Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứa kỹ thật trồng nấm lim xanh Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst trên giá thể nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.64 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ AN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨA KỸ THẬT TRỒNG NẤM LIM XANH GANODERMA
LUCIDUM (LEYSS. EX FR.) KARST TRÊN GIÁ THỂ NHÂN TẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn:

:
:
:
:
:

Chính quy
Công nghệ sinh học
K45-CNSH
CNSH - CNTP
2014– 2018

1. ThS: Nguyễn Thị Tình
2. ThS : Vi Đại Lâm



Thái Nguyên 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của nhà trường,Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học
và Công nghệ thực phẩm , em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứa kỹ
thật trồng nấm lim xanh Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst trên
giá thể nhân tạo”
Trong suốt quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm Công nghệ Lên
men, Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô
hướng dẫn, bạn bè và gia đình.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ThS. Vi Đại Lâm, ThS.
Nguyễn Thị Tình giảng viên Khoa CNSH - CNTP, đã tạo điều kiện và tận
tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này, hướng dẫn em các thao tác thực
hành và chỉ ra cho em những sai lầm giúp em hoàn thành tốt khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa CNSH - CNTP,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn ở bên cạnh động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 3, năm 2018


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm Lim xanh trên các môi trường nhân
tạo ................................................................................................................ 26
Bảng 4.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tốt nhất trong TN1 bổ sung với
hàm lượng phụ gia CaCO3 ........................................................................... 28
Bảng 4.3. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm Lim xanh bổ sung phụ gia đường
saccarose ...................................................................................................... 29
Bảng 4.4. khả năng hình thành quả thể của nấm Lim xanh trên cơ chất thóc, lá
vải, mùn cưa ................................................................................................. 31
Bảng 4.5. ảnh hưởng của hàm lượng cám gạo đến khả năng hình thành quả
thể nấm Lim xanh......................................................................................... 33
Bảng 4.6. ảnh hưởng của hàm lượng CaCO3 đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 34
Bảng 4.7. ảnh hưởng của hàm lượng đạm đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 36
Bảng 4.8. ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 38


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4. 1: Các loại giá thể nhân tạo.............................................................. 26
Hình 4.2 hệ sợi nấm Lim xanh phát triển trên cơ chất thóc........................... 27
Hình 4.3. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm Lim xanh bổ sung phụ gia đường
saccarose ...................................................................................................... 29
Hình 4.4 khả năng hình thành quả thể của nấm Lim xanh trên cơ chất
thóc, lá vải, mùn cưa .................................................................................. 30
Hình 4.5. ảnh hưởng của hàm lượng cám gạo đến khả năng hình thành quả
thể nấm Lim xanh......................................................................................... 32

Hình 4.6 ảnh hưởng của hàm lượng CaCO3 đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 34
Hình 4.7. ảnh hưởng của hàm lượng đạm đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 35
Hình 4.8. ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến khả năng hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 37


4

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3 mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................... 2
1.4.2 ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Giới thiệu chung về nấm Lim xanh....................................................... 4
2.1.2. Giá trị của nấm Lim xanh ..................................................................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 15
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 18
3.1. Đối tượng (vật liệu) và phạm vi nghiên cứu........................................... 18
3.2. thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .............................................................. 18
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu........................................... 18
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18

3.5. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm....................................... 20
3.5.1.Thí nghiệm 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá nhân tạo
(Thóc, lá cây khô, mùn cưa) đến khả năng nhân giống nấm Lim xanh ......... 20
3.5.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tốt nhất trong TN1 bổ
sung với hàm lượng phụ gia CaCO3............................................................. 21
3.5.3.Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tốt nhất trong TN2 kết
hợp với phụ gia đường saccarose đến khả năng nhân giống nấm Lim Xanh . 21


5

3.5.4.Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể nhân tạo đến
sự ăn lan hệ sợi và hình thành quả thể nấm Lim Xanh................................. 22
3.5.5.Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN4 bổ sung với hàm lượng phụ gia cám gạo đến sự ăn lan hệ sợi và hình
thành quả thể ................................................................................................ 22
3.5.6.Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN5 kết hợp với hàm lượng CaCO3 đến sự ăn lan hệ sợi và hình thành quả
thể ................................................................................................................ 23
3.5.7.Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN6 kết hợp với hàm lượng đạm đến sự ăn lan hệ sợi và hình thành quả thể 23
3.5.8.Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN7 kết hợp với hàm lượng pepton đến sự ăn lan hệ sợi và hình thành quả thể
..................................................................................................................... 24
3.6. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu .................................................. 24
3.7. Phương pháp bảo quản giống nấm ........................................................ 24
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26
4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể nhân tạo (Thóc, lá cây
khô, mùn cưa) đến khả năng nhân giống nấm Lim xanh............................... 26
4.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tốt nhất trong TN1 bổ

sung với hàm lượng phụ gia CaCO3............................................................. 27
4.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tốt nhất trong TN2 kết
hợp với phụ gia đường saccarose đến khả năng nhân giống nấm Lim Xanh . 29
4.4 Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể nhân tạo (Thóc,
lá cây khô, mùn cưa) đến khả năng hình thành quả thể nấm Lim xanh ................
30
4.5 Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN4 bổ sung với hàm lượng phụ gia cám gạo đến sự hình thành quả thể nấm
Lim xanh ...................................................................................................... 32


6

4.6 Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN5 kết hợp với hàm lượng CaCO3 đến sự hình thành quả thể nấm Lim xanh
..................................................................................................................... 34
4.7 Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
TN6 kết hợp với hàm lượng đạm đến sự ăn lan hệ sợi và hình thành quả thể
nấm Lim xanh .............................................................................................. 35
4.8 Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nhân tạo tốt nhất trong
thí nghiệm 7 kết hợp với hàm lượng pepton đến sự ăn lan hệ sợi và hình thành
quả thể nấm Lim xanh ................................................................................. 37
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 39
5.1 kết luận................................................................................................... 39
5.2 kiến nghị................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


1



2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nắng ẩm mưa nhiều, rất thuận

lợi cho các loài nấm phát triển. Tùy vào từng loại nấm mà mục đích sử dụng
khác nhau, có thể sử dụng làm nấm ăn hay làm nấm dược liệu.
Các loại nấm có tác dụng làm thuốc như: phòng chống khối u, tăng
cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thuốc trợ tim, làm giảm lượng mỡ
trong máu, giải độc bổ gan, bổ dạ dày, hạ đường huyết, chống phóng
xạ…(như nấm linh chi, mộc nhĩ trắng, nấm hương…) Ngoài ra các loại nấm
ăn điểm hình như nấm sò, nấm rơm, được xem như là một loại “rau sạch”,
“thịt sạch”, giàu các thành phần dinh dưỡng cao như: Protein, glucide, các
acid amin, vitamin , chất khoáng, các chất đa lượng.Mặt khác, việc sản xuất
nấm còn tận dụng được các sản phẩm phụ như bông phế liệu, rơm rạ, mùn
cưa, cỏ, bã mía…làm nguyên liệu cho sản xuất nấm, góp phần bảo vệ môi
trường - hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ở nước ta , từ thế kỷ XVI nấm Linh chi được biết đến như một loại
dược liệu quý hiếm và bổ dưỡng với nhiều loại khác nhau như: Thanh chi,
Bạch chi, Tử chi, Hoàng chi, Xích chi. Nấm Linh chi mọc trên gỗ lim người
ta thường gọi là Nấm Lim.Trong tự nhiên, nấm Lim xanh mọc ỏ nơi rừng
rậm, ít ánh sáng, độ ẩm cao và thường xuất hiện vào mùa mưa. Nấm Lim
xanh là loài thường niên, tai nấm chỉ phát triển trong một mùa. Vì vậy số
lượng quần thể nấm Lim xanh rất hạn chế, cùng với việc khai thác quá mức
trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng nguy cấp của loài nấm này. Trước

đây nấm Lim xanh được phát hiện ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Phước do thu
hái một cách tàn phá vì vậy hiện nay đã trở nên hiếm dần. Nấm Lim xanh
hiện được đưa vào danh lục đỏ các cây thuốc Việt Nam( sách đỏ Việt Nam


2007). Tuy nhiên việc nuôi trồng và sản xuất nấm Lim xanh vẫn gặp nhiều trở
ngại trong công tác giống và nuôi trồng, vì chất lượng giống không được ổn
định. Để giải quyết vấn đề trên nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất, việc
nghiên cứu và xây dựng quy trình phân lập nấm Lim xanh để nâng cao chất
lượng giống, bảo tồn giống nấm Linh chi( Lim xanh) chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “ Nghiên cứa kỹ thật trồng nấm lim xanh Ganoderma lucidum
(Leyss. Ex Fr.) Karst trên giá thể nhân tạo”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống nấm Lim xanh trên giá thể nhân tạo
- Tìm được công thức phối trộn tối ưu với từng loại cơ chất
1.3 mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại giá nhân tạo (Thóc, lá cây
khô, mùn cưa) đến khả năng nhân giống nấm Lim xanh
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số thành phần nguyên liệu và hàm
lượng phụ gia( cám gạo, đường glucose, bột nhẹ) đến khả năng ăn lan của hệ
sợi nấm và tạo quả thể trong bịch nguyên liệu.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được thuận lợi và khó khăn về nguồn nguyên liệu nuôi trồng
nấm Linh chi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố như giá thể và các hợp chất
tự nhiên trong quy trình phát triển của meo giống và quả thể nấm Linh xanh
- Đánh giá được ảnh hưởng của hàm lượng bột nhẹ đến khả năng phát
triển meo giống và hình thành quả thể nấm Lim xanh
1.4.2 ý nghĩa thực tiễn

- Khai thác các nguồn nguyên liệu nuôi trồng nấm tại địa phương, bao
gồm tất cả các loại phế thải của nông nghiệp giàu chất cellulose


- Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở quan trọng để phục vụ sản xuất
nấm Linh chi đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát
triển cầu xã hội


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Giới thiệu chung về nấm Lim xanh
2.1.1.1. Nguồn gốc
Lim xanh có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là loại nấm thuộc họ
đa khổng (polyporaceae), thường mọc trên những thân cây mục, nấm Lim
xanh là một loài thuộc nấm Linh chi. Người ta còn gọi Linh chi là Linh Chi
thảo, nhiều tác giả đã cho rằng đây là một loại cây cỏ nhưng thực ra Linh chi
là một loại nấm. Năm 1971, hai nhà bác học người Nhật là Yukio Naoi và
Zenzabuno Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, trường Đại học Kyoto
mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất được loại nấm
này một cách quy mô. Từ đó Linh Chi được trồng và sử dụng trong việc bào
chế chứ không chỉ là huyền thoại [4][7][13]
2.1.1.2 Vị trí phân loại
- Tên khoa học

: Ganoderma lucidum

- Tên tiếng Anh


: Ling zhi, Reishi

-Chi

: Ganoderma

- Họ

: Ganodermatsceae

- Bộ

: Ganodermatales

- Lớp

: Hymenomycetes

- Ngành phụ

: Basidiomycotina

- Ngành

: Eumycota

- Giới

: Fungi


Chi Ganoderma rất phong phú và phân bố khá rộng, nhất là ở vùng
nhiệt đới ẩm, một số được dùng làm thực phẩm chức năng và dược phẩm .


Gặp hầu hết ở các nước châu Á. Ở Việt Nam gặp rải rác từ Bắc đến Nam,
thường xuất hiện ở các rừng có nhiều loại cây lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim
nên còn được gọi là nấm Lim [2].
- Phân loại theo độ tuổi:
+ Nhóm nấm đa niên: Là loại nấm có phiến nấm phát triển trong nhiều
năm sống ký sinh trên cây gỗ lâu năm (đến khi cây chết). Nấm không có
cuống hoặc có thì rất ngắn, có nhiều tầng (mỗi năm một tầng). Mũ nấm hình
quạt có màu nâu xám, mặt trên xù xì thô ráp và khô cứng ( cứng như gỗ Lim)
có kích thước và khối lượng lớn, có khi lên tới hơn 1m và nặng đến 40kg lớn
hớn nhiều Linh Chi thông thường, và hiện người ta chưa tìm ra hết công dụng
của nó.
+ Nhóm nấm hằng niên: Có đến 45 loài, là loài nấm có cuống và có
màu giống màu của chính nó. Mũ nấm hình quạt, hình tròn hoặc hình thân,
mặt trên nhẵn bóng, nấm hơi cứng và dai. Linh chi đã được nghiên cứu kỹ về
tác đụng dược lý, thành phần hóa học, tác dụng lâm sàng. Xác định kỹ loài
Linh chi trồng là không độc, có nhiều tác dụng chữa bệnh và chống lão hóa [5].
- Phân loại theo vị trí:
- Nhóm mọc ở trên cao

: Là loại nấm mọc từ gốc lên đến ngọn cây.

- Nhóm mọc gần đất

: Là loại nấm mọc từ gốc cây chủ.

- Nhóm mọc từ đất


: Là loại mọc từ rễ cây hoặc xác mùn [5].

2.1.1.3 Đặc điểm hình thái học
Nấm linh chi quả thể gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm. Cuống dài
hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường ính từ 0,5-3 cm. Cuống nấm ít phân
nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu
đen, bóng , không có lông, phủ suốt trên mặt tán nấm.
Mũ nấm khi còn non có hình trứng lớn dần dàn có quạt hay bán nguyệt,
hình thận. Trên mặt mũ nám có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh –


vàng nghệ - vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu tím, nhẵn bóng như đánh
vecni. Mũ nấm thường có đường kính từ 4-27 cm, dày từ 0,8-3 cm có loại
Linh chi đường kính tới 100cm, phần đỉnh cuống thường gồ lên hoặc lõm [6].
Mặt dưới của mũ nấm phẳng có màu tắng hoặc màu vàng nhạt, mặt này
có nhiều lỗ li ty chính là nơi hình thành và phát tán bảo tử nấm [5]
2.1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố
Nấm Lim xanh là một trong những loại nấm phá gỗ, nó thường ký sinh
trên các cây gỗ lâu năm, một số loài cây chết mục, thường gặp chúng trên cây
Lim. Nấm thường có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong tự nhiên, nấm
thường chỉ có ở nơi rừng rậm, ít ánh sáng và có độ ẩm cao [10]
Lim xanh có cấu tạo 2 phần: Phần cuống và mũ nấm. Cuống nấm biến
dị rất lớn, từ rất ngắn (0,5cm), rất mảnh (0,2cm) cho đến dài cỡ hàng 5-10 cm
hoặc rất dài 20-25cm. Cuống có thể đính ở bên hoặc đính gần tâm do quá
trình lên tán mà thành.
Mũ nấm dạng thận - gần tròn, đôi khi xoè hình quạt hoặc ít nhiều dị
dạng. Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu vàng
nâu, vàng cam, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím hoặc nâu đen, nhẵn bóng như láng
vecni. Kích thước tán biến động từ 2 - 30cm, dày 0,8 - 2,5cm.

Thịt nấm dày từ 0,4 - 1,8cm, màu vàng kem, nâu nhạt hoặc trắng. Nấm
mềm, dai khi tươi và trở nên chắc cứng và nhẹ khi khô, đầu tận cùng của sợi
phình hình chuỳ, màng rất dày đan khít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ
trên mũ và bao quanh cuống [9]
2.1.1.5. điều kiện sinh trưởng và phát triển
- Nhiệt độ thích hợp
+ Giai đoạn nuôi sợi : từ 20 °C đến 30°C
+ Giai đoạn quả thể : từ 22°C đến 28°C
- Độ ẩm


+ độ ẩm cơ chất : 60-62%
+ Độ ẩm không khí : Giai đoạn nuôi sợi 65-70%
- Giai đoạn quả thể : 80-95%
- Độ thông thoáng :Giai đoạn nuôi sợi cần độ thông thoáng vừa phải.
Trong suốt quá trình phát triển quả thể , nấm linh chi cần có độ thông thoáng
tốt [3]
- Độ pH: Linh chi thích nghi trong môi trường từ axit yếu đến trung
tính (pH từ 5,5-7 ). Đối với nguyên liệu trồng nấm không ở dạng dung dịch
- Ánh sáng
+ Giai đoạn nuôi sợi : không cần ánh sáng
+ Giai đoạn phát triển quả thể : cần ánh sáng tán xạ. Cường độ ánh sáng
từ mọi phía. Cường độ ánh sáng từ 1000 -1200 lux
- Dinh dưỡng : sử dụng trực tiếp nguồn xenllulose và hấp thụ một số
chất dinh dưỡng như : đường, khoáng, vitamin và protein
2.1.1.6. Thành phần các hoạt chất sinh học trong nấm Lim xanh
- Các nghiên cứu về thành phần hoá học của nấm Linh Chi đầu tiên
được tiến hành vào đầu thế kỷ XX, khi các nhà khoa học nghiên cứu đến lớp
vỏ láng của nấm và đã phát hiện các chất như: esgosterol, các enzyme
phenoloxidase và peroxidase.

- Theo phân tích của G. Bing Lin thì thành phần hoá học của
Ganoderma lucidum gồm các chất: Nước(12 - 13%), cellulose (54 - 56%),
lignin (13 - 14%), monosaccharide (4,5 - 5%), lipid (1,9 - 2,0%), protein (0,08
- 0,12%), sterol (0,14 - 0,16%), các nguyên tố vô cơ như: Ag, Br, Ca, Fe, K,
Na, Mg, Mn, Zn, Bi… Hai nguyên tố quan trọng nhất là Selenium và
Germanium [8]


2.1.2. Giá trị của nấm Lim xanh
2.1.2.1. Giá trị dược liệu
Vai trò dược lý của nấm Lim xanh rất lớn nhờ sự có mặt của các hoạt
chất sinh học.Nấm Lim xanh được sử dụng như một dược liệu quý, để chữa
trị nhiều bệnh. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho
thấy, Lim xanh có tác dụng dược lý khá phong phú.
- Tác dụng trên hệ tuần hoàn
Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp. Lọc máu, thúc đẩy
quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu. Làm giảm khả năng kết
tập tiểu cầu nên dùng được với những trường hợp co thắt mạch vành, nhờ vậy
giảm được cơn đau thắt tim. Giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm
lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, dùng tốt với những người bị xơ vữa động
mạch. Điều hòa kinh nguyệt. Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ
tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động. Cải thiện năng lực cung ứng oxy của
huyết dịch, hạ thấp lượng oxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi.
Mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ
huyết áp [12][16][23]
- Tác dụng trên hệ miễn dịch và chống ung thư
Các nghiên cứu hoạt chất sinh học được trích ly và cô lập từ quả thể
của nấm Linh Chi thuộc nhóm Polysaccharides, triterpenoid, và các hợp chất
hoạt tính sinh học khác cho thấy có tác dụng chống khối u, điều hòa miễn
dịch. Trong mô hình thử nghiệm trên động vật, nấm Lim xanh có tác dụng

ngăn chặn di căn ung thư. Nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là
hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài
tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đã thực hiện
nhiều công trình chứng minh nấm Lim xanh có đặc tính tăng cường hệ miễn
dịch của cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư dạ dày, tử


cung... của Trung tâm điều trị ung thư Nhật Bản, tỷ lệ người bệnh dùng nấm
Linh chi sống thêm 5 năm cao hơn những người không dùng nấm. Acid
ganoderic (dẫn chất của triterpenoid) có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải
phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy, oxy hóa khử các gốc tự do trong cơ
thể, chống lão hóa, chống ung thư. Nguyên tố Selenium giúp tăng tuổi thọ con
người, giúp cơ thể loại thải nhanh các chất độc, chất đạm cần thiết cho cơ thể,
bảo vệ tế bào gan, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc
đối với cơ thể [20][21][22]
Nấm Linh Chi đã được sử dụng trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi,
màng tử cung, dạ dày. Tại Tokyo - Nhật Bản, kết hợp giữa chế phẩm nấm
Linh Chi trích ly với xạ trị cho kết quả tốt đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Chế phẩm nấm Linh Chi làm gia tăng quá trình sản xuất Interleukin-1
& 2, có tác dụng hạn chế sự phát triển của nhiều loại mô có hại. Một số công
trình nghiên cứu gần đây cho thấy Linh chi có nhiều tác dụng khác nhau:
Giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, chống oxy hóa, chống virut thông
qua phản ứng kháng nguyên – kháng thể, làm giảm áp lực trong mạch máu,
trợ tim bằng cách làm giảm cholesterol. Ngoài ra nó còn có tác dụng tiêu độc
bảo vệ gan, chống ion hóa, kháng khuẩn. Linh chi có chứa sắt, caxi, photpho,
các vitamin nhóm B, C, D và acid pantothenic, nó có vai trò thiết yếu của
tuyến thượng thận [8]
- Tác dụng phòng, chống bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu hoạt chất sinh học được trích ly và cô lập từ quả thể
nấm Linh Chi thuộc nhóm Polysaccharides, triterpenoid và các hợp chất hoạt

tính sinh học khác cho thấy ức chế sự kết tập tiểu cầu và giảm huyết áp thấp
hơn (thông qua ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin, cholesterol và đường
trong máu [15]


10

Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid máu. Nấm Linh Chi
có chất Polysaccharides làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc
đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản việc thiếu insulin (nguyên nhân
chính gây ra bệnh tiểu đường) vì vậy phòng, chữa bệnh tiểu đường rất tốt.
Nấm Linh Chi còn có khả năng ổn định đường huyết ở những người bị bệnh
đái tháo đường do trợ giúp quá trình tạo glycogen tăng cường oxy hóa acid
béo, giảm tiêu hao glucose [8]
- Tác dụng trên hệ tiêu hóa
Linh Chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính,
tiêu chảy và có tác dụng phòng chống bệnh béo phì [23]
- Tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp cơ thể tráng kiện
Acid ganoderic (dẫn chất triterpenoid) có tác dụng như một chất oxy
hóa khử các gốc tự do trong cơ thể chống lão hóa. Nấm Linh Chi còn được
biết đến để phòng chống mệt mỏi trong thể dục thể thao khi tập sức bền cũng
như vận động với khối lượng lớn, tăng cường dẻo dai cho cơ thể. Ổn định và
cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp
DNA, RNA và protein [23]
- Tác dụng kháng virus, điều trị bệnh về gan
Theo kết quả nghiên cứu dịch chiết quả thể nấm Linh Chi có tác dụng
kháng virus mạnh, hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người
nhiễm HIV [8]
Nhóm steroid trong nấm Linh Chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan
ngưng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu

quả tốt đối với bệnh về gan, mật như: Viêm gan mạn tính, viêm gan cấp tính,
xơ gan, gan nhiễm mỡ… [8].


11

Acid ganoderic của nấm Linh Chi có một số tác dụng bảo vệ chống lại
tổn thương gan do virus và các tác nhân độc hại khác ở chuột, cho thấy lợi ích
của hợp chất này trong điều trị bệnh gan ở người [17] và sterol có nguồn gốc
từ nấm Linh Chi ức chế lanosterol 14α - demethylase hoạt động trong sinh
tổng hợp cholesterol [14] .Hợp chất sinh học của nấm Linh Chi ức chế hoạt
động 5-alpha reductase trong quá trình sinh tổng hợp của dihydrotestosterone
[18] nấm Linh Chi có tác động chống vi khuẩn và chống virus [19][25 ] .
nấm Linh Chi chống trực tiếp các virus HSV-1, HSV-2, virus cúm, viêm
miệng mụn nước và chống nấm Aspergillus niger,vi khuẩn Bacillus cereus,
Candida albicans, và Escherichia coli. Các lợi ích khác đã được nghiên cứu
như tác dụng hạ huyết áp cao, cholesterol, và chống viêm, lợi ích thông qua
các thuộc tính của acid ganoderic.
- Tác dụng trên da
Nấm Linh Chi giúp bài tiết các độc tố trong cơ thể , có tác dụng loại bỏ
các sắc tố lạ trên da, làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống lại các bệnh ngoài
da như dị ứng, trứng cá...
- Tác dụng trên hệ thần kinh
Giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, suy nhược thần kinh, chống đau đầu và tứ chi.
Làm giảm ảnh hưởng của caffeine
- Tác dụng trên hệ hô hấp
Nấm Linh Chi được dùng trong điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế
quản, hiệu quả cao có thể đạt tới 80%, có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo
hướng khỏi hẳn. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tách chiết, tạo chế phẩm
nấm Linh Chi và sử dụng các hợp chất sinh học trong nấm Linh Chi [19]

- Khả năng chống dị ứng
Là hướng được nghiên cứu nhiêu ở Trung Quốc, Nhật bản. Đã chứng
Minh được dịch trích ly nấm Linh Chi có tác dụng chống lại cả 4 loại dị ứng.


12

Năm 1990 Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Texas (Mỹ) phát hiện nấm Linh
Chi sử dụng trong điều trị viêm phế quản, viêm màng kết, thấp khớp, cứng cổ,
cứng vai và chứng minh có tác dụng tốt đến hệ thống miễn dịch mà không có
tác dụng phụ [11]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đã hình thành và phát triển
trên thế giới từ hàng trăm năm. Cho đến nay người ta đã phát hiện có khoảng
2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và sử dụng làm dược
liệu và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo ( UNESSCO-2004). Việc nghiên
cứu và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thục thụ Riêng về nấm
dược liệu Linh chi, theo sách dược thảo ghi chép thì Trung Quốc là nước đã
sử dụng Linh chi làm thuốc từ lâu đời: vào đời Đông Hán trong tác phẩm “
Thần nông bản thảo”, Ung Trọng Thuần đã nói :”Linh chi là thuốc kết tinh
dduocj cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày
đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ được sức khỏe cho các bậc đế vương”,
đến thời Minh, trong “ Bản thảo cương mục” , thời Lý, thời Trân cũng nhắc
đến công dụng của nấm Linh chi. Năm 1971, hai nhà bác học người Nhật là
Yukio Naoi và Zenzabuno Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, trường
Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất
được loại nấm này một cách quy mô. Từ đó Linh Chi được trồng và sử dụng
trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại [4][7][13]

Năm 1973, DeVries và Wesel thực hiện kỹ thuật dung hợp tế bào trần
trên một số nấm đảm như nấm mỡ. Sau đó vào những năm 1980 dung hợp tế
bào trần dduocj thực hiện trên nấm Linh chi( Ganoderma lucidum). Trong


13

những năm gần đây, các nhà khao học đang nghiên cứu tạo ra những chủng
đột biến ít bào tử nhằm hạn chế ảnh hưởng của bào tử nấm đến sức khỏe con
người.
Các nước trên thế giới trồng nấm đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Năm 1939 toàn thế giới chỉ có 10 nước sản xuất nấm ăn, đến năm 1995 đeã
có trên 100 nước trồng nấm. Xu thế ngày càng phát triển về quy mô sản xuất,
phương thức sản xuất và nguyên liệu sản xuất
Khoa học hiện đại nghiên cứu về nấm Linh chi, đi đầu là các nhà kho
học Nhật Bản,Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan. Năm 1972 đã trồng thí
nghiệm Linh chi đạt hiệu quả tốt. Nhật Bản có truyền thống trồng mỗi năm
đạt gần một triệu tấn nấm
Hàn Quốc nổi tiếng về nấm Linh chi mỗi năm xuất khẩu thu về hàng
trăm triệu USD. Ở Trung Quốc từ những năm 1960 bắt đầu trồng nấm có biện
phát áp dụng biện pháp cải tiến kỹ thuật nên năn suất tăng gấp 4-5 lần và sản
lượng tăng vài chục lần. Hằng năm xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các
nước đang phát triển thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la. Hiện đã dùng kỹ
thuật “ Khuẩn thảo học’’ để trồng nấm nghĩa là dùng các loại cỏ, cây thân
thảo để trồng thay cho gỗ rừng và nguồn nghuyên liệu tự nhiên ngày càng cạn
kiệt [6]
Ở Đài Loan, Peng(1990),Hseu(1992) báo cáo đã sưu tầm , nuôi trồng
tới hơn 10 loài Ganodema lucidum khác nhau. Song Trung Quốc vẫn được
công nhận là trung tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng và sản xuất nấm Linh
chi. Hàn Quốc cũng chiếm một phần đáng kể. Đài loan áp dụng các kỹ thuật

tiến tiến và công nghiệp hóa trong nghề trồng nấm đã có mức tăng trưởng
trăng hằng trăm lần
Các nước vùng Đông Nam Á gần đây cũng bắt dầu công nghệ nuôi
rồng nấm Linh chi. Malaysia chú trọng cải tiến các quy trình nuôi trồng nấm
Linh chi ngắn ngày trên các phế thải giàu chất xơ, thậm chí cho thu hoạch


14

quả thể chỉ sau 40 ngày ( Teow et at,1994). Ở Thái Lan đã có một số trang trại
cỡ vừa nuôi trồng Ganodema lucidum. Linh chi cũng được nuôi trồng từ năm
1992 ở Ấn Độ(Bose,1929) và phát triển ở quy mô nhỏ
Những năm 90 của thế kỹ 20, việc nghiên cứu nấm ăn, nấm dược liệu
phát triển toàn diện và tập trung quy mô, các nghiên cứu tập trung vào
- Các biện phát phồng trừ sâu bệnh hại
- Chế phẩm từ nấm
- Sản xuất nguyên liệu để nuôi trồng nấm
- Chú trọng nghiên cứu và khai thác một số loại nấm quý hiếm
Theo đánh giá của Tổ chức quốc tế và khao học về nấm ăn (ISMS) có
thể sử dụng khoảng 250 phế phụ liệu của nông lqaam nghiệp để trồng nấm
đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm,
tạo việc làm tại chổ, vệ sinh môi trường đồng ruộng chống lại việc đốt rơm rạ,
đốt phá rừng, tạo ra nguồn phân hữu cơ cho cải tạo đất , góp phần tích cực
vào chu trình chuyển hóa vật chất. Trong sinh học nhờ sự phát triển của khao
học kỹ thuật nghề nuôi trồng và chọn tạo giống nấm, về kỹ thuật và sự bùng
nổ thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới được coi
là nghề xóa đói giảm nghèo và làm giàu, thích hợp với các khu vực nông thôn
và miền núi [6]
Ở Trung Quốc, sản xuất nấm ăn được coi là một trong 9 nghề lớn của
nông nghiệp. Năm 2009, riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá

trị trên 8,6 tỷ nhân dân tệ, thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên
nghiệp ( Theo số liệu của cục thống kê Trung Quốc 2010). Thị trường tiêu thụ
lớn nhất hiện nay là Đức(300 triệu USD),Mỹ( 200 triệu USD), Pháp (140
triệu USD)... [9]
Riêng về nấm Linh chi, trong hội nghị về nấmLinh chi tại Nhật
Bản(1997), sản lượng Linh chi được thống kê trên thế giới là 4300 tấn trong


15

đó Trung Quốc sản xuất 3000 tấn. Hiện nay Hàn Quốc là nước sản xuất Linh
chi nhiều thứ hai trên thế giới au Trung Quốc , sản lượng của Hàn Quốc năm
1998 là 1.307 tấn. Các cuộc hỏi thảo quốc tế về Linh chi cũng được tiến hành
đều đặn vào năm 1994 ở Trung Quốc, 1996 ở Đài Loan, 1997 ở Nhật bản,
2001 ở New Zealand, 2003 ở Trung Quốc. Trong cuộc hội nghị quốc tế về
nấm tổ chức tại Thượng Hải năm 2005, Linh chi cũng đã cũng đã được dành
trang trong các báo cáo mới và sản lượng Linh chi của Trung Quốc được công
bố là 49.000 tấn. Tại các hội thảo quốc tế các nhà khoa học đã làm sáng tỏ và
chúng minh giá trị truyền thuyết về loài nấm dược liệu này [5,15]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện về khu hệ nấm của Việt Nam.
Đã xác định có khoảng 1200 loài nấm lớn trong đó có gần 200 loài nấm ăn và
nấm dược liệu. Nước ta có khả năng phát triển rất nhiều chủng loại nấm khác
nhau giống như Trung Quốc và một số nước lân cận khác trong khu vực.
Song hiện nay đang phát triển 6 loài nấm chính là nấm rơm, nâm sò, nấm mỡ,
nấm hương và nấm Linh chi [6]
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện
nay đạt khoảng trên 150.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60
triệuUSD/năm. Hiện nay, Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến,
phân bố ở các địa phương như sau:

– Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp,
SócTrăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.
– Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 50%
sản lượng mộc nhĩ trong toàn quốc.
– Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền
Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn.


16

– Nấm dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ… mới được nuôi trồng ở
một số tỉnh, thành phố, sản lượng mõi năm đạt khoảng 150 tấn.
-Một số loại nấm khác như: Trân châu, Kim châm… đang nghiên cứu
và sản xuất thử nghiệm, sản lượng chưa đáng kể. Nghề trồng nấm ở Việt Nam
đang phát triển nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại, mỗi năm sử
dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn ở mỗi cơ sở để sản xuất nấm.
Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn và nấm dược
liệu rất phù hợp với người nông dân nước ta vì:
– Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ,
thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường
ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10
– 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn/năm
và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ.
-– Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện,
trường, trung tâm đã chọn được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có
khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá
cao. Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm
ngày càng được hoàn thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân
được nâng cao. Năng suất trung bình các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay
cao gấp 1,5 – 3 lần so với 10 năm về trước.

– Vồn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì
đầu vào chủ yếu là công lao động. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm
cho 1 người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu
nhập 800-900 đ/tháng, chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu
đồng và 100m2 diện tích để làm lán trại.
– Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được
mở rộng. Giá bán nấm tươi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng


17

Sơn…. khá cao. Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng.
Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm: muối, sấy khô, đóng hộp của Việt
Nam còn chưa đáp ứng đủ.
– Phát triển nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu còn có ý nghĩa
góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Phần lớn rơm rạ sau khi thu
hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném
xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là ngồn tài nguyên
lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại
thực phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang
làm phân bón hữu cơ, tạo thêm độ phì cho đất.


×