Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.14 KB, 24 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Có người làm bài thi dựa vào thực lực, có người dựa vào thị lực… còn mình trình cao hơn,
làm bài dựa vào đầu óc bay bổng, trí tưởng tượng phong phú của bản thân.

I.

Truyền thông và quá trình truyền thông:

Câu 1: Truyền thông và khái niệm truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,
chia sẻ kĩ năng, kinh nghiệm giữa 2 hay nhiều người với nhau nhằm mục đích
thay đổi hành vi, thái độ phù hợp với nhu cầu của cá nhân, xã hội.
Truyền thông đại chúng được hiểu là quan hệ của mạng lưới các phương
tiện truyền thông có hướng tác động đông đảo vào công chúng-xã hội để thông
tin được chia sẻ nhằm lôi kéo hoặc tập hợp 1 nhóm xã hội, giai cấp, nhân dân
nói chung, tham gia giải quyết 1 vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, văn hóa
đặt ra hiện nay.
Câu 2: Phân tích yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Mô hình truyền thông:

N

S

M

C

R

E



F

S(souce): Nguồn phát

E (Effect): Hiệu quả

M (Messenger): Thông điệp

F (Feelback): Kênh phản hồi

C (Channel): Kênh truyền

N (Noise) Nhiễu

R (Receiver): Người nhận
1


Quá trình truyền thông là quá trình chủ thể truyền thông tạo nên ý thức xã
hội làm thay đổi hành vi xã hội để đạt đến hiệu quả của quá trình truyền thông.
Mục đích của thông điệp truyền thông gắn với lợi ích thiết thực của công chúng.
Câu 3: Các loại hình truyền thông
 Nếu căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp thì chia làm 2 loại:
+ Truyền thông trực tiếp
+ Truyền thông gián tiếp
 Nếu căn cứ vào phạm vi mức ảnh hưởng chia làm 4 loại:
+ Truyền thông nội cá nhân
+ Truyền thông hiện cá nhân
+ Truyền thông nhóm

+ Truyền thông đại chúng
 Nếu căn cứ vào mục đích, phương thức hoạt động thì chia ra làm 4 loại
hình sau:
+ Truyền thông thông tin giáo dục
+ Truyền thông thay đổi hành vi
+ Truyền thông hoạt động xã hội tuyên truyền
+ Truyền thông phát triển
 Nếu căn cứ vào tính chất đại chúng của truyền thông thì chia ra các loại
hình sau:
+ Sách
+ Điện ảnh
+ Phát thanh
+ Truyền hình
+ Báo chí in ấn
+ Quảng cáo
+ Internet
+ Băng đĩa
+ Ghi âm, ghi hình
Câu 4: Phân tích các đặc điểm của truyền thông
Truyền thông có 7 đặc điểm:
 Đối tượng truyền thông tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã
hội (đối tượng tiếp nhận thông tin).
 Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người (vấn đề cá nhân mang
tính đại diện nhiều người gặp phải, nhiều người học tập cách giải quyết
vấn đề này).


 Tính gián tiếp nghĩa là không tiếp xác trong quá trình phổ cập và phát tán
thông tin mà sử dụng kỹ thuật làm lực lượng trung gian.
 Có tính chất dễ nhớ, dễ tiếp cận, dễ hiểu và dễ làm theo.

 Có mục đích rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
 Có sự tham gia rộng rải của quần chúng nhân dân thể hiện tính tương tác
qua lại giữa nhiều người.
 Tính phong phú, đa dạng. Có nhiều các thể hiện khác nhau như: hình ảnh,
âm thanh, chữ viết hoặc có nhiều người thể hiện thông điệp; hình thức thể
hiện linh hoạt phong phú; đối tượng tiếp nhận đa dạng; đối tượng phản
ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu
phát triển của con người và xã hội; hệ thống tín hiệu, phương tiện,
phương thức sản xuất truyền tải thông điệp đa dạng.
 Ưu điểm của truyền thông:
o Đối tượng tác động rộng, cùng một lúc lan tỏa thông tin đi
xa.
o Mức độ tiếp nhận thông tin sâu sắc.
o Dùng nhiều tài liệu phù hợp với nhiều đối tượng bằng các
hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn tác động đến đối
tượng và lưu giữ được.
o Tác động cả về lí trí và tình cảm tìm nhiều con đường khác
nhau để tác động do vậy đạt hiệu quả cao, thuyết phục nhanh
và dễ chấp nhận.
o Tác động nhanh chóng, kịp thời nhờ vào sự phát triển của
các phương tiện kĩ thật thông tin đến đông đảo công chúng
đa dạng sinh động và hấp dẫn nhất.
o Ví dụ: Mạng xã hội Facebook là phương tiện để truyền tải
thông tin báo in, báo nói, truyền hình và báo điện tử.
 Hạn chế của truyền thông:
o Tính đối tượng và tính phổ quát rất khó giải quyết do tính tác
động của đám đông. Chính vì vậy truyền thông gặp khó khăn
trong việc chọn đề tài ngôn ngữ như thế nào cho hấp dẫn,
chính xác để thông tin đến công chúng.
o Nhận thông tin phản hồi chậm từ công chúng khi truyền

thông bằng báo in hoặc truyền hình.
o Hiện tượng nhiễu xã hội xảy ra nhiều trong hoạt động truyền
thông hiện đại.
II.
Một số vấn đề chung của báo chí:
Câu 1: Khái niệm về báo chí











Báo chí là tư liệu, tài liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ
những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra trong một đối tượng xã hội nhất
định, nhằm mục đích nhận định và xuất bản định kỳ đều đặn.
Truyền thông đại chúng được chia làm 2 loại báo chí:
o Báo chí là tư sản: Là phương tiện thông tin sự kiện khách quan,
độc lập không phụ thuộc vào chính trị, không can thiệp vào cuộc
đấu tranh giai cấp. Báo chí là quyền lực thứ 4 đứng sau: Lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
o Báo chí vô sản: Là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh
giai cấp trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là bộ phận không thể tách
rời trong bộ máy tổ chức của Đảng Cộng sản.
Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng. Chiếm vị trí trung
tâm có vai trò nền tảng, có khả năng quyết định tính chất khuynh hướng,

chi phối năng lực, hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng.
Báo chí trong trường hợp này được dùng và hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử, hãng thông tấn …
Báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống chính là báo chí như một hệ thống
để cấu tạo từ hệ thống xã hội vì báo chí có nguyên tắc hoạt dộng, có
chuẩn mực nghề nghiệp, có chức năng và hoạt động theo hệ thống pháp
luật quy định.

Câu 2: Sự ra và phát triển của báo chí
 Sự ra đời của báo chí
Do nhu cầu của xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn
liền với sự phát triển của báo chí






1905: Vô tuyến điện ra đời (Đây là tiền đề cho báo phát thanh ra đời)
1936: Truyền hình ra đời trên cơ sở sóng điện từ
1940: Máy in ra đời (phát triể báo in)
1970: Mạng internet xuất hiện trên toàn cầu
1993: Báo mạng điện tử bùng nổ

Sự ra đời báo chí liên quan đến: Trình độ phát triển, kinh tế, văn hóa, tính
chất đặc thù của mỗi quốc gia.
 Quá trình phát triển của báo chí


Quá trình phát triển báo chí liên quan, ảnh hưởng đến đặc thù, chế độ chính

trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, tại Việt Nam được phát triển 4 loại hình báo
chí: Phát thanh, Truyền hình, báo in, điện tử.
Thống kê của bộ thông tin truyền thông năm 2013: có 812 tờ báo in, 1084 ấn
phẩm, trong đó có 84 báo trung ương, bộ ngành, đoàn thể, 113 báo địa
phương, 74 tạp chí điện tử, 336 báo mạng xã hội, 1171 trang thông tin tổng
hợp, 67 đài phhats thanh truyền hình trung ương và địa phương, 172 kênh
chương trình và quảng bá.
Năm 2018,…
Câu 3: Vai trò của báo chí
 Về chính trị: Là công cụ của Đảng, Nhà nước trong các tổ chức đoàn thể
xã hội và là diễn đàn của nhân dân, là công cụ hữu hiệu để quản lý cải
cách và điều hành xã hội. (Chức năng giám sát, quản lý và điều hành xã
hội).
 Về kinh tế: Báo chí tham gia làm kinh tế là cầu nối giữa các doanh nghiệp
tuyên truyền về các chính sách kinh tế. (Chức năng kinh tế kinh doanh)
 Về văn hóa – xã hội: Tuyên truyền các giá trị văn hóa, xây dựng và giữ
gìn bản sắc văn hóa. Tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước về văn hóa, định hướng tiếp nhận các giá trị văn hóa lành mạnh
của công chúng, tiếp thu tinh hoa, văn hóa của nhân loại. (Chức năng phát
triển văn hóa – xã hội của báo chí)
III. Báo chí – Loại hình hoạt động thông tin và thông tin báo chí
Câu 1: Trình bày những hiểu biết về thông tin và thông tin báo chí
Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyểnđi nội dung các thông báo
ở người và động vật. Thông tin là lượng tri thức mà người này, đối tượng
này muốn chuyển cho người khác, đối tượng khác. Thông tin là truyền tin
cho nhau để biết.
 Thông tin báo chí là kiến thức, là trii thức, là tư tưởng do nhà báo phản
ánh sáng tạo, tái tạo từ hình thức khách quan của cuộc sống được đăng tải
lên các loại hình báo chí để chuyển đến công chúng nhằm củng cố kiến
thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Thông tin

chính là điểm khởi đầu, gốc rễ cơ bản nhất của quá trình truyền thông,
quyết định hiệu quả, kết quả với mục đích ban đầu của người làm truyền
thông.
 Đặc điểm của thông tin



o Đối tượng tác động của thông tin là công chúng rộng rãi bao gồm
các tầng lớp trong xã hội.
o Nhu cầu thông tin của công chúng được ưu tiên, bảo đảm và là
thước đo năng lực hoạt động thông tin của báo chí.
o Mục đích của truyền thông báo chí là nhằm hình thức thành đời
sống tinh thần lành mạnh của công chúng qua đó tác động vào việc
giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phts triển đát nước.
o Hình thức truyền thông báo chí đảm bảo sự phổ biến rộng rãi giúp
đại đa số các thành viên trong xã hội dễ dàng tiếp nhận và thu thập
thông tin. Công chúng tham gia rộng rãi vào công việc sản xuất
các thông tin báo chí.
Câu 2: Trình bày sự tiếp nhận thông tin của công chúng
 Nhà báo chiếm lĩnh phản ánh hình thực, xây dựng tác phẩm. Công chúng
tiếp nhận tác phẩm. Tác phẩm là tiêu chuẩn đánh giá năng lực, chuyên
môn của nhà báo. Thông tin trong tác phẩm báo chí là sự thống nhất của
các yếu tố ngữ nghĩa, cú pháp và tính thực dụng thực hiện ở 4 cấp độ
thông tin sau:
o Thông tin mô tả
o Thông tin phân tích
o Thông tin khái quát
o Thông tin hướng dẫn
 Cú pháp là sự chặt chẽ logic, chính xác khi xây dựng hệ thống văn bản.
Tính thực dụng được hiểu là khả năng và thực trạng tiếp nhận của công

chúng. Để đảm bảo tính thực dụng thì tác phẩm báo chí cần đảm bảo sự
mới mẻ, đặc sắc của thông tin. Tính dễ hiểu có ý nghĩa và giá trị thực tế.
 Công chúng là người tiếp nhận sản phẩm báo chí, là đối tượng tác động
và phản ánh của báo chí, là đối tượng phục vụ của báo chí, là đối tượng
phản hồi của báo chí.
Nhà báo  Tác phẩm  Công chúng
Câu 3: Trình bày các yếu tố tạo nên thông tin






Yếu tố đời sống xã hội
Yếu tố hiện thực, kinh tế - chính trị
Cơ chế quản lý đối với báo chí
Cơ sở vật chất trong trang bị, phương tiện tác nghiệp
Các vấn đề về chế độ tài chính để đảm bảo cho nhà báo và cơ quan báo
chí hoạt động.


 Hệ thống luật pháp và hành lang pháp lý
IV + V: Chức năng + Nguyên tắc hoạt động của báo chí
Câu 1: Trình bày các chức năng tư tưởng của tư tưởng của báo chí và
những hiểu biết về nội dung của công tác tư tưởng
 Chức năng thông tin ( thông tin giao tiếp)
 Chức năng giám sát, quản lý và điều hành xã hội
o Khái niệm: Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí vào
khách thể quản lí nhằm đảm bảo cho nó hoạt động hiệt quả. Quản lí
báo chí là toàn bộ các hoạt động chấp hành và điều hành trong hoạt

động báo chí.
o Đặc điểm:
 Báo chí thực hiện chức năng quản lí bằng việc thông tin hai
chiều thuận và ngược.
 Báo chí thông tin nhanh chóng, kịp thời trong phạm vi toàn
xã hội. Báo chí là phương tiện tối ưu để truyền đến khách thể
quản lí, quyết định, chỉ thị hướng dẫn về phương thức hoạt
động. Mặt khác, báo chí phản ánh hiện thực một cách thời sự
nóng hổi với những đường nét màu sắc sinh động. Đó là
dòng thông tin ngược chiều từ khách thể đến chủ thể quản lí.
 Hiệu quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào phương thức,
tính chất và chất lượng của dòng thông tin liên tục.
 Tính chất và quy mô của hoạt động báo chí phụ thuộc vào
tính chất, quy mô của cơ quan tổ chức là đại diện người phát
ngôn.
 Báo chí của ĐCS có vai trò to lớn trong việc tham gia quản lí
hệ thống chính trị của đất nước. Bao gồm hệ thống ĐCS và
nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Thông qua
báo chí Đảng tuyên truyền các chính sách, các quan điểm,
các quy định để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng và hoạt
động trong nội bộ Đảng và nhân dân lao động. Ngược lại thì
Đảng nhà nước có thể thấy được tình hình xã hội, tâm tư,
thái độ của quần chúng nhân dân. Đồng thời Báo chí cũng
bảo vệ, khẳng định con đường phát triển xã hội chủ nghĩa
nhằm chống lại nhiễu trong quản lí.
o Nội dung:


 Báo chí đăng tải, bình luận giải thích, phân tích các văn kiện,
nghị quyết, quyết định của nhà nước; phải thuyết phục, động

viên nhân dân tự giác thực hiện các yêu cầu đó.
 Đòi hỏi nhà báo phải có sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về
các lĩnh vực liên quan đến chủ trương đường lối chính sách
và biết tận dụng các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực.
 Báo chí phản ánh, phân tích tình hình thực tế, tình trạng
công việc ở từng địa phương, khu vực hoặc một khâu, một
mắt xích nào đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
 Mục đích là thông tin cho công chúng một bức tranh toàn
cảnh về sự kiện sự việc với những mối quan hệ phức tạp của
nó để điều chỉnh trong quá trình quản lí, sửa đổi, bổ sung các
nội dung chính sách, hoạt động này đòi hỏi nhà báo năng
động, bám sát cuộc sống, nhạy bén với thời cuộc và luôn có
mặt ở những điểm nóng của sự kiện.
 Báo chí tham gia phản ánh đấu tranh chống lại các hiện
tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, trong tổ chức Đảng và
các cơ quan nhà nước. Mục đích nhằm bảo vệ bản chất ưu
việt của chế độ, khẳng định và phát triển các yếu tố tích cực,
hoạt động giám sát và kiểm tra của báo chí có ý nghĩa xã hội
to lớn nhưng đó là một công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi
nhà báo phải có lòng trung thực, công tâm. Hiểu biết đầy đủ,
có được cái Đức của người làm báo.
 Chức năng kinh tế kinh doanh
 Chức năng tuyên truyền giáo dục (Chức năng tư tưởng)
o Báo chí không đồng nhất với chính trị và đạo đức nhưng báo chí có
khả năng làm con người thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi và
lối sống ngày càng tốt hơn. Báo chí có khả năng cải tạo và định
hướng phát triển cho con người và xã hội.
o Chức năng tuyên truyền - giáo dục (chức năng tư tưởng) được thể
hiện:
 Mỗi tờ báo là tiếng nói đại diện cho một giai cấp, một tầng

lớp, một lực lượng xã hội.
 Mỗi tờ báo đều có tôn chủ, mục đích, có lý tưởng chính trị xã hội của mình.
 Xây dựng tính định hướng cho quần chúng về tư tưởng,
đường lối lãnh đạo của Đảng. => Báo ở Việt Nam là báo vô
sản: Vì vậy tầng lớp nào cũng có báo thể hiện (Báo người


cao tuổi, báo Người lao động, báo Thanh Niên, báo Phụ Nữ,
báo Giác Ngộ...)
 Nâng cao tính tự giác của quần chúng, xây dựng ý thức xã
hội tốt cho công chúng. Ý thức xã hội được cấu thành từ
những thành tố sau:
 Hình thành, định hướng dư luận xã hội
 Giáo dục tinh thần yêu nước
 Xây dựng giáo dục lòng tự hào dân tộc
 Hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn..
 Xây dựng và phát huy những giá trị văn hoá nhân văn,
đạo đức, lối sống tươi đẹp (VD: Quyết định A được
đưa ra, thì báo chí sẽ đưa tin theo quyết định A hàng
loạt bài liên quan, từ đó hình thành thói quen, tính tự
giác cho nhân dân).
 Báo chí thực hiện chức năng này bằng phương pháp
tuyên truyền - cổ động và tổ chức tập thể. Tuyên
truyền và cổ động đan xen, hoà quyện vào nhau trong
hoạt động báo chí.
 Tuyên truyền - giáo dục bằng báo chí vừa có tính
cưỡng bách vừa có tính tự do.
 HỆ THỐNG BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA DO ĐẢNG
LÃNH ĐẠO, ĐẶC BIỆT COI TRỌNG CHỨC
NĂNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC (TƯ

TƯỞNG) VÀ TRIỆT ĐỂ KHAI THÁC CHỨC
NĂNG NÀY ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT,
THỐNG NHẤT TRONG NHÂN DÂN, GIỮ VƯNG
AN NINH, ỔN ĐỊNH TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ XÃ
HỘI.
 Thế giới quan, dư luận xã hội, ý thức lịch sử văn hoá thế giới quan là chuẩn mực cuộc sống - dư luận xã hội
là thái độ xã hội - ý thức lịch sử, văn hoá là những gì
vốn có của mỗi người, xã hội(3 vấn để này tạo nên
chức năng tư tưởng xã hội).
 Chức năng quan trọng nhất của Báo chí là chức năng
thông tin, riêng với Việt Nam chức năng tư tưởng là
quan trọng nhất.
 Chức năng phát triển văn hóa – giải trí của báo chí


o Báo chí là một trong những kênh truyền bá các tri thức văn hóa
một cách sinh động nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng
nhu cầu, giá trị của nhân dân lao động. Mục đích là phát triển con
người toàn diện. Có tri thức, có sức khỏe có văn hóa và lối sống
lành mạnh.
o Báo chí tiếp cận, phân tích, đánh giá, phản ánh các giá trị văn hóa ,
nhân văn, quan tâm hàng đầu đến tác phẩm nghệ thuật văn học, tạo
hình âm nhạc, mĩ thuật, điện ảnh, kiến trúc....
o Báo chí tăng cường nâng cao chất lượng các hoạt động, tính hấp
dẫn, tính tư tưởng của các thông tin trong hoạt động văn hóa.
Truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tinh hoa
văn hóa của nhân loại, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong
thời đại giao lưu quốc tế hiện nay.
o Xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao, sự hình thành
nhân cách , lối sống văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của lối sống

khác luồng. Vì vậy báo chí thông qua các hoạt động có tính chất
cần hình thành nhân cách, lối sống, trình độ hiểu biết của từng
thành viên xã hội. Và là 1 nền văn hóa lành mạnh, tiên tiến, thể
hiện trong các hoạt động và trong các mối quan hệ con người từ
hành vi giao tiếp, đến quan hệ gia đình, tập thể.
o Cùng với sự phát triển xã hội, thông tin giá trị và nhu cầu không
thể thiếu vắng và báo chí thì phải đáp ứng phù hợp với sở thích của
công chúng.
Câu 2: Nguyên tắc hoạt động của báo chí:
 Tính khuynh hướng:
o Nguyên tắc tính khuynh hướng là nguyên tắc hình thành một cách
khách quan do nguồn gốc xã hội và bản thân nền văn báo chí
nhưng được vận dụng và phát triển 1 cách tự giác, có ý thức thì sẽ
trở thành tính Đảng.
o Tính khuynh hướng thể hiện ở việc báo chí của giai cấp, của nhóm
xã hội nào thì sẽ phản ánh tư tưởng tình cảm của nhóm, của giai
cấp đấy.
o Báo chí vô sản, báo chí cách mạng công khai thừa nhận tính
khuynh hướng với mục đích xây dựng xã hội tốt đẹp cho con người
vì con người, điều đó phù hợp với quy luật của xã hội có giai cấp.
Đồng thời, phản ánh đúng thực trạng trong đời sống báo chí hiện
nay. Mỗi nhà báo mỗi cơ quan báo chí đều thể hiện một khuynh


hướng chính trị nhất định. Trong đó, báo chí vô sản khẳng định báo
chí phải đứng hẳn về phía giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân
lao động, phản ánh ý chí nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của họ.
o Mỗi nhà báo cần sớm ý thức được thông điệp và xác định được viết
cho ai? Làm gì? Khuynh hướng chính trị xã hội, văn hóa, thẩm
mĩ...phải hòa nhập, liên kết trong thái độ 1 cách nhìn, cách thẩm

định phân tích, lí giải của nhà báo. Khuynh hướng thể hiện, biểu thị
sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của nhà báo với một quan điểm
chính trị, một vấn đề xã hội.
o Trong khi phản ánh các quyền lợi, các tư tưởng, quyền lợi của các
giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Báo chí luôn có những
khuynh hướng chính trị khác nhau. |Báo chí cách mạng thì công
khai thừa nhận tính khuynh hướng trong hoạt động của mình. Tự
giác tham gia các cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải phóng con người
thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, văn
minh. Vì vậy, hoạt động báo chí cách mạng phù hợp với quy luật
và trong xã hội có giai cấp thì báo chí luôn thuộc về một giai cấp
một nhóm xã hội nào đó nhằm thể hiện khuynh hướng chính trị, tư
tưởng, bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của nhóm xã hội đó.
o Nhà báo dù đứng ở phía nào cũng phải bộc lộ khuynh hướng chính
trị của mình. Mỗi cơ quan báo chí dù thuộc tổ chức, lực lượng nào
thì đều thể hiện khuynh hướng chính trị nhất định. Nếu tồn tại
nhiều nền khuynh hướng khác nhau sẽ dẫn tới tình trạng dòng
thông tin phụ lưu và không phụ lưu, dòng thông tin chính thống và
dòng thông tin không chính thống. Khuynh hướng là điểm xuất
phát tạo nên động lực và cảm hứng cho nhà báo. Tạo nên sự nhiệt
tình trong ngòi bút, tránh được xu hướng thực dụng tầm thường
trong báo chí.
o Khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, bao trùm chi phối mọi hoạt
động báo chí. Khuynh hướng có thể hình thành tự nhiên, tác động
đến hoạt động báo chí một cách khách quan, ngoài ý muốn của nhà
báo. Khuynh hướng có thể hình thành một cách khách quan do
nguồn gốc tư tưởng và bản thân nền báo chí nhưng lại được phát
triển và vận dụng 1 cách có ý thức. Tính khuynh hướng khi đã phát
triển ở trình độ cao thì sẽ trở thành tính Đảng.
 Tính Đảng: chỉ xuất hiện ở những cơ quan báo chí trực thuộc Đảng bộ,

Thành ủy, TP HCM là nói riêng của nhân dân TP HCM.


o Báo chí tự giác, vững vàng và kiên quyết đừng trên lập trường của
giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi
tầng lớp nhân dân lao động. Đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên
truyền thực hiện đường lối chính sách của ĐCS.
o Tính Đảng được xem xét trên các khía cạnh sau:
 Về mặt xã hội : Tính Đảng quy định các mặt hoạt động của
báo chí trong toàn bộ quá trình thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của mình. Nhà báo nhìn nhận đánh giá các sự kiện
theo quan niệm đường lối của Đảng. Điều này không hạn
chế sự sáng tạo và phát triển chính kiến của người làm báo.
Nói cách khác đường lối của Đảng là căn cứ xuất phát để
nhà báo thấy rõ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân
của mình trong quá trình thông tin lí giải các vấn đề do cuộc
sống đặt ra.
 Về mặt tổ chức : Tính Đảng đòi hỏi báo chí phải hoạt động
theo đúng pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí là
hạt nhân để tạo ra dư luận rộng rãi giáo dục mọi người sống
và làm việc theo hiến pháp pháp luật. Đấu tranh để pháp luật
được thi hành nghiêm chỉnh góp phần hoàn thiện hệ thống
luật pháp và xây dựng môi trường pháp lí lành mạnh trong
xã hội.
 Về mặt tư tưởng tinh thần: Tính Đảng đòi hỏi báo chí phải
tham gia tích cực vào dòng tư tưởng chủ lưu tích cực và tiến
bộ trong xã hội, lấy nền tảng khoa học là thuyết Mac Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong công cuộc đổi mới, báo chí là
công cụ sắc bén, nhạy bén trên mặt trận tư tưởng thông qua
việc thông tin lí giải những vấn đề về đời sống. Bên cạnh đó,

báo chí còn tham gia vào việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
của giai cấp nhân dân góp phần đổi mới tư tưởng, định
hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho
cán bộ, Đảng viên, quần chúng tạo ra sự nhất trí cao đối với
đường lối quan điểm của Đảng. tính Đảng còn đòi hỏi báo
chí trực tiếp tham gia xây dựng đời sống tinh thần trong sáng
lành mạnh phong phú. Hình thành và bảo vệ các giá trị văn
hóa, giá trị xã hội, giá trị Đảng và nâng cao dân trí.
 Về mặt lãnh đạo của Đảng : Sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước đối với báo chí là đòi hỏi báo chí hoạt động đúng mục
đích. Nhà nước càng hoàn thiện, càng có hiệu quả thì báo chí


càng có những điều kiện thuận lợi để phát triển và hoạt
động. Vì vậy Đảng và nhà nước quản lí báo chí vừa là yêu
cầu khách quan, vừa là đòi hỏi của bản thân báo chí.
Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, tư tưởng
thông tin bằng hệ thống quan điểm báo chí. Đảng uốn nắn,
kiểm tra việc thực hiện các định hướng thông qua các tính
chất của Đảng. Từ quan điểm báo chí là công cụ sắc bén của
Đảng đến quan điểm báo chí vừa là tiếng nói của Đảng và
nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân là một bước
phát triển mới của lí luận báo chí cách mạng. Quan điểm đó
quy định hình thức thông tin đa dạng, nhiều chiều trong hoạt
động báo chí đã làm thay đổi diện mạo báo chí. Tăng tính
hấp dẫn và hiệu quả của báo chí phản ánh mối quan hệ máu
thịt giữa ý Đảng và lòng dân. Làm rõ quan điểm dân biết dân
làm dân bàn dân kiểm tra. Ở khía cạnh khác, nó đòi hỏi nội
dung và phương thức của Đảng. Hệ thống các văn bản của
Đảng và nhà nước phải đổi mới hoàn thiện không ngừng. Và

để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng cần phải có tổ chức mạnh,
có cơ cấu chặt chẽ có đội ngũ Đảng viên phẩm chất năng lực
trí tuệ của Đảng lãnh đạo quản lí báo chí.
Sự lãnh đạo quản lí của Đảng đối với báo chí là hoạt động
phù hợp với tình hình hiện nay để Báo chí chủ động sáng tạo
và vươn tới tự do thực sự của Báo chí trong chế độ xã hội
chủ nghĩa.
 Tính khách quan: mang tính quyết định  của tờ báo.
o Với tinh thần nhìn thẳng, nói đúng, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta
đòi hỏi Báo chí phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội một cách
khách quan chân thật. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia vào
cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời tuyên truyền cổ động cho
những nhân tố mới. Như vậy, tính Đảng không cản trở hoạt động
của nhà báo mà ngược lại tính Đảng giúp nhà báo, cơ quan báo chí
nhìn nhận, phát hiện đúng bản chất của sự kiện, vấn đề khách quan
hơn.
o Báo chí không chỉ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng,
nhà nước mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân, điều này hoàn toàn phù hợp với tính khách quan chât
thật của báo chí.


o Khách quan chân thật là yêu cầu, là đặc điểm của bản thân báo chí,
là nguyên tắc cốt lõi của báo chí. Báo chí đạt đến trình độ nào, bản
chất ra sao? Bị cắt xén, lợi dụng đều phụ thuộc vào nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan.
o Không nên tuyệt đối hóa vào tính Đảng và tính khách quan của nhà
báo, việc nắm bắt nội dung của bất kì sự việc, sự kiện phụ thuộc và
nhiều kĩ năng.
o Tính khách quan định hướng thông tin với báo chí như quán triệt

các tờ báo không đưa thông tin hoặc đưa ở những điểm nhất định,
thời điểm nhất định nhằm giúp nhân dân hiểu được tình hình phát
triển của xã hội, thấy được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.
o Để thực hiện được tính khách quan, chân thật, nhà báo khi phản
ánh sự kiện phải đúng sự thật, tránh hư câu, tránh điển hình hóa
nhân vật, khái quát hóa bối cảnh, không đưa những chi tiết chưa
kiểm tra, chưa xác minh ngay cả khi lấy tin; khi trích dẫn nguồn tin
của các đồng nghiệp và các nhà báo, báo nước ngoài cũng cần cẩn
trọng, kiểm chứng.
 Tính nhân dân và dân chủ
o Tính nhân dân, dân chủ được thể hiện trong nhu cầu thông tin giao
tiếp của con người dẫn đến sự hình thành báo chí, mọi hoạt động
thông tin trên báo chí đều bám sát hoạt động của con người. Đồng
thời, nhân dân cũng là người hưởng thụ các sản phẩm báo chí.
o Báo chí đánh giá, phản ánh các sự kiện hiện tượng của đời sống từ
lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân
dân, đề cao và tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến
bộ của xã hội.
o Báo chí là diễn đàn để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng tình
cảm, tham gia thảo luận các vấn đề về dân sinh và quốc tế.
o Trách nhiệm hàng đầu của nhà báo hiện nay là trung thành với
nhân dân, phấn đầu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì lợi
ích của đất nước, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân.
 Tính dân tộc và quốc tế
o Tính dân tộc là thái độ trân trọng, là tình cảm yêu quý của con
người đối với dân tộc, đất nước, quê hương, tinh thần dân tộc luôn
thường trực trong mỗi nhà báo, ảnh hưởng đến khả năng quan sát,
khám phá và đánh giá cuộc sống, ảnh hưởng đến ngôn ngữ, phong
cách của báo chí.



o Báo chí trực tiếp tham gia phản ánh, giải quyết những vấn đề quan
trọng, trọng đại, bức xúc của dân tộc. Báo chí góp phần tích cực
vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị
cao quý khác của dân tộc theo phương châm dân tộc hiện đại, nhân
văn.
o Báo chí phải có tinh thần đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đứng trên lập
trường của giai cấp công nhân đấu tranh để tự giải phóng mình.
Tính quốc tế thể hiện ở tình đoàn kết và hợp tác quốc tế ở hoạt
động báo chí, đáp ứng nhu cầu mở rộng thông tin của công chúng
theo xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa mọi hoạt động xã hội, ủng
hộ các phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc của các
dân tộc trên thế giới, trực tiếp tham gia vào các phong trào toàn
cầu, bảo vệ môi trường, đấu tranh vì 1 trật tự thế giới bình đẳng.
o Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính quốc tế chân chính là một yêu
cầu đòi hỏi đặt ra cho báo chí trong môi trường toàn cầu hóa hiện
nay. Nhà báo phải chủ động mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp trên
thế giới để tiếp nhận thông tin, đổi mới tư duy, dụng cụ tác
nghiệp...
 Tính nhân văn và nhân đạo
o Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng chế độ xã hội, tất cả
vì con người, cho con người, tôn trọng xây dựng và bảo vệ mỗi cá
nhân vì sự phát triển tự do toàn diện của mỗi người.
o Bản chất nhân văn của báo chí cách mạng thể hiện ngay trong
nguyên tắc tính Đảng. Báo chí đấu tranh cho những giá trị nhân
văn chống lại những hành vi làm tổn hại quyền con người, quyền
dân chủ, quyền được sống trong độc lập tự do.
o Tính nhân văn và nhân đạo là tiêu chuẩn bắt buộc của đạo đức
nghề nghiệp nhà báo. Báo chí phải tham gia vào việc tuyên truyền
chống bạo lực kích động, gây chia rẽ thù hằn dân tộc và tôn giáo,

tham gia giả quyết các vấn đề toàn cầu như ô nhiêm môi trường ,
mất cân bằng sinh thái, nghèo đói,…
VI. Vấn đề giai cấp và tự do báo chí
Câu 1: Phân tích báo chí với các giai cấp trong xã hội
Giai cấp là những tập đoàn to lớn về những người khác nhau về địa vị
trong 1 hệ thống sản xuất xã hội trong 1 hệ thống sản xuất xã hội nhất định của
lịch sử, họ khác nhau về quan hệ, tư liệu sản xuất, về vai trò, tổ chức lao động


xã hội, về cách thức hưởng thụ, phân phối và lực lượng lao động. Báo chí phát
triển trong xã hội có giai cấp tồn tại sự chênh lệch về lợi ích nên báo chí không
chỉ liên quan mà còn mang tính giai cấp. Hoạt động báo chí bị ảnh hưởng và chi
phối bởi các mối quan hệ giai cấp mà nó đang phục vụ. Báo chí phản ánh quyền
lợi và đấu tranh cho giai cấp đó. Tính giai cấp được thể hiện rất rõ trong tôn chỉ,
mục đích của cơ quan báo chí.
 Phương hướng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí bị chi phối bởi lợi
ích của giai cấp gắn liền với nhiệm vụ và những vấn đề phát sinh trong
đời sống xã hội nhằm mục tiêu thực hiện các mục tiêu của giai cấp đó.
 Việc lựa chọn nội dung để thông tin cho công chúng bị quy định bởi hệ
thống quan niệm cũng như mục đích của cơ quan báo chí.
 Chiều hướng tổ chức phân tích đánh giá các sự kiện bị chi phối bởi ý thức
hệ của nhà báo, quan điểm thái độ chỉ dẫn kiến nghị của nhà báo, của cơ
quan báo chí thường thể hiện thông qua tác phẩm báo chí trong đó quan
điểm chính thức có ý nghĩa quan trọng đối với các vấn đề, sự kiện lớn
thường được thực hiện với danh nghĩa của cơ quan báo chí.
Câu 2: Trình bày tính giai cấp của báo chí Việt Nam
Nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là hình thành ý thức xâu sắc và toàn diện
của công dân, là tiền đề cho sự đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh giành
quyền và xây dựng chế độ mới trong mỗi thời kì khác nhau việc giáo dục ý thức
giai cấp có những tính chất và nội dung khác nhau . Tuy nhiên nguyên tắc phổ

quát khi thực hiện nhiệm vụ là nhà báo phải coi trọng tư duy giai cấp.
Tính giai cấp của báo chí cách mạng Việt Nam phù hợp với lợi ích của
dân tộc đáp ứng những tiêu chí về tổ chức của nền báo chí dân tộc. Báo chí sử
dụng các tác phẩm sáng tạo của nhân dân phản ánh mọi mặt đời sống của giai
cấp đăng tải trực tiếp những ý kiến, tâm tư tình cảm, thái độ đòi hỏi người dân
trong quá trình đó báo chí đã và đang trở thành báo chí nhân dân. Báo chí phù
hợp với tổ chức tiến bộ, phù hợp với quy luật lịch sử của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Như vậy tổ chức giai cấp bị quy định một cách khách quan bởi tổ chức
hoạt động báo chí và sự đồng nhất về quyền lợi giữa các giai cấp , các tập đoàn
người trong xã hội. Tóm lại, xã hội tồn tại nhiều giai cấp khác nhau thì không
thể có nền báo chí trung lập đứng trên , đứng ngoài các giai cấp.
Câu 3: Trình bày về tự do báo chí trong xã hội


Nền tự do báo chí có những điều kiện sau thì mới được gọi là tự do báo
chí:
 Về mặt lịch sử: Báo chí phải nhận thức được tất yếu của lịch sử, vận dụng
chúng một cách rộng rãi, sáng tạo trong thực tiễn hoạt động báo chí hàng
ngày, trong mọi giai đoạn lịch sử báo chí tự do là báo chí của giai cấp tiến
bộ. Báo chí của những giai cấp lạc hậu không tự do vì mục tiêu của nó đi
ngược lại quy luật của lịch sử.
 Về mặt luật pháp: Báo chí luôn hoạt động trong phạm vi các giai cấp, các
nhà nước. Để thực hiện quyền tự do của mình, giữ tự do cho mình, hoặc
hạn chế tự do của lực lượng đối lập cần phản ánh các bộ luật quy định
phạm vi luật pháp của hoạt động báo chí.
 Về mặt kinh tế: Để thực hiện được quyền tự do báo chí cần có các
phương tiện tài chính, vật chất, kĩ thuật cần trình độ nhất định của báo chí
thực tiễn để thực hiện quyền lợi tự do mà luật pháp quy định.
Tự do báo chí trong chế độ tư bản chủ nghĩa:
Trước thắng lợi của cách mạng tư sản, báo chí của giai cấp tư sản trong

lòng chế độ phong kiến là tiếng nói của giai cấp tiến bộ. Giai cấp tư sản muốn
xuất bản báo đã đưa ra khẩu hiệu đòi tự do báo chí để đòi quyền bình đẳng về
luật pháp với lực lượng phong kiến.
Vấn đề tự do báo chí là cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng gay gắt,
những nhà lí luận của giai cấp tư sản vào thế kỉ XVII - XVIII đã đưa ra luận
điểm đơn giản là phải có tự do cho tất cả.
Ở Việt Nam năm 1905, Phan Chu Trinh đòi tự do báo chí, tư do dân luận,
nâng cao dân trí, dân sinh, dân quyền trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã
hội. Như vậy, nhờ có khẩu hiện tự do BC và cuộc đấu tranh đòi tự do báo chí
giai cấp tư sản đã tập hợp được lực lượng và giành được chính quyền. Sau khi
thiết lập quyền, luật pháp của mình. Giai cấp tư sản đã giành tự do tối đa cho
báo chí tư sản và cố gắng thực hiện quyền tự do báo chí một cách đầy đủ nhất.
Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, nhà nước tư sản đã thủ tiêu toàn bộ
báo chí phong kiến quân chủ. Đây là hoạt động đúng bởi báo chí phong kiến
quân chủ dưới chế độ tư bản chủ nghĩa không được luật pháp bảo vệ.
Giai cấp tư sản được hình thành với những yêu cầu về kinh tế - chính trị
cho mình. Khi đó, báo chí tư sản không còn tự do về phương diện lịch sử nhưng


vẫn được pháp luật thừa nhậnn. Tự do báo chí từ đó bị lu mờ sau khuôn khổ luật
pháp.
Xét về phương diện luật pháp tư sản đảm bảo quyền tự do cho các loại
báo chí phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
Tự do trong điều kiện đổi mới của nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước
cho rằng phải phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực, sử dụng báo chí như công
cụ có hiệu lực để phát huy quyền dân chủ đó. Quyền tự do báo chí trong xã hội
cần được mở rộng nhằm đẩy mạnh thông tin nhiều chiều, phong phú, đa dạng,
phát huy trí tuệ của nhân dân. Hiến pháp của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định con người được tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp với
mục tiêu củng cố và xây dựng xã hội mới, thực hiện quyền tự do chính trị đó.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền tự do rộng rãi cho công dân, có
quyền nhận và phổ biến thông tin của nhà báo. Đảng và nhà nước tạo mọi điều
kiện để báo chí phát triển đủ sức chiếm lĩnh và hướng dẫn dư luận lành mạnh.
Yêu cầu báo chí phải tăng cường các điều kiện vật chất, đổi mới cách thức hoạt
động và xây dựng đội ngũ mạnh cả về quan điểm tư tưởng và trình độ chuyên
môn.
VII. Báo chí và Pháp luật:
Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp
Luật pháp là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành, buộc mọi
người dân phải tuân theo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự
xã hội. Nhà nước quản lí và điều hành các mối quan hệ xã hội bằng luật pháp,
bao gồm những điều bắt buộc và những điều cho phép, các hình thức trừng
phạt, cấm đoán hoặc tha bổng nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân đều
bình đẳng trước luật pháp. Hiến pháp được coi là bộ luật cao nhất, hiến pháp
thừa nhận hoạt động báo chí và xác định những ranh giới mà báo chí mà không
được vi phạm. Ngoài ra, báo chí cần phải tuân thủ quy ước xã hội như phong
tục tập quán, đạo đức lối sống trong hoạt động nghề nghiệp.
Theo luật pháp, nhà báo trước hết là một công dân vì thế bản thân nhà
báo phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Ngược lại, với
trách nhiệm nghề nghiệp thì nhà báo còn phải tuyên truyền giáo dục pháp luật
cho công chúng, với nhà báo, thì việc am hiểu và vận dụng trong pháp luật là rất
cần thiết. Trong quá trình hành nghề, nhà báo cần va chạm với nhiều tổ chức, cá
nhân khác nhau trong đó các quan hệ xã hội bị ràng buộc bởi các quy chuẩn luật


pháp nên nhà báo phải nắm chắc luật pháp để xem xét, phản ánh, đánh giá và
kiến nghị về các sự kiện trong từng thời điểm cụ thể để thông tin có cơ sở pháp
lí và có tính thuyết phục. Hiến pháp pháp luật giúp nhà báo sử dụng các quyền
trong hoạt động nhà báo như, quyền đăng tải và quyền phổ biến pháp luật, giữ
bản quyền tên mình, các bút danh, nhuận bút…

Câu 2: Trình bày cơ sở pháp lí của báo chí Việt Nam?
a.

Luật về chế độ báo chí năm 1957

- Bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí, không phân biệt
thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, giới tính
- Tất cả các báo chí không chỉ phải chịu kiểm duyệt nào trước khi in ( trừ trường
hợp khẩn cấp, việc kiểm duyệt tạm thời do chính phủ quyết định)
- Báo chí được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động
nghiệp vụ dễ dàng.
- Để đảm báo quyền tự do ngôn luận thì nhân dân có quyền được trả lời, đính
chính, các điều nói sai liên quan đến mình.
- Để bảo đảm đúng đắn sử dụng quyền tự do ngôn luận báo chí không được
tuyên truyền những điều sau:
+Chống pháp luật, đường lối, chính sách và chế độ của Đảng, nhà nước
+ Phá hoại sự nghiệp củng cố hòa bình thống nhất, hoàn thành độc lập dân
chủ
+Chia rẽ dân tộc, làm tổn hại tình hình hữu nghị giữa nhân dân các nước
hoặc tuyên truyền chủ nghĩa đế quốc trong chiến tranh.
+Tiết lộ bí mật quốc gia
+Dâm ô trụy lạc đồi bại
+Xác định những quyết định cụ thể về điều kiện hoạt động của báo chí, sử
dụng cấp giấy phép lưu truyền.
+Quyết định về hình thức kỉ luật đối với báo chí tùy theo lối nặng nhẹ bị cảnh
cáo, tích thu ấn phẩm đình chỉ tạm thời, đình chỉ vĩnh viễn hoặc bị truy tố trước
pháp luật. Ngoài ra báo chí phải chấp hành nguyên tắc những đạo luật có liên
quan đặc biệt trong việc giữ gìn bí mật quốc gia.



b.

Luật về chế độ báo chí 1990.

Luật báo chí 1990 kế thừa những nguyên tắc đúng đắn 1957, đồng thời bổ sung
và hoàn thiện luật pháp nhà nước về báo chí, thực hiện ở:
+Một là: thể hiện rõ và đầy đủ hơn quyền tự do dân chủ của nhân dân qua báo
chí ( điều 2). Vai trò và trách nhiệm của báo chí theo đường lối của Đảng ( điều
6). Báo chí là cơ quan báo chí ngôn luận của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà
nước của tổ chức xã hội còn báo tư nhân ( điều 1)
+ Hai là: xác định mối quan hệ giữa báo chí với Đảng, với nhà nước với xã
hội ( điều 6)
+ Ba là: nói rõ đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của công dân ( điều 4).
Quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin ( điều 7). Quyền và nghĩa vụ trả lời tạp
chí trên báo ( điều 5, 8, 9)
+ Bốn là: nói rõ và đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của cơ quan báo chí
của nhà báo, của cơ quan chủ quản, của người đứng đầu cơ quan báo chí, của
nhà nước đối với báo chí ( điều 5,6,14,15,17)
+ Năm là: quy định trách nhiệm của các cơ sở in và tổ chức phát hành ( Đ 12,
21)
+ Sáu là: quy định khen thưởng ( điều 27)

c.

Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật báo chí năm 1999

Chương 1: những quy định chung về điều 1 và điều 3
Chương 2: quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí công dân ( điều 4,5)
Chương 3: nghĩa vụ và quyền hạn của báo chí ( điều 6 đến 10)
Chương 4: tổ chứ báo chí và nhà báo ( điều 11 đến điều 16)

Chương 5: tổ chức quản lí về báo chí ( điều 17 đến 26)
Chương 6: khen thưởng và xử lí dư phạm ( điều 27 đến 28)
d. Luật 2016:


e. Cơ sở pháp lí của hoạt động báo chí Việt Nam tại nước ngoài và hoạt động
báo chí nước ngoài ở Việt Nam
Nhà báo Việt Nam quan hệ với cơ quan báo chí nước ngoài để viết tin
bài, phải được lãnh đạo cơ quan báo chí đồng ý các hoạt động này phải do lãnh
đạo cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản đề nghị và phải được phép của bộ
thông tin truyền thông và các cơ quan liên quan, phải tuân thủ luật pháp của
nước sở tại, đồng thời phải nắm vững luật báo chí quốc, tế, các chính sách trong
quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngoài ra, phải hiểu rõ phong tục tập quán,
lịch sử, văn hóa của nước đó, để vừa hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp vừa góp
phần củng cố tình hữu nghị và hợp tác của các dân tộc trên thế giới .
Đối với nhà báo nước ngoài đến công tác tại Việt Nam phải được sự cho
phép của bộ Nội Vụ, bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin truyền thông họ được cấp
giấy phép đi lại được sử dụng những phương tiện cần thiết cho hoạt động
nghiệp vụ, được dự họp báo và được tiến hành các cuộc tiếp xúc trao đổi.
Câu 3: Trình bày hiểu biết về luật pháp quốc tế và hoạt động báo chí
Luật quốc tế là tổng hợp các quy định luật pháp giữa các quốc gia
trong các lĩnh vực chính trị , kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và trao đổi
thông tin đó là những quyền và nghĩ vụ cam kết trong việc trao đổi giao lưu về
nội dung và phương tiện giữa hai bên hoặc nhiều bên giữa các khu vực hoặc
phạm vi quốc tế, được thể hiện trong các hiệp đinh, hiệp ước giữa các nhà nước,
giữa các tổ chức và các cơ quan thông tin đại chúng. Thi hành luật quốc tế là
các quốc gia , dân tộc, các tổ chức thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ trên thế
giới
Một số tài liệu liên quan đến hoạt động báo chí quốc tế:
+Công ước điện tĩnh quốc tế 1865 quyền các quốc gia được chuyển điện tính

cấm chuyển tin qua điện báo khi những tin tức gây phương hại đến chủ quyền
quốc gia.
+Công ước quốc tế về việc sử dụng hệ thống PT – TH về mục đích hòa bình
năm 1938, trong đó cấm các chương trình PT – TH kích động các hành vi bạo
loạn của công dân trên bất cứ vùng lãnh thổ nào
+Tuyên ngôn nhân quyền của liên hợp quốc 1948 quy định mọi người đều có
quyền tự do ngôn luận, quyền tìm, nhận và truyền đạt thông tin sau tuyên ngôn


này hàng loạt các quốc gia có cơ sờ xậy các điều khoản để thông tin và tự do
thông tin trong hiến pháp của nước mình.
+Tuyên bố của LHQ 1970.cấm dùng vũ lực và đe dọa bằng vũ trang đối với
quyền tự quyết của dân tộc , giải quyết các mâu thuẫn bằng giải pháp hòa bình,
đối thoại, tôn trọng chủ quyền, không xâm phạm công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng hợp pháp, thiết lập một trật tự thông tin mới.
+1978. LHQ thông qua nguyên tắc sử dụng vê tinh nhân tạo cho việc truyền
thông tin trực tiếp, đây là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức riêng phục vụ
cho việc hoạt động các thông tin quốc tế.
VIII. Lao động sáng tạo trong hoạt động báo chí
Câu 1: Đặc trưng của lao động sáng tạo nghề báo:
 Tính thường xuyên và liên tục trong sáng tạo
 Tính khách quan trong sáng tạo (Nhà báo phải thực hiện nguyên tắc
khách quan trong việc truyền tải, sản phẩm báo chí, nhà báo không bị chi
phối bởi kinh tế, bị chi phối bởi tính chính trị, tư tưởng lợi ích quốc gia
dân tộc và thực tiễn xã hội).
 Tính chính trị trong sáng tạo (Bản lĩnh chính trị của nhà báo được thể
hiện trước hết là lòng nhiệt huyết, sự rrung thành với tổ quốc và lợi ích
của nhân dân
 Tính thực tiễn trong lao động sáng tạo (đây là điều kiện bắt buộc và quan
trọng nhất của báo chí, báo chí phản ánh trực tiếp cuộc sống, chính vì vậy

nhà báo phải có khả năng phát hiện những điều mới mẻ mang tính thời sự
đực nhiều người quan tâm).
 Sự hòa hợp giữa tính cá nhân và tập thể trong lao động sáng tạo ( Tờ báo,
chương trình, các bài báo đơn lẻ đều là sản phẩm tập thể ngay cả với từn
bài báo cụ thể. Tính tập thể và cá nhân trong lao động biện chứng với
nhau, bổ sung cho nhau để hình thành công việc chung.
 Tính khẩn trương và hạn chế về thời gian trong lao động sáng tạo. Đặc
trưng này bị quy định bởi tính định kì của báo chí. Tính định kì của báo
chí một mặt phù hợpvới quy luật của cuộc sống mặt khác đáp ứng nhu
cầu thông tin của công chúng. Tính định kỳ quy định tính khẩn trương
trong hoạt động báo chí, đòi hỏi nhà báo phải làm việc căng thẳng nhưng
lại phải đảm bảo chất lượng tác phẩm theo yêu cầu của cơ quan báo chí.
Điều này đòi hỏi sự nổ lực và nguyên tắc hoạt động.


Câu 2: Trình bày quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Quan sát thực tiễn  tìm đề tài cho tác phẩm  xác định đề tài  đăng
ký xét duyệt  tiếp cận  dựng  duyệt  đăng
IX. Nhà báo
Câu 1. Trình bày phẩm chất, nghiệp vụ của nhà báo
Khách quan, trung thực, bản lĩnh chính trị, phục vụ lợi ích của nhân dân
và dân tộc.
Câu 2: Phân tích đạo đức nghề nghiệp nhà báo:
Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với
tập thể, với xã hội. Ngành nghề nào cũng có đạo đức, cũng có phép tắc ứng
xử các mối quan hệ. Với nghề, những người làm báo có phép tắc trong quan
hệ giữa đồng nghiệp, quan hệ với công chúng với nhân dân, quan hệ đồng
nghiệp, quan hệ trong tòa soạn – cơ quan báo chí, quan hệ với các cơ quan
đơn vị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp...người làm báo có trách nhiệm chính
trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm pháp luật,

chịu sự điều chỉnh của luật báo chí và các luật khác.
Mục tiêu của báo chí Việt Nam là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam, luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Báo chí
phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật phù hợp với lợi ích quốc gia
và tình hình đất nước. Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sống
xã hội, là công cụ văn hóa.
Nhà báo tôn trọng và thực hiện tự do báo chí, chịu trách nhiệm trước xã
hội, trước nhân dân và tự hành nghề trong khuôn khổ pháp luật, nhà báo thực
hiện đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, không vì bất cứ sức ép nào
mà làm trái mục tiêu cao cả của báo chí, đi ngược lợi ích đất nước. Cùng với
quyền tự do thông tin, thực hiện quyền trả lời và quyền cải cách chính trên
báo chí là một nguyên tắc cấu thành tự do dân chủ báo chí. Nhà báo có
quyền kiên trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình, nhưng tôn trọng
quyền trả lời và quyền cải chính của công dân theo đúng pháp luật. Báo chí
VN phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tôn trọng các nền văn hóa khác nhau
và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người, phấn đầu vì đại đoàn kết


dân tộc, vì hòa bình hữa nghị, hiểu biết giữa các dân tộc và quốc gia trên thế
giới.
Nhà báo có nhiệm vụ bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật do người khác cung
cấp phù hợp với luật pháp. Nhà báo góp phần phát triển lợi ích công đồng,
tôn trọng quyền con người, không lợi dung thông tin để xúc phạm nhân
phẩm và làm thiệt hại đến lợi ích của người khác. Nhà báo luôn luôn giữ
phẩm chất trong sáng, không vụ lợi. Tuyệt đối không vì lợi ích của cá nhân
mà cố tình công bố hoặc cố tình công bố hoặc bỏ qua không công bố một
thông tin. Nhà báo không được dùng uy tín nghề nghiệp của mình để chuộc
lợi. Nhà báo tôn trọng chính kiến và quan điểm xã hội, nghề nghiệp của đồng
nghiệp, đoàn kết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động và đời sống, đấu

tranh không khoan nhượng, chống mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, lợi
ích đất nước, nhân dân trái với đạo đức báo chí. Nhà báo sống lành mạnh
văn minh, khát khao học tập, khiêm tốn, cầu tiến bộ, nâng cao bản lĩnh, trình
độ và kỹ năng nghề nghiệp của mình là ước vọng và sự phấn đấu suốt đời
của người làm báo.



×