Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo Thực tập tổng hợp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU
LỊCH SINH THÁI ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG” do Nguyễn Thị Trúc
Phương, khóa 2006 – 2010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

Ts. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người đã
sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồng thời cám
ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến và là động lực to
lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đặng Minh Phương đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc, lãnh đạo các
khu du lịch và đặc biệt là Chú Hân, Giám đốc khu Resort Thiên Hải Sơn, các anh chị
Phòng Thống Kê Huyện Phú Quốc, Bác Trưởng Trưởng Phòng Sở Tài Nguyên Môi
Trường, Chú Phát Phó Giám Đốc Sở Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch, TP. Rạch Giá, Tỉnh

Kiên Giang đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, trình độ hiểu biết và tầm nhìn chưa

đủ sâu sắc. Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý
của quý thầy cô và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Trúc Phương


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh. Tháng 06 năm 2010. “ Đánh Giá Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái
Đảo Phú Quốc tại Huyện Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang”.
NGUYEN THI TRUC PHUONG. Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City, June 2010. “Evaluating The Ecotourism Potential of Phu Quoc
Island at Phu Quoc District – Kien Giang Province”.
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị tiềm năng du lịch sinh thái đảo
Phú Quốc. Do loại hình du lịch sinh thái chưa được đầu tư đúng đắn và chậm tiến độ dù
đã được định hướng trong chính sách quy hoạch và phát triển tầm nhìn 2020 của Tỉnh
Kiên Giang.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 150 khách du lịch tại đảo
Phú Quốc, đề tài đã tìm ra giá trị tiềm năng khi Phú Quốc được đầu tư phát triển du lịch
sinh thái trong một năm là 248,734 tỷ đồng với giá trị dư báo đến năm 2020 là 526.843 tỷ
đồng.
Tổng giá trị của du lịch sinh thái hồ Phú Quốc ứng với các suất chiết khấu khác
nhau từ 8% đến 12% là: 3.109,175 tỷ đồng với suất chiết khấu 8%, 2.487,34 ứng với suất

chiết khấu 10%, 2.072,783 tỷ đồng ứng với suất chiết khấu 12%. Từ những con số trên
cho thấy giá trị tiềm năng của Phú Quốc trong việc phát triển du lịch sinh thái là rất lớn vì
giá trị này chỉ phản ánh một phần giá trị thực qua một bộ phận khách du lịch trong nước,
trong khi lượng khách quốc tê đến Việt Nam ngày càng tăng.
Ngoài ra đề tài cũng xác định được giá sẵn lòng trả của du khách cho mục đích bảo
tồn năm 2010 là 2.32 tỷ đồng cho thấy sự quan tâm đáng kể của du khách đến địa điểm
này từ đó thấy được giá trị cảnh quan vô cùng to lớn của đảo.
Thông qua kết quả nghiên cứu và phân tích đề tài cũng hướng đến đề xuất những
định hướng phù hợp để đủ điều kiện đưa loại hình du lịch sinh thái chất lượng cao phổ
biến hơn tại Phú Quốc.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi nội dung


4

1.3.4. Đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Cấu trúc của đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang

6

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.2. Tổng quan về đảo Phú Quốc

9


2.2.1. Tổng quan về hoạt động du lịch của đảo
2.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

9
11

2.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

18

2.3.1. Tài liệu nước ngoài

18

2.3.2. Tài liệu trong nước

19

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

21
21

3.1.1. Khái niệm và phát triển du lịch sinh thái

21

3.1.2. Phát triển bền vững du lịch sinh thái


25

v


3.1. 3. Khái niệm khu du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch

26

3.1.4. Khái niệm Cung và Cầu du lịch

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

29

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

30

3.2.4. Phương pháp TCM (Travel Cost Method) – phương pháp chi phí du hành


31

3.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method)

35

3.2.6. Phương pháp xây dựng hàm cầu

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

39

4.1. Hoạt động du lịch tại Phú Quốc

39

4.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội, hành vi của khách du lịch trong nước

40

4.2.1. Những đặc điểm xã hội của khách du lịch

40

4.2.2. Đặc điểm kinh tế (thu nhập) của khách du lịch

44


4.2.3. Những đặc điểm về nhu cầu, hành vi của khách du lịch

45

4.2.4. Thái độ hài lòng của du khách khi đến tham quan đảo Phú Quốc

51

4.3. Xây dựng và phân tích hàm cầu du lịch Phú Quốc

52

4.3.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình hàm cầu du lịch

52

4.3.2. Kiểm định mô hình

52

4.3.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu du lịch

54

4.4. Xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái Phú Quốc

56

4.5. Những định hướng phát triển DLST theo quy mô chất lượng cao ở Phú Quốc


61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Giơí hạn của đề tài

65

5.3. Kiến nghị

65

5.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang

65

5.3.2. Giải pháp với du lịch sinh thái Phú Quốc

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi phí du hành
(Travel Cost)

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method)

DLST

Du lịch sinh thái
(Ecotourism)

ĐVT

Đơn vị tính

ITCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân
(Individual Travel Cost Method)


KG

Kiên Giang

NPV

Hiện giá ròng (Net present Value)

OSL

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(Ordinary Least Squares)

TCM

Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)

TP

Thành phố

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

WTA

Mức giá chấp nhậnđền bù
(Willing To Accept)


WTP

Mức giá sẵn lòng trả
(Willing To Pay)

ZTCM

Phương pháp chi phí du hành theo vùng
(Zone travel cost method)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng Tổng Hợp Các Dự Án Đầu Tư vào Phú Quốc

15

Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dấu Cho các Hệ số của Mô Hình

38

Bảng 4.1 Số Lượt Khách Du Lịch đến Phú Quốc Qua Các Năm

39

Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Qua Các Năm


40

Bảng 4.3 Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

42

Bảng 4.4 Tỷ lệ Khách Du Lịch Phân theo Nơi Đến

45

Bảng 4.5 Phân Nhóm Khách Du Lịch theo Số Lượng Người Đi Chung Nhóm

49

Bảng 4.6 Bảng Tỷ Lệ Khách Du lịch Phân Theo Địa Điểm Thay Thế

50

Bảng 4.7. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch

52

Bảng 4.8. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình ĐườngCầu

53

Bảng 4.9. R

2


của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

54

Bảng 4.10 Bảng Giá Trị Tiềm Năng DLST Phú Quốc qua Các Năm

58

Bảng 4.11. Bảng Giá Trị Dự Báo Tiềm Năng Phú Quốc Qua Các Mốc Thời Gian

59

Bảng 4.12. Giá Trị Tiềm Năng DLST của Phú Quốc Thể Hiện ở Mức Chiết Khấu

59

aux

Bảng 4.13. Mức Sẵn Lòng Chi Trả của Du Khách để Bảo Vệ Cảnh Quan tại Phú Quốc 60

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan

31

Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Du Lịch từ Vùng Z


34

Hình 3.3. Đường Cầu Số Lần Du Lịch từ Vùng Z

35

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ của Khách Du Lịch

41

Hình 4.2. Đồ Thị Phân theo Độ Tuổi Khách Du Lịch

42

Hình 4.3. Biểu Đồ Phân theo Giới Tính của Khách Du Lịch

43

Hình 4.4. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Thu Nhập Trung Bình

44

Hình 4.5. Đồ Thị Khách Du Lịch Phân Theo Độ Dài Đường Đi

46

Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Phương Tiện

46


Hình 4.7. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Đi Du Lịch

47

Hình 4.8. Biểu đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Lý Do Đi Du Lịch

48

Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Thời Gian Lưu Trú

48

Hình 4.10. Biểu đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Các Hoạt Động Thay Thế

50

Hình 4.11. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Mức Độ Hài Lòng

51

Hình 4.12. Đường Cầu Du Lịch Phú Quốc

55

Hình 4.13. Đường Cầu Du Lịch Sinh Thái Phú Quốc

55

Hình 4.14. Hai Đường Cầu Du Lịch Thể Hiện Trên cùng Một Đồ Thị


56

Hình 4.15. Biểu Đồ Thể Hiện Tiềm Năng Du Lịch theo Thời Gian

58

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 2: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp
OLS
Phụ lục 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu
Ma trận Hiệp Phương sai
Phụ lục 4: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
Phụ lục 5: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu du lịch
Phụ lục 6: Kết xuất Eviews mô hình Dự báo chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 7: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp
OLS
Phụ lục 8: Kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 9: Kiểm định các vi phạm giả thiết trong mô hình
Phụ lục 10: Một số hình ảnh về đảo Phú Quốc
Phụ lục 11: Critical Values for Durbin – Waston Test: 5% Significiance Level
Phụ lục 12: Bảng câu hỏi phỏng vấn

x



xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, du lịch không
những là một thế mạnh, mà còn là
một tiềm lực kinh tế quan trọng
vào loại bậc nhất đối với nhiều
quốc gia. Với những tiềm năng
phong phú được xem là “rừng
vàng biển bạc”, du lịch đã đóng
góp cho nền kinh tế Việt Nam ta
nói chung và kinh tế dịch vụ nói
riêng một con số đáng kể, góp
phần không nhỏ cho việc cải thiện
kinh tế cũng như đời sống nhân dân

Nguồn ảnh: jetravel.wordpress.com

ngày càng khởi sắc hơn. Chính vì lẽ đó mà ngày nay, không riêng gì các quốc gia khác,
Việt Nam cũng đang trên đường xây dựng “ngành công nghiệp không khói” chất lượng
cao để xứng tầm với những tiềm năng sẵn có. Để phát triển ngành công nghiệp này một
cách bền vững, du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức du lịch đáp ứng đầy đủ nhu
cầu và điều kiện khắt khe của cả khách du lịch và các nhà chính sách. Điều này thể hiện
ở tính tích cực của nó không những đối với sức khỏe, tính giải trí thiết thực, mà còn gắn
liền với môi trường sống trong lành. Theo đó, Phú Quốc là một điển hình cho tiềm năng
DLST mà tôi đề xuất trong đề tài này.

Ngạc nhiên và ngưỡng mộ là cảm xúc của hầu hết những khách du lịch khi được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp, tiềm năng của Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam trực thuộc
tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc là đảo lớn nhất trong quần thể 22


đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành
huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05
km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore.
Thiên nhiên giành cho Phú Quốc một sự trù phú bất ngờ: có biển, hồ, sông, núi,
đồng bằng, rừng rậm với nhiều muông thú. Người dân Phú Quốc lại hiền lành, mến
khách. Thêm vào đó, khu rừng rậm nguyên sinh mang tầm cỡ quốc gia, sự đa dạng sinh
học, nguồn tài nguyên phong phú mới lạ cùng những khu bảo tồn động vật quý hiếm như
loài lợn biển (Dugon) vẫn là những địa điểm gây nhiều tò mò và thú vị đối với những du
khách đã và chưa từng đến đảo. Ngoài ra, ở đây còn có những dấu tích lịch sử của Vua
Gia Long, anh hùng Nguyễn Trung Trực, những chiến tích hào hùng của những chiến sĩ
các mạng ở nhà lao Cây Dừa, v.v. Vì vậy, Phú Quốc luôn là cái tên quen thuộc được nhắc
đến nhiều nhất trong các diễn đàn du lịch khi nói về những giá trị văn hoá dân tộc và giá
trị lịch sử to lớn.
Để tiến hành phát triển đảo, Chính phủ, các cấp chính quyền, các nhà chính sách
cần có những phương hướng quy hoạch cụ thể của. Do đó, trong Điều 2, Khoản 3, Quyết
định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Đề án Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” ghi rõ: “Đến năm 2020, hoàn thành về cơ
bản xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung Tâm du lịch và Du Lịch Sinh Thái biển ở trình
ðộ cao, hàng nãm thu hút khoảng 2 - 3 trệu khách du lịch”. Hiện tại, du lịch Phú Quốc đã
có sự phát triển rất lớn nhưng sự phát triển đó đang chứa rất nhiều nguy cơ không bền
vững. DLST là một dự án lý tưởng, đang được Chính Phủ đề nghị từ lâu khi thấy được
các hiệu ứng tốt từ các mô hình du lịch sinh thái ở các nước khác. Tuy nhiên, cho đến này
dự án này vẫn chưa đưa vào hoạt động rộng rãi mà chỉ dựa trên các loại hình du lịch tại
chỗ, du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch tham quan. Như vậy, phải có một công trình nghiên
cứu về quá trình này để xác định những giá trị tiềm năng mà du lịch sinh thái mang lại khi

chính sách được đưa vào hoạt động, cơ sở hạ tầng, dịch vụ được cải thiện tốt. Trước đó,
nhiều đề tài nghiên cứu đã xác định giá trị du lịch nói chung và Phú Quốc nói riêng,
nhưng vẫn chưa có đề tài nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái theo chính
sách quy hoạch mới của tỉnh Kiên Giang nên cần có những nghiên cứu để đánh giá xác
thực dựa trên tình hình phát triển hiện tại do đó đề tài được chọn nghiên cứu để tiếp tục
đáng giá chính xác hơn về tiềm năng phát triển. Khả năng phát triển DLST trình độ cao
2


có triển vọng như thế nào? Giá trị kinh tế của DLST và những giải pháp như thế nào để
phát triển DLST mang lại lợi ích cao nhất cho đảo, cho tỉnh cũng như người dân địa
phương? Trả lời những câu hỏi này chính là hướng đề tài muốn thực hiện. Xuất phát từ
thực tế cũng như muốn tìm hiểu thêm về vùng đất nổi tiếng còn mang dáng dấp nguyên
sinh này và cùng với sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Minh Phương đề tài nghiên cứu
“Đánh Giá Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái đảo Phú Quốc tại Huyện Phú
Quốc – Tỉnh Kiên Giang” được tiến hành thực hiện. Đề tài được dựa trên kết quả khảo
sát từ khách du lịch trong nước đến đảo Phú Quốc, đề tài cũng gắn mục tiêu phát triển
DLST đến 2020 của tỉnh theo như Chính sách ban hành đã nêu trên của Chính Phủ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 . Mục tiêu chung
Xác định giá trị tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo
Phú Quốc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Khái quát về tình hình phát triển du lịch trên đảo Phú Quốc.

-

Xác định giá trị niềm năng DLST của đảo.


-

Đề xuất những định hướng phát triển.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/3/2010 đến 15/6/2010. Trong
đó khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 15/4 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, điều
tra thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập số liệu. Thời gian còn lại
tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn đảo Phú Quốc, huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên
Giang. Số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại một số khu du lịch trung
tâm như Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Dinh Cậu, Bãi Dài, v.v. Các thông tin về tình hình hoạt
động du lịch, số lượng khách du lịch tại đảo Phú Quốc qua các năm được thu thập tại Sở
Văn Hóa Thể Thao Du Lịch tỉnh Kiên Giang và Phòng Thống Kê Huyện Phú Quốc.

3


1.3.3. Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp, kiến thức và thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào
nghiên cứu một số nội dung chính như sau:
- Dựa trên những thông tin thu thập được và đánh giá tổng thể về thực trạng kinh tế
của đảo Phú Quốc, trọng tâm là lĩnh vực phát triển du lịch.
- Xây dựng hàm cầu du lịch Phú Quốc từ đó xác định giá trị tiềm năng DLST.
- Những định hướng để Phú Quốc khai thác hiệu quả tiềm năng về DLST bền vững.
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đảo Phú Quốc, chủ yếu tập trung vào DLST.

1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài này. Từ đó đề ra những mục tiêu chính và
cụ thể để thực hiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Và giới thiệu nội dung của khóa
luận, khóa luận được thực hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào và cấu trúc khóa luận
được trình bày ra sao.
Chương 2. Tổng quan
Chương này nhằm giới thiệu tình hình hoạt động du lịch tại đảo Phú Quốc bao
gồm đặc điểm tự nhiên, tổng quan về tài liệu nghiên cứu trước đây về định giá giá trị sử
dụng TCM ở các nước và Việt Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp TCM, CVM và mô hình OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu điều tra,
về phương pháp nghiên cứu thì ngoài những phương pháp cơ bản như : Phương pháp thu
thập số liệu thức cấp, tính toán, tổng hợp thì chương này cũng trình bày rõ phương pháp
TCM được sử dụng để thực hiện điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết về kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu.

4


Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài, và đề xuất những
giải pháp phát triển DLST chất lượng cao hơn và quy mô rộng rãi hơn ở Phú Quốc theo
quy hoạch và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

5



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ
quốc, nằm ở toạ độ từ 104040’ đến 105032’40” kinh độ Đông và 9023’50’’ đến
10032’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền). Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam
giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
- Địa hình
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía đông
bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4 m)
so với mặt biển, đồng thời tạo nhiều kênh rạch, sông ngòi. Vùng biển có hai huyện đảo
với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ.
- Khí hậu – thuỷ văn
Điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi: ít thiên tai, không có
bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27-27,50C) ánh sáng và
nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số – dân tộc
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Năm 2009, Kiên Giang có số
dân là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị
26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số phân bố không đều, thường
tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.


- Đơn vị hành chính

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà
Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện
Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận,
huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất
nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha
chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39%
diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên;
đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (không tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn
chung, đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản.
-Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần
lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của
nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con
sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5
km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời
có tác dụng tưới nước vào mùa khô.
-Tài nguyên biển
Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2.
Biển có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư
sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, là ngư trường khai thác trọng điểm của
cả nước. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng
cá, tôm khoảng 500.000 tấn, vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và
ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng
năm có thể khai thác trên 200.000 tấn…
-Tài nguyên khoáng sản
Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò có khoảng 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng

7


sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá
xây dựng, đất sét), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh opal), trong đó chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi
măng.
-Tiềm năng du lịch
Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn
Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ,
Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc, v.v. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển
du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:
* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam
đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi
Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm và xung
quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu,
có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng như: nước mắm, hồ tiêu, ngọc
trai, rượu sim, cá trích, nấm tram, v.v.
* Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên –
Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di
tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn
Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan
thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang
Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên có
truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết
Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù
Dung, đình Thành Hoàng…
* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành
chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất
thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân
để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong

phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm. Thành
phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới.
Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng
8


Tây Nam bộ. Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U
Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các
tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày, khu du lịch Hòn Đất với công trình văn hóa tại
khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), khu trưng bày một số hiện vật chứng
tích chiến tranh.
* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than
bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển
thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan DLST kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân
văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù
Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh
Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện
Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch
sử cách mạng. Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh
quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha bao trùm địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U
Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc
gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương,
Kiên Hải.
2.2. Tổng quan về đảo Phú Quốc
2.2.1. Tổng quan về hoạt động du lịch của đảo
Phú Quốc cách Hà Tiên 45 km, cách thị xã Rạch Giá 120 km và cách các nước
trong khu vực: Camphuchia 3km (điểm gần nhất), Thái Lan (500km), Malaysia (700km),
Singapore (1.000km).
Chính nhờ vị trí địa lý đặc biệt này mà Phú Quốc có vị trí rất thuận lợi trong giao
lưu hàng hải quốc tế. Đảo có chiều dài theo hướng Bắc Nam 49km, chiều rộng chỗ rộng

nhất ở Bắc đảo là 27 km, nơi hẹp nhất của đảo ở phía Nam là 3 km, đảo có chu vi bờ biển
dài 150km. Trên đảo có 99 ngọn núi, đỉnh cao nhất trên đảo là đỉnh Núi Chùa (565 m),
tiếp đến là núi Vò Quao (478m), núi Ông Thầy (438m), núi Đá Bạc (448m và 365m). Dãy
núi lớn nhất là dãy Hàm Ninh chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc đảo. Sự đa dạng về
địa hình tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn như khe suối, thác nước (suối Tranh, suối
Đá Bàn, thác suối Đá Tranh, suối Tiên, v.v.).

9


Đặc biệt, trên chiều dài khoảng 150km đường bờ biển quanh đảo có nhiều bãi biển
đẹp, điển hình là bãi Giếng, bãi Khem, bãi Sao, bãi Vòng, bãi Thơm, bãi Vũng Bầu, bãi
Cửa Cạn, bãi Dinh Cậu, bãi Dài, v.v. Bờ và bãi biển là dạng địa hình đặc trưng thường
được khai thác trong phát triển du lịch sinh thái biển - đảo. Địa hình bờ biển đảo Phú
Quốc, ngoài những bãi biển đẹp thuận lợi cho hoạt động tắm biển, còn có dạng bờ mài
mòn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá gốc chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh quan đẹp như
Gành Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội, v.v.
Khí hậu của đảo mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ấm quanh năm,
khí hậu ít biến động thất thường. Phú Quốc là nơi giao lưu của 3 khu hệ thực vật: khu hệ
thực vật Malaysia, khu hệ thực vật khô nóng Miến Điện và khu hệ thực vật Hy Mã Lạp
Sơn nên tài nguyên sinh vật trên đảo tương đối phong phú.
Rừng trên đảo Phú Quốc chiếm tới 60% diện tích tự nhiên và tập trung ở phía Bắc
đảo trên dãy Hàm Ninh và dãy Bãi Đại. Rừng lá rộng ước khoảng 32.000 hecta với nhiều
loài cây gỗ quý như Kiền kiền, Săng lẻ, Chai, Vên vên, Sao đen, Sao đỏ, v.v. Ngoài ra
trên đảo còn có khoảng hơn 3.000 hecta rừng Tràm dọc lưu vực các rạch và khoảng 120
hecta rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng cửa rạch Cửa Cạn và Dương Đông. Thành phần
thực vật và động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong phú đa dạng với 470 loài thực
vật bậc cao (thuộc 91 họ) và 140 loài động vật hoang dã (thuộc 69 họ) như nai, khỉ vàng,
sóc chân vàng, sóc đỏ.
Hệ sinh thái biển ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc cũng rất phong phú, nơi phát

triển của nhiều rặng san hô có giá trị du lịch. Đặc biệt Phú Quốc là một trong hai vùng
biển duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại loài Lợn biển (Dugon) thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của khách du lịch và các nhà khoa học.
Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp với diện tích gần 7.000 hecta
chủ yếu là hồ tiêu, điều, dừa, v.v. là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc biệt, hiện
rất hấp dẫn khách du lịch. Phú Quốc không chỉ có các tài nguyên du lịch tự nhiên, mà còn
là mảnh đất có nhiều di tích như Chiến khu Nguyễn Trung Trực, những trại tù do Pháp
thành lập từ năm 1953 - 1957 với cái tên "Căng cây dừa", "Nhà lao cây Dừa", và "Trại
giam tù binh cộng sản Việt Nam/Phú Quốc" do Mỹ xây dựng từ năm 1967 – 1973. Ngoài
những di tích lịch sử cách mạng, còn có các lễ hội truyền thống và lịch sử như lễ hội thờ
Thần nước bà Thuỷ Long Thánh Mậu, lễ hội Dinh thờ cá Ông, lễ hội Sùng Hưng cổ tự, lễ
10


hội Đình Thần An Thới và Lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn trung Trực, lễ Đình
Thần Dương Đông được coi là ngày tết riêng của địa phương. Các làng nghề truyền thống
cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là làng chài Hàm Ninh, là
một trong những làng chài biển điển hình của nước ta.
Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, nhiều loại hình du
lịch có thể phát triển bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan thắng cảnh, du
lịch sinh thái, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hội nghị , hội
thảo, du lịch săn bắn thú bán hoang dã, du lịch mua sắm, du lịch tàu biển, du lịch cuối
tuần khách du lịch quốc tế trong khu vực.
2.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
a) Lịch sử hình thành
Từ thập niên cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, một số khá đông những người
nông dân nghèo lưu tán vùng Thuận Quảng đã lần lượt di chuyển vào vùng Đồng Nai –
Gia Định để trốn tránh sự áp bức bóc lột, nạn binh dịch, sưu thuế của giai cấp thống trị
phong kiến Đàng Trong. Trên con đường đi tìm đất sống, một số đã dừng chân ở vùng
Mô Xoài, Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé, Mỹ Tho, Bến Tre… Năm 1708, Mạc Cửu sáp

nhập vùng đất Hà Tiên (Bao gồm cả Phú Quốc) vào Đàng Trong, Phú Quốc thuộc lãnh
thổ Việt Nam từ thời điểm đó. Đến 2008, Phú Quốc tròn 300 tuổi.
b) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây Nam của Việt Nam, Phú Quốc
trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′vĩ độ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông.
- Tổ chức hành chính:
Phú Quốc có tổng diện tích đất tự nhiên 593 km2 được tổ chức thành 8 xã, 2 thị
trấn bao gồm: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới, xã Dương Tơ, xã Cửa Cạn, xã
Gành Dầu, xã Cửa Dương, xã Bãi Thơm, xã Hòn Thơm, xã Hàm Ninh, xã Thổ Châu.
- Địa hình - Khí hậu – thủy văn :
+ Địa hình: Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc
lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (bắc đảo) 25 km.
Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến
bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m.
11


Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của
đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
+ Khí hậu – Thủy văn: Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại
lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính
nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến
tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch
năm sau.
Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương
đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 - 24 m/s.
Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió
trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung

bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể
đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
c) Điều kiện kinh tế xã hội
- Kinh tế
Bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng trên địa bàn huyện đạt 21,12% chủ yếu
tăng cao nhất ở ngành XDCB tăng 43.75% bình quân mỗi năm. Các ngành khác: Thủy
sản tăng 14,63%; công nghệp 14,10%; thương nghiệp 27,21%; giao thông - Bưu điện
22,26%; dịch vụ 22,46%; riêng nông nghiệp tăng rất ít 0,76% nguyên nhân do sản lượng
tiêu giảm mạnh vì diện tích giảm và liên tục nhiều năm giá tiêu giảm mạnh, nông dân
thua lỗ không còn khả năng để đầu tư chăm sóc và phát triển cây tiêu do vậy diện tích
giảm dần. Chia theo 3 khu vực thì: khu vực I tăng 10,11%, khu vực 2 tăng 24,52%, khu
vực 3 tăng 24,57%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 30,41 triệu đồng/người/năm
(Giá thực tế) tương đương 1.696,80 USD Mỹ, tăng bình quân 18,21% mỗi năm. Cơ cấu
chuyển dịch theo đúng định hướng: Khu vực I (nông-lâm-thủy sản) từ 31,18% năm 2005
xuống còn 24,11% năm 2010; khu vực II (công nghiệp-XDCB) năm 2010 chiếm 26,63%;
riêng khu vực III (dịch vụ) tăng rất cao từ 35,576% lên 49,26% năm 2010.

12


+ Nông nghiệp – Lâm nghiệp:
Ngành nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm qua đã đóng góp không nhỏ cho
nhu cầu cuộc sống thực tế tại địa phương, là ngành có số lao động thực tế đứng hàng thứ
hai sau thủy sản, nuôi sống nhân dân khu vực nông thôn và cung cấp thực phẩm cho nhu
cầu tiêu thụ khu vực thành thị. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 34,34% so năm
2005, đạt giá trị tuyệt đối 361,8 tỷ đồng (giá thực tế) chiếm chỉ 4,39% tổng giá trị sản
xuất của tất cả các ngành kinh tế quôc dân. Cơ cấu nông - lâm nghiệp giảm dần từ
10,11% năm 2005 xuống còn 6,62% năm 2010.
Tiêu là một trong những loại đặc sản của Phú Quốc. Năm 2010 diện tích tiêu còn

khoảng 500 ha, sản lượng duy trì được 900 tấn, sản lượng giảm 200 tấn so với năm
2005. Cây điều, diện tích ước còn chỉ 400 ha đến năm 2010 do giá cả hạt đào không cao.
Diện tích dừa khoảng 295 ha, chủ yếu phục vụ nhu cầu cho nhân dân và khách du lịch.
Rau màu phát triển khá tốt, chất lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên đảo. Bình quân mỗi năm sản lượng tăng 8,83%,
năm 2010 đạt 2.900 tấn tăng 1.000 tấn so năm 2005. Diện tích cây ăn trái đạt 960 ha năm
2010 tăng 217 ha so năm 2005, sản lượng từ 1.950 năm 2005 lên 2.500 tấn năm 2010
(tăng bình quân mỗi năm 5,09%).
Đàn bò phát triển chậm, sản lượng thịt bò hơi cung cấp cho thị trường không
nhiều, năm 2005 là 247 tấn đến năm 2010 dự báo đạt khoảng 500 tấn tăng bình quân
15,15% mỗi năm. Đàn heo giữ ở mức 9 dến 12 ngàn con, cung cấp sản lượng thịt hơi năm
2010 là 1.750 tấn chiếm khoảng 40% thị phần trên huyện còn lại phải nhập thêm từ đất
liền. Đàn gia cầm trên huyện duy trì ở mức 120 đến 150 ngàn con, chủ yếu là gia cầm
nuôi thả vườn truyền thống, không có gà nuôi công nghiệp.
+ Đánh bắt – nuôi trồng thủy hải sản:
Số lượng phương tiện đánh bắt, khai thác trong 5 năm tăng 831 phương tiện, tổng
công suất tàu thuyền năm 2010 là 145.000 CV tăng 60.237 CV so năm 2005; bình quân
công suất đạt 44,21% tăng 26,68% so với năm 2005 và vượt chỉ tiêu nghị quyết 18,37%.
Tổng sản lượng khai thác năm 2010 ước đạt 93.000 tấn tăng 57,67% so năm 2005 (số
tuyệt đối tăng 34.016 tấn). Giá trị sản xuất thủy sản tăng 71,49%, bình quân mỗi năm tăng
11,39% và tăng gấp 2,02 lần so chỉ tiêu nghị quyết đề ra; cơ cấu ngành thủy sản chuyển
dịch dần từ 29,61% năm 2005 xuống còn 17,49% năm 2010. Lao động trực tiếp ngành
13


thủy sản năm 2010 có 12.700 người chiếm 31,86% trên tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế.
Nuôi trồng thủy sản phát triển khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng của huyện. Tổng giá trị sản lượng nuôi trồng tăng gấp 3 lần so với năm 2005 tuy
nhiên giá trị tuyệt đối chưa cao, tỷ trọng giá trị nuôi trồng thủy sản chiếm 7,26%. Sản

lượng nuôi trồng năm 2010 đạt 750 tấn tăng 2,41 lần so năm 2005. Sản lượng ngọc trai
cũng tăng mạnh so năm 2005 nhưng không đủ nhu cầu của khách du lịch, năm 2010 đạt
48.000 viên tăng 3,2 lần năm 2005; các loại chủ yếu như cá lóc nước ngọt và cá bớp, cá
mú nước mặn đạt 675 tấn…
+ Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2005; bình
quân thời kỳ 2005 – 2010 tăng 13,76% mỗi năm, một số sản phẩm công nghiệp tăng như:
khai thác đá tăng 39,06%; chế biến nước mắm đạt 11,5 triệu lít tăng 45,75%; cá khô các
loại tăng 47,60%; chế biến mực khô tăng 42,86%; mực đông lạnh đạt 5.000 tấn tăng gấp
3,84 lần; sản xuất nước đá tăng 8,30%; sản xuất gạch nung tăng tăng gấp 3,03 lần, năm
2010 ước đạt 39 triệu viên đây cũng gần đạt hết công suất sản xuất (42 triệu viên/năm)
của các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn; gỗ xẽ thành phẩm tăng 76,47% nhưng chủ
yếu là từ gỗ rừng trồng, giá trị kinh tế không cao và một số gỗ từ các loại cây nông
nghiệp lâu năm; ngành đóng và sửa chửa tàu thuyền chủ yếu là sửa chửa thường xuyên
cho tàu khai thác hải sản của huyện; điện sản xuất đạt 60 triệu kwh, trong đó điện thương
phẩm tăng 91,13%.
+ Thương mại – Dịch vụ - Du lịch
Trên địa bàn huyện, cơ sở kinh doanh thương nghiệp – dịch vụ; khách sạn và nhà
hàng tăng ít về số lượng nhưng qui mô mở rộng thì tăng nhanh trừ số cơ sở lưu trú của
ngành khách sạn và nhà hàng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng gấp 3,16 lần so năm 2005
bình quân mối năm tăng 25,94%. Các mặt hàng thiết yếu được cung cấp ổn định trên địa
bàn, nhất là vào mùa mưa bão, vận chuyển khó khăn.
Lượng khách du lịch tăng nhanh trong 5 năm qua kể cả trong thời kỳ kinh tế thế
giới suy thoái. Tổng lượt khách đến năm 2010 ước đạt 230 ngàn lượt tăng bình quân hàng
năm 12,02%, trong đó khách nước ngoài năm 2010 đạt 57,5 ngàn lượt tăng 16,62% mỗi
năm. Doanh thu du lịch năm 2010 đạt khoảng 450 tỷ đồng tăng gấp 3,29 lần so năm 2005.
14



×