Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

XIII. XIV. XV. XVI. XVII. XVIII. ỨNG DỤNG PHẦM MỀM MICROSOFT ACCESS TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 83 trang )

I. C & ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤ
II.NG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔ

III.
KHOA QUẢN LÝ ĐẤ
T ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

IV.
V.
VI.
VII.
VIII.
BÁO CÁOIX.TỐT NGHIỆP
X.
XI.
ĐỀ TÀI:
XII.
XIII.
ỨNG DỤNG PHẦM XIV.
MỀM MICROSOFT ACCESS
TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG
XV.
ĐẤT TỔ CHỨC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
XVI.
THÀNH PHỐ
XVII.HỒ CHÍ MINH”
XVIII.


XIX.
XX.
XXI.
XXII.
XXIII.
XXIV.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Trung
XXV.
Mã số sinh viên: 03124066
XXVI.
Lớp: DH03QL
XXVII.
XXVIII.
Ngành: Quản lý đất đai
XXIX.
XXX.
XXXI.
TP.Hồ Chí
Minh, tháng 7 năm 2007
XXXII.
XXXIII.
XXXIV.
XXXV.


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


NGUYỄN MẠNH TRUNG

“ỨNG DỤNG PHẦM MỀM MICROSOFT ACCESS
TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝÙ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT CHUYÊN DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Tiến Hải Bình
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
Ký tên

TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Thầy Nguyễn Tiến Hải Bình – Cử nhân, giảng viên trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chú Nguyễn Văn Hồng – Trưởng phòng Đăng ký và Kinh tế đất, Sở Tài Nguyên
và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Chú Hồ Phan Cường – Phó phòng Đăng ký và Kinh tế đất, Sở Tài Nguyên và Môi
Trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Đã hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các anh, chò chuyên viên của phòng Đăng ký và Kinh tế đất đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Cảm ơn các anh chò, bạn bè trong và ngoài lớp đã đóng góp ý kiến, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thựa tập tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kiến thức lý luận, thực tiễn chưa đầy đủ sâu sắc,

khả năng tổng hợp tài liệu còn yếu kém, lúng túng bỡ ngỡ nhiều trong việc nghiên
cứu. Vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô, các cán bộ làm công tác có liên quan và bạn bè
để luận văn này hoàn chỉnh hơn.
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2007
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Trung

XXXVI.
XXXVII.
XXXVIII.
XXXIX.
XL.
XLI.
XLII.
XLIII.


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Trung, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ACCESS TRONG QUẢN LÝ HỒ
SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10”
Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Tiến Hải Bình, Bộ môn Công nghệ Địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt báo cáo:
ƒ Với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời điểm hiện nay của nước ta
thì việc ứng dụng và đưa các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu vào công tác quản
lý thông tin, dữ liệu của Nhà Nước để giúp cho việc cập nhật, chỉnh sửa và truy
xuất thông tin một cách có hiệu quả, thuận lợi và nhanh chóng hơn.

ƒ Việc ứng dụng phần mềm Microsoft Access trong quản lý hồ sơ đăng ký quyền
sử dụng đất tổ chức nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý thông tin của Nhà
Nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của đời sống người dân và góp phần phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước.
ƒ Vấn đề trọng tâm của đề tài:
9 Thu thập, tổng hợp tài liệu, dữ liệu.
9 Xây dựng mô hình quản lý cơ sở dữ liệu
9 Xây dựng công cụ để quản lý thông tin
9 Thảo luận về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, kết quả có được là file Quản lý đất tổ chức trên
Microsoft Access “QUANLYDATTOCHUCQUAN10.MDB”, các công cụ, các câu
lệnh (code) quản lý dữ liệu và báo cáo thuyết minh.

XLIV.
XLV.
XLVI.
XLVII.
XLVIII.
XLIX.
L.
LI.
LII.
LIII.
LIV.


MỤC LỤC
Trang
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1.Cơ sở khoa học
I.1.2. Cơ sở pháp lý
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Vị trí, đặc điểm tình hình tự nhiên-kinh tế-xã hội trên địa bàn
Quận 10
I.2.2. Về ranh giới hành chính qua các thời kỳ và đến nay
I.2.3. Diện tích tự nhiên của Quận 10
I.3. Nội dung – phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
I.3.3. Quy trình thực hiện

9
9
10
10
10
14

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1.Giới thiệu hệ thống
II.2.Thiết kế hệ thống
II.3.Nhập dữ liệu
II.4.Hoàn chỉnh và cài đặt chương trình
II.5.Thảo luận
II.5.1.Thảo luận về quy trình công nghệ

II.5.2.Thảo luận về thời gian thực hiện
II.5.3.Thảo luận về tính khả thi và hạn chế của phần mềm

15
15
15
17
65
65
65
66
66

KẾT LUẬN

67

LV.

3
3
3
8
9
9
9


Ngành Quản Lý Đất Đai


Nguyễn Mạnh Trung

LVI.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời điểm nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và đang hội
nhập với nền kinh tế thế giới, thì việc đưa công nghệ thông tin vào cuộc sống đang
là một yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải nhanh chóng được thực hiện. Nhu cầu cần
biết đầy đủ về thông tin nhà đất đối với người dân, các tổ chức và công tác quản lý
Nhà Nước đang là một trong những nhu cầu hàng đầu.
Luật đất đai năm 1993 đến Luật đất đai mới năm 2003 vừa được Quốc hội
thông qua khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà Nước là đại diện chủ sở
hữu và quản lý thống nhất. Đây là một định hướng chính trị cơ bản xác lập mối
quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong giai đoạn hiện nay, đảm
bảo cho nguồn tài nguyên đất đai được quản lý tập trung, thống nhất và có hiệu quả.
Tuy nhiên, Nhà Nước không trực tiếp sử dụng đất mà thực hiện việc giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.
Trong đó việc sử dụng đất của các tổ chức có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.
Hệ thống hồ sơ địa chính nhà đất TP. Hồ Chí Minh nói chung và Quận 10 nói
riêng đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, đáp ứng
được các nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về thông tin đất đai, bất động sản.
Chính vì tầm quan trọng của thông tin địa chính đối với sự phát triển kinh tế, đòi
hỏi hoạt động thông tin địa chính ngày càng cao và không ngừng phát triển, hoàn
thiện, tiến bộ về mọi mặt.
Nhằm khai thác hiệu quả toàn bộ các hồ sơ địa chính nhà đất đã được chuẩn hóa
qua chương trình xây dựng bản đồ địa chính chính quy và các chương trình khác,
khai thác thông tin địa chính một cách tối ưu, phục vụ công tác quản lý Nhà Nước
về đất đai và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế– xã hội,

an ninh quốc phòng, tiến tới xã hội hóa thông tin địa chính,… cần phải xây dựng
một hệ thống thông tin đất đai trên phạm vi toàn TP. Hồ Chí Minh nói chung và
Quận 10 nói riêng sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành Địa chính và
chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin Quốc gia. Qua đó để phục vụ cho công
tác quản lý Nhà Nước, việc ứng dụng phần mềm Microsoft Access giúp cho công
tác chỉnh lý, cập nhật, cũng như truy xuất thông tin đất đai được nhanh chóng, dễ
dàng và chính xác.
Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và sự phát triển của nền kinh tế thị trường
của nước ta và đặc biệt là đối với ngành Quản lý đất đai, cùng với nguyện vọng
được ứng dụng những kiến thức đã học và được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất
Đai, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microsoft Access trong quản lý hồ
sơ đăng ký quyền sử dụng đất tổ chức trên địa bàn Quận 10”
*Mục tiêu nghiên cứu:
− Quản lý dữ liệu trong CSDL: Khả năng quản lý dữ liệu tập trung vào các
mặt sau:
¾ Quản lý dữ liệu lơn, quản lý được dữ liệu địa chính về đất tổ chức
trên địa bàn Quận 10 và khả năng mở rộng hơn.
¾ Quản lý tích hợp, thống nhất các dạng dữ liệu khác nhau trên nền
tảng các tiêu chuẩn thống nhất.
Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

¾ Bảo mật, an toàn dữ liệu: Có các chức năng bảo đảm tính pháp lý,
an toàn, toàn vẹn và bảo mật dữ liệu.
− Tra cứu tổng hợp thông tin và phân phối dữ liệu:
¾ Tra cứu từ thông tin chi tiết (thửa, chủ sử dụng) cho đến các thông

tin có tính tổng hợp.
¾ Cung cấp và phân phối dữ liệu trên mạng cục bộ và mạng diện
rộng
− Tạo các công cụ cho việc chỉnh lý, cập nhật cũng như truy xuất thông tin
đất tổ chức trên địa bàn Quận 10.
− Xây dựng được cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Access giúp cho
việc quản lý thông tin đất tổ chức trên địa bàn Quận 10. Từ đó có thể
triển khai rộng rãi ở các địa bàn khác.
*Đối tượng nghiên cứu:
− Quản lý hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất tổ chức được tạo ra bởi phần
mềm Microsoft Access
*Phạm vi nghiên cứu:
− Hệ thống đất tổ chức trên địa bàn Quận 10 đã đăng ký kê khai cấp
GCNQSDĐ theo tinh thần của Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 22/04/1996 cho đến nay.

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
I.1.1.Cơ sở khoa học:
I.1.1.1.Khái quát chung về thông tin và hệ thống thông tin:
a.Một số định nghĩa:
− Thông tin: thông tin là sự giải đáp cho một câu hỏi cụ thể. Câu hỏi trong
trường hợp này thường xuất hiện trong ngữ cảnh giải quyết một vấn đề nào đó

liên quan đến các hoạt động quản lý hoặc ra quyết định.
− Hệ thống: là một tập hợp nhân lực, vật lực (kỹ thuật, tài chính…) và các quy
trình được tổ chức để đảm bảo hoàn thành một số những chức năng (hoặc ứng
dụng) cụ thể nào đó.
− Hệ thống thông tin: là một hệ thống chuyển đổi dữ liệu thành thông tin (bao
gồm thu thập, xử lý, lưu trữ, khôi phục, phân tích, bảo quản và trao đổi) để
những thông tin này co thể sử dụng như là đầu vào cho quá trình ra quyết
định.
b.Phân loại hệ thống thông tin:
Các hệ thống thông tin có thể chia làm 3 loại chính:
− Hệ thống thông tin quản trị: là hệ thống thông tin hỗ trợ cho các quá trình quản
trị. Những hệ thống này có đặc tính hướng dữ liệu tới người sử dụng.Ví dụ:
hệt thốn thông tin thư viện, hệ thống thông tin về nhân sự…
− Hệ thống thông tin kỹ thuật: là hệ thống hỗ trợ điều khiển các quá trình sản
xuất. Những hệ thống này có đặc tính phụ thuộc vào quá trình và phụ thuộc
công nghệ.Ví dụ: hệ thống xử lý ảnh, hệ thống điều khiển robot
− Hệ thống thơng tin quản lý: là hệ thống sử dụng kết hợp cả hai hệ thống nêu
trên để quản lý tồn bộ tổ chức hay cơ quan.
− Hệ thống thơng tin quản trị thường bao gồm những dạng sau:
¾ hệ thống xử lý giao dịch là hệ thống thuần tuý thực hiện việc đăng ký.
Ví dụ: hệ thống đăng ký đất đai…
¾ Hệ thống định hình quyết định: là hệ thống xử lý chuyển những dữ liệu
đăng ký thành những quy trình chính thức theo quy định. Ví dụ: hệ
thống chuẩn bị cấp giấy CNQSDĐ hoặc giấy CNQSHN….
¾ Hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định: là hệ thống hỗ trợ những thơng tin
hoặc giả thiết cho việc ra quyết định. Ví dụ: hệ thống quy hoạch sử
dụng đất.
I.1.1.2.Khái quát về hệ thống thông tin đất đai:
a.Khái niêm:
− Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng

hẹp khác nhau thường được sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như hệ
thống đăng ký đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu
không gian hay hệ thống thông tin địa lý. Xuất phát từ một tên gọi khái quát
như vậy có thể xác định rõ phạm vi của LIS:
o Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng
ký. Đơn vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
o Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý
và phân phát các thông tin nói trên.
Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

− Quản lý đất đai là một phương pháp mà nhờ đó tài nguyên đất đai được sử
dụng hiệu quả.Quản lý đất đai có thể chia thành các bước:
o Bước giám sát: trong đó thông tin môi trường được thu thập để xác định
nơi nào cần có những chính sách và qui định cần tác động.
Ví dụ: phát hiện đất vô chủ hoặc đất hoang hoá bằng cách sử dụng kỹ
thuật viễn thám, từ đó đề xuất kế hoạch sử dụng.
o Bước lập kế hoạch: lập các mô hình thích hợp cho phép phân tích các
quá trình diễn biến do tác động của con người sao cho thích hợp nhất
o Bước hoạt động (thực thi): trong đó chọn lựa một quá trình hoạt động để
thực hiện
Ví dụ: xây dựng một đại lộ mới hoặc hoàn thành 1 chương trình cải tạo
đất đai
o Bước giám sát: xem xét kết quả của bước hoạt động
™ Hệ thống thông tin đất đai (LIS- Land Information System) theo định
nghĩa hiện nay:

− Hệ thống thông tin đất đai là một sự kết hợp về tiềm lực con người và kỹ thuật
cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác
quản lý đất đai. Dữ liệu liên quan đến đất đai có thể được tổ chức thành dạng
số liệu, hình ảnh, dạng số, nhật ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh
hàng không…
™ Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai:
− Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng
hẹp khác nhau thường d0ược sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như hệ
thống đăng ký đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu
không gian hay hệ thống thông tin địa lý. Xuất phát từ một tên gọi khái quát
như vậy có thể xác định rõ phạm vi của LIS:
− Thông tin của LIS có tính chất địa chính, những thông tin khác như mạng lưới
toạ độ, địa hình địa lý, thổ nhưỡng.. không thuộc vào LIS.
− Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng ký.
Đơn vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
− Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý và
phân phát các thông tin nói trên.
− Các hệ thống trên được tạo ra nhằm cung cấp các thông tin cho:
o Thông tin môi trường: những thông tin cơ sở tâp trung cho những khu
vực môi trường chưa được kiểm soát liên quan đến các tính chất vật lý,
hoá học, sinh học…(lũ lụt)
o Thông tin về cơ sở hạ tầng: là những thông tin tập trung cơ bản cho
vấn đề cấu trúc kỹ thuật và công trình tiện ích (các dịch vụ ngầm,
đường ống…)
o Thông tin địa chính: là những thông tin liên quan đến những vùng nơi
cụ thể hoá về quyền sử dụng đất, trách nhiệm, nghĩa vụ.
o Thông tin kinh tế xã hội

Trang 4



Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Sơ đồ 1: Các hệ thống thông tin đất đai
Nguồn
nhân lực

Nguồn lực
kỹ thuật

Cơ cấu tổ chức

Thu thập

Lưu trữ

Truy cập

Tổ chức

Sử dụng

Thông tin liên quan đến đất đai
− Các lĩnh vực có liên quan đến quản lý đất đai:
™ Quản lý đất đai có thể xét từ khía cạnh môi trường và khía cạnh tổ chức.
o Về môi trường: gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, sinh học, hoá học, lý
học cấu tạo nên các khối vật thể bao quanh con người và có thể phân
biệt nhờ vào tính liên tục, tính lập dị lập lại và tính ổn định của các tài

nguyên.
o Về cơ cấu tổ chức: tập trung vào các khía cạnh khác nhau của các
nhóm, các tổ chức hoạt động xã hội có ảnh hưởng và khống chế việc sử
dụng đất của con người. Một tổ chức chủ yếu có liên quan đến khía
cạnh này là hệ thống sở hữu đất đai. Từ đó cho thấy, quản lý đất đai
bao gồm cả sự hình thành những chính sách về đất đai, chuẩn bị cho sự
phát triển và qui hoạch lãnh thổ, các kế hoạch sử dụng đất, quản lý đa
dạng của các kế hoạch liên quan đến đất đai. Do vậy đòi hỏi sự sáng
tạo vừa của cá nhân vừa của các tổ chức chính phủ.
− Chính sách về quản lý đất đai là tổng thể những qui định pháp lý và kinh tế xã
hội phức tạp được áp dụng cho đất đai mà các qui định ấy thể hiện phương
cách trong đó đất đai và những lợi nhuận từ đất đai được phân phối như thế
nào.
o Quản lý đất đai về mặt hành chính bao gồm các chức năng liên quan
đến sự phát triển và sử dụng đất đai, lợi tức quốc dân thu được từ đất
đai (thông qua mua bán, hợp đồng cho thuê, đóng thuế).
o Quy hoạch: liên quan đến tất cả các hoạt động của con người, do đó, để
thực hiện công tác này cần phải dựa vào kiến thức chuyên môn, mà
kiến thức phụ thuộc vào thông tin, thông tin lại phụ thuộc vào phương
pháp nghiên cứu và khảo sát.
o Thông tin: cơ sở chủ yếu cho tất cả các quyết định là thông tin. Tuy
vậy, thông tin có giá trị tốt, chính xác đóng vai trò quan trọng, nhưng
chỉ là một phần nhỏ so với toàn bộ quá trình khắc phục những vấn đề
Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung


khó khăn về kinh tế xã hội. Thông tin có giá trị giúp cho con người
nâng cao sự hiều biết của mình và giảm những hậu quả có thể xảy ra
đối với một ứng dụng nào đó nhưng có thể cũng không tránh khỏi
những nhầm lẫn trong công tác quản lý và những quyết định sai lầm.
Sơ đồ 2: Nguyên tắc phân loại hệ thống thông tin
Các hệ thống
thông tin

Các hệ thống thông
tin thuộc tính

Các hệ thống thông
tin không gian

Các hệ thống thông
tin tài nguyên
Các hệ thống thông tin
địa lý (GIS) tỷ lệ nhỏ

Các hệ thống
thông tin khác
Các hê thống thông tin
đất đai(LIS) tỷ lệ lớn

Các hệ thống thông tin
đất đai dựa trên đơn vị
thửa đất

Các hệ thống thông tin
đất đai khác (đất rừng,

đất và địa chất)

Địa chính
(pháp lý, thuế, đa
mục tiêu)
− Cơ sở dữ liệu bản đồ và đăng ký là hai phạm vi rất lớn xét trên khía cạnh thực
thi đối với toàn quốc. Không chỉ nói đến những thách thức trong kỹ thuật hay
công nghệ mà còn đề cập đến khối lượng thông tin (cả đồ họa và văn bản)
được tạo ra bởi áp lực gia tăng dân số, thửa đất nhiều, mức độ thay đổi lớn và
tính chất pháp lý của thông tin đã cho thấy quy mô và tình phức tạp của hệ
thống.
− Hệ thống thông tin đất đai khi hoàn thành sẽ tạo rất nhiều lợi ích về mặt kinh
tế, xã hội như tăng cường việc đảm bảo quyền sử dụng đất ở cả hai phía Nhà
nước và người sử dụng đất. Hệ thống đóng góp vào việc quy hoạch, đánh giá
đầu tư, hỗ trợ định giá đất, quy hoạch sử dụng đất, …

Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa thông tin đất đai và các thông tin khác có liên quan.
Thông tin địa lý hoặc thông tin liên quan đến đất đai
Thông tin đất đai
Thông tin môi
trường

Thông tin về cấu

trúc hạ tầng

Thông tin địa
chính

− Đất

− Công trình tiện
ích

− Quyền sử dụng

− Sinh thái

− Nhà cửa, chung

− Hệ thống
giao thông
vận tải và
thông tin liên
lạc

− -Đánh giá đất

− Nguồn nước

− Điều khiển quá
trình sử dụng
đất


Thông tin kinh
tế-xã hội
− Sức khoẻ y tế
và dịch vụ công
cộng
− Sự phân bố
dân số
− Sự phân bố
dân số

− Thực vật
− Đời sống hoang

− Lập bản đồ địa chính và đăng ký đất đai là hai công việc tiến hành trên cả
nước, thông qua hệ thống các cơ quan quản lý đất đai các cấp (trung ương,
tỉnh, huyện, xã). Hệ thống bản đồ và hệ thống sổ sách phục vụ cho việc quản
lý các thông tin đất đai hiện đang được sử dụng ở các cấp. Ở một số địa
phương các tài liệu, bản đồ, sổ sách có dạng số lưu trên máy, tuy nhiên về
nguyên tắc cơ bản đó là các hệ thống dọc trên giấy tờ. Do đó nhiệm vụ của hệ
thống thông tin đất đai không phải thiết lập hệ thống bản đồ và hệ thống sổ
sách từ đầu mà là đưa vào và tăng cường chúng trên máy tính để quản lý.
Sơ đồ 4: Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống thông tin đất đai
THÔNG TIN
CON NGƯỜI

QUẢN LÝ
THÔNG TIN
ĐẤT ĐAI

KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ

Trang 7

ĐỀ RA
NHỮNG
QUYẾT
ĐỊNH
HIỆU
QUẢ
HƠN


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

− Với một phạm vi hoàn chỉnh như vậy, cần thiết phải xác định rõ phạm vi mà
hệ thống thông tin đất đai sẽ tham gia vào lĩnh vực công việc cũng như các
lĩnh vực công việc khác có liên quan nhằm tập trung giải quyết các công việc
đặt ra, mang lại hiệu quả thiết thực. Các lĩnh vực có liên quan hay bao hàm tới
hệ thống thông tin đất đai là hệ thống đăng ký, bản đồ địa chính, lĩnh vực pháp
lý, thuế, đo đạc, hệ trục toạ độ, toạ độ không gian, khảo sát, lập bản đồ, lập
bản đồ số, quản lý dữ liệu…)
b.Phân loại hệ thống thông tin đất đai
− Hệ thống thông tin không gian: là hệ thống công cụ tin học hoá hiện đại để xử
lý những dữ liệu liên quan trên những đối tượng/hiện tượng trong không gian
(trên bề mặt Trái Đất, ở trong lòng đất và ngoài khoảng không vũ trụ).
− Hệ thống thông tin địa lý: là hệ thống các biến đổi thông tin không gian từ thế
giới thực để những thông tin này có thể sử dụng như đầu vào cho các quá

trình ra quyết định.
− Hệ thống đăng ký là nội dung cơ sở của hệ thống thông tin đất đai, nó chứa
các thông tin cơ bản đảm bảo cho mục đích đăng ký đất đai. Các giới hạn của
hệ thống không chỉ dừng ở phạm vi đăng ký mà sẽ phát triển ở các ứng dụng
khác như thuế, nhà ở…trên cơ sở bộ thông tin cơ sở là hệ thống đăng ký.
− Quản lý thông tin đất đai là môn học mang tính chất khoa học dựa trên cơ sở
luận Môn học giới thiệu những đối tượng liên quan đến công tác quản lý đất
đai, những phương pháp và kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong quản lý đất
đai. Đây là cơ sở hỗ trợ cho quốc gia, cơ quan địa chính các cấp, các ngành
liên quan, … có nhu cầu về quản lý, về thông tin đất đai giúp họ chọn lựa
những kỹ thuật thích hợp, đánh giá được lợi ích của thông tin trong mối liên
quan mật thiết giữa kỹ thuật và quản lý.
− Khái niệm đất đai: Đất đai là một vùng không gian đặc trưng được xác định
gồm các yếu tố thổ quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển và khí quyển.
Trong vùng đất đó còn bao gồm hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện
tại và triển vọng tương lai.
I.1.2.Cơ sở pháp lý
− Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) ban hành kèm Quyết Định
24/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004
− Hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ (K1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất Đai 2003)
− Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng
theo Nghị định 95/NĐ-CP ngày 15-7-2005 của Chính phủ.
− Bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định
− Giấy phép xây dựng ban hành theo Quyết Định 27/2004/QĐ-UB ngày
17/09/2004
− Đơn xin cấp số nhà
− Quyết định cấp số nhà QĐ1978/QĐ-UB-QLĐT ngày 13-4-1998.Và hiện nay
là QĐ05/2006/QĐ-BXD về ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nha
− Quyết định giao đất
− Quyết định cho thuê đất


Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

I.1.3.Cơ sở thực tiễn:
*Dựa vào nhu cầu thực tiễn hiện tại của các cấp, các ngành
− Phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội
− Phục vụ cho các ngành, các cấp khác: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận
tải, công an…
− Đẩy mạnh bảo vệ an ninh quốc phòng
I.2.KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
I.2.1Vị trí, đặc điểm tình hình tự nhiên-kinh tế-xã hội trên địa bàn Quận 10:
− Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên là 571,81 ha (theo bản đồ địa chính) nằm
chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Là một quận
nội thành, với diện tích đứng hàng thứ 7 trong 12 quận nội thành. Trước đây
quận 10 đang là một trong những địa bàn phòng thủ quân sự quan trọng và
ngày nay quận 10 đang có những thế mạnh để khai thác về mặt thương mại, du
lịch, dịch vụ… trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá của
Thành phố.
− Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 phường, lớn nhỏ không đều
nhau, chênh lệch giữa phường lớn nhất (phường 12) và phường nhỏ nhất
(phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần. Địa bàn Quận 10 có giáp ranh
như sau:
o Hướng Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;
o Hướng Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường
Nguyễn Chí Thanh;

o Hướng Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8,
Điện Biên Phủ và đươ’ng Lý Thái Tổ;
o Hướng Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.
− Trên địa bàn Quận 10 có các tuyến đường bộ do cấp Thành phố quản lý như:
Cách mạng tháng 8, Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, 3 tháng 2… là một trong
số các tuyến đường quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, chạy qua
nhiều địa bàn quận như quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11, quận Tân
Bình. Là một địa bàn có đầy đủ các hình thái xã hội như chùa, nhà thờ, trường
học, chợ, nhà ở…
− Về dân cư, toàn quận 10 có 41.605 hộ gia đình với tổng số 248.965 nhân khẩu
(tính đến thời điểm 2006).
I.2.2.Về ranh giới hành chính qua các thời kỳ và đến nay:
− Do các tuyến đường giữa quận 10 và các quận Tân Bình, quận 3, quận 5, quận
11 không thay đổi nên địa giới hành chính của quận 10 đã được xác lập theo
Chỉ thị 364 của Chính phủ đến nay không có thay đổi.
I.2.3.Diện tích tự nhiên của quận 10:
− Diện tích kiểm kê năm 2005 là: 571,81 ha (theo kết quả đo đạc địa chính)
− Diện tích kiểm kê năm 2000 là: 572,14 ha (tạm xác định theo ranh 364, bản đồ
không ảnh).
Như vậy diện tích tự nhiên của quận 10 năm 2005 giảm 0,33 ha so với tổng
diện tích tự nhiên năm 200 do: Trong quá trình tổng kiểm kê đất đai năm 2005, tài
liệu sử dụng chủ yếu là bản đồ địa chính số, trong khi đó kiểm kê năm 200 sử dụng
sô liệu tạm đo theo bản đồ không ảnh trong thực hiện Chỉ thị 364. Từ đó dẫn đến có
Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung


sai số trong xác định số liệu diện tích các Phường nói riêng và toàn quận 10 nói
chung.
− Cơ cấu về loại đất:
o Đất nông nghiệp: không có
o Đất phi nông nghiệp: 571,81 ha, tỷ lệ 100% so với toàn Quận 10
o Đất chưa sử dụng: không có
− Cơ cấu phân theo đối tượng sử dụng:
o Hộ gia đình, cá nhân: 222,88 ha, tỷ lệ 38,98% so với toàn Quận 10
o Uỷ ban nhân dân cấp phường: 5,31 ha, tỷ lệ 0,93% so với toàn Quận 10
o Tổ chức kinh tế: 109,01 ha, tỷ lệ 19,06% so với toàn Quận 10
o Tổ chức khác: 88,94 ha, tỷ lệ 15,55% so với toàn Quận 10
o Nhà đầu tư nước ngoài: 0,27 ha, tỷ lệ 0,05% so với toàn Quận 10
o Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: không có
o Cộng đồng dân cư: không có
Diện tích theo đối tượng được giao để quản lý: 145,42ha, tỷ lệ 25,43% so với toàn
Quận 10
I.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN.
I.3.1.Nội dung nghiên cứu:
− Tìm hiểu cách quản lý hồ sơ đăng ký sử dụng đất tổ chức thực tế của Quận
10.
− Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu:
¾ Xây dựng mô hình quản lý thực tế và chuyển dần sang Access
¾ Xây dựng cơ sở dữ liệu trên Access để quản lý thông tin thu thập được
từ bước 1 bước trên
¾ Tạo các bảng liên kết và các thanh công cụ có tác dụng xuất, nhập,
chỉnh sửa dữ liệu.
I.3.2.Phương pháp nghiên cứu:
I.3.2.1.Hệ thống các phương pháp sử dụng
− Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các thông tin thu thập được và

tổng hợp các thông tin cần thiết để đưa vào máy tính
− Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế cơ sở dữ liệu chung, thiết
kế cơ sở dữ liệu trên máy tính, thiết kế và đưa dữ liệu lên mạng.
− Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của những người am
hiểu trong lĩnh vực thông tin nhà đất và tin học.
− Phương pháp thu thập tài liệu
− Phương pháp kế thừa: kế thừa các file dữ liệu có sẵn để nhập dữ liệu
I.3.2.2.Công cụ thực hiện:
Trước tiên tôi sẽ nói về phần cứng của máy tính:
− CPU:
¾ Bộ xử lý : Intel® Pentium® 4 CPU 2.8 GHz
¾ Card màn hình: NViDia GeForce FX 5700LE
¾ Ram: 512 MB
¾ Hệ điều hành window XP
Sau đó sẽ là khái quát về phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

1.Hệ quản trị CSDL (Database Management System – DBMS):

a.Nhu cầu:
− Để bảo đảm các yêu cầu về bảo mật, cạnh tranh truy xuất, an toàn dữ liệu, ...
cần thiết phải có những phần mềm chuyên dùng thường được gọi tên là hệ
quản trị CSDL.
− Khái niệm về hệ quản trị CSDL:
o Các hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ hổ trợ một cách tích cực cho các

nhà phân tích-thiết kế CSDL và những người khai thác CSDL.
o Các hệ CSDL cũng có cơ chế riêng để giải quyết các vấn đề tranh chấp
dữ liệu.
o Có một số hệ CSDL cung cấp cho người sử dụng những cơ chế bảo
mật và phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
− Các hệ quản trị CSDL: hiện nay có những hệ quản trị CSDL như: Oracle, SQL
Server, MS Access, Visual Foxpro, Foxpro, DB2, Sybase, Paradox, Informix,
... với chất lượng khác nhau.
Các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ quản trị CSDL:
− Phải có ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Definition Language - DDL) cho phép:
o Khai báo cấu trúc của dữ liệu.
o Mô tả các mối liên hệ của dữ liệu.
o Các ngôn ngữ mô tả này thường được xây dựng dựa trên 1 trong các
loại mô hình dữ liệu sẽ được đề cập ở phần V .
− Phải có ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML) cho
phép người dùng có thể:
o Cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xóa).
o Khai thác dữ liệu theo nhiều mục đích khác nhau.
− Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, hay ngôn ngữ hỏi đáp có cấu trúc (Structured
Query Language - SQL) cho phép những người khai thác CSDL (chuyên
nghiệp hoặc không chuyên) sử dụng để truy vấn các thông tin cần thiết trong
CSDL.
− Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (Data Control Language - DCL) cho phép những
người quản trị hệ thống:
o Thay đổi cấu trúc của các bảng dữ liệu.
o Khai báo bảo mật thông tin và cấp quyền hạn khai thác CSDL cho
người sử dụng.
o Có biện pháp giải quyết tranh chấp.
− Cho phép phục hồi dữ liệu khi có sự cố (vì do tính tập trung nên khi có sự cố
sẽ ảnh hưởng rất lớn).

b.Các mô hình dữ liệu:
*Khái niệm:
− Là sự biểu diễn dữ liệu ở mức quan niệm (sự trừu tượng hóa).
− Mỗi loại mô hình đặc trưng cho một phương pháp tiếp cận dữ liệu của người
phân tích-thiết kế.
*Phân loại:
− Mô hình dữ liệu mạng (Network Data Model):

Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

o

o

o
o
o
o
o

Nguyễn Mạnh Trung

Mô hình này còn được gọi tắt là mô hình mạng hoặc mô hình lưới
(Network Model) là mô hình được biểu diễn bởi một đồ thị có hướng.
có sử dụng các khái niệm chính là:
Loại mẫu tin (Record Type): được đặc trưng cho 1 đối tượng riêng
biệt, được ký hiệu bằng 1 hình chữ nhật. Trong đồ thị biểu diễn mô

hình mạng mỗi loại mẫu tin được biểu diễn bởi một hình chữ nhật.
Thí dụ như: KHOA, SINH VIEN, MON HOC, ...
Mẫu tin (Record): là thể hiện của 1 loại mẫu tin (Instance) được gọi là
bản ghi.
Ví dụ: loại mẫu tin KHOA có các mẫu tin là thông tin về các Khoa có
trong Trường.
Loại liên hệ (Set Type):
Là sự liên kết giữa 1 loại mẫu tin chủ và 1 loại mẫu tin thành viên,
được ký hiệu bằng 1 hình bầu dục với các mũi tên đi từ loại mẫu tin
chủ đến loại mẫu tin thành viên .
1/n
1/1

LÝ LỊCH



NHÂN VIÊN

1/n
PHÒNG
BAN

n/1

gồm

gồm

có thân

nhân

1/1

PHÒNG
BAN

Trong mô hình dữ liệu này có 1 số loại liên hệ sau:
o 1:n : 1 mẫu tin chủ có liên hệ với nhiều mẫu tin thành viên.
o 1:1 : 1 mẫu tin chủ có liên hệ với 1 mẫu tin thành viên.
o n:1 : nhiều mẫu tin chủ có liên hệ với 1 mẫu tin thành viên.
o Đệ quy (Recursive): Một loại mẫu tin chủ cũng có thể đồng thời là loại
mẫu tin thành viên với chính nó.
Mô hình dữ liệu mạng tương đối đơn giản, dễ sử dụng nhưng nó không thích
hợp trong việc biểu diễn các CSDL có quy mô lớn bởi trong một đồ thị có hướng
khả năng diễn đạt ngữ nghĩa của dữ liệu, nhất là các dữ liệu và các mối liên hệ
phức tạp của dữ liệu trong thực tế là rất hạn chế.
Nhận xét về loại mô hình mạng:
*Ưu: tương đối đơn giản, dễ sử dụng.
*Nhược: không thích hợp trong việc biểu diễn các CSDL có quy mô lớn bởi
trong một đồ thị có hướng khả năng diễn đạt ngữ nghĩa của dữ liệu, nhất là
các dữ liệu và các mối liên hệ phức tạp của dữ liệu trong thực tế là rất hạn
chế.
− Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational data model):
Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung


Nguồn gốc của mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên là do tiến sĩ E.F.Codd
thiết kế đã được công bố rộng rãi trên tạp chí vào tháng 7/1970 với bài “Mô hình
dữ liệu quan hệ cho các ngân hàng dữ liệu lớn”.
Mô hình này:
o Sử dụng các khái niệm: thuộc tính (Attribute), quan hệ (Relation), lược
đồ quan hệ (Relation Schema), bộ (Tuple), khóa (Key).
o Hiện được áp dụng rộng rãi trong việc phân tích và thiết kế CSDL vì
nó được xây dựng trên cơ sở lý thuyết rất vững chắc.
*Ưu điểm:
à Mô hình quan hệ mềm dẻo hơn các mô hình khác
à Có cơ sở lý thuyết toán học rõ ràng
à Tổ chức mô hình quan hệ là đơn giản dễ hiểu
à Mô hình quan hệ có độ dư thừa ít hơn
*Khuyết điểm:
à Khó khăn để thực hiện
à Tốn thời gian truy xuất
− Mô hình phân cấp:
o Dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc hình cây
o Cấp bậc cao nhất gọi là gốc (root)
o Đây là loại mô hình có lớp trên, lớp dưới (quan hệ cha con). Mỗi thành
phần chỉ có thể có một cha nhưng nhiều con.
o Trong mô hình phân cấp, mọi quan hệ điều là quan hệ nhiều–1 hoặc 11.
*Ưu điểm:
à Truy tìm dữ liệu hiệu quả
à Mô hình phân cấp là dễ hiểu và dễ dáng cập nhật
*Khuyết điểm:
à Nếu có quá nhiều cấp trung gian thì việc truy tìm kém
hiệu quả
à Những tìm kiếm không thể thực hiện trên trường thuộc

tính
à Mối quan hệ dữ liệu khó thay đổi và truy vấn bị hạn chế
theo đường chuyền phân cấp
à Không cho phép có nhiều cha (quan hệ cha-con)
2.Microsoft Access
™ Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management
System, gọi tắt là DBMS)
− Giúp ta quản lí, bảo trì và khai thác số liệu được lưu giữ một cách có tổ chức
bên trong máy tính.
− Trong Access, cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp những số liệu liên quan đến
một chủ đề hay một mục đích quản lý khai thác nào đó, trong CSDL, gồm các
Table (bảng) chứa những số liệu và Query (bảng truy vấn), những Form (mẫu
biến), những Report (báo biểu), Macro (lệnh ngầm), và những Module (đơn
thể lập trình). Một cách tổng quát, một CSDL của Microsoft Access có thể
gồm 6 loại sau đây:
Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

1. Table
2. Query
3. Mẫu biểu
4. Report
5. Macro
6. Module
Tất cả thành phần đó cùng được lưu giữ chung trong một đơn vị duy nhất là
thùng cơ sở dữ liệu (Database Container), khi lưu trên đĩa cũng chỉ dưới dạng

một tập tin duy nhất có phần mở rộng là .MDB.
*TABLE: (BẢNG)
− Là thành phần cơ bản của CSDL trong Microsoft Access. Là đối tượng quan
trọng nhất, dùng ghi nhận các số liệu cơ sở, các nghiệp vụ phát sinh, các biến
động tiếp theo của những thông tin muốn quản lí. Trong một bảng, số liệu
được tổ chức chứa trên một dòng, mẫu tin (records), mỗi dòng có nhiều trường
(field) hoặc nhiều cột (column)
*QUERY: (BẢNG TRUY VẤN)
− Là công cụ cho pháp truy vấn và xử lý dữ liệu, rút trích các thông tin cụ thể từ
các bảng biểu , và thay đổi các dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau.
*FORM (MẪU BIỂU)
− Dùng vào mục đích xem và làm việc với các dữ liệu trong các bảng. Trong
một mẫu biểu có một mẫu biểu khác gọi là mẫu biểu con (sub form) cho phép
cùng lúc nhập liệu vào nhiều bảng khác nhau. Nếu mẫu biểu đượ cphối hợp tốt
với lệnh ngầm và đơn thể lập trình, sẽ giúp cho việc thao tác xử lý số liệu trở
thành tiện ích hơn.
*REPORT: (BÁO BIỂU)
− L à kết quả đầu ra sau cùng của qua 1trình khai thác số liệu. Dùng để in ấn hay
thể hiện các báo biểu có nguồn gốc từ bảng hay từ kết quả của các bảng truy
vấn. Báo biểu có nhiều hình thức trình bày phong phú, đẹp mắt, không những
gồm chữ nghĩa mà còn có thể cả hình ảnh, đồ thị…
*MACRO (Lệnh ngầm):
− Một tập hợp các lệnh nằhm tự động hoá những thao tác thường nhật thay vì
phải lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Khi một lệnh ngầm được kích hoạt,
Microsoft Access âm thầm thực hiện lại một thao tác đã qui định trước.
*MODULE(Đơn thể lập trình):
− Là những hàm được “lập trình” bằng ngôn ngữ Access Basic, nhằm bổ sung
các chức năng phù hợp với mục đích người dùng.
I.3.3.QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu và lấy thông tin về cách quản lý hồ sơ hồ sơ đăng ký sử dụng đất tổ chức

thực tế Quận10.
2. Xây dựng mô hình quản lý thực tế và chuyển dần sang Access
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên Access để quản lý thông tin thu thập được từ bước 1
bước trên.
4. Tạo các bảng liên kết dữ liệu và các thanh công cụ có tác dụng nhập, xuất, chỉnh
sửa dữ liệu.

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1.Giới thiệu hệ thống:
− Do đặc điểm đất đai trên địa bàn quận 10 chỉ có đất phi nông nghiệp, vì vậy
việc sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian qua nhìn chung là tương đối
ổn định. Nhiều biến động trong việc sử dụng đất của các đối tượng sử dụng
đất chủ yếu thông qua các hoạt động chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…,
riêng biến động về chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận 10 không
có nhiều, chủ yếu là do các tổ chức chuyển dự án để phù hợp với quy hoạch và
sự phát triển chung của cả khu vực.
− Công tác quản lý hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất cho tổ chức ở Quận 10 chủ
yếu là dữ liệu giấy, dữ liệu Microsoft excel và dữ liệu bản đồ rời rạc. Chưa có
được sự thống nhất và liên kết giữa các dữ liệu để có thể phản ánh thông tin
chính xác, nhanh chóng và rõ ràng hơn.
− Các đối tượng cần quản lý về thông tin đất tổ chức ở Quận 10 bao gồm đất sản
xuất kinh doanh, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất an ninh quốc phòng, đất giáo
dục, đất văn hoá…

II.2. Thiết kế hệ thống:
Hệ thống phải được thiết kế với phương châm sau:
− Các chức năng trình bày dễ hiểu
− Có thể phát hiện những sai sót bất cẩn từ phía người sử dụng
− Dự trù trước những thủ tục kết thúc không bình thường
− Phải linh động đối với những yêu cầu của người sử dụng khác
− Đảm bảo tính tự nhiên đối với người sử dụng
− Dữ liệu: Tên gọi, kiểu, độ dài
− Bố cục hệ thống: Hình thức trình bày hệ thống, thực đơn (menu) chính
− Các hướng dẫn đối với người sử dụng phải nhất quán
− Khi xây dựng một hệ thống bất kỳ ta phải thực hiện qua 3 bước
− Dữ liệu trong lĩnh vực đất đai nói chung gồm 2 dạng dữ liệu : dữ liệu thuộc
tính và dữ liệu không gian.
− Dữ liệu thuộc tính: thể hiện tính chất của đối tượng
− Dữ liệu không gian: được thể hiện trên bản đồ dưới dạng điểm, đường, vùng.
− Để việc quản lí được chặt chẽ phải kết hợp được hai dạng dữ liệu để thể hiện
được toàn bộ thông tin khi cần thiết.
Hiện tại, với điều kiện vật chất, thời gian, trình độ có hạn chế và phạm vi hạn hẹp
của luận văn, tôi chỉ có thể làm được những chương trình đơn giản trong phần
mềm cơ sở dữ liệu thuộc tính thuần tuý.

Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

− Tạo các bảng cần quản lý thông tin:
THIẾT KẾ BẢNG DONVIQL



FIELD NAME
MADONVIQL
PHUONG
CAPQUANLY
CHUQUAN


DATA TYPE
text
Number
Text
Text

FIELD SIZE
10
integer
10
50

THIẾT KẾ BẢNG THUA-DONVIQL
FIELD NAME
MADONVIQL
MATHUA

DATA TYPE
Number
Number


FIELD SIZE
integer
integer

− THIẾT KẾ BẢNG BANDO
FIELD NAME
DATA TYPE
MATHUA
text
SOTO
Number
SOTHUA
Number
MALOAIDAT
Text
MADT
Text
DIENTICH
Number
BANDO
Ole Object

FIELD SIZE
10
integer
integer
5
5
double


− THIẾT KẾ BẢN CHU-THUA
FIELD NAME
DATA TYPE
Number
MATHUA
MACHUSUDUNG Number

FIELD SIZE
integer
integer

− THIẾT KẾ BẢNG CHUSUDUNG
FIELD NAME
DATA TYPE
MACHUSUDUNG text
CHUSUDUNG
Text
TENDUONG
Text
SONHA
Number

FIELD SIZE
10
50
50
interger

Giải thích bảng:
Bảng Bản Đồ: Mã thửa(khoá chính ), Số tờ, Số thửa, Mã loại đất, Mã đối tượng, Diện

tích, Bản đồ
Bảng Chủ sử dụng: Mã chủ sử dụng(khoá chính), Chủ sử dụng, Số nhà, Tên đường
Bảng Đơn vị quản lý: Mã đơn vị quản lý(khoá chính), Phường, Cấp quản lý, Chủ
quản.
Bảng Chủ-Thửa: Mã thửa(khoá phụ), Mã chủ sử dụng(khoá phụ)
Bảng Thửa-Đơn vị quản lý: Mã thửa(khoá phụ), Mã đơn vị quản lý(khoá phụ)

Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Bảng chú thích miền giá trị:
Kiểu

Miền giá trị

Số số lẻ

Text
Number

1 đến 50 ký tự (character)

Byte

0 đến 255


0

integer

-32768 đến 32768

0

Long integer

-214783648 đến 214783648

0

Double

-3.4*1038 đến 3.4*1038

15

II.3.Nhập dữ liệu:
Có nhiều cách :
− Nhập từ file có sẵn :excel, word, access
− Nhập từ đơn đăng ký: giấy
Ở đây tôi nhập dữ liệu từ Excel:
− Từ tập tin Excel “hệ thống đất tổ chức” ta sẽ copy từng bảng tương ứng với
nội dung cần tạo( bảng bản đồ, bảng chủ sử dụng, bảng đơn vị quản lý) rồi
paste mỗi bảng vào Book mới.
− Với mỗi sheet của book mới tương ứng với một bảng cần tạo trong access.
− Sau khi copy và paste vào file Microsoft excel mới ta sẽ có các sheet mới như

mô hình
Book Bản đồ:

Hình 2.1: Bảng Bản đồ

Trang 17


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Book Chủ sử dụng:

Hình 2.2: Bảng Chủ sử dụng
Book Đơn vị quản lý:

Hình 2.3: Bảng Đơn vị quản lý
− Sau đó, Khởi đđộng chương trình Microsoft Access trên máy tính:
Start → Programs → Microsoft Ofice →Microsoft Ofice Access 2003 hoặc nhấp
đúp vào biểu tượng Access trên màn hình.

Trang 18


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Hình 2.4: Cửa sổ khởi động Microsoft Access

Sau khi khởi động, màn hình Access hiện ra và ta nhấp vào [Menu] file-> New để
tạo file mới:

Hình 2.5: Cửa sổ Access

Trang 19


Ngành Quản Lý Đất Đai

Nguyễn Mạnh Trung

Sau khi nhấp vào file-> New thì bên phải màn hình xuất hiện danh sách yêu cầu ta
lựa chọn các hình thức cần tạo mới. Ta nhấp vào Blank DataBase để tạo ra một
tập tin có dữ liệu mới.

Hình 2.6: Cửa sổ chọn Blank database
Sau khi chọn Blank DataBase thì màn hình xuất hiện hộp thoại yêu cầu ta chọn ổ dĩa
để lưu file và đặt tên file mới.

Hình 2.7: Hộp thoại File New Database
Sau khi đã chọn ổ dĩa lưu và đặt tên file mới, ta nhấp vào nút Create để tạo file mới.
Sau khi nhấp nút Create thì màn hình xuất hiện cửa sổ Access. Và ta tiến hành các
bước import, tạo bảng, form trong Access.

Trang 20


×