

TBKTVN

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

UBNDX

Ủy Ban Nhân Dân Xã

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Dân Cư Giữa Các Thôn trong Xã

Bảng 2.2. Cơ Sở và Đội Ngũ Cán Bộ Y Tế

13
9

Bảng 2.3. Nhu Cầu Phân Bón Cho Cây Điều

12

Bảng 3.1. Bảng Kỳ Vọng Dấu của Các Hệ Số trong Mô Hình

18

Bảng 3.2. Các Trường Hợp và Kết Luận của Kiểm Định Tự Tương Quan

20

Bảng 4.1. Tỷ Trọng Các Nước Xuất Khẩu Điều trên Thế Giới Năm 2005

22

Bảng 4.2. Khối Lượng Xuất Khẩu Dầu Vỏ Hạt Điều của Một Số Quốc Gia

23

Bảng 4.3. Sự Biến Động Giá Dầu Vỏ Hạt Điều trên Thế Giới

23

Bảng 4.4. Sự Biến Động Giá Nhân Điều và Giá Các Nông Sản Khác trên Thế Giới 24

Bảng 4.5. Diện Tích Trồng Điều của Việt Nam Phân Theo Vùng Qua Các Năm

26

Bảng 4.6. Sản Lượng và Năng Suất Điều của Việt Nam Qua Các Năm

26

Bảng 4.7. Số Cơ Sở Chế Biến và Tổng Công Suất Chế Biến Điều Việt Nam

27

Bảng 4.8. Tình Hình Xuất Khẩu Điều của Việt Nam

29

Bảng 4.9. Thị Phần Xuất Khẩu Điều Nhân của Việt Nam

30

Bảng 4.10. Diện Tích Trồng Điều Tỉnh Bình Phước

32

Bảng 4.11. Sản Lượng Điều Tỉnh Bình Phước Phân Theo Huyện, Thị

32

Bảng 4.12. Tổng Diện Tích Trồng Điều Huyện Bù Đăng


33

Bảng 4.13. Diện Tích Điều Cho Thu Hoạch Toàn Huyện Bù Đăng

34

Bảng 4.14. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp tại Xã

36

Bảng 4.15. Tổng DT Trồng Điều tại Xã Phân Theo Các Thôn, Năm 2006

36

Bảng 4.16. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh Điều trên 1 Ha của Vụ 2006

39

Bảng 4.17. Tỉ Lệ Các Thành Phần Dinh Dưỡng trong Phân Chuồng

46

Bảng 4.18. Tỉ Lệ Các Chất Dinh Dưỡng Cơ Bản trong Một Số Loại Phân Vô Cơ

47

Bảng 4.19. Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy

53


Bảng 4.20. Thành Phần Đạm, Lân, Kali Cấu trong Cấu Tạo Các Bộ Phận Cây Điều 54
Bảng 4.21. Kết Quả Kiểm Định Các Thông Số Ước lượng

56

Bảng 4.22. Kết Quả Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Hồi Quy Bổ Sung 58
Bảng 4.23. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận Theo Yếu Tố Giá
viii

64


Bảng 4.24. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận Theo Giá Đầu Ra

65

Bảng 4.25. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận Theo Giá Các Đầu Vào

66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ Chọn Mẫu Điều Tra

16

Hình 4.1. Sản Lượng Điều Thế Giới Qua Các Năm


21

Hình 4.2. Sự Biến Động Giá Điều Thô trong Nước Qua Các Năm

28

Hình 4.3. Giá Xuất Khẩu Điều Nhân Của Việt Nam

30

Hình 4.4. Sản Lượng Điều Toàn Huyện Phân Theo Xã Qua Các Năm

35

Hình 4.5. Cơ Cấu Sử Dụng Đất tại Xã Nghĩa Trung

35

Hình 4.6. Sản Lượng Điều Xã Nghĩa Trung Qua Các Năm

37

Hình 4.7. Sự Biến Động Giá Điều Thô tại Xã

38

Hình 4.8. Sơ Đồ Tiêu Thụ Hạt Điều Thô tại Xã

44


Hình 5.1. Hệ Thống Thu Mua Đề Nghị

69

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các Kết Xuất Từ Eviews
Phụ lục 2. Giải Chi Tiết Bài Toán Tối Đa Hóa Lợi Nhuận
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ
Phụ lục 4. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 5. Một Số Hình Ảnh Về Cây Điều

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một bước ngoặc quan
trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Tuy vẫn còn là một
nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, nhưng trong những năm
qua nước ta đã khẳng định được tầm quan trọng của mình trên thị trường quốc tế thông
qua việc xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là các loại nông sản có giá trị cao.
Bên cạnh những thách thức đang chờ đón, việc gia nhập vào tổ chức WTO sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình đối với thế giới.
Để hội nhập sâu hơn rộng hơn và đứng vững trong cạnh tranh, Việt Nam cần phải có

những chính sách phát triển hợp lý, trong đó việc xác định các mặt hàng chiến lược
cho xuất khẩu rất quan trọng bởi lẻ nguồn ngoại tệ thu được hàng năm do xuất khẩu
mang lại rất lớn. Với thế mạnh là một quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại nông sản có giá trị cao.
Ngoài gạo, cà phê, hồ tiêu…theo thông tin của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu
tư TPHCM trên báo Tiền Phong, số ra ngày 30/4/2006 : “Hiện nay, Việt Nam đang nổi
lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ”. Hạt điều
cũng được xem là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao của
Việt Nam. Vì vậy chiến lược xuất khẩu hạt điều của nước ta cần được ưu tiên và quan
tâm để có những bước tiến xa hơn trong giai đoạn đầu khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của WTO.
Trong năm 2005 và 2006, do sự biến động của giá hạt điều, một số doanh
nghiệp xuất khẩu điều nhân của Việt Nam bị thua lỗ (ước tính trong năm 2006 toàn
ngành lỗ 200-300 tỷ đồng). Tuy nhiên theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ thương mại
ông Phan Thế Ruệ đã nói: “Ngành điều là ngành kinh doanh có lợi thế cạnh tranh rất


lớn trên thế giới, nhìn chung là phát triển rất tốt, có thể có năm thua lỗ như năm 2005
nhưng như vậy không có nghĩa là bức tranh quá tối đối với ngành điều” (TBKTVN,
9/6/2006). Chính phủ Việt Nam cần phải đề ra những bước đi hợp lý để tiếp tục phát
huy thế mạnh của Ngành điều ở nước ta nhất là việc quy hoạch và phát triển vùng
nguyên liệu.
Hiện nay điều được trồng ở nhiều khu vực trong nước. Đặc biệt tập trung nhiều
ở vùng Đông Nam Bộ (70% tổng diện tích trồng điều cả nước), Duyên Hải Miền
Trung và Tây Nguyên. Bình Phước là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ có diện tích trồng
điều tương đối lớn so với các tỉnh khác.
Trong số 8 huyện của tỉnh Bình phước, huyện Bù Đăng mà đặc biệt là tại xã
Nghĩa Trung, phần lớn các nông hộ có nguồn thu nhập chính từ việc trồng điều. Tuy
nhiên nông dân chưa có kỹ thuật trồng và chăm sóc thích hợp nên năng suất làm ra có
phần hạn chế. Hơn nữa trong vụ 2006 do thời tiết không thuận lợi cộng với tình hình

sâu bệnh kéo dài nên năng suất điều giảm đi nhiều so với các năm trước (bình quân cả
vụ chỉ đạt 1.5 tấn/ha). Điều này làm giảm lợi nhuận và thu nhập ảnh hưởng đến mức
sống của bà con nông dân tại xã. Để góp phần giúp đỡ nông dân ở Nghĩa Trung khắc
phục hạn những chế nêu trên, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế Trường ĐH Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn của ThS Lê Công Trứ, tôi đã tiến hành
nghiên cứu: “Tối Đa Hóa Lợi Nhuận trong Sản Xuất Cây Điều Tại Xã Nghĩa
Trung Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tối đa hóa lợi nhuận trong việc trồng điều thông qua xây dựng một hàm sản
xuất dựa trên số liệu điều tra từ 61 hộ trồng điều tại xã Nghiã Trung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điều hạt điều tại xã.
- Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất điều tính trên 1 ha.
- Ước lượng và phân tích hàm năng suất.
- Xây dựng và giải mô hình toán tối đa hoá lợi nhuận.
- Phân tích sự biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và một số kiến nghị.
2


1.3.Giả thuyết nghiên cứu
Số lần trực tiếp tham gia hoạt động khuyến nông càng nhiều thì năng suất sẽ
tăng lên?
Đạm nguyên chất, lân nguyên chất và kali nguyên chất nhân tố nào ảnh hưởng
nhiều nhất đến năng suất điều?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Tại 9 ấp thuộc xã Nghĩa Trung.
1.4.2.Giới hạn về thời gian

Thời gian thực hiện đề tài trong vòng 3 tháng.
1.4.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Các vườn điều tại xã Nghĩa Trung.
1.4.4. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Vì được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, đề tài xin tập trung đi sâu
vào các nôi dung sau:
- Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điều trên phạm vi: thế giới, trong nước, tỉnh
Bình phước, huyện Bù Đăng và taị xã Nghĩa Trung.
- Kết quả và hiệu quả trồng điều tính trên 1 ha.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất điều.
- Xây dựng, uớc lượng và phân tích hàm hồi quy của năng suất điều.
- Xây dựng và giải bài toán tối đa hoá lợi nhuận.
- Phân tích sự biến động của giá ảnh hưởng đến cầu nhập lượng tối đa hóa lợi
nhuận, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận tối ưu.
- Một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Một số kết luận và kiến nghị.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Mở Đầu
Chương mở đầu nêu lên lý do của việc chọn đề tài “Tối Đa Hóa Lợi Nhuận
trong Sản Xuất Cây Điều Tại Xã Nghĩa Trung Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước”
đồng thời vạch rõ các mục tiêu nghiên cứu và những giới hạn của nội dung nghiên

3


cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những giả thuyết của vấn đề nghiên
cứu.
Chương 2. Tổng Quan
Chương 2 tổng hợp một vài nghiên cứu trước đây đã thực hiện có liên quan về
cây điều, giới thiệu sơ lược về xã Nghĩa Trung, giới thiệu về nguồn gốc và đặc điểm

cây điều
Chương 3. Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương 3 nêu lên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu bao gồm các khái niệm,
công thức, các chỉ tiêu cần tính toán. Trong chương 3 sẽ nói rõ về các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã vạch ra.
Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Chương 4 sẽ trình bày những kết quả của đề tài như: tình hình sản xuất và tiêu
thụ hạt điều tại xã, mô hình hồi quy của hàm năng suất điều, bài toán tối đa hóa lợi
nhuận, phân tích sự biến động giá đến lợi nhuận và phân tích độ nhạy của lợi nhuận.
Chương 5: Kết Luận Và Đề Nghị
Chương 5 Nêu lại một số kết quả chính mà đề tài đã đạt được. Trên cơ sở đó
đưa ra một số kiến nghị để giúp nông dân trồng điều có hiệu quả hơn cho các vụ sau.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến các
vấn đề về cây điều. Dưới đây là tổng hợp một vài nghiên cứu đã được thực hiện:
Trong giai đoạn 1986 – 1990 trung tâm điều Bình Dương đã nghiên cứu kỹ
thuật tạo cây con 20 – 30 ngày tuổi trong vườn ương sau đó đem trồng cho tỉ lệ sống
cao (không cần 3 tháng như trước đây).
Nguyễn Thị Bích Hồng (1999). Điều tra và tuyển chọn một số giống điều cho
năng suất cao tại Sông Bé. Cây được chọn đảm bảo 10 tiêu chuẩn về: lá, hoa quả…Kết
hợp ghép ngọn cây để tạo ra vườn điều ghép có tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên tỉ
lệ sống sau ghép còn thấp (30%).
Nguyễn Thanh Bình (1999) đã nghiên cứu và kết luận rằng: bọ xít muỗi là là

loại sâu hại điều nguy hiểm nhất.
Trần Thị Thiên An (2000) đã nghiên cứu về thành phần sâu hại điều ở huyện
Bù Đăng - tỉnh Bình Phước,. Kết quả cho thấy Supracide 40 EC có hiệu lực trừ bọ xít
muỗi cao nhất.
Nguyễn Xuân Năm (2005), luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế ĐH Nông Lâm
TPHCM, với nghiên cứu “Xác Định Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Điều tại Huyện Đồng
Phú Tỉnh Bình Phước”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng điều mang lại hiệu quả
kinh tế khá cao. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy nếu giá và sản lượng đều giảm
20% thì dự án trồng điều sẽ không còn tính khả thi nữa, nếu giá giảm 20% nhưng sản
lượng giảm ít hơn 15% thì dự án trồng điều vẫn còn tính khả thi tuy nhiên hiệu quả
kinh tế mang lại không cao.
Đỗ Thị Thương (2005), luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế ĐH Nông Lâm
TPHCM, với nghiên cứu “Xác Định Chu Kỳ Kinh Doanh Tối Ưu của Cây Điều ở Xã


Long Hưng Huyện Phước Long Tỉnh Bình Phước”. Đã tìm ra chu kỳ kinh doanh tối
ưu cho cây điều (thời gian thanh lý tối ưu) là 22 năm (tương ứng với mức giá 6500đ –
8000đ – 8800đ/kg).
Hoàng Thanh (2006), luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế ĐH Nông Lâm
TPHCM, với nghiên cứu “Một Số Nhận Định Về Tình Hình Sản Xuất Cây Điều tại Xã
Bình Châu Huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa – Vũng Tàu”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mô
hình trồng điều xen với đậu phộng mang lại lợi nhuận thấp hơn so với chỉ trồng điều.
Nếu chỉ trồng điều mỗi năm mạng lại lợi nhuận 3,9 triệu đồng/ha tương ứng với mức
giá 9500 đồng. Nếu trồng điều xen với đậu phộng lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,88 triệu
đồng/ha. Nguyên nhân là do khi trồng điều với đậu phộng năng suất điều sẽ giảm so
với trồng độc lập.
Võ Thanh Bình (2006), luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm
TPHCM, với nghiên cứu: “Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Cây Điều của
Nông Hộ tại Xã An Viễn - Trảng Bom – Đồng Nai”. Kết quả cho thấy: Các chỉ tiêu
NPV, IRR của 1 ha điều trồng hạt còn thấp hơn 1 ha điều trồng bằng cây ghép, thời

gian hoàn vốn của vườn điều trồng cây ghép sớm hơn chỉ có 4 năm. Tác giả đã kết
luận: trồng điều ghép (điều cao sản) mang lại hiệu quả hơn so với điều trồng bằng hạt.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Nghĩa Trung là một xã nhỏ nằm trên quốc lộ 14 nối liền các tỉnh phía Bắc qua
Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Nằm cách trung tâm thị xã Đồng Xoài 25 km về
phía Đông. Phía Đông tiếp giáp với xã Đức Liễu huyện Bù Đăng, phía Tây tiếp giáp
với xã Thống Nhất huyện Phước Long, phía Nam tiếp giáp với Xã Tân Phước huyện
Đồng Phú, phía Bắc tiếp giáp với xã Đức Liễu huyện Bù Đăng.
b) Địa hình
Xã Nghĩa Trung nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và đồng
bằng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và cả an ninh quốc phòng đối
với huyện Bù Đăng cũng như trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, xã còn nằm trong khu
vực kinh tế Đông Nam Bộ đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Tuy

6


nhiên địa hình phần lớn là đồi núi dốc rất phức tạp, bị chia cắt mạnh nên việc đi lại rất
khó khăn vào mùa mưa (nhất là các thôn 5, 6, 7 và 8).
c) Khí hậu và thủy văn
- Khí hậu: Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm phân biệt hai
mùa rõ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11.
- Độ ẩm: Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 độ ẩm thấp hơn so với những
tháng vào mùa mưa. Tuy nhiên với độ ẩm trung bình cả năm trên 70 % rất thích hợp
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã.
- Thủy văn: Xã có ít sông suối, nguồn nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất
chủ yếu lấy từ giếng đào, một số ít hộ nông dân sử dụng giếng khoan (5,6%).

d) Đất đai
Đất đai ở xã được phân thành 2 loại chính bao gồm: đất đỏ nâu trên đá badan và
đất nâu vàng trên đá badan, phần còn lại là đất phù sa và các loại đất khác.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Xã Nghĩa Trung bao gồm 9 thôn, thôn xa nhất cách trung tâm xã gần 20 km.
Hơn 90% dân số sinh sống bằng nghề nông, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ khác. Dưới đây là một số đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội
của xã.
a) Cơ cấu kinh tế xã Nghĩa Trung
Nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ lớn nhất (85%) trong cơ cấu nền kinh tế xã,
công nghiệp chiếm một tỉ lế rất thấp chỉ 3%, dịch vụ chiếm 12%
b) Dân cư và tình hình phân bố dân cư
Theo kết quả thống kê của UBNDX, tính đến ngày 31/12/2005 toàn xã có tổng
số dân 12397 người, với 2642 hộ, mật dộ dân số tương đối thưa thớt. Mặc dù dân số
không đông nhung bao gồm nhiều thành phần dân tộc anh em đang sinh sống. Trong
đó người kinh chiếm số đông khoảng 75,62% dân số toàn xã, dân tộc Stiêng chiếm
11,61%, dân tộc Hoa chiếm 8,06%, dân tộc Tày chiếm 3,29% và ngoài ra còn có nhiều
dân tộc anh em khác chiếm khoảng 0.64% như: Khơ Me, Ch Ro, Cao lan, Dao, Nùng,
Mường, Sán Chỉ.

7


Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Dân Cư Giữa Các Thôn trong Xã
Thôn

Số người

Tỷ lệ (%)


Thôn 1

1635

13.21

Thôn 2

1307

10.56

Thôn 3

1774

14.33

Thôn 4

2326

18.79

Thôn 5

1047

8.46


Thôn 6

597

4.82

Thôn 7

1457

11.77

Thôn 8

877

7.09

Thôn 9

1356

10.96

Tổng cộng

12376

100
Nguồn tin: Thống kê UBNDX


Dân cư tập trung phần lớn ở những thôn gần trung tâm xã, thôn 4 có số người
đông nhất xã (Chiếm 18.79%), kế đến là thôn 1 (13.21%). Những thôn như 7 và thôn
9, mặc dù không gần trung tâm xã nhưng vẫn có số người sinh sống khá đông, ở hai
thôn này cùng với thôn 8 đa số là dân nhập cư từ Bắc vào không phải là dân bản địa.
Thôn 6 có số người sinh sống rất ít so với dân số toàn xã, đây là thôn đặc biệt khó
khăn nhất là về vấn đề giao thông đi lại không thuận tiện như các thôn khác gần trung
tâm. Mật độ phân bố dân cư tại xã Nghĩa Trung còn thưa thớt, trung bình 92
người/km2. Kết cấu nam nữ tại xã tương đối đồng đều với nhau, tuy nhiên thành phần
nam giới trội hơn. Nam chiếm tỉ lệ 54%, nữ chiếm 46%. Trong tương lai xã sẽ có một
đội ngũ lao động dồi dào, đây chính là một thế mạnh về lực lượng lao động cho địa
phương.
Hiện nay toàn xã có khoảng 2617 hộ nông dân, trong đó số hộ tham gia vào lĩnh
vực nông nghiệp nhiều nhất (2245 hộ). Số hộ tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ rất ít (công nghiệp có 65 hộ, dịch vụ có 307 hộ).Thu nhập chính của phần lớn
nông dân trên địa bàn xã là từ nông nghiệp nhưng do trình độ sản xuất thấp, quy mô
nhỏ cộng với mức đầu tư thấp nên đa số còn nghèo.
Tổng số người được quản lý theo hộ khẩu 12376 người trong đó nam chiếm
53.88%, nữ chiếm 46.12%. Số hộ thường trú 2080 hộ, số hộ gia đình chưa có hộ khẩu
8


khoảng 45 hộ, những hộ thuộc diện KT3 khoảng 407 hộ và tập trung tại các ấp5, 7 và
9. Số dân di cư tự do 731 hộ(khoảng 3422 người) tính từ năm 1999 đến 2004. Số
người trong độ tuổi lao động thấp hơn số ngoài độ tuổi lao động. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho đời sống của nhân dân tại xã còn thấp, việc xây
dựng thêm các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn xã sẽ góp phần giải quyết lao
động nhàn rỗi, tao thêm công ăn việc làm cho nông hộ.
c) Giáo dục, y tế
- Giáo dục: Cơ sở phục vụ cho giáo dục còn thấp kém, số phòng học cũng như

số lớp học chưa nhiều, số học sinh được cắp sách đến trường còn quá ít. Toàn xã chỉ
có 1173 học sinh trung học cơ sở (chiếm 35,12% tổng số học sinh đến trường). Xã có
được 3 trường tiểu học, số học sinh học tiểu học chiếm 53.29%, và 11.59% còn lại là
số học mẫu giáo.
- Y Tế: Số lượng cán bộ y tế còn quá thấp so với tổng số dân, mặc khác toàn xã
chỉ có 1 trạm xá duy nhất. Điều này cho thấy ở đây đang thiếu cơ sở y tế để phục vụ
cho nhân dân, tuy nhiên trong vài năm gần đây vấn đề chăm sóc sức khỏe đã được mọi
người chú trọng hơn.
Bảng 2.2. Cơ Sở và Đội Ngũ Cán Bộ Y Tế
Y tế

ĐVT

Số lượng

Trạm xá

Trạm

1

Số bác sĩ

Người

1

Số y sĩ

Người


6

%

0.7

Số y, bác sĩ/1000 dân

Nguồn tin: thống kê UBND Xã
d) Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc
Đường giao thông với tổng chiều dài 34,50 km, trong đó: Đường quốc lộ: 8,50
km, đường huyện: 15,00 km, đường liên thôn: 11,00 km. Thông tin liên lạc: Tổng số
điện thoại trong toàn xã 462 máy. Như vậy bình quân 58 hộ/1 máy.
e) Tình hình sử dụng điện nước
Toàn xã có 82,7% số hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt. Bao gồm: 2038 hộ có
giếng đào (chiếm 77,1%), 146 hộ có giếng khoan (chiếm 5,6%), 458 hộ sử dụng nguồn
khác (chiếm 17.3%).
9


f) Đời sống dân cư
Đa số dân cư sống trên địa bàn xã còn khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít
người, và số di dân tự do với trình độ kỹ thuật canh tác lạc hậu.
2.3. Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm cây điều
2.3.1. Nguồn gốc cây điều
Điều là cây bản địa của các quốc gia vùng Nam Mỹ. Các nhà thực vật học đã
ghi nhận điều có nguồn gốc từ nước Braxin. Hiện nay, nó đã có mặt ở nhiều nước trên
thế giới như: Ấn Độ, Braxin, Nigiêria, Mozămbich, Indonexia…Cây điều có rất nhiều
tên gọi khác nhau như: Đào lộn hột, Macađơ, Swaichanti (Campuchia), giả như thụ.

Tên khoa học của cây điều là Anacardium occidentale (Cassuvium pomife lamk) thuộc
họ đào lộn hột Anacardiaceae. Ở Việt Nam, cây điều được du nhập cách đây khoảng
200 năm. Khoảng thập niên 40 – 50 cây điều được trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam
Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên.
2.3.2. Các đặc điểm của cây điều
a) Đặc điểm hình thái
Cây gồm một thân chính và phân thành nhiều cành, thân cây lâu năm thường
cao khoảng 6 đến 8 m. Rễ cây điều vừa có rễ cọc và hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm
thẳng xuống đất sâu ở những vùng đất khô và có mạch nước ngầm thấp để hút nước,
do đó cây điều có thể chịu hạn rất tốt. Điều là loại cây có lá đơn, nguyên, lá non có
màu xanh, khi già lá có màu xanh sẫm, lá có chiều dài từ 10 đến 12 cm, mọc so le và
cuống lá ngắn, phiến lá có dạng hình quả trứng, mặt lá nhẵn và dai. Hoa điều màu
trắng có mùi thơm dịu, lúc mới nở cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt có sọc đỏ sau
đó chuyển dần sang màu hồng sẫm. Riêng ở khu vực Đông Nam Bộ mùa hoa nở bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Quả điều khô có hình quả thận, chiều dài từ 2
đến 3 cm, vỏ ngoài của quả cứng, trên mặt có nhiều hom. Cuống quả phình to thành
hình quả lê. Hạt hay nhân quả điều có hình quả thận, vỏ mỏng, bên trong có phôi to
trắng chứa nhiều đạm, chất béo, đường, khoáng chất, và các sinh tố nhóm B như: B1,
B2.
b) Đặc điểm sinh hoá

10


Cuống quả điều khi chín có vị ngọt hơi chua, mùi thơm giống mùi dâu chín.
Phần thịt cuống quả có chứa nhiều vitamin B1, libotlarin và vitamin C. Ngoài ra cuống
quả còn chứa một luợng nhỏ các chất: muối vô cơ, canxi, phốt pho…
Quả điều bao gồm vỏ cứng và nhân: phần vỏ cứng chiếm khoảng 69% khối
lượng quả. Nhân hạt điều chiếm 26% khối lượng quả, trong nhân hạt điều có
chứa:47,13% dầu béo; 9,7% hợp chất nitơ; 5.9% tinh bột. Nhựa cây điều là chất tiết ra

khi ta khía lên thân cây tươi. Nhựa có vị chát chứa nhiều tamin catechic. Vỏ thân cây
điều chứa từ 4 đến 7 % tamin catechic.
c) Đặc điểm sinh lý
Cây điều sống tốt và cho năng xuất cao nếu thoả mãn điều kiện sau đây:
Điều kiện về đất đai: Cây điều sinh trưởng và phát triển trên các loại đất có tầng
sâu và dày, thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt.
Đối với vùng đất sét pha cát không có tầng đất cát với mực nước ngầm ở độ sâu từ 3
đến 6 m là những vùng lý tưởng nhất cho việc trồng điều.
Lượng mưa: Lượng mưa phù hợp nhất cho điều phát triển là từ 1000 – 2000
(mm/năm). Nếu lượng mưa chỉ đạt dưới 800 (mm/năm) và nắng gay gắt kéo dài thì
nắng suất điều sẽ giảm hẳn.
Nhiệt độ: Điều sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình
từ 27 độ C, không phát triển được ở nhiệt độ dưới 7 độ C.
Ẩm độ: ẩm độ không khí ảnh hưởng đến sự sống của cây điều nhất là trong giai
đoạn ra hoa. Độ ẩm trung bình thích hợp lúc điều ra hoa phải đạt mức 75%, nếu trong
thời gian này độ ẩm cao hơn 75% thì bao phấn của hoa đực khó nức ra kết quả thụ
phấn sẽ giảm xuống. Độ ẩm tối đa từ 68 – 77 (%),độ ẩm tối thiểu từ 40 – 56 (%).
Ánh sáng: điều là cây thuộc vùng nhiệt đới nên nhu cầu ánh sáng rất cao, hằng
năm số giờ nắng rọi xuống vườn điều trung bình phải đạt khoảng 1500 đến 2000 giờ,
độ mây che phủ thích hợp nhất cho cây phát triển là từ 2 đến 2.5 (Madagascae).
Gió: tốc độ gió thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của điều là từ 3 – 5
(m), với tốc độ gió này tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn của hoa.
2.3.3. Kỹ thuật trồng điều
Cây điều là loại cây công nghiệp lâu năm có vòng đời rất lâu. Nếu trồng ở
những vùng đất thích hợp có thể sống trên 40 năm. Về chọn giống, nông dân có thể
11


chọn giống bằng nhiều cách như: nhân giống bằng hạt, tuyển chọn cây mẹ, thu hái và
chọn lựa hạt giống để ươm, nhân giống vô tính, chiết cành… Mật độ trồng có thể trồng

theo ô vuông với mật độ 15 x 15m , hay hình chữ nhật với mật độ 3 x 3 m. Mỗi năm
bón phân cho điều 2 đợt vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Nhiều công trình nghiên
cứu đã rút ra kết luận về nhu cầu bón phân của cây điều như sau:
Bảng 2.3. Nhu Cầu Phân Bón Cho Cây Điều
ĐVT: G/Cây
Tuổi cây

Các yếu tố dinh dưỡng

Loại phân bón

N

P2O5

K2O

Urê

Supe phốt phát Kali

Năm thứ 1

60

20

20

130


125

35

Năm thứ 2

125

30

40

270

190

65

Năm thứ 3

200

40

60

435

150


100

Năm thứ 4 trở đi

250

50

75

540

315

125

Nguồn tin: Đường Hồng Dật, 1999
Tỉa cành, làm cỏ: trong quá trình chăm sóc cần phải tỉa cành tạo tán cho cây
nhằm tăng năng suất, giúp rễ cây ăn sâu, cây mọc khoẻ mạnh, đặc biệt làm tăng khả
năng quan hợp giúp quả ra đều đặn, ít bị sâu bệnh tấn công, tạo độ thoáng cho vườn
cây.
Thu hoạch: thời gian sinh trưởng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 3 năm (Cho
trái bói), thu năng suất cao nhất là từ năm thứ 5 trở đi. Mỗi năm chỉ thu 1 vụ từ tháng 2
đến tháng 5. Trị bệnh: sâu bệnh chủ yếu cây điều là sâu đục thân, rầy chích ngọn lúc
điều đang thay lá và trổ bông làm cho bông bị khô. Nông dân phải chú ý xịt thuốc
phòng ngừa kèm với phân bón lá.
Kết luận: Qua việc tổng hợp và tiềm hiểu những tài liệu nghiên cứu trước đây
có liên quan đến cây điều, cho đến nay hầu như vẫn chưa có nghiên cứu nào với mục
đích tìm ra giải pháp để giúp nông dân tối đa hóa lợi nhuận trong việc trồng điều. Phần

lớn các nghiên cứu trước tập trung vào các vấn đề như: tạo các giống mới, tìm hiểu về
các loại sâu bệnh và đưa ra các phương pháp phòng trừ thích hợp ngoài ra nhiều tác
giả đã xác định hiệu quả của việc trồng điều thông qua một số chỉ tiêu NPV, IRR.
Chính vì vậy, Tôi quyết định nghiên cứu vấn đề này và thực hiện tại xã Nghĩa Trung
huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số khái niệm
Hàm sản xuất: Là một hàm số dạng toán học trong đó phản ánh mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được biểu diễn bằng một hàm số.
Y  f  X i  , trong đó Y là năng suất và Xi là các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

Năng suất điều: Là trọng lượng của phần hạt điều thô thu được tính trên một ha.
Lợi nhuận: Là giá trị thu được từ sự chênh lệch giữa giá trị sản lượng (doanh
thu) và chi phí.
3.1.2. Cơ sở phân tích hồi quy
a) Khái niệm: Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường tác động kinh tế. Phân
tích hồi quy đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến gọi là biến phụ thuộc hay
biến được giải thích với một hay nhiều biến khác gọi là biến độc lập hay biến giải
thích.
b) Các bước trong phân tích hồi quy
Bước 1: Đề tài sử dụng kỹ thuật ước lượng hồi quy tuyến tính bằng phương
pháp OLS (bình phuơng cực tiểu bé nhất) dựa trên các giả thuyết sau của mô hình:
+ Mối quan hệ gữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyến tính.
+ Các biến độc lập là không ngẫu nhiên và giá trị của nó không đổi.

+ Không có tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều biến độc lập.
+ Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi cho tất
cả các quan sát:
E  i   0

E   i2    2

+ Các biến số ngẫu nhiên εi độc lập về mặt thống kê: E   i ,  j   0 , (với i khác j).


Bước 2: Phương trình hồi quy các thể biểu diễn dưới dạng:
Y = f (X1, X2, X3, …, Xn). Trong đó Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập
hay biến giải thích.
Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình
Các ước lượng này có giá trị thực nghiệm của các tham số trong mô hình.
Ngoài ra theo lý thuyết của kinh tế lượng, nếu các giả thuyết mô hình đều thỏa thì các
hàm ước lượng αi là các hàm ước lượng tuyến tính tốt nhất không thiên lệch.
Bước 4: Kiểm định mức ý nghĩa, mức độ giải thích của mô hình và kiểm định
các vi phạm giả thiết của mô hình như: hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan,
đa cộng tuyến.
Bước 5: Phân tích mô hình hồi quy.
3.1.3. Cơ sở lý luận về bài toán tối đa hóa có điều kiện ràng buộc
a) Dạng tổng quát
Giả sử hàm số có dạng: Y = f(Xi), i  1,9 
Dùng phương pháp nhân tử Lagrange để tìm cực trị của hàm số. Xây dựng hàm
Largrange: L = f(Xi) + λ(C - g(Xi) ).
Bài toán tối ưu hóa lợi nhuận có điều kiện dạng tổng quát như sau:
Max L = f(Xi) + λ(C - g(Xi) ).
Subject to: g(Xi) = C.
Các ẩn số cần tìm là Xi* thỏa mãn hàm mục tiêu

Điều kiện cấp 1:
 L
 X 1
 L
 X 1

...


...


...

 L
 X n
L
 X 

0
0

0
0

Giải hệ phương trình trên, tìm được các nghiệm: Xi*, λ*, Y*.
14



×