Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM BỤI VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CHO MỎ ĐÁ HÓA AN TP. BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.98 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM BỤI VÀ ĐỀ XUẤT
CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CHO MỎ ĐÁ
HÓA AN TP. BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

PHẠM THỊ XUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hố Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Gía Ảnh Hưởng
Do Ô Nhiễm Bụi Và Đề Xuất Chính Sách Biện Pháp Gỉai Quyết Cho Mỏ Đá Hóa
AN TP.Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai” do Phạm Thị Xuân, sinh viên khóa 32, ngành Kinh
Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày__________________________ .

Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,

_________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

________________________

Ngày

ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng con, hướng dẫn và động viên
con trong suốt khoảng thời gian qua, cảm ơn bạn bè, những người thân xung quanh đã
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cảm ơn TS.Lê Quang Thông, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
tôi những kiến thức bổ ích, chính sự tận tụy của thầy đã giúp tôi hoàn thành thật tốt bài

luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, cùng toàn
thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, đã tận tụy, gắn bó, truyền đạt cho chúng tôi
những kiến thức vô cùng quý giá, giúp chúng tôi vững bước trên con đường phía
trước.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Ban Giám Đốc Công ty Cổ
Phần Hóa An, TP. Biên Hòa – Đồng Nai, các cô chú trong xí nghiệp khai thác đá số 1,
đặc biệt là chú Hồng, chú Thống, anh Trung..v..v. đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi rất nhiều
trong quá trình thực tập và làm đề tài tại công ty, trưởng ấp xã Hóa An, đã nhiệt tình
cung cấp số liệu, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Xin cảm ơn các hộ dân sinh sống xung quanh mỏ đá thuộc ấp Cầu Hang, xã
Hóa An, TP.Biên Hòa- Đồng Nai, và toàn thể công nhân làm việc trực tiếp tại mỏ đá
Hóa An.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Xuân


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ XUÂN. Tháng 6 năm 2010. “Đánh Gía Ảnh Hưởng Do Ô Nhiễm
Bụi Và Đề Xuất Chính Sách, Biện Pháp Gỉai Quyết cho Mỏ Đá Hóa An, TP.Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai”.
PHẠM THỊ XUÂN. June 2010. “Assessment of The Impact Due to Dust
Pollution and Suggest Policy, Solution Recommended for Hoa An Rock Mining,
Bien Hoa City, Dong Nai Province’
Khóa luận tiến hành đánh giá ảnh hưởng do ô nhiễm bụi về mặt kinh tế dựa trên
cơ sở thu thập số liệu sơ cấp từ 30 hộ dân sinh sống xung quanh mỏ đá, và 20 công
nhân làm việc trực tiếp tại mỏ đá. Bằng phương pháp giá thị trường, phương pháp
chênh lệch giá, phương pháp tài sản nhân lực, phương pháp chi phí thực tế, đề tài tiến

hành xác định ảnh hưởng của bụi đá đối với sức khỏe con người, giá trị đất đai, chi phí
khắc phục bụi và thiệt hại trong kinh doanh. Theo tính toán của đề tài thì ảnh hưởng
quy ra giá trị kinh tế do bụi đá gây ra trong năm 2009 là khoảng 11,5 tỉ đồng.
Đề tài cũng tiến hành tính toán và đề xuất mức thuế nhằm thúc đẩy, tạo động
lực để công ty khai thác đá áp dụng triệt để các biện pháp làm giảm lượng. Mức thuế
mà đề tài đề xuất là 2.800/kg bụi. Đây là mức thuế hợp lý và khả thi trong thực tế. Kết
quả này là có thể làm cơ sở cho các nhà làm chính sách tham khảo trong việc ra các
chính sách nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại mỏ đá Hóa An nói riêng và các mỏ
khai thác đá khác nói chung. Nội dung phân tích giúp công ty thấy được những lợi ích
nếu áp dụng tốt các biện pháp được đề nghị trong qúa trình khai thác và chế biến.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LUC

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi về nội dung

3

1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu


3

1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

3

1.3.4 .phạm vi thời gian nghiên cứu

3

1.4. Bố cục của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỒNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm do khai thác đá

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1 Tổng quan về xã Hóa An

6


2.2.2. Tổng quan về công ty cổ phần Hóa An

12

2.2.3. Tổng quan về dân cư

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1 Ô nhiễm không khí

14

3.1.2. Ô nhiễm bụi

15

3.2. Các công cụ chính sách

18

3.2.1 Thuế và lệ phí

18


3.2.2. Công cụ ra lệnh và kiểm soát

20
v


3.3. Phương pháp nghiên cứu

20

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

20

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm bụi tại địa phương

23
23

4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm bụi

23

4.1.2. Nguyên nhân


30

4.2. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra

35

4.2.1 Đối với sức khỏe con người

36

4.2.2 Ước tính thiệt hại về giá trị đất đai

41

4.2.3. Chi phí khắc phục ô nhiễm bụi

42

4.2.4. Thiệt hại trong kinh doanh

44

4.2.5 . Xác định tổng tổn hại do ô nhiễm bụi gây ra tại mỏ đá Hóa An

44

4.3. Đề xuất biện pháp giải quyết

45


4.3.1. Thuế, lệ phí

47

4.3.2. Quy định về công nghệ và tiêu chuẩn vận hành

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KV1


Khu vực 1

KV2

Khu vực 2

MAC

Chi phí kiểm soát ô nhiễm

MEC

Chi phí tổn hại do ô nhiễm

NĐ – CP

Nghị định chính phủ

PM10

Đơn vị đo kích thước hạt bụi

QL1A

Quốc lộ 1A

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

TCVSLĐCP

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép

TN- MT

Tài Nguyên Môi Trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSP

Nồng độ bụi lơ lửng

TT-BTC

Thông tư Bộ Tài Chính

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO


Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc
(United nations of Educational, Scientific and Cultural
Organization)

VLXD

Vật liệu xây dựng

WMO

Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological
Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng Hợp Hiện Trạng Sử Dụng Đất trong Toàn Xã

8

Bảng 2.2. Tổng Hợp Vốn Đầu Tư Mỏ

12

Bảng 4.1. Kết Qủa Nồng Độ Bụi trong Không Khí Năm 2009

29


Bảng 4.3. Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Tại Mỏ Đá Hóa An

32

Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Chữa Bệnh do Ô Nhiễm Bụi của Công Nhân Trong Năm
2009

38

Bảng 4.5. Tổng Hợp Chi Phí Chữa Bệnh do ô Nhiễm Bụi của Người Dân Xung Quanh
Mỏ Đá Trong Năm 2009

39

Bảng 4.6. Chí Phí Khắc Phục Bụi Của Người Dân Xung Quanh Mỏ Đá

42

Bảng 4.7. Mức Thu Phí Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Khai Thác Khoáng Sản

46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Mô Hình Thuế và Lệ Phí Tối Ưu


19

Hình 4.1. Cảnh Quan Khu Vực Moong Khai Thác

23

Hình 4.2. Hình Ảnh Con Đường Vận Chuyển

24

Hình 4.3. Các Hộ Dân Xung Quanh Bãi Chứa Đá

25

Hình 4.4. Khu Vực Nghiền Sàng

26

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Gía Của Nguời Dân và Công Nhân Về Tình Trạng
Ô Nhiễm Bụi

27

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện % Bụi Silíc Trong Không Khí Qua Các Năm

28

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Biện Pháp Khắc Phục Bụi Của Người Dân

30


Hình 4.8. Sơ Đồ Qúa Trình Sản Xuất Tại Mỏ

31

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Định của Người Dân về Mức Độ Ảnh Hưởng của
Bụi Tới Sức Khỏe Con Người

36

Hình 4.10. Xác Định Mức Thuế Tối Ưu

48

ix


DANH MỤC PHỤ LUC
Phụ lục 2: Giá Trị Hệ Số Kp Ứng với Lưu Lượng Nguồn Thải của Cơ Sở Sản Xuất
Công Nghiệp, Chế Biến và Các Hoạt Động Khác Phát Thải Vào Không Khí.
Phụ lục 3. Giá Trị Hệ Số Kv Ứng với Các Vùng, Khu Vực Có Cơ Sở Sản Xuất Công
Nghiệp, Chế Biến Và Các Hoạt Động Khác
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 5. Nghị định 137/2005/NĐ – CP

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Sự gia tăng các hoạt động công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
một mặt làm tăng ô nhiễm, đồng thời các chính sách về quản lý tài nguyên môi trường
chưa hợp lý, chưa giám sát chặt chẽ việc thực thi công tác xử lý môi trường, không tạo
động lực cho các doanh nghiệp đầu tư làm giảm ô nhiễm và chưa có chế tài thỏa đáng
đối với các doanh nghiệp vi phạm. Theo công bố mới nhất của Tổ chức khí tượng thế
giới ô nhiễm không khí là nguyên nhân làm hai triệu người chết mỗi năm trên thế giới
(WMO, 2009).
Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí mà cụ thể do bụi cũng đang là vấn
đề ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế thế
giới. Các thành phố lớn trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM vấn nạn bụi
hiện đang ở trong tình trạng báo động. Tại Hà Nội kết quả quan trắc của Sở Tài
Nguyên và Môi Trường năm 2009 cho thấy 180/250 điểm đo kiểm tại Hà Nội có hàm
lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ bụi vượt chuẩn cao nhất là 11
lần, thấp nhất 3,8 lần (ANTD, 2010).Tại TP.HCM, theo đánh giá của Sở TN-MT, tại
nhiều tuyến đường, đặc biệt là những khu vực có công trường xây dựng cũng có tình
trạng ô nhiễm nặng nề. Kết quả quan trắc của Sở Tài Nguyên Môi Trường mới đây
cũng cho thấy hàm lượng bụi ở những nơi này cao gấp 7,5 lần mức cho phép.
Mức độ ô nhiễm bụi tại các công trường xây dựng lại càng cao, có nơi nồng độ
bụi vượt quá 20-30 lần mức cho phép (Xuân Long, 2010). Các công trường khai thác
đá, than,… tình trạng ô nhiễm bụi cũng diễn ra khá nghiêm trọng do các doanh nghiệp
Việt Nam đều khai thác theo chu kì hở, vì vậy không kiểm soát được lượng bụi phát
thải ra. Bụi từ các công trường này đều có chứa silíc, một loại bụi xâm nhập sâu vào
cơ thể con người qua đường hô hấp gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Các chuyên gia


y tế cũng như môi trường đều xác định nồng độ bụi TSP, PM10 và CO vượt tiêu chuẩn
cho phép là một trong những “hiểm họa” cần báo động, gây ô nhiễm môi trường chủ
yếu và cực kỳ nguy hại cho sức khỏe con người.

Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một trong những thành phố lớn, tập
trung nhiều khu công nghiệp. Các hoạt động khai khoáng nơi đây cũng diễn ra rất
mạnh, có nhiều địa điểm khai thác đá trên địa bàn tỉnh trong đó có mỏ đá Hóa An.
Dây chuyền công nghệ chế biến đá tại phần lớn các cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không
có thiết bị hút bụi tại nhiều công đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường tại khu vực lân
cận. Đây cũng đang là một trong những vấn đề nan giải của người dân và của chính
quyền. Vấn đề đặt ra ở đây là ảnh hưởng của ô nhiễm bụi đối với sức khỏe, đời sống
con người và môi trường là bao nhiêu đồng thời những giải pháp nào nhằm giảm thiểu
thiệt hại đó?. Xuất phát từ câu hỏi trên đề tài tiến hành "đánh giá ảnh hưởng của ô
nhiễm bụi và đề xuất chính sách, biện pháp giải quyết cho mỏ đá Hóa An TP.Biên Hòa
tỉnh Đồng Nai" được thực hiện nhằm đánh giá tổn hại về sức khỏe giá trị đất đai, chi
phí khắc phục bụi, và thiệt hại trong kinh doanh, đồng thời đề xuất các chính sách,
biện pháp hạn chế ô nhiễm bụi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm bụi đối với sức khỏe con người, giá trị đất đai
chi phí khắc phục và thiệt hại trong kinh doanh và đề xuất chính sách, biện pháp giải
quyết tại mỏ đá Hóa An Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tình trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm bụi tại địa phương nhằm
phản ánh thực trạng ô nhiễm, qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm bụi tới
đời sống, sức khỏe con người.
-Đánh giá tổn hại do ô nhiễm bụi đối với sức khỏe con người, đối với giá trị đất
đai, chi phí khắc phục bụi và thiệt hại trong kinh doanh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi về nội dung
Các hoạt động khai thác ở mỏ đá không chỉ gây ra bụi mà còn tạo ra ô nhiễm về
tiếng ồn. Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những thiệt
hại do bụi gây ra. Ô nhiễm bụi không chỉ gây thiệt hại lớn cho sức khỏe của người dân
xung quanh và những người công nhân trực tiếp làm việc tại các mỏ đá, mà còn làm
giảm giá trị đất, và những thiệt hại khác.
1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn được chọn là ấp Cầu Hang xã Hóa An thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng
Nai, nơi có trữ lượng khai thác lớn và cũng là một trong các xã có nồng độ ô nhiễm
không khí lớn nhất cả nước. Phạm vi điều tra số liệu là các hộ dân sống xung quanh
mỏ đá với bán kính 1km.
1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là 30 hộ dân xung quanh mỏ đá trong tổng số 200 hộ
chiếm 15% và 20 công nhân làm việc trực tiếp trong mỏ đá trong tổng số 174 công
nhân chiếm 11.5%. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
1.3.4 .phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành thu nhập, xử lý số liệu và viết bài từ 29/03/2010 đến
14/06/2010.
1.4. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm 5 chương:
Chương1: Nêu nên sự cần thiết phải làm đề tài, mục tiêu chung và mục tiêu cụ
thể khi thực hiện đề tài, và phạm vi thực hiện.
Chương 2: Nêu lên tổng quan về tình hình ô nhiễm do khai thác đá gây ra, đồng
thời tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày cơ sở lý luận về bụi, và ô nhiễm do bụi, Gía trị tính toán
lượng bụi tối đa cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam , đưa ra các biện pháp chính sách
được sử dụng trong đề tài. Trình bày các phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Trình bày kết quả và thảo luận phản ánh tình hình thực tế tại địa bàn
nghiên cứu.


3


- Phản ánh tình hình ô nhiễm bụi tại địa phương, đồng thời tìm nguyên nhân
gây ra ô nhiễm bụi.
- Ước lượng thiệt hại về sức khỏe, giá trị đất đai, chi phí khắc phục bụi và thiệt
hại do không bán được hàng hóa mà nguyên nhân do bụi gây ra đối với con người và
xã hội thông qua việc sử dụng các phương pháp chênh lệch giá, phương pháp chi phí
thực tế, phương pháp tài sản nhân lực.
- Các biện pháp, chính sách khả thi trong thực tế tình để khắc phục hiện trạng ô
nhiễm bụi hiện tại.
Chương 5: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm do khai thác đá
Hiện nay nước ta có hàng trăm mỏ đá xây dựng đang được khai thác. Nồng độ
bụi do các cơ sở này thải ra cao hơn gấp nhiều lần cho phép, thậm chí có những khu
vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng.... Bên cạnh đó,
các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là
những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại chính các cơ sở này.
Mức độ tiếng ồn của các cơ sở này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
do tiếng mìn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ yếu
là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi
tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều
phát sinh bụi như: nổ mìn, khoan phá đá, nghiền, sàng, chuyên chở...

Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác
và chế biến đá gây ra, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở này bên cạnh việc
áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai thác cũng như đầu tư lắp đặt hệ thống
hút bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một số giải
pháp hạn chế sự lan tỏa bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quang như tưới rửa hệ
thống đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên vật liệu
phải được che kín... Bộ Xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng thuốc nổ an
toàn giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử dụng chất phụ gia
nano bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu các chất
thải khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2...
Trong các năm qua, tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản ở An Giang khá
hiệu quả, khoáng sản khai thác được sử dụng đúng mục đích, giảm sự lãng phí, sản
lượng khai thác có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.


Hiện nay, tỉnh có tám doanh nghiệp khai thác đá đang hoạt động trên địa bàn hai
huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường của An
Giang: Tổng sản lượng khai thác đá xây dựng gần 1.600.000m3/năm, khai thác đất sét
25.000m3/năm và 20.000 tấn đá ap-lit/năm, tổng diện tích khai thác 278,51ha. Các
doanh nghiệp khai thác phần lớn có thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và
đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh do hoạt động khai thác, thực
hiện ký quỹ phục hồi môi trường hàng năm, sau khi khai thác san lấp đất để trồng cây
hoặc cải tạo thành hồ nước phục vụ du lịch, sinh hoạt, hoặc tưới tiêu. Tỉnh rất chú
trọng khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan phục vụ cho
du lịch, các đơn vị khai thác đá đều chú trọng trồng cây che chắn chung quanh khu
vực, nhằm ngăn ngừa bụi phát tán. Nơi có khu du lịch, chùa chiền, tỉnh không cho khai
thác khoáng sản, nếu trước đây đã khai thác thì cho ngừng, đóng cửa mỏ, như núi Sam,
núi Sập, núi Trà Sư…( Tố Quyên, 2006).
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về xã Hóa An

a.Vị trí địa lý
Xã Hóa An nằm ở phía Nam sông Đồng Nai thuộc TP.Biên Hóa, tỉnh Đồng
Nai.
- Phía Bắc: giáp sông Đồng Nai; Phía Nam: giáp xã Tân Đông Hiệp tỉnh Bình
Dương; Phía Đông: giáp phường Bửu Hòa; và Phía Tây: giáp xã Tân Bình, tỉnh Bình
Dương
Xã Hóa An nằm dọc theo sông Đồng Nai, có chiều dài đường thủy 1500 m và
hai trục bộ chính giao thông đường bộ đi qua đường quốc lộ 1K và đường liên tỉnh 16
(ĐT 760), là cửa ngõ phía Nam vào thành phố. Biên Hòa, tiếp giáp tỉnh Bình Dương,
tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
b. Địa hình
Xã Hóa An có dạng hình đồi dốc, có hướng dốc từ Tây Nam đến Đông Bắc,
quanh năm không bị ngập úng, chỉ có 1 số ít địa hình lòng chảo, nên bị ngập vào
những lúc mùa mưa.

6


c. Khí hậu thủy văn
Xã Hóa An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới của miền Đông Nam Bộ, chia làm
2 mùa rõ rệt, mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 sang
năm mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm.
Nguồn nước mặt của xã Hóa An chịu sự ảnh hưởng của sông Đồng Nai, sông
này bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 480 Km, có đoạn sông Đồng
Nai nằm dọc theo phía Bắc của xã có lưu lượng 55 đến 60m3/s, nguồn nước này thay
đổi tùy theo mùa.
d. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trước những năm 1990 cơ cấu phát triển kinh tế của xã Hóa An: đối với Nông
nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ. Sau năm 1990 đến nay đã
chuyển dịch sang cơ cấu phát triển kinh tế là: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp. Tùy theo cơ cấu này địa phương đã từng bước

ổn định và phát triển, cùng với việc mở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng
trên địa bàn, thúc đẩy quá trình công nghiệp tại địa phương chuyển hóa nhanh. Hiện
nay xã Hóa An có 02 công ty nhà nước quản lý (điện - cấp nước) đóng trên địa bàn, 02
công ty sản xuất khai thác đá, 3 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 30 doanh nghiệp
(sản xuất gốm, chế biến thức ăn gia súc, thuốc thú y, vật liệu xây dựng và các mặt
hàng tiêu dùng khác…) thu hút và tạo việc làm cho người lao động ở nhiều nơi khác
và ở địa phương được ổn định, dẫn đến Công nghiệp địa phương từng bước phát triển.
- Tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu sản xuất gốm, gia công các mặt hàng cơ khí,
xay đá, gia công bóc dỡ đá, cát…. tổng số cơ sở hiện có 67 với 498 lao động. Tổng giá
trị sản lượng toàn ngành trong năm 2006 là 108 tỉ đồng, trong đó chia ra ngành gốm
sứ: 8 tỉ, các ngành khác 100 tỉ, giá trị phát triển tăng hàng năm 1,2% đến 1,4%.
e. Nông lâm ngư nghiệp
- Dân số và lao động: Xã Hóa An hiện có 18.325 nhân khẩu, với 3.125 hộ
trong đó số người đang ở độ tuổi lao động là 10.089 nhân khẩu. Số người có trình độ
nghiệp vụ chuyên môn là 2.905 người.
- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hóa An là 683,6ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 34,8ha, đất lâm nghiệp chiếm 10,3ha, đất chuyên dùng chiếm

7


313,2ha, đất ở chiếm 165,6ha, đất vườn xen khu dân cư chiếm 73ha, đất chưa sử dụng
chiếm 86,8ha.
- Đất nông nghiệp: Hiện còn 34,8ha chiếm 5,09% so với tổng diện tích, do cơ
cấu địa phương chuyển sang Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ - Thương
mại, nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, do phát triển công nghiệp và nhà ở
chung cư.
- Đất chuyên dùng: 313,2ha chiếm 45,80% so với tổng diện tích đất, có khả
năng tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng phục vụ cho phát triển
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

- Đất ở: 165,6ha chiếm 24,22% so với tổng diện tích, khả năng tăng lên, do các
dự án xây dụng nhà ở chung cư.
- Đất chưa sử dụng: 86,8ha chiếm 12,70%, đất này nằm trong diện tích mặt
nước sông Đồng Nai.
Bảng 2.1. Tổng Hợp Hiện Trạng Sử Dụng Đất trong Toàn Xã
STT

Loại đất

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

1

Đất nông nghiệp

34,8

5,09

2

Đất lâm nghiệp

10,3

1,51

3


Đất chuyên dùng

313,1

45,80

4

Đất ở

165,6

24,22

5

Đất vườn sen khu dân cư

73,0

10,68

6

Đất chưa sử dụng

86,8

12,70


683,6

100

Tổng diện tích

Nguồn: www.bienhoa-dongnai.gov.vn
Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất tại địa phương đang phát triển theo đúng cơ
cấu phát triển kinh tế của địa phương.
Do cơ cấu phát triển kinh tế xã Hóa An chuyển dịch sang công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ và nông nghiệp. Nên đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp và chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay diện tích đất canh
tác của xã là 34,8ha trong đó:
8


- Đất lúa: 10,9ha
- Đất rau các loại: 10ha
- Đất màu: 08ha
- Đất vườn: 1,9ha
- Đất ao hồ: 04ha
- Về trồng trọt: Tổng diện tích canh tác hàng năm đạt 77,40ha trong đó lúa:
16,70ha, sản lượng 53,44 tấn. Rau các loại: 49,7ha, sản lượng 596,4 tấn. Đậu các loại:
05ha, sản lượng 04 tấn. Đậu phộng: 06ha, sản lượng:10,2 tấn. Tổng sản lượng hàng
năm ngành trồng trọt đạt 3,4 tỉ đồng. Hiện nay đang chuyển đổi sang trồng rau sạch
đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của địa phương.
- Về thủy sản: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt: 04ha, trong đó: 02ha
nuôi cá thịt, 02ha nuôi cá giống, sản lượng cá thịt 11 tấn/năm. Cá giống đạt sản lượng:
1,08 triệu con, tổng giá trị sản lượng đạt 870 triệu đồng.(nguồn)

- Về chăn nuôi: Hiện nay thành phố Biên Hòa có chủ trương ngừng chăn nuôi
gia súc và gia cầm trong thành phố và trên địa bàn xã Hóa An nên việc chăn nuôi
không phát triển dẫn đến ngừng chăn nuôi trên địa bàn xã.
Nhìn chung ngành nông nghiệp xã Hóa An chỉ sản xuất cầm chừng chờ chuyển
đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ cho công nghiệp dịch vụ nhà ở cho công nhân
và phát triển đô thị, tiến đến Hóa An không còn đất sản xuất nông nghiệp.
f. Dịch vụ - Thương mại – Du lịch
Xã Hóa An hiện có 01 chợ đang đưa vào hoạt động và 950 cơ sở kinh doanh
trong ngành thương mại - dịch vụ, với 1530 lao động. Tổng doanh thu đạt 280 tỉ đồng,
giá trị phát triển hàng năm tăng từ 2,1 đến 2,5 lần. Do nhu cầu công nhân đến làm việc
cho các công ty đóng trên địa bàn và phát triển nhà ở chung cư nên ngành dịch vụ và
thương mại phát triển cao, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của địa phương.
Tiềm năng du lịch của địa phương kết hợp thành phố Biên Hòa và tỉnh Đồng
Nai, phát triển du lịch sinh thái dọc bờ sông Đồng Nai (Trấn Biên - Chùa Long Thiền Cù Lao Hiệp Hòa) nhằm thu hút khách tham quan. Mặt khác đến năm 2010 khu vực
khai thác đá ngưng khai thác sẽ đưa mặt nước khu khai thác thành khu du lịch sinh
thái, làm tăng thêm khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

9


g. Văn hóa – Thể dục thể thao – Giáo dục – Y tế
- văn hóa: Cơ sở văn hóa của xã Hóa An có 1 trạm phát thanh 600W và hệ
thống đường dây 7 km, 23 loa phát thanh phủ được 04 ấp trên địa bàn, đáp ứng nhu
cầu thông tin, tuyên truyền pháp luật của Nhà nước đến tổ, ấp. xã Có 01 sân tập
taekwondo, 01 phòng tập võ cổ truyền, 01 sân tennis, 04 sân bóng chuyền và 02 đội
lân sư rồng để phục vụ vui chơi giải trí cho nhân dân, ngoài ra còn có 47 cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hóa các loại hình karaoke, bán, cho thuê băng đĩa hình, đĩa nhạc,
photocopy, chụp hình.
Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đến nay đã
có 4 ấp được công nhận là ấp văn hóa.

- Thể dục thể thao: Thể dục thể thao cơ sở đã vận động phong trào (toàn dân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại) đã có gần 9.000 người đăng ký trong đó
2600 người thực hiện tốt công tác rèn luyện. Tham dự các giải bóng đá cụm, khu vực
và giao lưu với các phường xã bạn. Tham gia hội thi liên hoan văn nghệ khu phố văn
hóa và 16 buổi biểu diễn phục vụ quần chúng nhân dân các ngày lễ lớn trong năm.
- Giáo dục: Xã Hóa An hiện có 01 trường trung học cơ sở, với 24 lớp, 1059
học sinh hàng năm. 01 trường tiểu học với 30 lớp 965 học sinh (trường được công
nhận đạt chuẩn quốc gia). 01 trường mẫu giáo với 14 lớp, 350 cháu dự học hàng năm.
Ngoài ra có 02 cơ sở mẫu giáo tư nhân mở trên địa bàn thuộc ấp Bình Hóa và Cầu
Hang có 50 cháu dự học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và học tập của các cháu ở khu vực
chưa có trường. Mặt khác địa phương đã tổ chức thành lập Trung tâm học tập cộng
đồng tại ấp Đồng Nai, nhằm nâng cao cơ hội, chất lượng học tập trong cuộc sống cho
nhân dân.
Tổ chức 03 lớp học tình thương cấp I, 03 lớp học phổ cập cấp III, các chương
trình khuyến học, nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân địa
phương, khuyến khích giúp đỡ những trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em không đủ điều
kiện đến trường được học tập để nâng cao trình độ văn hóa.
- Y tế: Xã Hóa An có 01 trạm y tế với 05 giường bệnh và 05 cán bộ y tế của
trạm để khám chữa bệnh cho nhân dân (trạm được công nhận xây dựng trạm chuẩn
quốc gia năm 2006). Thực hiện tốt công tác tiêm chủng, phòng ngừa bệnh cho trẻ em
và uống các loại vắcxin đạt 100%, khám và điều trị cho nhân dân địa phương bình
10


quân 450 lượt người/tháng. Ngoài ra còn phối hợp với ngành chức năng phòng dịch
cấp trên, thực hiện phun xịt thuốc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi
trường, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra địa phương còn có 04 cơ sở
khám chữa bệnh và 04 cơ sở bán thuốc tây tư nhân. 01 cơ sở đông y tại ấp An Hòa. Số
người khám bệnh bình quân 1015 lượt người/năm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân địa phương.

h. Công trình công cộng và xây dựng cơ bản
- Công trình công cộng: Giao thông xã Hóa An hiện có 01 tuyến đường sắt
Bắc Nam đi qua địa phương dài 1100 m.
Tuyến đường sông dài 1500 m dọc theo sông Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi
cho việc lưu thông đường thủy. Về đường bộ có tuyến đường quốc lộ 1K đi qua địa
bàn dài 2500 m (đã được nâng cấp sửa chữa năm 2006).
Tuyến đường ĐT 760 (liên tỉnh 16) do tỉnh quản lý có chiều dài 1500 m.
Tuyến đường thoát hậu Pouchen do Thành phố quản lý có chiều dài 1900 m, tuyến
đường lò lu đã được nâng cấp, thảm nhựa. Ngoài ra địa phương quản lý 05 tuyến
đường liên ấp và nội bộ ấp có chiều rộng 5m với chiều dài 3800 m, trong đó đã thảm
nhựa được 03 tuyến (tuyến vào công ty đá Hóa An, tuyến vào công ty BBCC, tuyến
đường tổ 11 - 12 ấp Bình Hóa) còn lại 02 tuyến thành phố có kế hoạch thảm nhựa
nâng cấp năm 2008.
Mặt khác có 52 con hẻm lớn nhỏ ăn thông với đường quốc lộ 1K và đường ĐT
760 đi vào các khu dân cư cũng được nhân dân từng bước nâng cấp nhựa hoặc bê tông
xi măng. Trong năm 2006 địa phương đã sửa chữa 03 con đường vào ấp, 02 con hẻm
vào khu dân cư bằng nguồn vốn xã hội hóa giao thông và nhân dân đóng góp với tổng
số tiền là 375 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.
Hệ thống cấp nước sạch của địa phương đã được thành phố lắp đặt hệ thống
ống chính dọc các tuyến đường chính của địa phương khoảng 6000 m, đã có 40% số
hộ địa phương sử dụng nguồn nước này. Hướng tới 100% số hộ địa phương được sử
dụng nước máy.
- Xây dựng cơ sở: Địa phương đã có kế hoạch xây dựng 03 văn phòng làm việc
ấp An Hòa - Cầu Hang - Bình Hóa. Xây dựng trụ sở làm việc Ban công an xã. Các
công trình này chuyển năm 2007 thực hiện.
11


i. Thắng cảnh du lịch
Định hướng phát triển các điểm du lịch: bến đỗ dừng chân ở chùa Long Thiền,

tạo cảnh quan du lịch dọc bờ sông Đồng Nai, trong đó có trung tâm trưng bày và mua
sản phẩm gốm sứ phục vụ khách du lịch.
Xây dựng khu du lịch sinh thái (tỉnh và thành phố) hỗ trợ cải tạo cảnh quan các
khu hầm mỏ đã khai thác làm môi trường thuỷ sản thu hút khách du lịch đến tham
quan, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch như hồ bơi, câu cá giải trí, khách sạn, nhà
hàng,…
j. Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản xã Hóa An hiện có mỏ đá xanh, đất trắng, cát, sỏi
đang có 02 công ty (cổ phần đá Hóa An và công ty BBCC) khai thác, sử dụng, ngoài
ra nguồn nước sông Đồng Nai do công ty cấp nước thành phố Hồ Chí Minh khai thác,
cung cấp. Các khoáng sản quý hiếm đến nay chưa phát hiện được.
2.2.2. Tổng quan về công ty cổ phần Hóa An
Mỏ đá Hóa An nằm trong khu vực công nghiệp đang phát triển của TP.Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai cũng như vùng lân cận. Đây là nơi có nền kinh tế phát triển và
với tốc độ xây dựng như hiên nay, nhu cầu vật liệu xây dựng của khu vực rất cao. Hiện
tại, điện lưới quốc gia phủ đến khu dân cư quanh mỏ và đến mỏ phục vụ quá trình khai
thác, chế biến đá xây dựng tại mỏ. Điều kiện kinh tế xã hội tại đây rất thuận lợi cho
khai thác và tiêu thụ sản phẩm của mỏ.
Công ty cổ phần Hóa An được thành lập năm 1978 với tiền thân là xí nghiệp
khai thác đá Bình Hòa , trực thuộc tông công ty VLXD số 1 và chuyển đổi thành công
ty cổ phần năm 2000 với vốn đầu tư mỏ được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tổng Hợp Vốn Đầu Tư Mỏ
STT

Khoản mục

Gía trị(đồng)

Tỷ lệ(%)


1 Vốn cố định

10.463.425.000

66,61

2 Vốn lưu động

3.910.000.000

24,89

3 Chuẩn bị đầu tư

1.000.000.000.

6,37

334.425.000

2,13

15.707.850.000

100

4 Vốn XDCB
5 Cộng

Nguồn: Công Ty cổ Phần Hóa An, 2010

12


Mỏ đá xây dựng Hóa An nằm trên địa phận xã Hóa An, TP.Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai. Mỏ nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa 5 km về phía nam theo QL1A
và cách thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Đông Bắc, thuộc sở của công ty cổ
phần Hóa An. Công ty đang sở hữu mỏ đá Hóa An, một trong những mỏ đá có chất
lượng tốt nhất khu vực phía nam hiện nay. Hàng năm công ty khai thác khoảng
1.000.000 m3 đá các loại từ mỏ đá Hóa An . Hiện nay công ty đang mở rộng lĩnh vực
kinh doanh, và hiện đang sở hữu nhiều mỏ khai thác như mỏ đá Thường Tân, Huyện
Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương; mỏ đá Núi Gío, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước.
2.2.3. Tổng quan về dân cư
Dân cư trong vùng sống tập trung khá đông ven đường ô tô từ QL1A vào mỏ,
phía tây nam mỏ trên cách mỏ 100m và dọc theo QL1A, chủ yếu là dân tộc kinh có
trình độ dân trí tương đối cao, tôn giáo chủ yếu là phật giáo và thiên chúa giáo, đời
sống nhân dân nhìn chung là ổn định và ngày càng được nâng cao.
Dân cư xung quanh mỏ đá có khoảng 200 hộ dân với khoảng 600 khẩu. Hầu hết
dân cư ở đây là dân nhập cư từ các tỉnh miền bắc, miền trung. thu nhập chính của dân
cư trong vùng là nghề khai thác đá, làm công nhân trong các khu công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ và buôn bán nhỏ,với thu nhập bình quân mỗi người là 1,5 triệu đến 2
triệu mỗi tháng.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) ( nguồn tin: Wattpat.com). Các nguồn gây ô
nhiễm không khí có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được
phun lên rất cao.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
b. Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:


- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi
ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí

nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
3.1.2. Ô nhiễm bụi
a. Khái niệm
Bụi là tập hợp hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng
bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù. Các loại bụi nói
chung thường có kích thước từ 0.001μm -10μm bao gồm tro muội khói và những hạt
rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất
với vận tốc không đổi theo định luật stock (Wattpad.com).
b. Phân loại bụi
Trong khoa học người ta thường phân loại bụi theo hai cách đó là theo nguồn
gốc và theo kích thước hạt bụi:
- Bụi có thể có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ : Bụi hữu cơ như bụi thực vật (gỗ,
bông), bụi động vật (len, lông, tóc), bụi nhân tạo (bụi hóa học, cao su). Bụi vô cơ như
bụi khoáng chất (thạch anh, amiăng), bụi kim loại (sắt, đồng, chì).
- Bụi nhỏ hơn 0.1μm lơ lửng trong không khí, không ở lại trong phế nang . Bụi
từ 0.1 μm -0.5 μm ở lại phổi chiếm 80%- 90%. Bụi từ 5 μm -10 μm vào phổi nhưng
lại được đào thải ra . Bụi lớn hơn 10μm thường đọng lại ở mũi.
c. Tác hại của bụi đối vơi cơ thể sống
- Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân).
- Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông, gai, phân hóa học, một số
tinh dầu gỗ).
- Bụi sinh ung thư (bụi quặng và các chất phóng xạ, hợp chất Crôm, Asen).
- Bụi gây nhiễm trùng (lông, xương, tóc).
15


×