Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TUNG SẢN PHẨM MỚI RA THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TUNG SẢN PHẨM MỚI
RA THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM
QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG

PHẠM HOÀNG THAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Xây Dựng Chiến Lược
Tung Sản Phẩm Mới Ra Thị Trường Của Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lí
Doanh Nghiệp Chi Nhánh Tại Đà Nẵng” do Phạm Hoàng Thao, sinh viên khóa 32,
ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
.

TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

Ký tên, ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu, con xin được cảm ơn gia đình đã cho con những tình cảm tốt đẹp và
tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp con hoàn thành được ước vọng của mình. Cảm ơn Ba
Mẹ người đã sinh thành dưỡng dục con, anh và chị đã ủng hộ và giúp đỡ em hết mình.
Cảm ơn những người thân trong gia đình luôn luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên cho
con. Con xin cảm ơn với tấm lòng chân thành nhất!!!
Tôi xin cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm nói
chung và quý thầy cô khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu, những bài học làm người và chắp cánh cho ước mơ của tôi được bay xa,
bay cao. Xin được cảm ơn thầy Trần Anh Kiệt, người đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn cô Nguyễn Thị Bình

Minh , một giáo viên chủ nhiệm rất tận tình. Và điều nữa, tôi muốn gửi lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc đến tất cả các thầy cô Khoa Kinh Tế, thầy cô mãi mãi là những người
đáng kính trong tôi!!!
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Phần
Mềm Quản Lí Doanh Nghiệp chi nhánh tại Đà Nẵng, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
tôi được học hỏi những bài học thực tiễn và hoàn thành luận văn này! Xin cảm ơn anh
Dương Văn Tuấn, trưởng phòng kinh doanh đã nhiệt tình, động viên và cung cấp đầy
đủ tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này, cảm ơn các anh chị các phòng ban đã giúp
đỡ tôi nhiệt tình, hỗ trợ tôi có cơ hội cọ sát thực tế, cung cấp cho tôi những thông tin
bổ ích trong suốt quá trình nghiên cứu!
Cảm ơn những người anh, người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi.
Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc và thành công. Tôi hi vọng rằng tình bạn của chúng
ta sẽ chắp cánh theo thời gian!!!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2010
Sinh Viên
Phạm Hoàng Thao


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM HOÀNG THAO, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2010. “Chiến Lược Tung Sản Phẩm Mới Ra Thị
Trường Của Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lí Doanh Nghiệp Chi Nhánh
Tại Đà Nẵng”.
HOANG THAO PHAM, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City. July 2010. “Launch New Products Strategy On The Market Of The
Fast Software Company”.

Trong thời kì mở cửa và hội nhập với thế giới, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp (DN) ngày càng gay gắt, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng do đó để tồn tại,
DN phải nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới. Phát triển sản phẩm mới để duy trì,

phát triển hoạt động kinh doanh và thõa mãn nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có
được triển vọng nếu nhanh chóng nhận biết nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm
tốt. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm tung ra thị trường đều thành công, qua
nghiên cứu tỉ lệ thất bại của sản phẩm mới trên thị trường nhìn chung là cao khoảng
50-60%. Việc nghiên cứu thị trường về hai sản phẩm mới của công ty FAST là quan
trọng nhằm tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng về sản phẩm mới của công ty, về
tính năng, công nghệ và có phù hợp với sự thay đổi các chính sách của bộ tài chính và
chi cục thuế; xác định phân khúc thị trường cho mỗi sản phẩm đồng thời tìm hiểu đối
thủ cạnh tranh về sản phẩm, về mức giá đối thủ đưa ra, về đối tượng đối thủ nhắm tới,
về hoạt động phân phối và chương trình chiêu thị của đối thủ. Từ đó đưa ra ma trận
SWOT và xây dựng chiến lược Marketing tung sản phẩm mới của công ty ra thị
trường một cách hiệu quả và phù hợp nhất.
Qua thực tế tại công ty và qua nghiên cứu thị trường, tác giả xây dựng chiến
lược marketing để chuẩn bị cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường nhằm sản phẩm
mới có thể chiếm được một thị phần trên thị trường và tạo một chỗ đứng của sản phẩm
trong lòng người tiêu dùng.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Nội dung nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Về không gian

3


1.3.2. Về thời gian

3

1.4. Kết cấu luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu chung về công ty

4

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

5

2.1.2. Quan điểm hoạt động và chiến lược của FAST

6

2.1.3. Tầm nhìn của công ty trong thời gian tới

7

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty


7

2.2.1. Chức năng của công ty

7

2.2.2. Nhiệm vụ

8

2.3. Sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của FAST

8

2.3.1. Sản phẩm

8

2.3.2. Dịch vụ

8

2.3.3. Công nghệ

8

2.3.4. Uy tín của FAST trên thị trường

9


2.4. Cơ cấu tổ chức

9

2.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

9
v


2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

10

2.4.3. Tình hình nhân sự

12

2.5. Tình hình nguồn vốn công ty qua hai năm

13

2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm

14

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15


3.1. Khái niệm chiến lược

15

3.1.1. Chiến lược Marketing

15

3.1.2. Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu Marketing

15

3.1.3. Bốn khả năng DN có thể xem xét để xác định mục tiêu marketing khi tung
sản phẩm mới ra thị trường.

16

3.2. Sản phẩm mới

16

3.2.1. Khái niệm

16

3.2.2. Các phương pháp phát triển sản phẩm mới

17

3.2.3. Các bước để đến thành công khi tung sản phẩm mới ra thị trường


18

3.3. Phân tích môi trường Marketing

18

3.3.1. Môi trường vĩ mô

18

3.3.2. Môi trường vi mô

18

3.4. Nghiên cứu thị trường

18

3.4.1. Phân khúc thị trường

19

3.4.2. Cơ sở của phân khúc thị trường

19

3.4.3. Định vị sản phẩm

19


3.5. Chiến lược sản phẩm

20

3.5.1. Ba cấp độ của sản phẩm

20

3.5.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới

20

3.5.3. Các hoạt động tung sản phẩm mới ra thị trường

21

3.5.4. Chu kỳ thị trường của sản phẩm

22

3.6. Chiến lược giá

23

3.6.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến định giá

23

3.6.2. Các phương pháp định giá cơ bản


24

3.6.3. Chiến lược giá sản phẩm mới

24

3.7. Chiến lược phân phối

24
vi


3.7.1. Khái niệm

24

3.7.2. Thiết kế kênh phân phối

24

3.7.3. Chức năng nhà phân phối

25

3.8. Chiến lược chiêu thị

25

3.8.1. Các phương thức truyền thông


25

3.8.2. Mục tiêu truyền thông

26

3.8.3. Khách hàng mục tiêu

26

3.8.5. Các công cụ chiêu thị

26

3.9. Phương pháp thu thập thông tin

27

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về thị trường phần mềm quản lí doanh nghiệp.

28
28

4.2. Giới thiệu về sản phẩm phần mềm quản lí nhân sự HRM và phần mềm quản trị
toàn diện doanh nghiệp ERP.

29


4.2.1. Sản phẩm HRM và ERP đáp ứng cho các DN những nhu cầu nào?

29

4.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm HRM và ERP

29

4.2.3. Các phân hệ chính của HRM và ERP

30

4.2.4. Các nhãn hiệu, giá cả, chức năng của sản phẩm HRM và ERP trên thị
trường cả nước.

30

4.3. Tìm hiểu thị trường phần mềm HRM và ERP

32

4.3.1. Đối với phần mềm HRM

32

4.3.2. Đối với sản phẩm ERP

36

4.4. Những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động ngành.


43

4.4.1 Yếu tố dân số và cơ cấu của các DN ở nước ta.

43

4.4.2 Yếu tố văn hóa – xã hội

45

4.4.3 Yếu tố kinh tế

45

4.4.4 Yếu tố công nghệ

47

4.4.5 Yếu tố chính trị, pháp luật

47

4.5 Phân tích môi trường vi mô

48

4.5.1 Nhà cung cấp

48


4.5.2 Trung gian Marketing

48

4.5.3. Khách hàng

48
vii


4.5.4. Đối thủ cạnh tranh

49

4.6. Phân tích ma trận SWOT

51

4.7. Chiến lược lựa chọn thị trường

52

4.7.1. Khảo sát và đánh giá tiềm năng thị trường

52

4.7.2. Phân khúc thị trường GP phần mềm HRM 2007 và GP ERP.

52


4.7.3. Định vị sản phẩm HRM 2007 và GP ERP.

53

4.7.4. Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp

53

4.8. Chiến lược Marketing tung sản phẩm mới ra thị trường

55

4.8.1. Chiến lược sản phẩm

55

4.8.2. Xây dựng chiến lược giá và chính sách định giá

57

4.8.3. Thiết kế và quản trị kênh phân phối

58

4.8.4. Thiết kế chiến lược chiêu thị

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


61

5.1 Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Đối với công ty

62

5.2.2. Đối với nhà nước

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

DN

Doanh nghiệp

NPP

Nhà phân phối

4P

Product, Price, Place, Promotion

ĐVT

Đơn vị tính

ERP

Enterprise Resource Planning (Fast Business.net)

HRM

Human Resource Management (quản lí nhân sự)

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình Hình Vốn Công Ty Qua Hai Năm

13

Bảng 2.2. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua Hai Năm.

14

Bảng 3.1. Phân Loại Sản Phẩm Mới

17

Hình 3.2. Quản Lý Các Hoạt Động Tung Sản Phẩm Mới Ra Thị Trường

22

Bảng 4.1. Nơi Thường Xuyên Mua Sản Phẩm HRM Của Các Doanh Nghiệp

33

Bảng 4.2. Các Nhãn Hiệu HRM Được Sử Dụng Tại Các Doanh Nghiệp

34

Bảng 4.3. Phương Tiện Truyền Thông Về SP HRM của Công Ty Đối Với KH

35


Bảng 4.4. So Sánh Tổng Thể Giữa Smbs Và DN Lớn

41

Bảng 4.5. Thăm Dò DN Của Bạn Đã Sẵn Sàng Sử Dụng ứng Dụng ERP Chưa

42

Bảng 4.6. Độ Thõa Mãn Của Các Giải Pháp ERP

43

Bảng 4.7. Cơ Cấu Các DN Đang Hoạt Động ở Nước Ta (Từ Năm 2005 – 2007)

44

Bảng 4.8. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2004-2008

46

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lí DN FAST

9


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Của Các Chi Nhánh

10

Hình 2.3. Biểu Đồ Phát Triển Số Lượng Nhân Viên Qua Các Năm

12

Hình 2.4. Phân Bố Nhân Viên Theo Các Phòng Ban Chức Năng

13

Hình 3.1. Ba Thành Phần của Sản Phẩm Theo Quan Điểm Marketing

20

Hình 3.2. Quản Lý Các Hoạt Động Tung Sản Phẩm Mới Ra Thị Trường

22

Hình 3.3. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Khi Định Giá

23

Hình 4.1. Nơi Thường Xuyên Mua Sản Phẩm HRM Của Các DN

33

Hình 4.2. Các Nhãn Hiệu HRM Được Sử Dụng Tại Các Doanh Nghiệp


34

Hình 4.3. Phương Tiện Truyền Thông về Sản Phẩm HRM

35

Hình 4.4. Tỉ Lệ Sử Dụng Các Phần Mềm ERP Trong Các Dự Án

37

Hình 4.5. Những Thách Thức Chính Khi Triển Khai ERP Mà Các DN Thường Gặp 38
Hình 4.6. Tình Hình Triển Khai ERP Tại Smbs Và Các DN Lớn

39

Hình 4.7. Tình Hình Triển Khai ERP Tại Smbs

39

Hình 4.8. Tình Hình Triển Khai ERP Tại Các DN Lớn

40

Hình 4.9. Tốc Độ Tăng Dân Số Việt Nam Qua Các Năm

44

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Các DN ở Nước Ta Từ Năm 2005-2007

45


Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam

46

Hình 4.12. Định Vị Sản Phẩm HRM Trên Thị Trường

54

Hình 4.13. Định Vị Sản Phẩm ERP Trên Thị Trường

55

Hình 4.14. Tổng Quát Về Chức Năng Của ERP

57

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh Về Sản Phẩm Của FAST

xii


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài

Từ sau khi đổi mới cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến đổi tích
cực. Nước ta đang tiến hành phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập với khu
vực và thế giới và đang tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là
một cơ hội thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là một thách thức
lớn đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải vượt qua.
Một thách thức khách quan hiện nay là các DN đang đương đầu với điều kiện
kinh doanh ngày càng khắc khe hơn. Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học
kỉ thuật và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới, chúng ảnh hưởng đến
việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, khả năng cải tiến sản phẩm và các hoạt
động marketing. Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắc khe của khách hàng với các
loại sản phẩm khác nhau, khách hàng không chỉ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng
sản phẩm mà còn về mẫu mã, kiểu dáng, tính năng và giá cả nữa. Các sản phẩm ra đời
ngày càng nhiều, mức độ phức tạp ngày càng tăng khi hoạt động sản xuất kinh doanh
chuyển sang xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến khả năng thay thế nhau giữa các sản
phẩm ngày càng cao, chu kì sống của sản phẩm ngày càng ngắn dần đặc biệt đối với
sản phẩm mới tung ra thị trường. Yếu tố toàn cầu hóa, sự liên kết giữa các DN, tình
trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn,…Trong những điều kiện đó,
các DN phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương diện:
các nguồn lực sản xuất, quản lí sản xuất kinh doanh, sự ứng sử nhanh nhạy với những
biến động của môi trường kinh doanh.
Một DN thường sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhất định, chủng loại và
số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của DN. Trong quá trình phát
triển DN, sản phẩm thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi


của các yếu tố sau: sự thay đổi theo ngôn ngữ lập trình, theo chính sách của bộ tài
chính và chi cục thuế, theo tính năng và tiện ích khi sử dụng. Điều này thể hiện sự
năng động và nhạy bén của DN với sự thay đổi của các yếu tố trên, tạo cho DN khả
năng cạnh tranh cao trong việc thõa mãn nhu cầu khách hàng. Do thị hiếu của khách
hàng thay đổi, do sự phát triển của khoa học kỉ thuật và công nghệ mới ứng dụng vào

sản xuất kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh chóng, do yêu cầu cạnh tranh,.. đòi hỏi
DN nghiên cứu và cung cấp sản phẩm mới cho khách hàng. Do đó việc phát triển sản
phẩm mới rất cần thiết để duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của DN và thỏa mãn
tối đa nhu cầu khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, việc đưa sản phẩm mới ra thị trường
cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng, vì không phải bất kì sản phẩm mới nào khi đưa ra thị
trường đều thành công. Vậy để một sản phẩm mới thành công khi tung ra thị trường thì
sản phẩm này phải đạt được những tiêu chuẩn nào? sản phẩm mới này có phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng không? sản phẩm mới phù hợp với khúc thị trường nào?
việc nghiên cứu thị trường của DN đã kỹ chưa?…Do đó để đem lại sự thành công cho
sản phẩm mới thì công tác nghiên cứu thị trường, biện pháp phát triển sản phẩm mới
và nổ lực marketing là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là cần xây dựng một
chiến lược tung sản phẩm mới một cách rõ ràng. Nhận thức được tầm quan trọng trên
trong thực tiễn hiện nay đối với DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa
thương mại. Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế, sự hỗ trợ của Công ty cổ phần phần
mềm quản lí DN FAST và sự hướng dẫn của thầy Trần Anh Kiệt, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường của Công ty
Cổ Phần phần mềm quản lí doanh ngghiệp chi nhánh tại Đà Nẵng”.
1.2. Nội dung nghiên cứu
Giới thiệu sơ nét về sản phẩm mới của công ty.
Tìm hiểu thị trường về phần mềm quản lí nhân sự HRM và phần mềm quản trị
tài chính kế toán ERP.
Cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và khách
hàng đối thủ nhắm tới.
Đưa ra ma trận SWOT của công ty.
Từ đó lập chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Về không gian
Tổng hợp số liệu của công ty trong thời gian thực tập, ngoài ra còn tìm hiểu
thêm về cảm nhận của những cá nhân và đơn vị đã sử dụng các sản phẩm của công ty.
1.3.2. Về thời gian
Thời gian thực tập, nghiên cứu từ ngày 20/3/2010 – 20/5/2010.
1.4. Kết cấu luận văn
Chương 1. Đặt vấn đề
Chương 2. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Tổng quan
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lí Doanh Nghiệp (chi
nhánh tại Đà Nẵng)
Tên giao dịch: The Fats Software Company
Tên viết tắt: FAST
Logo:
Quá trình thành lập: Thành lập và hoạt động từ ngày 11/06/1997
Giấy phép thành lập công ty: Số 3096/ GP- UB do UBND TP Hà Nội cấp ngày
11/06/1997
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Số 056067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà
Nội cấp ngày 18/06/1997
Địa chỉ văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 39– Quang Trung– Quận Hải

Châu– TP Đà Nẵng
Tel: (0511)381- 0532. Fax: (0511)381-2692
Website: www.fast.com.vn
Email:
Hình thức sở hữu: cổ phần
Vốn đăng ki kinh doanh: 10,000,000,000 đ (10 tỷ đồng), được chia thành
1,000,000 cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần là 10,000 đồng (đăng kí từ năm 2008)
Ngành nghề đăng kí kinh doanh:
-

Sản xuất kinh doanh các phần mềm máy tính

-

Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (thiết bị điện tử tin học, máy tính)

-

Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ


-

Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ

Thị trường tiêu thụ chính: các khách hàng trên toàn quốc hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, thương mại, xây dựng, dịch vụ, hành chính sự nghiệp và với nhiều hình
thức sỡ hữu khac nhau: nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư của nước ngoài
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Thành lập ngày 11/06/1997, lúc đầu có tên là “công ty phần mềm tài chính kế

toán”. Do ngày đầu mới thành lập, số lượng nhân viên ít (chỉ có 18 nhân viên). Nhưng
bằng sự cố gắn, công ty đã cho ra đời sản phẩm Fast Accounting. Đến năm 1999 đạt
huy chương vàng cho sản phẩm nhiều người sử dụng.
Năm 2000, với sự mở rộng đầu tư về công nghệ, công ty đã giành được huy
chương vàng cho sản phẩm doanh số cao. Đánh dấu một cột mốc phát triển mạnh mẽ
của công ty sau này.
Năm 2003 công ty đổi tên thành “Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh
nghiệp”. Thời gian này công nghệ thông tin bắt đầu phát triển mạnh, nắm bắt được xu
hướng và nhu cầu ứng dụng CNTT vào nền tảng trong tác nghiệp, điều hành doanh
nghiệp. Không những thế, CNTT còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp về
tốc độ, độ chính xác đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Trong xu thế đó, công
ty đã mạnh dạng đầu tư về nhân lực, công nghệ để nghiên cứu phát triển những sản
phẩm mới để đưa ra thị trường.
Từ năm 2004 đến cuối năm 2006 công ty đã liên tục nghiên cứu và đưa ra
những các sản phẩm như Fast business (2004), Fast HRM, Fast Book, Fast Financial
với nhiều phiên bản khác nhau. Qua đó dần khẳng định được vị thế của công ty trong
việc cung cấp các phần mềm quản lí DN cho các DN trên toàn quốc.
Từ cuối năm 2006 cho đến nay, với việc nước ta gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Trào lưu triển khai ERP (Enterprise Resource Planning) của các DN
thực sự rầm rộ và cho đến nay ERP đã trở thành xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng
để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Đây
cũng chính là cơ hội cho FAST đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các
doanh nghiệp, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường phát triển
của các doanh nghiệp.
5


Mục tiêu của FAST là:
- Đạt được và giữ vững vị trí số 1 trên trị trường Việt Nam trong lĩnh vực cung
cấp các giải pháp phần mềm tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp.

- “Cùng khách hàng đi dến thành công!” là phương châm hành động của FAST
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bằng nỗ lực và lòng tận tuỵ của từng cá nhân và của
toàn công ty, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nhu cầu của khách hàng và năng lực
không ngừng được nâng cao của FAST sẽ triển khai các ứng dụng thành công, mang
lại hiệu quả cho khách hàng.
2.1.2. Quan điểm hoạt động và chiến lược của FAST

¾

Quan điểm hoạt động kinh doanh của FAST: Đối tác lâu dài, tin cậy

Quan điểm của FAST trong phát triển kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ
với các đối tác (khách hàng, nhân viên, cộng đồng): bền vững, lâu dài, tin cậy.
-

Đối với khách hàng không chỉ là bán hàng mà còn là kết bạn, trở

thành

đối tác lâu dài, hợp tác cùng phát triển.
-

Đối với nhân viên: không chỉ là nơi làm công ăn lương mà còn là nơi

phát triển nghề nghiệp, xây dựng sự nghiệp, công ty là một phần quan trọng của cuộc
sống.
-

Đối với cộng đồng, xã hội: không chỉ là những lần đóng góp từ thiện, mà


còn tập trung đóng góp, hỗ trợ lâu dài vào những địa chỉ cụ thể và là nhân tố tích cực
trong một số vấn đề thời sự của cộng đồng, xã hội.

¾
-

Chiến lược cạnh tranh: giải pháp phù hợp – dịch vụ chu đáo
Mỗi khách hàng, mỗi nhân viên, mỗi đối tác đều là duy nhất, với các đặc

thù riêng, khác biệt và cần phải có giai pháp riêng phù hợp với các yêu cầu đó.
-

Dịch vụ chu đáo: chu đáo mọi mặt và đến từng chi tiết nhỏ nhất, vượt lên

trên sự mong đợi, đến mức làm ngạc nhiên (“wow” satisfaction).

¾
-

Chiến lược quản tri hoạt động: quản trị theo mục tiêu
Quản trị hoạt động kinh doanh và mọi mặt hoạt động của công ty theo

phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO – Management by Objectives)

6


2.1.3. Tầm nhìn của công ty trong thời gian tới
Tầm nhìn dài hạn
FAST là một công ty trường tồn, phát triển bền vững, là nhà cung cấp tin cậy

giải pháp quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trên nền tảng công nghệ thông tin, có
tách nhiệm với cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước, mỗi thành viên ngày càng
phát triển về nghề nghiệp, giàu có về vật chất và tinh thần.
Tầm nhìn 2010
Tầm nhìn 10-60-360 vào năm 2010, thông qua tại đại hội cổ đông năm 2007.
Sứ mệnh

Tầm nhìn 2010

Phát triển và tư vấn ứng dụng các giải
pháp phần mềm tiên tiến nhằm tự động
hóa các công việc thủ công, nhàm chán,
cung cấp các công cụ hỗ trợ làm việc
sáng tạo, thông minh.

Có 10 ngàn khách hàng, công ty
được biết đến với các sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng cao

Xây dựng một công ty trường tồn và
phát triển bền vững, có điều kiện tốt
nhất để mỗi thành viên phát triển tối đa
các khả năng tiềm ẩn của mình, cùng
tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc

Đạt 60 tỷ đồng doanh thu.
Có 360 nhân viên chất lượng cao,
một hệ thống và quy trình làm
việc chuyên nghiệp, hiệu quả, sẵn
sàng cho các bước phát triển bền

vững tiếp theo

Là nhân tố tích cực, đóng góp thiết thực
cho cộng đồng, xã hội
Hiện nay FAST đang tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển và phổ biến
rộng rãi cho các sản phẩm mới theo định hướng phát triển của công ty.Đó là:
- Đầu tư phát triển hoàn thiện sản phẩm theo hướng mở rộng các phân hệ phục
vụ quản trị toàn diện doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau:
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các phần mềm máy tính.
- Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng.
- Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.
- Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ.
7


Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: sản xuất và kinh doanh các phần mềm quản lí
doanh nghiệp.
2.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất; chịu trách nhiệm trước các khách hàng
trong và ngoài nước đối với những hợp đồng do công ty ký kết.
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí khi thành lập công ty.
Thực hiên phân phối trên cơ sở hiệu quả kinh tế và doanh lợi của công ty đạt
được.
2.3. Sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của FAST
2.3.1. Sản phẩm
- Phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) Fast Business 2008.Net

trên SQL Server (ngôn ngữ lập trình VB.NET, hỗ trợ Unicode).
- Phần mềm kế toán Fast Financial 3.0 trên SQL Server (ngôn ngữ lập trình
VB.NET, hỗ trợ Unicode).
- Phần mềm kế toán Fast Accounting 2008.f trên Visual Foxpro.
- Phần mềm tổng hợp báo cáo toàn tổng công ty Fast Corporate Reporter
2007.w trên nền Web.
- Phần mềm quản lí nhân sự Fast HRM trên SQL Server (ngôn ngữ lập trình
VB.NET, hỗ trợ Unicode).
2.3.2. Dịch vụ
- Khảo sát yêu cầu và tư vấn về xây dựng hệ thống thông tin tài chính kế toán
và quản trị kinh doanh.
- Sửa đổi và phát triển chương trình theo yêu cầu đặc thù của khách hàng.
- Triển khai ứng dụng, cài đặt và đào tạo sử dụng (đào tạo sử dụng miễn phí vào
chiều thứ 7 hằng tuần tại văn phòng FAST).
- Hỗ trợ sử dụng sau đào tạo, bảo hành và bảo trì hệ thống thông tin.
- Nâng cấp và mở rộng theo sự phát triển của khách hàng.
2.3.3. Công nghệ
- Ngôn ngữ lập trình: VB.Net, Visual Foxpro, Java, ASP.
- Kiến trúc lập trình: Client/Server, File server, Web-based.
- Cơ sở dữ liệu: SQL Server, Foxpro.
8


2.3.4. Uy tín của FAST trên thị trường
- Đạt 9 huy chương vàng liên tục trong các năm 1999 – 2004 tại Vietnam
ComputerWorld Expo.
- Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ thông tin” của Hội tin học Việt Nam.
- Giải thưởng “ Sao Khuê 2005”, “ Sao Khuê 2007”, “Sao Khuê 2008”.
- Giải thưởng “Cúp công nghệ thông tin sản phẩm doanh số cao 2006”.
- Giải thưởng Bitcup 2007 dành cho sản phẩm phần mềm quản trị khách hàng

bình chọn.
- Đến nay đã có hơn 3.500 khách hàng trên toàn quốc.
2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lí DN FAST

Nguồn: phòng nhân sự
9


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Của Các Chi Nhánh

Giám đốc chi
nhánh
Phòng hành
chính tổng hợp

Phòng kinh
doanh

Phòng tài
chính kế toán

Phòng tư vấn
ứng dụng

Phòng hổ trợ và
chăm sóc khách
Lập trình


Triển khai

Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

¾

Giám đốc chi nhánh:
-

Điều hành tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

-

Lựa chọn trực tiếp và bổ nhiệm phó giám đốc, kế toán trưởng, các

trưởng phòng; tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động; v.v.v
-

¾

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng kinh doanh:
-

Tìm kiếm khách hàng, tiếp thị kí hợp đồng cung cấp phần mềm.

-


Làm việc với khách hàng để giải quyết các vấn đề lien quan đến các thay

đổi về nội dung trong hợp đồng.
-

Hổ trợ việc nghiệm thu và đòi tiền.

-

Giúp các thành viên khác trong đội lập trình làm quen với khách hàng

trong các buổi làm viêc đầu tiên với khách hàng.

10


¾

Phòng triển khai:
-

¾

Chuyển giao công nghệ, cài đặt phần mềm và đào tạo cho khách hàng.

Phòng tài chính kế toán:
-

Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, hoạch toán, phản ánh chính xác tình


hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
-

Quản lý đúng nguồn vốn của công ty, nghiên cứu xây dựng kế hoạch tài

chính hàng tháng, quý, năm.
-

Phân tích kết quả hoạt động của công ty để tìm ra những nhân tố làm

giảm lợi nhuận (nếu có) và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

¾

Phòng bảo hành:
-

¾

Bảo hành sản phẩm, tư vấn hỗ trợ khách hàng

Phòng lập trình:
-

Lập trình sửa đổi chương trình theo đặc thù yêu cầu của doanh nghiệp.

-

Chịu trách nhiệm về tiếp nhận bài toán từ nhóm tư vấn ứng dụng, thực


hiện thiết kế và lập trình, test chương trình.

¾

Phòng tư vấn ứng dụng.
-

Khảo sát và viết tài liệu yêu cầu của khách hàng, phân tích, thiết kế hệ

thống, thiết kế giao diện, thiết lập hệ thống, đào tạo, kiểm tra, hỗ trợ sử dụng.
-

Làm việc với nhóm lập trình nội dung bài toán của khách hàng.

-

Tiếp nhận và test chương trình từ nhóm lập trình.

11


2.4.3. Tình hình nhân sự
Hình 2.3. Biểu Đồ Phát Triển Số Lượng Nhân Viên Qua Các Năm
300

250

200

150

270
200

100
150
120

50

80
53

0

17
1998

30
2000

2002

2003

2004

2005

2006


2007

Nguồn: Phòng Nhân Sự
Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng nhân viên của công ty mỗi năm đều tăng.Năm
2006 là 200 người đến năm 2007 tăng lên là 270 người, ứng với mức tăng là 35%.đồng
thời số lượng nhân viên tại các phòng ban cũng tăng lên. Cụ thể phòng nghiên cứu
phát triển sản phẩm tăng lên 11%, phòng quản lí là 18%, phòng kinh doanh 11%,
phòng hỗ trợ bảo hành 15%, phòng lập trình ứng dụng 14%, phòng tư vấn triển khai
hợp đồng 31%. Việc tăng nguồn lao động này nhằm cung cấp lao động cho hoạt động
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và tiếp thị. Mặc khác, FAST là công ty vừa
nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối nên cần số lượng nhân viên có trình độ
cao nhiều.
Tóm lại tình hình lao động tại công ty tương đối ổn định và phát triển. Công ty
có lực lượng nhà quản trị có trình độ cao, các nhân viên kỉ thuật lập trình có năng lực
cao, nhiệt tình với công việc. Chính điều này là điều kiện thuận lợi cho việc dùng yếu
tố lao động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành.

12


Hình 2.4. Phân Bố Nhân Viên Theo Các Phòng Ban Chức Năng

Nguồn: Phòng nhân sự
2.5. Tình hình nguồn vốn công ty qua hai năm
Bảng 2.1. Tình Hình Vốn Công Ty Qua Hai Năm
ĐVT: 1.000 đồng
Khoản mục

2006


2007

Chênh lệch

Số tiền

%

Số tiền

%

±Δ

%

A.Nợ phải trả

370.000

13,7

390.000

14,2

20.000

5,4


1.Nợ ngắn hạn

370.000

13,7

390.000

14,2

20.000

5,4

2.Nợ dài hạn

0

0,0

0

0,0

0

0

B. Vốn chủ sở hữu


2.330.000 86,3

2.360.000 85,8

30.000

1,3

1.Vốn kinh doanh

2.000.000 74,1

2.000.000 72,7

0

0

2.Quỹ phát triển kinh doanh 0

0,0

0

0,0

0

0


12,2

360.000

13,1

3.Lãi chưa phân phối

330.000

30.000

9,1

Tổng nguồn vốn

2.700.000 100,0 2.750.000 100,0 50.000

1,9

Nguồn: Phòng Kế Toán
Qua bảng cho thấy nguồn vốn là công nợ tăng qua hai năm. Doanh nghiệp đã
tăng hình thức tín dụng thương mại để gia tăng nguồn vốn thường xuyên và tăng
khỏan nợ ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu nguồn vốn cho phát triển hoạt động doanh

13


×