Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BVTV AN HƯNG PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH BVTV AN HƯNG PHÁT

NGUYỄN MAI THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BVTV AN HƯNG PHÁT” do Nguyễn Mai
Thi, sinh viên khóa 32, ngành Quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

MBA NGUYỄN ANH NGỌC
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch Hội dồng chấm báo cáo
(Chữ ký Họ tên)

Ngày

tháng

tháng

năm 2010

Thư ký Hội dồng chấm báo cáo
(Chữ ký Họ tên)

năm 2010

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Đạt được những thành quả ngày hôm nay, tôi đã nhận được tình thương yêu, sự
quan tâm, giúp đỡ của nhiều người.
Trước tiên, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ - những người đã sinh
ra tôi, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh và Ban giám đốc cùng các Anh Chị đang công tác tại công ty TNHH

BVTV An Hưng Phát đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi về chuyên môn nghiệp vụ, công
việc và cuộc sống trong suốt quá trình học tập và thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Anh Ngọc đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo tôi, dạy cho tôi những bài học quý báu trong suốt quá trình học tập và làm đề
tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh đang công tác tại phòng kinh doanh của công ty
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp, chia sẻ chân thành của các anh chị và các
bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc các Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh và các Anh Chị đang công tác tại công ty TNHH BVTV An Hưng
Phát sức khỏe và công việc tốt đẹp. Chúc cho trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh ngày càng lớn mạnh và có uy tín. Chúc cho công ty TNHH BVTV An
Hưng Phát ngày càng phát triển trên thương trường trong nước và quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Mai Thi


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN MAI THI, Tháng 7 năm 2010. “Nghiên Cứu Chiến Lược Cạnh
Tranh Và Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Vị Thế Cạnh Tranh Của Công Ty
TNHH BVTV An Hưng Phát”.
NGUYEN MAI THI, July 2010. “Study on Competitive Strategy And Ideas
For Raising Competitive Position of AHP Pesticide Co., Ltd”.
Khoá luận tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH BVTV An
Hưng Phát, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong từng hoạt động. Trên cơ sở đó
đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược cạnh tranh của công ty.
Phương pháp thực hiện khoá luận là:

- Thu thập và xử lý số liệu từ sổ sách, chứng thừ và báo cáo của công ty qua 3
năm 2007-2008-2009 (số liệu thứ cấp).
- Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, Internet, các luận văn tốt nghiệp của các
khoá trước.
Qua khoá luận này ta có thể thấy BVTV An Hưng Phát là công ty có vị thế
trung bình trên thị trường BVTV. Tuy nhiên, công ty đang có sự phát triển mạnh mẽ
trong hoạt động kinh doanh. Điều đó chứng tỏ các chính sách, chiến lược của công ty
khá tốt và mang lại hiệu quả cao. Công ty đang nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình,
vượt qua các đối thủ cạnh tranh, đưa thương hiệu BVTV An Hưng Phát lên một tầm
cao mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động của công ty và khoá luận
cũng đã trình bày một số hạn chế đó.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Nội dung nghiên cứu

2

1.5. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Khái quát tình hình thị trường thuốc BVTV hiện nay


4

2.2. Tổng quan về công ty

7

2.2.1. Giới thiệu Công ty TNHH BVTV An Hưng Phát

7

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của An Hưng Phát

8

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự

9

2.2.4. Cơ cấu các mặt hàng của công ty

11

2.2.5. Phương châm kinh doanh của công ty

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


14
14

3.1.1. Quản trị chiến lược (Strategic Management)

14

3.1.2. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

16

3.1.3. Các phối thức cạnh tranh

20

3.1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược ứng dụng trong chiến lược
cạnh tranh

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Reseach)

25

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường (Field Study)


25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
v

27
27


4.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài (External Environment)

27

4.1.2. Môi trường bên trong (Internal Environment)

33

4.2. Phân tích cạnh tranh

39

4.2.1. Phân tích môi trường cạnh tranh (Competitive Environment)

39

4.2.2. Phân tích các phối thức cạnh tranh

44


4.3. Các công cụ đánh giá chiến lược cạnh tranh

54

4.3.1. Ma trận EFE (external Factor Evaluation)

54

4.3.2. Ma trận IFE (Internal Factor Evaluation)

56

4.3.3. Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

57

4.3.4. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh

58

4.4. Đánh giá và đề xuất chiến lược

60

4.4.1. Phương hướng phát triển của Công ty

60

4.4.2. Một số đề xuất nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty


61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

70

5.1. Kết luận

70

5.2. Đề nghị

70

5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

70

5.2.2. Kiến nghị đối với công ty

71

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật


GDP

Tổng Thu Nhập Quốc Dân (Gross Domestic Product)

ISO

Tổ Chức Chất Lượng Quốc Tế (International Standard
Organization)



Giám Đốc

VNĐ

Việt Nam Đồng

KH

Khách hàng

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

MBA

Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (Master Business Adminitration)

ODA


Nguồn viện trợ phát triển chính thức ( Official Development
Assisstance)

PGĐ

Phó Giám Đốc

R&D

Nghiên Cứu Và Phát Triển (Research And Development)

Ma trận SWOT

Ma Trận diểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ (Strengths,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Kim Ngạch Nhập Khẩu Thuốc BVTV Tại Việt Nam Năm 2009 (USD)

5

Bảng 4.1. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Sau Ba Năm Gia Nhập WTO

28

Bảng 4.2. Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Năm 2004 – 2008

29

Bảng 4.3. Tỷ Lệ Lao Động Có Việc Làm và Tỷ Lệ Hộ Nghèo

32

Bảng 4.4. Kim Ngạch Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Của An Hưng Phát

34

Bảng 4.5. Doanh Thu Của Công ty Qua 3 Năm

35

Bảng 4.6. Chi Phí Của Công ty Qua 3 Năm

36

Bảng 4.7. Lợi Nhuận Qua Các Năm Của Công ty


37

Bảng 4.9. Doanh Số Của Các Nhóm Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

45

Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài

55

Bảng 4.11. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

56

Bảng 4.12. Ma Trận SWOT

57

Bảng 4.13. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh

59

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện

15


Hình 3.2. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh của Michael E. Porter

19

Hình 4.1. Đồ Thị Thể Hiện Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Năm 2004 – 2008

29

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Của An Hưng
Phát Năm 2009 (Tỷ trọng tính theo kim ngạch nhập khẩu)

34

Hình 4.3. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Của An Hưng Phát

51

Hình 4.4. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Phận Marketing Dự Kiến

67

Hình 4.5. Sơ Đồ Nhân Sự Phòng Marketing

67

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Địa Chỉ của Một Số Chi Nhánh và Đại Lý của An Hưng Phát
Phụ lục 2: Một Số Sản Phẩm Tiêu Biểu của An Hưng Phát

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh là một chức năng quản trị quan trọng vì nó có
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề không phải chỉ là
doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm gì, chất lượng thế nào, phân phối ra sao, mà
còn phải kết hợp nhiều yếu tố để tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh với những đối
thủ trong ngành và những đối thủ tiềm năng, để mang lại lợi nhuận tốt nhất và duy trì
sự bền vững cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là ngày nay khi Việt
Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một sân chơi có tính cạnh
tranh cao đòi hỏi người chơi phải thực sự khôn khéo và tài trí mới đứng vững được
trên thương trường. Kinh tế thế giới ngày nay đang có xu thế toàn cầu hóa, đây cũng là
một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Trong tình
hình cạnh tranh đó, các doanh nghiệp đang chạy đua từng ngày về nâng cao chất lượng
và giảm giá thành sản phẩm, để làm sao có được sản phẩm chất lượng mà vẫn duy trì
được mức giá phù hợp, phân phối hiệu quả, làm tốt công tác chiêu thị cổ động tạo lợi
thế cạnh tranh đó là điều rất quan trọng hiện nay, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và
duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa, được sự đồng ý của khoa Kinh tế
trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM, được sự hỗ trợ của công ty TNHH BVTV An Hưng
Phát và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Ngọc, tôi thực hiện đề tài “Nghiên Cứu

Chiến Lược Cạnh Tranh Và Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Vị Thế Cạnh Tranh Của
Công Ty TNHH BVTV An Hưng Phát”.

1


Đề tài nhằm tìm hiểu những thành công của công ty và những hạn chế cần khắc
phục trong chiến lược cạnh tranh của công ty trong thời gian qua, đồng thời qua việc
nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục hạn chế đó.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh trong thời gian qua và chiến lược cạnh tranh
sắp tới của công ty để thấy được hiệu quả, những ưu điểm và khuyết điểm trong chiến
lược cạnh tranh của công ty. Qua việc nghiên cứu làm tăng thêm kiến thức thực tế về
chiến lược cạnh tranh cho bản thân đồng thời có những đề xuất nhằm hoàn thiện, tạo
sự linh động phản ứng kịp thời trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện
nay. Qua đó cũng khẳng định thương hiệu, uy tín và sự phát triển bền vững của công
ty TNHH BVTV An Hưng Phát.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài sẽ thực hiện tại công ty TNHH BVTV An
Hưng Phát qua việc nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược cạnh tranh của công ty trong
thời gian qua.
- Phạm vi nghiên cứu: nội dung nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của công ty
trong ba năm gần nhất và chiến lược cạnh tranh trong tương lai.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp các chiến lược về cạnh tranh của công ty TNHH BVTV An Hưng
Phát vào thời điểm nghiên cứu.
- Phân tích các áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty.
- Những thành công và hiệu quả đã đạt được về chiến lược cạnh tranh trong thời

gian qua.
- Những hạn chế và khó khăn trong chiến lược cạnh tranh của công ty.
- Các biện pháp, chiến lược cụ thể nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của
công ty.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
 Chương 1. Đặt vấn đề

2


Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài trong quá trình thực hiện đề tài.
 Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan và sơ lược quá trình hình thành và phát triển củng như các
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH BVTV An Hưng Phát.
 Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này đề cập đến những khái niệm và lý thuyết cơ bản vể Quản trị chiến
lược, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty, các công cụ
để phân tích chiến lược. Bên cạnh đó nêu ra các phương pháp được sự dụng trong quá
trình thực hiện.
 Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thào luận
Chương này phân tích các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài
tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời qua đó giới thiệu sơ lược về
các đối thủ cạnh tranh trong ngành, điểm mạnh điểm yếu trong môi trường cạnh tranh
của công ty TNHH BVTV An Hưng Phát, sử dụng các công cụ phân tích chiến lược
đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh cho công ty trong giai đoạn
hiện nay.
 Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến công ty để
đưa ra kết luận và một số kiến nghị, trước là cho Nhà nước, sau là cho hoạt động kinh

doanh của công ty để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển bền vững
trong tương lai.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát tình hình thị trường thuốc BVTV hiện nay
 Kim ngạch nhập khẩu thuốc BVTV tại Việt Nam năm 2009
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của
Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 29 triệu USD, giảm 46,5% so với tháng trước, nâng
tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam trong năm 2009
đạt 488,5 triệu USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn đầu tốc độ tăng trưởng vượt bậc về nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu
cho Việt Nam trong năm 2009 vẫn là Thuỵ Sĩ, tăng 2842%, đạt 38,5 triệu USD và Anh
tăng 1186%, đạt 13,9 triệu USD, chiếm lần lượt là 7.9%; 2,8% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam trong năm 2009.
Nguồn cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam trong năm
2009 vẫn là Trung Quốc với kim ngạch đạt 202 triệu USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ
năm ngoái, chiếm 41,4% tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu.
Một số ít thị trường có tốc độ suy giảm về kim ngạch như: Singapore đạt 16 triệu USD, giảm
82,4%, chiếm 3,3%; Malaysia đạt 5,4 triệu USD, giảm 69%, chiếm 1,1%; Đài Loan đạt 1,6

triệu USD, giảm 56,4%, chiếm 0,3%; Hoa Kỳ đạt 9,7 triệu USD, giảm 5,4%, chiếm
2%...
(Xem bảng 2.1. Kim Ngạch Nhập Khẩu Thuốc BVTV vào Việt Nam Năm 2009)
 Tiềm năng tăng trưởng ngành thuốc bảo vệ thực vật
Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng

5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng sản lượng có xu hướng
chậm lại, trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của
ngành thuốc bảo vệ thực vật chỉ đạt khoảng 0,87%/năm.
4


Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng
chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc rất
nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vốn không tăng lên trong những năm gần đây.
Bảng 2.1. Kim Ngạch Nhập Khẩu Thuốc BVTV Tại Việt Nam Năm 2009
ĐVT: USD
Thị trường

Kim ngạch NK tháng
12/2009

Kim ngạch NK
năm 2009

So sánh 2009/2008

Tổng

29.140.139

488.494.550

+ 3,1


Ấn Độ

2.570.171

48.231.993

+ 14,2

Anh

2.544.273

13.883.959

+ 1186

Đức

5.490.643

36.562.712

+ 32,2

Hàn Quốc

4.770.428

26.068.051


+ 114,9

Hoa Kỳ

533.123

9.702.459

- 5,4

Indonesia

807.793

13.575.464

+ 4,2

Malaysia

405.600

5.400.024

- 69

Nhật Bản

2.340.059


22.376.411

+ 15,3

Singapore

2.057.881

15.993.832

- 82,4

Thái Lan

1.854.727

19.907.535

+ 39,5

Thuỵ Sĩ

3.264.949

38.505.474

+ 2842

Trung Quốc


26.124.839

202.129.020
+ 0,9
Nguồn: vinanet.com.vn

Thuốc bảo vệ thực vật vẫn là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng
trọt của Việt Nam, mức chi tiêu cho thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện đã ngang
bằng với các nước trong khu vực.
 Quy mô thị trường thuốc bảo vệ thực vật hiện đạt khoảng 50.000 tấn.
Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương
5


đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ
sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ.
Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc bảo vệ thực vật trong các năm qua được duy trì
khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị.
 Nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện
nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hóa chất tổng hợp dùng cho
bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu.
Thực tế sản xuất ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy
phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thường không
sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói
hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường.
 Sự cạnh tranh từ các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam
hiện có khoảng 150 doanh nghiệp, 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật đang phải cạnh tranh khá vất vả với các loại thuốc bảo vệ thực

vật nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan.
Trung Quốc vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp thông qua con đường tiểu ngạch (hiện chưa có số thống kê chính xác về
lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu của Trung Quốc nhưng theo ước tính của Cục
bảo vệ thực vật, tỷ lệ thuốc nhập lậu trong năm 2008 chiếm khoảng 30-35% khối
lượng toàn thị trường).
 Sự sụt giảm nguồn cung thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang đóng cửa nhiều nhà máy hóa chất để tránh làm ô nhiễm
nguồn nước. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, Trung Quốc có khoảng 2.500 nhà
máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 1,9 triệu
tấn thuốc.
Năm 2009, chính sách này đã làm khoảng 772 nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật phải đóng cửa và làm cho sản lượng năm 2009 có thể giảm khoảng 14,5% so
với năm 2008.

6


Sang năm 2010, số doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Trung
Quốc phải đóng cửa có thể sẽ lên tới 1.942 doanh nghiệp, phần lớn là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, giá thuốc bảo vệ thực vật có thể sẽ tăng lên trên thị trường
thế giới.
 Những rủi ro chính của ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
- Rủi ro về giá nguyên vật liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật hiện chủ yếu được nhập khẩu, vậy nên những rủi ro về biến động giá và
nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ tác động trực tiếp tới giá thuốc bảo vệ thực vật
trong nước cũng như khả năng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp
trong ngành.
- Rủi ro tỷ giá: Do nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp ngành kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật hiện nay chủ yếu được nhập khẩu, do đó sự biến động tỷ

giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam là rủi ro đối với hầu hết các doanh nghiệp
trong ngành.
Chính vì vậy, bên cạnh chính sách nhập khẩu và dự trữ hàng tồn kho, thì kế
hoạch cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu cũng là vấn đề quan
trọng đối với các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật.
- Rủi ro kinh doanh: Thuốc bảo vệ thực vật mặc dù giúp cho cây trồng có thể
tăng trưởng nhanh hơn và đạt được năng suất cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật quá mức sẽ gây hại cho môi trường sống và sức khỏe của con người.
Trong trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị hạn chế sử dụng để đảm bảo các tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thì nhu
cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể sẽ giảm sút.
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Giới thiệu Công ty TNHH BVTV An Hưng Phát
Công ty TNHH BVTV An Hưng Phát được thành lập vào ngày 07/04/2000,
giấy phép kinh doanh số: 4102000691 do UBND Quận 5 cấp.
Tên công ty : Công ty TNHH BVTV AN HƯNG PHÁT
Văn phòng : 374 Hồng Bàng – Phường 16 – Quận 11 – TPHCM
Điện thoại : 84 (8) 39607914 Fax : 84 (8) 39604298
7


Emal :
Websibe: htp-///www.tim1s.vn/ahp
Giám đốc : Trương Đức Tánh
Năm thành lập : 07 tháng 04 năm 2000
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH
Vốn kinh doanh : 100.000.000.000 ( một trăm tỷ đồng)
Logo Công ty:

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Công ty

đứng vững trên thị trường nhờ sự uy tín và chất lượng sản phẩm đồng thời luôn có sẵn
đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, liên kết với
các nhà khoa học và hệ thống Đại lý đưa sản phẩm có chất lượng cao đến tận tay
người nông dân để cùng phát triển ngành nông nghiệp VIỆT NAM với Khẩu hiệu:
“Công Ty An Hưng Phát luôn quan tâm đến đời sống nhà nông”.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của An Hưng Phát
a) Chức năng, nhiệm vụ
Trong giai đoạn hiện nay công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng
của nông dân, cá thể về các loại hàng hoá, phục vụ nhu cầu cá nhân, tập thể.
- Là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thương mại, Công ty phải tổ
chức tốt công tác cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, nhanh chóng đưa hàng hoá đến tận
tay người tiêu dùng giảm bớt khâu trung gian đến mức tối đa, góp phần đẩy nhanh tốc

8


độ lưu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế.
- Trực tiếp tiếp xúc giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện
các hợp đồng kinh tế kỹ thuật đã được công ty ký kết.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, tổ chức quản lý tốt tài sản,vật
tư, tiền vốn... Thực hiện tốt các nhiệm vụ thu chi tài chính, đúng chế độ chính sách
hiện hành của Nhà nước và của công ty. Báo cáo kịp thời ( báo cáo định kỳ hàng
tháng, háng quý và thanh quyết toán năm ) mọi hoạt động tài chính lên công ty.
- Tổ chức, sắp xếp phân công, sử dụng hợp lý lực lượng cán bộ viên chức và
người lao động trong Công ty. Thực hiện nghiêm túc luật lao động và các chế độ chính
sách liên quan đến cán bộ và người lao động trong Công ty để tạo công ăn việc làm
đảm bảo thu nhập và quyền lợi của người lao động góp phần ổn định xã hội.
b) Quyền hạn

Công ty TNHH BVTV An Hưng Phát có quyền ký kết hợp đồng kinh tế, liên
doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty có quyền
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội phù hợp với ngành nghề của
công ty.
Là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân Hàng.
Có quyền hạn tuyển chọn lao động theo ngành nghề phù hợp với sự phát triển
của công ty.
c) Trách nhiệm
Đảm bảo, chịu trách nhiệm về mọi sản phẩm do công ty sản xuất và kinh doanh.
Xây dựng nội quy, cụ thể hóa các qui định của Pháp Luật Nhà nước về kỹ thuật,
bảo hộ lao động, bảo hiểm lao động, vệ sinh công cộng, tiền lương, phụ trội lương
ngoài giờ cho công nhân viên, chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự
a) Sơ đồ tổ chức công ty

9


Công ty hoạt động theo cơ cấu quản lý hàng dọc và cơ cấu chuyên môn hàng
ngang, gồm có 4 phòng chức năng và một xưởng chế biến (xem hình 2.1. Sơ Đồ Tổ
Chức Công Ty).
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự
b) Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
 Phòng kinh doanh
Đảm nhận các nhiệm vụ:
- Tổ chức thu mua nguyên vật liệu với nhiều hình thức.

- Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho hàng cùng với công tác
nghiên cứu thị trường, điều độ sản xuất, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và các
chiến lược Marketing.
- Triển khai kế hoạch marketing, tiếp thị - tiếp cận thị trường, giới thiệu sản

phẩm, phát tờ rơi, tuyên truyền thương hiệu, tư vấn sản phẩm, khảo sát ký kết hợp
đồng.
- Lập kế hoạch phát triển thị trường, chiến lược Maketting (sản phẩm, giá cả,
qui cách, kiểu dáng, phân phối, truyền thông, phát triển hình ảnh, thương hiệu và bảo
vệ uy tín Công ty…), thu hồi công nợ. Nhằm củng cố, mở rộng thị trường, thị phần,

10


tăng khả năng cạnh tranh, hạn chế tối đa sự rũi ro trong quá trình phát triển kinh doanh
cho Cty.
- Phân tích, hoạch định, dự báo và đề xuất kế hoạch nhập nguyên liệu, vật tư
đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm công ty.
- Cân đối, thiết lập các chỉ số phát triển kinh doanh đảm bảo các hoạt động của
Phòng KHBH và công ty diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả và bền vững.
- Hoạch định chính sách bán hàng: phân loại sản phẩm, đối tượng đại lý áp
dụng trong hệ thống phân phối.
 Phòng Tài chính – kế toán
- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép sổ, lập và luân chuyển các
chứng từ của phòng ban trong Công ty. Theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh, tính toán kế quả kinh doanh, quản lý toàn bộ nguồn tài chính của của
Công ty.
- Theo dõi và báo cáo kịp thời cho BGĐ về tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh và các khoản nộp ngân sách theo quy định đối với Nhà nước, phân tích, tính
toán hiệu quả kinh tế giúp ban lãnh đạo thấy rõ tình hình họat động kinh doanh theo

các nghiệp vụ. Từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp giải quyết và nâng cao hiệu quả
họat động kinh doanh của Công ty.
 Phòng Hành Chính – Nhân sự
- Có trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính văn phòng, quản lý cơ sở
vật chất và còn nhận thêm nhiệm vụ phân bổ nhân sự.
- Là bộ phận thân tín của ban giám đốc, sẽ theo dõi sát nhân viên và sẽ báo cáo
trực tiếp lên ban giám đốc.
 Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm, sản phẩm. Đảm bảo về mặt
quy cách, cân đo đúng, chính xác. Kiểm soát và xây dựng quy chế an toàn môi trường,
chất lượng sản phẩm.
2.2.4. Cơ cấu các mặt hàng của công ty
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh chuyên ngành Bảo vệ thực vật theo qui hoạch,
kế hoạch của Nhà nước và thị trường. Hiện tại Công ty có năm nhóm sản phẩm thuốc
BVTV chính: Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng
11


trưởng, thuốc diệt ốc bưu vàng, tất cả đều mang nhãn hiệu của An Hưng Phát. Trong
mỗi nhóm thuốc lại có nhiều loại thuốc như:
- Thuốc trừ cỏ: Sipyri 10SC, Agfarme-S 480SL ...
- Thuốc trừ sâu: Laminat 40SP, Acelant 4EC...
- Thuốc trừ bệnh: Herofos 400SL, Pylacol 700WP...
- Thuốc kích thích sinh trưởng: Adephone 48SL…
- Thuốc diệt ốc bưu vàng: Ossal, Asanin...
Hình 2.2. Hình Chóp Mô Tả Các Nhóm Sản Phẩm Của Công Ty

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

12



Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng phân bón lá, thuốc diệt côn
trùng. Cung cấp dịch vụ khử trùng hàng nông sản, dịch vụ vận chuyển nguyên nhiên
liệu, chất đốt. Sản xuất, gia công, đóng gói và sang chai phân bón, hóa chất (trừ hóa
chất có tính độc hại mạnh).
2.2.5. Phương châm kinh doanh của công ty
Vì lợi ích của khách hàng, mọi hoạt động của Công ty TNHH BVTV An Hưng
Phát luôn nhằm vào các mục đích sau:
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đa dạng với
chất lượng cao, chủ yếu được sản xuất từ những công ty đa quốc gia trên thế giới nhằm
giúp người dân sử dụng đạt hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ mùa màng.
- Không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm; cải tiến mẫu mã và bao bì sản
phẩm phù hợp với liều lượng sử dụng, phù hợp với điều kiện đồng ruộng và khả năng
tài chính của khách hàng.
- Thường xuyên cung cấp những dịch vụ hổ trợ nhằm nâng cao lợi ích của
khách hàng khi khách hàng hợp tác với Công ty.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác và đại lý nhằm cung
cấp, phân phối các sản phẩm Bảo vệ thực vật đến tay khách hàng nhanh chóng và kịp
thời.
- Góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích chung cho xã hội và
cộng đồng.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Quản trị chiến lược (Strategic Management)
a) Khái niệm về quản trị chiến lược (Concept Strategic Management)
Quản trị chiến lược được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập
trên cơ sở các mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt
động và các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được thế
bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
b) Các giai đoạn quản trị chiến lược (Stages of Stategic Management)
- Giai đoạn hình thành chiến lược: Là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh,
thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên
ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế.
- Giai đoạn thực hiện chiến lược: Đây là giai đoạn hoạt động của quản trị chiến
lược, có nghĩa là thực hiện các chiến lược đã được lập ra.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược: Giai đoạn này là vô cùng cần thiết vì thành
công ở hiện tại không đảm bảo thành công ở tương lai.
c) Định nghĩa cạnh tranh (Define Competitive)
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh. Theo cách hiểu
thông thường, cạnh tranh là quá trình mà các chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so
với các đối thủ về một lĩnh vực nhất định. Trong nhiều trường hợp, quá trình này được
hiểu như là sự thi đua hay sự ganh đua… Cạnh tranh cũng có thể được hiểu là quá
trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với các đối thủ. Đây là một quá trình sáng tạo và
đổi mới có tính chất toàn diện.

14


Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện
Thông tin phản hồi

Hình thành chiến lược


Thực hiện c.lược

Đánh giá c.lược

Nguồn: Fred.R.David: Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, 1995
15


×