Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giáo trình môn Ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.08 KB, 24 trang )

MÔN NGÔN NGỮ HỌC
Thi cử là một chiến trường, vậy nên, đừng ngại "hy sinh"trên chiến trường đó!

CÂU HỎI:
Bài 1: Ngữ âm Tiếng việt
1.

Trình bày hiểu biết về ngữ âm

Bài 2: Từ vựng tiếng việt
1.
2.
3.

Trình bày khái niệm từ vựng?
Phân tích từ Tiếng Việt và đặc điểm của Từ Tiếng Việt
Phân tích các Từ xét về mặt cấu tạo

4.

Phân tích các từ xét về quan hệ ngữ nghĩa

Bài 3: Ngữ pháp Tiếng việt
1.
2.

Khái niệm ngữ pháp và ngữ pháp học
Trình bày hệ thống các từ loại Tiếng Việt

Bài 4: Cụm từ Tiếng việt
1.


2.

Khái niệm cụm từ
Phân loại các cụm từ TV?

Bài 5: Câu tiếng việt
1.
2.
3.
4.

Trình bày khái niệm về câu TV?
Đặc trưng của câu TV
Phân tích các loại câu xét theo cấu tạo ngữ pháp?
Nêu các loại câu TV xét theo mục đích gt?

GIẢI
Bài 1 NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
1.
-

Trình bày hiểu biết về ngữ âm
Chức năng âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm
• Vỏ vật chất của ngôn ngữ
• Hình thức tồn tại của ngôn ngữ
1


-


-

-

Hệ thống âm thanh người việt sử dụng là hệ thống ngữ âm Tiếng Việt.
Vỏ ngữ âm được thể hiện trực tiếp bằng lời nói
Chữ viết lưu lại lời nói (gián tiếp): chữ viết chính là sự thể hiện gián tiếp của
ngữ âm
Đặc trưng:
• Âm tiết TV là đặc trưng, loại hình chủ đạo của TV
• Âm tiết TV thuộc loại hình đơn lập
• Ranh giới của âm tiết trùng với số lượng hình vị
• Số lượng trong âm tiết TV trùng với số lượng hình vị.
• Mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của hình vị
• Đa số âm tiết TV đều có nghĩa
Cấu tạo:
• Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của một ngôn ngữ (lĩnh vực
nghiên cứu hình vị là hình vị học)
• Hình vị khác “từ” ở chỗ: hình vị có thể đứng riêng một mình và cũng
có thể bị lệ thuộc. Trong khi đó, một từ theo định nghĩa là luôn có khả
năng đứng độc lập một mình.
• Phân tích một phát ngôn (một đoạn của lời nói) người ta có thể xuất
phát ra những đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất, đơn vị đó là hình vị.
Ví dụ: “Ngày mai tôi nghỉ học”
 Có 5 hình vị mang ý nghĩa là: ngày, mai, tôi, nghỉ, học
• Hình vị thường có cấu tạo 1 âm tiết, tức là mỗi hình vị trùng với âm
tiết trên chữ viết mỗi hình vị được viết thành một chữ.
• Những đơn vị ngữ âm được phát ra với một luồng hơi liên tục, ko bị
cắt đoạn ra trong dòng ngữ lưu đơn vị đó được gọi là “âm tiết”.
• Trong TV một âm tiết thường mang một thanh điệu và được ghi lại

thành một chữ.
• Khi phân tích một phát ngôn (một đoạn của lời nói) người ta phân
xuất phát ra được nhiều đơn vị nhỏ nhất, trùng với âm tiết đó là tiếng.
Tiếng thường trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất
định cho nên trung với hình vị và từ.
• Âm tiết, hình vị và từ là đơn vị của ngôn ngữ còn tiếng là đơn vị cả lời
nói.
Phân loại:
• Âm tiết chỉ có nguyên âm: u,ê,a,o,i
• Âm tiết chỉ có nguyên âm và phụ âm cuối: am, ai, ao, em
• Âm tiết chỉ có nguyên âm và phụ âm đầu: la, lo, ma , ti..
2


Âm tiết có 1 âm đầu vần: oa, ui
• Âm tiết có 2 âm đầu vần: oan, oai…
Đặc điểm của âm tiết tiếng việt
• Âm tiết TV có tính độc lập rất cao
• Âm tiết TV bao giờ cũng được thể hiện rõ ràng, tách từng khúc, đoạn
riêng biệt (tạo điều kiện cho việc tách, ghép âm tiết từ này với âm tiếp
của từ khác tạo thành từ mới)
• Âm tiết TV không bị ngược hóa dù nói nhanh đến đâu
• Ranh giới âm tiết rõ ràng trong mọi tình huống (muốn biết chuỗi lời
có bao nhiêu âm tiết chỉ cần nghe có bao nhiêu tiếng được tách ra)
• Âm tiết có khả năng biểu hiện ý nghĩa nhất định
• Âm tiết là đơn vị ngữ âm, đơn vị từ vựng, đơn vị ngữ pháp
• Âm tiết là ngôn gnữ có loại hình đơn lập, âm tiết tính
• Ranh giới giữa các âm tiết rõ ràng, phát âm tách bạch
• Mỗi âm tiết được ghi thành một tập hợp chữ cái, gọi là chữ
• Mỗi chữ đọc lên thành một tiếng gọi là âm tiết

• Âm tiết TV tiềm tàng về khả năng mang nghĩa (đại đa số)
+ Từ đơn (từ 1 âm tiết): Mắt, đầu, tay , chạy, đi , ăn…
+ Một số âm tiết tham gia vào từ ghép, được coi là âm tiết tự thân có
nghĩa: giảng đường, sinh viên, quốc kỳ, máy bay…
+ Một số âm tiết hiện này được coi là vô nghĩa: Núc (bếp núc), sá
(đường sá), lè (xanh lè), au (đỏ au)
• Trường độ tiêu chuẩn của âm tiết TV bằng nhau
• Tất cả các âm tiết TV đều có độ dài như nhâu, dù đủ hay ko đủ 5
thành phần âm vị (phụ âm đầu; âm đệm, âm chính, âm cuối; thanh
điệu)
• Cấu tạo: âm tiết TV gồm 2 bộ phận (phụ âm đầu, vần, phần vần mang
thanh điệu)
Các thành phần cấu tạo của âm tiết
• Gồm 2 bộ phận


-

-

+ Bộ phận âm đoạn tính (mỗi âm tiết bao gồm 2 bậc kết hợp) là



Bậc 1 gồm phụ âm đầu và vần
Bậc 2 gồm âm đệm, âm chính và âm cuối

+ Bộ phận siêu âm đoạn tính (thanh điệu)
Trong đó:
3



Phụ âm đầu là:





Đứng đầu mỗi âm tiết
Tạo âm sắc cho âm thanh lúc mở đầu
Phụ âm đầu có thể khuyết trong TV
Có 21 phụ âm đầu

Vần là:




Đứng sau phụ âm đầu
Là thành phần yếu tố tạo ra âm tiết
Tối thiểu phải có âm vị và 1 thanh điệu, tối đa 3 âm vị và 1 thanh điệu

Âm đệm là:




Đứng ở đầu vần, nối phụ âm đầu với phần còn lại của vần
Có chức năng thay đổi âm sắc của âm tiết lúc mở đầu
Thể hiện bằng chữ viết:

+ Sau O là các nguyên âm có độ mở rộng (a, á, e…)
+ Sau U là các nguyên âm còn lại

Âm chính: cũng là nguyên âm (đơn hoặc đôi) có vị trí bắt buộc trong phần vần
Âm cuối là:




Gồm các phụ âm (n, c, p, t, m, g) và các bán nguyên âm (u, i)
Chức năng kết thúc 1 âm tiết
Có thể khuyết tỏng 1 âm tiết TV

Thanh điệu:
Là sự nâng cao hay hạ thấp giọng trong một âm tiết
• Có giá trị thu biệt nghĩa của các từ
• TV bao gồm 6 thanh điệu: không, bằng, huyền, sắc, ngã, nặng
• Thanh điệu bao gồm âm điệu và âm vực
+ Âm điệu là diễn biến cao độ theo thời gian
+ Âm vực là độ cao thấp của thanh điệu
 Thanh sắc: sắc, ngã, hỏi
 Thanh bằng: huyền, không
 Thanh thấp: huyền, hỏi, nặng
Chức năng từng phần


-

4






Nguyên âm: khi dây thanh dao động để tạo ra âm thanh, nếu nó đi ra
ngoài thoải mái tự do, ta có NGUYÊN ÂM
Phụ âm: Luồng không khí bị cản trở ở một điểm nào đó: ta có PHỤ
ÂM

Trong đó:
-

-

-

NGUYÊN ÂM
• Nguyên âm là âm chính: gồm 3 nguyên âm đôi với 13 nguyên âm đơn
+ 3 nguyên âm đôi: ie, ươ, uo
+ 13 nguyên âm đơn: i, e,ê,a,ă,â,u,ư,o,ô..
• Nguyên âm, phụ âm làm âm cuối: gồm 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm
+ Phụ âm cuối tắc ồn: p,t,k
+ Phụ âm cuối tắc vang: m, n
+ Bán nguyên âm: u. i
PHỤ ÂM: thường làm âm đầu trong âm tiết
• Luồng hơi bị cản lại rồi mới phát ra:
+ Phụ âm tắt: b
+ Phụ âm mũi: m, n…
+ Phụ âm bật hơi: t..
• Luồng hơi đi ra phải lách qua các khe hở:

+ Phụ âm sát: f, v, s, x…
+Phụ âm bên: l
+ Phụ âm rung: r
• Các âm môi: tắc: b, m
• Các âm lưỡi:
+ Đầu lưỡi: t, d, n…(tắc). S, z, l (xát)
+ Mặt lưỡi: c
+ Cuối lưỡi: k, ng (tắc). X, g (xát)
• Các âm họng: h
THANH ĐIỆU: có chức năng phân biệt các âm tiết/ từ khác nhau về cao độ
• Tiếng Việt tiêu chuẩn có 6 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã
• Bảng nhận điện

BÀI 2: Từ vựng Tiếng Việt
Câu 1: Trình bày khái niệm từ vựng?
a.

Khái niệm:

5


-

Từ là một đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong ngôn ngữ học có tính chất độc lập
tái hiện tự do trong lời nói để tác động lên câu.
Từ vựng là tập hợp tất cả các từ và các đơn vị tương đương với vốn từ tv
Vd: ăn, ngủ, đi, đứng

-


Thành ngữ là một cụm từ phải hiểu nghĩa của nó theo bề sâu: “đen như cột
nhà cháy”
Quán ngữ: từ ngữ dùng lâu thành quen
Vd: một là, hai là…
Các đơn vị từ vựng có trong một ngôn ngữ tạo thành một hệ thống từ vựng
của ngôn ngữ đó
Từ vựng của một ngôn ngữ nó phản ánh nhận thức, sự khám phá hiện thực
khách quan của dân tộc sử dụng các ngôn ngữ ấy.
Từ vựng của một ngôn ngữ còn giúp con người tổ chức thành các đơn vị
ngôn ngữ lớn hơn để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và tư duy,
Từ vựng học là một bộ môn nghiên cứu về từ và vốn từ của ngôn ngữ

Câu 2: Phân tích từ Tiếng Việt và đặc điểm của Từ Tiếng Việt
-

Từ tiếng việt:
• Khái niệm: là một đơn vị nhỏ nhất gồm 1 hoặc nhiều tiếng có những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong cấu tạo nhất định, có ý nghĩa
và dùng để tạo câu.
• Từ vựng tiếng việt là tất cả các vốn từ và các đơn vị tương đương với
vốn từ của tiếng việt, các đơn vị tương đương với từ đó là ngữ cố định
bao gồm các thành ngữ và quán ngữ

Trong đó:
-

Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn thường có vần điệu, đúc kết tri thức,
kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Vd: “Đói cho sạch, rách cho thơm”


-

Thành ngữ: là tập hợp từ ngữ cố định diễn đạt một ý nghĩa, 1 nội dung trọn
vẹn
Vd: “Tay xách nách mang” “một nắng 2 sương”

6


-

-

-

Quán ngữ: là tổ hợp từ cố định được dùng lâu thành quen, nghĩa có thể
được suy ra từ ý nghĩa của các yếu tố hợp thành
Vd: “lên lớp” “lên mặt” “lên tiếng”
Nói khác: từ là đơn vị nhỏ nhất của lời nói. Từ còn là một tiếng có nghĩa.
Từ Tiếng việt thường có ý nghĩa trừu tượng, khái quát, chỉ có ý nghĩa cụ thể
khi kết hợp với từ khác.
Vd: đẹp: đẹp nói chung
Cái đẹp: đẹp với tính cách một sự vật
Người đẹp: đẹp với tính cách một tính chất
Đẹp ra: đẹp với tính cách một quá trình
Từ tiếng việt có thể biến thể ngữ âm: lời, nhời
Từ TV có thể biến thể ngữ nghĩa: ăn, ăn uống, ăn chặn, ăn cắp…
Nhưng không biến thể hình thái.


Đặc điểm của từ TV
-

Về mặt ngữ âm:

Từ tv không thay đổi hình thức trong bất kì trường hợp nào ở bất kỳ vị trí nào
trong lời nói, giữa bất kỳ đơn vị ngữ pháp nào trong câu thì hình thức ngữ âm
của từ ko hề biến đổi.
-

Về mặt ngữ pháp:

Từ không biểu thị đặc điểm ngữ pháp của mình, mà thể hiện chủ yếu ở ngoài từ
trong mối quan hệ với các từ khác. Khả năng kết hợp với từ khác và khả năng
đảm nhận những chức vụ khác nhau trong câu.
-

-

Vd: Các từ, vở, học sinh, thầy giáo.
Là đơn vị có đường ranh giới trùng với Hình vị và âm tiết
Vd: tôi đến trường
(3 từ, 3 hình vị, 3 âm tiết)
Từ nằm trong hệ thống
Âm vị - hình vị - từ - câu – văn bản
Thể loại danh từ thường kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng trước, hoặc
các đại từ chỉ định đứng sau và có khả năng đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ
trong câu. Các động từ: đi, đứng, ăn, ngồi có thể kết hợp với các từ đã,
đang, sẽ hoặc các từ chẳng , chứo và các động từ này có chức vụ đảo ngữ ở
trong câu.

7


-

Từ của tv không có các căn cú, phụ thuộc trong cấu tạo, ko có các ý nghĩa
phạm trụ hình thái trong ngữ nghĩa, ko biến hình trong hoạt động lời nói.

Câu 3: Phân tích các Từ xét về mặt cấu tạo
Từ đơn: là từ do một hình vị (âm tiết) tạo thành có ý nghĩa từ vựng, có ý nghĩa
ngữ pháp.
-

-

Trong tv từ đơn chiếm tỷ lệ rất lớn, bao gồm các từ thuần việt, hán việt và
các từ vay mượn đã được việt hóa và nó là cơ sở trong việc cấu tạo các từ
ghép.
Về cơ bản, các từ đơn tv là một âm tiết, có một số từ gồm 2 âm tiết.
Vd: bù nhìn, trèo leo,,

TỪ
-

-

Xét về cấu tạo
• Từ đơn
• Từ ghép
• Từ láy

Xét về chức năng:
• Danh từ
• Động từ
• Tính từ
• Phụ từ
• Quan hệ từ

Phân tích:
TỪ ĐƠN
-

Từ đơn luôn được sử dụng để tạo ra các từ mới.
Vd: ăn, nằm, ăn chơi…học, học vấn, học thức

-

-

Từ đơn mang nghĩa thường có nhiều nghĩa
Vd: Xuân-> chỉ mùa xuân, tuổi trẻ, hồi xuân
Từ chín -> ăn chín, chín suối…
Từ đơn tượng thanh: bịch, meo, ọ, đùng, oàng…
Từ đơn cảm thán: à, ơi, ối, ái, úi, hừ, chao…
Tuy nhiên cũng có từ đơn gồm 2 âm tiết: bù nhìn, bồ hóng , ễnh ương, chèo
bẻo…
8


TỪ GHÉP
-


-

Là từ gồm 2 âm tiết trở lên được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với
nhau theo quan hệ ngữ pháp nhất định
Từ ghép chính phụ: 1 từ tố giữ vai trò chính, yếu tố thứ 2 giữ vai trò bổ
nghĩa cho nó
Vd: áo dài (áo là chính, dài là phụ) bút máy, bút bi…
Chú ý:
Trong từ ghép chính phụ, ko thể đảo thứ tự các yếu tố A-B
Trong từ ghép chính phụ, nghĩa chung của từ này bao giờ cũng nhỏ hơn, cụ
thể hơn nghĩa của từ làm thành tố chính trong từ ghép
Vd: xe đạp (xe chỉ tất cả các phương tiện giao thông)
Nhà cô ấy ở cạnh bờ sông (nhà là 1 từ)
Nhà của gì mà bẩn quá

(nhà là 1 yếu tố của từ, nằm trong tổ hợp “nhà cửa” – nhà là từ đơn, nhà cửa là từ
ghép”
-

-

-

Phân loại TỪ GHÉP
A là danh từ
D-D: Cá chép, đảng viên, nhà máy, tàu hỏa…
D-Đ: xe đạp, máy bay, nhà tắm, thức ăn…
D-T: hoa hồng, áo dài, cà chua, mướp đắng…
A là động từ

Đ-D: làm dáng, á quốc…
Đ-T: làm nũng , sinh con,,,
Đ-Đ: ăn cướp, đánh rơi, trông thấy…
A là tính từ:
T-D: vui tính, đẹp lòng, nhanh chân, kéo tay, sáng trí…
T-T: trắng nõn, xanh rì, thẳng tắp, sưng vù…

Đặc điểm TỪ GHÉP
-

Có thể hoán vị các trật tự từ
Quan hệ ngữ pháp giữa các từ là bình đẳng
Biểu thị ý nghĩa tổng hợp, khái quát
Các yếu tố cấu tạo có cùng từ loại, cùng chất

Phân loại TỪ GHÉP
9


-

-

Từ ghép gộp nghĩa: nghĩa của từng từ tố gộp lại với nhau tạo nên một nghĩa
chung
Vd: tướng ta, điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe
nhìn, ăn uống, sống chết, tốt đẹp, gan dạ
Từ ghép lặp nghĩa: có những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa
Vd: núi non, binh lính, cấp bậc, may phúc, thay đổi, tìm kiếm, đợi chờ, sửa
chữa, bởi vì, mặc dù, áo quần…


-

-

Từ ghép đơn nghĩa: chỉ có 1 nghĩa được sử dụng, nghĩa còn lại có xu
hướng phai dần
Vd: bếp núc, chợ búa, đường sá, ăn mặc, vui tươi, sầu muộn..
Có thể hoán vị: quần áo- áo quần, núi sông- sông núi, sống chết-chết sống,
trùng điệp- điệp thay đổi-đổi thay, khỏe mạnh-mạnh khỏe

Câu 4: phân tích các từ xét về quan hệ ngữ nghĩa
Hệ thống ngữ nghĩa
-

Các trường nghĩa
Các hiện tường đồng nghĩa trái nghĩa
• Đồng âm
• Đồng nghĩa
• Trái nghĩa
a. Từ đồng âm:

là từ có cùng hình thức âm thanh nhưng có nội dung khác nhau, ko có quan hệ
với nhau về mặt ý nghĩa.
-

-

Phân loại
• Đồng âm hoàn toàn: là đồng âm giữa 2 đơn vị cùng cấp độ, từ là đồng

âm giữa từ với từ hoặc từ tố và từ tố.
• Đồng âm khác bậc: từ là 1 từ tố đồng âm với 1 từ gọi là đồng âm khác
bậc
Ví dụ:
• Tôi đá phải một cục đá
• Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu
• Con kiến bò trên đĩa thịt bò
• Bát (rộng, 8)
Bác (đại từ chỉ người, bố, ko chấp nhận)
10


Yếu: điểm yếu
Yếu: quan trọng (yếu điểm)
• Lạc: vui mừng (lạc học, hoạn lạc)
Lạc: ly tán (loạn lạc)
Lạc: đậu phộng
• Ba : cha, bố
Ba: số 3
Ba: sóng (ba đào, phong ba)
Ba: có nghĩa kết cấu (ba ba, ba hoa, ba láp)
• Con ngựa đá đá con ngựa đá, con ngựa đá ko đá con ngưạ
• Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
• Gái tơ chỉ kén ngài quân tử
b. Từ đồng nghĩa:
Là các từ có vỏ âm thanh khác nhau nhưng cũng biểu thị một ý nghĩa, có thể
thay thế trong cùng một vị trí cú pháp. Tồn tại ở dạng từ câu
Ví dụ: chết, tử, mất, từ trần, băng hà, hi sinh, ngủm, toi…
Xét về nguồn gốc:

TV-TV: ba, bố, thầy, tía, cha,..
TV-HV: quốc –nước, kỳ- cờ, mẫu-mẹ, cỏ-thảo…
Phân loại đồng nghĩa:
• Đồng nghĩa từ vựng: Là từ đồng nghĩa đã được ổn định, ghi vào từ
điển đồng nghĩa, ko phụ thuộc vào văn cảnh.
• Đồng nghĩa tu từ học: là những từ đồng nghĩa tạp ra lâm thời trong
khi nói
Vd: lợn-heo-ỉ, cá lóc-cá chuối-cá trầu-cá quả….
Lưu ý: từ đồng nghĩa có thể chỉ có 1 hoặc vài nét trùng nhau
• Đồng nghĩa tuyệt đối
+ Lạy-lậy
+ Tàu lửa-tàu hỏa
+ Diêm quẹt-bật lửa
+ Cặp mạch- cặp nhiệt-cặp sốt
+ Nhà thương-bệnh viện
+ Áo lạnh-áo ấm
• Đồng nghĩa tương đối
+ Nhìn (trung hòa)
+ Trông (mong ước)
+ Thường trực (tĩnh)
+ Thường xuyên (động)


-

-

-

11





Lịch sử - hiện tại
+ Băng hà-chết
+ Sư phụ-thầy dạy
+ Phu nhân-vợ
+ Nhi đồng-trẻ con
+ Cố hương- làng cũ
+ Cô nhi-trẻ mồ côi
+ Ngư ông-người đánh cá
+ Ko phận-vùng trời
+ Kỷ-ghế

TỪ TRÁI NGHĨA
Là từ có ghép nghĩa đối lập nhau trong những điều kiện cụ thể trong từng
cặp đôi, nhưng laị nằm trong mối quan hệ tương liên lẫn nhau
Vd:
Màu sắc: xanh-đỏ
Xã hội: giàu-nghèo
Nhiệt độ: nóng-lạnh
Thời tiết: mưa- nắng
Trái nghĩa thường xảy ra ở động từ và tính từ
Có 3 loại:
• Dựa vào tính chất của từ loại: từ trái nghĩa, tính từ, từ trái nghĩa danh
từ
• Dựa vào ý nghĩa: trái nghĩa chỉ màu sắc, chỉ khối lượng kích thước..
• Trái nghĩa chỉ tính chất: xấu, đẹp…
c.


-

-

Tính đa chiều:
+ Mở - đóng (cửa)
+ Mở- gấp (sách)
+ Mở-đậy (nắp)
+ Mở-hạ (màn)
+ Mở-kết (bài)
Tính liên tưởng:
+ Vào-ra
+ Lên- xuống
+ Trong-ngoài
+ Xa- gần
12


TỪ NHIỀU NGHĨA
Từ TV có nhiều nghĩa (hiện tượng đa nghĩa)
Cùng 1 hình thức âm thanh ngoài nội dung ý nghĩa chính, còn có một số nội
dung ý nghĩa khác được tạo ra.
Các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa làm nên 1 hệ thống mối quan hệ
đồng nhất và đối lập. Là cở sở cho sự phát triển của nghĩa tiếp theo.
Vd: ăn ảnh, đánh phấn rất ăn phấn…
Phân loại từ nhiều nghĩa:
• Nhiều nghĩa biểu vật: một từ ngữ có thể gọi tên nhiều sự vật trong
thực tế khách quan
Vd: các mũi tiến công, các mũi tên…

• Nhiều nghĩa biểu niệm: là từ biểu thị một ý nghĩa chung về một khái
niệm nào đó
Vd: từ muối có 2 nghĩa biểu niệm:
+ Chỉ sự vật lấy từ nước biển bốc hơi
+ Chỉ một hoạt động, tác động của một vật này đến vật khác (muối
dưa)
e. Các lớp từ xét về phạm vị sử dụng
Từ toàn dân:
• Bao gồm những từ ngữ được toàn dân dùng và hiểu
• Là từ cơ bản nhất để gọi tên các sự vật hiện tượng, các biểu tượng xã
hội, các tính chất quan hệ.
• Là cơ sở để thống nhất ngôn ngữ
• Trung hòa về mặt phong cách được dùng trong nhiều phong cách khác
nhau
Từ địa phương (phương ngữ):
• Là những từ được dùng trong một hoặc một vài địa phương nhất định
(chủ yếu trong giao tiếp), địa phương khác ít dùng hoặc ko dùng
• Còn gọi là tiếng địa phương, được quan niệm là nhiều biến thể của địa
lý nhất định ( bắc, trung, nam)
• Trong lòng các tiếng địa phương có những biến thể hẹp gọi là các thổ
ngữ, đặc ngữ
Vd: quả lekima-quả trứng gà
• 3 quan niệm phân chia về mặt địa lý
d.

-

-

-


-

+ B-T-N: phổ biến
+ Bắc-bắc trung bộ-trung-nam bộ
13


+ Bắc-bắc trung bộ-trung bộ-nam trung bộ-nam bộ
• Phân loại từ địa phương
+ Loại từ ngữ dùng làm tên gọi sinh vật, sản vật
+ Loại từ ngữ được dùng gọi tên sinh vật, hiện tượng trong đời sống hằng
ngày nhưng đã có trong tên gọi trong đời sống toàn dân
Vd: bao diêm-hột quẹt-bật lửa
+ Từ nghề nghiệp: là những từ ngữ được gọi tên sản phẩm, các hoạt động,
các động tác trong một nghề nào đấy
Vd: nghề làm nón, nghề làm gốm Bát Tràng
Đặc điểm từ địa phương
Sự khác biệt về ngữ âm (phụ âm đầu và thanh điệu)
+ Trăng-giăng
+ Trời-giời
+ Trao-giao
+ Nóng-lóng
+ Lời-nhời
+ Làm-nàm
+ Vào-dào
+ Vô-dô
f. Từ chuyên môn, thuật ngữ khoa học
Là các từ ngữ chỉ khái niệm khoa học trong các ngành khác nhau.
Có tính đơn nghĩa, ít phụ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân, mang tính quốc tế,

tính chính xác tuyệt đối
g. TỪ VAY MƯỢN
Loại từ trong tiếng Hán: có gốc là tiếng Hán gồm 2 bộ phận chính:
• Hán Việt cổ: đầu công nguyên đến thế kỷ 8
Vd: Doanh hoàn (trái đất)
• Hán Việt: Thế kỷ 8 về sau
Vd: Con ngưu (trâu, bò)


-

-

-

Đặc Điểm Từ Hán Việt
• Từ TV và từ HV có kết cấu nghịch nhau
+ Thanh lâu – lầu xanh
+ Nhi đồng - trẻ con
+ Vĩ đại- to lớn
+ Thảo mộc- cây cỏ
14


-

+ Thính giả - người nghe
• Sắc thái ý nghĩa
• TV: sinh động, cụ thể, gợi hình
Vd: xác chết, ngã nghiêng, hăng hái…

• HV: tĩnh lại, trừu tượng, khái quát
Vd: Thi hài, dao động, tích cực,…
Từ Vay Mượn Gốc Nước Ngoài
* Sự tiếp xúc TV với các ngôn ngữ ẤN-ÂU:






Các yếu tố gốc ẤN-ÂU đi vào TV thường phải chịu áp lực mạnh của
âm tiết hóa TV
Cắt ra thành các âm tiết rời: bít-tết, pho-mát
Đơn giản hóa về phát âm
+ Lốp (vỏ bánh xe) – enveloppe
+ Gam –gram
+ Bơm-pompe
+ Bốt-post
+ Ê kíp –êquipe
Qúa trình Việt hoá: tỉ lệ tiếp nhận tiếng pháp đứng hàng thứ 2 sau tiếng
hán
+ Tên món ăn: kem, phô mai, xúc xích , súp lơ
+ Quần áo vải: ba đơ suy, gi lê, len, may ô, sơ mi, vét tông
+ Thuốc: atpirin, can xim caphe in, vitamin
+ Âm nhạc: ác mô ni ca, tăng gô, vi ô lông
+ KHKT: am pe, bê tông, cao su, ô tô, ban công, pê đan…
Bài 3: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

Câu 1: Khái niệm ngữ pháp và ngữ pháp học?
a.

-

-

Ngữ pháp
Thuật ngữ ngữ pháp được hiểu theo 2 nghĩa:
• Là một bộ phận của ngôn ngữ
• Là một hạt địa của ngôn ngữ nghiên cứu bộ phận của ngôn ngữ
Khái niệm ngữ pháp:
• Là việc xem xét các quy tắc chủ yếu trng sử dụng ngôn ngữ
• Việc tạo ra các quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp
của ngôn ngữ đó
• Một ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt
15


Ngữ pháp là một cách thức để hiểu về ngôn ngữ
• Ngữ pháp còn là một công cụ để quản lý từ ngữ, làm cho từ ngữ từ 1 từ
hay nhiều từ thành 1 câu đúng nghĩa
Ngữ pháp bao gồm:
• Theo hiện đại:
+ Ngữ âm
+ Âm học
+ Hình thái ngôn ngữ
+ Ngữ nghĩa
• Theo truyền thống
+ Hình thái ngôn ngữ
+ Cú pháp
Khái niệm ngữ pháp học:
Là khoa học nghiên cứu về một ngữ pháp

Ngữ pháp học bao gồm 2 bộ phận:
• Từ pháp học: chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các
phương thức cấu tạo, đặc tính ngữ pháp của từ loại.
• Cú pháp học: nghiên cứu về những nguyên tắc kết hợp từ, nhóm từ
thành 1 kết cấu cú pháp để ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của loài người
Các khái niệm cơ bản:
Ý nghĩa ngữ pháp: là loại ý nghĩa chung cho bảng loại đơn vị ngôn ngữ,
được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
Đơn vị ngữ pháp: Ngôn ngữ là tập hợp của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Các yếu tố ấy được gọi là đơn vị ngôn ngữ, mạng lưới quan hệ
giữa chúng là cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ.
Tính chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ:
• Loại đơn vị 2 mặt: những tín hiệu trọn vẹn
• Loại đơn vị 1 mặt: những đơn vị ngữ pháp, đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học
Quan hệ phương thức ngữ pháp: trong ngôn ngữ, ý nghĩa bao giờ cũng
được thể hiện ra những hình thức nhất định
Ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp.
Quan hệ ngữ pháp: là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ
có khả năng được vận dụng độc lập
Được xem như là dạng rút gọn của kết cấu phức tạp hơn.


-

b.
-


c.
-

-

-

16


-

Có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn.

Câu 2: Trình bày hệ thống từ loại TV?
-

Định nghĩa:

Từ là 1 đơn vị nhỏ nhất gồm 1 hoặc nhiều tiếng, có những đặc điểm ngữ pháp
nhất định, trong cấu tạo nhất định có ý nghĩa dùng để tạo nên câu. Từ vựng TV
là tất cả vốn từ và các đơn vị tương đương với vốn từ TV.
-

Đặc điểm của Từ:
• Về mặt ngữ âm: Từ TV không thay đổi hình thức
• Về mặt ngữ pháp: Từ không biểu thị đặc điểm ngữ pháp mà thực hiện
chủ yếu trong mối quan hệ với các từ khác. Từ có khả năng kết hợp
với những từ khác và đảm nhận nhiều chức vị trong câu.


-

Chức năng của Từ:

Tín hiệu học là chức năng giao tiếp, tăng cường hiểu biết, mối quan hệ. Từ có
chức năng biểu lộ tình cảm, thái độ.
-

Tiêu chuẩn phân chia từ loại TV:
• Dựa vào ý nghĩa khái quát khác nhau của từ loại.
• Dựa vào sự khác nhau của các đặc điểm hình thức ngữ pháp được thể
hiện bằng khả năng kết hợp của từ.
• Dựa vào khả năng chức năng từ có thể giữ một hay nhiều chức vụ ngữ
pháp khác trong câu.

- Hệ thống từ loại TV bao gồm:
a. DANH TỪ


Danh từ: là những từ mang ý nghĩa chung, khái quát, biểu thị các
sự vật, hiện tượng.
+ Danh từ chỉ người: thầy giáo, học sinh, bác sĩ,…
+ Danh từ chỉ vật: cái bàn, con heo, cây cối,…
+Trừu tượng: tình yêu.
17


+ Tính chất: cái đẹp, những khó khăn, những thuận lợi…
+ Quan hệ: Tương phản, tương quan

+ Vị trí:
Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ số lượng hoặc ý nghĩa số
lượng. Đảm nhận nhiều chức vụ nhưng quan trọng nhất vẫn là làm
Chủ ngữ trong câu. Danh từ chia làm hai loại danh từ chung và
danh từ riêng.
ĐỘNG TỪ:


b.

là những từ chỉ ý nghĩa hành động, quá trình, sự chuyển biến,… chức năng nổi
trội nhất là làm Vị ngữ trong câu.
+ Động từ độc lập: Ăn , ngủ, đi,…
+ Ý nghĩa chỉ hành động
+ Trạng thái
+ Động từ không tác động: ngủ, chết
+ Động từ tình thái: muốn, phải, dám,…
+ Động từ biến hóa: trở thành, trở nên
c.

TÍNH TỪ:

là những từ mang ý nghĩa chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng. Có khả năng kết
hợp với những từ chỉ mức độ hoặc từ đi kèm với thái độ. Bổ nghĩa cho trạng
ngữ.
+ Bao hàm ý nghĩa mức độ là từ mang ý nghĩa tuyệt đối không kết hợp được
với từ chỉ mức độ.
+ Không bao hàm ý nghĩa mức độ kết hợp với từ chỉ mức độ (hơi ốm, …)
+ Màu sắc/ Vật chất/ Kích thước/ Thang độ (chẳng, chưa)/ Không có than độ.
d.


PHỤ TỪ

18


là những từ chỉ ý nghĩa ngữ pháp phản ánh các mối quan hệ có tính hình thái
giữa sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa của phụ từ rất mờ nhạt đôi khi không có nghĩa.
Chỉ có nghĩa bổ sung thêm hoặc nối giữa các từ với nhau. Kết hợp được với
danh từ, động từ, tính từ để tạo thành cụm từ giữ những chức vụ ngữ pháp khác
trong câu.


Dựa vào tính chất đi kèm có:

+ Định từ: Các + danh từ, mỗi + danh từ,…
+ Phó từ: đi với tính từ hoặc động từ để tạo ra cụm như đã làm, đang đi,
sẽ học,…


Dựa vào ý nghĩa của phụ từ có:

+ Phụ từ biểu thị ý nghĩa thời gian: sẽ, vừa, mới…
+ Phụ từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá…
+ Biểu thị ý nghĩa phủ định hoặc khẳng định: không, chưa, chẳng,…
+ Khuyên bảo: đừng, chớ
+ Biểu thị ý nghĩa kết quả so sánh: cũng, vẫn, cũng vậy…
e.

QUAN HỆ TỪ là từ dùng để nối các thành phần ngữ pháp trong câu:


Mặc dù….nhưng…; Nếu..thì…;…


Đẳng lập có đẳng lập tập hợp: và, với…; đẳng lập tương phản:
nhưng – song; đẳng lập lựa chọn: hoặc…

* Chính phụ có chính phụ sở hữu: của; nhân quả: do thì, bởi tại; chất liệu
phương thưc; thời gian, không gian; phạm vi đề cập.
f. TÌNH THÁI TỪ
Những từ biểu thị ý nghĩa hình thái nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc biểu thị
thái độ của người nói. Tình thái từ không đảm nhận vai trò cấu tạo các thành
phần ngữ pháp của câu chỉ có vai trò biểu thị lời nói. Chỉ có tình thái từ nhấn
mạnh.
19


BÀI 4: CỤM TỪ TV
Câu 1: Nêu khái niệm cụm từ
-

-

Cụm từ còn gọi là đoãn ngữ, nhóm từ hay tập thể tổ từ. Cụm từ là một đơn
vị cho sự kết hợp của nhiều từ tạo thành.
Có các kiểu cụm từ sau:
• Cụm từ cố định là đơn vị các từ tập hợp với nhau chặt chẽ, cố định
thường là vật liệu để cấu thành câu.
• Cụm từ tự do là tổ hợp tức thời khi tạo nên câu, là sản phẩm của cá
nhân khi giao tiếp và tan biến ngay khi kết thúc.

Quan hệ ngữ pháp: Tất cả quan hệ ngữ pháp đều có thể tạo ra cụm từ (Cụm
đẳng lập, cụm chủ vị)

Câu 2: Phân loại các cụm từ TV?
- Cụm Chủ - Vị (C-V) là cụm từ có 2 thành tố (CN-VN). Cụm C-V đóng vai
trò một câu độc lập có ngữ điệu và nội dung riêng. Đóng vai trò là thành phần
trong câu. Ngoài ra cụm C-V có thể làm thành phần hoặc 1 vế của câu ghếp, có
thể làm định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ.
- Cụm đẳng lập còn gọi là cụm liên hợp hoặc song song được tạo ra theo quan
hệ đẳng lập.
- Cụm chính phụ là cụm có một thành tố chính và thành tố phụ và phụ bổ sung
ý nghĩa cho chính tạo nên loại đơn vị diễn đạt khái niệm được cụ thể hóa.
Thành tố chính là 1 từ loại thuộc các từ loại như danh từ, động từ, tính từ.
Thành tố phụ thường là 1 từ hay cụm từ thuộc cac từ loại khác nhau.
- Cụm danh từ là một cụm từ chính phụ có danh từ là thành tố chính
- Cụm động từ là một cụm từ chính phụ có động từ là thành tố chính
- Cụm tính từ là một cụm từ chính phụ có tính từ là thành tố chính

BÀI 5: CÂU TV
Câu 1: Khái niệm câu TV?
20


-

-

Câu là một đơn vị của lời nói được tạo từ danh từ, động từ, tính từ, cụm từ.
Mỗi câu có hình thức, ý nghĩa nhất định được hình thành, biểu đạt trong 1
câu.

Hình thức đầy đủ cấu tạo ngữ pháp và mang ngữ điệu nhất định được sản
sinh trong quá trình tư duy và giao tiếp. Cấu trúc ngữ pháp độc lập và đa
dạng có ngữ điệu kết thúc.Mang chức năng thông báo trong hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể.

Câu 2: Đặc trưng của Câu TV?
Câu có 3 bình diện cơ bản:
-

Bình diện ngữ nghĩa: Nội dung ý nghĩa của câu bao gồm nghĩa sự vật, hiện
tượng và nghĩa tình thái. Đồng thời phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Bình diện ngữ pháp là các thành phần cấu tạo ngữ pháp của câu. Thành
phần ngữ pháp được tách biệt trong câu.
Bình diện ngữ dụng là bình diện mối quan hệ câu và người sử dụng câu đó
trong hoạt động giao tiếp. Thường cấu tạo thành 2 bộ phận: Phần đề (nêu
thông báo) và phần thuyết (giải thích)

Câu 3: Phân tích các loại câu xét theo cấu tạo ngữ pháp?
-

-

Câu đơn là câu được cấu tạo bởi 2 thành phần chính chủ - vị. Chủ ngữ
biểu thị đối tượng thông tin mà câu đề cập đến, thường đứng trước vị
ngữ. Vị ngữ nêu lên nội dung thông báo và thường đứng sau Chủ ngữ.
Đây chính là trật tự bắt buộc.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh giao tiếp có thể rút ngắn thành phần của
câu. Chủ ngữ có thể do nhiều từ loại đảm nhiệm nhưng chủ yếu là danh
từ. Vị ngữ thường là trung tâm của câu nhưng quan trọng hơn chủ ngữ vì
nó mang nội dung thông báo.

Câu đơn đặc biệt là câu được cấu tạo từ 1 từ hay 1 cụm từ (đẳng lập –
chính phụ), giữ vai trò nòng cốt. Câu này không bao gồm C-V nhưng vẫn
thực hiện được chức năng thông báo như 1 câu bình thường xuất hiện
trong 1 hoàn cảnh giao tiếp. Mang chức năng thông báo nhất định như là:
• Câu đơn đặc biệt danh từ là những câu được cấu tạo từ danh từ hoặc
cụm danh từ chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh
giao tiếp nhất định.
21


Câu đơn đặc vi từ chỉ có 1 từ loại là động từ hoặc tính từ làm thành
tố chính trong câu.
Câu phức: là câu có chứa từ 2 cụm C-V trở lên, trong đó có 1 kết câu
bao 1 kết cấu còn lại. Chia thành 4 loại dựa vào ngữ pháp:
• Câu phức có cụm C-V là chủ ngữ.
• Câu phức có cụm C-V là vị ngữ
• Câu phức có cụm C-V là bổ ngữ
• Câu phức có cụm C-V là định ngữ bổ nghĩa danh từ
Câu ghép: Ghép có 2 C-V trở lên nhưng mỗi kết cấu làm thành 1 vế câu
không kết cấu nào nằm trong kết cấu nào.
• Câu ghép đẳng lập: Kết cấu C-V tương đối độc lập với nhau. Mỗi
vế được tách ra thành 1 câu đơn thường dùng dấu phẩy để ngăn
cách.
• Câu ghép chính phụ: Cấu tạo ngữ pháp và ngữu nghĩa tương đối
chặt chẽ giữa các vé của câu. Nếu nó được nối với nhau bằng các
quan hệ từ thì có câu ghép quan hệ từ hoặc nếu nối với nhau bằng
các cặp từ phụ hoặc đại từ hoặc từ có quan hệ hô ứng thì có câu
ghép qua lại. Hoặc nối với nhau bằng trật tự các vế thì có câu ghép
chuỗi.
• Dựa vào ý nghĩa thì có câu ghép quan hệ nguyên nhân – kết quả;

điều kiện – kết quả ;đối lập; bổ sung; tăng tiến.


-

-

Câu 4: Nêu các loại câu xét theo mục đích giao tiếp
-

Câu tường thuật dùng để thuật lại, tả lại hoặc nêu nhận định về đối
tượng, không có dấu hiệu hình thức riêng được phát ra theo ngữ điệu có
chiều hạ thấp ở cuối câu.
*Phân loại câu trường thuật
• Câu tường thuật dùng để thuật khẳng định và phủ định.
• Câu tường thuật dùng để tả
• Câu tường thuật dùng để nhận định.

*Dấu hiệu nhận biết câu tường thuật là khi nói được nói vơi giọng
bình thường, khi viết cuối câu đặt dấu chấm.
-

Câu nghi vấn là câu neu lên diều chưa biết, hoài nghi cần được trả lời,
giải thích. Được cấu tạo từ những từ ngữ nghi vấn và tự nhấn giọng với
những từ mang nội dung hỏi.
22


* Những từ ngữ trong câu nghi vấn:






Loại 1: Đại từ NV: ai , cái gì, thế nào, sao…
Loại 2: Quan hệ từ có ý nghĩa lựa chọn
Loại 3: Dùng phụ từ NV
Loại 4: Sử dụng trợ từ cuối câu: ư, nhỉ

Lưu ý: Cuối câu phải lên giọng ở những chỗ cần NV được trả lời
-

-

Câu cầu khiến: nêu lên 1 nội dung mong muốn hoặc đòi hỏi người nghe
phải thực hiện bằng cách dùng các động từ cầu khiến, trợ từ hoặc phụ từ.
Câu cầu khiến dùng dể ngăn cấm ra lệnh, khuyên bảo, mời mộc.
Khi dùng phải chú ý chọn từ thích hợp sao cho đúng với sắc thái tu từ.
Khi nói câu cầu khiến được nhấn giọng theo từng mức độ khác nhau. Khi
viết cuối câu có dấu chấm than.
Câu cảm thán là câu bộc lộ sắc thái khác nhau của người nói, người viết
đối với các sự vật, hiện tượng hoặc đối với người đối thoại. Dấu hiệu
cuối câu thường có dấu chấm than

Trong 1 ngữ cảnh nhất đinh thì người nói muốn bộc lộ thái độ, tình cảm
của mình với 1 nhóm đối tượng sự việc, hiện tượng thì dùng trợ từ, phụ từ đi
kèm.
*Phân loại câu cảm thán





Dùng từ ngữ cảm thán:Ôi, hỡi ôi,…
Trợ từ cảm thán: Tiếc thay, ghê nhỉ…
Dùng phó từ: lạ thật, thấy ghê, tiếc quá…

*Khi nói câu cảm thán được thay đổi ngữ điệu phù hợp với cảm xúc và khi kết
cuối câu có chấm than./ .
HẾT

23


24



×