Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NUÔI CẤY MÔ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT THÔ TỪ CÂY TRÂM ỔI (Lantana camara Linn) VÀ CÂY HOA MÓNG TAY (Impatiens balsamina Linn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NI CẤY MƠ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA DỊCH CHIẾT THƠ TỪ CÂY TRÂM ỔI (Lantana camara
Linn) VÀ CÂY HOA MÓNG TAY (Impatiens balsamina Linn)

Họ và tên sinh viên: TRẦN NGUYỄN MỸ CHÂU
Ngành: NƠNG HỌC
Niên khóa: 2003- 2007

Tháng 8/ 2007
1


NI CẤY MƠ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
DỊCH CHIẾT THÔ TỪ CÂY TRÂM ỔI (Lantana camara Linn)
VÀ CÂY HOA MÓNG TAY (Impatiens balsamina Linn)

Tác giả

TRẦN NGUYỄN MỸ CHÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
1. TS. TRẦN THỊ DUNG.
2. ThS. TỪ THỊ MỸ THUẬN



Tháng 8 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi cơng ơn cha mẹ sinh thành, đã nuôi dưỡng và giáo dục con nên
người.
Em xin gửi lòng biết ơn đến :
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Ban giám đốc Trung tâm Công Nghệ Sinh Học- Trường Đại Học Nơng Lâm TP.
Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm, q thầy cô Khoa Nông học.
- Ban chủ nhiệm, quý thầy cô Bộ môn Công Nghệ Sinh Học.
Đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt q trình thực tập hồn
thành đề tài.
Em trân trọng biết ơn:
- TS. Trần Thị Dung.
- ThS. Từ Thị Mỹ Thuận.
- KS. Lê Hồng Thủy Tiên.
Đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và công sức để truyền đạt những kinh
nghiệm, kiến thức quý báu, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
- Các thầy cô, anh chị tại Trung tâm Cơng Nghệ Sinh Học đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt thời gian làm luận văn.
- Các bạn lớp Nông học 29, các bạn trong Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.

ii



TĨM TẮT
Trần Nguyễn Mỹ Châu, Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 8/2007,
với tên đề tài "Ni cấy mơ và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết thô
từ cây trâm ổi (Lantana camara Linn) và cây hoa móng tay (Impatiens balsamina
Linn)", được sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Dung, ThS. Từ Thị Mỹ Thuận. Đề tài
được thực hiện tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học- Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ
Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007.
Mục đích đề tài:
- Xác định nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho sự tạo mơ sẹo.
- Xác định nồng độ chất điều hịa sinh trưởng thích hợp cho sự tạo chồi.
- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cây trâm ổi, cây móng tay ngồi tự
nhiên và cây in vitro.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên, thí nghiệm đơn yếu
tố: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự hình thành mơ
sẹo và tạo chồi gồm 5 nghiệm thức (5 nồng độ chất điều hòa sinh trưởng) với 3 lần lặp
lại (cho 1 loại cây). Thí nghiệm khảo sát khả năng kháng khuẩn của cây ngoài tự nhiên
và cây in vitro gồm 4 nghiệm thức (3 loại dịch chiết thô và 1 mẫu đối chứng ethanol)
với 3 lần lặp lại. Tổng số nghiệm thức cho 2 loại cây, 3 loại thí nghiệm là: 28 nghiệm
thức.
Qua thực nghiệm, chúng tôi đạt được một số kết quả và kết luận sau:
- Mơi trường thích hợp nhất cho sự tạo mô sẹo từ lá cây trâm ổi là: môi trường
MS có bổ sung 2,4-D 1 mg/l kết hợp với BA 3 mg/l, sự tạo mô sẹo từ lá cây hoa móng
tay là: mơi trường MS có bổ sung 2,4-D nồng độ 1 mg/l kết hợp BA 3 mg/l.
- Môi trường thích hợp nhất cho sự phát triển chồi ở cây trâm ổi là: mơi trường
MS có bổ sung BA 3mg/l, ở cây móng tay là mơi trường MS có bổ sung BA 3mg/l.

iii



- Dịch chiết thơ của cây trâm ổi ngồi tự nhiên, cây in vitro, mơ sẹo cây in vitro
có khả năng kháng các loại vi khuẩn: Escherichia coli, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, không kháng nấm Candida albicans.
- Dịch chiết thô cây hoa móng tay ngồi tự nhiên, cây in vitro, mơ sẹo cây in
vitro có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: Escherichia coli, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, không kháng nấm Candida albicans.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa.......................................................................................................................i
Cảm tạ...........................................................................................................................ii
Tóm tắt..........................................................................................................................iii
Mục lục.........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................................viii
Danh sách các hình.......................................................................................................ix
Danh sách các bảng.......................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu..............................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1. Vài nét về cây trâm ổi............................................................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại thực vật..........................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố........................................................................................3

2.1.3. Đặc điểm thực vật học cây trâm ổi...................................................4
2.1.4. Điều kiện sinh thái.................................................................................5
2.1.5. Các hợp chất hóa học có trong cây trâm ổi....................................................5
2.1.6. Công dụng cây trâm ổi...................................................................................6
2.1.7. Một số hạn chế của cây trâm ổi......................................................................7
2.2. Vài nét về cây hoa móng tay..................................................................................8
2.2.1. Vị trí phân loại thực vật.........................................................................8
2.2.2. Nguồn gốc, phân bố........................................................................9
2.2.3. Đặc điểm thực vật học..................................................................................9
2.2.4. Điều kiện sinh thái........................................................................................10
2.2.5. Các hợp chất hóa học có trong cây hoa móng tay.......................................10
2.2.6. Cơng dụng của cây hoa móng tay.................................................................11
v


2.3. Một số đặc điểm của các vi khuẩn được dùng trong thí nghiệm............................12
2.3.1.Trực khuẩn Escherichia coli.....................................................................13
2.3.1.1. Đặc điểm sinh vật học................................................................13
2.3.1.2. Khả năng gây bệnh.....................................................................14
2.3.1.3. Phòng bệnh và trị bệnh...............................................................14
2.3.2. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)..................................14
2.3.2.1. Đặc điểm sinh vật học................................................................14
2.3.2.2. Khả năng gây bệnh.....................................................................15
2.3.2.3. Phòng bệnh và trị bệnh...............................................................16
2.3.3. Tụ cầu khuẩn ( Staphylococcus aureus ).................................................16
2.7.3.1. Đặc điểm sinh vật học................................................................16
2.7.3.2. Khả năng gây bệnh.....................................................................17
2.7.3.3. Phòng bệnh và trị bệnh...............................................................17
2.3.4. Nấm Candida albicans.............................................................................18
2.3.4.1. Đặc điểm sinh vật học.................................................................18

2.3.4.2. Khả năng gây bệnh......................................................................18
2.3.4.3. Phòng và trị bệnh.........................................................................19
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................20
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................................20
3.1.1. Địa điểm...................................................................................................20
3.1.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................20
3.2. Trang thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu..................................................20
3.3. Vật liệu...................................................................................................................20
3.3.1. Vật liệu dùng trong nuôi cấy cây trâm ổi, cây hoa móng tay...................20
3.3.2. Vật liệu thử tính kháng khuẩn..................................................................20
3.4. Thành phần môi trường sử dụng trong nghiên cứu................................................21
3.4.1. Thành phần mơi truờng sử dụng trong ni cấy mơ................................21
3.4.2. Hóa chất cho thử nghiệm vi sinh..............................................................22
3.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................22
3.5.1. Thí nghiệm 1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và BA lên sự hình
thành mơ sẹo cây trâm ổi và cây hoa móng tay.........................................................22

vi


3.5.2. Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự phát triển chồi
trên cây trâm ổi và cây hoa móng tay............................................................................25
3.5.3. Thí nghiệm 3. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây trâm ổi ngồi tự
nhiên, cây in vitro và mơ sẹo cây in vitro.......................................................26
3.5.4. Thí nghiệm 4. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cây hoa móng ngồi tự
nhiên, cây in vitro, mơ sẹo cây in vitro...........................................................28
3.6. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................41
5.1. Kết luận.......................................................................................................41

5.2. Đề nghị........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC.................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BA

: Benzyladenine

2,4- D

: 2,4- Dichlorophenoxy- acetic acid

MS

: Môi trường Murashige và Skoog (1962)

MS- BA0 (BA0) : Mơi trường MS khơng có bổ sung BA (BA=0)
MS- BA1 (BA1) : Mơi trường MS có bổ sung BA= 1 mg/l
MS- BA2 (BA2) : Mơi trường MS có bổ sung BA= 2 mg/l
MS- BA3 (BA3) : Mơi trường MS có bổ sung BA= 3 mg/l
MS- BA4 (BA4) : Môi trường MS có bổ sung BA= 4 mg/l
MS- BD (BD)

: Mơi trường hỗn hợp với 2,4-D và BA

MS- BD0 (BD0) : Mơi trường MS khơng có bổ sung 2,4-D và BA

MS- BD1 (BD1) : Mơi trường MS có bổ sung 2,4-D 1 mg/l và BA= 1 mg/l
MS- BD2 (BD2) : Môi trường MS có bổ sung 2,4-D 1 mg/l và BA= 2 mg/l
MS- BD3 (BD3) : Mơi truờng MS có bổ sung 2,4-D 1 mg/l và BA= 3 mg/l
MS- BD4 (BD4) : Mơi trường MS có bổ sung 2,4-D 1 mg/l và BA= 4 mg/l
E. coli

: Escherichia coli

P. aeruginosa

: Pseudomonas aeruginosa

S. aureus

: Staphylococcus aureus

C. albicans

: Candida albicans

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thân, lá, hoa, phát hoa cây trâm ổi................................................................4
Hình 2.2. Một số thứ hoa trâm ổi.................................................................................4
Hình 2.3. Quả xanh, quả chín và hạt cây trâm ổi...............................................5
Hình 2.4. Một số lồi hoa trâm ổi.................................................................................8
Hình 2.5. Thân, lá, hoa và hạt cây hoa móng tay...................................................9
Hình 2.7. Một số lồi hoa móng tay............................................................................12

Hình 2.8. Các loại vi khuẩn và nấm sử dụng trong thí nghiệm...................................12
Hình 4.1. Mơ sẹo từ lá cây trâm ổi trên mơi trường MS có bổ sung 2,4-D và BA sau
30 ngày ni cấy.................................................................................30
Hình 4.2. Mơ sẹo từ lá cây hoa móng tay trên mơi trường MS có bổ sung 2,4-D và
BA sau 30 ngày ni cấy...............................................................................................32
Hình 4.3. Chồi cây trâm ổi trêm mơi trường MS có bổ sung BA sau 20 ngày ni
cấy.................................................................................................................................33
Hình 4.4. Chồi cây hoa móng tay trên mơi trường MS có bổ sung BA sau 20 ngày
ni cấy..................................................................................................................35
Hình 4.5. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cây trâm ổi: cây ngồi tự
nhiên, cây in vitro, mơ sẹo cây invitro với các chủng vi khuẩn và nấm.......................37
Hình 4.6. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cây hoa móng tay: cây ngồi
tự nhiên, cây in vitro, mơ sẹo cây in vitro với các chủng vi khuẩn và nấm.................40

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thành phần môi trường MS của Murashige và Skoog (1962)...................21
Bảng 4.1. Tỉ lệ mẫu cấy tạo sẹo và kích thước mơ sẹo cây trâm ổi dưới tác dụng của
2,4-D và BA sau 30 ngày nuôi cấy................................................................................29
Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện mô sẹo và màu sắc mô sẹo trâm ổi...............................29
Bảng 4.3. Tỉ lệ mẫu cấy tạo sẹo và kích thước mơ sẹo cây hoa móng tay dưới tác dụng
của 2,4-D sau 30 ngày nuôi cấy.....................................................................................31
Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện mô sẹo và màu sắc mơ sẹo cây hoa móng tay..............31
Bảng 4.5. Kết quả tạo chồi của cây trâm ổi trên mơi trường MS có bổ sung BA sau 20
ngày nuôi cấy.................................................................................................................32
Bảng 4.6. Kết quả tạo chồi của cây hoa móng tay trên mơi trường MS có bổ sung BA
sau 20 ngày ni cấy.....................................................................................................34
Bảng 4.7. Đường kính vịng kháng khuẩn của cây trâm ổi ngồi tự nhiên, cây trâm ổi

in vitro, mô sẹo cây trâm ổi in vitro.............................................................................35
Bảng 4.8. Đường kính vịng kháng khuẩn của dịch chiết thơ từ cây hoa móng tay ngồi
tự nhiên, cây móng tay in vitro, mơ sẹo cây móng tay in vitro.....................................36

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thiên nhiên có hàng nghìn loại cây được gọi là dược thảo, các cây này có
chứa các hoạt chất được dùng bào chế các loại thuốc phục vụ cho y học cũng như một
số ngành khác mang lại lợi ích cho con người như: ngành mỹ phẩm, sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật, cây cho hoa đẹp phục vụ cho ngành hoa kiểng. Cây trâm ổi, cây hoa
móng tay là hai trong số các lồi hoa có những đặc tính q báu đó.
 Cây trâm ổi, tên khoa học Lantana camara Linn, thuộc họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae). Trâm ổi được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ơn đới,
thích nghi và phát triển như một loài cỏ dại trên các đồng cỏ, ruộng vườn, nương rẫy.
Lá và cành cây trâm ổi được dùng làm thuốc, hái về phơi và sấy khơ, lá trâm ổi có
tính sát trùng trên da, được dùng cầm máu, chữa cảm mạo, sốt. Dịch chiết từ lá và các
bộ phận khác của cây trâm ổi có hoạt tính kháng vi khuẩn, được sử dụng như một chất
kháng viêm (theo Oyedapo và cộng sự, 1999). Theo Lal (1987), bảo quản khoai tây
cùng với lá trâm ổi sẽ loại trừ được sự gây hại của sâu hại củ khoai tây Phthorimaea
operculella Zeller.
 Cây hoa móng tay, tên khoa học Impatiens balsamina Linn, thuộc họ Bóng nước
(Balsaminaceae), là cây cảnh nhỏ với hoa đẹp, nhiều màu sắc sặc sỡ: tím, hồng, trắng,
đỏ.
Tồn cây có vị cay, tính ơn, hơi có độc, thường được dùng chữa phong thấp, chấn
thương, rắn rết cắn. Dịch chiết từ lá cây hoa móng tay có thành phần hố học chủ yếu
là acid p- hydroxybenzoic có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Ở Indonesia, lá được dùng

để chữa thương tích, sưng lt, có tính kháng trực khuẩn, dịch chiết từ hoa móng tay
có tác dụng kháng nấm mạnh. Hạt trị vô kinh, chứng hốc xương.
Các loại thuốc hoá học tổng hợp như thuốc kháng sinh, từng được xem là có cơng
hiệu chống lại các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đang dần suy giảm công hiệu chữa

1


bệnh do hiện tượng các vi khuẩn gây bệnh đã tăng khả năng đề kháng đối với các loại
thuốc này. Vì vậy, ngày nay các lồi dược thảo đang được quan tâm trở lại, xu hướng
sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ cây cỏ trong tự nhiên ngày càng trở nên phổ biến.
Cùng với xu thế đó và từ những đặc điểm dược lý của cây trâm ổi và cây hoa móng
tay, chúng tơi thực hiện đề tài: "Ni cấy mơ và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
của dịch chiết thô từ cây trâm ổi (Lantana camara Linn) và cây hoa móng tay
(Impatiens balsamina Linn)".
1.2. Mục đích, u cầu
1.2.1. Mục đích
 Xác định nồng độ chất điều hịa sinh trưởng 2,4-D và BA thích hợp cho sự tạo
mơ sẹo của cây trâm ổi và cây hoa móng tay.
 Xác định nồng độ chất điều hồ sinh trưởng BA thích hợp cho sự tạo chồi của
cây trâm ổi và cây hoa móng tay.
 Xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết thơ từ cây trâm ổi, cây hoa móng
tay tự nhiên, cây in vitro và mô sẹo cây in vitro.
1.2.2. Yêu cầu
 Thực hiện giai đoạn vô mẫu, cấy chuyền, tạo nguồn cây trâm ổi, cây hoa móng
tay in vitro chuẩn bị mẫu cho các thí nghiệm tạo sẹo, tạo chồi, khảo sát hoạt tính kháng
khuẩn. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và BA lên sự hình thành mơ sẹo cây
trâm ổi, cây hoa móng tay.
 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự tạo chồi của cây trâm ổi, cây hoa
móng tay.

 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây trâm ổi, cây hoa móng tay ngồi tự
nhiên, cây in vitro và mơ sẹo cây in vitro trên các loại vi khuẩn: Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, nấm Candida albicans.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về cây trâm ổi Lantana camara L.
2.1.1. Vị trí phân loại thực vật
Giới

: Plantae (Thực vật).

Phân giới

: Kormobionta (Thực vật bậc cao).

Ngành

: Magnoliophyta (Ngọc lan).

Lớp

: Magnoliopsida (Ngọc lan).

Phân lớp

: Asteridae (Cúc).


Bộ

: Lamiales (Hoa môi).

Họ

: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa, Ngũ trảo).

Tên khoa học

: Lantana camara Linn.

Tên thông thường : Cây trâm ổi, thơm ổi, ngũ sắc, hoa cứt lợn, ổi nho, mã anh
đơn, ngũ sắc mai, thiên lan thảo, thổ hồng hoa, tứ thời, tứ quý, yellow sage, red sage,
wild sage, prickly sage, lakana.
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố
Cây trâm ổi có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, phân bố tự nhiên tại các vùng
bờ biển của Hoa Kỳ: kéo dài từ Bermuda, Bahamas, qua Trinidad và Aruba, Texas. Từ
Bắc Mexico đến Nam Mỹ gồm các nước: Brazil, Peru, Bolivia, Paraguay, Bắc
Argentina. Sau đó được phổ biến đi khắp các nước Châu Á, Châu Phi, Australia cùng
một số đảo nhỏ: Hawaii, Guam, Madagasca.
Người Pháp nhập cây trâm ổi vào nước ta vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay, cây đưọc
trồng làm cảnh và mọc hoang dại tại nhiều địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là Đồng
Bằng sơng Cửu Long và Tây Ngun. Tồn thân cây tỏa ra một mùi đặc biệt nên có
tên hoa cứt lợn. Lá có mùi thơm của ổi chín nên gọi là bơng ổi, thơm ổi. Hoa có nhiều
màu sắc nên được đặt tên là hoa ngũ sắc, nở suốt bốn mùa nên còn gọi là tứ quý, tứ
thời (Quảng Bình).
3



2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây trâm ổi
 Thân: Cây trâm ổi là cây dạng bụi, cây cao 1 - 1,5 m, có thể đạt đến chiều cao
3 m sau 3 - 4 năm, mang nhiều cành ngang. Thân vng cạnh, có lơng và gai nên chịu
đựng tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Cây sinh sản bằng hai hình thức vơ tính và hữu tính. Sinh sản vơ tính bằng gốc
hoặc cành. Sinh sản hữu tính bằng hạt.
 Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên lá
có lơng ngắn, cứng, mặt dưới lá có lơng mềm hơn, phiến lá dài 3 - 9 cm, rộng 3 - 6 cm,
cuống lá ngắn, phía trên cuống lá có thìa, lá có mùi thơm ổi chín.

Cây trâm ổi



Thân, hoa, phát hoa

Hình 2.1. Thân, lá, hoa, phát hoa cây trâm ổi.
 Hoa: Cây trâm ổi có hoa quanh năm. Hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình
chng, có hai mơi. Tràng hoa hình ống, có bốn thuỳ khơng đều. Cụm hoa là những
bơng co lại thành hình đầu giả, mọc ở nách lá và các lá ngọn. Hoa lưỡng tính, hoa
nhiều màu và biến màu, màu vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng là đỏ chói, đơi
khi tồn hoa có màu trắng, tím, vàng, cam, đỏ hay phớt hồng (Howard 1989, Liogier
1995). Các nhánh trên cùng một cây của hoa trâm ổi có nhiều màu sắc khác nhau nên
gọi là hoa ngũ sắc. Trâm ổi gồm nhiều thứ: var mista Bail: ngoài vàng đỏ, trong vàng
rồi gạch tôm; var crocea Bail: hoa màu vàng tươi; var sanguinea Bail: hoa vàng rồi
đỏ.

var mista Bail


var crocea Bail

var sanguinea Bail

Hình 2.2. Một số thứ hoa trâm ổi.
4


 Quả: Quả hình cầu, màu xanh đen (xanh sậm), nằm trong lá đài, nhân mang 2
hạch cứng, xù xì. Khi chín, quả chuyển sang màu tím đen, ngọt, ăn được. Chim thường
ăn các quả chín và phát tán hạt đi xa.

Quả xanh

Quả chín

Hạt

Hình 2.3. Quả xanh, quả chín và hạt của cây trâm ổi .
2.1.4. Điều kiện sinh thái
Cây trâm ổi chịu được nước mặn và phát triển nhanh ở nơi khô hạn trên cao
nguyên hoặc mọc hoang dại ở lề đường, đặc biệt ở vùng đất cát ven biển.
Cây trâm ổi mọc ở nơi đất thoát nước tốt, cây mọc tốt ở những nơi có lượng mưa
hàng năm từ 2500 mm - 2900 mm.
Phần phía ngồi của cây có thể chết ở nhiệt độ nhỏ hơn -20C, nhưng mọc lại nhanh
chóng sau đó khi thời tiết ấm trở lại bằng việc tái sinh từ rễ (Theo Anonymous, 2000).
2.1.5. Các hợp chất hóa học có trong cây trâm ổi
Lá trâm ổi chứa các hợp chất triterpenes và lantadenes A và B (lantaden A 0,31 0,68 %), trong đó lantaden A C35H52O5 (552,8 g/ mol), lantaden B C35H52O5 (552,8 g/
mol), acid lantanolic, acid lantic, glycosid triterpens, flavonoid aglycones có tác dụng
chống oxy hoá rõ rệt (Theo Morton, 1994).

Hợp chất lantanins (C33H52O5) có trong hạt trâm ổi cịn xanh, là một chất gây độc
cho người và các vật chăn thả, chất này tồn tại trong hạt còn xanh (Munyua và cộng
sự, 1999).
Tồn cây trâm ổi có chứa acid triterpennoid, acid lantanilic, lantabetulic, alkaloid,
lantadens, lantoic, hederagonic, interogennin, camarosid, triterpens và acid 22Bacetoxilantic (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Một số nghiên cứu đã được thực hiện trên cây
trâm ổi: Phenylpropanoid glycosides từ cây trâm ổi (Tauobi- K, Fauvel- MT, 1997),
triterpenenoid, tinh dầu và sự lacton hóa quang oxy hóa của acid oleanolic từ cây ngũ
sắc (Misra- L, Laatsch- H, 2000).
5


Ngồi ra, cây trâm ổi có chứa tinh dầu: 0,16 - 0,2%, trong đó chủ yếu là humulen, - caryophyllen (12,7%), - terpinen, - pinen, p- cymen (Theo Nguyễn Văn
Đàn, 1995), sabinene (19,6%), germacrene B (4,7%), germacrene D (10,9%),
davanone (7,3%), - curcumen (6,3%), - elemene (2,7%), - cadinene (2,3%), 1,8 cineole (Theo M.Khan, S.K. Srivastva, M. Singh, A.A. Naquvi, K.V. Syamissunder,
2002).

- humulen

Lantaden A,B

p- cymen

2.1.6. Công dụng cây trâm ổi
 Làm cảnh
Cây trâm ổi có hoa đẹp nên được trồng làm hàng rào, làm cảnh ở các công viên,
khu vui chơi giải trí, cơ quan, dọc theo các xa lộ,... trên khắp các tỉnh thành của Việt
Nam.
 Chống ô nhiễm
Cây trâm ổi chống ơ nhiễm chì trong đất nhờ khả năng hấp thụ tức khắc chì vào
rễ. Mức độ chịu đựng chì của cây cao, có thể sống trong điều kiện đất bị ơ nhiễm chì ở

mức 104- 2.104 ppm, chúng có thể tích lũy chì trong rễ đến 7000 ppm (Diệp Thị Mỹ
Hạnh và các cộng sự trường ĐH Khoa học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh, 2006).
 Dược liệu
Lá trâm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa ngáy, rắn cắn. Lá
trị sốt, cảm, giải nhiệt (do có chất lantadien), trị tê thấp,bệnh da, phong lỡ (chàm).
Acid lantanolic, acid 22B- acetotoxilantic chống vi khuẩn, chống đột biến (Liogier,
1990). Dịch chiết từ lá ngũ sắc chứa flavonoid aglycones có tác dụng chống viêm
sưng, chống oxy hóa rõ rệt. Flavonoid là những hợp chất polyphenolic hoạt động như
những sắc tố, đem lại màu sắc cho hoa quả, thường là màu vàng, màu trắng, chúng có

6


nhiều cơng dụng làm thuốc, là chất chống oxy hóa và hữu ích trong sự lưu thơng máu
tốt.
Rễ trâm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Hoa có vị ngọt, tác
dụng cầm máu. Cành, lá, hoa cây trâm ổi phơi khô, sắc uống thay chè, có tác dụng
chữa tiểu đường.
Chất triterpenoid của cây khống chế siêu khuẩn Epstein Barr (Fedd., 1984),
lantadens A, B chống bướu ở da và ở gang, như thử ở chuột cho thấy (Rep., 1997).
Cây trâm ổi còn được sử dụng để nghiên cứu các hoạt chất chống nấm, chất kháng
khuẩn và một số thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc do chất độc triterpenes trong lá,
chất lantanin trong hạt xanh (Bouda- H, Tapondjou- LA, 2001).
2.1.7. Một số hạn chế của cây trâm ổi
Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, trâm ổi thích nghi và phát triển rất nhanh như
một lồi cây dại, mọc thành đám rậm rạp, dày đặc ở các khu rừng trồng, vườn cây ăn
quả, bãi đất trống, đồi núi, ven biển và nhiều sinh cảnh khác. Cây dễ cháy và tái sinh
mạnh sau khi cháy. Trâm ổi làm tăng nguy cơ cháy rừng, dễ bùng phát và lấn át các
loài cây khác của thảm thực vật, là một trong những loài cây xâm lấn tự nhiên, gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp của hơn 50 quốc gia trên thế giới, làm giảm sự

đa dạng sinh học và đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại ở Texas và Hawaii (Kumar
và Rohatgi, 1999).
Chất độc triterpenes và lantadenes A, B gây chết của các động vật chăn thả như:
ngựa, cừu, gia súc, dê và thỏ bởi sự tổn hại về gan và các cơ quan khác (Mynyua và
cộng sự, 1990). Ở Úc, nhiều trẻ em ăn trái cịn xanh (chưa chín) bị ngộ độc và tử vong,
do chất lantanin trong quả xanh (Morton, 1994). Vì lá và các bộ phận khác của trâm ổi
có độc nên cần thận trọng khi sử dụng cây này làm thuốc.

7


Hình 2.4. Một số lồi hoa trâm ổi.
2.2. Vài nét về cây hoa móng tay
2.2.1. Vị trí phân loại thực vật
Giới

: Plantae (Thực vật).

Phân giới

: Kormobionta (Thực vật bậc cao).

Ngành

: Magnoliophyta (Ngọc lan).

Lớp

: Magnoliopsida (Ngọc lan).


Phân lớp

: Rosidae (Hoa hồng).

Bộ

: Geraniales.

Họ

: Balsaminaceae (Bóng nước hay Móc tai).

Tên khoa học

: Impatiens balsamina Linn.

Tên thơng thường : Hoa móng tay, bóng nước, nắc nẻ, móng tay lồi, phượng
tiên hoa, cấp tính tử, Garden balsam, Touch me not, Rose balsam, Spotted snapweed,
Polosomo.
8


2.2.2. Nguồn gốc, phân bố
Cây hoa móng tay có nguồn gốc Đông Nam Á, Ấn Độ, được trồng làm cảnh và
làm thuốc ở Malaixia, Indonexia, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.
2.2.3. Đặc điểm thực vật học cây hoa móng tay
 Thân: Cây cỏ mập (cây thân thảo), sống hàng năm. Thân mọc thẳng đứng, cao
10 - 15 cm, có thể cao đến 40 cm.
 Lá: Lá mọc so le (mọc cách), có cuống, hình mác (ngọn giáo), đầu nhọn, mép
có răng cưa rất rõ. Lá dài 7 - 8 cm, rộng 2 - 2,5 cm.

 Hoa: Hoa mọc ở nách lá, có từ 1 - 4 hoa trên một chỗ. Hoa lưỡng tính, khơng
đều, hoa to, có màu đỏ, trắng, tím, hồng. Năm lá đài cùng màu với tràng, khơng đều.
Lá đài dưới (mơi) hình cựa (có móng dài), 2 lá đài cạnh nhỏ. Hoa có 5 cánh hoa: cánh
hoa cạnh to, dính nhau, cánh hoa giữa đứng (cờ), 5 nhị với chỉ nhị ngắn, bao phấn dính
sát nhau, chung quanh nhụy (tiểu nhụy 5), 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ơ (nỗn
sào xanh, nuốm khơng vịi), mỗi ô đựng nhiều noãn. Cuống hoa dài từ 1 - 3 cm, cánh
hoa mảnh dẻ, có lơng mịn.
Cây thường ra hoa vào mùa hè (tháng 6 - 8) và kết quả vào tháng 9 - 10.
 Quả: Quả nang, có lông tơ, nứt thành 5 mảnh, xoắn lại tung hạt đi xa.
 Hạt: Hạt có gân, màu nâu, hạt hình trứng gần như trịn, đường kính 2 - 3,5 mm.

Cây móng tay

Hoa

Thân

Quả



Hạt

Hình 2.5. Thân, lá, hoa và hạt cây hoa móng tay.
9


2.2.4. Điều kiện sinh thái
Cây thường mọc hoang theo dòng suối, bờ ruộng, vùng đầm lầy.
Hoa móng tay được trồng trong chậu hay trong vườn thành luống.

Trồng chủ yếu và mùa hè, hoa móng tay ưa sáng, khơng kén đất và thuộc loại dễ
tính. Dễ trồng, song đặc biệt lại sợ đất trũng hoặc quá ẩm ướt.
Tuổi cây con 20 - 25 ngày, từ trồng tới ra hoa 70 - 80 ngày. Thời vụ hoa kéo dài,
thu giống khi quả cịn hanh vàng, phơi hạ trong nắng nhẹ hay bóng râm đến khi khô
kiệt để bảo quản.
2.2.5. Các hợp chất hóa học có trong hoa móng tay
Tồn cây hoa móng tay có acid p- hydroxybenzoic có tác dụng kháng sinh, acid
gentisic C7H6O4, acid ferulic C10H10O4, acid coumaric C9H8O3, acid sinapic C11H12O5,
acid caferic C9H8O4, ngồi ra cịn có scopolein C10H8O4 (Theo Hegnauer R.
Chemotaxonomi der Planzen, 1964).
Lá chứa acid xianmic (nhục quế toan), juglanin (kaemferol 3 - arabinozit) và
kaemferol, chứa 2 - metoxinaptoquinon (C.A., 1971).
Thân chứa kaemferol 3 - glucozit, quexetin, pelargonidin, cyanidin và delphinidin
(C.A., 1966).
.

Hạt chứa 17,9 % chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là acid parinaric

hay acid  9, 10, 13, 15 octadecatetraenoic C18H28O7 ( khoảng 27 %), Balsaminasterol
C27H40O. Ngồi ra cịn có - spinasterol C29H48O (khoảng 0,015 %), saponin, ergsterol, các đa đường, khi thủy phân cho glucoza va fructoza (C.A.., 1971).
Hoa chứa lawsone C10H6O3, lawsonemethylete C11H8O3, miricetin, anthocyanin.
Tùy theo màu sắc của hoa mà thành phần thay đổi: hoa trắng có chứa leucocyanidin,
leucodelphynidin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa perlagonidin,
paeonidin và delphinidin dưới dạng glucozit.
Cơng thức hóa học của:

Acid p- hydroxybenzoic

Lawsone
10


Acid coumaric


Anthocyanidin

Perlagonidin

Delphinidin

2.2.6. Cơng dụng của cây hoa móng tay
 Làm cảnh
Hoa móng tay được trồng làm cảnh khắp nơi ở nước ta, các nước Trung Quốc, Ấn
Độ. Hoa thường được trồng trên bồn hoa ven nhà, với nhiều màu sắc: đỏ trắng tím
hồng, có loại cánh đơn, có loại nhiều lớp cánh, hoa móng tay rất dễ trồng.
Vì hoa chủ yếu vào mùa hè, khi hiếm hoa, ngày thường hoa móng tay được gói
giả làm hoa hồng để bán. Hoa được trồng với nhiều chủng loại: hoa lớn có cựa ngắn,
hoa nhỏ có cựa dài với nhiều màu sắc, hoa có cánh kép màu hồng.
 Dược liệu
Tồn cây hoa móng tay có tác dụng kháng sinh mạnh, có tính ơn, hơi độc, chữa
phong thấp, rắn rết cắn. Lá dùng chữa thương tích, sưng lt, dùng gội đầu cho mọc
tóc, lợi tiểu. Methyl este của lawsone tốt để trị nấm, chống vi khuẩn.
Cả cây móng tay được dùng trong y học cổ truyền với tên phượng tiên hoa. Dịch
ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng nấm rất mạnh.
Hạt móng tay với tên cấp tính tử, thu hái quả già vào mùa hạ, lấy hạt và phơi khô.
Hạt chữa vô kinh, hốc xương.
Rễ móng tay với tên phượng tiên căn, trị phong thấp, chấn thương.

11



Hình 2.7. Một số giống hoa móng tay.
2.3. Một số đặc điểm của các vi khuẩn và nấm thường gặp

Escherichia coli

Pseudomonas aeruginosa

Staphylococcus aureus

Candida albicans

Hình 2.8. Các loại vi khuẩn, nấm sử dụng trong thí nghiệm.

12


2.3.1. Trực khuẩn Escherichia coli
2.3.1.1. Đặc điểm sinh vật học
Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli), là một trong những loài vi khuẩn
ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú).
Vi khuẩn này cần thiết cho q trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc
ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm
phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) và thường được sử
dụng làm vi sinh vật mơ hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn. Vi khuẩn E. coli được
bác sĩ Theodor Escherich phát hiện từ tả lót của trẻ em năm 1885.
Vi khuẩn là trực khuẩn Gram (-), hình que thẳng, kích thước trung bình 2 - 4 m x
0,4 - 0,6 m (rộng). Trực khuẩn di động (có thể có một số chủng khơng di động), có
vỏ có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học thơng thường, có lơng phân bố
khắp xung quanh tế bào, khơng sinh nha bào.

Vì khơng có khả năng sinh nha bào nên E. coli, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ sơi
0

100 C và bởi các hóa chất sát khuẩn thơng thường (nước Javel 1/200, phenol 1/200
giết chết vi khuẩn sau 2 - 4 phút).
E. coli có khả năng sinh ngoại độc tố loại ETEC (enterotoxigenic E.coli).
Cấu tạo kháng nguyên của E. coli có 3 nhóm kháng nguyên cơ bản: kháng nguyên
O, kháng nguyên H và kháng nguyên K.
Căn cứ vào các kháng nguyên O, H, K người ta chia E.coli ra thành nhiều nhóm
và nhiều typ khác nhau.
* Các nhóm E.coli
Nhóm E. coli gây bệnh (Enteropathogenic E. coli, viết tắt là EPEC).
Nhóm E. coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic E. coli, viết tắt là ETEC).
Nhóm E. coli xâm nhập (Enteroinvasive E. coli, viết tắt là EIEC).
* Các chất do E. coli tổng hợp
E. coli có khả năng tiết ra một số chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn khác hoặc
tiết ra một số men làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
E. coli còn tổng hợp một số vitamin như vitamin C, K.

13


2.3.1.2. Khả năng gây bệnh
* Gây bệnh ở người
Trước hết phải đề cập đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngồi ra cịn có thể gây
bệnh ở nhiều cơ quan khác như: tiết niệu, hô hấp, gây nhiễm khuẩn huyết. Bệnh lý ở
các mơ, các cơ quan khác có thể là hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa, nhưng cũng có
thể chỉ biểu hiện bệnh lý ở một cơ quan nào đó trong khi đường tiêu hóa vẫn hồn tồn
bình thường.
* Gây bệnh cơ hội

Khả năng gây bệnh cho súc vật yếu phải đưa một số lượng lớn vi khuẩn vào phúc
mạc chuột nhắt hoặc đường tĩnh mạch cho thỏ mới gây chết được súc vật.
2.3.1.3. Phòng bệnh và điều trị
* Phịng bệnh
 Phịng khơng đặc hiệu: Vệ sinh ăn uống và các biện pháp như phòng các bệnh
đường ruột khác, đặc biệt chú ý khi có dịch viêm dạ dày ruột ở trẻ em.
 Phòng đặc hiệu: Hiện nay, người ta đã nghiên cứu sản xuất vaccin uống cho trẻ
sơ sinh.
* Điều trị
Khi bị nhiễm bệnh đường ruột do E. coli, có thể sử dụng các chất kháng sinh
như: Erythromyxin, cloramphenicol. Hiện nay, E. coli cũng đã kháng lại nhiều loại
kháng sinh nên việc làm kháng sinh đồ trước khi điều trị là cần thiết.
2.3.2. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)
2.3.2.1. Đặc điểm sinh vật học
Trực khuẩn mủ xanh thường sống trong đất, nước hoặc trên cơ thể người và động
vật. Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng
bệnh viện, chúng còn gây ra các nhiễm trùng cơ hội rất khó điều trị vì chúng kháng lại
nhiều kháng sinh.
Trực khuẩn mủ xanh Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu
trịn. Kích thước từ 0,5 - 1,0 m (rộng) x 1,5 - 5,0 m. Có một lơng duy nhất ở một
cực, di động, không sinh nha bào.

14


×