Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ỨNG DỤNG GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM VÀ ANALYTIC HIERARCHY PROCESS XÁC ĐỊNH SỰ THÍCH NGHI CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus kesya),THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii), KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


VŨ MINH TUẤN

ỨNG DỤNG GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM VÀ
ANALYTIC HIERARCHY PROCESS XÁC ĐỊNH SỰ THÍCH
NGHI CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus kesya),THÔNG HAI LÁ
(Pinus merkusii), KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis)
TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2007

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


ỨNG DỤNG GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM VÀ
ANALYTIC HIERARCHY PROCESS XÁC ĐỊNH SỰ THÍCH
NGHI CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus kesya),THÔNG HAI LÁ
(Pinus merkusii), KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis)
TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

GVHD: Th.S Nguyễn Tấn Chung
SVTH : Vũ Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2007

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự giúp
đỡ của quý Thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Phân viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp, Phân viện khoa học Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, gia đình và bạn bè. Tôi xin tỏ
lòng biết ơn chân thành đến:



Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm.



Quý thầy cô trong khoa Lâm nghiệp đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi

trong suốt thời gian học tập tại trường.


Quý thầy cô trong bộ môn Lâm sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành luận văn

này.


Thầy Nguyễn Tấn Chung đã nhiệt tình hướng dẫn trong thời gian thực hiện đề tài.



Thầy Nguyễn Kim Lợi đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.



Th.S Lê Cảnh Định (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp), Thầy đã cung cấp

cho tôi những số liệu vô cùng cần thiết cho tôi thực hiện đề tài này.


Các anh chị trong phòng Phát Triển Nông Thôn (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông

nghiệp) đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.



Anh Nguyễn Thanh Bình (Phân viện khoa học Lâm nghiệp Đông Nam Bộ) đã cung cấp

cho tôi tài liệu để hoàn thành luận văn nghiên cứu.


GS.TS Hoàng Xuân Tý (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã góp ý cho tôi hoàn thành

đề tài này.


Gia đình và bạn bè luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và

thực hiện đề tài.


Các bạn trong lớp, khoa đã giúp đỡ tôi trong học tập.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 07/2007.

Vũ Minh Tuấn

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

TÓM TẮT

ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP XÁC ĐỊNH SỰ THÍCH NGHI CỦA THÔNG BA
LÁ (Pinus kasya), THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii), KEO LÁ TRÀM (Acacia
auriculiformis) TẠI HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
Việc kết hợp ứng dụng GIS (Geographical Information System) và thuật tóan xác
định trọng số AHP (Analytical Hierarchy Process) trong quy hoạch sử dụng đất ngày nay
trở nên vô cùng cấp thiết, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong khuôn khổ của luận
văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành lâm nghiệp chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Ứng
dụng công nghệ GIS và AHP xác định thích nghi của cây Thông ba lá (Pinus kasya),
Thông hai lá (Pinus merkusii), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Di Linh,
Lâm Đồng”. Với mục tiêu là ứng dụng AHP xác định mức độ ưu tiên của các chỉ tiêu ảnh
hưởng đến cây trồng, trên cở sở đó ứng dụng GIS xác định xây dựng bản đồ thích nghi cho
từng lọai cây trồng. Chúng tôi đã ứng dụng thuật tóan AHP nhằm xác định các trọng số
của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng (Lọai đất, Độ dốc, Độ
cao, Độ dày tầng đất, Lương mưa) và kế thừa các tài liệu về tính thích nghi cho từ lòai cây
của các tác giả đi trước để cho điểm trước khi đưa vào GIS nhằm kết xuất bản đồ thích
nghi. Chúng tôi đã tìm ra được các trọng số cho từng nhân tố như sau: Lọai đất (0.300); Độ
dốc (0.250); Độ cao (0.164), Độ dày tầng đất (0.143) và Lượng mưa (0.143).Qua đó, chúng
tôi nhận thấy Thông ba lá thì thích hợp với lượng mưa từ 1500 – 2000mm, độ dốc 0 – 150,
độ dày trên 70cm, độ cao trên 900m, thích hợp cho các loại đất phù sa, bazan., với Thông
hai lá thì thích hợp tại lượng mưa ở lượng mưa trên 2000mm, nhưng khu vực nghiên cứu
lượng mưa chỉ từ 1500 – 2000mm nên khu vực này kém thích nghi, độ dốc 0 – 150, độ dày
trên 100cm, từ 300 - 900m, thích hợp cho các loại đất phù sa, bazan, với Keo lá tràm thì
thích hợp với lượng mưa trên 2000mm, độ dốc 0 – 150, độ dày trên 100cm, độ cao dưới
300m, thích hợp cho các loại đất phù sa, bazan và đất xám. Khu vực huyện Di Linh là khu
có địa hình tương đối cao nên khu vực này keo lá tràm phân bố rất thấp.

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Vũ Minh Tuấn

VU MINH TUAN. 2007: USING GIS AND AHP TECHNIQUES FOR LAND USE
SUITABILITY ANALYSIS (Pinus kasya, Pinus merkusii AND Acacia
auriculiformis) IN Di Linh District – Lam Dong Province. Bachelor of Science
(Forestry), Thesis Advisor: Nguyen Tan Chung M.Sc. 63 pages
The analysis of land use suitability requires consideration of variety of criteria including
not only natural/physical capacity of a land unit but also socio-economic and environmental
impact implications. While GIS has been a powerful tool to handle spatial data in land-use
analysis, application of this tool alone could not overcome the issue of inconsistency in expert
opinion when trying to judge and assign relative importance to each of many criteria
considered in a suitability analysis. To address this issue, the Analytical Hierarchy Process
method is used in combination with the GIS tool. The researchr presents how the integrated
tool has handled effectively a land use suitability analysis for Di Linh District, Lam Dong
Province of Viet Nam which considered simultaneously 5 different criteria. Value or score of
each level 2 criterion is computed for each land mapping unit (LMU). These values are
combined with the above overall weight to provide suitability value for each LMU
corresponding to each land-use type. The formula is as follows:
Y  M 1 * a1  M 2 * a 2  M 3 * a 3  M 4 * a 4  M 5 * a 5 

i

j

M
n 1 n 1

i


*aj

Y: Suitability index
a : weight of criterion i
j

M : score of criterion i
i

The above formula is applied to each LMU. In the overall result, the higher Y value is the
higher suitability of land-use for specified land-use type. In our experiment, aj take value 1 or
0. Value 0 is applied to land mapping unit which is not suitable on natural conditions and 0 for
the others. This process is done in Arcview GIS through the composite map of land mapping
units. The composite map has two components. Spatial component is used to show locations
and shapes of land mapping units. Attribute component, represented as a table, is used to input
and to store scores of criteria. Arcview GIS function is used to perform the calculation based
on the above equation as well as scores and weights of criteria. Calculated suitability index is
stored in one column. Integrating both spatial component and suitability index produces a
continuous map of suitability.

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ---------------------------------------------------------------------------- i

Tóm tắt-------------------------------------------------------------------------------- ii
Mục lục ------------------------------------------------------------------------------ iv
Danh sách các chữ viết tắt --------------------------------------------------------vii
Danh sách các bảng --------------------------------------------------------------- viii
Danh sách các hình ---------------------------------------------------------------- ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ -------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Đặt vấn đề ---------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU------------------------------------- 3
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ------------------------------------------------ 3
2.1.1 Vị trí địa lý ------------------------------------------------------------------- 3
2.1.2 Địa Hình ---------------------------------------------------------------------- 5
2.1.3 Khí hậu ------------------------------------------------------------------------ 6
2.1.4 Cây công nghiệp ------------------------------------------------------------- 7
2.1.5 Lâm nghiệp ------------------------------------------------------------------- 7
2.1.6 Nông nghiệp ------------------------------------------------------------------ 9
2.1.7 Giao Thông ------------------------------------------------------------------- 10
2.4.8 Dân số ------------------------------------------------------------------------ 10
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ----------------------------------------------- 12
2.2.1 Lựơngmưa -------------------------------------------------------------------- 12
2.2.2 Độ dày tầng đất -------------------------------------------------------------- 12
2.2.3 Loại đất ----------------------------------------------------------------------- 13

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn


2.2.4 Địa hình ---------------------------------------------------------------------- 14
2.2.5 Hệ thực vật rừng ------------------------------------------------------------- 15
2.3 Tiến trình xác định trọng số ------------------------------------------------- 17
2.2.1 Lợi ích của AHP ------------------------------------------------------------- 17
2.2.2 Các bước thực hiện của AHP ---------------------------------------------- 17
2.4 Hệ thống thông tin địa lý ----------------------------------------------------- 19
2.4.1 Định nghĩa GIS -------------------------------------------------------------- 19
2.4.2 Dữ liệu của GIS-------------------------------------------------------------- 20
2.4.2.1Dữ liệu không gian -------------------------------------------------------- 20
2.4.2.2 Dữ liệu phi không gian -------------------------------------------------- 23
2.4.3 Các thành phần của GIS ---------------------------------------------------- 23
2.4.4 Nhiệm vụ của GIS ----------------------------------------------------------- 25
2.4.5 Các ngành ứng dụng GIS --------------------------------------------------- 27
2.4.6 Hạn chế của GIS ------------------------------------------------------------ 30
2.4.7 Phần mềm ứng dụng – ArcView GIS------------------------------------- 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------------- 32
3.1

Nội Dung Nghiên Cứu ----------------------------------------------------- 32

3.1.1 Xác định các chỉ tiêu được lựa chọn nghiên cứu ---------------------- 32
3.1.2 Xây dựng bản đồ các loài cây được chọn lựa --------------------------- 32
3.2

Phương Pháp Nghiên Cứu ------------------------------------------------- 33

3.2.1 Ứng dụng AHP để xác định trọng số ------------------------------------ 33
3.2.2 Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ thích nghi ------------------------- 37
3.2.2.1 Xây dựng bản đồ về độ dày tầng đất ---------------------------------- 37
3.2.2.2 Xây dựng bản đồ về lượng mưa ---------------------------------------- 38

3.2.2.3 Xây dựng bản đồ về độ cao -------------------------------------------- 39
3.2.2.4 Xây dựng bản đồ về độ dốc -------------------------------------------- 40
3.2.2.5 Xây dựng bản đồ về loại đất ------------------------------------------- 40

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

3.3 Tổng hợp cơ sở dữ liệu xây dựng bản đồ thích nghi chi tiết cho từng
loài cây trồng ----------------------------------------------------------------------- 41
3.4 Phân hạng khả năng thích nghi từng loài --------------------------------- 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------- 43
4.1 Xây dựng trọng số cho các nhân tố nghiên cứu --------------------------- 43
4.2 Xây dựng bản đồ các nhân tố thích nghi ----------------------------------- 46
4.2.1 Bản đồ đất -------------------------------------------------------------------- 46
4.2.2 Bản đồ độ cao ---------------------------------------------------------------- 48
4.2.3 Bản đồ độ dày tầng đất ----------------------------------------------------- 50
4.2.4 Xây dựng bản đồ độ dốc---------------------------------------------------- 52
4.2.5 Xây dựng bản đồ lượng mưa ---------------------------------------------- 54
4.3 Bản đồ thích nghi ------------------------------------------------------------- 55
4.3.1 Khu vực thích nghi của thông ba lá -------------------------------------- 55
4.3.2 Khu vực thích nghi của thông hai lá -------------------------------------- 57
4.3.3 Khu vực thích nghi của keo lá tràm --------------------------------------- 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------- 61
5.1 Kết Luận ----------------------------------------------------------------------- 61
5.2 Kiến nghị ---------------------------------------------------------------------- 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------------- 63


Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức nông lương thực;
HTTTĐL: Hệ thống thong tin địa lý;
GIS: Geographic Information System
AHP: (Analytic Hierarchy Process) Tiến trình xác định trọng số
GUI (graphical user interface) Giao diện đồ hoạ người – máy
DBMS- database management system): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
AM - FM: Automated Mapping và Facility Management.
GPS - (global positioning system): Máy định vị toàn cầu.
CSDL: Cơ sở dữ liệu
CSDLTT: Cơ sở dữ liệu thông tin
S1: Thích nghi cao
S2: Thích nghi trung bình
S3: Thích nghi kém
N: Không thích nghi

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Diện tích và trữ lượng các loại rừng – huyện Di Linh --------------------- 8
Bảng 2.2: Các loại hình sử dụng đất trong hai năm 2000 và 2005-------------------- 9
Bảng 2.3: Phát triển dân số huyện Di Linh, 1990-2005 ------------------------------ 10
Bảng 3.1: Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty ----------------------------- 34
Bảng 3.2: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) --------------------------------- 36
Bảng 3.3: Bảng cho điểm theo các cấp độ dày tầng đất ------------------------------- 38
Bảng 3.4: Bảng cho điểm theo các cấp lượng mưa ------------------------------------ 38
Bảng 3.5: Bảng các trạm đo mưa --------------------------------------------------------- 39
Bảng 3.6: Bảng cho điểm theo các cấp độ cao ----------------------------------------- 39
Bảng 3.7: Bảng cho điểm theo các cấp độ dốc ----------------------------------------- 40
Bảng 3.8: Bảng cho điểm theo các loại đất --------------------------------------------- 41
Bảng 3.9: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai theo FAO -------------------------- 42
Bảng 4.1: Bảng ý kiến các chuyên gia --------------------------------------------------- 43
Bảng 4.2: Bảng ma trận so sánh giữa các nhân tố ------------------------------------- 44
Bảng 4.3: Trọng số của các chỉ tiêu ------------------------------------------------------ 44
Bảng 4.4: Các thông số của AHP -------------------------------------------------------- 45
Bảng 4.5: Các loại đất chính tại huyện Di Linh ---------------------------------------- 46
Bảng 4.6: Diện tích tính theo độ cao ----------------------------------------------------- 48
Bảng 4.7: Diện tích các độ dày tầng đất ------------------------------------------------- 50
Bảng 4.8: Diện tích các cấp độ đốc ------------------------------------------------------ 52
Bảng 4.9: Diện tích các loại hình thích nghi của thông ba lá ------------------------- 55
Bảng 4.10: Diện tích các loại hình thích nghi của thông hai lá ---------------------- 57
Bảng 4.11: Diện tích các loại hình thích nghi của thông hai lá ---------------------- 59

Trang 10



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành đất ------------------------------------------------------ 14
Hình 2.1: Bản đồ hành chánh huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ------------------------ 4
Hình 2.2: Chồng lớp các mô hình vector và raster ------------------------------------- 20
Hình 2.3: Mô hình vecter mô tả khu vực Đông Nam Á ------------------------------- 21
Hình 2.4: Mô hình raster mô tả bản đồ -------------------------------------------------- 22
Hình 2.5: Các thành phần của GIS ------------------------------------------------------- 23
Hình 2.6: Giao diện phần mềm ArcViewGIS 3.3a ------------------------------------- 31
Hình 4.1: Bản đồ đất huyện Di Linh ----------------------------------------------------- 47
Hình 4.2: Bản đồ độ cao huyện Di Linh ------------------------------------------------- 49
Hình 4.3: Bản đồ độ dày tầng đất huyện Di Linh -------------------------------------- 51
Hình 4.4: Bản đồ độ dốc huyện Di Linh ------------------------------------------------ 53
Hình 4.5: Bản đồ phân bố mưa huyện Di Linh ----------------------------------------- 54
Hình 4.6: Bản đồ thích nghi thông ba lá ------------------------------------------------- 56
Hình 4.7: Bản đồ thích nghi thông hai lá ------------------------------------------------ 58
Hình 4.8: Bản đồ thích nghi keo lá tràm ------------------------------------------------ 60

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc
nhằm tăng diện tích che phủ đạt 43%. Các tỉnh, thành phố trong cả nước đều thực hiện
chủ trương này của nhà nước. Nhưng do điều kiện tự nhiên của mỗi tỉnh là khác nhau
nên mỗi vùng có các loài cây đặc trưng khác nhau. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là làm
sao có thể phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của mỗi vùng, khu
vực nhất định đang là vấn đề gây khó khăn cho nhà quản lý và người trồng rừng. Trong
quá trình trồng rừng cũng như các loại cây trồng khác, hầu như người dân chỉ là người
trồng theo chủ trương của huyện chứ chưa tìm hiểu rõ loài cây đó có thích hợp với điều
kiện tự nhiên của khu vực, với thị trường hay không. Nhiều khu vực quy hoạch nhưng
vẫn không thực hiện đúng theo qui định của nhà quản lý. Khi bố trí cây trồng không
thích hợp dễ làm cho cây dễ mắt bệnh, kém năng suất có thể làm cho cây chết. Như
vậy người dân sẽ kém tin tưởng vào kết quả trồng rừng của họ và nhà nước.
Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 96.364,16 ha
(59,63%), đất trống còn khoảng 3,639 ha (0,002%). Đất đai rất thích hợp cho trồng cây
lâm nghiệp cũng như cây công - nông nghiệp. Nhưng cây trồng vẫn kém phát triển và
trữ lượng không cao. Các nhà lập kế hoạch vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết tốt nhất
cho người trồng rừng. Người trồng rừng không tìm hiểu rõ các tiêu chí mà chỉ tùy tiện
trồng theo ý thích của mình. Nếu với trữ lượng thấp thì họ không còn mặn mà với nghề
trồng rừng nữa sẽ dẫn đến nguy cơ diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để canh tác
nông nghiệp. Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chúng chỉ

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn


mang tính định tính, chưa chỉ ra một khu vực cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ mang tính lý
thuyết, chỉ phù hợp với một vùng nhỏ nào đó mà không giải quyết được cho nhiều nơi.
Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin địa lý (GIS) chúng ta có thể xác định
được sự thích nghi của các loài cây trồng nhằm đưa ra hướng giải quyết tốt nhất phục
vụ cho công tác quy hoạch vùng thích nghi cây trồng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng Geographic Information System và Analytic
Hierarchy Process xác định thích nghi của cây Thông ba lá (Pinus kasya), Thông
hai lá (Pinus merkusii), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định tính thích nghi của cây trồng cần phải dựa vào nhiều chỉ tiêu nghiên
cứu khác nhau như là: Lượng mưa, tầng dày của đất, độ cao, độ dốc, sâu bệnh, nhiệt
độ, độ ẩm, … Dựa vào đó chúng ta có thể xác định được vùng thích nghi của các loài
cây trồng cho từng khu vực cụ thể. Chính vì vậy mà mục tiêu cụ thể như sau:
 Ứng dụng AHP xác định mức độ ưu tiên của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cây
trồng.
 Xác định các khu vực phù hợp với từng loài cây trồng.
 Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ thích nghi của từng loại cây trồng.
Từ nghiên cứu này chúng tôi mong đợi có thể xây dựng được bản đồ thích nghi của
ba loài cây trồng tại khu vực Di Linh. Đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng mạnh
đến tính thích nghi của cây trồng tại một địa phương cụ thể. Với kết quả này chúng tôi
hy vọng sẽ hỗ trợ cho các nhà chuyên môn trong việc qui hoạch các khu vực thích hợp
với từng loại cây trồng thích hợp hơn. Giúp cho người dân tin tưởng hơn với chính
sách trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Bên cạnh đó đây cũng là tài liệu giúp
cho các sinh viên khóa sau làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu xa hơn cho tính
thích nghi của các loài cây khác.

Trang 13



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Di Linh là một huyện nằm trên cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, trên quốc lộ 20 từ
Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Ngày xưa Di Linh có tên là Djiring.
Hiện nay, huyện Di Linh có 18 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Di Linh và
17 xã: Đinh Trang Thượng, Tân Thượng, Đinh Trang Hoà, Tân Châu, Tân Nghĩa,
Đinh Lạc, Gia Hiệp, Liên Đầm, Hoà Ninh, Hoà Trung, Hoà Nam, Hoà Bắc, Gung Ré,
Bảo Thuận, Tam Bố, Sơn Điền và Gia Bắc. trung tâm Huyện cách thành phố Đà Lạt
khoảng 80km. Di Linh nằm trên quốc lộc 20 (Đông Nam Bộ đi Đà Lạt) và quốc lộ 28
(Nam Trung Bộ đi Đắc Nông và Tây Nguyên), do đó Di Linh có vị trí khá thuận lợi
trong trong giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và các vùng Tây Nguyên, Trung
Bộ, Đông Nam Bộ và đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Huyện Di Linh có diện tích tự nhiên khoảng 161.605 hecta (chiếm 16,7% diện
tích tỉnh Lâm Đồng), là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Dân số năm
2004: 154.000 người (chiếm 13,4% dân số tỉnh Lâm Đồng). Huyện Di Linh nằm ở
phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng, thuộc cao nguyên Di Linh, phía đông giáp huyện
Lâm Hà và Đức Trọng; về phía bắc giáp tỉnh Đắk Nông, về phía tây giáp huyện Bảo
Lâm, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. Di Linh là vùng cao nguyên trung du, đồi núi
lồi lõm bị cắt bởi nhiều thung lũng, có nhiều đèo: Le, Yankar, D’Rah, K’Nil, Đạ

Trang 14



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

Trơm. Độ dốc trung bình từ 100 đến 200 theo hướng đơng tây, độ cao trung bình
1.000m so với mặt biển.
460000

480000

500000

520000

540000

560000
1320000

1320000

BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH
Huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng
N
1300000

1300000


Đinh Trang Thượng

W

E

Lâm Hà

S

Tân Thượng

Bảo Lâm

Đinh Lạc
Tân Châu
Gia Hiệp
Đinh Trang Hoà

1280000

1280000

Liên Đầm
Hoà Trung

Bảo Thuận

Hoà Bắc


1260000

Tam Bố

Gung Re

1260000

Sơn Điền
Gia Bắc

1240000

1240000

Tỉnh Bình Thuận
10

460000

480000

0

500000

10 Kilometers

520000


540000

560000

Hình 2.1: Bản đồ hành chánh huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Hiện nay, huyện Di Linh có 18 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Di Linh và
17 xã: Đinh Trang Thượng, Tân Thượng, Đinh Trang Hồ, Tân Châu, Tân Nghĩa,
Đinh Lạc, Gia Hiệp, Liên Đầm, Hồ Ninh, Hồ Trung, Hồ Nam, Hồ Bắc, Gung Ré,
Bảo Thuận, Tam Bố, Sơn Điền và Gia Bắc. trung tâm Huyện cách thành phố Đà Lạt
khoảng 80km. Di Linh nằm trên quốc lộc 20 (Đơng Nam Bộ đi Đà Lạt) và quốc lộ 28
(Nam Trung Bộ đi Đắc Nơng và Tây Ngun), do đó Di Linh có vị trí khá thuận lợi
trong trong giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và các vùng Tây Ngun, Trung
Bộ, Đơng Nam Bộ và đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

Huyện Di Linh có diện tích tự nhiên khoảng 161.605 hecta (chiếm 16,7% diện
tích tỉnh Lâm Đồng), là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Dân số năm
2004: 154.000 người (chiếm 13,4% dân số tỉnh Lâm Đồng). Huyện Di Linh nằm ở
phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng, thuộc cao nguyên Di Linh, phía đông giáp huyện
Lâm Hà và Đức Trọng; về phía bắc giáp tỉnh Đắk Nông, về phía tây giáp huyện Bảo
Lâm, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. Di Linh là vùng cao nguyên trung du, đồi núi
lồi lõm bị cắt bởi nhiều thung lũng, có nhiều đèo: Le, Yankar, D’Rah, K’Nil, Đạ
Trôm. Độ dốc trung bình từ 100 đến 200 theo hướng đông tây, độ cao trung bình

1.000m so với mặt biển.
Di Linh cách xa bờ biển 60 km theo đường chim bay nên có khí hậu ôn hòa,
nhiệt độ trung bình khoảng 20,80C và thường thay đổi theo mùa. Di Linh có hai mùa
mưa nắng rõ rệt, mùa mưa lệ thuộc vào gió tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,
mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình 300 mm, độ ẩm 90%. Mùa
nắng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; về mùa này sương mù dày đặc vào ban đêm và
gió lạnh. Di Linh ít chịu ảnh hưởng bão lụt, do đó ít bị thiệt hại về thiên tai.
2.1.2 Địa Hình
Di Linh có nhiều dạng địa hình, trong đó quan trọng nhất là hai dạng địa hình:
 Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và tây nam, được rừng nhiệt đới thường
xuyên bao phủ, có vai trò lớn trong việc phòng hộ và rừng đầu nguồn, là nguồn tài
nguyên rừng khá phong phú.
 Địa hình bình sơn nguyên: Tương đối bằng phẳng, thích hợp để trồng các loại
cây công nghiệp.
Di Linh bao bọc bởi nhiều ngọn núi cao: núi Braian (1.792m), Serlung (1.277m)
và nhiều ngọn núi cao khác nối liền nhau. Nằm giữa những dãy núi cao có nhiều

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

trảng lớn: Xê Vỏ (Sreboh), Gia Bắc có điều kiện cho phát triển chăn nuôi với qui mô
lớn.
Di Linh nằm trong đới sinh khoáng Đà Lạt - Bảo Lộc, thời đại Kainozoi, nên
được phủ một lớp bazan rộng lớn và có nhiều kiểu quặng hoá nội sinh và ngoại sinh
như bentonit, sét, sa khoáng, thiếc, kẽm, đá quý và bán quý.
Theo điều tra sơ bộ, Di Linh có thiếc, sa khoáng ở Hoà Bắc, Gia Bắc, Bảo

Thuận; bentonit và sét ở Tam Bố; Chì, kẽm ở Gia Bắc; Đá quý và bán quý ở Sơn
Điền, Gia Bắc.
Trên địa bàn huyện có 8 nhóm đất khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhóm
đất bazan chiếm 30,1% diện tích, phân bố tập trung trên vùng có độ dốc 3-120, rất
thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày.
Đất phù sa có gần 7.000 hecta, phân bố dọc các sông suối, thích hợp cho các loại
cây thực phẩm, cây dâu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Di Linh có rất nhiều sông suối và phân bố đều khắp các vùng: phía bắc có sông
Đa Dâng chảy bao quanh, giữa có sông Đạ Riam bắt nguồn từ núi Yan Doane chảy
song song với quốc lộ 20 đến bến Thùng đổ vào sông La Ngà ở phía tây của huyện.
Địa bàn Di Linh còn là nơi xuất phát của 40 dòng suối lớn nhỏ tỏa ra khắp 4 phía.
Phía bắc có 9 nhánh đổ vào sông Đa Dâng. Phía tây có 10 nhánh đổ vào sông La Ngà.
Phía đông và nam có 20 nhánh chảy vào các sông, suối của tỉnh Bình Thuận.
2.1.3 Khí hậu
Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc điểm như sau:
Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 21 - 220C, số giờ nắng khoảng 1.800 2.200 giờ, độ ẩm: 80 - 85%, hầu như không có bão và sương muối. Mùa mưa từ tháng
4 -tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm
2.500-3.000 mm. Khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây công

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

nghiệp dài ngày như cà phê, chè, ... Nắng ít, ẩm độ không khí cao, nhiều ngày có
sương mù, cường độ mưa lớn và tập trung nên dễ gây xói mòn đất là những hạn chế
trong đặc điểm khí hậu của vùng, cần phải được đặc biệt chú ý trong quá trình bố trí
sử dụng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp.

2.1.4 Cây công nghiệp
Từ thời Pháp thuộc đã có nhiều đồn điền trồng chè, cà phê của người Pháp và
người Hoa được lập nên. Diện tích cây công nghiệp 40.657,172 ha trong đó có 27.388
ha cà phê và 2.695 ha chè, sản lượng cà phê nhân thu hoạch năm 1999 đạt 40.264 tấn,
chiếm gần 40% sản lượng của tỉnh. Di Linh còn trồng 159 ha dâu và các loại cây công
nghiệp như thuốc lá, mía, ... Các loại cây trồng này tạo điều kiện để phát triển công
nghiệp chế biến và hoạt động dịch vụ.
2.1.5 Lâm nghiệp
Huyện Di Linh có thế mạnh về nghề rừng, ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng
trong công tác trồng và khoanh nuôi rừng. Nhưng cũng còn không ít hạn chế, đặc biệt
là về bảo vệ tài nguyên rừng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 2% tổng giá
trị sản xuất khu vực I. Rừng có nhiều gỗ quý như cẩm lai, sao, gõ; đặc biệt phong phú
là thông hai lá lấy gỗ và nhựa. Ngoài ra, rừng còn có nhiều loại dược liệu quí: trầm
hương, sâm, sa nhân và rất nhiều chim thú quý hiếm: voi, hổ, ...
 Về lâm sinh: Hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao về trồng rừng tập trung và
trồng rừng phân tán, trong 5 năm (từ 2001- 2005) đã trồng được 2.229 ha, giao khoán
bảo vệ rừng 30.000 ha rừng, chăm sóc rừng trồng 2.656 ha, tạo công ăn việc làm cho
hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, nạn phá rừng làm rẫy và cháy rừng vẫn
còn, cần phải có những biện pháp kiên quyết hơn trong bảo vệ rừng.
 Về khai thác: Khai thác gỗ tròn và củi giảm, từ 18.030m3 gỗ, 3.017 ster củi
(năm 2001) giảm xuống còn 14.000m3 gỗ và 3.000 ster củi (năm 2005). Tuy nhiên

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

khai thác lồ ô và song mây tăng, từ 96 ngàn cây lồ ô và 17 tấn song mây (năm 2001)

tăng lên 250 ngàn cây lồ ô và 25 tấn song mây (năm 2005).
Rừng ở Di Linh không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường của địa phương mà còn có vai trò quan trọng bảo vệ nguồn nước cho hệ
thống sông Đồng Nai, Sông Luỹ, ... Theo kết quả kiểm kê rừng của sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Lâm Đồng năm 1999, tài nguyên rừng được xác định như sau:
Bảng 2.1: Diện tích và trữ lượng các loại rừng – huyện Di Linh
Đ.V.Tính: D.tích:ha, trữ lượng gỗ:1.000m3, tre nứa: 1.000cây
Diện tích

Số
TT

Loại rừng

Trữ lượng

Tổng

Rừng

Rừng

Tổng

Rừng

Rừng

Cộng


PH

KT

Cộng

PH

KT

5.227

1.553

3.674

20

20

I

Rừng tự nhiên

91.657

15.867

75.790


1

Rừng gỗ

44.792

9.912

34.880

Cấp trữ lượng II

72

72

Cấp trữ lượng III

21.157

8.156

13.001

3.627

1.399

2.228


Cấp trữ lượng IV

3.116

470

2.646

326

49

278

Cấp trữ lượng V

365

7

358

11

0

10

19.640


1.186

18.454

1.243

85

1.158

442

21

421

Rừng non có trữ lượng
Rừng non không Tr.lượng
2

Rừng tre nứa

3.328

533

2.795

16.505


2.561

13.944

3

Rừng hỗ giao

43.537

5.422

38.115

1.753.233

207.044

1.546.189

Rừng gỗ+tre nứa

40.479

5.083

35.396

1.411.367


166.073

1.245.294

Rừng lá rộng+lá kim

3.058

339

2.719

341.866

40.971

300.895

Rừng trồng

5.174

497

4.677

175

3


172

Rừng gỗ trữ lượng

2.589

71

2.518

175

3

172

Rừng gỗ không trữ lượng

2.585

426

2.159

0

II

Nguồn: Kiểm kê rừng năm 1999, sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng.


Từ số liệu bảng 2.1 kết hợp với tham khảo số liệu chi tiết trong phụ lục cho thấy:

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

- Tài nguyên rừng ở Di Linh khá phong phú về chủng loại (rừng lá rộng thường
xanh, lá kim, tre nứa, hỗn giao lá rộng - lá kim, lá rộng - tre nứa, …) và tập đoàn cây
rừng vì vậy mà địa phương có diện tích đất trồng rừng rất lớn.
- Trữ lượng gỗ năm 1999 khoảng 5,3 triệu m3, trong đó: rừng phòng hộ: 1,6 triệu
m3; rừng kinh tế: 3,7 triệu m3; rừng trồng có trữ lượng 175 ngàn m3.
- Theo kết quả kiểm kê của ngành Tài nguyên và Môi trường, diện tích rừng tăng
trong giai đoạn 1995 - 2000: từ 79.270 ha (năm 1995) tăng lên 94.241 ha (năm 2000),
tăng 15.001 ha; giảm trong giai đoạn 2001- 2005: 94.241 ha (năm 2000) xuống còn
90.624 ha (năm 2005), giảm 3.617 ha.
Bảng 2.2: Các loại hình sử dụng đất trong hai năm 2000 và 2005

2.1.6 Nông nghiệp
Khoảng 10.135,727 ha đất có khả năng trồng cây nông nghiệp, hiện đã khai thác
sử dụng được 70%, Di Linh có 2.803 ha lúa. Cùng với các loại hoa màu khác, sản
lượng lương thực quy thóc đạt 13.161 tấn/năm. Lượng lương thực này chỉ đáp ứng
được một phần nhu cầu.

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Vũ Minh Tuấn

Diện tích đất trống đồi núi trọc ngày giảm dần từ 62,217 ha xuống còn 3,639 ha.
Như vậy công tác phủ xanh đồi núi trọc được thực hiện đầy đủ. Hơn nữa lại xuất hiện
các vùng kinh tế mới giúp đồng bào dân tộc ổn định đời sống.
Huyện Di Linh đã chuyển nhanh và thích ứng với cơ chế thị trường: ngành nông
lâm nghiệp chiếm 77%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%, ngành dịch
vụ chiếm 9.26%, sản xuất hàng hoá được coi trọng, giá trị hàng hoá xuất khỏi huyện
36 - 40% tổng giá trị sản xuất. Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt khoảng 3 triệu
USD/năm, mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê, chè và colophan.
2.1.7 Giao Thông
Huyện Di Linh nằm trên 2 trục lộ giao thông chính: Quốc lộ 20 chạy từ đông
sang tây, dài 43km, là trục giao thông chính nối Di Linh với Đà Lạt và Bảo Lộc;
Quốc lộ 28 chạy từ bắc xuống nam, dài 90km, nối Di Linh với tỉnh Đắc Lắc và Bình
Thuận.
2.1.8 Dân số
Bảng 2.3 : Phát triển dân số huyện Di Linh, 1990 - 2005
Đơn vị tính: người

Hạng mục

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

1990

1995

2000

2004

2005

Tăng BQ (%)
90/2000

00-05

Dân số

78.320

100.375

137.392 154.000 158.000 5,78

2,83

Tỷ lệ tăng dân số

3,20


5,09

6,48

2,80

2,60

-Tăng tự nhiên

2,16

2,71

2.12

1,95

1,90

-Tăng cơ học

1,04

2,38

4,36

0,85


0,70

- Nam

37.790

49.583

69.339

77.721

80.517

6,26

3,03

- Nữ

40.530

50.792

68.053

76.279

77.483


5,32

2,63

Phân theo giới tính

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Di Linh.

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

- Giai đoạn 1990 - 2000 dân số của Huyện tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân
5,78%/năm (tăng tự nhiên 2,12%, tăng cơ học 4,36%). Trong thời điểm này do giá cà
phê tăng cao nên xuất hiện luồn di dân tự do từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và
Đông nam bộ đến định cư và sản xuất cà phê. Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn
1995 - 2000, bình quân mỗi năm tăng khoảng 7.000 - 8.000 người.
- Giai đoạn 2001 - 2005, dân số dần đi vào ổn định, tỷ lệ tăng dân số khoảng
2,6%/năm (tăng tự nhiên 1,9%, tăng cơ học còn 0,7%/năm). Dân số trung bình năm
2005 toàn Huyện khoảng 158 ngàn người (đồng bào dân tộc Tây nguyên chiếm 35,6%
dân số), trong đó Nam chiếm 51%, Nữ chiếm 49%. Mật độ dân số 95 người/km2 thấp
hơn nhiều so với mật độ dân số toàn Tỉnh (117người/km2).
Với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi, vùng đất Di Linh đã sớm được mở
mang khai thác, thu hút cư dân từ khắp mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp.
Nhịp độ phát triển kinh tế trong những năm 1990 trở lại đây luôn đạt mức cao,
mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 16%, mức thu nhập năm 1995 đạt

400,17 USD/người.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, đời sống của nhân dân các dân tộc trong
huyện không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhân dân các vùng trồng cây công
nghiệp đều có mức thu nhập từ trung bình trở lên, số hộ làm ăn khá và giàu ngày càng
nhiều. Số hộ được sử dụng điện từ hệ thống điện lưới quốc gia chiếm 30%, chủ yếu là
thị trấn Di Linh và các xã ven quốc lộ.
Tuy vậy, đời sống của đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn.
Số hộ đói nghèo còn chiếm tới 12,6%. Các xã Sơn Điền, Gia Bắc, Đinh Trang
Thượng là những vùng trọng điểm thực hiện chương trình định canh, định cư của tỉnh
với sự hỗ trợ của Nhà nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương và sự nỗ
lực vươn lên của đồng bào các dân tộc.

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1 Lượng mưa
Lượng mưa là bề dày của lớp nước do mưa tạo ra trên bề mặt ngang, nếu mưa
không chảy đi, không ngấm xuống, không bốc hơi. Lượng mưa được tính bằng milimet
hoặc centimet. Trong thực tế để xác định lượng mưa của một địa phương nhiều hay ít,
so sánh mức độ mưa giữa địa phương này với địa phương khác người ta thường tính
lượng mưa trong một năm, một mùa hay một tháng và gọi đó là lượng mưa, lượng mưa
mùa hay lượng mưa tháng. Lượng mưa thường phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
gây mưa tại địa phương. (Vương Văn Quỳnh, Trần Tuyết Hằng, 1996).
Có thể xác định lượng mưa bình quân khi có 1 trạm hay nhiều trạm đo mưa:


Trong đó
xtb: lượng mưa bình quân;
xi: lượng mưa ở giai đoạn thứ i;
n: số thời đoạn tính toán.
2.2.2 Độ dày tầng đất
Quá trình phong hóa đất hình thành mẫu chất và mẫu chất tiếp tục phong hóa hình
thành đất được tiến hành đồng thời với sự hình thành tầng đất. Các tầng trên bị phong
hóa hoàn toàn, chất hữu cơ phân giải từ dư thừa thực vật thường được tích lũy trên tầng
đất mặt nên có màu sậm hơn các tầng bên dưới. mỗi phẫu diện thong thường có các
tầng sau:

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

 Tầng A0 tầng mặt chứa nhiều chất hữu cơ, trong đó chia ra thành tầng A1, A2,
A3. Tầng A là tầng đất mặt, giàu hữu cơ và nước hữu dụng cho cây trồng. Với đất
canh tác, tầng A dày 12 - 25cm.
 Tầng E: tầng rửa trôi mạnh nằm cạnh tầng A, do bị rửa trôi mạnh nên thường
có màu trắng xám.
 Tầng B: tầng tích tụ các sản phẩm của tầng trên. Tầng B được chia thành B1,
B2, B3 là tầng tích tụ điển hình. B1 và B3 là quá độ giữa A và C.
 Tầng C: tầng mẫu chất nằm dưới phần đất thực (tầng A + E + B). Tầng C
thường nằm sâu bên dưới nên thường ít chịu sự tác động sinh học kém nhất vì vậy
mức độ phát triển luôn kém hơn tầng B ngay bên trên.
 Tầng D: tầng đá nền, chưa xảy ra quá trình phong hóa.
2.2.3 Loại đất

Đất là lớp phủ bề mặt trên Trái đất được phong hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm
các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố
môi trường vật lý khác thường là các nhân tố: địa hình, độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu,
sinh vật, độ ẩm, …
Như vậy đất đai có thể bao gồm: Khí hậu, đất, nước, địa hình/địa chất, thực vật,
động vật, vị trí, diện tích, kết quả hoạt động của con người.
Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động
của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng
nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất, ...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân
nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc, ...). Như vậy, đất không phải là đối tượng
của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng
ta. Ðất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Vũ Minh Tuấn

loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Lê
Quang Trí, 2005).

Đất được hình thành qua quá trình phong hóa. Dưới tác động của các điều kiện
nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, khí hậu, sức gió, nước mưa, và sự tham gia tất yếu của động
thực vật cũng như vi sinh vật đã biến đá mẹ thành đất. Quá trình hình thành đất được
thể hiện như sau:

Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành đất (Nguồn: Nguyễn Thị Bình).
Các yếu tố hình thành đất: mẫu chất (vật liệu vô cơ hoặc hữu cơ hình thành đất), khí

hậu (mưa, nhiệt độ), sinh học (thực vật tại chỗ, động vật, vi sinh vật và hoạt động của
con người), địa hình (độ dốc, hướng dốc và cảnh quang), thời gian.
2.2.4 Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành đất. Địa hình phân phối lại chế
độ nhiệt, ẩm. Dựa vào độ cao của địa hình ta có thể phân chia đất đồi núi, đồng bằng,
thấp trũng, … Độ cao của địa hình khác nhau nhận ánh sáng khác nhau, cứ lên cao
100m nhiệt độ giảm đi 0,5 – 0,60c. Nếu càng lên cao, khí hậu càng lạnh thì đất được
tạo ra khác với nơi thấp. (Nguyễn Thị Bình, 2004).
Địa hình cũng là nhân tố quan trọng tạo nên các vành đai thực vật theo độ cao.
Càng lên cao thì các loài hạt trần thường chiếm ưu thế trong quần thụ, còn các loài thực

Trang 25


×