Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ MHD07 TẠI CÔNG TY VYFACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


MAI HÙNG DŨNG

THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ MHD-07
TẠI CÔNG TY VYFACO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

TP. Hồ Chí Minh – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ MHD-07
TẠI CÔNG TY VYFACO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn: TS.

PHẠM NGỌC NAM

Sinh viên thực hiện: MAI


HÙNG DŨNG

TP. Hồ Chí Minh – 2007


LỜI CÁM ƠN


XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN :
-

Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy, quý cô trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã dạy dỗ tôi trong những năm ngồi trên ghế nhà trường.

-

Thầy TS. Phạm Ngọc Nam giảng viên trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh là người trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc, động viên tôi thực hiện đế
tài.

-

KS.Trần Cao Thiện-trưởng xưởng phân xưởng 3 của công ty Vyfaco đã đồng
ý cho tôi được thực tập tại quý công ty và tạo điều kiện để tôi tiến hành làm
thử sản phẩm mẫu.

-

KS.Trần Hoà Lý, anh Liên Hoàng Nhiễu và các anh trực tiếp quản lý sản
xuất đã giúp đỡ, tư vấn và tận tình hướng dẫn tôi về kỹ thuật và máy móc

thiết bị trong suốt quá trình làm sản phẩm mẫu.

-

Ban lãnh đạo và toàn bộ anh em công nhân trong công ty Vyfaco đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi.

-

Gia đình, bạn bè đã tận tình động viên tôi hoàn thành đề tài.


TÓM TẮT

Đề tài “Thiết kế bộ bàn ghế MHD-07 tại công ty Vyfaco” được thực hiện tại
nhà máy Đống Đa là đơn vị trực thuộc công ty Vyfaco, chúng tôi bắt đầu từ
25/02/2007 đến 16/06/2007 thì hoàn thành. Trong thời gian làm việc tại nhà máy
chúng tôi đã hoàn chỉnh bản vẽ thiết kế của bộ bàn ghế MHD-07 và tiến hành sản
xuất thử sản phẩm mẫu.
Chúng tôi thiết kế bộ bàn ghế MHD-07 với 1 bàn TMHD-07 và 4 ghế
CMHD-07. Nguyên liệu được dùng để thiết kế bộ bàn ghế là gỗ chò vàng (Yello
Balau) loại một được nhập từ Indonesia. Bộ bàn ghế được thiết kế theo phong cách
hàng mộc ngoài trời với bàn và ghế chủ yếu được ghép lại từ các thanh gỗ với kích
thước phù hợp và tháo lắp dễ dàng thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như di dời.
Nhằm mục đích mang lại sự thoải mái và tiện nghi nhất cho người sử dụng chúng
tôi đã lựa chọn kích thước cho bộ sản phẩm tương đối lớn với kích thước bàn
TMHD-07: W880 x D1650 x H750 và kích thước ghế CMHD-07: W600 x D616 x
H900. Bộ bàn ghế được được sơn màu vàng nhạt của gỗ chò làm cho bộ bàn ghế
thích hợp cho không gian trong nhà cũng như ngoài trời.
Sau đợt thực tập chúng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong sản

xuất, thu thập được các số liệu liên quan đến máy móc thiết bị cũng như đặc điểm
của các thể loại nguyên liệu, sản phẩm. Đặc biệt chúng tôi đã hoàn thành bộ bàn ghế
MHD-07 theo đúng bản vẽ thiết kế.

Trang ii


SUMMARY

The theme of “Designing furniture set MHD-07 at Vyfaco” was implemented
since 25 Feb 2007 to 16 Jun 2007 at one of its subsidary, Dong Da Factory, where
our technical drawing was fully done and a sample was produced .
The MHD-07 set consists a table TMHD-07 and four chairs CMHD-07. Material
for the set is yellow Balau, which is imported from Indonesia. The set which is
designed wih outside wooden style, consists the table and chairs assembled from
conformable bars of wood which can be easily and conveniently taken apart,
transported as well as removed. In the purpose to bring the confortableness and
convenience to the users, we design the dimension rather large with the TMHD-07 :
W880 x D1650 x H750 and the CMHD-07 : W600 x D616 x H900. The set is
suitable with insde as well as outside space by being coverd with yellow coat of
the Balau .
After the period of probation, we studied a lot of manufacturing experience,
collected data concerning equipment, machines as well as specifications of many
materials and products. Particularly, we finished the MHD-07 set in conformity
with the technical drawing.

Trang iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cám ơn ...........................................................................................i
Tóm tắt .................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................vii
Danh sách các hình ...............................................................................viii
Danh sách các bảng ..............................................................................x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ..........................................................1
1.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ .........................2
1.3. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ ................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................3
2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY VYFCO .....................................3
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................3
2.1.2. Tình hình sản xuất hiện nay của nhà máy Đống Đa ..................4
2.1.3. Công tác tổ chức của công ty .....................................................4
2.1.4. Định hướng trong tương lai ........................................................5
2.2. TIẾN TRÌNH CỦA VIỆC THIẾT KẾ ..........................................6
2.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỘC .....................................7
2.3.1. Yêu cầu thẩm mỹ........................................................................7
2.3.2. Yêu cầu sử dụng .........................................................................8
2.3.3. Yêu cầu kinh tế ...........................................................................8
2.4. MỘT SỐ SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT ......8
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................11
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................11
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................11
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp .........................................................11

Trang iv



3.2.1.1. Khảo sát các sản phẩm cùng loại trên thị trường ....................11
3.2.1.2. Tạo dáng sản phẩm ..................................................................14
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp.............................................................14
3.3. Nguyên liệu, kết cấu và các giải pháp liên kết ..............................15
3.3.1. Lựa chọn nguyên liệu cho sản phẩm ..........................................15
3.3.2. Phân tích kết cấu sản phẩm ........................................................15
3.3.3. Các giải pháp liên kết .................................................................15
3.3.4. Tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu .............................................17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................18
4.1. LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC VÀ
KIỂM TRA BỀN CHO SẢN PHẨM..................................................18
4.1.1. Lựa chọn kích thước ...................................................................18
4.1.2. Kiểm tra bền cho sản phẩm ........................................................19
4.1.2.1. Kiểm tra bàn TMHD-07 ..........................................................19
4.1.2.2. Kiểm tra bền ghế CMHD-07 ...................................................23
4.1.2.3. Kiềm tra bền bulon ..................................................................25
4.2. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ
YÊU CẦU LẮP RÁP, TRANG SỨC BỀ MẶT ................................26
4.2.1. Độ chính sác gia công ................................................................26
4.2.2. Sai số gia công............................................................................26
4.2.3. Dung sai lắp ghép .......................................................................27
4.2.4. Lượng dư gia công .....................................................................27
4.2.5. Yêu cầu bề mặt ...........................................................................28
4.2.6. Yêu cầu lắp ráp ...........................................................................29
4.2.7.Yêu cầu trang sức bề mặt ............................................................29
4.3. TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ .........................................................30
4.3.1. Tính toán nguyên liệu chính .......................................................30
4.3.1.1. Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất sản phẩm..............................30
4.3.1.2. Hiệu số pha cắt ........................................................................32


Trang v


4.3.1.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết .................................................32
4.3.1.4. Tỉ lệ lợi dụng gỗ ......................................................................33
4.3.1.5. Các dạng phế liệu phát sinh ....................................................33
4.3.2. Tính toán vật liệu phụ.................................................................34
4.3.2.1. Bề mặt cần trang sức ...............................................................34
4.3.2.2. Vật liệu cần dùng.....................................................................35
4.3.3. Thiết kế lưu trình công nghệ ......................................................36
4.3.4. Sơ đồ lắp ráp...............................................................................38
4.4. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ
CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH ..................................................40
4.4.1. Chi phí mua vật liệu ...................................................................40
4.4.1.1. Chi phí mua vật liệu chính ......................................................40
4.4.1.2. Phế liệu thu hồi ........................................................................40
4.4.1.3 Chi phí mua vật liệu phụ ..........................................................40
4.4.1.4. Chi phí mua vật liệu liên kết ...................................................42
4.4.2. Chi phí khác ...............................................................................42
4.4.2.1. Chi phí động lực sản xuất ........................................................42
4.4.2.2. Chi phí tiền lương công nhân ..................................................43
4.4.2.3. Chi phí khấu hao máy móc......................................................43
4.4.2.4. Chi phí quản lí nhà máy ..........................................................43
4.4.2.5. Chi phí ngoài sản xuất và bảo hiểm ........................................43
4.4.3. Giá thành sản phẩm xuất xưởng .................................................43
4.4.4. Biện pháp hạ giá thành ...............................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................45
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................45
5.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................46

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................47
7. PHỤ LỤC .........................................................................................48

Trang vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
3.4.2.
Hình 3.2
STT
P
L
F
V
TC
TCCT
SC
SCCT
SCPP
NL
GN
BN
D
K
KUr
Q
q
G


Chú dẫn
Chương 3, mục 4, tiểu mục 2
Hình thứ 2 trong chương 3
Số thứ tự trong các bảng
Lực
Chiều dài
Diện tích
Thể tích
Tinh chế
Tinh chế chi tiết
Sơ chế
Sơ chế chi tiết
Sơ chế phế phẩm
Nguyên liệu
Giấy nhám
Băng nhám
Dầu
Keo
Keo Ure fomandehit
Lượng
Giá cả
Chi phí

Trang vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình


Tên hình

1.1

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch ngành gỗ.

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Vyfaco.

2.2

Sơ đồ tổ chức nhà máy Đống Đa.

2.3

Bàn T5115.

2.4

Ghế C8023T.

2.5

Ghế C3014G.

2.6

Ghế C4036.


2.7

Xe đựng rượu T5017.

2.8

Ghế C9017.

3.1

Bộ bàn ghế TO_BE306Az.

3.2

Bộ bàn ghế TO_BE203Az.

3.3

Bộ bàn ghế IMG_0206_resize.

3.4

Bộ bàn ghế MHD-07.

3.5

Liên kết mộng.

3.6


Liên kết chốt gỗ.

3.7

Liên kết bulon-tán ngang

3.8

Liên kết bulon-bát

3.9

Liên kết vít

4.1

Sơ đồ ứng suất uốn tĩnh của nan bàn ngắn.

4.2

Sơ đồ ứng suất uốn tĩnh của nan bàn dài.

4.3

Sơ đồ ứng suất nén thuần tuý của chân bàn.

4.4

Sơ đồ ứng suất nén cục bộ của chân ghế.


4.5

Biếu đồ tỉ lệ lợi dụng gỗ.

4.6

Sơ đồ lưu trình công nghệ toàn nhà máy.

4.7

Sơ đồ lưu trình công nghệ khâu sơ chế.

Trang viii


4.8

Sơ đồ lưu trình công nghệ khâu tinh chế.

4.9

Sơ đồ lưu trình công nghệ khâu lắp ráp.

4.10

Sơ đồ lưu trình công nghệ khâu thành phẩm.

4.11


Sơ đồ lắp ráp bàn TMHD-07.

4.12

Sơ đồ lắp ráp ghế CMHD-07.

Trang ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

4.1

Kích thước vá số lượng các chi tiết bàn TMHD-07.

4.2

Kích thước và số lượng các chi tiết ghế CMHD-07.

4.3

Thể tích tinh chế các chi tiết.

4.4

Chi phí mua vật liệu liên kết.


Trang x


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Đất nước đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ, hoà chung vào không
khí năng động đó, ngành chế biến gỗ cũng đã có được những bước phát triển
vượt bậc, minh chứng là kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đạt được trong
những năm qua liên tục tăng, năm 2004 đạt 1.1 tỷ USD; năm 2005 đạt 1.5 tỷ
USD; năm 2006 đạt 1.9 tỷ USD và trong 5 tháng đầu năm 2007 đã đạt 0.9 tỷ
USD tăng 122.7% so với 5 tháng đầu năm 2006 (Nguồn: Theo tổng cục thống
kê, 7-2007) hứa hẹn sẽ lại là một năm bội thu của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Là một trong năm ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, ngành chế biến gỗ đã
tận dụng nguồn tài nguyên trong nước và nước ngoài, sử dụng nguồn lao động
trong nước một cách hiệu quả, ngày càng khẳng định được vị thế của mình với
khách hàng trong nước và quốc tế (Hình: 1.1).
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, các doanh nghiệp trong nước
cũng đang gặp phải những vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất. Làm sao để
sản phẩm của mình đạt được chất lượng cao? Làm thế nào để sản phẩm của
mình đa dạng về mẫu mã và chủng loại, nắm bắt kịp thời và chủ động với su
hướng thị trường?... Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong nước hiện nay
phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng từ khách hàng hoặc qua trung gian và mẫu

mã chủ yếu do khách hàng đưa ra. Đối với hàng mộc trong nước thì mẫu mã ít
được đổi mới, thường là những mẫu mã cổ điển hoặc rập khuân theo mẫu mã
của nước ngoài đôi khi tính năng sử dụng không phù hợp với khách hàng trong
nước. Việc thiết kế những mẫu mã mang tính đặc trưng của doanh nghiệp là
điều không dễ vì đòi hỏi đội ngũ thiết kế phải chuyên nghiệp, có tính sáng tạo và
am hiểu về máy móc thiết bị, tay nghề công nhân của doanh nghiệp mình.

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 1


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Khi quyết định chọn đề tài thiết kế mà cụ thể là “Thiết Kế Bộ Bàn Ghế
MHD-07” với mong muốn tự củng cố kiến thức về hàng mộc và đặc biệt là khả
năng thiết kế của mình trước khi tốt nghiệp.

2
1.8
1.6
1.4
Tỷ
1.2
USD
1
0.8
0.6

0.4
0.2
0
2003

2004

2005

2006

NĂM

Hình 1.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ
1.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
Thiết kế và tiến hành sản xuất thử sản phẩm mẫu trên dây chuyền công
nghệ khá hiện đại thực sự là một điều bổ ích. Trong suốt quá trình tiến hành thực
tập chúng tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế đồng thời
củng cố những lý thuyết đã được tiếp thu trên giảng đường.
1.3. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ
Chúng tôi mong muốn thiết kế được một bộ sản phẩm có mẫu mã mới
với hình dáng và màu sắc hài hoà, độ bền cao, tiện nghi trong quá trình sử dụng,
có tính năng sử dụng đa dạng, có thể sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời đều đem
lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái nhất và giá thành phù hợp với nhiều
thành phần khách hàng trong và ngoài nước.

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 2



Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY VYFACO
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty VYFACO được thành lập 15/06/1985 với tên “Xí Nghiệp Sản
Xuất Chế Biến Nông Lâm Sản Xuất Khẩu” là đơn vị trực thuộc Thanh Niên
Xung Phong TPHCM. Ngày 15/03/1990 đổi tên thành “Công Ty Khai Thác Chế
Biến Nông Lâm Sản Cung ứng Xuất Khẩu”. Tới ngày 07/10/1992 được đổi tên
thành “Công Ty VYFACO” hiện nay, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Uỷ
Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh. Công ty VYFACO là một đơn vị hoạt động
kinh doanh tổng hợp từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển, và xuất khẩu nông
lâm sản trong nhiều năm qua. Trong suốt quá trình hoạt động của mình công ty
đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và hàng ngàn công nhân
có tay nghề cao. Chính vì vậy mà công ty đã có những bước thay đổi mang tính
quyết định nhằm thích nghi trong điều kiện nền kinh tế nước nhà có nhiều biến
chuyển. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với người
lao động theo đúng quy định của pháp luật. Một số mốc thời gian quan trọng
trong quá trình hoạt động của công ty:
 Giai đoạn trước năm 1995
Giai đoạn này hoạt động của công ty chủ yếu là xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ.
Đến năm 1991 khi nhà nước có chủ trương cấm xuất khẩu gỗ tròn thì công ty
đã có những chuyển biến mạnh. Công ty đã tiến hành xây dựng phương án,
đầu tư thiết bị,

 Giai đoạn 1996-2007
Từ năm 1996 công ty bắt đầu tiến hành sản xuất các mặt hàng mộc hoàn
chỉnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu chứ không sản xuất các

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 3


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

hàng tinh chế đơn lẻ. Trên cơ sở hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm
chuyển giao công nghệ và nhập máy móc thiết bị, trong giai đoạn này đào
tạo lượng cán bộ và công nhân lành nghề tạo nguồn nhân lực dồi dào cho quá
trình thành lập những đơn vị trực thuộc hoặc giải thể các đơn vị hoạt động
không hiệu quả. Sau những bước đầu còn gặp nhiều khó khăn công ty đã đi
vào hoạt động đều đặn và hiệu quả, sử dụng tốt vốn Nhà nước giao.
Cơ cấu hoạt động của công ty với nhiều đơn vị trực thuộc :
 Xưởng chế biến gỗ Linh Trung, Thủ Đức (2 phân xưởng)
 Xưởng chế biến gỗ Linh Xuân, Thủ Đức (3 phân xưởng)
 Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Đống Đa, Quận 12 (3 phân xưởng)
 Công ty liên doanh nguyên liệu giấy Quy Nhơn
2.1.2. Tình hình sản xuất hiện nay của nhà máy Đống Đa
Nhà máy Đống Đa là một trong những đơn vị hoạt động thành công nhất
của công ty Vyfaco, góp công lớn giúp công ty Vyfaco có được vị thế trên thị
trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm của nhà máy phần lớn là hàng mộc
ngoài trời như bàn, ghế, giường, tủ, lều,…xuất đi các nước như Nhật Bản, Đài
Loan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha…và rất nhiều đối tác nhỏ khác. Với hơn 150

máy móc lớn nhỏ thể hiện trong bảng 2.1: Máy móc thiết bị trong xưởng sơ chế
và tinh chế (Phụ lục 1), mỗi tháng riêng nhà máy Đống Đa xuất đi hơn 20
container. Giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1500 lao động thường xuyên và
thời vụ. Nguồn nguyên liệu công sử dụng thường là các loại gỗ rừng trồng được
nhập từ nước ngoài như sồi, teak, chò vàng, bajan, dầu, tràm, bằng lăng, tabu…
2.1.3. Công tác tổ chức của công ty
Tổng công ty Vyfaco điều hành hoạt động của tất cả các đơn vi trực
thuộc. Các đơn vị trực thuộc công ty thường hoạt động theo dây chuyền mang
tính chuyên môn hoá. Nguyên liệu sau khi nhập về sẽ được chuyển tới phân

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 4


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

xưởng Linh Trung pha phôi sau đó chuyển qua nhà máy Đống Đa để tinh chế,
thành phẩm và xuất hoặc nhập kho.
Sơ đồ bộ máy quản lý của VYFACO (Hình: 2.1) và của nhà máy Đống
Đa (Hình: 2.2) khá hợp lý khiến hoạt động của công ty đạt hiệu quả.
Giám đốc
PGĐ.Tổ chức kinh doanh
P.Kinh doanh

PGĐ,Tổ chức hành chính

P.KT-KH


NM.Đống Đa

Linh Trung

P.TCHC

P.KT-TV

Linh Xuân

Nhị Xuân

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Vyfaco
Trưởng xưởng III
Phó xưởng phôi liệu

Tổ chức
nhân sự

Phó xưởng kỹ thuật

Kế
toán

Tổ sơ chế

Thủ
kho


Tổ tinh chế


thuật

Tổ lắp ráp

Cung ứng
vật tư

Tổ thành phẩm

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy Đống Đa
2.1.4. Định hướng trong tương lai
Quan tâm củng cố mối quan hệ với các đối tác đang giao dịch với công
ty, mở rộng tiếp thị nhằm thu hút khách hàng ở các thị trường tiềm năng như
Châu Âu, Châu Mỹ. Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ của cán bộ

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 5


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

cũng như công nhân. Đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng
của sản phẩm, tiến hành sản xuất nhiều thể loại sản phẩm.Tìm giải pháp tận
dụng nguồn phế liệu và phế phẩm khá cao trong quá trình sản xuất hiện như hiện

nay.
2.2. TIẾN TRÌNH CỦA VIỆC THIẾT KẾ
Quá trình thiết kế được các nhà thiết kế phân ra thành 4 công đoạn:
o

Bước 1: Quan sát và tham khảo các loại sản phẩm có trên thị trường cùng

thể loại với sản phẩm ta muốn thiết kế
- Tham khảo ý kiến, thị hiếu khách hàng để định hướng được loại sản phẩm
nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Và đồng thời nắm bắt được người tiêu
dùng thích và không thích những điểm nào của những dòng sản phẩm đang lưu
hành trên thị trường.
- Quan sát, tìm hiểu nhưng không sao chép mà phải hiểu được bản chất của
sản phẩm.
- Xem và đánh giá các catalogues của một số doanh nghiệp được đánh giá cao
trong lĩnh vực sản phẩm mà ta theo đuổi.
- Tìm hiểu và xác định thị trường tiêu thụ:
+ Môi trường sử dụng (vùng, khu vực, trong nhà, ngoài trời…).
+ Mục đích sử dụng (giường ngủ, tủ, bàn …).
+ Ai là người sử dụng chính (đàn ông, phụ nữ, già, trẻ…).
+ Giá cả dao động của dòng sản phẩm đó.
o

Bước 2: Sáng tạo theo tư duy của mình

-

Phác thảo sản phẩm sơ bộ về hình dáng, kích thước, màu sắc, loại gỗ có

thể sử dụng cho mẫu mã đó.

-

Thảo luận với bạn đồng nghiệp, các chuyên gia trong ngành chế biến gỗ

và khách hàng để chỉnh sửa cho phù hợp không chỉ về khía cạnh thẩm mĩ, độ tiện
nghi mà còn phải phù hợp với máy móc thiết bị và công nghệ hiện có tại cơ sở sẽ
tiến hành sản xuất sau này.

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 6


Đề tài tốt nghiệp

-

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Sử dụng máy vi tính với các phần mềm đồ họa, thông dụng hiện nay là

phần mềm autocad để hoàn thiện đường nét, kiểu dáng, kích thước từ đó dễ dàng
trong việc tính toán các thông số kĩ thuật khác.
-

Xem xét và tham khảo lại một lần nữa để sản phẩm của chúng ta hoàn

thiện hơn và để đảm bảo sự thành công của quá trình sản xuất thử.
o Bước 3: Sửa đổi, cải thiện
- Trong quá trình sản xuất mẫu ta cần chú ý để nhìn ra các khuyết điểm của

sản phẩm nhằm kịp thời chỉnh sửa (tránh tình trạng sản phẩm trên giấy rất đẹp
nhưng khi làm xong lại không cân đôi và kết cấu không phù hợp).
- Phối hợp với các cán bộ và anh em công nhân có kinh nghiệp trong việc
thiết kế và làm mẫu.
o Bước 4: hoàn thiện sản phẩm
- Sản phẩm ra đời phải mang những nét độc đáo trong ý tưởng của chúng ta,
phải ăn khớp với bản vẽ
- Sản phẩm được các nhà chuyên môn và khánh hàng thừa nhận.
2.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỘC
2.3.1. Yêu cầu thẩm mỹ
Điều được chú trọng đầu tiên là yêu cầu về thẩm mĩ. Tùy theo chức năng sử
dụng cũng như không gian mà sản phẩm được sử dụng mà chúng ta lựa chọn hình
dáng, kích thước, loại gỗ làm sao cho sản phẩm nổi bật và kết hợp hài hoà với
không gian và những vật dụng được sử dụng trong không gian đó.


Màu sắc của sản phẩm phải phù hợp với không gian sử dụng, có thể hoà
nhập vào bối cảnh tổng thể của không gian hoặc làm cho sản phẩm nổi bật và
là trung tâm của không gian đó chứ không phản cảm khi mọi người nhìn vào.



Kích thước tổng thể (W*D*H ) phối hợp với không gian và vật dụng xung
quanh một cách hợp lý. Không quá cồng kềnh nhưng cũng không bị mất hút
trong không gian sử dụng.

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 7



Đề tài tốt nghiệp



Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Đường nét của từng chi tiết phải sắc sảo theo yêu cầu của khách hàng, sắc
sảo ở đây không nhất thiết là phải cầu kỳ, có những sản phẩm chúng ta cần độ
cầu kỳ để tăng giá trị của sản phẩm nhưng có nhiều loại sản phẩm với những
chi tiết đơn giản sẽ làm cho sản phẩm toát lên vẻ thanh thoát. Các mối liên kết
của sản phẩm phải kín. Đặc biệt với các loại gỗ có vân thớ đẹp thì nhất thiết
các chi tiết phải làm nổi lên vân thớ của gỗ, đây là đặc tính mà các loại vật
liệu khác không có và vân thớ gỗ đẹp luôn làm cho người sử dụng yêu thích.

2.3.2. Yêu cầu sử dụng
Sản phẩm mộc được làm ra là đế phục vụ cho cuộc sống của con người,
đó chính là yêu cầu sử dụng của sản phẩm. Một sản phẩm có khả năng sử dụng
cao thì nó phải giúp con người thuận tiện hơn trong mọi hoạt động của đời sống,
có nhiều tính năng sử dụng. Mỗi ngành nghề, công việc hay chỉ trong sinh hoạt
thường ngày, con người cũng luôn đòi hỏi sự hiệu quả, tiện nghi và những người
sử dụng hàng mộc cũng vậy.
2.3.3. Yêu cầu kinh tế
Giá cả luôn là yếu tố khiến khách hàng quyết định có mua sản phẩm hay
không. Giá cả của một sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó giá
xuất xưởng của sản phẩm là yếu tố quyết định. Giá cả hợp lý với nhiều đối
tượng sẽ làm cho sản phẩm đứng vững trên thị trường.
2.4. MỘT SỐ SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY VYFACO ĐANG SẢN XUẤT
Các thể loại sản phẩm mộc mà công ty sản xuất trong những năm qua rất
phong phú về chủng loại, kiểu dáng, chất lượng, giá thành. Hàng mộc của công

ty chủ yếu là sự pha trộn của nhiều phong cách, những kiểu dáng mang tính đột
phá, hiện đại, toát lên vẻ sang trọng hoặc đơn giản luôn được khách hàng quan
tâm. Phần này chúng tôi muốn giới thiệu một số sản phẩm mà chúng tôi cho là
đại diện cho những phong cách khá ấn tượng:

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 8


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Hình 2.3: Bàn T5115

Hình 2.4: Ghế C8023T

Hình 2.5: Ghế C3014G

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 9


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Hình 2.6: Ghế C4036


Hình 2.7: Xe đựng rượu T5017

Hình 2.8: Ghế C9017

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 10


Đề tài tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
– Tìm hiểu các sản phẩm bàn ghế tại công ty Vyfaco và trên thị trường.
– Tiến hành thiết kế và hoàn thiện bản vẽ sản phẩm.
– Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc.
– Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, giá thành sản phẩm cho bộ sản phẩm thiết kế.
– Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất cho bộ bàn ghế MHD-07.
– Tiến hành sản xuất thử.
– Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và các biện pháp hạ giá thành
cho sản phẩm.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.2.1.1. Khảo sát các sản phẩm cùng loại trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm mộc nói chung và bàn ghế nói riêng
rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng. Đối với các nhà thiết kế khi muốn cho ra đời
một sản phẩm mới thì họ phải tiến hành khảo sát các sản phẩm cùng loại. Với một
thị trường đồ gỗ phong phú và đa dạng như hiện nay thì việc khảo sát sẽ dễ dàng và
nhà thiết kế sẽ có nhiều ý tưởng hơn nhưng cũng chính vì có quá nhiều mẫu mã nên
đòi hỏi nhà thiết kế phải có lập trường, phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm để
có thể phân tích, đánh gía được ưu điểm và nhược điểm cả các sản phẩm cùng loại
để từ đó Dưa ra được mô hình sản phẩm đạt yêu cầu và có tình đột phá. Chúng tôi
đã khảo sát khá nhiều bộ bàn ghế có trên thị trường trong nước cũng như thị trường
nước ngoài. Ở phần này chúng tôi đưa ra 3 bộ bàn ghế chùng tôi đã lựa chọn để
phân tích:

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 11


Đề tài tốt nghiệp

a.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Bộ bàn ghế TO_BE306Az

Hình 3.1: Bộ bàn ghế TO_BE306Az
-Ưu diểm: Kiểu dáng đơn giản, dễ gia công, giá thành vừa phải
-Nhược điểm: Độ bền không cao, thiếu sự uyển chuyển
b.


Bộ bàn ghế TO_BE203Az

Hình 3.2: Bộ bàn ghế TO_BE203Az
-Ưu điểm: Màu vàng đẹp, ghế to tạo cho người ngồi cảm giác thoải mái
-Nhược điểm: Hao tốn nguyên liệu, gia công phức tạp, giá thành cao

SVTH: Mai Hùng Dũng

Trang 12


Đề tài tốt nghiệp

c.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam

Bộ bàn ghế IMG_0206_resize

Hình 3.3: Bộ bàn ghế IMG_0206_resize
-Ưu điểm: Kết cấu vững chắc, nhỏ gọn, thoải mái trong sử dụng, giá thành rẻ, vận
chuyển dễ dàng, tiết kiệm bao bì
-Nhược điểm: các chi tiết thô, hình dáng bàn quá đơn điệu.
=> Nắm bắt được ưu và nhược điểm của các thể loại sản phẩm trên thị trường chúng
tôi tiến hành tạo dáng cho bàn TMHD-07 và ghế CMHD-07

Hình 3.4: Bộ bàn ghế MHD-07

SVTH: Mai Hùng Dũng


Trang 13


×