Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT KHOAI LANG Ở HUYỆN TUY ĐỨC TỈNH ĐĂKNÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI
SẢN XUẤT KHOAI LANG Ở HUYỆN TUY ĐỨC TỈNH
ĐĂKNÔNG

NGUYỄN THỊ HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tác Động
của Thể Chế Đất Đai Đối với Sản Xuất Khoai Lang ở Huyện Tuy Đức Tỉnh
ĐăkNông” do Nguyễn Thị Hồng, sinh viên khóa 2006-2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________

____________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng
là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá
nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt
thời gian qua để con được thực hiện ước mơ của mình và bước tiếp con đường mà
mình đã chọn.

Gửi đến Cô TS. Phan Thị Giác Tâm và Thầy Nguyễn Trần Nam lòng biết ơn sâu
sắc nhất. Cảm ơn Cô và Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các chú, anh chị thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đak Nông, Trạm
Khuyến Nông – Khuyến Ngư, Phòng Tài Nguyên Môi Trường, Phòng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn và UBND huyện Tuy Đức, đặc biệt là chú Phạm Phú Ngọc
(Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ĐakNông), chú Quyền (Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Tuy Đức), anh Đoàn Lê Anh (Trung tâm khuyến nông – khuyến
ngư huyện Tuy Đức), chú Kha (phòng tài nguyên môi trường huyện Tuy Đức), anh Trí
(văn phòng đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Tuy Đức), gia đình bác
Lâm (chủ nhiệm HTX 19/5), anh Bằng (xã Quảng Tâm), anh Bùi Quang Thịnh và chị
Nguyễn Thị Thanh Trâm lớp Km31, đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận
tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Thời gian được ngồi trên giảng đường đại học thật ngắn ngủi nhưng cũng đầy
cảm xúc với bao kỷ niệm vui buồn. Chúng ta hãy giữ mãi khoảng thời gian và hình
ảnh đẹp này trong tim để sau này nhìn lại chúng ta không phải tiếc nuối nhé!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG. Tháng 7 năm 2010. “Đánh Giá Tác Động của Thể
Chế Đất Đai Đối với Sản Xuất Khoai Lang ở Huyện Tuy Đức Tỉnh Đăk Nông”.
NGUYEN THI HONG. July 2010. “Impact Assessment of Institutional Land
for Producing Potato in Tuy Duc District DakNong Province”

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá tác động của thể chế đất đai đối với sản
xuất khoai lang ở huyện Tuy Đức tỉnh ĐakNông, để xem thể chế đất đai có tác động
đến việc sản xuất khoai lang của người dân hay không, và nếu có thì nó tác động như
thế nào. Đồng thời tìm hiểu tình hình sản xuất khoai lang để xem năng suất của cộng
đồng người Kinh và MNông có khác nhau không và nếu có là do yếu tố nào quyêt định.
Đề tài điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 30 hộ MNông và 30 hộ Kinh trên địa bàn
xã ĐakBulSol và phân tích năng suất khoai bằng mô hình hàm năng suất.
Kết quả cho thấy ngoài yếu tố chi phí đầu tư, số lần tập huấn khuyến nông
/năm, khâu xử lý sau thu hoạch thì việc có sổ đỏ và yếu tố dân tộc ảnh hưởng đến năng
suất khoai lang. Các mảnh đất được cấp sổ đỏ có năng suất cao hơn nhưng tình hình
cấp sổ đỏ vẫn còn hạn chế (tỷ lệ được cấp sổ đỏ là 60% ở người Kinh và 27% ở người
MNông). Nguyên do là lệ phí cấp sổ còn khá cao so với thu nhập của người dân; thủ
tục cấp sổ đỏ còn rườm rà tốn thời gian; mức hạn điền thấp so với nhu cầu của người
dân nên dù khai phá lâu rồi họ vẫn không đi đăng ký. Về yếu tố dân tộc, năng suất
khoai của người MNông thấp hơn của người Kinh vì người MNông chủ yếu khai thác
đất sau vài năm rồi bán lại cho người Kinh. Đây là do việc người dân tộc thiểu số được
phép khai phá đất rừng thành đất nông nghiệp để canh tác, và thị trường ngầm mua
bán đất diễn ra thường xuyên do thiếu sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa
phương. Thông qua kết quả nghiên cứu trên đề tài đưa ra một số kiến nghị để giúp
nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức và động lực để thâm canh
xen vụ, cải tạo đất để giữ độ phì cho đất để sử dụng bền vững trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

3

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

4

1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện

4

1.4. Bố cục luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


9

2.2.1. Vị trí địa lý

9

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

11

2.2.3. Đặc điểm xã hội

11

2.2.4. Tình hình sản xuất khoai lang tại huyện Tuy Đức

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1. Cở sở lí luận về thể chế đất đai

15

3.1.1. Khái niệm thể chế

15


3.1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành thể chế đất đai

17

3.1.3. Tác động của thể chế đối với vấn đề sử dụng đất đai

18

3.1.4. Phân biệt giữa thể chế và chính sách

19

3.1.5. Thị trường đất đai ở Việt Nam

19

v


3.1.6. Thị trường đất đai ở Tuy Đức
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

20
20

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

20


3.2.2. Phương pháp phân tích

20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

24
24

4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

24

4.1.2. Giới tính người được phỏng vấn

25

4.1.3. Trình độ học vấn của nông hộ

25

4.1.4. Số lao động chính trong nông nghiệp

26

4.1.5. Thu nhập từ trồng khoai lang của nông hộ

27


4.2. Phân tích tình hình thể chế đất đai ở địa phương

28

4.2.1. Tìm hiểu các chính sách, văn bản, nghị định, nghị quyết liên quan đến
sở hữu và sử dụng đất đai ở địa phương

28

4.2.2. Tìm hiểu cách thức khai phá rừng của người Mnông

29

4.2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

30

4.2.4. Tình hình sở hữu đất đai

33

4.2.5. Tình hình sử dụng đất của nông hộ

35

4.3. Nhận thức của người dân về thể chế đất đai

36

4.3.1. Nhận thức của người dân về QSD Đất và các hình thức hỗ trợ


36

4.3.2. Lý do muốn có GCNQSDD

37

4.3.3. Lý do không muốn có giấy chứng nhận QSD đất

37

4.3.4. Nguồn gốc đất mà một nông hộ sử dụng

38

4.4. Tình hình sản xuất khoai lang của nông hộ

39

4.4.1. Phương pháp xử lý sau thu hoạch của nông hộ

39

4.4.2. Nguồn thông tin về kỹ thuật trồng khoai của nông hộ

40

4.4.3. Nguồn gốc cây giống của nông hộ

41


4.4.4. Chi phí và thời vụ trồng khoai của nông hộ

41

4.5. So sánh năng suất khoai lang của nhóm người Kinh và MNông

42

4.5.1. Diện tích và sản lượng khoai lang của nông hộ

42

4.5.2. Chi phí trồng khoai lang của nông hộ

43

vi


4.6. Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng năng suất khoai lang của nông hộ 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1. Kết luận

49

5.2. Kiến nghị


50

5.3. Hạn chế của đề tài

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QSDĐ

Quyền sử dụng đất

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NN & PTNN


Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SX

Sản xuất

NS

Năng suất

KL

Khoai lang

SXKL

Sản xuất khoai lang

NSKL

Năng suất khoai lang

TĐHV

Trình độ học vấn

TTKN – KN

Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư


NĐ-CP

Nghị định – chính phủ

QĐ-TTg

Quyết định – thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

PSSSTD

Phuong sai sai số thay đổi

HET

Heteroscedasticity (phương sai sai số thay đổi)

OLS

Original Least Squares (phương pháp bình phương bé nhất

ĐVT

Đơn vị tính

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Khoai Lang Nhật tại các Xã Huyện Tuy Đức Năm 2009

12

Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Một Số Loại Cây Trồng

14

Bảng 2.3. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Khoai Lang Nhật Bản Xuất Khẩu Qua các Năm

14

Bảng 2.4. Giá Cả Khoai Lang Nhật Bản Xuất Khẩu Theo Thời Vụ Qua các Năm

14

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Uớc Lượng

23

Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn

24

Bảng 4.2. Tổng Thu Nhập 1 Năm Từ Trồng Khoai Lang của Nông Hộ


27

Bảng 4.3. Tóm Tắt các Văn Bản Pháp Luật về QSDĐ ở Việt Nam

28

Bảng 4.4. Cách Thức Khai Phá Đất Rừng của Người MNông

29

Bảng 4.5.Tình Hình Sở Hữu Đất Đai

33

Bảng 4.6.Tình Hình Sử Dụng Đất của Nông Hộ

35

Bảng 4.7. Nhận Thức của Người Dân về QSD Đất và các Hình Thức Hỗ Trợ

36

Bảng 4.8. Lý Do Muốn Có Giấy Chứng Nhận QSD Đất

37

Bảng 4.9. Lý Do Không Muốn Có Giấy Chứng Nhận QSD Đất

38


Bảng 4.10. Nguồn Gốc Đất Mà Một Nông Hộ Sử Dụng

39

Bảng 4.11. Phương Pháp Xử Lý Sau Thu Hoạch

40

Bảng 4.12. Nguồn Thông Tin về Kỹ Thuật Trồng Khoai của Nông Hộ

40

Bảng 4.13. Nguồn Gốc Cây Giống của Nông Hộ

41

Bảng 4.14. Chi Phí và Thời Vụ Trồng Khoai của Nông Hộ

42

Bảng 4.15. Diện Tích Đất và Sản Lượng Khoai Lang của Nông Hộ

43

Bảng 4.16. So Sánh Chi Phí Đầu Tư và Năng Suất Trung Bình /sào Khoai Lang 2 Nhóm MNông và Kinh 43
Bảng 4.17. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Cobb-Douglab

44

Bảng 4.18. Kiểm Tra Lại Dấu các Thông Số Ước Lượng Trong Mô Hình


45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
10

Hình 2.1. Vị Trí Địa Lý Huyện Tuy Đức
Hình 2.2. Biểu Đồ Diện Tích và Sản Lượng Khoai Lang Được Sản Xuất tại Huyện Tuy Đức

12

Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Sử Dụng Đất Sản Xuất Khoai Giữa các Xã của Huyện 13
Hình 4.1. Biểu Đồ Giới Tính Người Được Phỏng Vấn

25

Hình 4.2. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ

25

Hình 4.3. Thống Kê Số Lao Động Chính Trong Nông Nghiệp của Nông Hộ

26

Hình 4.4. Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất


31

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Eviews Mô Hình Năng Suất Khoai Lang Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 2. Các Trường Hợp của Hàm Năng Suất Ứng với các Biến Dummy
Phụ lục 3. Kết Xuất Hồi Quy Phụ Mô Hình Năng Suất Khoai Lang Chạy Bằng Phương
Pháp OLS
Phụ lục 4. Kiểm Tra Sự Vi Phạm các Giả Thiết của Mô Hình Hồi Quy
Phụ lục 5. Kết Xuất Kiểm Định Chi Phí và Năng Suất của Hai Nhóm Hộ MNông và Kinh
Phụ lục 6. Khối Lượng Cấp GCNQSDĐ Tính Đến Ngày 31 Tháng 12 Năm 2007
Phụ lục 7. Tình Hình Qũy Đất, Rừng trên Địa Bàn Tỉnh ĐakNông
Phụ lục 8. Bảng Câu Hỏi Điều Tra
Phụ lục 9. Một Số Hình Ảnh về Tình Hình Sản Xuất Khoai Lang của Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có tổng diện tích đất khoảng 33 triệu héc ta, trong đó có tới 75% là
vùng đồi núi. Ở đây tập trung chủ yếu là các dân tộc thiểu số, có mức thu nhập thấp,
cuộc sống luôn phải đối mặt với các khó khăn như: đói nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt rừng và đất rừng, ngày càng
bị suy thoái nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức vừa và nhỏ, khả năng tiếp
cận với thị trường rất hạn chế. (Nguyễn Thị Yên, 2006). Cho nên việc Chính phủ ban

hành các nghị định, nghị quyết để hỗ trợ việc sản xuất giúp họ nâng cao đời sống và
thoát khỏi đói nghèo là rất cần thiết.
Ở Việt Nam những thay đổi lớn trong chính sách đất đai trước đây và thời gian
qua thì việc sử dụng đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử cũng như trong sự phát
triển của đất nước. Cung cách sở hữu đất đai, sự thừa kế đất đai qua các thế hệ luôn có
những ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia. (Sally
P.Marsh và ctv, 2007). Theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam, đất đai là tài sản của
toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý với tư cách người đại diện. Luật đất đai mới
năm 2003 thừa nhận rằng Chính phủ là “đại diện cho sở hữu toàn dân” nên không thể
chuyển quyền sở hữu cho từng cá nhân (hay tổ chức) mặc dù cá nhân hay tổ chức đó
có thể sở hữu hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất, ví dụ như nhà cửa được xây dựng
trên thửa đất đó.
Sự thiếu đảm bảo về quyền sở hữu đất đai là một thất bại về chính sách nghiêm
trọng nhất ở các nước đang phát triển. Nó ngăn chặn việc sử dụng đất đai tối ưu và dẫn
đến suy thoái đất, nước và tài nguyên rừng. Sự thiếu bảo đảm về quyền sở hữu đất
mang nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là đất không có giấy tờ sở hữu, kết quả
của việc lấn chiếm rừng và chiếm đất. Đất không có giấy tờ không được các định chế
tài chính cho thế chấp hay vay tín dụng, buộc nông dân đi vào thị trường tín dụng


không chính thức với lãi suất cao và điều này làm cho việc đầu tư vào nông trại không
sinh lợi dẫn đến người ta không muốn đầu tư vào việc cải thiện đất đai và bảo vệ đất.
(Theodore Panayotou, 2001).
Trên phương diện lý thuyết, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCNQSDĐ) cho nông hộ sẽ làm cải thiện một cách đáng kể hưởng dụng đất
đai của nông hộ, hay nói cách khác, giao đất và cấp GCNQSDĐ thiết lập mối quan hệ
pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý khẳng
định Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất họ
được giao. Nhà nước giao cho người sử dụng đất hợp pháp quyền trao đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ đã làm cải thiện việc tái

phân phối đất đai và tiếp cận đất đai, cải thiện việc tiếp cận tín dụng và khuyến khích
người dân tăng vốn đầu tư vào sản xuất. (Qúy và Iyer, 2005).
ĐăkNông là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với loại đất Bazan rất phù hợp với
giống khoai lang Nhật Bản đã tạo thu nhập cho rất nhiều hộ nông dân trồng khoai ở
đây, đặc biệt là xã ĐăkBuSol, một xã biên giới của huyện Tuy Đức, giáp với nước bạn
Cam-pu-chia, xã có diện tích tự nhiên 8,306ha, diện tích đất sản xuất chiếm 45%, dân
số 6,428 người, đa số là người dân bản địa. (vietnambranding.com). Trước đây, đồng
bào các dân tộc ở các bon, thôn của xã chỉ tập trung trồng các cây truyền thống như
sắn, ngô, lúa, điều, tiêu,… đều cho năng suất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhất
là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, UBND huyện Tuy Đức đã chủ động tìm kiếm loại cây mới, đó là cây khoai
lang, nhập giống từ Nhật Bản, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ canh
tác của địa phương. Hơn nữa, khoai lang là cây ngắn ngày, một năm có thể trồng được
3 vụ. Giống khoai lang này vừa ngắn ngày, vừa dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Đời
sống nhân dân ngày một tốt lên, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh-trật tự ngày càng
ổn định.
Tuy nhiên, năng suất khoai lang của người bản địa (MNông) và người không
bản địa (người Kinh nhưng định cư khá lâu) lại khác nhau. Năng suất của người bản
địa thấp hơn và liên tục giảm sau vài mùa vụ canh tác. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến
tình trạng trên? Bài nghiên cứu đưa ra ba giả thuyết: Gỉa thuyết thứ nhất là động lực
đầu tư. Muốn đầu tư phải có quyền sở hữu đối với đất đai đang canh tác; hơn nữa
2


GCNQSDĐ là điều kiện để thế chấp để nông dân vay vốn. Cho nên phải xác lập được
quyền sở hữu của mảnh đất đó. Gỉa thuyết thứ hai là kỹ thuật canh tác. Kỹ thuật trồng
khoai phụ thuộc vào số lần tập huấn trong công tác khuyến nông, cách tiếp cận thông
tin và trình độ học vấn của người trồng khoai lang. Gỉa thuyết thứ ba là công tác quản
lý của nông hộ. Thể hiện qua số lượng lao động trong gia đình, số lao động thuê và
cách tổ chức thực hiện công việc trong từng giai đoạn phát triển của cây.

Nhận thức được thực tiễn vấn đề trên và được sự giúp đỡ của cô Phan Thị Giác
Tâm, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh Giá Tác Động của Thể Chế Đất Đai Đối với
Sản Xuất Khoai Lang ở Huyện Tuy Đức Tỉnh ĐăkNông”. Với mục đích là xem thể
chế đất đai có tác động đến việc sản xuất khoai lang hay không? Và nếu có thì nó tác
động như thế nào?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá tác động của thể chế đất đai đối với sản xuất khoai lang ở huyện Tuy
Đức tỉnh ĐăkNông và đề xuất một số kiến nghị để giúp nâng cao năng suất khoai lang
và quản lý bền vững tài nguyên đất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình thể chế đất đai ở địa phương.
- Mô tả cách thức canh tác khoai lang của người dân.
- So sánh năng suất khoai lang giữa hai nhóm người dân bản địa(MNông) và
không bản địa(người Kinh đã định cư trước năm 2000).
- Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý bền vững tài
nguyên đất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính là các hộ dân trồng khoai lang ở xã ĐakBuSol huyện Tuy Đức
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại xã ĐakBuSol vì đây được xem là trung tâm sản xuất khoai
lang của huyện Tuy Đức và tập trung nhiều người MNông nhất.

3


1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo ba giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Thời gian từ 20/02/2010 – 12/05/2010

Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài.
+ Giai đoạn 2: Thời gian từ 12/05/2010 – 27/05/2010
Thu thập thông tin và số liệu tại UBND, trạm khuyến nông – khuyến ngư,
phòng tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất Huyện Tuy Đức. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 hộ người Kinh
và 30 hộ người MNông có trồng khoai lang tại xã ĐakBuSol
+ Giai đoạn 3: Thời gian từ 27/05/2009 – 20/06/2010
Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Tìm hiểu tình hình sở hữu và sử dụng đất đai, tình hình sản xuất khoai lang của
nông hộ tại xã ĐakBulSol huyện Tuy Đức. Đánh giá hiệu quả của các chính sách đối
với người dân để từ đó đưa các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giữ độ phì
cho đất nhằm mục tiêu sử dụng bền vững trong tương lai.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương II:
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như tổng
quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm vị trí địa lí, điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,…của huyện Tuy Đức. Chương III: Cơ sở lí
luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa, và phương pháp
được sử dụng trong đề tài. Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được
của đề tài. Chương V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và
đưa ra một số kiến nghị cho việc sản xuất khoai lang và quản lý bền vững tài nguyên đất.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ trước đến nay, trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về tác
động của thể chế đối với các lĩnh vực như: Nhà nước, kinh tế, thị trường, dân chủ và
xã hội dân sự (hay cộng đồng),… Nhưng riêng đối với lĩnh vực đất đai thì tài liệu này
còn khá ít. Thể chế đất đai là một lĩnh vực khá rộng cho nên muốn nghiên cứu phải có
sự tham gia và phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức và đòi hỏi lý luận khá sâu, nên
mỗi nghiên cứu thường nghiên cứu ở một khía cạnh cụ thể. Sau đây là các nghiên cứu
tiêu biểu về thể chế đất đai ở một số nước.
a) Jane Kabubo-Mariara (2006), nghiên cứu về bảo tồn đất ở Kenya, tác giả
đặc biệt chú ý đến vai trò của quyền sở hữu. Với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố chính
ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp bảo tồn đất; Mối liên hệ giữa quyền sở hữu
đất, mật độ dân số và các hình thức bảo tồn đất; Mối liên hệ giữa quyền sở hữu đất đai
và tài sản giữa các vị trí địa lý khác nhau về việc áp dụng các hình thức bảo tồn đất;
Mô phỏng tác động của thay đổi chính sách về việc áp dụng các biện pháp bảo tồn đất.
Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình probit để ước lượng, kết quả cho thấy những nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định bảo tồn đất và hình thức bảo tồn mà người nông dân sử
dụng gồm: Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, mật độ
dân số, trình độ học vấn, thị trường đất đai và vị trí của nông trại. Trong đó quyền sở
hữu tài sản và thị trường đất đai là yếu tố quyết định đến việc thực hiện bảo tồn đất, vì
nó xác định một cách trực tiếp ai được hưởng lợi ích từ tăng năng suất, và gián tiếp là
ảnh hưởng của nó trên thị trường đất đai và tiếp cận tín dụng. Quy trình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, chi phí cao và các nhân viên làm việc quan
liêu cũng ảnh hưởng tới việc đăng ký cấp giấy. Ngoài ra tác giả cũng chỉ ra rằng người
nghèo thường ít có khả năng thực hành bảo tồn hơn so với những người giàu có. Các
biện pháp mà chính phủ Kenya đưa ra và có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà


làm chính sách ở Việt Nam là cần phải xác định rõ quyền sử dụng đất, kéo dài thời hạn
sử dụng đất thì người dân sẽ có ý thức bảo tồn đất thông qua đầu tư cải tạo đất, thực

hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục để nâng cao dân trí, phát triển cơ sở hạ
tầng và thể chất cho người dân. Ngoài ra, quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cần được rút ngắn, chi phí vừa phải, đội ngũ cán bộ có trách nhiệm
thì hiệu quả bảo tồn đất sẽ được cải thiện hơn.
b) D Rajasekhar (2005), nghiên cứu về cải cách quyền sở hữu đất đai ở Ấn Độ.
Tác giả đã chỉ rõ quyền sở hữu là quyền được sở hữu chuỗi lợi ích từ đất đó mang lại
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật. Ấn Độ có nhiều các trang trại nhỏ, nông dân canh tác trên
những miếng đất do tổ tiên của họ để lại và làm việc chủ yếu bởi lao động trong nhà
và bò kéo. Diện tích sở hữu trung bình của các bang theo tỉ lệ từ 0,5 ha ở Kerala và
0,75 ha ở Tamil Nadu, đến 3 ha ở Maharashtra và 5 ha ở Rajasthan. Những nhân tố
ảnh hưởng đến tỉ lệ này bao gồm loại đất, địa hình, lượng mưa, mật độ dân số ở nông
thôn, và chương trình tái phân phối đất hoàn hảo ở Ấn Độ.
Các nhân tố - lịch sử, chính trị, kinh tế và nhân khẩu học – có tác động đến tình
trạng sở hữu đất ở Ấn Độ. Vào đầu năm 1990, đã có Luật thuê đất cho tất cả các bang
và khu vực (ngoại trừ Nagaland, Meghalaya và Mizoram). Luật cung cấp cho các bang
để bàn về quyền sở hữu đất của nông dân, người có thể mua đất họ canh tác trở lại
bằng việc chi trả đúng; Hầu hết những người thuê đất trước kia đã giành được quyền
mua những mảnh đất mà họ có, và việc trả tiền sẽ kéo dài cho đến 10 hoặc 20 năm sau,
các bang cũng quan sát dự phòng việc bảo vệ sự sở hữu và thiết lập sự thuê đất một
cách hợp lý. Tình trạng sở hữu đất thì phức tạp, và nó biến đổi rộng rãi từ bang này
đến bang khác.
Hai biện pháp mà chính phủ đưa ra là cải cách về hạn điền và cải cách thuê đất.

3 Thứ nhất là cải cách về hạn điền:: Ở vùng nông thôn Ấn Độ còn một số lớn
những người không có đất hoặc những gia đình gần như không có đất, những người
này còn lệ thuộc hoàn toàn vào việc trồng trọt hay thu hoạch mùa vụ trong vài tuần.
Tuy nhiên, số hộ không có đất tăng lên đều kể từ khi có sự lệ thuộc này. Năm 1981, có
195,1 triệu nông dân ở nông thôn; 55,4 triệu lao động trong nông nghiệp phụ thuộc
chính vào những công việc ở trang trại cho phương kế sinh nhai. Do đó ở 2 kế hoạch 5

6


năm (1951-1955) và (1956-1960) đã đưa ra một mức hạn điền, hầu hết các bang lập ra
mức hạn điền nhưng do tính chất giữa các bang không đều nhau; những mức hạn điền
từ 6-132 ha. Tất cả các bang ở Ấn Độ đã thiết lập những chương trình cho những địa
chủ để bán đất mà họ chiếm hữu được cho chính phủ ở mức giá cố định, lần lượt
những bang này phân phối đất lại cho những người không có đất. Để bảo đảm không
có nhiều sự thay đổi trong thu nhập, để đấu tranh lại sự lảng tránh luật pháp, để bảo
đảm có nhiều đất cho phân phối đến những người không có đất, vào những năm 1970
chính quyền trung ương đã giảm mức hạn điền.
VD: Đối với gia đình 5 người, nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ trung ương bắt buộc
không hơn 10,2ha. Miễn thuế được tiếp tục cho đất đồn điền cacao, cafê, trà, cao su.
Điều chỉnh luật bổ sung 1973 ở Bihar là thiết lập giá trần cho quyền nắm giữ cho
gia đình 5 người là từ 6 đến 18 ha phụ thuộc vào chất lượng đất, và đề nghị sự cho
phép cho mỗi thành viên gia đình tăng thêm. Đầu năm 1990, tất cả bang và vùng miền
(ngoại trừ Goa, Arunachal Pradesh, Nagaland, Manipur, Mizoram và Tripura) đã
thông qua luật trần tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ.
Kết quả đạt được sau khi cải cách mức trần về quy mô là trong 5 năm, Chính phủ
Bihar thu được 94000 ha thặng dư và phân phối cho 53000 ha cho 138000 gia đình
không có đất. Trong cả nước có 2,9 triệu ha được công bố là có thặng dư thì gần 1,9
triệu ha được phân phối, còn lại 1 triệu ha vẫn còn được phân phối vào đầu năm 1993.
Mối quan hệ giữa quy mô và năng suất đã tạo ra lợi ích kinh tế cho những người nông
dân nghèo.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: 1) Sự bổ sung luật còn chắp vá và rời rạc, 2)
Sự đối kháng, chi phí cao, sự cẩu thả trong việc giữ sổ sách, quản lý còn lỏng lẻo, 3)
Việc thực thi còn nhiều yếu kém và trì hoãn nên việc cải cách đất chưa đạt kết quả cao.

3 Thứ hai là cải cách thuê đất: Để bảo vệ người thuê khỏi thuê với giá cao (trên
50% kết quả thu được), các bang thông qua luật pháp để điều chỉnh giá thuê. Tỉ lệ tối

đa được sửa đổi tại các cấp độ không vượt quá 20-25% kết quả thu được trong tất cả
các bang (ngoại trừ Andhra Pradesh, Haryana và Punjab). Các bang làm theo các cách
khác nhau để bảo vệ người thuê, bao gồm lệnh hoãn trả nợ hoặc keo dài thời gian trả
nợ, thiết lập sự thuê đất một cách hợp lý. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ cho người
thuê đất bằng cách cho vay tiền mua đất.
7


c) Berhanu Gebremedhin và Scott M. Swinton (2002), nghiên cứu về đầu tư
bảo tồn đất tại miền Bắc Ethiopia, tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò của sở hữu đất đai
và cá chương trình công cộng. Ethiopia là nước có diện tích nhỏ nhưng phải đối mặt
với sức ép dân số ngày càng tăng cho nên vấn đề môi trường lớn nhất đang phải đối
mặt là đất đai đang bị xói mòn và suy giảm chất dinh dưỡng, cả hai đều làm giảm năng
suất đất đai Tác giả đã điều tra 250 nông hộ ở phía bắc Ethiopia trong giai đoạn 19921995 và đã đưa vào 6 biến để chạy mô hình kinh tế lượng như sau: Biến phụ thuộc (Y)
là mức độ đầu tư để bảo tồn đất của nông hộ. Cá biến độc lập: 1)Yếu tố tiếp cận thị
trường, 2) Ưu đãi về vật chất để đầu tư, 3) Năng lực để đầu tư, 4) Thời hạn sử dụng
đất, 5) Các yếu tố thể chế xã hội, 6) Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình. Các biến
này đều có ý nghĩa thống kê trong đó yếu tố tiếp cận thị trường, thời hạn sử dụng đất
và đặc biệt là thể chế xã hội tác động mạnh nhất đến động lực đầu tư của nông hộ bởi
vì tác giả đã chỉ rõ: khi người dân nắm bắt được tình hình biến động của thị trường để
chủ động tìm hướng đi mới trong đầu tư thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thời hạn sử dụng đất
càng kéo dài thì đất càng chậm suy thoái do được đầu tư bảo tồn. Thể chế xã hội tác
động sâu sắc đến nhận thức của người dân trong việc khai thác, sử dụng và đầu tư. Để
giải quyết 3 vấn đề đặt ra. 1) Làm thế nào để thể chế, chương trình công cộng và các
yếu tố xã hội ảnh hưởng đến vốn đầu tư bảo tồn đất? 2) Các yếu tố nào quyết định đầu
tư ngắn hạn hay dài hạn để bảo tồn đất? 3) Làm thế nào để các yếu tố quyết định đầu
tư khác nhau và bao nhiêu người nông dân đầu tư vào cải tiến đất? Kết quả cho thấy
các yếu tố quyết định việc áp dụng các biện pháp bảo tồn đất khác nhau là loại đất và
tính chất vật lý như độ dốc, địa hình và kết cấu đất. Ngoài ra thể chế, các yếu tố xã hội
đầu tư ngắn hay dài hạn, quyền sở hữu đất, số lượng lao động, khoảng cách đến nông

trại và các dự án đầu tư đã tác động rất lớn đến quyết định bảo tồn đất. Kinh nghiệm
được rút ra là làm sao cho công chúng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc áp
dụng thực hành bảo tồn đất. Từ đó họ trực tiếp tham gia các chương trình cộng đồng
được gọi chung là chính sách công của Nhà Nước. Có ý thức đầu tư dài hạn để giữ độ
phì cho đất và sử dụng bền vững trong tương lai.

8


d) Carly K. Petracco và John Pender (2009), nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng
của quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu đến việc tiếp cận tín dụng ở Uganda. Bài
nghiên cứu này sử dụng một phương pháp tiếp cận mới trong việc đánh giá những yếu
tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ gia đình nông thôn ở Uganda bao gồm so
sánh giữa bốn loại: 1) Những hộ gia đình có truyền thống là sử dụng đất không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, 2) Các hộ gia đình có đất được toàn quyền sử dụng
(freehold) nhưng không có quyền pháp lý, 3) Các hộ gia đình có đất được toàn quyền
sử dụng và đã có quyền pháp lý hơn so với thời kỳ truyền thống và 4) Các hộ gia đình
mà không có quyền pháp lý hoặc không có giấy chứng nhận xác định rõ thời hạn được
sử dụng đất. Sau đó so sánh, đánh giá tác động về quyền truy cập vào bất kỳ hình thức
tín dụng, tín dụng chính thức và phi chính thức. Phân tích này cho phép nhìn sâu vào
các yếu tố thời hạn sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, đang tác động đến quyền truy
cập vào tín dụng và loại hình tín dụng chính thức hoặc không chính thức. Để tiến hành
phân tích này, các kỹ thuật kết hợp được sử dụng, bao gồm kết hợp xu hướng điểm số
và phương pháp Imbens Abadie. Hai phương pháp chứa cả điểm mạnh và điểm yếu
cho phép các kết quả để hỗ trợ cho nhau. Điều quan trọng là việc tìm kiếm để kết hợp
được tác động tích cực đến việc tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình mà không có
quyền pháp lý hoặc không có giấy chứng nhận xác định rõ thời hạn được sử dụng đất.
Quyền sở hữu cho phép chủ sở hữu sử dụng đất theo ý muốn của mình sao cho phù
hợp: để bán, cho thuê, thế chấp, trong khi thời hạn sử dụng đất chịu sự rang buộc của
truyền thống và phong tục của cộng đồng. Lý thuyết cho rằng quyền sử dụng đất

(titling) cung cấp sự an toàn cho chủ sở hữu đất lớn hơn, có nghĩa là quyền sở hữu
được bảo vệ và không tranh chấp (unchallenged). Điều này cho phép chủ sở hữu sử
dụng đất là tài sản thế chấp, kể từ khi khách hàng vay có thể chứng minh quyền sở hữu
miễn phí-và-rõ ràng và cho vay có thể dễ dàng hồi phục đất trong trường hợp mặc
định.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông được thành lập theo nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26-112003 của Quốc hội khóa XI, tách ra từ tỉnh Đắk Lắk. Gồm 7 huyện: Tuy Đức, Chư Jút,
Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp, Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa Huyện
9


Tuy Đức là một huyện biên giới mới được thành lập theo Nghị định 142/ NĐ – CP
ngày 22/11/2006, tách ra từ huyện Đắk R’Lấp, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk
Nông, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 50 km:
- Phía Đông: Giáp huyện Đắk Song.
- Phía Tây: Giáp với tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam: Giáp huyện Đắk R’Lấp.
- Phía Bắc: Giáp Vương Quốc Campuchia.
Gồm có 6 xã là: Đắk Búk So, Quảng Trực, Quảng Tân, Đắk Ngo, Quảng Tâm,
Đắk R’tih, có 3 xã vùng 3. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 112.384 ha.
Diện tích đất nông nghiệp 25.552,57 ha, cây lâu năm 18. 427,8 ha, cây hằng
năm 7123,77 ha, với các loại cây trồng chủ yếu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, mì
(Trong đó cây khoai lang: đạt diện tích 1000ha/ năm).(Nguồn: Phòng NN và PTNT
huyện Tuy Đức)
Hình 2.1. Vị Trí Địa Lý Huyện Tuy Đức

Nguồn tin: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ĐăkNông

10



2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Nông nói chung hay huyện Tuy Đức nói riêng vừa có khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có
2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập
trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa không đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, nhiệt độ cao nhất 350C, tháng nóng nhất là
tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12.
Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000mm.
Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí
trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày
Vùng có địa hình đồi núi là chủ yếu, là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc
lớn, đất bazan chiếm phần lớn diện tích, rất thích hợp cho phát triển cây cà phê,
tiêu…Đặt biệt là cây khoai lang.
Về tiềm năng kinh tế: là huyện biên giới giáp tỉnh Mundunkiri vương quốc
Campuchia, có tuyến đường quốc lộ 14C là hành lang biên giới quan trọng quốc gia
chạy qua với tổng chiều dài 42 km, bên cạnh đó có hai tuyến đường tỉnh ĐT 681 và
ĐT 686 với tổng chiều dài 45 km. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu thương mại,
du lịch, dịch vụ của khu vực biên giới với một số tỉnh, thành phố lân cận như thành
phố HCM, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Bình Dương…
2.2.3. Đặc điểm xã hội
Tổng số dân của huyện năm 2009 có 30.212 người. Gồm dân tộc kinh, dân tộc
M’Nông và dân tộc Tày.
Mật độ dân số: 21,06 người/ km2.
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,885%/ năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 19%/ năm;
(Trong đó: Nông – Lâm nghiệp tăng 16%; Thương mại- dịch vụ tăng 11,8%;
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tăng 23,23%).

Thu nhập bình quân: 5.800.000 đồng/ người/ năm.
Lương thực bình quân: 89,12 kg/ người/ năm.(Nguồn: Phòng NN và PTNT
huyện Tuy Đức).
11


Hình 2.2. Biểu Đồ Diện Tích và Sản Lượng Khoai Lang Được Sản Xuất tại Huyện
Tuy Đức Qua các Năm

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Tuy Đức
Lưu ý: diện tích và sản lượng năm 2010 là do phòng dự đoán sẽ sản xuất được trong năm 2010

Bảng 2.1. Diện Tích Khoai Lang Nhật tại các Xã Huyện Tuy Đức Năm 2009


Diện tích (ha)

Dak Buk So

868

Quảng Trực

527

Quảng Tâm

515

Quảng R’Tih


50

Quảng Tân

13
0

Đắk Ngo

1973

Tổng

Nguồn tin: Phòng NN và PTNT huyện Tuy Đức
Diện tích đất sử dụng sản xuất khoai lang so với các loại cây lương thực và hoa
màu khác của huyện là rất lớn (đứng thứ 2 sau cây mì), tập trung nhiều nhất ở xã Đắk
Búk So (chiếm 44% tổng diện tích sản xuất khoai lang của 6 xã).

12


Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Sử Dụng Đất Sản Xuất Khoai Giữa các
Xã của Huyện

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Tuy Đức
2.2.4. Tình hình sản xuất khoai lang tại huyện Tuy Đức
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 112.384ha, trong đó diện tích sản xuất nông
nghiệp 29.448,34ha (chiếm 26,22%), chủ yếu là đất rẫy và đất cây công nghiệp lâu
năm, trong đó Cà phê 7.431,35 ha, năng xuất 9,62 tạ/ha; Tiêu 189,36 ha, năng suất

19,07 taï/ha; Điều 2.088,80 ha, năng suất 9,91 taï/ha; Cao su 2.692,10 ha, , năng suất
37,66 tạ/ha; Cà ri 53,00 ha, , năng suất 6,02 tạ/ha. Riêng cây Khoai lang Nhật Bản xuất
khẩu trong những năm qua phát triển rất mạnh, đặc biệt là xã Đăk Buk So đơn vị tiên
phong và chiếm ưu thế nhất so với diện tích toàn huyện chiếm trên 85%, cụ thể qua
các năm: năm 2003 có 50 ha, năm 2004 có 395ha, năm 2005 có 540ha và năm 2006 có
580ha, năng suất khoảng 120 tạ/ha.
Tống dân số trên đia bàn toàn huyện là 3964 khẩu trong đó dân tộc thiểu số 9600 chiếm
41,31% tổng dân số.

13


Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Một Số Loại Cây Trồng
Cây trồng

Khoai lang

Hạng mục

Nhật Bản



Cà phê

Tiêu

Điều

Cao su


Diện tích

ha

580

2.352

7.431,35

189,36

2.088,8

2.692,10

Năng suất

tạ/ha

120

199,23

9,62

19,07

9,91


37,66

Sản lượng

tấn

6.960

46.858,9

7.148,96

361,11

2.070

10.138,45

Nguồn tin: Trạm Khuyến Nông-Khuyến Ngư Huyện Tuy Đức
Bảng 2.3. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Khoai Lang Nhật Bản Xuất Khẩu
Qua các Năm
STT

Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất bình quân

(kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

1

2003

52

15.960

830

2

2004

410

15.930

2.310

3

2005

620


14.290

8.860

4

2006

660

13.730

9.060

Nguồn tin: Phòng Thống kê và phòng Kinh tế huyện Đăk Rlấp
Bảng 2.4. Giá Cả Khoai Lang Nhật Bản Xuất Khẩu Theo Thời Vụ Qua các Năm
ĐVT: đồng
Vụ

Vụ Đông Xuân

Năm

Vụ I

Vụ II

Giá loại
I


Giá bán


Giá
loại I

Giá
bán xô

Giá
loại I

Giá
bán xô

2003

5.000

3.400

2.400

1.800

2.400

1.800


2004

5.500

3.600

3.500

2.100

0

0

2005

4.800

3.300

2.800

1.800

2.300

1.600

2006


5.200

3.500

2.600

1.900

2.500

1.800

Nguồn tin: Điều tra các hộ và HTX 19.5 Đăk Buk So huyện Đăk Rlấp
Diện tích, sản lượng hàng năm tăng lên; nhưng năng suất có chiều hướng
giảm dần.

14


×