Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP VỚI NHỊP ĐỘ CẠO VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH KHÁC NHAU ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO SU PB 255 TẠI ĐẤT XÁM LAI KHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP VỚI
NHỊP ĐỘ CẠO VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH
KHÁC NHAU ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG
SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
PB 255 TẠI ĐẤT XÁM LAI KHÊ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2003 – 2007

Tháng 10/2007

i


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CẠO ÚP VỚI NHỊP ĐỘ
CẠO VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH KHÁC NHAU ĐẾN
SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ
TRÊN DÒNG VÔ TÍNH CAO SU PB 255
TẠI ĐẤT XÁM LAI KHÊ

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Hội đồng hướng dẫn:
ThS. TRẦN VĂN LỢT
ThS. NGUYỄN NĂNG

Tháng 10 năm 2007

i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong
suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Bộ Môn Sinh Lý Khai
Thác đã hỗ trợ, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm ơn Th.S Trần Văn Lợt và Th.S Nguyễn Năng đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Chân thành biết ơn KS. Kim Thị Thúy, KS. Nguyễn Thị Hoàng Vân đã có
những đóng góp quý báu cho đề tài.
Chân thành cảm ơn các anh chị Bộ Môn Sinh Lý Khai Thác – Viện Nghiên Cứu
Cao Su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều trong thu thập và xử lý số liệu trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn cũng xin được gởi đến các bạn sinh viên lớp Nông Học 29 đã giúp
đỡ và động viên trong thời gian thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy nuôi
dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay.


Tháng 10 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Ngọc Linh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu ảnh hưởng của các chế độ cạo úp với nhịp độ cạo
và nồng độ chất kích thích khác nhau đến sản lượng, tình trạng sinh lý mủ trên dòng
vô tính cao su PB 255 tại đất xám Lai Khê” đã được tiến hành tại lô MoNo 1/86, Trạm
Thực Nghiệm Cao Su Lai Khê, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, ấp Lai Khê, xã
Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thời gian từ tháng 5 năm 2007 đến tháng
8 năm 2007. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức:
NT I : 1/4S d/3. ET 2,5% La 6/y (Tháng 6, 7, 8, 10, 11, 12) (đối chứng)
NT II : 1/4S d/3. ET 5,0% La 6/y (Tháng 6, 7, 8, 10, 11, 12)
NT III : 1/4S d/3. ET 2,5% La 8/y (Tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1)
NT IV : 1/4S d/3. ET 5,0% La 8/y (Tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1)
NT V : 1/4S d/4. ET 2,5% La 10/y (Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1)
NT VI : 1/4S d/4. ET 5,0% La 10/y (Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1)
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 nghiệm
thức x 3 nhắc = 18 ô cơ sở, ô cơ sở = 50 cây.
Kết quả cho thấy:
Chế độ cạo 1/4S d/3. ET 5,0% La 6/y có sản lượng g/c/c trung bình là 91,6
g/c/c và sản lượng cộng dồn 4 tháng là 1.249,8 kg/ha/4 tháng, cao hơn 23% so với chế
độ cạo 1/4S d/3. ET 2,5% La 6/y (đ/c) .
Chế độ cạo 1/4S d/3. ET 2,5% La 8/y và 1/4S d/3. ET 5,0% La 8/y có sản
lượng tương đương với đối chứng.
Chế độ cạo giảm nhịp độ d/4 tăng số lần kích thích trong năm là 1/4S d/4. ET
5,0% La 10/y và 1/4S d/4. ET 2,5% La 10/y cho sản lượng g/c/c trung bình và

kg/pc/ngày cao hơn đối chứng lần lượt là 34% và 36% nhưng do số nhát cạo trong 4
tháng ít hơn nên sản lượng kg/ha/4 tháng và kg/cây/4 tháng không khác biệt so với đối
chứng.
Tình trạng sinh lý mủ, hàm lượng DRC và khô miệng cạo của các chế độ cạo
đều có biểu hiện tốt, chưa có dấu hiệu của việc khai thác quá mức.

iii


Chế độ cạo 1/4S d/3. ET 5,0% La 6/y và 1/4S d/3. ET 5,0% La 8/y có hiệu
quả kinh tế cao hơn chế độ cạo 1/4S d/3. ET 2,5% La 6/y (đ/c) lần lượt là 25,8% và
10,7%, tăng thu nhập công nhân 5,6% và 2,5% so với đối chứng.
Chế độ cạo với nhịp độ cạo thấp d/4 có kết hợp kích thích mủ 10 lần trong năm
cho hiệu quả kinh tế cao hơn chế độ cạo 1/4S d/3. ET 2,5% La 6/y (đ/c) từ 8,4 –
10,9%, giảm công lao động, tăng thu nhập công nhân từ 8,5 – 9,3% so với đối chứng,
kéo dài thời gian khai thác trên lớp vỏ nguyên sinh so với nhịp độ cạo d/3.
Như vậy, đối với dòng vô tính cao su PB 255 tuổi trung niên (tuổi cạo thứ 11
trở lên), chế độ cạo 1/4S d/4 kích thích ethephon 10 lần trong năm với nồng độ 2,5 –
5% và chế độ cạo 1/4S d/3 kích thích ethephon 6 – 8 lần trong năm với nồng độ 5%
là hợp lý, không ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh lý mủ và bệnh khô miệng cạo.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i


Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình và đồ thị

viii

Danh sách các bảng

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục đích – yêu cầu – giới hạn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về cây cao su

4

2.2 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính PB 255

6

2.3 Các thông số sinh lý mủ

7

2.4 Kích thích mủ

10

2.5 Chế độ cạo úp trên mặt cạo cao kết hợp sử dụng chất kích thích

13


2.6 Bệnh khô miệng cạo ở cao su

16

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1 Thời gian và địa điểm

20

3.2 Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1 Nội dung

20

3.2.2 Kiểu bố trí

22

3.2.3 Chỉ tiêu quan trắc

22

3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu


25

3.2.5 Xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng

30

4.1.1 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng trung bình

30

v


4.1.2 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng g/c/c qua các tháng

32

4.1.3 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến sản lượng g/c/c qua từng nhát cạo

34

4.2 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến hàm lượng cao su khô (DRC)


35

4.3 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến các thông số sinh lý mủ

38

4.3.1 Hàm lượng thiols (R-SH)

40

4.3.2 Hàm lượng đường (sucrose)

41

4.3.3 Hàm lượng lân vô cơ (Pi)

42

4.3.4 Hàm lượng chất khô (TSC)

43

4.4 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến bệnh khô miệng cạo

45

4.5 Hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo

46


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1 Kết luận

49

5.2 Đề nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

54

Phụ lục 1 Xử lý thống kê

54

Phụ lục 2 Các bảng tổng hợp số liệu

67

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CUT

Cạo úp có kiểm soát (Controlled Upward Tapping)

DRC

Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content)

đ/c

Đối chứng

ET

Ethephon (acid 2 – chloroethyl phosphonic)

g/c/c

Gam/cây/lần cạo

IRRDB

Hiệp Hội Nghiên Cứu Và Phát Triển Cao Su Thiên Nhiên Thế
Giới (International Rubber Research Development Board)

kg/pc/ngày


Kilogam/phần cạo/ngày

KT

Kích thích

La

Bôi kích trên đường miệng cạo không bóc mủ dây (Lace
application)

LSD

Sai biệt tối thiểu có nghĩa (Least Significant Difference)

NS

Không có ý nghĩa (Non Significant)

NT

Nghiệm thức

Pi

Lân vô cơ (Inorganic Phosphorus)

RRIC

Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri-Lanka (Rubber Research Institute of

Ceylon)

RRIM

Viện Nghiên Cứu Cao Su Mã Lai (Rubber Research Institute of
Malaysia)

RRIMFLOW

Hệ thống khai thác miệng cạo ngắn

RRIV

Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (Rubber Research Institute of
Vietnam)

R-SH

Thiols

TSC

Tổng hàm lượng chất khô (Total Solid Content)

T

Trước kích thích

S


Sau kích thích

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Trang

3.1 Các nghiệm thức được bố trí ngoài lô

21

3.2 Các chỉ tiêu sinh lý mủ

24

3.3 Quan trắc các chỉ tiêu ngoài lô

28

3.4 Một số hoạt động trong phân tích mẫu

29

Đồ thị
4.1 Diễn biến sản lượng cao su khô (g/c/c) qua 2 đợt kích thích

34


4.2 Diễn biến hàm lượng thiols của các chế độ cạo trước và sau kích thích

40

4.3 Diễn biến hàm lượng đường của các chế độ cạo trước và sau kích thích

41

4.4 Diễn biến hàm lượng lân vô cơ của các chế độ cạo trước và sau kích thích

43

4.5 Diễn biến hàm lượng TSC của các chế độ cạo trước và sau kích thích

44

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

4.1 Kết quả trung bình sản lượng cao su khô của các chế độ cạo sau 4 tháng

30

4.2 Trung bình sản lượng cao su khô gam/cây/lần cạo (g/c/c) qua các tháng


33

4.3 Hàm lượng DRC (%) trung bình qua 4 tháng

35

4.4 Hàm lượng DRC (%) trung bình ở trước và sau kích thích

37

4.5 Các thông số sinh lý mủ của các chế độ cạo

39

4.6 Ảnh hưởng của các chế độ cạo đến bệnh khô miệng cạo

45

4.7 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo

47

4.8 Thu nhập của công nhân qua các chế độ cạo

48

ix



x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su Hevea brasiliensis là cây công nghiệp dài ngày, sau thời gian kiến
thiết cơ bản từ 5 – 7 năm bắt đầu đưa vào khai thác. Thời gian khai thác có thể 25 – 30
năm. Không giống như sản phẩm của những cây trồng khác là trái, củ hoặc thân, sản
phẩm thu hoạch chính của cây cao su là mủ được lấy từ vỏ cây bằng phương pháp cạo
lấy đi từng lớp vỏ mỏng của mỗi lần cạo. Mủ cao su là một sản phẩm có giá trị kinh tế
cao ở trong nước và quốc tế, nó là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công
nghiệp hiện đại, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của con
người. Bên cạnh đó cây cao su cũng có tác dụng tạo việc làm, ổn định dân cư, góp
phần phát triển kinh tế xã hội ở các vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc. Đối với môi trường tự nhiên, cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi
trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, duy trì và cải tạo độ phì
nhiêu của đất.
Kinh doanh vườn cây cao su đạt hiệu quả kinh tế cao là vấn đề luôn được các
nhà trồng cao su quan tâm hàng đầu. Nó bao hàm ý nghĩa nhà sản xuất đạt được một
sản lượng hợp lý lâu dài trong suốt chu kỳ kinh tế với chi phí thấp. Để đạt được mục
tiêu đó, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như: lai tạo giống có năng suất cao, kháng
bệnh, chăm sóc tốt vườn cây, bón phân hợp lý…giúp cây sinh trưởng khoẻ, nâng cao
tiềm năng năng suất, thì chế độ khai thác cũng có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất, sản lượng vườn cây. Một chế độ khai thác hợp lý giúp cho
người sản xuất khai thác đúng tiềm năng sản lượng của từng giống, ở từng giai đoạn
sinh trưởng, từng điều kiện môi trường cụ thể với chi phí lao động thấp nhất. Chế độ
cạo thông dụng hiện nay là d/3 có hoặc không có kích thích. Ngày nay, cùng với sự
phát triển của ngành công nghiệp, sự thiếu hụt lao động trong tương lai đang trở thành
mối lo ngại của các nước trồng cao su trên thế giới. Giảm nhịp độ cạo, tăng số lần kích

1


thích trong năm nhằm tiết kiệm công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu
nhập cho công nhân, kéo dài thời gian khai thác trên lớp vỏ nguyên sinh là hướng
nghiên cứu đang được quan tâm hàng đầu.
PB 255 là dòng vô tính cao su được nhập vào Việt Nam năm 1978, khuyến cáo
ở bảng II từ năm 1991, bảng I năm 1999 – 2001. Trong khuyến cáo cơ cấu bộ giống
cao su địa phương hóa 2002 – 2005, PB 255 là dòng vô tính được khuyến cáo ở bảng I
cho vùng Đông Nam Bộ, Bình Thuận và Miền Trung (Trần Thị Thúy Hoa và cộng sự,
2002). Tuy nhiên, những thông tin về sản lượng, đặc tính sinh lý cũng như khả năng
đáp ứng kích thích của dòng vô tính này ở các chế độ cạo úp khác nhau chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Do vậy thí nghiệm “TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ
ĐỘ CẠO ÚP VỚI NHỊP ĐỘ CẠO VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH KHÁC
NHAU ĐẾN SẢN LƯỢNG, TÌNH TRẠNG SINH LÝ MỦ TRÊN DÒNG VÔ TÍNH
CAO SU PB 255 TẠI ĐẤT XÁM LAI KHÊ” đã được tiến hành nhằm xác định chế độ
cạo úp hợp lý, đảm bảo khai thác lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao trên dòng vô tính
cao su PB 255.
1.2 Mục đích – yêu cầu – giới hạn
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu này nhằm mục đích:
o

Tìm hiểu ảnh hưởng của các chế độ cạo úp đến sản lượng, tình trạng sinh

lý mủ và bệnh khô miệng cạo trên dòng vô tính cao su PB 255.
o

Xác định chế độ cạo úp kết hợp kích thích mủ ethephon hợp lý trên dòng


vô tính cao su PB 255.
o

Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo.

1.2.2 Yêu cầu
Quan trắc các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thực hiện đề tài.
Theo dõi các chỉ tiêu về sản lượng, DRC, các thông số sinh lý mủ, khô miệng
cạo.

2


1.2.3 Giới hạn
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2007, nên chỉ theo dõi
các chỉ tiêu trong thời gian thực tập.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về cây cao su
2.1.1 Tên họ – nguồn gốc
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae. Ngoài loài Hevea brasiliensis còn có 9 loài Hevea khác cũng cho mủ
cao su. Tuy nhiên chỉ có loài Hevea brasiliensis là cho mủ cao su có ý nghĩa về kinh tế
và được trồng rộng rãi nhất. Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại
vùng châu thổ Amazone (Nam Mỹ) rộng lớn bao gồm các nước Bolivia, Brazin,
Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela. Ngoài vùng bản địa trên người ta không tìm thấy

cây cao su trong tự nhiên ở nơi nào khác trên thế giới.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Cây cao su là loài cây thân gỗ to, sinh trưởng mạnh, thân thẳng, vỏ có màu sáng
và tương đối láng, có chu kỳ sống rất dài. Trong điều kiện hoang dại cây có thể cao 40
m, sống trên 100 năm. Tuy nhiên, trong các đồn điền thì cây chỉ cao 2,5 m do sinh
trưởng bị giảm do cạo mủ và thông thường cây được đốn hạ để trồng mới sau 25 – 30
năm khai thác. Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Hoa
cao su nhỏ màu vàng, là hoa đơn tính đồng chu, khó tự thụ, chủ yếu là thụ phấn chéo
giữa các cây khác nhau do tác động của côn trùng. Quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn
chứa một hạt và trên thực tế hiếm thấy quả cao su nào chứa ít hơn 3 hạt. Hạt cao su có
kích thước lớn khoảng 2 – 3,5 cm, chứa nhiều dầu, hạt cao su rất dễ mất sức nảy mầm.
Hệ rễ cao su chiếm 15% tổng hàm lượng chất khô. Rễ cọc mạnh, ăn sâu vào lòng đất
giúp cây đứng vững. Hệ rễ bàng cao su phát triển rộng. Rễ cao su hút dinh dưỡng tập
trung chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 30 cm.

4


2.1.3 Tình hình phân bố và sản xuất cao su ở Việt Nam
Năm 1876, Henry WichKham đã đưa thành công hạt cao su từ thượng lưu sông
Amazone (Brazin) sang các nước châu Á, mở đầu cho công việc phát triển trồng cây
cao su. Các nước tiên phong trong việc trồng cao su là Malaysia, Ấn Độ, Srilanka…
Diện tích và sản lượng cao su trên thế giới phát triển rất nhanh chóng.
Cây cao su được du nhập chính thức vào Việt Nam từ năm 1897, từ những cây
cao su thực sinh đầu tiên, với những bước phát triển thăng trầm qua nhiều giai đoạn
lịch sử. Việc phát triển mạnh mẽ cây cao su trong cả nước chỉ được bắt đầu từ sau năm
1975. Nhất là từ năm 1982, Nhà nước có chiến lược đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành
cao su, diện tích trồng mới đã tăng nhanh từ 5.000 ha/năm lên 20.000 ha/năm. Trong
những năm 1990, cao su tiểu điền được khuyến khích phát triển không chỉ trong những
dự án của Nhà nước, mà phần lớn do dân tự đầu tư.

Theo số liệu của Hiệp hội cao su Việt Nam thì diện tích trồng cây cao su đã
tăng rất nhanh, từ 7077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920, đã tăng
lên đến 510.000 ha trên cả nước với năng suất bình quân 1,8 tấn/ha vào năm 2006. Sản
lượng cao su tăng hàng năm từ 11 – 15% trong 3 năm gần đây. Năm 2006, sản lượng
cao su cả nước đạt khoảng 540.000 tấn. Sản lượng và năng suất mủ cao su của Việt
Nam đứng hàng thứ 6 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Trung
Quốc). Từ năm 2005, cao su đã trở thành nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo và
vượt qua cà phê. Cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm cả nguồn cao su
thiên nhiên nhập từ các nước láng giềng, đã đạt 707.900 tấn trong năm 2006, với tổng
giá trị xấp xỉ 1,3 tỷ USD, cao hơn 60% so với năm 2005.
Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng
46 triệu đồng (đối với quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền),
riêng Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.
Nhìn thấy được sự thuận lợi của thị trường cao su trên thế giới và lợi ích của
việc phát triển cây cao su, Chính phủ đã lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng cao su
từ hơn 500.000 ha năm 2006 lên 1 triệu ha trước năm 2015, với năng suất bình quân 2
tấn/ha, và đầu tư phát triển 200.000 ha tại Lào và Campuchia. Với kế hoạch tăng diện
tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn cao su thiên nhiên và
hơn 1,5 triệu m3 gỗ cao su (gỗ tròn) trước năm 2020.
5


2.2 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính PB 255
Phổ hệ: PB 5/51 x PB 32/36
Xuất xứ: Trạm Prang Besar, công ty Golden Hope, Malaysia – Từ vườn tuyển
cây lai trồng năm 1955.
Khuyến cáo:
o

Việt Nam: Nhập vào Việt Nam năm 1978, Bảng II từ năm 1991, Bảng I


năm 1999 – 2001, 2002 – 2005, 2006 – 2010.
o

Malaysia: Bảng II từ 1977, Bảng I giai đoạn 1995 – 1997 (nay đã ngưng

khuyến cáo).
o

Côte d’Ivoire: Bảng III năm 2001.

o

Ấn Độ: Bảng III năm 2004.

o

Thái Lan: Bảng I năm 2004.

Qui mô đã trồng ở Việt Nam: Khảo nghiệm và sản xuất thử ở nhiều vùng trồng
cao su, trồng đại trà ở một số công ty Đông Nam Bộ.
Sinh trưởng kiến thiết cơ bản: Sinh trưởng trung bình đến khá trong thời gian
kiến thiết cơ bản trên các vườn khảo nghiệm giống ở tất cả các vùng.
Tăng trưởng trong khi cạo khá.
Sản lượng: Sản lượng cá thể rất cao, nhưng năng suất ban đầu thấp trong điều
kiện đất kém hoặc thiếu chăm sóc làm số cây đưa vào cạo thấp. Ở Việt Nam năng suất
tương đương hoặc vượt PB 235. Ở Đông Nam Bộ đạt trung bình 1,6 – 2,0 tấn/ha/năm.
Ở Tây Nguyên, đối với vùng thuận lợi (Đức Cơ, Kontum) năng suất nhiều năm đạt
trung bình 1,2 tấn/ha/năm, thấp hơn PB 235 nhưng cao hơn hẳn GT 1 và PB 235 ở
vùng cao (MangYang) và ở miền Trung (Quảng Bình). Tại Malaysia đạt năng suất rất

cao, từ năm thứ 3 trên 2 tấn/ha trong điều kiện không kích thích.
Thân: Không tròn, hơi cong ở giai đoạn cây tơ.
Vỏ nguyên sinh: Trơn, màu sáng, dày và cứng.
Vỏ tái sinh: Tái sinh vỏ tốt.
Tán: Thấp.
Cành: Cành ngắn, phân tầng hẹp, thấp, về sau cành dưới tự rụng.
Ghép nhân vô tính: Cành ít mắt hữu hiệu do mắt lồi, hay nảy chồi ngang, khó
ghép.
6


Rụng lá, ra hoa: Rụng lá sớm, hoa nhiều.
Hạt: Trung bình.
Gãy đổ: Kháng gió tốt.
Nhiễm bệnh phấn trắng và rụng lá mùa mưa trung bình, dễ nhiễm bệnh loét sọc
mặt cạo và nấm hồng, dễ khô mủ.
TSC (%): Cao.
Thông số sinh lý mủ: Sucrose cao: 12 – 13 mM. Lân vô cơ cao: 20 – 24 mM.
Thiols cao: 0,8 – 1 mM.
Hoạt động biến dưỡng: Cao.
Chế độ cạo: Có thể áp dụng chế độ cạo nhẹ có áp dụng kích thích.
Đáp ứng kích thích mủ: Rất tốt.
Đánh giá chung: Đạt năng suất cao ở vùng thuận lợi, đặc biệt rất cao ở nơi ít
thiếu hụt nước và thâm canh. Ở vùng không thuận lợi vẫn cho năng suất cao hơn nhiều
giống khác. Có tiềm năng tăng năng suất nhờ đáp ứng tốt với kích thích. Sinh trưởng
biến thiên, phát triển chậm nơi đất kém hoặc thiếu chăm sóc. Lưu ý kỹ thuật cạo vì vỏ
dày và cứng hơn nhiều giống khác. Tỷ lệ ghép sống thường thấp hơn nhiều giống
khác. Có triển vọng cho nhiều vùng trồng cao su ở Việt Nam đặc biệt những vùng gió
mạnh (Lê Mậu Túy và cộng sự, 2002).
2.3 Các thông số sinh lý mủ

Hai yếu tố chính hạn chế sản lượng cây cao su là dòng chảy kiểm soát lượng
mủ thu được sau khi cạo và sự tái sinh tại chổ vật liệu tế bào giữa hai lần cạo.Vì vậy,
với một dòng chảy dễ dàng và kéo dài sẽ cho sản lượng cao. Tuy nhiên, mủ phải được
tái tạo lại đầy đủ trước lần cạo tiếp theo, nếu không thì nó có thể trở thành yếu tố hạn
chế.
Nhiều nghiên cứu trước đây (Eschbach và cộng sự, 1984; Jacob và cộng sự,
1985) đã cho thấy một số thông số sinh lý mủ có liên hệ đến quá trình dòng chảy và sự
tái sinh. Do đó, các thông số sinh lý này có thể phản ánh những đặc điểm thích hợp và
giúp ta đánh giá hai yếu tố dòng chảy và sự tái sinh trên một giống cụ thể ở thời điểm
cụ thể. Nói khác đi, số liệu này sẽ có ích trong việc xác định khả năng sản lượng của
giống nghiên cứu. Sử dụng các thông số sinh lý mủ cho phép đánh giá được tình trạng
7


của hệ thống ống mủ khai thác dưới mức hoặc quá mức. Mặt dù có nhiều thông số sinh
lý liên quan đến sản lượng như: TSC, pH, đường, thoils, lân vô cơ, Mg … nhưng theo
Jacob (1987) thì bốn chỉ tiêu TSC, đường, thiols, lân vô cơ là bốn chỉ tiêu quan trọng
nhất về mặt sinh học trong hệ thống ống mủ và dễ dàng định lượng.
2.3.1 Đường
Đường được sinh ra từ hoạt động quang hợp là phân tử cơ bản của tất cả các
quá trình tổng hợp ở cây trồng. Đường là nguyên liệu cho sự trao đổi chất của hệ thống
ống mủ, đặc biệt cho sự tổng hợp cao su và là phân tử tạo ra năng lượng. Năng lượng
này trực tiếp hoặc gián tiếp cần thiết cho sự trao đổi chất liên quan đến năng suất.
Theo Lacrotte (1991), hàm lượng đường tại chổ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lượng
đi vào trong hệ thống ống mủ và sự sử dụng nó để tổng hợp mủ. Nhiều tác giả đã
chứng minh vai trò hàng đầu của đường đối với năng suất mủ của cây cao su (Tupy,
1973; D’Auzac, 1965). Trong điều kiện đường là yếu tố hạn chế thì sẽ có sự tương
quan thuận giữa hàm lượng đường trong mủ và sản lượng. Hàm lượng đường cao phản
ánh sự cung cấp tốt cho tế bào mạch mủ có thể đi kèm với sự biến dưỡng tích cực. Tuy
nhiên hàm lượng đường cao cũng phản ánh sự sử dụng đường kém và dẫn đến sản

lượng thấp. Theo D’Auzac và cộng sự (1997) khi nồng độ đường thấp hoặc rất thấp
phụ thuộc vào dòng vô tính và chế độ khai thác, rõ ràng nó giới hạn năng suất.
2.3.2 Tổng hàm lượng chất khô (TSC)
TSC phản ánh sự sinh tổng hợp xảy ra trong mạch mủ. TSC thấp phản ánh sự
tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo sau khi cây đã cố gắng biến dưỡng quá mức và
có thể dẫn đến việc cạo không có mủ. Ngược lại, TSC cao có thể phản ánh sự tái sinh
tích cực, có hiệu quả. Tuy nhiên trong trường hợp tái sinh quá mạnh làm tăng độ nhầy
và gây cản trở dòng chảy.
Kích thích mủ làm thuận lợi quá trình vận chuyển nước giữa các màng làm TSC
giảm và giải thích được phần nào dòng chảy dễ dàng nhất sau khi xử lý kích thích, đưa
đến sản lượng cao.
Người ta không dùng những giá trị tuyệt đối của TSC một cách đơn lẻ vì còn
những thông số sinh lý khác phản ánh hoạt động biến dưỡng, cùng ảnh hưởng một lúc
8


lên dòng chảy và sự tái sinh. Điều này minh họa sự cần thiết phải sử dụng các thông số
có sẵn để diễn giải kết quả.
2.3.3 Lân vô cơ (Pi)
Pi trong mủ có thể phản ánh sự biến dưỡng năng lượng của mủ. Nguyên tố này
tham gia rộng rãi trong nhiều quá trình bao gồm quá trình dị hóa glucid (Jacob, 1970),
quá trình tổng hợp các nucleotid liên quan đến vận chuyển năng lượng hoặc các phản
ứng khử NAD(P)H, trong các acid nucleic và trong quá trình tổng hợp isopren (Lynen,
1969). Pi sinh ra tại chổ từ sự thuỷ phân các phân tử phosphoryl hoá, chủ yếu là từ
pyrophosphate vô cơ dưới tác động của men transferase – xúc tác phản ứng nối dài
chuỗi polyisopren (Lynen, 1969).
D’Auzac (1964) đã chứng minh tương quan thuận rất có ý nghĩa giữa năng
lượng phosphate, hoạt động sinh tổng hợp và sản lượng của cây.
Eschbach và cộng sự (1984) và Subronto (1978) cũng đã chứng minh tương
quan trực tiếp giữa hàm lượng Pi của mủ và sản lượng của một số dòng vô tính. Kích

thích có tác dụng hoạt hoá biến dưỡng của mạch mủ cũng làm tăng hàm lượng Pi.
2.3.4 Thiols (R-SH)
Thiols trong mủ bao gồm cysteine, methionine và nhiều nhất là glutathion.
Thiols có vai trò quan trọng trong sự bảo vệ màng các bào quan của mủ bằng
cách trung hoà các dạng oxygen độc sinh ra trong quá trình biến dưỡng như OH,
H2O2… giúp ổn định hệ keo của mủ và dòng chảy thuận lợi, đồng thời nó cũng là một
chất hoạt hoá một số enzyme chủ yếu trong mủ như là invertase, pyruvate kinase. Cho
nên thiols có khả năng thúc đẩy cường độ biến dưỡng và sự tái sinh trong mạch mủ.
Do vậy, hàm lượng thiols trong mủ có ý nghĩa cực kì quan trọng, hàm lượng
thiols cao trong mủ phản ánh khả năng của tế bào có thể tự bảo vệ chống lại sự khai
thác quá mức. Mặc khác, hàm lượng thiols thấp thường phản ánh điều kiện sinh lý
kém của hệ thống ống mủ, không thể chống lại một cách hữu hiệu những stress oxy
hoá. Dường như sự thiếu hụt thiols có thể làm hỏng chức năng của mạch mủ về mặt
phân chia các tổ chức tế bào cũng như hoạt động biến dưỡng và hậu quả làm giảm sản
lượng.
9


2.4 Kích thích mủ
Kích thích được coi là yếu tố điều tiết cường độ cạo dễ dàng và có hiệu quả
nhất. Ta có thể tăng hoặc giảm nồng độ, số lần bôi để cường độ cạo phù hợp với từng
dòng vô tính, tuổi cây, sức khoẻ vườn cây…mà không cần phải thay đổi các yếu tố
khác (chiều dài miệng cạo, nhịp độ cạo). Việc thay đổi các yếu tố này thường dẫn đến
những phức tạp trong vấn đề quản lý, bố trí lao động hoặc quy hoạch mặt cạo. Hơn
nữa, việc áp dụng kích thích có thể làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy trì được sản
lượng hợp lý, khắc phục tình trạng thiếu lao động mà chúng ta sẽ gặp phải trong tương
lai không xa. Tuy nhiên không nên lạm dụng kích thích, việc áp dụng kích thích quá
mức sẽ dẫn đến sự suy kiệt hệ thống ống mủ và cuối cùng là khô mủ.
Việc áp dụng ethylene để tăng năng suất mủ cao su hiện nay đã được đưa vào
hầu hết các cơ sở trồng cao su thế giới. Các hãng hoá chất đã đưa ra thị trường các chế

phẩm ethrel (ethephon) với phụ gia để dành riêng cho ngành cao su thiên nhiên để bôi
lên các vết cạo nhỏ trên thân cây cao su. Ethrel hoạt hoá một số hệ enzyme và làm cho
mủ cao su không kết bít các tuyến mủ, vì vậy lượng mủ thu hoạch có thể tăng lên 30 –
50% (Nguyễn Năng và Đỗ Kim Thành, 2007). Tuy nhiên kèm theo việc áp dụng
thường xuyên các kỹ thuật này, đòi hỏi có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây cao su
để tái tạo được lượng mủ đã mất.
2.4.1 Cơ chế tác động
Có nhiều giả thiết về cơ chế tác động của chất kích thích mủ trên cây cao su
như:
o Làm tăng áp suất bên trong ống mủ.
o Làm chậm sự hình thành nút bít ống mủ.
o Ảnh hưởng đến tính thấm, tính dẻo của tế bào dẫn đến kết quả làm tăng
vùng huy động mủ.
o Ribailler (1970) kết luận chất kích thích mủ làm tăng tính thấm của màng tế
bào lutoid, do dó đã làm tăng tính ổn định của lutoid khiến mủ chậm đông.
2.4.2 Mục tiêu sử dụng
Mục tiêu của việc sử dụng chất kích thích mủ là:
10


o Tăng sản lượng cây: Từ 10 – 30% tùy giống cây và điều kiện dinh dưỡng
của cây. Có những trường hợp cá biệt, kích thích trong thời gian ngắn (2 – 3 tháng) có
thể tăng sản lượng đến >100% (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
o Giảm lao động cạo mủ: Sử dụng chất kích thích kết hợp với các chế độ cạo
có cường độ cạo thấp, nhất là giảm nhịp độ cạo là một giải pháp tốt nhất để giải quyết
khó khăn về lao động mà vẫn đảm bảo sản lượng vườn cây.
o Giảm mức tiêu thụ hao dăm cạo.
2.4.3 Ảnh hưởng của chất kích thích lên cây cao su
Khi được bôi chất kích thích, cây có các phản ứng sau:
o Gia tăng sản lượng: Sau khi bôi chất kích thích, sản lượng thường gia tăng

ngay ở nhát cạo đầu tiên sau đó gia tăng cao dần đến 7 – 10 lần cạo kế tiếp và sau đó
giảm dần và trở lại bình thường hoặc hơi thấp hơn bình thường một chút đối với chu
kỳ bôi thuốc là 2 tháng (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Sản lượng gia tăng một phần do khối
lượng mủ thoát ra nhiều hơn nhưng chủ yếu là do thời gian chảy mủ dài hơn so với
không bôi chất kích thích.
o DRC của mủ nước: Giảm thường từ 1 – 3 đơn vị. Sự sụt giảm DRC càng
lớn khi cây đang ở tình trạng kém dinh dưỡng, bị khai thác quá độ và chăm sóc không
đầy đủ.
o Thành phần mủ: Kích thích mủ làm gia tăng các chất dinh dưỡng trong mủ
(trừ Mg), như vậy lượng chất dinh dưỡng trong cây thoát ra ngoài cao hơn khi không
bôi kích thích cho nên cần lưu ý bổ sung thêm lượng phân bón cho cây khi bôi chất
kích thích. Chẩn đoán mủ cho thấy việc kích thích mủ lâu dài đã làm giảm hàm lượng
đường saccharose, trái lại làm gia tăng hàm lượng thiols trong mủ. Tính ổn định của
mủ khi có chất kích thích được bền vững hơn.
o Tỷ lệ khô vỏ cây: Cao hơn khi không kích thích đây là điều cần lưu ý khi
bôi chất kích thích. Có thể hạn chế việc này bằng cách giảm cường độ cạo.
o Tăng vanh thân cây: Do sự kích thích mủ làm gia tăng sự thoát nước ra khỏi
cây nên có ảnh hưởng làm giảm mức tăng trưởng của cây. Sự giảm này quan trọng ở
cây tơ và không đáng kể ở cây già.

11


o Tái sinh vỏ: Việc bôi chất kích thích mủ ngay trên vỏ tái sinh làm gia tăng
tốc độ tái sinh vỏ ngay trong thời gian đầu nhưng sau đó hiệu quả không rõ. Trên các
cây tơ, số lượng ống mủ trong vỏ tái sinh khi có bôi chất kích thích cũng giống như
khi không bôi chất kích thích.
2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng kích thích mủ.
Ảnh hưởng chủ yếu của chất kích thích mủ là kéo dài thời gian chảy mủ và vì
vậy làm tăng số lượng mủ thu được. Vì năng suất mủ liên quan đến di truyền, chịu ảnh

hưởng bởi môi trường, sự cạo mủ nên sự đáp ứng kích thích cũng phụ thuộc vào các
yếu tố này. Sự kích thích quá mức sẽ đưa đến chảy mủ quá mức và có lẽ cũng là dấu
hiệu nhận biết tình trạng sinh lý của cây đưa đến phá vỡ sự tái tạo mủ trong hệ thống
ống mủ (khô vỏ) và vì vậy khi xử lý kích thích phải cẩn thận, kích thích phải phù hợp
với từng dòng vô tính trong một môi trường nhất định ở một cường độ cạo nhất định.
o Ảnh hưởng của vật liệu trồng
Một số lượng lớn thí nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu sự đáp ứng kích
thích của những dòng vô tính khác nhau (de Jonge, 1955; Levandowsky, 1961;
Abraham, 1970). Năng suất đáp ứng thay đổi từ 30% ở những dòng vô tính đáp ứng
kém cho đến 200% ở những dòng vô tính đáp ứng cao trong những trường hợp xử lý
kích thích 10% ở mặt cạo thấp. Từ những khám phá này người ta cho rằng sự biến
thiên về đáp ứng kích thích theo dòng vô tính là do sự biến thiên về chỉ số bít mạch
mủ. Nói chung, những dòng vô tính với chỉ số bít mạch mủ cao cho sự đáp ứng với
kích thích cao hơn (Abraham, 1977).
Theo Tupy (1973) có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa hàm lượng đường
trong mủ trước kích thích và ảnh hưởng của kích thích đến năng suất. Những dòng vô
tính có hàm lượng đường thấp sẽ có khuynh hướng đáp ứng thấp đối với chất kích
thích.
Trong điều kiện vườn cây mới bắt đầu khai thác năm thứ nhất và áp dụng chất
kích thích ngay năm cạo thứ nhất theo chế đô cạo 1/2S d/3, kết quả khảo sát trên dòng
vô tính RRIV 4 có khả năng đáp ứng tốt nhất với xử lý kích thích 4 lần/năm (Đinh
Xuân Trường, 2003).

12


Theo Đinh Xuân Trường (2003) dòng vô tính RRIV 5 có phản ứng kém với
chất kích thích mủ được sử dụng ở năm cạo thứ 6 so với RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, PB
235 và chỉ nên xử lý kích thích nhẹ hai lần trên năm ngay năm cạo thứ nhất.
o Ảnh hưởng của môi trường

Năng suất mủ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu rất chặt chẽ, phụ thuộc vào khả
năng của nước có sẵn trong đất, quan hệ với độ ẩm không khí và nhiệt độ.
Nước trong đất cũng có thể đóng một vai trò quan trọng, dưới điều kiện sự cung
cấp nước kém, sự kích thích không hiệu quả mà thậm chí còn có hại đối với cây.
o Ảnh hưởng của cường độ cạo
Kết quả của những thực nghiệm được kích thích với ethrel đã được tiến hành ở
Malaysia bởi viện RRIM từ những năm 1970 bởi Abraham ghi nhận rằng chế độ cạo
với cường độ cạo nhỏ hơn 100% (1/2S d/2) tỏ ra đáp ứng tốt hơn với chất kích thích
trong thời gian dài. Trong hầu hết các trường hợp, miệng cạo ngắn (1/4S d/2) tỏ ra đáp
ứng với chất kích thích tốt hơn nhịp độ cạo thấp (1/2S d/4) với cùng cường độ cạo.
Cạo S d/4 tỏ ra đáp ứng yếu đối với chất kích thích.
o Ảnh hưởng của liều lượng và nồng độ chất kích thích đến sản lượng
Anekachai và cộng sự (1975) cho thấy khi áp dụng trên miệng cạo nồng độ hoạt
chất cần thiết ít nhất là 2% và sự đáp ứng kích thích đạt tối đa ở nồng độ thay đổi từ
5% – 7,5%.
Sivakumaran và cộng sự (1981) cho thấy với chế độ cạo 1/2S d/2 kết hợp kích
thích nồng độ cao 5% – 10% sẽ dẫn đến hậu quả là sự đáp ứng kích thích bị giảm
nhanh chóng và thậm chí có sự đáp ứng nghịch ở mặt cạo sau.
Sivakumaran (1983) đã đề nghị sử dụng khoảng 600 mg hoạt chất/cây/năm sẽ
cho sự đáp ứng kích thích tốt.
2.5 Chế độ cạo úp trên mặt cạo cao kết hợp sử dụng chất kích thích
Đối với cây cao su từ giai đoạn trung niên trở đi, ngoài phương pháp cạo xuôi
thông thường, phương pháp cạo úp trên mặt cạo cao cũng được áp dụng nhằm khai
thác vườn cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam
(2004), vườn cây kinh doanh bình thường được đưa vào cạo úp có kiểm soát từ năm
cạo thứ 11.
13


2.5.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Chế độ cạo úp đầu tiên được đưa ra bởi Sharp tại Ceylon năm 1945.
Tại Việt Nam và Campuchia cạo úp được áp dụng cho vườn cao su già từ
những năm 50 (Campaignolle và Bouthillon,1955). Ở Malaysia, trong một thời gian
dài việc cạo úp thường được áp dụng kết hợp với chế độ cạo huỷ do thiếu sự kiểm soát
và chuẩn mực cạo rất kém (RRIM, 1954; de Jonge, 1958).
Nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri-Lanka (RRIC) năm 1962 đã kết
luận rằng miệng cạo lên cho sản lượng cao hơn miệng cạo xuống 60%.
Giữa thập niên 1970, chế độ cạo úp có kiểm soát được giới thiệu trên vườn cao
su già sau khi cạo hết mặt cạo BI – 1 với một số cải tiến về dụng cụ khai thác (dao, cán
dao), kỹ thuật cạo, sự di chuyển của công nhân và sự thu hoạch mủ nhằm mục đích đạt
năng suất tối ưu nhưng không làm nguy hại đến tình trạng sinh lý và đời sống kinh tế
của cây cao su (P’Ng và cộng sự, 1976). Đồng thời khuyến cáo những đường cạo ngắn
1/4S d/2 kết hợp kích thích mủ sẽ cho năng suất tương đương với 1/2Sd/2 ở mặt
cạo thấp.
P’Ng (1981) cho rằng khai thác ở mặt cạo cao trên lớp vỏ nguyên sinh sẽ khai
thác được toàn bộ vùng huy động mủ riêng biệt, điều này ngược lại so với cạo xuống,
đồng thời cạo úp không có sự gián đoạn giữa vùng huy động mủ và tán lá, có thể giải
thích cho sản lượng cao hơn ở mặt cạo cao.
D’Auzac và Jacob (1984): Tác động đầu tiên dễ thấy khi sử dụng chất kích
thích là kéo dài thời gian chảy mủ, tăng cường sự trao đổi chất, hoạt hoá các quá trình
biến dưỡng trong hệ thống ống mủ và thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp cao su làm tăng
sản lượng.
Ahmad Zarin (1991): Đối với PB 235 nên áp dụng chế độ khai thác với cường
độ cạo d/3 hoặc d/4 kết hợp kích thích ethephon sẽ có lợi và đem lại hiệu quả kinh tế
hơn.
Gần đây, do thiếu hụt thợ cạo lành nghề, thu nhập thợ cạo thấp và hiệu quả kinh
tế kém, một số phương pháp khai thác mới đã được đưa ra bởi Viện Nghiên Cứu Cao
Su Malaysia (RRIM). Kỹ thuật RRIMFLOW: Nguyên tắc cơ bản của phương pháp
này là rút ngắn chiều dài miệng cạo (từ 1/2S xuống 1/4S hoặc 1/8S), giảm nhịp độ cạo
(từ d/2 xuống d/4 hoặc d/6) phối hợp với kích thích bằng khí ethylene. Khí ethylene

14


×