Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN MIỀN TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.92 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN MIỀN
TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LÊ THỊ THOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA
SINH VIÊN MIỀN TRUNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC – TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” do Lê Thị Thoa, sinh viên khóa
32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để
bước vào cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi
luôn ghi nhớ.
Lời cảm ơn đầu tiên em xin dành cho ba, mẹ là những người luôn động viên,
giúp đỡ em đạt được sự thành công như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn :
- Thầy TRẦN ĐỨC LUÂN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận

văn tốt nghiệp này
- Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu để làm hành trang vững chắc cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp cũng như áp dụng những kiến thức đó vào công việc thực tiễn của em
trong tương lai.
- Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, góp ý kiến để em hoàn thành luận
văn này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THOA. Tháng 6 năm 2010. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
Đến Quyết Định Lựa Chọn Nơi Làm Việc của Sinh Viên Miền Trung Sau Khi Tốt
Nghiệp Đại Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LE THI THOA. June 2010, “Analysis of the factors influencing to the
central area student’s working-place selected decision after they graduated. Case
study: Nong Lam University, HCM City”.
Khóa luận tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên miền Trung sau khi tốt nghiệp Đại học trên cơ sở phân tích số liệu
của 150 sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tìm
hiểu đặc điểm nhân khẩu học và xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trong
tương lai (sau khi họ tốt nghiệp đại học), nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chon nơi làm việc của sinh viên. Đề tài cũng đi sâu phân tích xác suất lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên dưới ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đã được xác định. Cuối
cùng là đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng và thu hút nguồn lao động ở
các địa phương.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2


1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về miền Trung Việt Nam

4

2.1.1. Địa lý

4

2.1.2. Khí hậu

6

2.1.3. Kinh tế

7

2.1.4. Lợi thế cạnh tranh của du lịch Miền Trung

9

2.2. Tổng quan về Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM


9

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM 9
2.2.2. Nhiệm vụ chính

11

2.2.3. Chương trình đào tạo

11

2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

12

2.2.5. Nghiên cứu khoa học

14

2.2.6. Khuyến nông

16

2.2.7. Hoạt động hợp tác

16

2.2.8. Địa chỉ liên lạc

17


2.2.9. Một số cở sở vật chất phục vụ cho học tập và sinh hoạt của sinh viên

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Lý thuyết kỳ vọng

20

3.1.2. Mức độ hài lòng

22
v


3.1.3. Lý thuyết ra quyết định

22

3.1.4. Chính sách thu hút nhân tài của địa phương

24

3.1.5. Thị trường lao động


29

3.1.6. Xác định thực trạng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường
dựa vào kết quả điều tra

31

3.1.7. Mô hình Logit

31

3.1.8. Đề xuất các giải pháp để điều tiết lao động tạo sự cân đối giữa các vùng. 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

33

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

34

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


39

4.1. Mô tả cỡ mẫu và nguồn dữ liệu

39

4.2. Phân tích các chỉ tiêu thống kê của một số nhân tố

40

4.2.1. Đặc điểm bản thân sinh viên

40

4.2.2. Quyết định lựa chọn nơi làm việc

43

4.2.3. Kỳ vọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học

46

4.3. Phân tích kinh tế lượng

48

4.3.1. Tác động của biến độc lập lên xác suất lựa chọn về quê của sinh viên

48


4.3.2. Tác động biên của các biến độc lập lên xác suất về quê của sinh viên

54

4.4. Dự đoán xác suất lựa chọn về quê của một số trường hợp

61

4.5. Đề xuất các định hướng sử dụng lao động là sinh viên sau khi tốt nghiệp

62

4.5.1. Tăng cường lực hút của các địa phương (ngoài tp HCM)

62

4.5.2. Sử dụng nguồn lực lao động có hiệu quả

62

4.5.3. Giảm áp lực về xã hội và môi trường tại thành phố HCM

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận


64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

65

5.2.2. Đối với doanh nghiệp

65

5.2.3. Đối với sinh viên

67
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp

Thành phố


ĐHNLTPHCM

Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

SV

Sinh viên

QL

Quốc lộ

GTVT

Giao thông vận tải

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mối Tương Quan giữa Biến Phụ Thuộc và Biến Độc Lập của Sinh viên 37
Bảng 4.1. Đặc Điểm Sinh Viên về Ngành Đào Tạo và Thời Gian Học Tại Trường 40
Bảng 4.2. Quê Quán Sinh Viên

41

Bảng 4.3. Nghề Nghiệp Gia Đình Sinh Viên

42


Bảng 4.4. Mối Quan Hệ Giữa Dự Định Chọn Nơi Làm Việc và Thời Gian Học

43

Bảng 4.5. Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường Làm Việc và Giới Tính

44

Bảng 4.6. Lựa Chọn Công Ty và Thời Gian Làm Việc Dự Kiến của Sinh Viên

45

Bảng 4.7. Kỳ Vọng Mức Lương và Xếp Loại Bằng Đại Học

46

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô hình Logit: Về quê hay ở Tp.HCM

48

Bảng 4.9. Kiểm Định Nâng Cao về Sự Phù Hợp của Mô Hình

51

Bảng 4.10. Hệ Số Tác Động Biên của Từng Biến Độc Lập Trong Mô Hình Logit 55
Bảng 4.11. Xác Suất Ước Lượng Sinh Viên Về Quê

57

Bảng 4.12. Tác Động Biên của Nhân Khẩu Lên Xác Suất Về Quê


58

Bảng 4.13. Tác Động Biên của Cơ Hội Học Thêm Lên Xác Suất Về Quê

59

Bảng 4.14. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Tiêu Chuẩn Của Công Ty Lên Xác Suất
Về Quê của Sinh Viên

60

Bảng 4.15. Một Số Mức Chỉ Tiêu Ảnh Hưởng Đến Xác Suất Lựa Chọn Về Quê của
Sinh Viên

61

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Việt Nam

5

Hình 2.2. Số Lượng Doanh Nghiệp Phân Theo Địa Phương (2000 – 2007)

7

Hình 3.1. Các Mối Quan Hệ Trong Lý Thuyết Kỳ Vọng


20

Hình 3.2. Đường Cầu Lao Động

29

Hình 3.3. Đường Cung Lao Động

30

Hình 4.1. Quyết Định Lựa Chọn Nơi Làm Việc Của Sinh Viên

44

Hình 4.2. Dự Định Học Thêm của Sinh Viên Sau Khi Tốt Nghiệp Đại Học

46

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô hình Logit: Về quê hay ở Tp.HCM
Phụ lục 2. Kỳ Vọng và Dự Đoán Số Lần Đúng (Expectation – Prediction Table)
Phụ lục 3. Kiểm định Andrews and Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit
Phụ lục 4. Thống kê mô tả
Phụ lục 5. Hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập
Phụ lục 6. Bảng câu hỏi


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Gần đây nhiều bài báo đưa tin về việc “hắt hủi nhân tài” ở 1 số tỉnh miền
Trung, đó là tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp và có nguyện vọng về quê làm việc,
phục vụ cho tỉnh nhà nhưng họ không được tiếp đón, không được bố trí công việc hoặc
là bắt phải đợi chỉ tiêu, nhưng chờ mãi cũng không thấy cơ quan địa phương gọi. Tại
sao vậy? Có phải những cơ quan nhà nước không cần nhân lực hay cách thức tuyển
dụng quá rắc rối khiến cho những sinh viên phải lận đận chờ đợi có khi phải trở lại
thành phố để tìm việc. Điều này sẽ là một yếu tố làm cho tình trạng hiện nay là đa số
sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ở lại Tp tìm việc chứ không về quê càng trở nên
gây gắt hơn. Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học, cao
đẳng nhưng số trở về quê thì rất ít, đó là những trường hợp gia đình có điều kiện sẽ tìm
một công việc tại địa phương còn lại là ở lại Tp để tìm việc. Hiện tượng này diễn ra
khi Tp.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa –
Vũng Tàu,… phát triển mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội
việc làm. Nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm quá lớn nếu chỉ tập trung ở
những khu vực trên thì sẽ gây nên tình trạng dư cung lao động ở đó nhưng lại thiếu lao
động ở các tỉnh. Càng ngày tình trạng này càng diễn ra nhiều hơn tạo ra sự chênh lệch
lao động trí thức ở 2 khu vực và kinh tế các tỉnh khó phát triển trong thời kì hội nhập.
Vấn đề đặt ra là làm gì để thu hút nhân tài về phục vụ cho tỉnh nhà, để cân bằng nhân
lực, để phát triển cân đối kinh tế quốc gia.
Chính vì vậy, với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nơi làm việc của sinh viên miền Trung sau khi tốt nghiệp Đại học. Trường
hợp Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM”, tôi hy vọng có thể tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định của sinh viên. Từ đó, có những



chính sách để điều tiết lao động, giúp cho các tỉnh có hướng tác động tích cực để thu
hút sinh viên tốt nghiệp trở về quê làm việc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu học và xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh
viên trong tương lai (sau khi họ tốt nghiệp đại học).
Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon nơi làm việc của sinh viên.
Phân tích xác suất lựa chọn nơi làm việc của sinh viên dưới ảnh hưởng của các
yếu tố ảnh hưởng đã được xác định
Đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng và thu hút nguồn lao động ở
các địa phương.
Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Nếu sinh viên có đầy đủ thông tin về công việc ở địa phương thì họ sẽ có xu
hướng về quê nhiều hơn vì ở quê cuộc sống có vẻ dễ chịu và họ được gần gia đình
hơn.
Nếu các địa phương có cách thay đổi chính sách thu hút nhân tài tốt hơn như:
Đặt vấn đề với sinh viên khi họ sắp tốt nghiệp, sẵn sàng đón tiếp, bố trí cho họ công
việc phù hợp với ngành học thì họ sẽ có động lực học tập và về quê làm việc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tương khảo sát: sinh viên Đại học Nông Lâm Tp.HCM

-

Phạm vi không gian khảo sát: trường ĐH Nông Lâm và các khu nhà trọ gần khu
vực trường.

-


Thời gian khảo sát: đề tài được thực hiện từ ngày 20/3/2010 đến ngày
30/5/2010

1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề
tài và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên tổng quan khu vực có sinh viên được nghiên cứu như về địa lý, khí hậu,
kinh tế, lợi thế cạnh tranh của địa bàn đó.
2


Nêu lên địa bàn nghiên cứu như lịch sử hình thành và phát triển của Trường, vị
trí, nhiệm vụ chính, chương trình đào tạo, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu Khoa học, hoạt
động hợp tác và một số cơ sở vật chất của Trường.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp
thu thập và xử lý thông tin để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đưa ra kết quả nghiên cứu:
Phân tích các chỉ tiêu thống kê của một số nhân tố về đặc điểm của sinh viên.
Phân tích kinh tế lượng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó
Đề xuất một số giải pháp trong vấn đề thu hút nhân tài.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu và một số kiến nghị đến chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp và sinh viên.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về miền Trung Việt Nam
2.1.1. Địa lý
Miền trung bao gồm vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hã Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) và vùng duyên hải
Nam Trung Bộ (gồm Tp.Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Khối núi Bạch Mã – nơi có đèo Hải Vân,
được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai vùng trung.
Đây là một lãnh thổ hẹp theo chiều Đông – Tây, nhưng lại kéo dài theo chiều
Bắc – Nam, với sự phân hoá khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, của dân cư – dân tộc, điều kiện lịch sử… cho phép phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều ngành để khai thác có hiệu quả nhất sự khác biệt lãnh thổ đó.
Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên nhưng chưa khai thác được bao
nhiêu. Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn. Tài nguyên lâm nghiệp tương đối
giàu. Tài nguyên nông nghiệp, thuỷ sản cũng không kém phần đa dạng. Nhưng đây lại
là vùng thường xuyên chịu thiên tai (Qua thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang chịu
ảnh hưởng ít nhất của 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm: Bão, lũ (kể cả
lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông) và là vùng bị
tàn phá nặng nề nhất trong thời gian chiến tranh. Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng thực sự còn gặp nhiều khó khăn. Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất
là với sự hình thành và phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, trong
tương lai gần đây, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.



Hình 2.1. Bản Đồ Việt Nam

Thanh Hóa (6SV)
Nghệ An (8SV)
Hà Tĩnh (3SV)
Quảng Bình (4SV)
Quảng Trị (2SV)

Thừa Thiên Huế (6SV)
Đà Nẵng (1SV)
Quảng Nam (20SV)
Quảng Ngãi (22SV)
Bình Định (47SV)
Phú Yên (16SV)
Khánh Hòa (5SV)
Ninh Thuận (2SV)
Bình Thuận (8SV)

Nguồn: />
5


2.1.2. Khí hậu
Khí hậu miền Trung Việt Nam thì được chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc
Trung Bộ và vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng
Bắc đèo Hải Vân, về mùa đông do bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc cộng thêm bị dãy
núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây ( dãy Phong Nha - Kẽ Bàng) và phía Nam
(tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy
vùng này thường lạnh nhiều vào Đông và thường kèm theo mưa nhiều, do gió mùa
thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với

thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, lúc này do không
còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ
ẩm không khí thấp), gió này được gọi là gió Lào. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái đất,
nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là chuyện của
thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho Việt
Nam, trong đó có khu vực vùng duyên hải miền Trung.

6


2.1.3. Kinh tế
Hình 2.2. Số Lượng Doanh Nghiệp Phân Theo Địa Phương (2000 – 2007)

Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2008
Qua hình 2.2 cho thấy, nhìn chung lượng doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm.
Trước năm 2004, số lượng doanh nghiệp ở miền Trung xếp ở vị trí thứ tư so với cả
nước, chỉ cao hơn khu vực Trung du_miền núi phía Bắc và khu vực Tây nguyên do
chưa được chú trọng đầu tư. Từ năm 2005, khu vực miền Trung có số lượng doanh
nghiệp tăng mạnh hơn khu vực ĐB Sông Cửu Long, xếp ở vị trí thứ ba so với cả nước.
Lúc này Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm cân đối sự phát triển kinh tế ở các
vùng, góp phần tạo việc làm cho người dân ở những vùng kém phát triển.
Tất cả các tỉnh Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) đều tiếp giáp với
biển Đông. Đây được coi là vùng tiềm năng không những cho việc phát triển kinh tế
biển mà còn là khu vực có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cảng biển nhờ có nhiều
vịnh nước sâu và nhiều trục giao thông huyết mạch nối với các nước trong tiểu vùng
sông Mê Kông.
Khi tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống cảng biển ở khu vực miền Trung
đã có không ít ý kiến trái ngược nhau. Người cho rằng miền Trung là vùng đất nghèo

khổ, chủ yếu là phát triển nông nghiệp cho nên lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất hạn
chế và sẽ không khai thác hết năng lực cảng biển. Có người lại "phản biện" rằng, cần
phải hình thành hệ thống cảng biển trước làm tiền đề thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Cả hai quan điểm trên đều có lý lẽ riêng.
7


Tuy nhiên, thực tế sau 16 năm (kể từ năm 1992) từ khi dự án cảng biển nước
sâu và Khu Công nghiệp Dung Quất được hình thành, miền Trung đã và đang "dấy
lên" một "làn sóng" đầu tư khá mạnh. Tính đến nay, đã có 22 khu công nghiệp (KCN)
được triển khai xây dựng với tổng diện tích 3.880 ha và 9 khu kinh tế (KKT) được Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập. Trong số 22 KCN, có 9 KCN dự kiến sẽ thu
hút khoảng 95-100 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng; 1,6-2 tỷ USD vốn đầu tư
sản xuất công nghiệp. Việc hình thành cảng biển nước sâu và KCN Dung Quất đã đặt
nền móng cho sự hình thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung kéo dài từ Liên
Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi).
Ngoài Dung Quất, miền Trung còn "sôi động" với một số cảng nước sâu khác
mà vị thế của nó cũng không hề thua kém. Đó là Chân Mây, Nhơn Hội... Sự ra đời của
cảng biển nước sâu và Khu thương mại dịch vụ Chân Mây đã dẫn đến việc mở rộng
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vươn ra đến Thừa Thiên - Huế, đây là một gạch
nối quan trọng giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. ở đây đang hình thành khu trung
tâm đô thị kinh tế, văn hóa có triển vọng phát triển mạnh của miền Trung. Và đường 9
sẽ càng phát huy hiệu quả là trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó, cảng
biển nước sâu và Khu công nghiệp dịch vụ Nhơn Hội cũng tạo sự mở rộng vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung về phía Nam, đến Bình Định. Như vậy, có thể nói rằng việc
phát triển tương đối táo bạo các cảng biển nước sâu ở miền Trung đã hình thành nên
trục kinh tế phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại du lịch dịch vụ dọc duyên hải
miền Trung kéo dài từ Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội.
Theo định hướng phát triển hệ thống cảng biển miền Trung thì đến năm 2010,
hệ thống các cảng ở đây phải đạt được con số sản lượng hàng hóa thông qua là từ 4050 triệu tấn/năm và đến năm 2020 là 90-110 triệu tấn/năm. Trong đó, "nòng cốt" vẫn
là các cảng Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nhơn Hội. Tuy nhiên, cũng theo đánh

giá của Bộ GTVT, muốn thực hiện thành công theo dự kiến thì việc xây dựng hoàn
thiện các trục giao thông đường bộ như QL1A, đường Hồ Chí Minh và các trục ngang
chiến lược kết nối Đông - Tây qua các nước Lào, Campuchia như các tuyến QL 7, 8,
12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26, 27... cần phải được nâng cấp hoàn thiện trước năm
2010 và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến còn lại. Tuy nhiên, khả năng hoàn vốn
của cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) miền Trung rất thấp. Trong điều kiện ngân
8


sách Nhà nước eo hẹp thì việc huy động vốn để đầu tư phát triển CSHTGT là một
thách thức lớn. Vừa qua, Chính phủ đã phát hành trái phiếu giai đoạn 2003 - 2010 và
đang có kế hoạch phát hành Trái phiếu Chính phủ giai đoạn đến năm 2012. Nhiều
nguồn lực tài chính đang hướng về miền Trung, việc còn lại vẫn là sự nỗ lực của chính
miền Trung, nhằm phát triển ngang tầm với hai đầu đất nước. (Trần Trình Lãm)
2.1.4. Lợi thế cạnh tranh của du lịch Miền Trung
Điều mà du lịch Miền Trung có thể tận dụng khai thác làm nên sự khác biệt, tạo
lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch đó chính là yếu tố lịch sử, tính nhân văn và lành
mạnh của một vùng du lịch mà không nơi nào có thể sao chép được. Ngay tại Việt
Nam và cả khắp các điểm du lịch tại Đông Nam Á không nơi nào lại chứa đựng một
nền văn hóa lâu đời với các triều đại phong kiến như Miền Trung Việt Nam.
Miền Trung mang trong mình những pho sử sống động liên quan đến các thương nhân
người Nhật vượt biển đến Hội An giao lưu buôn bán, các dấu vết của người Pháp lần
đầu tiên chinh phục Việt Nam tại Đà Nẵng và những phát kiến liên quan trong suốt
chiều dài lịch sử họ cai trị vùng đất này từ bảo tàng Chăm, khu nghỉ dưỡng Bà Nà tại
Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn tại Quảng Nam, cho đến dấu chân của ông Năm Yersin từ
Nha Trang lên Đà Lạt và cuối cùng là Viện Pasteur Nha Trang.
Miền Trung cũng là nơi ghi nhận nhiều chứng tích của người Mỹ với những địa
danh mà bất kỳ người Mỹ nào liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam đều hơn một
lần nghe qua, chưa kể việc sở hữu hàng loạt di sản vật thể và phi vật thể tầm cỡ thế
giới do UNESCO công nhận.

2.2. Tổng quan về Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành,
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6,
phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Bắc) và Huyện Dĩ
An – Tỉnh Bình Dương.
Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao
đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông
nghiệp Sài gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức-1974), Trường Đại học Nông
nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp TP.HCM (1985) trên cơ sở sát
9


nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom-Đồng Nai) và Trường Đại học
Nông nghiệp 4 (Thủ Đức-TP.HCM), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học
Quốc gia TP.HCM 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).
Trong lịch sử 50 năm phát triển của mình dù dưới tên gọi nào Trường đã và vẫn
đóng vai trò của một cơ sở giáo dục, đào tạo cung cấp cho xã hội nhiều thế hệ chuyên
viên, nhà nghiên cứu, quản lý có trình độ cao về các ngành nông lâm ngư nghiệp và
thời gian sau này còn thêm nhiều ngành về công nghệ mới. Nhà trường đã đa dạng hoá
các hình thức và phương thức tổ chức đào tạo khác nhau như chính quy và vừa học
vừa làm, và đào tạo với nhiều trình độ khác nhau từ kỹ thuật viên, Trung học chuyên
nghiệp đến kỹ sư cao đẳng, kỹ sư, cử nhân, bác sỹ, thạc sỹ và tiến sỹ. Công tác đào
tạo và NCKH của nhà trường đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Cùng với việc
mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đào
tạo được Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường đặt lên là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường trong thời đại hội nhập. Để nhìn nhận một cách tổng quát
những việc đã làm (thành tựu và yếu kém) và đề ra chiến lược hợp lý nhằm phát triển
nhà trường thì công tác tự đánh giá giữ một vai trò quan trọng. Thông qua công tác tự

đánh giá nhà trường xem xét lại tổng thể hoạt động của Trường, giúp chủ động, tích
cực trong công tác quản lý và đồng thời tìm ra những giải pháp để phát triển Trường.
Điều này cũng thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối với
xã hội trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu sứ
mạng của nhà trường đã được đề ra trong Kế hoạch chiến lược năm 2004-2010 đã
được hiệu trưởng phê duyệt.
Các hoạt động của trường ĐHNLTPHCM về giáo dục đào tạo và phát triển
nông nghiệp đều nhằm vào mục tiêu phục vụ các đường lối chung của Đảng và Nhà
nước, để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hình thành một xã hội
công bằng, giàu mạnh, dân chủ và văn minh), cũng như về giáo dục đào tạo (nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Đại học Nông Lâm TP. HCM - gần nửa
thế kỷ xây dựng và phát triển - là một trong những cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật nông lâm nghiệp có mặt sớm nhất và lớn nhất ở Việt Nam. Năm mươi
năm qua, một quãng đường thật đáng tự hào, đội ngũ thầy trò ĐHNLTPHCM đã luôn
10


tận tuỵ phấn đấu cho một nền khoa học nông lâm nghiệp, phấn đấu vì sự phát triển của
một ngành mặt trận kinh tế hàng đầu liên quan đến đời sống của gần 80% dân số Việt
Nam.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao
công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động
Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương
Độc lập Hạng ba (năm 2005).
2.2.2. Nhiệm vụ chính
Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính như sau: Thứ nhất, đào
tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lãnh vực nông nghiệp và
các lãnh vực liên quan. Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác
như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và

Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công Nghệ Ô Tô, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ điện tử,
Điều khiển tự động. Thứ hai, thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu
với các đơn vị trong và ngoài nước. Thứ ba, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người
sản xuất.
2.2.3. Chương trình đào tạo
Đại học Nông Lâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Chương trình đào
tạo đại học có 46 chuyên ngành. Ngành đào tạo 4 năm cho các chuyên ngành: Nông
học; Quản lý Đất đai - Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp;
Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế
biến Nông sản Thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển Nông thôn; Kế toán; Quản trị
kinh doanh;Công nghệ Thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến Thủy sản; Kỹ thuật
môi trường; Anh văn; Cơ khí Bảo quản - Chế biến; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và
Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên;Công nghệ Giấy và Bột giấy;Quản lý Thị trường Bất
động sản; Công nghệ GIS; Ngành đào tạo 5 năm cho ngành bác sĩ Thú Y; Ngành đào
tạo 3 năm cho ngành cao đẳng tin học, Cao đẳng kế toán.
Chương trình đào tạo cao học để cấp bằng Thạc sĩ trong 2 - 3 năm theo các
chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y,
Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng
11


Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.
Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm mang tính liên ngành nhằm mục
đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18
tuần.
Tính đến 1/1/2008, Trường có 890 cán bộ công chức; trong đó 650 là cán bộ
giảng dạy với hơn 53% có trình độ trên đại học và 22.740 sinh viên đang theo học các
hệ đào tạo.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

Trường Đại học Nông Lâm có 12 khoa với và 6 bộ môn trực thuộc trường.
Mười hai khoa là Khoa Nông học với các bộ môn Cây công nghiệp; Cây lương thực,
Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền
chọn Giống; Thủy Nông. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn Di truyền Giống;
Dinh dưỡng; Chăn nuôi chuyên khoa; Sinh lý Sinh hóa; Nội dược; Cơ thể Ngoại khoa;
Bệnh lý truyền nhiễm. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn Lâm sinh; Trồng rừng và
Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản. Khoa Kinh
tế với các bộ môn Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển
Nông thôn; Quản trị Kinh doanh. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn Công thôn;
Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá;
Kỹ thuật Ô tô. Cơ điện tử, Công Thôn. Khoa Thủy sản với các bộ môn Sinh học Thủy
sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản ven bờ; Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt; Chế biến thủy
sản. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực
phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm. Khoa Khoa
học với các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân
văn. Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp
giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt - không chuyên,
Tiếng Anh quản lý, Pháp văn. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn Sinh học
môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi
trường, Quản lý môi trường. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn Mạng máy
tính, Tin học cơ sở. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản

12


Sáu bộ môn trực thuộc của trường là Mác – Lênin; Công nghệ Sinh học; Sư
phạm Kỹ thuật Nông nghiệp; Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên; Công Nghệ Thông tin
địa lý; Công nghệ hóa học
Ngoài các Khoa, trường hiện có 1 Viện nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học, 14
trung tâm và 1 Phân hiệu Đại Học Tại Tỉnh Gia Lai với các hoạt động chính như sau:

Trung Tâm Nghiên cứu Chuyển giao KHKT (trước đây là Trung Tâm Ứng dụng
KHKT Nông Lâm Ngư) với 5 nhiệm vụ chính: Cơ sở rèn nghề cho sinh viên các
ngành trong trường; Địa bàn tiến hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh viên; Hợp
đồng nghiên cứu; Tổ chức các lớp huấn luyện khuyến nông cho các địa phương; Cung
cấp dịch vụ thuốc thú y, gieo tinh nhân tạo cho heo, bò. Trung Tâm Ngoại ngữ với 3
nhiệm vụ chính: Đào tạo và cấp bằng Anh ngữ trình độ A, B, C; Liên kết đào tạo với
các trường đại học nước ngoài cấp bằng TOEFL; Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề
ngắn hạn về Anh văn theo yêu cầu và đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài. Trung
tâm Tin học Ứng Dụng với 4 nhiệm vụ chính: Tổ chức thực tập tin học cho sinh viên
các khoa trong trường; Đào tạo và cấp chứng chỉ tin học văn phòng và lập trình trình
độ sơ cấp và trung cấp; Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học sử dụng trong
nông nghiệp; Thiết lập cơ sở dữ liệu nông nghiệp. Trung tâm Phân tích Thí nghiệm
Hóa sinh: Thực hiện các phân tích hóa lý gồm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ thực vật,
kim loại nặng, acid amin, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin....), histamin, kháng sinh và
nhiều chất khác, với các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, quang
phổ kế hấp thu nguyên tư, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến; Thực hiện các chẩn đoán
bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử; Ứng dụng công nghệ sinh
học vào các ngành của nông nghiệp như nông học, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy
sản, bảo quản chế biến. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường: Nghiên cứu các
hình thức suy thoái, ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; Nghiên cứu ứng dụng
các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; Nghiên cứu
ảnh hưởng của các độc chất, các chất gây ô nhiễm môi trường; Thực hiện đánh giá tác
động môi trường; (5) Phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của môi trường đất, nước,
không khí. Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả: Nghiên cứu quy
trình bảo quản các loại rau hoa quả nhiệt đới; Nghiên cứu chế biến các sản phẩm rau
hoa quả; ...Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính: Vẽ bản đồ, quy
13


hoạch đất đai; Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý đất đai; Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương;… Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản: Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có
sợi; Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ; Sản xuất thử
nghiệm ở quy mô nhỏ;Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ
trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới; Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ
thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:
Bồi dưỡng văn hóa; Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa
của trường. Trung Tâm Bột Giấy. Trung Tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh
nghiệp. Trung Tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng. Trung Năng lượng và máy nông
nghiệp. Trung Tâm Công Nghệ và Thiết bị nhiệt lạnh
Viện Công Nghệ Sinh Học: Nghiên cứu kỹ thuật gen; Ứng dụng công nghệ di
truyền trong lai tạo giống mới; Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật; Nghiên cứu và
ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh;
...
Phân hiệu Đại Học Nông Lâm Gia Lai: Các trại - vườn thực nghiệm: Trại thủy
sản; Trại thí nghiệm chăn nuôi; Trại thực nghiệm nông học; Bệnh xá thú y.
2.2.5. Nghiên cứu khoa học
Đại học Nông Lâm được nhà nước cấp kinh phí để nghiên cứu khoa học, ngoài
ra, những chương trình hợp tác với các địa phương, các nước và các tổ chức phi chính
phủ cũng là nguồn hỗ trợ rất quan trọng để triển khai những dự án nghiên cứu khoa
học; những nghiên cứu của Đại học Nông Lâm đã mở rộng và tập trung các vấn đề
sau:
Về Nông học: Tuyển chọn và phổ biến các giống lúa từ IRRI, các giống bắp,
đậu nành, đậu xanh, đậu phụng, rau, hoa, khoai lang và khoai mì; Tuyển chọn các
giống cây công nghiệp mía, cà phê, ca cao; Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc
lá, cà phê, cao su và cây ăn trái và các biện pháp phòng trừ; Nghiên cứu quản lý nước
và đất; Nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam Bộ; Nghiên cứu dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường; Nghiên cứu các kỹ thuật
tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng; Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản
đồ quy hoạch và sử dụng đất.

14


Về Chăn nuôi - Thú y: Nghiên cứu tính thích ứng của các giống gia súc nhập
nội như heo, gà, bò sữa, ... ở miền Nam Việt Nam; Nghiên cứu dinh dưỡng cho bò sữa,
heo và gia cầm; Nghiên cứu dịch tễ học của vật nuôi; Nghiên cứu các bệnh thường gặp
ở trâu, bò, heo và gà; Sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; Nghiên cứu
dư lượng các chất kháng sinh, hormon ... trong thịt, sữa và trứng.
Về Lâm nghiệp: Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc
vùng cao và đất ướt; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng; Nghiên cứu các kỹ thuật bảo
quản, chế biến lâm sản; Nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; Nghiên
cứu lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp đô thị.
Về Thủy sản: Thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc phát triển bền vững nuôi trồng
thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; Phát triển các mô hình quản lý
bền vững tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; Phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản quy
mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; Cải thiện chất lượng cá giống.
Về Cơ khí Công nghệ: Nghiên cứu kỹ thuật làm đất trong sản xuất lúa, bắp, mía
và dứa; Nghiên cứu và sản xuất các máy thu hoạch lúa, bắp, đậu phụng; Nghiên cứu và
sản xuất các máy chế biến thức ăn gia súc; Nghiên cứu và sản xuất các loại máy sấy
lúa, thuốc lá, bắp,…
Về Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu về kinh tế nông trại; Nghiên cứu hiệu quả
kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau; Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau
và gia súc, gia cầm vùng ngoại thành.
Về Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các sản
phẩm từ thịt, cá; Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các loại rau và trái cây;
Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản; Nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
Về Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng máy tính để thiết kế cải tiến chương trình
giảng dạy các môn cơ bản; Nghiên cứu về nước; Kết hợp với các khoa khác hướng dẫn
sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.

Về Môi trường: Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong
nông sản thực phẩm; Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất
thải Công và Nông nghiệp.

15


×