Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI SƠN QUẬN 2 TP.HCM (QUÝ I – 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM
THÁI SƠN - QUẬN 2 - TP.HCM
(QUÝ I – 2010)

NGUYỄN VŨ BÍCH LIỄU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán thành phẩm và
tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn – Quận 2 –
TP.HCM” do Nguyễn Vũ Bích Liễu, sinh viên khóa 32, ngành Kế toán, khoa Kinh Tế,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ông bà, cha mẹ, anh chị,
người đã sinh ra, nuôi dưỡng con nên người.
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành không phải chỉ có sự tìm tòi, nỗ lực
của bản thân. Mà còn có sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Kinh
Tế Truờng Đại Học Nông Lâm và các Cô, Chú , Anh, Chị trong Phòng Kế Toán Tài
Chính của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn, qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành sâu sắc đến:
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại Học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô Khoa Kinh Tế nói riêng. Trong bốn
năm học vừa qua các thầy cô đã không quản ngại bao khó khăn, vất vả để truyền đạt

những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi làm hành trang vững bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Văn Hoa, người đã nhiệt tình hướng
dẫn tôi hoàn thành cuốn đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Nam Thái Sơn đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Công ty. Đặc biệt là Chị
Nga, Trâm trong Phòng Hành Chính Nhân Sự, Chú Hải, Anh Trinh, chị Mỹ Lan và các
anh chị trong Phòng Kế Toán Tài Chính đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi, cung cấp số
liệu để tôi hoàn thành cuốn đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân trong gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên về mặt tinh thần khi tôi gặp khó khăn, những
người luôn chia sẻ buồn vui cùng tôi trong suốt những năm tháng học sinh, sinh viên.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Vũ Bích Liễu


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VŨ BÍCH LIỄU. Tháng 7 năm 2010. “KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU NAM THÁI SƠN – QUẬN 2 – TP.HCM”.
NGUYEN

VU

BICH

LIEU.


JULY

2010.

“ACCOUNTING

AND

CONSUMPTION OF FINISHED PRODUCTS IN NAM THAI SON EXPORT
IMPORT JSC – DISTRICT 2 – HCMC”
Khóa luận tìm hiểu công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn – Quận 2 – TP.HCM”.
Tìm hiểu về trình tự luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế liên quan đến kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, đưa ra những ưu khuyết điểm, từ đó đề xuất một
vài giải pháp giúp công ty khắc phục và hoàn thiện hơn công tác kế toán thành phẩm
và tiêu thụ thành phẩm tại công ty.
Khóa luận được thực hiện dựa trên nguồn tin thu thập được tại phòng kế toán và
các phòng ban liên quan tại công ty, sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, thu thập
số liệu, phân tích, xử lý số liệu và so sánh.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ngiên cứu ...............................................................................................2

1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian .......................................................................................2
1.3.2.Phạm vi thời gian............................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn..................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn......................4
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ..........................................................................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................5
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................................6
2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn.8
2.2.1. Sơ đồ quản lý bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam
Thái Sơn...................................................................................................................8
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.............................................................9
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty...................................................................10
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................10
2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận kế toán..................................................10
2.3.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán ................................................................13
2.3.4. Hình thức ghi sổ ..........................................................................................13
2.3.5. Báo cáo kế toán ...........................................................................................15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................16
3.1.1. Kế toán thành phẩm.....................................................................................16
v


3.1.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm........................................................................24
3.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu........................................................36
3.1.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .................................................................41
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................48
4.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty ......................................................................48

4.2. Kế toán thành phẩm............................................................................................48
4.2.1. Chứng từ sử dụng ........................................................................................48
4.2.2. Sổ sách liên quan .........................................................................................48
4.2.3. Phương pháp hạch toán ...............................................................................49
4.3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm...............................................................................52
4.3.1. Doanh thu bán hàng nội địa.........................................................................52
4.3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu trực tiếp ........................................57
4.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...............................................................66
4.4.1. Kế toán giảm giá hàng bán ..........................................................................66
4.4.3. Kế toán hàng bán bị trả lại...........................................................................69
4.5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ...................................................72
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................74
5.1. Kết luận...............................................................................................................74
5.1.1. Về tổ chức hoạt động của công ty ...............................................................74
5.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................74
5.1.3. Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty...............75
5.1.4. Phần mềm kế toán .......................................................................................75
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................76

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

KCN

Khu Công Nghiệp


JSC

Joint stock company

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

KD

Kinh doanh

SX

Sản xuất

TGĐ

Tổng giám đốc

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

KTT

Kế toán trưởng

UNC

Ủy nhiệm chi

VAT

Thuế giá trị gia tăng

NCC

Nhà cung cấp

BCTC

Báo cáo tài chính

TK

Tài khoản

DT

Doanh thu


TC

Tài chính

NH

Ngân hàng

TGNH

Tiền gửi ngân hàng

TSCĐ

Tài sản cố định

DN

Doanh nghiệp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SPS


Số phát sinh

SDCK

Số dư cuối kỳ

BTC

Bộ Tài Chính

ĐĐH

Đơn đặt hàng

GH

Giao hàng
vii


K/C

Kết chuyển

ĐH

Đại học

PGS.TS


Phó giáo sư tiến sĩ

TS

Tiến sĩ

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty ............................................8
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty .........................................................10
Hình 2.3. Sơ Đồ xử lý thủ công.....................................................................................14
Hình 2.4. Sơ Đồ Xử Lý Bằng Máy Tính .......................................................................15
Hình 4.1. Sơ Đồ Hạch Toán Quá Trình Nhập Kho Thành Phẩm..................................50
Hình 4.2. Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Tiêu Thụ Thành Phẩm .......54
Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán Quá Trình Tiêu Thụ Thành Phẩm ...................................60
Hình 4.4. Sơ Đồ Hạch Toán Quá Trình Giảm Giá Hàng Bán.......................................67
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại .......................................................70
Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán Xác Định Tiêu Thụ Thành Phẩm Quý 1/2010 ................72

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sổ cái tài khoản 155
Phụ lục 2. Sổ cái tài khoản 511
Phục lục 3. Sổ cái tài khoản 632

Phụ lục 4. Sổ cái tài khoản 531
Phụ lục 5. Sổ cái tài khoản 532
Phụ lục 6. Sổ chi tiết tài khoản 51121
Phụ lục 7. Sổ chi tiết tài khoản 51122
Phụ lục 8. Sổ chi tiết tài khoản 6322
Phụ lục 9. Phiếu trả hàng bị lỗi
Phụ lục 10. Biên bản điều chỉnh giảm giá

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất để tiêu thụ trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người trong xã hội.
Vì thế tiêu thụ hàng hóa là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình: sản
xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dùng.
Mặt khác, với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường thì mục đích cuối cùng là
thu lợi nhuận cao nhất. Mà điều này chỉ có thể thực hiện được khi kết thúc giai đoạn
tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý
nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiện nay nước ta đang trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh, tự chủ trong quản lý, và
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì điều tối thiểu
cần thiết là phải tìm cách xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt hiệu quả tốt
nhất.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả như mong
muốn thì kế toán với vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu thập,
xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ kịp thời giúp người điều hanh ra quyết định

đúng đắn. Đặc biệt với khâu tiêu thụ sản phẩm thì kế toán phải phản ánh, giám sát chặt
chẽ các chi phí và thu thập có liên quan đến hoạt động tiêu thụ nhằm xác định kết quả
kinh doanh hợp lý.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn
thấy được sự cần thiết của công tác kế toán tiêu thụ trong việc xác định kết quả tiêu
thụ thành phẩm, em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI
SƠN – QUẬN 2 – TP.HCM” để làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp.


1.2. Mục tiêu ngiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác “Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn – Quận 2 – TP.HCM”.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá công tác kế toán nhằm tìm ra những ưu khuyết
điểm để từ đó đưa ra ý kiến nhận xét, đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn
hoạt động kế toán tiêu thụ thành phẩm tại đơn vị, thực hiện theo đúng quy định và chế
độ kế toán hiện hành ở nước ta. Ngoài ra đây cũng là cơ hội được tiếp xúc, học hỏi
kinh nghiệm thực tiễn để củng cố kiến thức cho bản thân phục vụ cho công việc sau
này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn.
Địa chỉ:934 D3 Đường D, KCN Cát Lái, Quận 2, TP.HCM.
1.3.2.Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trên các chứng từ và sổ sách kế toán của công ty liên
quan đến kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong quý I năm
2010.
Thời gian nghiên cứu: từ 22/02/2010 đến 22/05/2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn bao gồm 5 chương:

1.4.1 Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là
cấu trúc luận văn.
1.4.2 Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu những đặc trưng tổng quan cũng như nét khái quát về Công ty Cổ
phần Xuất Nhập khẩu Nam Thái Sơn bao gồm quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu
tổ chức, đặc điểm kinh doanh của công ty.
1.4.3 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Đồng thời giới thiệu một cách khái quát các
nghiên cứu mà luận văn đang sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu.
2


1.4.4 Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày các kết quả đạt được trong qua trình thực hiện đề tài “ Kế toán thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Nam Thái Sơn”, thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như thực hiện.
1.4.5 Chương 5: Kết luận và đề nghị
Kết luận: Trình bày ngắn gọn những kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong
quá trình thực hiện đề tài “Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn”.
Kiến nghị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được và các ý nghĩa rút ra từ
kết quả nghiên cứu, đề ra các kiến nghị có liên quan như các giải pháp, chính sách cần
thiết phải thực hiện được, các nhân tố tác động cần quan tâm để giúp hoàn chỉnh hơn
các kết quả đã trình bày trong đề tài.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Biểu tượng của công ty

Tên giao dịch trong nước:Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn
Tên giao dịch quốc tế: NAM THAI SON EXPORT IMPORT JSC
Tên Tiếng Anh: NASIMEX JSC.
Trụ sở chính: 934 D3 Đường D Khu Công Nghiệp Cát Lái - Q2 –TPHCM.
Mã số thuế:0301482452
Điện thoại: (84 8) 37421331, 37421332
Fax: (84 8) 37421236
Email:
Website: www.namthaison.com.vn

4


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn được thành lập năm 1998. Tiền
thân của công ty là cơ sở bao bì Thái Sơn, được thành lập vào năm 1989. Ngày nay,
Nam Thái Sơn được biết đến như một trong những công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực
sản xuất bao bì nhựa. Trong thời gian qua, Nam Thái Sơn đã chính thức có mặt trên thị
trường Việt Nam cũng như các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu…
Bên cạnh sự phát triển của Nam Thái Sơn, sự ra đời của Nam Thái Sơn Phương
Bắc tại Hải Dương năm 2007 đã minh chứng cho sự phát triển tất yếu và năng lực
mạnh mẽ của công ty, hàng tháng cung cấp hơn 200 tấn bao bì xuất khẩu đi nước

ngoài.
Đánh dấu cho sự phát triển và khẳng định thương hiệu của Nam Thái Sơn, ngày
7/11/2007, Nam Thái Sơn được chuyển đổi từ công ty TNHH thương mại Nam Thái
Sơn thành công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, theo giấy ĐKKD số
4103008191 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp.
Các công ty thành viên bao gồm:
™ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BÌNH LỘC
Địa chỉ : 934D3 Đường D - KCN Cát Lái - Quận 2 - Tp. HCM
Điện thoại: (84 8) 37421331, 37421332
Fax: (84 8) 37421236
Email:
Website: www.binhloc.com.vn
™ NAM THÁI SƠN HÀ NỘI
Địa chỉ : Phòng 1302, Khu B Tầng 13, Toà nhà M3-M4, 91 Nguyễn Chí Thanh,
Phường Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : (84 4) 62751117, 62751118 Fax: (84 4) 62751116
Email:
™ CÔNG TY SX-XNK NAM THÁI SƠN PHƯƠNG BẮC
Địa chỉ: Km 34 + 600, QL 5, Hưng Thịnh, Bình Giang, Hải Dương.
Điện thoại: (84 320) 3773587, 3773588; Fax: (84 320) 3774986
Email:
Website: www.northernnamthaison.com.vn
5


™ CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI SƠN TIÊN PHONG
Địa chỉ: 934 D3 Đường D Khu Công Nghiệp Cát Lái - Q2 –TPHCM.
Điện thoại: (84 8) 37421339
Fax: (84 8) 37421235
Email:

Website: www.namthaison.com.vn
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
™ Chức năng kinh doanh của công ty
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103008191 do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 4/11/2002. Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn kinh doanh các mặt hàng sau:
- Màng đơn: các sản phẩm từ HDPE và LDPE như túi xốp siêu thị, túi rác siêu tiết
kiệm, túi thuỷ sản, thực phẩm, túi cuộn đóng gói thực phẩm như bánh mì, rau quả,
bánh ngọt … Các dạng túi T- Shirt, T- Shirt Block…
- Màng phức: các sản phẩm với các cấu trúc thường gặp như: OPP/AL/LLDPE,
PET/AL/LLDPE, OPP/PE, PET/PE, PA/PE/LLDPE ...
Có các nhóm sản phẩm sau:
+ Bao bì cho băng vệ sinh, tả lót.
+ Bao bì đựng thuỷ sản.
+ Bao bì cho bánh kẹo, thực phẩm.
+ Bao bì cho thuốc bảo vệ thực vật.
Các mẫu sản phẩm của công ty:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn vừa đưa vào sản xuất bao bì và
túi xách bằng nhựa PE (T-shirt) tự phân hủy cho thị trường trong nước sau hơn ba năm
chuyên cung cấp bao bì và túi xách tự thân thiện với môi trường cho thị trường châu
6


Âu.Trong thời gian qua, Nam Thái Sơn chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam
cũng như trên thị trường quốc tế như EU, Mỹ, Châu Âu...
™ Nhiệm vụ của công ty
Sự đồng tâm của ba nhân tố: khách hàng, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ công nhân
viên lành nghề, dày dạn kinh nghiệm sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Trong tương lai, Nam Thái Sơn sẽ cố gắng trở thành một trong những công ty

sản xuất bao bì nhựa đi đầu trong nước và trong khu vực. Nam Thái Sơn sẽ cung cấp
những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng, mang lại niềm tin và sự kỳ
vọng cho khách hàng vào mục tiêu phát triển lâu dài.

7


2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái
Sơn
2.2.1. Sơ đồ quản lý bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam
Thái Sơn
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM
ĐỐC

VĂN
PHÒNG
TGĐ

TRỢ LÝ
THƯ KÝ

P. HÀNH

CHÍNH
NHÂN SỰ

BP MUA
HÀNG

P. KẾ
TOÁN

PHÒNG
ICS

P.KẾ
HOẠCH
KHO VẬN

KHỐI KD
THƯƠNG
MẠI

PHÒNG
ICT

P.KỸ
THUẬT
CÔNG
NGHỆ

PHÒNG
L&L


P. QC

P. DỰ
ÁN

P. KD
NỘI
ĐỊA

P. XƯỞNG
CƠ ĐIẸN

KHỐI KD
BAO BÌ

NHÀ
MÁY SX
BAO BÌ

P. KD
XUẤT
KHẨU

P.
NC&PT
THỊ
TRƯỜNG

P. XƯỞNG

MÀNG
PHỨC

P. XƯỞNG
MÀNG
ĐƠN

Nguồn tin: Phòng Hành chính nhân sự
8


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
a. Ban lãnh đạo
Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm
trước hội đồng cổ đông.
Tổng Giám Đốc: là người có quyết định cao nhất đối với các công việc thuộc
vấn đề nội bộ của công ty như: nhân sự, sản xuất…, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị, trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Phó tổng Giám Đốc.
b. Các phòng ban
Văn phòng Tổng Giám Đốc: ký, duyệt các đề xuất của các phòng, ban, kiêm
phụ trách Marketing.
Phòng hành chính nhân sự: quản lý mọi thủ tục hành chính, kiểm soát văn
bản đi và đến, quản lý trực tiếp bộ phận y tế, nhà ăn, có trách nhiệm phục vụ, chăm lo
đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty. Phụ trách vấn đề tuyển dụng nhân sự
cho công ty.
Phòng kế toán: tham mưu cho Ban Lãnh đạo các chế độ chính sách về tài
chính kế toán, ngân hàng, thanh toán quốc tế. Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán kế toán,
phân tích hoạt động kinh tế, quyết toán quý, cuối năm, kiểm kê đánh giá lại sản
phẩm.Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu và thực hiện phần nộp ngân sách, các khoản thuế
đúng quy định.

Khối kinh doanh thương mại: phụ trách công việc kinh doanh trong và ngoài
nước, chịu trách nhiệm về nhập khẩu hàng hóa và bán ra thị trường trong nước.
Khối kinh doanh bao bì: phụ trách công việc kinh doanh trong và ngoài nước, xin giấy
phép xuất nhập khẩu, kinh doanh bao bì và nguyên vật liệu.
Nhà máy sản xuất bao bì: trông coi công việc liên quan đến sản xuất, tuân thủ
các bản hướng dẫn thao tác, chịu trách nhiệm vận chuyển giao nhân hàng hóa. Ngoài
ra phụ trách việc thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ sản xuất, định kỳ bảo dưỡng và
sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Trông coi việc bảo đảm chất lượng, kiểm
tra nguyên vật liệu nhập vào cũng như thành phẩm trước khi xuất, định kỳ đo lường
bảo dưỡng sản phẩm.

9


2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty

TRƯỞNG PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI CHÍNH
(KẾ TOÁN TRƯỞNG)

KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP

KẾ
TOÁN
CHI

NHÁNH

KẾ
TOÁN
GIÁ
THÀNH

KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN

KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ

KẾ
TOÁN
THÀNH
PHẨM

KẾ
TOÁN
VẬT


Nguồn tin: Phòng kế toán
2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận kế toán
™ Kế toán trưởng

Xây dựng các qui trình nghiệp vụ liên quan đến bộ phận kế toán. Tổ chức hệ
thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong hoạt động của công ty. Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo
kế toán, báo cáo tài chính, thống kê và quyết toán thuế và báo số liệu cho kiểm toán.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chánh, kế toán
do Nhà nước ban hành cho các cấp thừa hành thuộc hệ thống kế toán . Thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của Công
ty. Cập nhật các văn bản liên quan đến tài chính kế toán cho toàn bộ công ty . Điều
hành các công việc trong phòng kế toán và ra báo cáo tài chính hàng tháng báo cáo tài
chính, thống kê và quyết toán thuế và báo số liệu cho kiểm toán.Các công việc khác
theo yêu cầu của lãnh đạo

10


™ Kế toán tổng hợp
Kiểm tra, xem xét toàn bộ số liệu kế toán. Lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tài
chính, quyết toán thuế, lập tờ khai thuế GTGT,TNDN, hàng tháng, TNDN hàng quý,
năm. Theo dõi tình hình nộp ngân sách và đối chiếu số liệu với cơ quan thuế, lập các
báo cáo theo yêu cầu của cục thống kê …Kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của báo
cáo tài chính trước khi trình kế toán trưởng phê duyệt. Kiểm tra dữ liệu, định khoản
của kế toán phát sinh, kế toán thanh toán, thực hiện một số công việc theo yêu cầu của
kế toán trưởng.
™ Kế toán chi nhánh
Nhập và kiểm tra số liệu hóa đơn bán hàng của công ty và chi nhánh vào phần
mềm kế toán . Xuất hóa đơn đầu vào của các chi nhánh, lập báo cáo thuế tại chi nhánh,
theo dõi thuế và nộp thuế, theo dõi việc cấp phát tình hình sử dụng hóa đơn. Theo dõi
và kiểm tra tình hình quỹ tiền mặt nộp về công ty đúng qui định, công nợ, nhập xuất
tồn vật tư, nhập xuất tồn thành phẩm , phải thu, chi phí , doanh thu, số liệu theo sổ
sách và kiểm kê thực tế. Kiểm tra số liệu trên báo cáo tổng hợp của chi nhánh. Báo cáo

ngay lại tình hình bất thường tại chi nhánh cho KTT :
+ Qũy tồn nhiều (>50 triệu)
+ Công nợ ngoài chính sách.
+ NXT, Qũy thực tế không chính xác
+ Gía bán, chiết khấu, vận chuyển, chi phí không theo qui định của Công Ty.
™ Kế toán giá thành
Kiểm tra, xem xét toàn bộ số liệu kế toán liên quan đến tài khoản 152, 153, 154,
155, 156, 621, 622, 627, 632. Kiểm tra, theo dõi tòan bộ kho vật tư của toàn công ty.
Soát xét về số liệu cũng như việc sử dụng vật tư tại công ty. Tìm ra những nguyên
nhân sử dụng quản lý vật tư chưa hiệu quả và đề xuất những bất hợp lý trong phần
hành của vật tư, thành phẩm. Theo dõi định mức sản phẩm và tính giá thành thực hiện
từng tháng, cả năm cho toàn bộ các sản phẩm. Theo dõi hàng gia công, tháo bỏ, làm
việc với thủ kho, quản đốc, thư ký kho về các việc liên quan đến vật tư, thành phẩm,
hàng hóa. Thực hiện 1 số công việc khác theo yêu cầu của Kế Toán Trưởng. Giám sát
công việc của kế toán vật tư.

11


™ Kế toán thanh toán
Hạch toán tất cả các khoản thu chi qua ngân hàng,thực hiện các bút toán tạm
ứng cấn trừ tạm ứng, thực hiện các UNC thanh toán Ngân Hàng, đôn đốc hoàn ứng.
Lập và kiểm tra bảng kê VAT đầu vào Công Ty, kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu
quỹ với thủ quỹ. Đối chiếu công nợ khách hàng với NCC, đối chiếu số dư của Ngân
Hàng với phần mềm. Theo dõi sổ sách và số liệu các tài khoản 111, 112, 331, 311,
136, 1331, 141, 142, lên lịch thanh toán nhà cung cấp.
™ Kế toán công nợ
Kiểm tra, xem xét,kiểm soát toàn bộ số liệu kế toán liên quan đến tài khoản
công nợ 131, căn cứ vào chứng từ hóa đơn ghi nhận công nợ khách hàng. Căn cứ vào
sổ phụ Ngân Hàng hạch toán thu qua Ngân Hàng và căn cứ vào chứng từ của Thủ

Qũy hạch toán thu bằng tiền mặt. Theo dõi, cập nhật, đối chiếu tiền mặt của các cửa
hàng, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng , quản lý công nợ hiệu quả.
+ Công nợ quá hạn không được vượt quá 30% hạn mức công nợ cho phép và thời gian
quá hạn không quá 45 ngày.
+ Công nợ phát sinh không được vượt quá 30% hạn mức công nợ cho phép.
Kiểm tra giá bán và chiết khấu, theo dõi cấn trừ công nợ khách hàng. Đối chiếu
công nợ toàn bộ khách hàng hàng tháng hoặc định kỳ, ( định kỳ : ít nhất 2 tháng/1 lần),
đôn đốc thu hồi công nợ, hạn chế công nợ khó đòi ( Công nợ > 6 tháng). Công nợ khó
đòi không vượt quá 0.5%, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của chứng từ. Kiểm tra dữ
liệu, tính chính xác, hợp lệ của các tài khoản nêu trên.
™ Kế toán thành phẩm
Nhập và kiểm tra số liệu hóa đơn bán hàng của công ty và chi nhánh vào phần
mềm kế toán . Thực hiện hạch toán việc điều chuyển thành phẩm từ tổng kho đến các
kho chi nhánh và giữa các kho chi nhánh với nhau. Thực hiện hạch toán thành phẩm
nhập kho sau khi sản xuất xong, thực hiện hạch toán và quản thành phẩm hư hỏng phế
liệu… Kiểm tra giá bán và chiết khấu trên hóa đơn, thực hiện hạch toán hàng trả về từ
khách hàng. Kiểm tra các biên bản hủy và điều chỉnh hóa đơn, thực hiện và quản lý
quy trình nhập hàng. Lưu trữ và theo dõi tình hình hóa đơn bán ra, đăng ký với cơ
quan thuế hóa đơn về tình hình sử dụng hóa đơn.

12


™ Kế toán vật tư
Thực hiện và quản lý kiểm kê vật tư, thực hiện và quản lý vật tư nhập về từ nhà
cung cấp (mua ngòai, nhập khẩu), thực hiện và quản lý xuất/ nhập hàng gia công và
bảo hành vật tư. Thực hiện và quản lý vật tư nhập về giữa các công đoạn sản xuất, thực
hiện và quản lý vật tư xuất kho giữa các công đoạn sản xuất, nhận và xử lý hóa đơn về
vật tư, xuất vật tư trả lại cho nhà cung cấp. Theo dõi và thực hiện việc thẩm định vật tư
phế liệu hay thanh lý.

2.3.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nam Thái Sơn đã và
đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (ký hiệu :đ, viết tắt:
VND)
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá tại ngày phát sinh.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, theo hình thức này công ty sử
dụng các sổ sau:
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ Cái
+ Sổ Nhật ký đặc biệt
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán…
2.3.4. Hình thức ghi sổ
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc
được thực hiện theo chương trình phần mềm Ban Mai Xanh… Hằng ngày kế toán căn
cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, ghi Có để đăng nhập vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong
phần mềm. Các thông tin tự động cập nhật vào các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp,
Sổ cái. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC
13


™ Quá trình xử lý thủ công
Hình 2.3. Sơ Đồ xử lý thủ công


CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN

NHẬT KÝ ĐẶC
BIỆT.

NHẬT KÝ
CHUNG

SỔ CÁI

BẢNG CÂN
ĐỐI SỐ
PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

Ghi sổ định kỳ
Ghi sổ hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra

14

SỔ, THẺ KẾ
TOÁN CHI TIẾT

BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT



™ Quá trình xử lý bằng máy
Kế toán nhập dữ liệu vào máy theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Sau
khi nhập dữ liệu xong, máy tính tự động ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản
có liên quan, sổ cái, lên bảng cân đối số phát sinh và bảng xác định kết quả hoạt động
kinh doanh theo yêu cầu của người sử dụng máy vi tính sẽ cho sản phẩm đầu ra.
Hình 2.4. Sơ Đồ Xử Lý Bằng Máy Tính
Chứng từ kế
toán

SỔ KẾ TOÁN
PHẦN
MỀM KẾ
TOÁN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
MÁY VI TÍNH

Sổ chi tiết, sổ cái

-Báo cáo tài
chính,Báo cáo kế
toán quản trị

Ghi chú
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Đối chiếu kiểm tra


2.3.5. Báo cáo kế toán
Công ty lập báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm
các biểu báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán (B01 –DN).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN).
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (B09 –DN).

15


×