Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ TIỀN LƯƠNGTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU TW2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.62 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÂN LỰC VÀ TIỀN LƯƠNGTẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU TW2

HUỲNH THỊ THANH HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ Ý KIẾN
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU TW2” do HUỲNH THỊ THANH HIỀN, sinh
viên khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày__________________.

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn

__________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến mẹ, người đã có công dưỡng dục
tôi trong suốt ba năm qua. Mẹ đã dạy tôi bao nhiêu điều hay lẽ phải. Mẹ luôn là điểm
tựa cho tôi sau mỗi lần tôi vấp ngã. Tình thương của mẹ thật sự bao la như trời biển.
Kế đến tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các anh chị của mình, những người
đã đóng góp về vật chất và tinh thần cho tôi qua các năm học, dạy dỗ tôi thật nhiều
điều trong cuộc sống. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Năng, từ khi biết Cô
em đã học thêm được rất nhiều điều. Thực sự, ngoài gia đình em, Cô là người đầu tiên
tạo cho em động lực để em cố gắng hơn trong việc học.
Kế đến tôi xin cám ơn thầy Nguyễn Viết Sản, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn

thành khóa luận này.
Tiếp theo xin gửi lời cám ơn đến ban giám đốc, cùng các anh chị đơn vị Tổ
Chức Nhân Sự của công ty CP Dược Liệu TW2 đã tạo điều kiện cho tôi thực tập có
hiệu quả.
Và cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn đã giúp tôi trong việc
học, và đã chia sẽ cùng tôi những khi tôi găp khó khăn.
TP HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Huỳnh Thị Thanh Hiền


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ THANH HIỀN. Tháng 06 năm 2010.”Một Số Ý Kiến Nhằm Hòan
Thiện Công Tác Quản Lý Nhân Lực Và Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Dược
Liệu Trung Ương 2”.
HUYNH THI THANH HIEN. June 2010. “Solutions to Perfect Human Resource
and Salary Managing at National Phytopharma Jont-Stock Company”.
Nội dung đề tài là thông qua một số dữ liệu thu thập được tại công ty, tiến hành
phân tích, đánh giá công tác quản lý nhân lực và tiền lương tại công ty. Dựa vào số
liệu thu thập được, tiến hành tìm hiểu tình hình SXKD của công ty trong những năm
gần đây, tìm hiểu về nguồn nhân lực, tình hình tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại
công ty. Bên cạnh đó là tìm hiểu về càch trả lương, các biện pháp và chế độ khuyến
khích nhân viên tại công ty. Từ đó, tìm ra những ưu và khuyết điểm đang tồn tại trong
công ty. Thông qua việc nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn
công tác quản lý nhân lực và tiền lương tại công ty.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Cổ phần

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐH

Đại học

ĐV

Đơn vị

ĐVT

Đơn vị tính

HĐLĐ

Hợp đồng lao động


HĐQT

Hội đồng quản trị

KCX

Khu chế xuất

PC

Phụ cấp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCNS

Tổ chức nhân sự

TGĐ

Tổng giám đốc

TW

Trung ương


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.1Thời gian nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3.2Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................................... 2
1.4Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................... 4
2.2Chức năng và quyền hạn của công ty ..................................................................... 5
2.2.1Chức năng hoạt động ...................................................................................................... 5
2.2.2Quyền hạn của công ty.................................................................................................... 5
2.3Nhiệm vụ chủ yếu của công ty................................................................................ 6
2.4Sản phẩm chính của công ty ................................................................................... 6
2.5Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................... 7
2.6Chức năng, quyền hạn của các cá nhân và ĐV....................................................... 8
2.7Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây .........................10
2.8Thuận lợi và khó khăn hiện nay của công ty ........................................................12
2.8.1Thuận lợi......................................................................................................................... 12
2.8.2Khó khăn......................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................14
3.1Cơ sở lý luận .........................................................................................................14
3.1.1Khái niệm chung............................................................................................................ 14
3.1.2Quản lý nhân lực và quỹ lương trong doanh nghiệp ................................................. 16


v


3.1.3Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
.................................................................................................................................................. 19

3.2Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................20
3.2.1Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................................... 20
3.2.2Phương pháp phân tích ................................................................................................. 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................21
4.1Tình hình quản lý nhân lực của công ty................................................................21
4.1.1Cơ cấu lao động ............................................................................................................. 21
4.1.2Biến động lao động ở công ty ...................................................................................... 24
4.1.3Công tác tuyển dụng tại công ty .................................................................................. 24
4.1.4Công tác đào tạo tại công ty ......................................................................................... 29
4.1.5Đánh giá chung về công tác tuyển dụng và đào tạo .................................................. 34
4.2Công tác tiền lương trong công ty ........................................................................37
4.2.1Cách tính lương và hình thức trả lương tại công ty................................................... 37
4.2.2Các chế độ khuyến khích nhân viên............................................................................ 40
4.2.3Đánh giá chung về công tác tiền lương và khuyến khích lao động......................... 42
4.3Một số ý kiến hoàn thiện công tác quản lý nhân lực và quản lý tiền lương cho
công ty........................................................................................................................43
4.3.1Hoàn thiện chức năng đơn vị nhân sự......................................................................... 44
4.3.2Hoàn thiện công tác tuyển dụng .................................................................................. 44
4.3.3Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển .................................................................. 46
4.3.4Hoàn thiện công tác đánh giá và chính sách đãi ngộ người lao động ..................... 47
4.3.5Về công tác tiền lương .................................................................................................. 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................50
5.1 Kết luận ................................................................................................................50
5.2Kiến nghị...............................................................................................................50

5.2.1Đối với công ty .............................................................................................................. 51
5.2.2Đối với Chính phủ: ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả Họat Động Kinh Doanh Năm 2008 ................................................10
Bảng 2.2. Bảng Tóm Tắt Hoạt Động SXKD Năm 2008 So Với Thực Hiện Năm 2007
.......................................................................................................................................11
Bảng 2.3. Tình Hình Thực Hiện SXKD Năm 2009 ......................................................12
Bảng 4.1. Cơ Cấu Lao Động Chung của Công Ty Năm 2009 ......................................21
Bảng 4.2 Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ qua các Năm.............................................23
Bảng 4.3. Số Lượng CB-CNV qua các Năm 2006, 2007, 2008, 2009..........................24
Bảng 4.4. Danh Sách Nhân Viên Tuyển Dụng Mới Năm 2009 ....................................29
Bảng 4.5. Tình Hình Đào Tạo Năm 2009 .....................................................................34

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần dược liệu TW2 ............................................ 7
Hình 2.2. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Hoạt Động SXKD Năm 2007 và 2008 qua Vào
Chỉ Tiêu ................................................................................................................................... 12
Hình 4.1. Biểu Đồ Kết Cấu Lao Động Phân Theo Giới Tính Quan Các Năm............... 22
Hinh 4.2 Biểu Đồ Kết Cấu Lao Động Phân Theo Hình Thức Lao Động ....................... 22
Hình 4.3 Quy trình Tuyển Dụng Nhân Viên của Công Ty CP Duợc Liệu TW2 ........... 26
Hình 4.4. Quy Trình Đào Tạo Nhân Viên của Công Ty CP Dược Liệu TW2 ............... 31


viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bất cứ một tập thể , một tổ chức, một công ty nào dù có tầm vóc lớn đến đâu,
hoạt động trong lĩnh vực nào thì tầm quan trọng của con người là thực tế hiển nhiên
không ai phủ nhận được. Vì thế, vấn đề quản trị nguồn nhân lực ngày càng được các
nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một trong những chức năng
quan trọng của ngành quản trị.
Quản trị nguồn nhân lực là vấn đề rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thị
trường hiện nay. Theo nhận định của Alvin Toffler – nhà tương lai học nổi tiếng người
Mĩ: “lâu đài máy móc không còn là quan trọng, cái quan trọng thật sự là năng lực và
những sáng kiến ẩn giấu trong vỏ não của nhân viên công ty”. Nếu một công ty có
công tác quản trị tốt, công ty đó sẽ có một sức mạnh đoàn kết giúp công ty vượt qua
khó khăn và ngày càng phát triển bền vững.
Quản trị nhân sự đã phát triển ở các nước trên thế giới trong những năm trước
đây nhưng ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới được chú ý đến. Vậy làm thế nào để quản
trị nhân sự có hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách đối với doanh nghiệp. Sự biến
động của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của nhân viên đã tạo ra một sức ép lớn đòi hỏi các nhà quản trị Việt
Nam có quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững kỹ năng
mới về quan điểm con người.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng suất, chất lượng và hiệu quả luôn
là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Tiền lương được coi là một trong những
chính sách quan trọng để đạt được mục tiêu nói trên. Tiền lương đối với người lao
động là thu nhập chủ yếu, là động lực để tái sản xuất sức lao động đã hao phí. Thực tế
đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương đúng đắn thì người lao



động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng hái lao động, tích cực cãi tiến kỹ thuật, sáng
tạo…dem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự và tiền lương, sau
quá trình học tập tại trường và thực tập tại công ty Cổ Phần dựơc liệu trung ương 2,
em đã chọn đề tài “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực và
tiền lương tại công ty cổ phần dược liệu trung ương 2” để làm đề tài tốt nghiệp. Em
hy vọng qua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề quản lý nhân sự và công
tác tiền lương tại công ty, và cóthể đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác này
tại công ty.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng quản lý nhân sự và công tác tiền lương tại công ty. Trên

cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự và tiền
lương tại công ty
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập từ 29/03/2010 đến 07/05/210 để thu thập số liệu nghiên cứu
từ năm 2007 đến năm 2009
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Công ty cổ phần dược liệu trung ương 2. Số 24 Nguyễn Thị Nghĩa, P. Bến
Thành, Q.1, TP HCM
1.4


Cấu trúc luận văn
Chương 1 mở đầu, trình bày các nguyên nhân lựa chọn đề tài nghiên cứu bao

gồm đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và cấu trúc luận văn.
Chương 2 nêu tổng quan về công ty, khái quát quá trình hình thành và phát triển
của công ty, chức năng và quyền hạn của công ty, nhiệm vụ chủ yếu của công ty., cơ
cấu tổ chức và tình hình hoat động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Chương 3 nội dung và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận về quản lý nhân
sự và cơ sở lý luận về tiền lương. Vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài. Từ
những lý thuyết làm nền tảng tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhân sự và tiền
lương tại công ty.

2


Chương 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này làm rõ những vần đề đã
nêu ra trong mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nhân sự và công tác tiền lương tại công ty.
Chương 5 nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra cá kiền nghị
với công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
-


Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Liệu Trung Ương II

-

Văn ĐV trụ sở: 24 Nguyễn Thị Nghĩa, Quận 1, TP HCM

-

Điện thoại: 08.38.323058

-

Fax: 08.38.323.012

-

Công ty có tên giao dịch là NATIONAL PHYTOPHARMA JONT-STOCK
COMPANY

-

Tên viết tắt: PHYTOPHARMA VN (PHYTOPHARMA)

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000980 được cấp vào ngày
08/05/2002.

-


Mã số tài khoản: 0302597675 được mở tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
chi nhánh KCX Tân Thuận.

-

Ngành nghề SXKD chính: Dược liệu, Dược phẩm

-

Hoạt động SXKD: tiêu thụ nội địa và xuất nhập khẩu

-

Vốn điều lệ: 28.000.000.000 VND. Trong đó
• Vốn điều lệ của nhà nước: 8.400.000.000 VND
• Vốn cổ đông nội bộ: 16.800.000.000 VND
• Vốn cổ đông ngoài công ty: 2.800.000.000 VND


CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU TW2 trước đây được tổ chức theo hình
thức các xí nghiệp liên hiệp dược (Nông – Công –Thương) chuyển sang chịu sự quản
lý của Tổng công ty Dược Việt Nam
CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW2 được thành lập theo quyết định số 1286/BYT
của Bộ YTế ngày12/05/1993, là một doanh nghiệp nhà nước và đồng thời chịu sự quản
lý của nhà nước và các cơ quan pháp luật có liên quan theo pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được quyền vay vốn và
mở tài khoản tại ngân hàng.
Ngày 08/05/2002 công ty được quyết định chuyển thể thành Công Ty Cổ Phần
Dược Liệu TW2 và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam.
2.2 Chức năng và quyền hạn của công ty

2.2.1 Chức năng hoạt động
Công Ty Cổ Phần Dược Liệu TW2 là đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được quyền vay vốn và mở tài khoản tại ngân hàng.
Hoạt động theo qui định của của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của đơn vị chủ
quản.
Ban Tổng Giám Đốc lãnh đạo, chỉ đạo các thành viên của công ty hoàn thành
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch, quy
hoạch phát triển ngành dược liệu. Chức năng của công ty như sau: sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu dược liệu, tân dược, hương liệu… Các dịch vụ liên quan đến ngành y
tế: hội chợ, triễn lãm, thông tin quảng cáo, du lịch, kho bãi, hội thảo…
2.2.2 Quyền hạn của công ty
-

Hạch toán kinh tế độc lập.

-

Có quyền thuê và cho thuê các tài sản cố định.

-

Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp hương liệu, đồng thời nhập
nguyên liệu và thiết bị phụ tùng cần thiết cho sản xuất dược liệu.

-

Công ty có quyền quan hệ ký hợp đồng, kỹ thuật sản xuất, gia công, nuôi trồng,
thu mua trao đổi vật tư, dược liệu với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế.


5


2.3 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty
-

Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại dược liệu (bao gồm thuốc nam,
thuốc bắc và các sản phẩm dược liệu có thể làm thuốc), thuốc đông nam dược
và thuốc tây dược

-

Liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế để sản xuất, kinh doanh dược
phẩm. Sản xuất một số thành phẩm đông dược ở dạng thuốc thang, thuốc rượu,
cao xoa.

-

Tổ chức nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu để cung cấp cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu.

-

Tổ chức biên chế, bảo quản dược liệu, tinh dầu và hương liệu.

2.4 Sản phẩm chính của công ty
Các loại nguyên liệu và sản phẩm y dược, hương liệu, dược liệu, mỹ phẩm, thực
phẩm, nông lâm sản, thủy hải sản, bao gồm:

# Tân dược

- Acemol AC/40 (chai), Alaxan, Alvityl (viên), Amox (250mg và 500mg),
Aspirne, Decolgen, Polydexa, Paracetamol…

# Đông dược
-

Bột tam thất, dầu thuốc sát khuẩn Phytamin, dung dịch xông xịt muỗi, thang
thuốc bổ huyết, dưỡng thận, phong tê thấp, nấm linh chi, tử tán phong, hoàn
thập toàn đại bổ…

6


2.5 Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Dược Liệu TW2
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐV. TCKT

ĐV. Tồn Trữ

ĐV. XNK

BAN KIỂM SOÁT

ĐV. TCNS


TT SX KD Thuốc

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
7

CN. Đồng Nai

ĐV.KH

CN. Hà Nội


2.6 Chức năng, quyền hạn của các cá nhân và ĐV
a. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty.
b. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,
trừ những vấn đề mà Hội đồng quản trị không được ủy quyền.
c. Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc
ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính…
d. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Là người điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện

quyền và nhiệm vụ được giao.
e. Phó tổng giám đốc
Phụ trách công ty tổ chức kinh doanh, kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước TGĐ về
quyền hạn được giao:
ƒ Thảo luận, thương lượng, ký kết hợp đồng mua, chế biến…
ƒ Thay mặt chủ tài khoản ký kết lệnh vay, rút tiền ngân hàng.
ƒ Xây dựng và tổ chức các phương án cải tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất.
f. Đơn vị tổ chức nhân sự
Có chức năng đề xuất và thừa hành chỉ đạo của HĐQT và TGĐ về các công tác
sau:
ƒ Quản trị nhân sự và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
ƒ Hành chánh quản trị, văn thư.
ƒ Công tác vận chuyển.
ƒ Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tài sản, cơ sở vật chất trong công ty, trật tự,
kỷ cương an toàn trong công ty.
8


g. Đơn vị tài chính kế toán
− Tổ chức công tác hạch toán kế toán và thực hiện giám sát toàn bộ hoạt động
kinh doanh.
− Dựa trên chứng từ sổ sách, xây dựng quá trình hạch toán kế toán toàn công
ty.
h. Đơn vị xuất nhập khẩu
− Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, tất cả các sản phẩm mà công ty có
chức năng kinh doanh.
− Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cấp ĐV.
− Tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh
doanh hàng năm cấp công ty.
i. Đơn vị tồn trữ thuốc

− Thực hiện đầy đủ mọi quy chế về chuyên môn và hành chánh của ngành
dược và nhà nước ban hành, mọi quy định cụ thể của thủ trưởng đơn vị.
− Quản lý tốt chất lượng, số lượng hàng hóa. Bảo vệ an toàn tài sản xã hội chủ
nghĩa, chống mọi mất mát đổ vỡ và mọi biểu hiện tiêu cực đối với tài sản
XHCN trong phạm vi trực thuộc ĐV kho vận.
− Thực hiện chế độ kiếm kê theo định kỳ của công ty (6 tháng – 01 năm).
− Thống kê tổng hợp hàng hóa, luân chuyển các kho một cách chính xác, đúng
thời gian quy định.
− Quản lý cơ sở vật chất (kho, bãi) phục vụ công tác tồn trữ.
− Quản lý dịch vụ cho thuê kho bãi.
j. Trung tâm sản xuất kinh doanh thuốc
− Sản xuất các loại thuốc đông dược, các sản phẩm chế biến từ dược liệu và
kinh doanh các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược và các sản phẩm chế
biến từ dược liệu trong phạm vi giấy phép kinh doanh của công ty.
− Kinh doanh vật tư thiết bị y tế.
k. Các chi nhánh
− Chi nhánh Công ty CP Dược Liệu TW2 tại Đồng Nai
− Chi nhánh Công ty CP Dược Liệu TW2 tại Hà Nội
9


2.7 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
Bảng 2.1. Kết Quả Họat Động Kinh Doanh Năm 2008
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu

KH Năm 2008

TH Năm 2008


4.556.500.000

5.236.996.188

196.423.000

232.974.740

DT thuần bán hàng, cung cấp DV

4.556.500.000

5.003.991.448

Giá vốn hàng bán

4.512.800.000

4.945.826.166

43.700.000

58.165.281

4.544.000.000

5.013.234.515

12.500.000


17.453.655

thuế TNDN

3.640.000

5.886.442

Lợi nhuận sau thuế

8.860.000

11.567.212

31.643

41.311

DT bán hàng, cung cấp DV
Các khoản giảm trừ DT

LN gộp bán hàng, cung cấp DV
Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn: ĐV Tài Chính Kế Toán
Nhìn chung năm 2008 công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ, đạt được muc tiêu
đã đặt ra. Doanh thu đạt 109.8% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 139.6% so

với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 130.5% so với kế hoạch

10


Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động SXKD Năm 2008 So Với Năm 2007
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008 TL% tăng giảm

DT bán hàng và cung cấp DV

4.011.647.718

5.236.966.188

DT thuần bán hàng và DV

3.843.582.934

5.003.991.448

30.18%

Giá vốn hàng bán

3.798.689.118


4.945.826.166

30.20%

LN gộp bán hàng và DV

45.163.816

58.165.281

28.79%

DT hoạt động tài chính

5.332.239

12.148.980

127.84%

Chi phí tài chính

5.845.481

18.175.524

210.93%

Chi phí bán hàng


16.164.109

26.177.539

61.95%

Chí phí quản lý doanh nghiệp

16.700.753

22.508.664

34.78%

3.448.919

14.547.742

321.81%

Tổng LN kế toán trước thuế

14.547.730

17.453.655

19.98%

LN sau thuế


10.235.607

11.567.212

13.01%

73

41

Thu nhập khác

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn: ĐV Tài Chính Kế Toán
Năm 2008 doanh thu tăng 30.18%so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế tăng
19.98%. trong năm 2008, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 14 tỷ đồng lên 28 tỷ
đồng làm cho chỉ số EPS lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm còn 41.311 đồng.

11


Hình 2.2. Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Hoạt Động SXKD Năm 2007 và 2008 qua
Vào Chỉ Tiêu

5000000000000

Các khoản giảm trừ doanh
thu

DT thuần bán hàng, cung
cấp DV
giá vốn hàng bán

4000000000000
3000000000000
2000000000000
1000000000000
0

Năm 2007

5236966188506
232974740450
5003991448056
4945826166701
58165281355

DT bán hàng, cung cấp DV

4001647718543
167794783624
3843852934829
3798689118729
45163816100

6000000000000

Lợi nhuận gộp bán hàng,
cung cấp DV


Năm 2008

Bảng 2.3. Tình Hình Thực Hiện SXKD Năm 2009
ĐVT:1000đồng
Chỉ tiêu

KH năm 2009

TH năm 2009

TL % TH/KH

DT thuần (chịu thuế)

5.273.710.000

6.307.967.185

120%

Giá vốn, giá thành

5.218.588.360

6.240.718.544

120%

Lợi tức gộp


55.121.640

67.248.641

122%

Chi phí bán hàn và QLDN

42.267.137

50.916.103

120%

TN khác

4.8000.000

6.000.000

LN trước thuế

17.654.503

22.332.538

126%

LN sau thuế


13.240.877

16.749.403

126%

Nguồn: ĐV Tài Chính Kế Toán
Nhìn chung, năm 2009 công ty có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra. Lợi nhuận thu được
cao hơn so với kế hoạch 26%. Từ đó có thể thấy công ty đã kinh doanh có hiệu quả.
2.8 Thuận lợi và khó khăn hiện nay của công ty
2.8.1 Thuận lợi
-

Văn phòng công ty đặt tại trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc đi lại, giao
dịch với khách hàng. Các cửa hàng và kho của công ty đặt gần các trung tâm
bán sỉ dược phẩm thuận lợi cho tiệu thụ hàng hóa.
12


-

Công ty có xây dựng kho GSP để đáp ứng khối lượng hàng hóa, ngày càng
tăng, bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn và chủ trương của Bộ Y Tế.

-

Công ty thực hiện chuẩn hóa công việc theo tiêu chuẩn ISO.

-


Trung tâm có liên kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng dược
liệu nên có thể chủ động cung cấp được nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo
với số lượng lớn.

-

Đội ngũ hầu hết trẻ, năng động trong công việc, và có trình độ chuyên ngành
dược, ngoại thương, quản trị. Do đó công ty đã mạnh dạn ký kết nhiều hợp
đồng với các đối tác nước ngoài và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng đã ký.

2.8.2 Khó khăn
-

Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, do đó khi muốn nhập khẩu phải có
giấy phép của Cục quản lý Dược Việt Nam. Tuy nhiên, do một số mặt hàng bị
hạn chế nhập khẩu hoặc phải chờ thẩm định cấp giấy phép nên đôi khi công ty
cũng bị động về nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

-

Một số mặt hàng ở Việt Nam chưa sản xuất được nhưng phải áp mã số thuế suất
cao và đôi khi việc áp mã số hàng hóa không thống nhất giữa hải quan và doanh
nghiệp đã làm tốn nhiều thời gian trong việc xác định mã số hàng hóa, làm cho
giá cả sản phẩm tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh.

-

Thuế VAT của công ty phải nộp ngay trong thời hạn 30 ngày sau khi nhập
hàng, mặc dù hàng chưa bán được nên đã làm hạn chế nguồn vốn kinh doanh

của công ty.

-

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006), các cam kết trong lĩnh vực
dược phẩm cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm , sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu ủy thác, do đó công ty phải có chính sách thay
đổi để thích nghi với điều kiện mới. Mặt khác, có thể gặp vấn đề liên quan đến
sở hữu trí tuệ của sản phẩm nhập khẩu.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm chung
¾ Quản lý
Quản lý trong kinh doanh hay trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành
động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục
tiêu chung. Theo Henry Fayol thì công việc quản lý bao gồm năm nhiệm vụ: xây dựng
kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát.
Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Đó là nghệ thuật làm cho
nhân viên làm việc có hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có
bạn. Còn khoa học là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý. Lên
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều cơ bản trong khoa học đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp

nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của
phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự
khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt hơn.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể
từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý
học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
-

Tailor: “làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy
chú y đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.

-

Fayel: “quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều
chỉnh và kiểm soát.


-

Hard Koont: “quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người
hoàn thành một cách hiệuquả mục tiêu đã định”.

-

Peter F Druker: “suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm
ở nhận thức mà là ở hành động, kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở
thành quả, quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.

-


Peter.F.Dalark: “định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên
ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm ba chức năng chính là: quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích tổng hợp

những quan điểm không giống nhau. Những quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn
nhưng chưa đầy đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như một hiện tượng chứ chưa
làm bộc lộ rõ bản chất của nó.
Quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và
có người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi. Do đó để hình thành
nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý, tiếp đến cần xác định đối
tượng quản lý và cuối cùng là cần xác định mục đích quản lý.
Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt
động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó.
¾ Nguồn nhân lực
Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực, chẳng hạn như:
-

Nguồn nhân lực là những con người của tổ chức (với quy mô, loại hình, chức
năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của
tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới.

-

Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân
bảo đảm nguồn sáng tạo và các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục
tiêu của tổ chức.

-


Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hóa
đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, kiến thức và năng lực thực có cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng
tiềm năng của con người.
¾ Tiền lương
15


Theo nghĩa rộng “tiền công” bao gồm tất cả các hình thức bù đắp mà doanh
nghiệp dành cho người lao động. Nó bao gồm tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng
và các hình thức trả tiền khác.
Phần chính của tiền công chính là tiền lương, do đó trong thực tiễn chúng ta
thường dùng khái niệm tiền lương với nghĩa là tiền công.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó
Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động
phải căn cứ vào số lượng lao động cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hại của
công việc… để tính lương cho người lao động.
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người
sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong
nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp
đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động.
Theo lý thuyết tiền lương của W.Petty thì tiền lương là khoản sinh hoạt tối thiểu
cần thiết cho công nhân và không vượt quá mức này.
3.1.2 Quản lý nhân lực và quỹ lương trong doanh nghiệp
¾ Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định,
tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn

cảnh của tổ chức.
Giáo sư người Mỹ Dinock cho rằng: “quản lý nhân sự bao gồm toàn bộ những
biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những
trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”.
Còn giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “quản lý nhân sự là nghệ thuật chọn lựa
những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng
công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
Quản lý nhân lực (Human Resources Management-HRM) là một tên gọi khá
mới trong chuỗi khái niệm và thông lệ liên quan đến quản lý con người. Thực ra trong
suốt hơn 50 năm qua, thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ thay thế cho thuật
16


×