Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.08 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG NHÂN

NGUYỄN THỊ TRANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG NHÂN” do NGUYỄN THỊ TRANG,
sinh viên khoá 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, chuyên ngành QUẢN TRỊ
KINH DOANH TỔNG HỢP đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới ba mẹ tôi, những người
đã sinh thành ra tôi, nuôi dưỡng và dạy bảo tôi từ tấm bé cho tới ngày hôm nay. Gia
đình luôn là chỗ dựa vững chắc của tôi, luôn động viên, ủng hộ tôi và giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới tất cả các giảng viên trường đại học
Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh Tế, những người đã hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình tôi, truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết để bước vào đời
trong suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường.

Trong suốt thời gian thực tập tôi không thể nào quên được công ơn của thầy
Nguyễn Viết Sản- người đã luôn tận tình hướng dẫn và sửa chữa những sai sót cho dù
rất nhỏ trong khoá luận. Đồng thời thầy còn đưa ra những ý kiến đóng góp chân thành
giúp tôi có những định hướng đúng đắn về khoá luận của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn của tôi,
những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học, để tôi có đủ niềm tin
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị các bộ phận thuộc công ty
TNHH Hoàng Nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công
ty.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Nguyễn Thị Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ TRANG. Tháng 06 năm 2010. “Thực Trạng Và Một Số Giải
Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
TNHH Hoàng Nhân”. NGUYEN THI TRANG. June, 2010. “The Reality And Some
Solutions to Perfect RecuitmentAt Hoang Nhan Company Limited”.

Khóa luận tìm hiểu về tình hình công tác tuyển dụng công nhân viên tại công ty
TNHH Hoàng Nhân trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập về kết quả hoạt động kinh
doanh, quy trình tuyển dụng, chi phí cho tuyển dụng, đặc điểm, cơ cấu lao động của
công ty năm 2009 từ các bộ phận. Đồng thời khoá luận còn sử dụng bảng câu hỏi để
thăm dò ý kiến của công nhân viên về công tác tuyển dụng tại công ty từ đó hiểu rõ
hơn về công tác tuyển dụng công nhân viên tại công ty. Từ kết quả thu được khoá luận
đưa ra những nhận xét, phân tích và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng tại công ty.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạmvi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Hoàng Nhân

4


2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

5

2.3. Chính sách chất lượng và mục tiêu

6

2.4. Chức năng, nhiệm vụ vủa công ty

6

2.5. Cơ cấu tổ chức của công ty

7

2.5.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

7

2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chính

8

2.6. Các sản phẩm của công ty

15

2.7. Các quy trình


16

2.7.1. Quy trình đóng gói

16

2.7.2. Quy trình giải quyết hàng hỏng

17

2.8. Định hướng phát triển

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

18
18

3.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

18

3.1.2. Hoạch định nguồn nhân lực

18

v



3.1.3. Một số giải pháp tạm thời trước khi tuyển dụng

20

3.1.4. Công tác tuyển dụng

20

3.2. Một số chỉ tiêu trong hoạch định tuyển dụng nguồn nhân lực

27

3.3. Phương pháp nghiên cứu

28

3.3.1. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

28

3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty


29

4.2. Đặc điểm nguồn lao động của công ty TNHH Hoàng Nhân

30

4.2.1. Kết cấu lao động của công ty Hoàng Nhân

30

4.2.2. Kết cấu lao động theo độ tuổi

32

4.3. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại công ty Hoàng Nhân

32

4.3.1. Thuận lợi và thách thức

32

.4.3.2. Quy trình tuyển dụng của công ty

34

4.3.3. Tình hình biến động lao động năm 2009

37


4.3.4. Chi phí công tác tuyển dụng

38

4.3.5. Các nguồn tuyển của công ty

40

4.3.6. Tỷ lệ hồ sơ đáp ứng yêu cầu

41

4.4. Đánh giá công tác tuyển dụng

41

4.4.1. Đánh giá về kế hoạch tuyển dụng

41

4.4.2. Thông báo tuyển dụng

42

4.4.3. Đánh giá về nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng

42

4.4.4. Đánh giá quy trình tuyển dụng


42

4.4.5. Tiếp nhận hồ sơ

42

4.4.6. Đánh giá phỏng vấn

43

4.4.7. Đánh giá theo dõi thử việc

44

4.4.8. Đánh giá quản lý, lưu trữ hồ sơ.

44

4.4.9. Đánh giá về mức độ hài lòng của công nhân viên đối với công tác
tuyển dụng tại công ty

45

4.4.10. Đánh giá khó khăn trong công việc của công nhân viên

45

4.4.11. Đánh giá cách bố trí công việc cho công nhân viên mới nhận việc 47
vi



4.5. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng

48

4.5.1. Dự báo nguồn nhân lực

48

4.5.2. Kế hoạch tuyển dụng

48

4.5.3. Thông báo tuyển dụng

49

4.5.4. Nguồn và phương pháp tuyển dụng

49

4.5.5. Quy trình tuyển dụng

50

4.5.6. Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ

50


4.5.7. Quá trình phỏng vấn

51

4.5.8. Theo dõi thử việc

52

4.5.9. Quản lý và lưu trữ hồ sơ

52

4.5.10. Các chế độ phúc lợi

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD

Bình Dương

BTP

Bán thành phẩm

CBCVN

Cán bộ công nhân viên

CMND

Chứng minh nhân dân

HC – NS

Hành chánh - nhân sự

HNC

Công ty Hoàng Nhân

HSXV


Hồ sơ xin việc

KCV

Kimberly Clack Việt Nam

NV

Nhân viên

NS – TL

Nhân Sự - tiền lương

PO

Mã đơn hàng

QC

Kiểm hàng

QPN

Mã hàng hỏng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Thành phẩm

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2008 - 2009

29

Bảng 4.2. Tổng Hợp Kết cấu Lao Động Năm 2009

30

Bảng 4.3. Tổng Hợp Tình Kết Cấu Động Theo Độ Tuổi Năm 2009

32

Bảng 4.4. Tình Hình Biến Động Công Nhân Viên Năm 2009

37

Bảng 4.5. Chi Phí Cho Các Nguồn Tuyển Dụng Năm 2009


38

Bảng 4.6. Chi Phí Tuyển Dụng Công Nhân Viên

39

Bảng 4.7. Các Nguồn Tuyển Dụng Của Công Ty

40

Bảng 4.8. Tỷ Lệ Hồ Sơ Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng Năm 2009

41

Bảng 4.9. Các Hình Thức Phỏng Vấn

43

Bảng 4.10. Đánh Giá Của Công Nhân Viên Về Công Tác Tuyển Dụng

45

Bảng 4.11. Tỷ Lệ Công Nhân Viên Gặp Khó Trong Quá Trình Làm Việc

45

Bảng 4.12. Những Khó Khăn Trong Công Việc của Công Nhân Viên

46


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công Ty TNHH Hoàng Nhân

6

Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức

7

Hình 2.3. Các Sản Phẩm của Công Ty TNHH Hoàng Nhân

15

Hình 2.4. Quy Trình Đóng Gói

16

Hình 2.5. Quy Trình Giải Quyết Hàng Hỏng

17

Hình 3.1. Sơ Đồ Quy Trình Tuyển Dụng

22

Hình 4.1. Sơ đồ quy trình tuyển dụng


35

Hình 4.2. Nguồn Cung Ứng Lao Động Của Công Ty

40

Hình 4.3. Các Hình Thức Phỏng Vấn

43

Hình 4.4. Những Khó Khăn Trong Công Việc

46

Hình 4.5. Cách Bố Trí Công Việc Cho Công Nhân Viên Mới Nhận Việc

47

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Phiếu đề xuất nhân sự
Phụ lục 3: Thông báo tuyển dụng
Phụ lục 4: Thông báo tuyển dụng
Phụ lục 5: Tờ cam kết
Phụ lục 6: Giấy tiếp nhận nhân sự


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp nước ta cũng đang hoà mình vào quá trình hội
nhập đó. Để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ
quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại mà còn phải đặc
biệt quan tâm tới nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Bởi nguồn nhân lực có tầm quan
trọng hết sức lớn lao đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và ngay cả đối với mỗi
quốc gia. Có thể nói nếu không có nguồn nhân lực sẽ không thể có nền sản xuất vì cho
dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người.
Hiện nay thị trường lao động ở Việt Nam luôn biến đổi không ngừng và đang
diễn ra hết sức sôi nổi mỗi ngày, mỗi giờ. Theo thống kê của vietbao.vn thì số người
đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 63 tỉnh, thành phố trong
quý I năm 2010 là 25.913 người. Như vậy có một lượng rất lớn người có nhu cầu tìm
việc làm, bên cạnh đó nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp cũng không ngừng
gia tăng. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng lao động. Một
câu hỏi lớn đặt ra là tại sao tỷ lệ người thất nghiệp cao như vậy mà các doanh nghiệp
vẫn thiếu lao động nhiều như thế? Đó là do giữa các doanh nghiệp và người lao động
chưa có mối liên hệ với nhau.Vì vậy khâu tuyển dụng là một khâu rất quan trọng nó là
sợi dây gắn kết người lao động với doanh nghiệp
Khi mà một doanh nghiệp không muốn bỏ ra quá nhiều chi phí cho khâu tuyển
dụng thì có nhiều giải pháp tạm thời được sử dụng như: Thuê tuyển công nhân tạm
thời, hợp đồng gia công…Hợp đồng gia công là hình thức đặt hàng cho công ty khác



sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện một công đoạn nào đó để tạo ra sản phẩm cuối
cùng, cũng có nhiều doanh nghiệp không muốn bỏ ra nhiều chi phí cho công tác tuyển
dụng mà hợp đồng lao động với công ty khác. Công ty TNHH Hoàng Nhân được ra
đời dựa trên nhu cầu đó, công ty chuyên nhận gia công đóng gói các sản phẩm từ giấy,
cung ứng nguồn nhân lực. Ngày càng nhiều công ty thực hiện hợp đồng gia công, vì
vậy nhu cầu về nguồn lao động của công ty ngày càng gia tăng. Tuy công ty nhận gia
công đóng gói các sản phẩm từ giấy không đòi hỏi lao động trình độ cao nhưng vấn đề
tuyển dụng nguồn lao động của công ty lại gặp nhiều khó khăn.Thấy rõ được tầm quan
trọng của công tác tuyển dụng, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH
Hoàng Nhân”. Vì thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài của tôi có nhiều thiếu
sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh chị
để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH
Hoàng Nhân
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn
nhân lực.
1.3. Phạmvi nghiên cứu
1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Bộ phận tuyển dụng và các công nhân viên công ty TNHH Hoàng Nhân
1.3.2 . Phạm vi không gian
Khoá kuận được thực hiện tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Nhân,
32/7, Ấp Tây A, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương.
1.3.3 . Phạm vi thời gian
Trong khoảng thời gian từ tháng 03/2010 – 06/2010
1.4. Cấu trúc khoá luận
Chương 1: Mở đầu
2



Xác định tính cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu mong muốn đạt được
khi thực hiện đề tài, đồng thời chương này cũng nêu lên phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Hoàng Nhân, qua đó giúp người đọc hiểu
rõ hơn về công ty TNHH Hoàng Nhân.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: Khái niệm nguồn nhân lực, Hoạch định nguồn nhân lực. công tác
tuyển dụng…. Đồng thời chương này cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng khi thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đưa ra các kết quả thu thập được tại công ty, đánh giá công tác tuyển dụng và
từ đó đề ra một giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị
đối với nhà nước, công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Hoàng Nhân
Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Nhân ( Hoang Nhan
Company Limited).
Logo:


Giám đốc : Nguyễn Trung Thành
Trụ sở chính: 31/6B, KP Thống Nhất, TT Dĩ An, Bình Dương.
Địa chỉ sản xuất: 32/7, Ấp Tây A, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: 0650 3779600
Fax: 0650 3779601
Email:

Website: www.hoangnhanvn.com
www.outscourcinghoangnhanvn.com
Vốn chủ sở hữu: 7.670.000.000 VNĐ.
Lĩnh vực hoạt động:Cung ứng nguồn nhân lực, Dịch vụ gia công đóng gói.
4


2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều doanh nghiệp không muốn bỏ ra
nhiều chi phí cho công đoạn cuối cùng là đóng gói sản phẩm, hay một công đoạn nào
đó mà chỉ tập trung chú trọng vào sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp không muốn bỏ ra chi phí cho công tác
tuyển dụng công nhân viên. Thấy được nhu cầu đó công ty TNHH Hoàng nhân (Viết
tắt HNC) được thành lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất gia công đóng
gói các loại sản phẩm, Cung ứng nguồn lao động do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Bình
Dương cấp phép số 4602003307 ngày 01/02/2008 .
Với diện tích nhà xưởng hơn 800m2 có trang bị màn chắn và đèn chống côn
trùng và đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất cùng với kho hàng rộng tới
2000m2 được sắp xếp gọn gàng khoa học Hoàng Nhân tự hào là một trong những
Công ty có hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu tại Bình Dương hiện nay.
Mới thành lập được hơn 2 năm nhưng công ty được nhiều đối tác biết tới vì vậy
từ ngày 01/03/2010 công ty thành lập xưởng sản xuất thứ hai tại khu công nghiệp

Visip Bình Dương nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

5


Hình 2.1. Công Ty TNHH Hoàng Nhân

2.3. Chính sách chất lượng và mục tiêu
Chính sách chất lượng:
- Sản xuất đúng tiêu chuẩn hàng mẫu.
- Năng suất ngày càng tăng.
- Liên tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
- Cung cấp các giải pháp chất lượng.
Mục tiêu của công ty:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Không còn phàn nàn từ khách hàng.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất.
2.4. Chức năng, nhiệm vụ vủa công ty
- Thực hiện sản xuất gia công theo kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch kinh
doanh đã được Giám đốc phê duyệt.
- Quản lý con người máy móc thiết bị trong phạm vi công ty.
- Bảo đảm môi trường làm việc phù hợp
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, Hệ thống quản lý môi trường

và trách nhiệm xã hội tại công ty.
6


Thực hiện sản xuất theo kế hoạch do bộ phận kế hoạch kinh doanh chuyển giao.
2.5. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.5.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức
GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG
KHO

NS – TL

HC - NS

KẾ TOÁN

KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT

CHUYỀN
TRƯỞNG

BỐC XẾP

CHUYỀN
PHÓ

KIỂM
HÀNG
(QC)

CÁC TỔ
TRƯỞNG


CÔNG NHÂN
SX
Nguồn: Bộ phận HC - NS

7


2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chính
Giám đốc
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước
pháp luật hiện hành
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công
ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong
công ty theo kế hoạch
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
Bộ phận hành chánh nhân sự
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của công ty.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo
và tái đào tạo.
- Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty.
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích

người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Giám đốc
.

- Phục vụ các công tác hành chánh để Giám đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều

hành, phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Giám đốc
và người lao động trong Công ty.
8


- Tham mưu đề xuất cho Giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chứcHành chánh-Nhân sự.
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.
Bộ phận kế toán
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán...
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua
từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động,
hữu hiệu.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng
vốn của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui

định của Công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận
liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo
dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo
tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Giám đốc công ty.

9


Bộ phận NS - TL
- Đặt mua, kiểm soát và cấp phát văn phòng phẩm, mực máy in, máy
photocopy, bảo hộ lao động và lập sổ theo dõi hàng ngày, lập báo cáo số lượng sử
dụng mỗi cuối tháng trình Giám đốc.
- Thu các khoản tạm ứng thừa từ các phòng/bộ phận, thu tiền từ khách hàng.
- Kết số và kiểm tra quỹ cuối ngày, niêm phong két sắt trước khi về.
- Mỗi ngày, tiến hành đối chiếu quỹ trên sổ sách và trên thực tế với Kế toán
thanh toán.
- Tính lương, chấm công, chuẩn bị và phát phiếu lương cho nhân viên.
- Kiểm tra chi tiết tất cả các tài khoản trước khi lên bảng cân đối.
- Phát lương cho toàn bộ CBCNV tại công ty.
- Tổng hợp – quản lý các dữ liệu liên quan đến báo cáo Lương.
Bộ phận kế hoạch sản xuất
- Tiếp khách hàng, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty, đảm bảo nguồn
hàng ổn định cho Công ty. Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng.
- Nhận PO từ khách hàng, kiểm soát PO
- Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Giám đốc ký.
- Làm thủ tục, thực hiện việc xuất nhập khẩu cho toàn bộ các đơn hàng đã ký.

- Cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng, cấp phát
nguyên phụ liệu cho đơn vị sản xuất.
- Nhận và giải quyết những thông tin sản xuất có liên quan.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc
Công ty.
- Yêu cầu đơn vị sản xuất, bộ phận công nghệ liên quan làm mẫu đối, làm định
mức nguyên phụ liệu sau đó chuyển cho khách hàng duyệt
- Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, … cho bộ phận sản xuất.

10


Trưởng kho
- Thực hiện việc xuất nhập nguyên liệu cho sản xuất phải chính xác nhanh
chóng đảm bảo sản xuất liên tục (yêu cầu phải sử dụng thẻ kho kiểm tra việc xuất nhập
hàng ngày, lập sổ sách, chứng từ theo dõi).
- Làm báo cáo NVL hư hỏng
- Kiểm tra NVL – BTP giao phiếu lãnh vật tư cho NV chuyền phụ trách vật tư
nhận từ kho.
- Thực hiện việc kiểm kho vào cuối mỗi tháng, giải thích chênh lệch hàng tồn
kho.
- Thực hiện việc xuất nhập kho NVL:
+ Đối với nhập NVL từ khách hàng: Bắt buộc phải viết “phiếu nhập NVL”,
đồng thời phải đính kèm với “phiếu xuất NVL” của khách hàng để lưu file.
+ Đối với việc xuất NVL cho SX: Nhận lệnh từ Bộ phận sản xuất có đầy đủ
chữ kí Chuyền trưởng thì thực hiện việc phát NVL cho sản xuất nhập số lượng vào thẻ
kho và lưu lệnh sản xuất.
Chuyền trưởng
- Quản lý trực tiếp công nhân, tổ trưởng trong xưởng thuộc phạm vi nhiệm vụ
được giao trong công ty.

- Thực hiện việc chấm công, chấm phép, chấm sản lượng theo các biểu mẫu cho
công nhân viên tổ trưởng trong phạm vi xưởng.
- Tiếp nhận và đề xuất nhân sự cho tổ, tìm hiểu và giải thích thắc mắc trực tiếp
cho công nhân, tổ trưởng về những chế độ chính sách và hoạt động sản xuất.
- Nhận kế hoạch từ bộ phận kế hoạch sản xuất, lập đề xuất NVL – BTP gửi cho
Giám đốc xác nhận, nhận NVL –BTP từ kho, phân công kế hoạch sản xuất chi tiết cho
từng tổ, cung cấp thông tin sản phẩm cho tổ trưởng sản xuất, chuẩn bị Code, Label cho
ngày hôm sau.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất cấp cho tổ trưởng cho tổ sản xuất, cấp phát đúng và
đủ số Label, bag...Triển khai công việc theo kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tuần, kiểm
tra việc sắp tổ và phân công công việc cho từng cá nhân trong tổ.
11


- Kiểm tra hàng NVL – BTP giao phiếu lãnh vật tư cho NV chuyền phụ trách
vật tư nhận từ kho.
- Kiểm tra mã Code, Label... trước khi sản xuất.
- Kiểm tra thông tin BTP đối chiếu mẫu sản phẩm Date Code, Label, mã BTP
đầu giờ và phát lệnh sản xuất.
- Kiểm tra vệ sinh đầu giờ, cuối giờ mỗi ngày để kịp nhắc nhở vệ sinh.
- Theo dõi quá trình hoạt động sản xuất, yêu cầu sửa chữa kịp thời thiết bị máy
móc ảnh hưởng sản xuất.
- Phân tích công việc chỉ ra những thao tác thừa làm chậm tiến độ và gây lỗi sản
phẩm cho công nhân viên tổ trưởng.
- Báo cáo tiến độ công việc, thời gian thực hiện của các tổ cho giám đốc, kế
hoạch về nhân sự tính lương hàng ngày.
- Đào tạo công nhân mới đáp ứng nhu cầu sản xuất cho bộ phận.
- Ghi nhật ký vi phạm nội quy của công nhân, cuối tháng tổng kết lỗi xếp bậc
A, B, C...báo cáo kết quả cho nhân sự và quản đốc
- Theo dõi nắm bắt hoàn cảnh cũng như đời sống của công nhân báo cáo hoặc

đề xuất lên ban lãnh đạo, báo cáo cho quản đốc – Bộ phận nhân sự.
- Thông báo tới công nhân những thông tin và kế hoạch sản xuất của công ty.
- Hàng ngày tiến hành họp tổ trưởng vào đầu giờ làm hoặc cuối giờ làm, mục
đích cuộc họp nêu lên được kết quả và vấn đề tồn tại cần khắc phục tại các tổ của ngày
hôm trước, đề ra kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu trong ngày hoặc ngày hôm sau.
Chuyền phó
- Lãnh nguyên phụ liệu, BTP dựa trên lệnh sản xuất giao tổ trưởng đóng gói.
- Thay Date Code, Label, kiểm tra đối chiếu bảng tra thứ tự các ngày trong năm
với thùng BTP cần sản xuất.
- Dập Label kiểm tra đối chiếu với QC.
- Nhắc nhở tác phong, tiến độ và chất lượng công việc của CBCNV trong
xưởng.
- Kiểm tra NVL, BTP tồn cuối ngày báo Chuyền trưởng.
12


- Theo dõi và báo cơm hàng ngày.
- Nhập và sắp xếp thành phẩm vào kho, ghi số lượng đối chiếu với các tổ.
Kiểm hàng (QC)
- Quản lý trực tiếp quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty.
- Giám sát – lập biên bản vệ sinh trong xưởng sản xuất.
- Chuẩn bị hàng mẫu và triển khai tới chuyền trưởng – công nhân.
- Thực hiện kiểm tra BTP, bao bì, tem nhãn, vật phẩm khuyến mãi ... nhận từ
KCV trước khi vào đóng gói.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kiểm tra việc thay Date Code, đóng bag (đối
chiếu với ngày sản xuất trên thùng bán thành phẩm)
- Kiểm tra Date Code- Label dựa trên lệnh sản xuất (mã hàng, tên hàng, quy
cách, ngày đóng gói...)
- Kiểm tra bốc mẫu chất lượng trên dây chuyền đóng gói theo tiêu chuẩn bốc
mẫu, lập báo cáo chất lượng.

- Làm báo cáo hàng hư hỏng: Ghi rõ lý do hư hỏng, số lượng hư hỏng (Lưu ý:
Khi nhập kho hàng hư hỏng phải có chữ ký của chuyền trưởng và chữ ký khách hàng
nếu hàng hư là do khách hàng).
- Xử lý lô hàng không đạt tiêu chuẩn điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc
phục lỗi.
- Xác nhận chất lượng bằng văn bản cho lô hàng đạt chất lượng trước khi lưu
kho thành phẩm và xuất kho KCV.
- Thường xuyên nhắc nhở và khuyến khích công nhân kiểm tra chất lượng
công đoạn mình làm, nhằm ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm phát sinh ngay khi
phát hiện, giảm thiểu hao hụt, lãng phí nhân công và thời gian tái xử lý.
- Yêu cầu sản xuất chuyển 100% BTP, bao bì, tem nhãn của sản phẩm cũ ra
khỏi khu vực sản xuất và trả về kho sau đó mới cho sản xuất sản phẩm mới.
- Luôn luôn cập nhật thông tin chất lượng theo yêu cầu chuẩn của KCV và làm
việc thường xuyên với nhân viên điều phối chất lượng KCV để nắm vững thông tin và
đánh giá chất lượng.
13


Các tổ trưởng
- Quản lý trực tiếp công nhân trong tổ chức thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện việc chấm công, chấm phép, chấm sản lượng theo các biểu mẫu cho
công nhân trong phạm vi của tổ.
- Tiếp nhận và đề xuất nhân sự cho tổ.
- Nhận lệnh sản xuất, kế hoạch sản xuất, thông tin sản phẩm.
- Triển khai công việc theo kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất, sắp chuyền và
phân công công việc cho từng cá nhân trong tổ.
- Kiểm tra thông tin BTP đối chiếu mẫu sản phẩm và tiến hành sản xuất.
- Báo cáo năng suất làm việc cho chuyền trưởng hàng ngày.
- Căn cứ số lượng kế hoạch cho tổ sản xuất.để nhận đúng và đủ số NVL báo
cáo kết quả sử dụng cho Chuyền trưởng.

- Theo dõi và nắm bắt hoàn cảnh cũng như đời sống của công nhân báo cáo
hoặc đề xuất lên ban lãnh đạo báo cáo cho Chuyền trưởng hoặc Bộ phận HC - NS.
Công nhân sản xuất
- Thực hiện đúng nội quy của công ty.
- Làm việc tuân theo sắp xếp của tổ trưởng,chuyền phó, chuyền trưởng.
- Hiểu biết các thông tin sản phẩm, quy trình đóng gói và chất lượng sản phẩm
trước khi thực hiện công việc được giao.
- Tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng của QC.
- Bảo quản trang thiết bị bảo hộ lao động được giao và có trách nhiệm đền bù
thiệt hại khi bị thất thoát.
- Hiểu rõ trình tự công việc, thủ tục xin nghỉ phép.
Bốc xếp
- Bốc dỡ hàng khi NVL –BTP từ khách hàng về HNC hoặc khi xuất khỏi HNC
- Hiểu rõ trình tự công việc, thủ tục xin nghỉ phép.
- Bảo quản trang thiết bị bảo hộ lao động được giao và có trách nhiệm đền bù
thiệt hại khi bị thất thoát.
- Thu dọn kho sạch sẽ, gọn gàng.
14


×