Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN CÔNG TÁC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.83 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN
CÔNG TÁC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUNG NAM

LÊ NGỌC HÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MARKETING CỦA
CÔNG TY BỘT MÌ TRUNG NAM” của sinh viên khóa 32 ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

.

NGUYỄN VIẾT SẢN
Giáo viên hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày tháng năm 2010


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày tháng năm 2010

Ngày tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin ghi nhớ công ơn to lớn của ba mẹ và những người thân trong
gia đình đã vất vả nuôi nấng, dạy dỗ con trưởng thành, tạo mọi điều kiện để con có
được như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường đại học Nông Lâm,
các thầy cô trong khoa Kinh Tế, cô chủ nhiệm đã tận tình dạy dỗ em suốt thời gian
qua.
Kế tiếp em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Viết Sản đã giúp đỡ,
định hướng và chỉ dạy để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty cổ phần Trung Nam cùng
toàn thể các anh chị trong phòng Marketing đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh động viên

tinh thần và giúp đỡ trong những lúc tôi gặp khó khăn
Xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới quý Thầy Cô Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy Nguyễn Viết Sản và những người
thân yêu nhất của tôi cùng toàn thể các anh chị đang công tác tại công ty cổ phần
Trung Nam nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Sinh viên
Lê Ngọc Hân


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ NGỌC HÂN. Tháng 07 năm 2010. “Thực Trạng và Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty Cổ Phần Trung Nam”.
LE NGOC HAN. July 07 2010. “The Situation and Some Solutions to
Improve Maketing Activities of Trung Nam Joint - Stock Company”.
Đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Marketing
của công ty cổ phần Trung Nam” được thực hiện tại phòng Marketing của công ty cổ
phần Trung Nam. Bài đã đi vào tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua
2 năm 2008-2009 và các chiến lược hoạt động Marketing mà công ty đang thực hiện
bao gồm chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu
thị cổ động. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing
và mở rộng thị phần cho công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2


1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về công ty

4

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.2.1. Lịch sử hình thành

4

2.2.2. Quá trình phát triển

4

2.2.3. Sản phẩm của công ty

5

2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty


6

2.3.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty

6

2.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

6

2.3.3. Qui trình sản xuất bột mì

7

2.3.4. Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty

9

2.4 . Thuận lợi và khó khăn của công ty

9

2.4.1. Thuận lợi

9

2.4.2. Khó khăn

9


CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

11
11

3.1.1. Khái quát về Marketing

11

3.1.2. Môi trường Marketing

12
v


3.1.3. Một số chiến lược Marketing

15

3.1.4. Ma trận Swot

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


22

3.2.2. Phương pháp phân tích

22

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

23
23

4.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

23

4.1.2. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm qua 2 năm 2008 – 2009

25

4.1.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh

26

4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty

27

4.2.1. Những nhân tố bên ngoài


27

4.2.2. Môi trường bên trong

35

4.3. Phân tích ma trận Swot

47

4.4. Một số biện pháp nhằm nâng hoàn thiện hoạt động Marketing và mở rộng thị
phần cho công ty bột mì

48

4.4.1. Thiết kế lại cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh và tiếp thị

48

4.4.2. Điều chỉnh lại giá cả

49

4.4.3. Chiêu thị cồ động

49

4.4.4. Chiến lược phân phối


51

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

5.2.1. Đối với công ty

54

5.2.2. Đối với nhà nước

55

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DTHĐTC

Doanh thu hoạt động tài chính


Các khoản GT

Các khoản giảm trừ

Chi phí BH

Chi phí bán hàng

Chi phí QLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí TC

Chi phí tài chính

DTBHVCCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTTBHVCCDV Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
GVHB

Giá vốn hàng bán

ISO

Internetional Standard Organizetion (Tiêu chuẩn quốc tế)

KCN


Khu công nghiệp

LNGBHVCCDV Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNSTTNDN

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

LNTTHĐKD

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

PR

Public Relation (Quan hệ cộng đồng)

R&D

Reseach & Development (Nghiên cứu và phát triển)

SL Nhập

Sản lượng nhập

SL Xuất

Sản lượng xuất

SXKD


Sản xuất kinh doanh

Thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tổng LNTT

Tổng lợi nhuận trước thuế

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLN/DTT

Tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu thuần

TSLN/TTS

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản


TSLN/VCSH

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

USD

Đồng Đô la

VND

Đồng Việt Nam

vii


WTO

Word Trade Organizetation (Tổ chức thương mại thế giới)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2008-2009

23

Bảng 4.2. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua 2 Năm 2008-2009


25

Bảng 4.3. Chỉ Tiêu Lợi Nhuận của Công Ty Qua Hai Năm 2008-2009

26

Bảng 4.4. Thị Phần của Các Công Ty Bột Mì Trên Thị Trường

31

Bảng 4.5. Hệ Thống Mạng Lưới Khách Hàng Năm 2009

33

Bảng 4.6. Tình Hình Biến Động Giá Cả trong 2 Năm 2008- 2009

34

Bảng 4.7. Cơ Cấu Tổ Chức và Phân Bố Lao Động của Công Ty trong
2 Năm 2008 và 2009.

36

Bảng 4.8. Chi Phí Hoạt Động Marketing của Công Ty

37

Bảng 4.9. Đánh Giá của Khách Hàng về Giá Cả Sản Phẩm

43


Bảng 4.10. Đánh Giá về Tiến Độ Giao Hàng của Công Ty

45

Bảng 4.11. Đánh Giá của Khách Hàng về Hình Thức Khuyến Mãi của Công Ty

46

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Trung Nam

6

Sơ đồ 2.2. Qui Trình Sản Xuất Bột Mì

8

Sơ đồ 3.1. Các Yếu Tố Môi Trường Vi Mô

13

Hình 4.1. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Theo Quý Qua 2 Năm 2008 Và 2009

27


Hình 4.2. Biểu Đồ Thị Phần của Các Công Ty Bột Mì Trên Thị Trường

32

Hình 4.3. Biểu Đồ Phân Phối Mạng Lưới Khách Hàng Năm 2009

33

Hình 4.4. Biểu Đồ Tình Hình Biến Động Giá Cả trong 2 Năm 2008- 2009

35

Sơ đồ 4.5.Tổ Chức Phòng Kinh Doanh và Tiếp Thị Sản Phẩm

37

Hình 4.6. Biểu Đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Giá Cả Sản Phẩm

43

Hình 4.7. Biểu Đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Hình Thức Khuyến Mãi
của Công Ty

46

Sơ Đồ 4.8. Phòng Sales & Marketing Sau Khi Thiết Kế Lại

49

x



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lương thực, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với nhân loại, luôn tồn tại,
đồng hành cùng với cuộc sống con người. Chúng ngày càng được chú trọng hơn không
chỉ bởi nhu cầu ăn uống để tồn tại của con người mà còn bởi nhiều lý do khác như sự
bùng nổ dân số toàn cầu hay việc mức sống được nâng cao khiến cho nhu cầu ăn uống
không chỉ đòi hỏi no đủ mà còn là sự ngon miệng trong từng bữa ăn. Các sản phẩm,
thực phẩm có nguồn gốc rất đa dạng từ động vật, từ thực vật, từ vi sinh vật…Tuy
nhiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ, quả, hạt ngũ cốc…vẫn chiếm một
tỷ trọng khá lớn.
Sản phẩm chế biến từ hạt lúa mì là bột mì có giá trị sử dụng cao nhất. Bánh mì
không những có độ calo cao mà còn dễ tiêu hoá. Đặc biệt bột mì còn có gluten mà các
loại lương thực khác không có, vì vậy bột mì là nguyên liệu chính trong kỹ nghệ bánh
mì, mỳ ống, bánh xốp…mà không thể thay được hay khó chế biến từ bột hạt lương
thực khác. Ngoài ra lúa mì còn dùng nhiều trong các kỹ nghệ thực phẩm khác như
rượu, tinh bột, đường. Tinh bột mì cũng được dùng nhiều trong các ngành kỹ nghệ
khác nhau.
Ở Việt Nam tuy không trồng được lúa mì nhưng từ lâu bột mì và các sản phẩm
chế biến từ bột mì đã được sử dụng rộng rãi trong nhân dân và là nguồn thực phẩm
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy ngày càng nhiều doanh nghiệp
kinh doanh mặt hàng này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất
khẩu. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2009, Việt Nam đã có khoảng 30 doanh
nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực này. Vì vậy, để giữ vững và nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trên thị thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp
phải có các biện pháp tiếp cận thị thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó



với các nguy cơ, đe dọa cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được
điều này doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh theo hướng thị trường, theo khách
hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh
doanh trên thị trường. Trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sách
Marketing với những chiến lược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén
và hiệu quả của doanh nghiệp để đi tới thành công.
Từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty cổ phần Trung Nam
em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
Marketing của công ty cổ phần bột mì Trung Nam”.
1.1 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của
công ty cổ phần Trung Nam, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị phần của
công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng hoạt động SXKD của công ty.
 Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của
công ty.
 Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
 Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị phần cho công ty.
1.2 . Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: được thực hiện trên phạm vi các khách hàng ở thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng
 Phạm vi thời gian: các số liệu được thu thập và phân tích trong thời gian từ
24/03/2010 đến 01/06/2010.
1.3 . Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài và phạm vi nghiên cứu.


2


Đưa ra những lí do, tầm quan trọng của hoạt động Marketing của công ty trong giai
đoạn hiện nay, trình bày mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề
tài.
Chương 2: Tổng quan về tình hình chung của công ty
Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng nhiệm
vụ cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra những khái niệm Marketing và các chỉ tiêu, phương pháp nhằm đánh giá thực
trạng hoạt động Marketing và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời
trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp phân tích, thu
thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy
đủ trong quá trình phân tích.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sau đó chương IV đã đi sâu
vào phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động Marketing trong giai đoạn năm 2008, 2009. Trên cơ sở đó đề ra các
biện pháp Marketing để khắc phục những điểm yếu, phát huy mặt mạnh nhằm mở
rộng thị phần cho công ty trong thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Kết luận đưa ra một số nhận định chung về đề tài nghiên cứu, đưa ra nhận xét tổng
quát về tình hình thực tế của công ty.
Kiến nghị một số giải pháp đối với công ty và nhà nước để công ty hoạt động hiệu quả
hơn.

3



CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NAM
Địa chỉ Công ty: ấp Bình Quới, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650.788.491 - 788.492 Fax:0650.832.962–789.356
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4602000050
Ngày cấp: 08/05/2000
Nơi cấp: sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương
Vốn đầu tư: 27.000.000.000 đồng (vốn điều lệ)
Ngành nghề SX - KD: xây xát và kinh doanh lúa mì, bột mì các loại
Tiêu chuẩn quản lý: ISO 9001:2000
Công ty được xây dựng trên khu đất có diện tích 12900,8 m2 tại ấp Bình Quới, xã
Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống
giao thông rất thuận lợi, nằm trong khu trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Bình
Dương.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.2.1. Lịch sử hình thành
Khởi nguồn từ một cơ sở sản xuất bánh mì do ông Mã Quang và bà Nguyễn Thị
Lài tạo dựng từ năm 1982. Là một cơ sở tư nhân qui mô nhỏ, đơn giản, quản lý mang
tính hộ gia đình nhưng nhờ có uy tín, kinh nghiệm nên cơ sở phát triển rất nhanh vào
những năm của thập niên 80 và 90. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất bánh mì, từ
giữa thập niên 90, bà Nguyễn Thị Lài mở rộng cơ sở bằng việc kinh doanh bột mì với
một hệ thống bán lẻ và đại lý ở nhiều nơi, từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây…Từ đó, thương hiệu phát triển gắn liền với
tên tuổi người sáng lập.


2.2.2. Quá trình phát triển

 Năm 2002, từ tên “Công ty TNHH Thanh Tân” công ty đã đổi tên thành “Công
ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Thuận An” với tổng vốn ban đầu 6.000.000.000
đồng. Qua quá trình họat động, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đầu tư
cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
 Với cơ sở ban đầu 01 nhà máy, 1 kho nguyên liệu và 1 kho thành phẩm, công ty
đã xây dựng thêm 02 kho nguyên liệu, 03 Silô chứa lúa và 02 kho thành phẩm, công
suất sản xuất từ 100 tấn/ngày. Năng lực lưu trữ hàng hóa đã được nâng cao, chủ động
nâng cao năng suất sản xuất và đa dạng sản phẩm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu
của khách hàng.
 Đầu năm 2005, công ty quyết định đổi tên thành “Công ty cổ phần Trung
Nam”, tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất, tăng vốn đầu tư lên 27.000.000.000 đồng,
xây dựng mới hệ thống Silô chứa lúa.
 Từ tháng 07/2006, công ty bột mì Trung Nam là một trong những doanh nghiệp
sản xuất bột mì đầu tiên trong cả nước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 – 2000. Công ty đã được tổ chức TUV Rheinland của Đức chính thức
công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 số 01 100 075317 vào tháng 5/2007.
 Đầu năm 2008, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 04 Silô chứa lúa với
dung lượng 10.000 tấn nhằm mục đích giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm để
tăng sức cạnh tranh.
 Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Ngày
07/05/2009, đại hội đồng cổ đông quyết định tăng vốn điều lệ của công ty lên
67.000.000.000 đồng.
 Tháng 09/2009, công ty được tổ chức TUV Rheinland của Đức công nhận và
cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2008. Công suất sản xuất hiện nay tăng lên 250 tấn/ngày.
2.2.3. Sản phẩm của công ty
 Hiệp sỹ
 Sư tử biển
 Bông lúa đỏ
 Bột mỳ Đồng Tiền Nâu
 Bột mỳ hiệu Đồng Tiền Vàng

5


 Bột mỳ hiệu Đồng Tiền Xanh
 Bột mì Con Voi
 VF2
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.3.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ bột mì với chi tiết các ngành nghề
chính như sau:
- Sản xuất, kinh doanh bột mì và các sản phẩm phụ từ lúa mì như cám
- Ngoài ra công ty Trung Nam đã xúc tiến đầu tư khu du lịch sinh thái tại Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang với tổng dự toán trên 200 tỷ đồng, đã đầu tư phần cơ bản giá trị
trên 60 tỷ đồng.. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư trong năm 2010 và 2011.
2.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Trung Nam
Tổng giám
đốc

Phó tổng
giám đốc

Phòng kinh
doanh và
tiếp thị

Phòng tài
chính kế
toán


Phòng kế
hoạch

Phòng
hành chánh
nhân sự

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Tổng Giám Đốc: là người lãnh đạo cao nhất, đại diện nhất về mặt pháp lý đồng
thời cũng là người chịu trách nhiệm đến hoạt động của toàn bộ công ty, có quyền
quyết định toàn bộ kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh.

6


Phó Tổng Giám Đốc: là người tham mưu cho giám đốc và thay mặt cho giám
đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi
được uỷ quyền, đề xuất các phương án kinh doanh, các chương trình hoạt động,…
Phòng Kế Toán: theo dõi các khoản thu, chi và hỗ trợ cho các phòng ban khác
trong việc thanh toán tiền hàng giữa công ty và các đối tác trong và ngoài nước. Cuối
kỳ, kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo quyết toán, phân tích tình hình
tài chính để giúp ban giám đốc ra quyết định đúng đắn và kịp thời, đảm bảo cho việc
kinh doanh liên tục và hiệu quả.
Phòng Kinh Doanh và Tiếp Thị: báo cáo kết quả kinh doanh một cách định kỳ
lên ban lãnh đạo công ty một cách chính xác kịp thời và trung thực, tham mưu quan
trọng cho giám đốc về những vấn đề về chiến lược kinh doanh, trực tiếp chịu trách
nhiệm về các chiến lược kinh doanh, có nhiệm vụ bán hàng, yểm trợ kỹ thuật và thực
hiện các hoạt động Marketing.
Phòng Hành Chánh Nhân Sự: có nhiệm vụ thực hiện chức năng tổ chức, bố trí,
sắp xếp nhân viên sao cho phù hợp, có hiệu quả. Phòng còn có nhiệm vụ quản lí nhân

sự, xây dựng nội quy, quy chế quản lý lao động, thực hiện một số công việc cũng như
lương bổng khen thưởng.
Phòng Kế Hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu, theo
dõi tiến độ giao hàng,…
2.3.3. Qui trình sản xuất bột mì
Lúa mì sau khi nhập khẩu về sẽ được chứa trong các Silo chờ đưa vào sản xuất.
Qui trình bao gồm khâu phân loại, làm sạch, quá trình nghiền lẫn hoặc nghiền phân
loại, trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại được nghiền nhỏ
tới độ mịn thích hợp... các sản phẩm nghiền trung gian và bột nghiền đều phải thực
hiện như sau:
- Giảm độ mất mát tổn thất giá trị dinh dưỡng đến mức tối thiểu.
- Tránh các thay đổi không mong muốn về các đặc tính công nghệ của bột.
Các thành phần sau đây có thể được thêm vào bột mì với số lượng cần thiết vì
các mục đích công nghệ như:

7


- Các sản phẩm malt có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, hạt
mạch đen hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất
lượng thực phẩm thích hợp.
- Các chất dinh dưỡng: việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit
amin đặc hiệu phải phù hợp với pháp luật của nước tiêu thụ sản phẩm.
Các chất nhiễm bẩn:
- Kim loại nặng: trong bột mì không được phép có kim loại nặng với số lượng
gây nguy hiểm cho con người.
- Dư lượng chất trừ sinh vật hại: bột mì phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép
theo quy định về dư lượng chất trừ sinh vật hại.
Tiêu chuẩn bao gói và ghi nhãn:
- Bột mì phải được bao gói và vận chuyển trong các bao bì hợp vệ sinh, đảm

bảo chất lượng dinh dưỡng và kỹ thuật của sản phẩm.
- Bao bì chỉ được làm bằng các vật liệu đảm bảo sự an toàn và thích hợp với
mục đích sử dụng. Bao bì không được thải các chất độc hoặc mùi vị lạ vào sản phẩm.
- Ghi nhãn: tên của thực phẩm phải được ghi rõ trên nhãn là “bột mì” hoặc tên
thích hợp do yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cần phải ghi thêm các chỉ tiêu chất
lượng theo yêu cầu. Hàm lượng tro có thể được công bố bổ sung.
Sơ đồ 2.2. Qui Trình Sản Xuất Bột Mì
Lệnh sản xuất

Chuyển lúa mỳ
từ Sillo

Thêm vào chất làm thơm hoặc
Bột mỳ
(75%)

Hệ thống phân loại,
lọc tạp chất, gia ẩm từ
24-36h

Đưa vào dây chuyền
xay xát

chất tẩy trắng
Bột cám
(25%)

Nguồn: Phòng Kế Hoạch

8



2.3.4. Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty
a) Định hướng
Tiếp tục tập trung khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực để sản xuất và
kinh doanh bột mì và các sản phẩm từ lúa mì. Bên cạnh đó, công ty sẽ tăng cường xây
dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc duy trì và
nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ.
b) Mục tiêu
Không ngừng gia tăng năng lực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
công ty nói chung và gia tăng giá trị cho cổ đông là mục tiêu mà công ty hướng tới.
2.4 . Thuận lợi và khó khăn của công ty
2.4.1. Thuận lợi
 Công ty cổ phần bột mì Trung Nam có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao
thông rất thuận lợi, nằm trong khu trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Bình
Dương.
 Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp luôn kiểm tra chặt chẽ từng giai
đoạn trong quy trình sản xuất và cung ứng.
 Hệ thống quản lí chất lượng luôn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi
đến tay khách hàng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, mới đây là phiên
bản 2008 và hệ thống HACCP.


Công ty có một lượng khách hàng ổn định là những đơn vị có thương hiệu nổi

tiếng trên thị trường như Acecook Việt Nam, công ty Vifon, công ty CP Việt Nam,
công ty Uni-President, Grobest, CJ.Vina, Tomboy …
2.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp nhiều khó khăn như:
 Nguyên liệu của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài, chất lượng không ổn định

và giá cả ngày càng tăng cao. Dây chuyền xay xát lúa mì và các thiết bị kèm theo chưa
được trang bị hiện đại, tỷ lệ cho ra thành phẩm chưa cao (75%).
 Công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong và
ngoài nước khi Việt Nam gia nhập WTO.

9


 Khó khăn toàn cầu từ việc lạm phát, giá lương thực tăng cao, khủng hoảng tài
chính nên doanh nghiệp sản xuất khựng lại, dẫn đến người lao động không có việc
làm, đời sống khó khăn cho nên hầu như người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm.

10


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái quát về Marketing
a. Khái niệm
Theo CIM (Uk’s Charter Institue of Marketing) cho rằng “Marketing là quá
trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách
hiệu quả và có lợi”.
Theo AMA (American Association Marketing 1985) cho rằng “Marketing là
tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo định giá, xúc tiến và phối hợp ý tưởng,
hàng hóa, dịch vụ để tạo ra sự thay đổi và thỏa mãn những mục tiêu cá nhân của tổ
chức”.
Theo Principle of Marketing, Philip Kotler và Gary Armstrong,1994 cho rằng “
Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và

mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Marketing là quá trình phát hiện, gợi mở ra các
nhu cầu khách hàng và từ đó tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó, đồng thời mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra nhận xét:
Marketing đáp ứng nhu cầu của người mua lẫn người bán thông qua đáp ứng
nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong muốn.
Mọi hoạt động Marketing đều hướng theo khách hàng, Marketing phải nghiên
cứu, dự đoán để nhận biết và thỏa mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng.
Bản chất của Marketing là sự mong đợi, chỉ bán cái khách hàng cần chứ không
bán cái doanh nghiệp sẵn có.
b. Mục tiêu của Marketing


Thỏa mãn khách hàng: là vấn đề sống còn của công ty. Các nỗ lực của
Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành
với công ty, qua đó thu phục thêm khách hàng mới.
Chiến thắng trong cạnh tranh: giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt các
thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.
Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty
tích lũy và phát triển.
c. Chức năng của Marketing
Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: dự báo và thích ứng với những
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, tập hợp các thông tin để
quyết định các vấn đề Marketing.
Mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập thị trường
mới.
Phân tích người tiêu thụ: xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến
trình mua của người tiêu thụ; lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực
Marketing vào.

Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng sản phẩm, hình ảnh
sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì.
Hoạch định phân phối: xây dựng mối liên hệ trung gian phân phối, quản lý dự
trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ.
Hoạch định xúc tiến: thông qua hình thức quảng cáo, quan hệ công chúng, bán
hàng cá nhân và khuyến mãi.
Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán
hàng.
Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing
3.1.2. Môi trường Marketing
a) Môi trường vĩ mô
 Dân số: liên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là các nhân
tố tạo ra thị trường.

12


 Kinh tế: các yếu này không chỉ bao hàm trong một ngành, một liên ngành mà
còn phải xét đến vấn đề kinh tế của một vùng, một quốc gia và có thể xa hơn là một
khu vực. Các nhà Marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập
trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.


Tự nhiên: là những yếu tố về thiên nhiên, thổ nhưỡng, thời tiết có ảnh hưởng

nhất định đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
 Công nghệ: là những yếu tố chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng vẫn không gây hại đến môi trường sống.
b) Môi trường vi mô
Sơ đồ 3.1. Các Yếu Tố Môi Trường Vi Mô

Các
Nhà

Doanh
nghiệp

cung
ứng

Đối thủ
cạnh tranh

trung

Khách

gian

hàng

Marketing

Công chúng

Nguồn: Trần Đình Lý, Marketing căn bản trường Đại học Nông Lâm
 Doanh nghiệp: trong việc thiết kế một kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp,
bộ phận Marketing phải chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đồng thời phải hợp
tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như bộ phận nghiên cứu và phát triển,
nhân sự, vật tư, sản xuất, tài chính và kế toán của doanh nghiệp đó. Tất cả các bộ phận
liên quan này tạo nên một môi trường nội tại của doanh nghiệp.

 Nhà cung ứng: là những cá nhân hay tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết
cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Khách hàng: là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị
trường. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Nghiên cứu
khách hàng giúp cho doanh nghiệp xác định nhu cầu của con người chưa được thỏa
13


mãn, lượng khách hàng là bao nhiêu, họ đang cần tìm kiếm loại hàng nào và họ sẵn
sàng mua với giá nào, phương thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất. Mặt
khác, nghiên cứu nhân tố khách hàng nhằm có biện pháp điều chỉnh công việc kinh
doanh sao cho phù hợp những gì khách hàng mong muốn để giữ được khách hàng.
 Các trung gian Marketing có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán
và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm:
Các trung gian phân phối: là các doanh nghiệp hay cá nhân hỗ trợ nhà sản xuất
trong việc tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức cung cấp dịch vụ và lưu thông sản phẩm: giúp các trung gian phân phối
dự trữ sản phẩm và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing: các công ty nghiên cứu thị trường, quảng
cáo, tư vấn, giúp các doanh nghiệp định hướng chính xác hơn về nhu cầu, mong muốn
của khách hàng và định vị tốt sản phẩm của họ trên thị trường.
Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng: các ngân hàng, công ty tài chính,
công ty bảo hiểm. Họ cung cấp tài chính cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Vì thế
doanh nghiệp cần phải thiết lập mối qua hệ bền vững với các tổ chức này.


Đối thủ cạnh tranh: là các doanh nghiệp có mặt trong ngành và các doanh

nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ,

đặc biệt các đối thủ có qui mô lớn thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt.
Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững
trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế của mình về giá trị
sử dụng sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh một mặt
sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại các doanh
nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp. Mặt khác sẽ
kích thích doanh nghiệp có chi phí thấp càng thu lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc
trừng phạt và khuyến khích cạnh tranh đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm
mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất vì nó là cơ sở tồn tại, phá sản của doanh
nghiệp.
 Công chúng: là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
14


Bao gồm: giới tài chính, giới truyền thông, giới công quyền, giới địa phương, các tổ
chức xã hội, công chúng rộng rãi.
3.1.3. Một số chiến lược Marketing
a) Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng và mục tiêu kiếm lời của doanh nghiệp hay sản phẩm, là bất kỳ cái gì có
thể hiến cho thị trường: sự chú ý, đồng tình, sự sử dụng hay tiêu thụ có thể thỏa mãn
nhu cầu hay ước muốn.
Vai trò chiến lược sản phẩm: là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị
trường, là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chỉ khi thực hiện tốt
chiến lược sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện gia tăng nghiên cứu thiết kế
sản xuát hàng loạt.
Nội dung của chiến lược sản phẩm:
 Nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu của cạnh tranh và hiệu quả.
 Chu kỳ sống của sản phẩm.

 Phân tích sự thích ứng của sản phẩm với thị trường.
 Phát triển sản phẩm.
 Triển khai sản phẩm mới.
 Bao bì đóng gói.
 Tạo uy tín sản phẩm.
b) Chiến lược giá
Khái niệm giá: là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để
có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở
một nơi nhất định. Giá là thuộc tính căn bản của một sản phẩm.
Vai trò chiến lươc giá: đối với doanh nghiệp giá có vị trí quan trọng trong quá
trình tái sản xuất. Phải định giá như thế nào để bù đắp được chi phí sản xuất và tái sản
xuất mở rộng.
 Giá cả là lĩnh vực thể hiện tranh giành lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền cạnh
tranh, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường.
 Chiến lược giá cả nhằm bổ sung cho chiến lược sản phẩm và các chiến lược
khác để tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận.
15


×