Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THANH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.68 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI
CÔNG TY TNHH THANH BÌNH

NGUYỄN THỊ NGỌC MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá họat động
Marketing tại công ty TNHH Thanh Bình” do Nguyễn Thị Ngọc Minh, sinh viên khóa
32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_________________

Nguyễn Viết Sản
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin dành tất cả lòng tri ân biết ơn đến ba mẹ đã nuôi con ăn học
đến ngày hôm nay. Cám ơn ba mẹ đã luôn bên con, ủng hộ và động viên con trong cuộc
sống cũng như trên con đường học tập. Đó sẽ là nguồn động lực để con vững bước vào
đời.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô, đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh Tế,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cũng như những
kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống. Đó là nền tảng vững chắc để đi đến tương lai.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Viết Sản đã nhiệt
tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã cùng chia sẻ những buồn vui trong
suốt quãng đời sinh viên của tôi.
Tôi xin chân thành gửi đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên

công ty TNHH Thanh Bình, đặc biệt là các anh, chị phòng Kinh Doanh- những người
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận những hoạt động
thực tế tại công ty lòng biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất. Tôi xin kính
chúc công ty gặt hái nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh và ngày càng mở rộng
hoạt động của mình
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Minh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGỌC MINH. THÁNG 7 NĂM 2010. “Đánh giá họat động
Marketing tại công ty TNHH Thanh Bình ”
NGUYỄN THỊ NGỌC MINH. July 2010. “Rank marketing activities in Thanh
Binh Co.,Ltd”
Quyển luận văn này trình bày kết quả nghiên cứu sau 2 tháng thực tập tại Công
ty TNHH Thanh Bình. Trước tiên là xem xét các cơ hội do môi trường bên ngoài mang
lại và những nguy cơ mà Công ty có thể gặp do sự bất trắc của môi trường. Bên cạnh
đó cũng thực hiện nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Công ty dựa
trên cơ sở phân tích ma trận SWOT. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế
những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu các nguy cơ để Công ty
TNHH Thanh Bình có thể đạt được sự tăng trưởng trong tương lai một cách tốt nhất.


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1 Phạm vi về không gian: ...................................................................................2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Thanh Bình ...............................4
2.1.1 Tổng quát về công ty TNHH Thanh Bình.......................................................4
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty ......................................................................5
2.2.Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của công ty .....................................................6
2.2.1 Đặc điểm .........................................................................................................6
2.2.2 Chức năng hoạt động của công ty ...................................................................6
2.2.3 Nhiệm vụ của công ty .....................................................................................6
2.3 Cơ cấu quản lí công ty ...........................................................................................7
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí..........................................................................7
2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban ........................................................7
2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty .......................................................................8
2.5 Phương hướng phát triển của công ty ....................................................................9
2.6 Sơ đồ quy trình công nghệ ...................................................................................11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
3.1 Cơ sở lí luận .........................................................................................................13
vi


3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Marketing ...............................................13
3.1.2 Những khái niêm chung về Marketing .........................................................13
3.1.3 Các yếu tố ảnh huởng đến họat động của doanh nghiệp...............................14
3.1.4 Vai trò, chức năng của Marketing .................................................................17

3.1.5 Marketing-Mix ..............................................................................................18
3.1.6 Ma trận SWOT ..............................................................................................23
3.2 Phuơng pháp nghiên cứu .....................................................................................24
3.2.1 Phuơng pháp thu thập thông tin ....................................................................24
3.2.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26
4.1 Tình hình sản xuất thức ăn gia súc ở Việt Nam...................................................26
4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................................28
4.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2009 .....28
4.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009 ...............30
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công ty ................................................................31
4.3.1 Môi trường vĩ mô ..........................................................................................31
4.3.2 Môi trường vi mô ..........................................................................................34
4.4 Thực trạng hoạt động Marketing-mix của công ty ..............................................37
4.4.1 Chiến lược sản phẩm .....................................................................................37
4.4.2 Chiến lược giá ...............................................................................................40
4.4.3 Chiến lược phân phối ....................................................................................42
4.4.4 Chiến lược chiêu thị cổ động ........................................................................44
4.5 Đánh giá họat động Marketing của công ty qua ma trận SWOT .......................47
4.6 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing cho công ty ................48
4.6.1 Thành lập phòng Marketing riêng biệt .........................................................48
4.6.2 Đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường ...................................................49
4.6.3 Củng cố hoat động tuyên truyền cổ động .....................................................49
4.5.4 Nghiên cứu phát triển sản phẩm ..................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................50
5.1 Kết luận ................................................................................................................50
5.2 Đề nghị .................................................................................................................49
vii



5.2.1 Đối với công ty..............................................................................................49
5.2.2 Đối với nhà nước ...........................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TAGS: Thức ăn gia súc
TACN: Thức ăn chăn nuôi
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
CP: Chi phí
LNST: Lợi nhuận sau thuế
DT: Doanh thu
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản lượng quốc nội
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
MTTQ: Mặt Trận Tổ Quốc
HTX: Hợp Tác Xã

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình Trạng Biến Động Tài Sản Của Công Ty .................................................8
Bảng 2.2 Tình Trạng Biến Động Nguồn Vốn Của Công Ty..........................................9
Bảng 4.1Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Từ Năm 2005 Đến Năm 2009...................28
Bảng 4.2 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2007-2008 ......30

Bảng 4.3 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm.....................................................32
Bảng 4.4 Một số sản phẩm của công ty Thanh Bình .....................................................38
Bảng 4.5 Chỉ Tiêu Chất Lượng Đăng Kí Thức Ăn Gia Súc Tại Công Ty ....................39
Bảng 4.6 Thị Phần Từng Vùng Năm 2009 ...................................................................42
Bảng 4.7 Chi Phí Quảng Cáo Qua 2 Năm 2008-2009...................................................44

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí.....................................................................7
Hình 2.2:Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Thức Ăn Gia Súc ...........................11
Hình 3.1 Mô Hình 5 Tác Lực Của Porter ......................................................................16
Hình 3.3 Sơ Đồ Các Loại Kênh Phân Phối ...................................................................21
Hình 3.4 Mô Hình Ma Trận SWOT ..............................................................................24
Hình 4.1 Biểu Đồ Tình Hình Kinh Doanh Của Công Ty Qua Các Năm ......................28
Hình 4.2 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm .....................................................32
Hình 4.3 Các Kênh Phân Phối Chính Của Công Ty .....................................................42
Hình 4.4 Biểu Đồ Sản Lượng Từng Vùng Năm 2009...................................................43
Hình 4.5 Biểu Đồ Tỷ Trọng Từng Vùng Năm 2009 .....................................................43

xi


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thị Trường Chính Cung Cấp TAGS cho Việt Nam quí I/2010
Phụ lục 2: Số liệu nhập khẩu thức ăn gia súc vào Việt Nam vào tháng 03/2010
Phụ lục 3: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc từ tháng
10/2009 đến tháng 3/2010

Phụ lục 4: Biểu Đồ Nhập Khẩu TACN từ năm 2001 đến năm 2009

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường và khi đã gia nhập WTO, môi trường kinh doanh
của nước ta ngày càng được cải thiện.Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội và
điều kiện để phát triển kinh doanh thông qua việc giao lưu học hỏi các công ty trong
và ngòai nước. Song song đó, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn. Điều đó đỏi hỏi
doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc khẳng định vị trí của mình trên thương
trường.
Chính trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để
vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Marketing ngày càng
trở nên quan trọng với các doanh nghiệp, nó góp phần vào sự thành công của doanh
nghiệp, đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh họat trong kinh doanh.
Marketing được doanh nghiệp xem như là công cụ để chiến thắng trong cạnh tranh.
Là một nước nông nghiệp, thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam khá lớn,
tuy vậy, hàng năm giá trị nhập khẩu tới trên 1,5 tỉ USD nguyên liệu. Nếu xu hướng
này trở thành sự phụ thuộc và sản xuất trong nước không phát triển để đáp ứng đủ,
ngành chăn nuôi Việt Nam và cả ngành thủy sản sẽ chịu một sức ép lớn về giá. Hơn
nữa, việc nhập khẩu nguyên liệu không những khiến ngành chăn nuôi phải phụ thuộc
vào biến động giá cả của thị trường thế giới mà còn lãng phí tiềm năng đất đai trong
nước.. Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và
89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản.Trong khi hầu hết các tập đoàn sản
xuất thức ăn chăn nuôi mạnh trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam. Việc đề ra một
chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ là đòn bẩy giúp cho Công ty có được vị thế cạnh

tranh trên thị trường.


Xuất phát từ tính tất yếu trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm và Công ty TNHH Thanh Bình, cùng với sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Viết Sản, tôi chọn đề tài: “Đánh giá họat động Marketing tại công ty TNHH
Thanh Bình ” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng họat động Marketing tại công ty TNHH Thanh Bình, trên
cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện họat động Marketing cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Phân tích chiến luợc 4P của công ty.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của công ty qua ma trận
SWOT.
- Một số đề xuất nhằm hòan thiện họat động Marketing của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu tại công ty TNHH Thanh Bình, địa chỉ: khu phố 8, Phuờng Long
Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Từ ngày 15/3/2010 đến ngày 15/05/2010
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức cũng như lý luận thực tiễn còn hạn
chế nên bài luận văn còn nhiều chỗ còn thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp từ
phía Công ty, Quý thầy cô cùng những ai đọc bài luận văn này.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Nội dung chính của bài báo cáo được chia làm 5 chương
Chương I: Đặt vấn đề
Nêu các vấn đề tổng quát để thực hiện chuyên đề, sự cần thiết thực hiện đề tài
cũng như lý do chọn công ty. Bên cạnh đó mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

của chuyên đề cũng được trình bày trong chương này.

2


Chương II: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thanh Bình bao gồm lịch sử hình thành
và phát triển,chức năng nhiệm vụ,bộ máy tổ chức .
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan đến Marketing, đồng
thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu, giải quyết vấn đề.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu về chiến luợc Marketing của công ty.
Trên cơ sở số liệu thu thập được từ công ty TNHH Thanh Bình, tiến hành phân
tích, đánh giá các hoạt động Marketing tại công ty bằng ma trận SWOT và các biểu đồ.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chiến luợc Marketing của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Thanh Bình
2.1.1 Tổng quát về công ty TNHH Thanh Bình
- Tên công ty : Công ty TNHH Thanh Bình
- Tên giao dịch : Thanh Bình FEEDMILLCO.LDT
- Trụ sở chính : Khu phố 8, Phuờng Long Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

- Điện thoại: 061.3882039-061.3882740. Fax: 061.3885578.
- Tài khoản: 431101.00.030.999 Ngân hàng NN&PTNT Đồng Nai.
- Giấy phép thành lập số: 004795/GPTLDN-02 do UBND tỉnh Đồng Nai cấp.
- Hình thức sở hữu: tư nhân.
- Logo của công ty:

- Ngành, nghề kinh doanh
+ Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, tôm, cá và chăn nuôi, kinh
doanh chế biến nông sản, xây dựng dân dụng-công nghiệp, kinh doanh nhà ở, cho thuê
nhà kho , nhà xưởng sản xuất.
+ Sản suất thức ăn chăn nuôi Gia súc, Gia cầm và thức ăn Thủy sản chất lượng cao
+Kinh doanh gỗ nguyên liệu và đồ trang trí nội thất xuất khẩu
+ Kinh doanh khách sạn, lữ hành nội địa, ăn uống, bán hàng
+ Chuyên mua thanh lý các loại hình công ty (nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài)


+ Sản suất các thiết bị chế biến thức ăn gia súc, thiết bị máy công nghiệp
+ Chế tạo khung kho nhà xưởng, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
+ Thiết kế, tư vấn, đầu tư và thi công các công trình nhà dân dụng và công nghiệp.
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Trại heo Thanh Bình: Ấp Phú Sơn, Xã Bắc Sơn, Huyện Thống Nhất, Tỉnh
Đồng Nai. Tel: 061.3869128.
+Nhà máy chế biến thức ăn gia súc tỉnh Hà Tây.
- Phạm vi hoạt động: Với mạng luới tiếp thị rộng rãi, các sản phẩm mang nhãn hiểu
THANH BÌNH và VICTORY của công ty hầu như có mặt ở khắp nuớc.
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty
- Công ty do ông Phạm Đức Bình, nay là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, thành
lập.Ông Bình xuất thân trong gia đình có truyền thống nuôi heo lâu đời.Ông khởi đầu
sự nghiệp bằng việc nuôi heo không duới 100 con trong thời kì bao cấp đầy khó khăn.
- Năm 1981, ông Bình đã áp dụng thành công mô hình HVB (Heo-Vuờn-Bioga)

và đuợc vinh dự đón tiếp cố vấn Võ Văn Kiệt đến thăm trong chuyến công tác tại
Đồng Nai.
- Từ những thành quả ban đầu, đến năm 1984 ông tập trung hoàn toàn vào công
việc sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế nuớc ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự
điều tiết của nhà nước, ông đã mạnh dạn đầu tư thêm một cửa hàng xay xát-bán
nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc cho người chăn nuôi.
- Chỉ sau 3 năm, trại heo của ông tăng lên đáng kể với số lượng khoảng1500
con. Đến thời điểm này ông nghĩ đến việc phục hồi thương hiệu “CÁM THANH
BÌNH” mà cha ông đã gầy dựng.
- Đến năm 1990 thì cơ sở chế biến thức ăn ra đời theo giấy phép 054698 do sở
kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp với diện tích 6111.5m2 tại khu phố 3, phường
Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
- Để đảm bảo sản lượng sản xuất ra đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường, năm 1995, ông Bình đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền thiết bị mới và thay
đổi từ hình thức cơ sở sản xuất kinh doanh sang hình thức công ty TNHH.

5


2.2.Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Đặc điểm
- Công ty TNHH Thanh Bình là công ty có 100% vốn tư nhân.
- Nằm trong hệ thống các doanh nghiệp, tuân thủ theo luật doanh nghiệp Việt
Nam.
- Hệ thống tài khoản sử dụng và báo cáo tái chính theo qui định hiện hành.
- Có con dấu riêng, tài khỏan, mã số thuế riêng.
- Được quyền mở tài khoản tại cả các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi đăng kí.
2.2.2 Chức năng hoạt động của công ty
- Tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, tôm, cá và chăn nuôi.

2.2.3 Nhiệm vụ của công ty
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư những trang thiết bị hiện đại.
- Luôn chú trọng chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên.
- Chấp hành mọi qui định, chính sách, chế độ, của bộ luật lao động.
- Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
- Đảm bảo tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản
chung của nhà nước.

6


2.3 Cơ cấu quản lí công ty
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí
Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Sát

Ban Giám Đốc

Phòng
Kỹ Thuật

Phòng
tổ chức nhân sự

Chăn nuôi
Heo, Bò, Gà


Phòng
kế toán tài vụ

Kinh doanh vật tư,
Nguyên liệu gia công
Chăn nuôi

Phòng
Kinh Doanh

Sản xuất chế biến
thức ăn gia súc,
gia cầm

Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban
ƒ

Hội đồng quản trị: Đề ra phương hướng, giám sát công việc sản xuất

kinh doanh của công ty.
ƒ

Ban giám đốc: Có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc :

-Giám đốc là đại diện hợp pháp của công ty trong các quan hệ giao dịch kinh tế,
điều hành về tổ chức và hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước ban Quản Trị
và Nhà Nước.

-Phó giám đốc:một người phụ trách kế toán-tài chính-hành chính, một ngưới
phụ trách kinh doanh-tiết thị sản xuất.
ƒ

Các phòng ban:

Bộ máy công ty có nhiều ưu điểm: gọn nhẹ, đơn giản, giảm nhẹ gánh nặng cho
người lãnh đạo. Giữa các phòng ban có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm tăng sự đoàn kết
trong công ty, nhờ đó công việc được giải quyết nhanh chóng chính xác hơn.
Ban giám sát: kiểm tra, kiểm soát tài chính kế hoạch họat động của công ty.
Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm về kĩ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm,
huớng dẫn các kĩ thuật sản xuất, trực tiếp điều hành bộ phận chăn nuôi của công ty.
7


Phòng kinh doanh: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, quản lí điều hành
việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra giám sát nguyên liệu thu mua.
Phòng tổ chức nhân sự: lên kế hoạch cho sản xuất, xây dựng và bố trí nhân sự
trong công ty. Cập nhật và xử lí thông tin về các thông tin pháp lí.
Phòng kế toán: Cập nhật số liệu phát sinh trong ngày của chứng từ, chịu trách
nhiệm hạch toán và tính toán kết quả kinh doanh của công ty, thực hiện công tác quan
hệ tín dụng với ngân hàng và công tác thanh toán với khách hàng.
Trại chăn nuôi: Cung cấp con giống cho khách hàng.
Bộ phận sản xuất: chuyên sản xuất các loại thức ăn gia súc, gia cầm.
Bộ phận chăn nuôi: Chuyên chăn nuôi heo, bò, gà…
Phòng kinh doanh vật tư: Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc.
2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Bảng 2.1 Tình Trạng Biến Động Tài Sản Của Công Ty
ĐVT: 1000 đồng

Chênh lệch

Tài sản

Năm 2008

Năm 2009

A. Tài sản ngắn hạn

109,932,623

138,452,438

28,519,815

25.94%

I. Vốn bằng tiền

2,922,147

3,094,303

172,155

5.89%

II. Các khỏan phải thu


58,361,110

49,487,271

(8,873,838)

-15.21%

III. Hàng tồn kho

47,723,214

84,475,295

36,752,080

77.01%

IV. Tài sản ngắn hạn khác

926,151

1,395,568

469,417

50.68%

B. Tài sản dài hạn


46,374,834

198,818,237

152,443,402

328.72%

I. Các khoản phải thu dài hạn

116,025

30,000

(86,025)

-74.14%

II. Tài sản cố định

46,207,809

61,529,037

15,321,227

33.16%

Nguyên giá


46,645,206

65,194,938

18,549,731

39.77%

Chi phí xây dựng CBDD

13,717,852

14,615,310

897,458

6.54%

51,000

135,259,200

135,208,200

265114.12%

156,307,458

335,270,675


178,963,217

114.49%

III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
Tổng tài sản

±

%

Nguồn: Phòng kế toán

8


Tài sản ngắn hạn của công ty tăng 28,519,815,003 đồng so với năm 2007,ứng
với 25.94%. Tài sản dài hạn của công ty tăng mạnh, tăng 152,443,402,627 đồng, ứng
với. 328.72%.Điều này do công ty tăng đầu tư tài chính dài hạn, mua 1 số máy móc
mới phục vụ cho việc sản xuất
Bảng 2.2 Tình Trạng Biến Động Nguồn Vốn Của Công Ty
ĐVT: 1000 đồng
Nguồn Vốn

Năm 2008

Năm 2009

A. Nợ phải trả


72,153,518

I. Nợ ngắn hạn

Chênh lệch
±

%

238,012,033

165,858,514

229.87%

58,341,710

231,835,073

173,493,362

297.37%

II. Nợ dài hạn

13,811,807

6,176,960


(7,634,847)

-55.28%

B. Vốn chủ sở hữu

84,153,939

97,258,651

13,104,712

15.57%

Tổng nguồn vốn

156,307,458

335,270,685

178,963,226

114.49%

Nguồn: Phòng kế toán
Nguồn vốn của công ty tăng mạnh qua 2 năm 2008-2009, tăng 178,963,226,705
đồng, ứng với 114.49%. Công ty tăng nguồn vốn nhưng nợ phải trả lón hơn so với
nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó công ty phải vay nhiều từ bên ngoài.
2.5 Phương hướng phát triển của công ty
-Công ty Thanh Bình nằm trong tốp 20 “ Sao Đỏ” của hàng doanh nghiệp Việt

Nam. Để khẳng định chính mình, ban lãnh đạo công ty đã đầu tư lắp ráp và đưa vào sử
dụng dây chuyền chế biến theo công nghệ Hà Lan với công suất:
+ Thức ăn bột: 20tấn/giờ
+Thức ăn viên: 5 tấn/giờ
- Về sản lượng sản xuất và tiêu thụ phải đạt 5000 tấn/tháng, trong đó:
+Thức ăn gia súc: 3500 tấn/tháng
+ Thức ăn gia cầm: 1500 tấn/tháng
- Về chăn nuôi: Với kinh nghiệm và khả năng nuôi heo, công ty chú trọng và
đầu tư heo con. Hiện nay việc sử dụng dây chuyền hệ thống cám viên đã mang lại hiệu
quả cao với sản phẩm cám gà, vịt. Đồng thời công ty tiến hành cải tạo trại heo cũ, đầu
tư xây dựng những trại heo mới, triển khai mô hình liên kết với các trại heo lớn với
9


hình thức liên doanh , gia công cho công ty hoặc thông qua đại lí nhằm đưa sản phẩm
và thức ăn gia súc của công ty đến người chăn nuôi với giá cả hợp lí, thuận lợi lớn nhất
cho người chăn nuôi đảm bảo phương châm và mục đích “ Nơi phục vụ người chăn
nuôi hiệu quả nhất ” . Để tồn tại và phát triển công ty Thanh Bình đã không ngừng
thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như phương thức kinh doanh
cho phù hợp.
- Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hiện nay công ty đang chú trọng đầu tư
phát triển dây chuyền sản xuất cám viên cho heo, gà, vịt và đã mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do dịch cúm gia cầm xảy ra năm 2003 đã ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm
cám gà, vịt nói riêng và toàn công ty nói chung. Sản phẩm giảm do không có thị
trường tiêu thụ, thiệt hại về tài sản và doanh thu giảm sút. Nhưng đến nay thì dịch cúm
đã tạm lắng, công ty đã trở lại sản xuất thức ăn cho gà, vịt và phát triển gia công các
trại chăn nuôi gà.

10



2.6 Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 2.2:Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Thức Ăn Gia Súc
NVL thô
( Nông sản, hải sản)

Kho NVL

(1a)
(2)

(3)
(3)

Sấy, phơi
(nếu độ ẩm cao)

Khóang đa,
vi lượng

(1b)

Xay
(4)

(4)
Kho NVL

Trộn


(5b1)
Ép viên
(5b2)
Làm
nguội

(5b3)

Đóng
bao

(6)
Nhập kho
thành phẩm
(7)
Xuất bán

(1a): Nguyên liệu (cám, gạo, đậu, cá..) trước khi lưu kho phải qua bộ phận
kiểm tra chất lượng, độ ẩm, thành phần dinh dưỡng… Nếu nguyên liệu còn ẩm thì đưa
qua sấy hoặc phơi thủ công. Còn nếu chất lượng qua kém thì buộc trả lại cho nhà cung
cấp.
(1b): Nguyên vật liệu(thuốc, chất đa lượng, chất khóang vi lượng)được lưu ở
một kho khác, trước khi được lưu khocũng được kiểm tra về số lượng và chủng loại.
(2): Nguyên liệu nào độ ẩm cao hơn tiêu chuẩn cho phép được đưa qua khâu
sấy và phơi thủ công để tận dụng lao động, mặt bằng

11


(3): Nguyên liệu sau khi sấy và phơi khô thì đưa qua máy xay với số lượng dự

kiến sản xuất trong ngày.
(4): Nguyêu liệu xay xong qua máy trộn hỗn hợp, tại đây các thành phần
nguyên liệu được trộn với thuốc, các nguyên tố vi lượng…
(5a), (5b): Sau khi trộn sản phẩm phân thành hai nhánh:
-Những nguyêu liệu là cám dạng bột thì chuyển đến máy vô bao
-Những nguyên liệu là cám dạng viên thì hỗn hợp được đưa đến máy ép viên,
sau đó được làm nguội trước khi vô bao
(6) : Thành phẩm cám các loại nhập kho
(7) : Xuất kho thành phẩm

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Marketing
- Khái niệm về “Marketing” đã có từ năm 1650 ở Nhật Bản. Đến thế kỉ 19,
Lrash và Mc Lonmich là những nguời đầu tiên ở phuơng Tây nghiên cứu có hệ thống
về Marketing. Sau đầu thế kỉ 20, hàng loạt các nhà kinh tế đã hoàn thiện cơ sở lí luận
Marketing và đa dạng hóa hình thức Marketing. Trong thời gian này, nhiều cơ sở
Marketing đã đuợc hình thành ở Anh, Pháp, Đức, Áo…
- Mãi đến sau khủng hoảng kinh tế Kinh tế Thế Giới 1929-1932 và đặc biệt sau
thế chiến thứ 2, nó mới có bước nhảy vọt phát triển mạnh về chất lẫn lượng và đã trở
thành khái niệm phổ biến như ngày nay.
- Ban đầu, Marketing chỉ đuợc đặt ra đối với những sản phẩm tiêu dùng. Ngày
nay Marketing không chỉ là giới hạn hẹp trong phạm vi thương mại mà còn đuợc nhân
rộng ra đối với những sản phẩm công nghiệp, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ, các tổ chức,
các địa phương…và trở thành giao điểm của nhiều quá trình kinh kế chính trị. Đây là
phương pháp cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiên đại cũng như ở bất kì một quốc gia có

nền kinh tế thị trường.
3.1.2 Những khái niêm chung về Marketing
- Có những nguời thuờng nhẫm lẫn khi đồng nhất Marketing với việc bán hàng
hoặc chỉ là sự quảng cáo đơn thuần. Thực ra, tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của
hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Có nhiều định nghĩa về Markting:
Theo Gronross (1990) : “Marketing là những hoạt động nhằm thiết lập, duy trì,
và củng cố lâu dài những mối liên hệ với khách hàng 1 cách có lợi để đáp ứng mục
tiêu của các bên .Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi và thỏa mãn những điều
mong đợi”


Theo Peter Drucker : “Tiếp thị làm cho chức năng của bán hàng trở nên dư
thừa.Mục tiêu của tiếp thị là biết và hiểu khách hàng để sản phẩm và dịch vụ phù hợp
với họ tới mức chúng có thể tự bán.Lí tưởng nhất là làm cho khách hàng tự mua..Việc
còn lại chỉ là tung sản phẩm và dịch vụ”
Theo Philip Kotler : “ Marketing là họat động của con người hướng đến việc
thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con ngừơi thông qua quá trình trao đổi.”
Theo Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Lãn (2003): “Marketing là một quá trình
quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân hay nhóm người khác nhau nhận
được cái mà họ cần hoặc muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản
phẩm có giá trị với người khác.”
3.1.3 Các yếu tố ảnh huởng đến họat động của doanh nghiệp
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
- Môi truờng kinh tế chỉ bản chất và định huớng của nền kinh tế trong đó doanh
nghiệp họat động. Các ảnh hửơng của nền kinh tế đế một công ty có thể thay đổi khả
năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi truờng kinh tế vĩ
mô đó là tỉ lệ tăng truởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái, và tỉ lệ lạm phát.
- Sức mua luôn chịu sự chi phối của môi trường kinh tế, nếu ở phạm vi rộng lớn thì

cơ cấu kinh tế và phân phối thu nhập nó gắn liền với cơ hội kinh doanh, với sức mua.
Môi trường chính trị và pháp luật
- Điều chủ yếu trong phân đọan này là cách thức mà các doanh nghiệp có thể
ảnh huởng đến chính phủ, và cách thức chính phủ ảnh huởng đến họ. Thay đổi liên tục,
phân đọan này sẽ gây ảnh huởng đáng kể đến cạnh tranh.
- Những diễn biến trong môi trường pháp luật có thể là vận mệnh khi nghiên
cứu ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật các quy tắc mà nhà nước sử dụng
và hỗ trợ, kìm hãm công ty hoặc đối tượng của công ty.
Môi trường văn hoá
Gồm những đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống. Sự quan tâm
đến môi trường tự nhiên, trình độ phát triển về chính trị các hệ thống giá trị ứng xử các
di sản văn hoá về vật thể và phi vật thể. Văn hoá nó là yếu tố sâu và rộng đến hành vi
mua. Sự khác nhau giữa tôn giáo, trình độ dân tộc cũng làm ảnh hưởng đến sự đáp ứng
14


×