Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN
TỈNH ĐỒNG NAI

HOÀNG NỮ NHƯ THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Tình Hình
Tiêu Thụ Sản Phẩm tại Công Ty Cổ phần Thiết Bị Điện, Tỉnh Đồng Nai” do
Hoàng Nữ Như Thùy, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ………………….

LÊ VŨ
Người hướng dẫn,

_____________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


__________________
Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________
Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin ghi ơn Ba Mẹ người sinh thành và nuôi dưỡng con. Người
đã động viên và tạo mọi điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập, cũng như trong
thời gian làm khóa luận.
Chân thành biết ơn toàn thể Thầy Cô trường đại học Nông Lâm nói chung và
Thầy Cô khoa Kinh tế nói riêng đã truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặt biệt cảm ơn Thầy Lê Vũ, người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.

Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty cổ phần Thiết bị điện, đặc biệt là
anh Đinh Cao Sơn, phó phòng Thương mại đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập tại Công ty.
Sau cùng tôi cám ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên
Hoàng Nữ Như Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT

HOÀNG NỮ NHƯ THÙY. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ
Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện, Tỉnh Đồng Nai”.

HOANG NU NHU THUY. July 2010. “Analysic of Product Consuming at
Electrical Equipment Joint Stock Company, Dong Nai Province”.

Khoá luận tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thiết bị
điện qua 3 năm 2007-2009.
Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban của công
ty qua 3 năm và sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh và phần mềm
Excel để phân tích.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề như sau: phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm, các chiến lược Marketing và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cũng như các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của công ty. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
tiêu thụ sản phẩm .



MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về thị trường máy biến áp

4

2.2. Tổng quan về Công ty

5

2.2.1. Giới thiệu chung về công ty

5

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

6

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

6


2.2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý

8

2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

10

2.2.6. Định hướng phát triển của Công ty

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Tiêu thụ

15

3.1.2. Marketing

17

3.1.3. Ma trận SWOT

22


3.2.Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

22

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
v

24


4.1. Đánh giá tình hình hoạt động SXKD của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009
24
4.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

25

4.1.2. Phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty

27


4.2. Đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ

27

4.2.1. Thị trường nội địa

28

4.2.2. Thị trường xuất khẩu

29

4.3. Các chiến lược Marketing của Công ty

30

4.3.1. Chiến lược sản phẩm

30

4.3.2. Chiến lược giá

32

4.3.3. Chiến lược phân phối

36

4.3.4. Chiến lược chiêu thị cổ động


37

4.4. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến việc tiêu thụ

38

4.4.1. Nhân tố thuộc về nhà nước

38

4.4.2. Nhân tố thuộc về thị trường

40

4.4.3. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

46

4.5. Phân tích ma trận SWOT

47

4.6. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ

49

4.6.1. Hoàn thiện công tác Marketing

49


4.6.2. Chủ động nguồn nguyên vật liệu

51

4.6.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm

51

4.6.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Về phía nhà nước

53

5.2.2. Về phía công ty


53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVQI

Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính


ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

EMC

Công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức

HANAKA

Công ty Tập đoàn HANAKA

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

LN

Lợi nhuận

NPT

Nợ phải trả

NVCSH


Nguồn vốn chủ sở hữu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QUACERT

Trung tâm chứng nhận phù hợp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THIBIDI

Công ty cổ phần Thiết bị điện

Trđ

Triệu đồng

TTTH

Tính toán tổng hợp

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Công Ty qua 3 Năm 2007 – 2009

10

Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản của Công Ty qua 3 Năm 2007- 2009

12

Bảng 2.3. Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty qua 3 Năm 2007 – 2009

13

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua 3 Năm 2007 – 2009

25

Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu về Hiệu Quả SXKD qua 3 Năm 2007 – 2009

27

Bảng 4.3. Tổng Doanh Thu Sản Phẩm Của Công Ty Qua 3 Năm 2007 – 2009

28

Bảng 4.4. DT Tiêu Thụ Sản Phẩm Thị Trường Nội Địa qua 3 Năm 2007 – 2009

28


Bảng 4.5. Các Chủng Loại Sản Phẩm Máy Biến Áp của Công Ty

30

Bảng 4.6. Đánh Giá Khách Hàng đối với Chất Lượng Sản Phẩm của Công Ty

32

Bảng 4.7. Đơn Giá Sản Phẩm của Công Ty Trong Quý I Năm 2010

34

Bảng 4.8. Đánh Giá Khách Hàng về Mức Độ Phù Hợp với Mức Giá của Công Ty

35

Bảng 4.9. Các Khoản CP Chiêu Thị Cổ Động của Công Ty 3 Năm 2007 – 2009

38

Bảng 4.10. Ma trận SWOT

48

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

8

Hình 3.1. Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Công Nghiệp

21

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Sản Phẩm của Công Ty Năm 2009

31

Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm của Công ty

36

Hình 4.3. Biểu Đồ Thị Phần các Công Ty Sản Xuất Máy Biến Áp trên Thị Trường
Năm 2009

43

Hình 4.4. Sơ Đồ Mô Hình Phòng Marketing.

49

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, quá trình hội nhập quốc tế,
tự do hóa thương mại đã và đang có những tác động tích cực đối với nước ta. Tuy
nhiên quá trình hội nhập cũng mang lại những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp
trong nước cũng như các công ty và tập đoàn nước ngoài.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đào thải bất
kì một doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả. Lúc này thách thức hàng đầu đặt ra
đối với các doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp, mà
muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả. Để đạt
được hiệu quả kinh tế cao và đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp
phải cố gắng hết sức để thích nghi với môi trường kinh doanh đày quyết liệt, phải có
chính sách, chiến lược đúng đắn, linh hoạt, nhạy bén đối với sự biến đổi kinh tế để từ
đó khẳng định vị trí của mình trên thương trường, tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường ngày càng sôi động và đầy thử thách
giữa các doanh nghiệp, ưu thế sẽ thuộc về những doanh nghiệp có những quyết định
đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong chiến lược kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như những khó khăn trong quá trình áp dụng lý luận vào thực tế
tại các doanh nghệp nhằm tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng và đem lại hiệu quả
cao. Xuất phát từ vấn đề trên, cùng với thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thiết bị
điện và sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tôi muốn được tìm hiểu về
tình hình tiêu thụ sản phẩm và các chiến lược Marketing mà công ty đã áp dụng để bổ


sung, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tiễn. Vì
thế, tôi đã thực hiện đề tài “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN, TỈNH ĐỒNG NAI ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm và chiến lược Marketing đối với sản phẩm
tại công ty cổ phần Thiết bị điện để thấy được những ưu và nhược điểm trong quá trình
phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Từ đó đưa ra giải pháp giúp đẩy mạnh
sản lượng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ
vững thị phần.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty qua 3 năm 2007 – 2009.
Tìm hiểu các chiến lược Marketing và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm.
Đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Thiết bị điện, tỉnh Đồng Nai
Phạm vi thời gian: Từ ngày 1/4/2010 -1/6/2010
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do, mục đích chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về Công ty từ quá trình hình thành và phát triển đến chức
năng nhiệm vụ của Công ty cho đến cơ cấu tổ chức, quản lý …
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về tiêu thụ, các chiến lược Marketing và các
phương pháp nghiên cứu phục vụ cho việc phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2


Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đồng

thời đi sâu vào phân tích các hoạt động Marketing mà Công ty đang áp dụng, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu rút ra những kết luận và đề xuất kiến nghị nhằm giúp
công ty nâng cao năng lực hoạt động của mình

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường máy biến áp
Hiện nay, Việt Nam đang trên đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Nhà nước tập trung chủ yếu vào các công việc phát triển công nghiệp và
nâng cấp đời sống vật chất của con người ngày càng cao, do đó việc đưa điện về các
vùng nông thôn, cũng như nâng cấp điện ở các khu công nghiệp đã được đề ra, đã thúc
đẩy nhu cầu sử dụng máy biến áp tăng lên cao.
Là một trong những ngành công nghiệp được xem là ngành trọng điểm của
quốc gia nên ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo máy biến áp cũng rất được nhà nước
quan tâm. Vì vậy để có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các công ty phải có một
tiềm lực kinh tế và kỹ thuật rất lớn. Tính đến nay chỉ có khoảng 20 Công ty sản xuất,
kinh doanh máy biến áp có hiệu quả. Mặc dù số lượng các nhà sản xuất máy biến áp
trên thị trường rất ít so với các ngành khác nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty lại rất
cao. Bởi vì sự cạnh tranh ở đây là sự cạnh tranh về công nghệ kỹ thuật, và quan trọng
không kém nữa là sự cạnh tranh về uy tín sản xuất, uy tín chất lượng sản phẩm. Không
như những ngành hàng khác, để có thể mua một máy biến áp khách hàng phải chi trả
từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, có cái lên đến cả tỷ đồng, đôi khi nếu máy hư hỏng
chất lượng không được đảm bảo sẽ gây ra rất nhiều tổn thất cho khách hàng. Chính vì
vậy, khách hàng sẽ rất cân nhắc trong việc lựa chọn nhà cung cấp, do đó trong lĩnh vực

sản xuất kinh doanh máy biến áp có thêm sự cạnh tranh về uy tín, chất lượng sản
phẩm.
Có một đặc điểm rất quan trọng nữa trong ngành sản xuất, chế tạo máy biến áp
là tất cả các máy biến áp được lắp đặt ở đâu sẽ phải chế tạo theo tiêu chuẩn của Điện
lực đó đề ra, nếu như máy không đạt tiêu chuẩn thì sẽ không được các Điện lực cho
đóng điện. Ví dụ như khu vực do Công ty Điện lực 2 quản lý thì phải theo tiêu chuẩn
TCVN hoặc tiêu chuẩn QĐ 1094, Khu vực do Công ty Điện lực 3 quản lý thì phải theo


tiêu chuẩn QĐ 1545, hay Điện lực TP.HCM thì theo tiêu chuẩn 2077, Điện lực Đồng
Nai thì tiêu chuẩn 800, …
Điều đặc biệt quan trọng ở đây là thị trường máy biến áp không có sự cạnh
tranh về giá gay gắt như những ngành khác, hầu hết tất cả các công ty đều có giá tương
đương nhau, có khác đi chăng nữa thì cũng chỉ thấp hơn vài ba triệu, không đủ để
được gọi là cạnh tranh về giá, và cũng hầu như khách hàng cũng hiểu được là để có
một sản phẩm tốt, đòi hỏi phải có giá hợp lý, không có chuyện hàng tốt mà giá rẻ được
trong ngành kinh doanh sản xuất, chế tạo máy biến áp.
2.2. Tổng quan về Công ty
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN
Tên viết tắt: THIBIDI
Tên thương mại: Electrical Equipment Joint Stock Company
Logo:

Trụ sở chính: Đường số 9, Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai.
Điện thoại: (061) 3836 139 – 3836 276
Fax: (061) 3836 070
Email:
5



Website: www.thibidi.com.vn
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Thiết bị điện là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công
ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện - Bộ Công Nghiệp, chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm
máy biến áp các loại. Công ty Thiết bị điện có tiền thân là nhà máy Thiết bị điện.
Nhà máy Thiết bị điện được thành lập năm 1980 trên cơ sở sát nhập 2 nhà máy.
Nhà máy Thiết bị điện 4: Trước 1975, có tên Coviton là công ty chuyên sản xuất tôn
tráng kẽm; năm 1976, được chuyển đổi để sản xuất máy biến áp phân phối trung thế.
Nhà máy Dinuco: Trước 1975, chuyên sản xuất ống nước, đồng hồ nước; năm 1976,
sản xuất động cơ điện. Năm 1990: Nhà máy thiết bị điện trực thuộc Tổng công Ty
Thiết Bị Kỹ Thuật Điện.
Ngày 14/7/1995, Nhà máy Thiết bị điện được đổi tên thành công ty Thiết bị
điện" theo quyết định số 708 QĐ/TCCBĐT của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng và
lấy tên giao dịch quốc tế, nhãn hiệu hàng hóa: THIBIDI
Ngày 17/12/2004 Công ty Thiết bị điện đăng ký kinh doanh lần đầu với Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai , theo đó tên giao dịch là "Công ty TNHH một thành
viên Thiết bị điện".
Ngày 13/02/2007 Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp (QĐ số 549/QĐBCN) về việc cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên thiết bị điện.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a) Chức năng
Công ty cổ phần Thiết bị điện có phạm vi kinh doanh tương đối lớn, với các
chức năng cơ bản sau: Sản xuất – chế tạo, xuất khẩu các sản phẩm máy biến áp; kinh
doanh cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu; duy trì và không
ngừng phát triển thị trường máy biến áp tại thị truờng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho công ty trong điều kiện kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt; cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật
và các nhu cầu tiêu dùng cho việc sản xuất; thực hiện phân phối theo hiệu quả công
việc, tính công bằng xã hội và quan tâm đến quyền lợi của nhà nước, lợi ích của các

thành viên trong Công ty.
6


b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh và đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn, không ngừng ổn định và mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến các
trình tự thủ tục góp phần gia tăng thu nhập, tăng thu chi ngân sách, từ đó cải thiện và
nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tăng cường vốn sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao, đồng thời thu hút thêm
nguồn vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu kinh doanh bằng những phương án kinh doanh
có hiệu quả cao, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Bảo đảm hiệu quả kinh tế cao nhất cho Nhà nước. Thực hiện chính sách tiền
lương, quản lý nhân sự, làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, đảm bảo quyền
lợi người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài sản XHCN theo quy định
của nhà nước.

7


2.2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

Nguồn: Phòng nhân sự
Quản lý trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc thủ trưởng. Giám đốc là
người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Giám
đốc trực tiếp phụ trách các phòng kế hoạch vật tư, tài chính, tổ chức nhân sự.
Các phó Giám đốc giúp việc cho giám đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu trong
lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban phân xưởng có liên quan.

Phó giám đốc kỹ thuật. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kỹ thuật và phụ
trách phòng kỹ thuật, KCS, phân xưởng cơ điện, phân xưởng chế thử.
8


Phó giám đốc sản xuất. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề sản xuất và phụ
trách phân xưởng biến áp phân xưởng vỏ và phân xưởng sơn.
Phó giám đốc kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh doanh và
phụ trách phòng thương mại, phòng tài vụ và phòng hành chính.
Các phòng ban
Công ty có 8 phòng chức năng. Phòng thương mại, Kỹ thuật, Kế hoạch vật tư,
KCS, Cơ điện, Hành chánh, Tổ chức nhân sự, Tài vụ. Các phòng này thực hiện các
chức năng và tham mưu cho giám đốc lĩnh vực của mình.
Phòng thương mại
Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu. Quản lý
thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty. Quản lý hệ thống phân phối và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng kỹ thuật
Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty.
Phòng tài vụ
Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá
thành sản phẩm, giám sát việc chấp hành kỹ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn.
Phòng kế hoạch vật tư
Thực hiện công tác cung ứng, quản lý vật tư. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi và
hiệu chỉnh kế hoạch.
Phòng nhân sự
Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ
máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế độ,

chính sách đối với người lao động.
Phòng hành chính
Phục vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chính, quản trị.
Đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng cơ điện
9


Quản lý trang thiết bị của công ty, định lịch sửa chữa bảo dưỡng.
Phòng KCS
Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành
phẩm cuối cùng. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm đầu vào. Thống kê bán
thành phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thong báo kịp thời cho Ban Lãnh
đạo và các phòng ban có liên quan.
Công ty có 5 phân xưởng chính : phân xưởng biến áp, phân xưởng vật liệu cách
điện, phân xưởng vỏ, phân xưởng sơn, phân xưởng chế thử. Ngoài ra, công ty còn có
phân xưởng cơ điện, làm nhiệm vụ hỗ trợ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị và gia
công khuôn gá cho tất cả các phân xưởng.
2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a) Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009
Lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, với đội ngũ lao động có kinh nghiệm, làm việc nhiệt tình, một bộ máy tổ
chức, quản lý tốt thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả cao và phát
triển nhờ yếu tố này. Chính vì vậy công ty cổ phần Thiết bị điện cũng quan tâm đến
công tác tuyển dụng và sử dụng lao động sao cho hợp lí để mang lại hiệu suất cao
nhất. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Công Ty qua 3 Năm 2007 – 2009
Chỉ tiêu

ĐVT


Năm

Tỷ lệ

Năm

Tỷ lệ

Năm

Tỷ lệ

2007

(%)

2008

(%)

2009

(%)

Chênh lệch

Chênh lệch

2008-2007


2009-2008

±Δ

%

±Δ

%

Phân theo giới tính
Nam

Người

445

88,29

459

88,61

453

89,00

14


3,15

-6

-1,31

Nữ

Người

59

11,71

59

11,39

56

11,00

0

0,00

-3

-5,08


Trực tiếp

Người

280

55,56

291

56,18

284

55,80

11

3,93

-7

-2,41

Gián tiếp

Người

224


44,44

227

43,82

225

44,20

3

1,34

-2

-0,88

Trên ĐH

Người

3

0,60

2

0,39


2

0,39

-1

-33,33

0

0,00

ĐH,CĐ

Người

145

28,77

141

27,22

137

26,92

-4


-2,76

-4

-2,84

Trung cấp

Người

34

6,75

36

6,95

39

7,66

2

5,88

3

8,33


Phổ thông

Người

322

63,89

339

65,44

331

65,03

17

5,28

-8

-2,36

Tổng

Người

504


100,00

518

100,00

509

100,00

14

2,78

-9

-1,74

Phân theo mục đích

Phân theo trình độ

10


Nguồn: Phòng Nhân sự
Qua bảng 2.2 ta nhận thấy số lao động công ty tăng giảm không đồng đều. Cụ
thể, tổng số lao động năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,78 %, tương ứng 14 người do
công ty mở rộng kinh doanh. Năm 2009 lại giảm 1,31 %, tương ứng 6 người so với
năm 2008 do công ty cũng đang trong tình hình biến động kinh tế của thế giới nên

thực hiện chính sách cắt giảm lao động nhưng số lượng không lớn. Trong đó:
Lao động nam của công ty là chủ yếu, chiếm số lượng lớn với 89% vào năm
2009, còn lao động nữ chỉ chiếm 11% trong tổng số lao động của công ty. Do Công ty
sản xuất máy biến áp sẽ chuyên về kỹ thuật hơn nên thu hút nhiều lao động nam hơn
lao động nữ.
Lao động có trình độ trên ĐH, ĐH, CĐ có 139 người chiếm 27,31%. Với một
tỷ lệ như trên coi như công ty đã có số lao động có trình độ này tương đối. Lực lượng
lao động này phục vụ chủ yếu cho công tác lãnh đạo, quản lý.
Lực lượng lao động trung cấp có 39 người, chiếm 7,66% lực lương lao động
trong toàn công ty . Đây là lực lượng lao động chiếm ít nhất trong công ty.
Lao động phổ thông có 331 người, chiếm 65,03% tổng lao động toàn công ty.
Đây là lực lượng lao động đông nhất trong công ty, đồng thời cũng là lao động trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Nhìn chung trình độ lao động của Công ty tương đối. Tuy nhiên, Công ty nên
cẩn thận hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự để có được lực lượng công nhân có tay
nghề cao hơn và có trình độ tốt hơn, lúc đó tình hình sản xuất sẽ được cải thiện hơn,
tăng năng suất trong lao động, nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ hơn.
b) Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009
Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của công ty theo kết cấu của tài sản
và bao gồm hai loại:
Tài sản ngắn hạn. Phản ánh các khoản tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn. Phản ánh các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản
đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản dài hạn khác.

11


Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản của Công Ty qua 3 Năm 2007- 2009
Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

Chênh lệch

Chênh lệch

2008-2007

2009-2008

±Δ

%

±Δ

%


Tài sản ngắn hạn

Trđ

515.385

552.122

499.735

36.737

7,13

-52.387

-9,49

Tài sản dài hạn

Trđ

83.742

87.584

74.137

3.842


4,59

-13.447

-15,35

Tang

Trđ

599.127

639.706

573.872

40.579

6,77

-65.834

-10,29

Nguồn: Phòng thương mại
Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 6.77 % , tương
ứng 40.579.000.000 đồng, năm 2009 lại giảm 10.29 %, tương ứng 65.834.000.000
đồng. Nguyên nhân:
Tài sản ngắn hạn của năm 2008 so với năm 2007 tăng 7,13 %, tương ứng

36.737.000.000 đồng do hàng tồn kho của công ty tăng. Nhưng tài sản ngắn hạn của
năm 2009 lại giảm 9,49 % so với năm 2008, tương ứng 52.387.000.000 đồng do Công
ty đã giảm được lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng tăng lên.
Tài sản dài hạn của năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,59 %, tương ứng
3.842.000.000 đồng do công ty đã đầu tư vào các công ty con, làm cho tài sản của
Công ty tăng. Song sang năm 2009, tài sản dài hạn lại giảm 15,35 %, tương ứng
13.447.000.000 đồng do giá trị tài sản cố định hữu hình ngày càng giảm, chi phí trả
trước dài hạn cũng giảm.
c) Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009
Vốn là phạm trù trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng hóa.
Vốn sản xuất trong công ty là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được công
ty sử dụng một cách hợp lý và có khoa học, dùng vào sản xuất kinh doanh. Nó được
chia làm hai bộ phận:
Nợ phải trả. Phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh, các khoản
chênh lệch tỷ giá, các quỹ và lãi chưa được sử dụng. Tình hình nguồn vốn được thể
12


hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty qua 3 Năm 2007 – 2009
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

Năm

Năm


2007

2008

2009

Chênh lệch

Chênh lệch

2008-2007

2009-2008

±Δ

%

±Δ

%

NPT

Trđ

503.341

541.281


431.587

37.940

7,54

-109.694

-20,27

NVCSH

Trđ

95.786

98.425

142.285

2.639

2,76

43.860

44,56

Tang


Trđ

599.127

639.706

573.872

40.579

6,77

-65.834

-10,29

Nguồn: Phòng Thương mại
Bảng 2.4 cho thấy:
Nợ phải trả của năm 2008 so với 2007 tăng 7,54 %, tương ứng số tiền
37.737.000.000 đồng do vay và nợ ngắn hạn tăng. Nợ phải trả của Công ty cao do
Công ty phải trả lãi lớn, điều đó sẽ gây áp lực lớn trong hoạt động sản xuất của công
ty. Năm 2009, nợ phải trả giảm 20,27 %, tương ứng 109.694.000.000 đồng so với
2008 do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán giảm.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 so với năm 2008 tăng khá cao, đạt 44,56 %,
tương ứng 43.860.000.000 đồng do vốn đầu tư của các chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đang làm ăn có lời, cũng như ban
lãnh đạo Công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn, đảm bảo cho quá trình hoạt
động của công ty.
Nhìn chung, nợ phải trả của Công ty đang có xu hướng giảm, nguồn vốn chủ sở

hữu tăng, cho thấy Công ty ngày càng ổn định về tài chính, cân đối được thu chi làm
cho hiệu quả kinh tế ngày càng tăng lên. Nhờ vậy, vị thế của Công ty ngày được củng
cố và phát triển.
2.2.6. Định hướng phát triển của Công ty
Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa bằng cách tiếp thị mở rộng thị trường ra các
tỉnh phía Bắc, tăng thị phần tiêu thụ lên 30 %, đặc biệt hướng phát triển về các tỉnh
đồng bằng, vùng sâu, vùng xa và các tỉnh miền núi. Đồng thời, Công ty có chiến lược
xuất khẩu sang các nước: Lào, Mianmar và Iraq trong những năm tới.
Doanh thu tăng từ 15-18%, thu nhập bình quân tăng 10% so với năm trước đó.
Phấn đấu sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng tốt, không còn hư hỏng khi đã
13


xuất xưởng. Vận động giáo dục CBCNV thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 đã được cơ quan nước ngoài chứng nhận BVQI và trong nước
QUACERT cấp. Tăng cường vận động giáo dục CBCNV có ý thức cạnh tranh ngoài
thị trường chứ không nên chạy theo sản phẩm. trong cạnh tranh ngoài thị trường đòi
hỏi làm việc với tinh thần sáng tạo cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm của chính mình,
không chủ quan, không thỏa mãn với thành tích đã đạt được làm ảnh hưởng đến uy tín
làm ăn lâu dài của Công ty.

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tiêu thụ
a) Khái niệm

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.
Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc
vòng luân chuyển vốn. Sản phẩm tiêu thụ được thì mới tích lũy để tái sản xuất mở
rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vôn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại,
sản phẩm tiêu thụ chậm thì gây cản trở sản xuất, lợi nhuận thu được sẽ thấp.
b) Vai trò của tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiêu thụ sản phẩm là công việc hằng ngày của doanh nghiệp, đồng thời cũng là
mối quan tâm hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu sản xuất sản phẩm ra
không tiêu thụ được, không được sự chấp nhận của người tiêu dùng thì sản xuất trở
nên vô nghĩa. Tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trang trải
các chi là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm làm tăng tích lũy tài chính, tạo điều kiện cho hoạt động đầu
tư và mở rộng sản xuất, có thêm kinh phí cho các phong trào hoạt động của doanh
nghiệp, kích thích tăng năng suất lao động.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng suất mà sản xuất phải hướng tới
tiêu dùng lấy đó làm mục tiêu chính để sản xuất kinh doanh và thông qua tiêu thụ sẽ
nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng về số lượng, chất lượng và chủng loại. cho nên tiêu
thụ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập
cho doanh nghiệp nói chung và toàn xã hội nói riêng.


c) Nhiệm vụ của tiêu thụ sản phẩm
Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt số lượng, chất lượng và
mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tình hình tiêu thụ. Từ đó, đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụvề số lượng lẫn chất lượng.
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Nhân tố thuộc về nhà nước: Bao gồm các nhân tố về nhân khẩu, kinh tế, chính

sách, pháp luật của Nhà nước đối với ngành, với doanh nghiệp.
Yếu tố nhân khẩu: Dân số tăng kéo theo nhu cầu và các doanh nghiệp phải thỏa
mãn nhu cầu đó. Các xu thế nhân khẩu như sự gia tăng dân số, gia tăng dân số của
người đi làm, sự thay đổi về cách sống của gia đình… cũng ảnh hưởng đến tình hình
tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố về kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát … có tác động rất lớn đền doanh nghiệp, chúng có thể
trở thành nguy cơ và cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Sự phân bố thu nhập
không đồng đều kéo theo khả năng tiêu dùng cũng khác nhau giữa các tầng lớp khác
nhau.
Yếu tố về pháp luật: Đó là sự can thiệp của Nhà nước bằng các văn bản pháp
luật để huy động những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, nghiên cứu các
chính sách pháp luật giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho
phép quyền tự sản xuất của mình.
Nhân tố thuộc về thị trường: Bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn
cung ứng, các trung gian marketing.
Khách hàng: Nhân tố khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết định đến quy
mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng
đầu trong việc xác định chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu nhân tố khách hàng giúp
cho doanh nghiệp xác định nhu cầu nào của con người chưa được thỏa mãn, lượng
khách hàng là bao nhiêu, họ đang tìm kiếm loại hàng nào và họ sẵn sàng mua với giá
nào, phương thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất… để đáp ứng nhu cầu
16


×